Bầu cử: bầu thật, bầu giả, và những chiếc tã mãi chưa thay

Khác biệt giữa “bầu thật – bầu giả”, và cách tốt nhất để người Việt được “thay tã”. Y Chan - Luật Khoa tạp chí| Trong suốt vài tuần qua, mối quan tâm của người Việt Nam đối với cuộc bầu cử tại Mỹ vượt xa bận tâm của họ đối với các cuộc bầu cử đang diễn ra tại chính đất nước mình. Vì sao lại có chuyện như vậy? Một trong những lý giải phổ biến là vì bầu cử ở Việt Nam, dưới thể chế độc đảng kết hợp cùng nguyên tắc “đảng cử dân bầu”, chỉ là một trò diễn không hơn không kém. Người dân không có quyền lựa chọn thật sự. Bầu giả, bầu thật Trong cuốn “Chính trị bình dân”, tác giả Đoan Trang đã dành ra một chương trong phần Tương tác chính trị để giải thích những điểm cốt yếu của bầu cử, cùng với đó là cách thức phân biệt giữa “bầu giả” và “bầu thật”. Để phân biệt được thật-giả, trước hết phải biết “bầu cử” là gì.  Theo định nghĩa của Đoan Trang, “bầu cử trong chính trị là một tiến trình ra quyết định tập thể, nhờ đó và thông qua đó, người dân chọn ra được một cá nhân để nắm giữ một cương vị quản lý nhà nước”. Nhưng vì sao lại phải làm việc đó? Lý do liên quan đến một khái niệm cơ bản khác, đó là “dân chủ”. Khái niệm này được tác giả Đoan Trang dành hẳn một phần (III) trong sách để giải thích. “Dân chủ”, như định nghĩa của Philippe C. Schmitter và Terry Lynn Karl, là “một hệ thống quản trị (đất nước), trong đó, nhà cầm quyền phải chịu trách nhiệm – về tất cả các hoạt động của họ thuộc địa hạt công cộng – trước công dân, và công dân thực thi điều đó một cách gián tiếp thông qua, hay là nhờ có sự cạnh tranh và hợp tác giữa những người đại diện cho họ, do họ bầu ra”. Từ khóa quan trọng nhất tại đây, như tác giả Đoan Trang chỉ ra, là “cạnh tranh”. Cạnh tranh là thứ tất yếu của một nền dân chủ. Các cá nhân cạnh tranh với nhau để được người khác trao quyền. Có cạnh tranh thì mới có lựa chọn. Và để lựa chọn thì người ta phải đi bầu. Nói cách khác, việc bầu cử chỉ có ý nghĩa khi có sự cạnh tranh. Từ điểm này, chúng ta có thể thấy sự vô nghĩa của các hoạt động bầu cử ở những thể chế độc tài, nơi đảng cầm quyền không cần phải cạnh tranh với bất kỳ ai cho vị trí lãnh đạo. Không cạnh tranh với ai thì bầu làm gì? Bạn có thể sẽ đặt câu hỏi: thế vì sao trong các thể chế độc tài, đảng cầm quyền vẫn cứ phải phí công phí sức phí tiền bạc của nhân dân để tổ chức bầu cử làm gì? Đó là để tạo “tính chính danh”. Như đã nhắc đến trong bài viết đầu tiên, tính chính danh “là niềm tin phổ biến của các thành viên trong một xã hội rằng quyền lực của chính quyền hay đảng cầm quyền là đúng, chính đáng, hợp lý, hợp pháp, và vì thế dân chúng phải phục tùng”. Tạo tính chính danh là một trong sáu chức năng cơ bản của bầu cử được tác giả Đoan Trang giới thiệu, theo lý thuyết của Andrew Heywood. Với chức năng này, theo tác giả Đoan Trang, bầu cử “rất dễ và gần như luôn luôn bị các chính quyền độc tài hoặc phi dân chủ lợi dụng để “làm màu”, trang điểm cho mình, để nhận rằng ta đây cũng dân chủ”. Các màn kịch bầu cử “tạo cho người dân ảo tưởng rằng họ đang thực thi quyền “làm chủ” của mình đối với chính quyền”. Những cuộc bầu cử trong thể chế độc tài về bản chất là những màn trình diễn. Chúng không đảm bảo hai tiêu chí làm nên giá trị của bầu cử, đó là “tự do” và “công bằng”. Bầu cử tự do là khi “người đi bầu có quyền và có cơ hội được chọn lựa. Bầu cử công bằng là khi “các quy tắc, luật lệ được áp dụng bình đẳng cho tất cả các bên, và nguồn lực cần thiết được phân bổ hợp lý – bình đẳng, hoặc không quá bất bình đẳng – giữa tất cả các đối thủ trong bầu cử”. Do khác biệt về hệ thống chính trị và luật pháp, các nước trên thế giới đều có những hệ thống bầu cử khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo bầu cử tự do và công bằng, người ta có những nguyên tắc chung như sau: – Bầu cử phải thường xuyên – Cử tri phải có sự lựa chọn – Người dân phải được tự do tiến cử ứng viên – Các bên phải được tự do cạnh tranh – Phổ thông đầu phiếu – Mọi lá phiếu đều quan trọng như nhau – Chính xác, trung thực, độc lập, minh bạch Bầu cử ở Việt Nam có đảm bảo những nguyên tắc tự do và công bằng không? Câu trả lời ngắn gọn là “không”. Ở đây, người viết liệt kê ra một số vấn đề chính mà tác giả Đoan Trang đã phân tích. 1. Không có lựa chọn thật sự Bầu cử ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở “Đảng cử, dân bầu”. Vấn đề ở đây là cả nước chỉ có mỗi một đảng, và tiến trình bầu cử không cho cử tri có sự lựa chọn nào. Công dân không được thành lập đảng phái, không được tự đề cử ứng viên.  Đây là căn nguyên của tất cả các vi phạm về nhân quyền trong tiến trình bầu cử. 2. Không thừa nhận ứng viên độc lập Luật về bầu cử của Việt Nam không có quy định về ứng viên độc lập, mà chỉ tập trung vào các “ứng viên Đảng cử”, những người nằm trong các tổ chức của đảng Cộng sản. Ngoài ra, các kỳ bầu cử ở Việt Nam còn xuất hiện một loại “ứng viên độc lập giả hiệu” – những người được Mặt trận Tổ quốc các cấp bố trí để “tự ứng cử” vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân với tư cách độc lập.  Mục đích của việc này là để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, rằng Việt Nam có chỗ cho những người tự ứng cử. 3. Mẫu không đại diện cho dân số Trên thực tế, tuyệt đại đa số những ứng viên độc lập thật sự tại Việt Nam đều “chết” ngay từ vòng hội nghị lấy ý kiến cử tri. Các cuộc họp này thường có sự xuất hiện của những cử tri nhiều tuổi, học vấn thấp và chẳng biết gì về ứng viên. Hậu quả là, họ chỉ tập trung vào tấn công cá nhân thay vì đưa ra các đánh giá công bằng và duy lý.  Đa phần những hội nghị cử tri kiểu này đều diễn ra theo phong cách đấu tố như thời Cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam vào những năm 1940-50, với những lý do gạt bỏ ứng viên độc lập đều theo kiểu trời ơi đất hỡi như “ra đường gặp hàng xóm không chào”, “lười đi họp tổ dân phố”, “xấu trai, ngoại hình không đủ để làm đại biểu Quốc hội”… Trong mọi trường hợp, mẫu chọn là quá nhỏ, không đại diện được cho số dân, và trình độ, năng lực đánh giá của các cử tri được chọn sẵn đó là rất đáng ngờ. 4. Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập Cuộc bầu cử bất công ngay từ khâu tổ chức, khi ban tổ chức – Hội đồng bầu cử quốc gia – có 100% thành viên là người của đảng Cộng sản.  Bên cạnh đó, không một luật nào đề cập đến các cơ quan hành pháp và giám sát độc lập, hay một cơ chế nào để độc lập theo dõi và giám sát quá trình bầu cử. 5. Kiểm phiếu không minh bạch Không ai trong quần chúng có thể biết công việc kiểm phiếu diễn ra như thế nào, ai là người đếm và cách đếm, cách tính kết quả ra sao. 6. Truyền thông thiên vị Truyền thông dưới bàn tay nhào nặn của chính quyền không có cách nào đảm bảo sự chính xác, trung lập và công bằng trong việc đưa tin về bầu cử.  Báo chí bị ngăn cản tiếp xúc với ứng cử viên độc lập, nhất là những người có xu hướng bất đồng chính kiến hoặc ủng hộ dân chủ-nhân quyền. Các sản phẩm báo chí bị kiểm duyệt chặt chẽ. *** Vì những lý do trên, bầu cử ở Việt Nam không phải thứ bầu cử tự do và công bằng thật sự, và do đó, nó không đem lại cho người dân một sự lựa chọn có ý nghĩa nào. Hay chính xác hơn, người dân hoàn toàn không có quyền lựa chọn.  Một ví dụ minh họa cho việc này là quá trình bỏ phiếu tín nhiệm của các đại biểu Quốc hội đối với lãnh đạo chính phủ và nhà nước. Các đại biểu có ba lựa chọn: tín nhiệm cao, tín nhiệm, và tín nhiệm thấp. Nghĩa là chạy trời không khỏi nắng: kiểu gì cũng phải “tín nhiệm” các lãnh đạo tài cao đức trọng của đất nước. Đó sẽ là một trong vô số các chuyện thật như đùa mà thế hệ tương lai biết về thời đại có một không hai này của nước Việt. Nhưng với người Việt hiện tại, những chuyện cười ra nước mắt đó chỉ thêm khiến họ càng nhìn ra cơ chế bầu cử lựa chọn của chính quyền độc tài vô nghĩa và vô sỉ đến mức nào. Sẽ vẫn luôn có những người phản pháo, rằng ngay cả ở các thể chế dân chủ nhất thế giới, trong những cuộc bầu cử được đánh giá là tự do và công bằng nhất, người dân cũng đâu được đảm bảo sẽ chọn ra những nhà lãnh đạo tốt thật sự? Đó là sự thật, nhưng chỉ là kiểu sự thật he hé của những ai cả đời không dám ló đầu ra khỏi cái giếng khô của mình. Về bản chất, cạnh tranh trong chính trị không mấy khác biệt so với cạnh tranh trong kinh tế.  Có nhiều nhà sản xuất mì gói không có nghĩa là tất cả sản phẩm mì gói trên thị trường đều có chất lượng. Nó cũng không đồng nghĩa ta sẽ luôn lựa chọn được gói mì tốt nhất cho mình.  Nhưng nếu thị trường chỉ có một nhà sản xuất độc quyền làm mì gói, thì có thể chắc chắn cả đời chúng ta, và cả đời con cháu của chúng ta, đều sẽ phải ăn mãi một thứ mì nhão nhão nhợt nhợt, vô hương vô sắc vô vị và thậm chí, ăn vào cũng thành “vô tri” (bỏ vô miệng xong cũng chẳng biết đã ăn chưa và có gì khác biệt). Ví dụ này không thật sự chính xác, vì không ăn mì gói ta vẫn có thể chọn ăn thứ khác. Nhưng sẽ ra sao khi thị trường thực phẩm chỉ có đúng một lựa chọn duy nhất là mì gói, và lại còn là thứ mì dở tệ như trên? Ta chỉ có hai “lựa chọn”: hoặc ăn mì gói hoặc chết đói. Nếu bạn cho đó là điều vớ vẩn không bao giờ xảy ra, hãy dành thêm một vài giây suy nghĩ. Đó chính là bức tranh thực của “thị trường bầu cử” mà người Việt Nam đã phải chịu đựng bấy lâu nay. *** Trong cuốn “Chính trị bình dân”, tác giả Phạm Đoan Trang có dẫn lại câu nói đùa bên phương Tây, rằng chính trị gia cũng như tã lót, và người ta phải thay nó thường xuyên. (Nguyên văn: “Politicians are like diapers. They should be changed regularly.”) Bầu cử là cách hiệu quả nhất để “thay tã”. Với kiểu bầu cử ở Việt Nam, người dân đã bị buộc phải mặc một thứ tã lót duy nhất suốt vài chục năm qua mà không hề có cơ hội được thay.  
......

Vì sao người Việt ủng hộ Tổng thống Trump

Nguyễn Hùng Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo thế giới, ngoại trừ Nga và Trung Quốc, đã chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden, không ít người Việt và người Mỹ gốc Việt tiếp tục chờ đợi các vụ kiện mà Tổng thống Trump đang theo đuổi. Các Thượng nghị sỹ ủng hộ ông Trump như Ted Cruz vẫn cả quyết tổng thống đương nhiệm có cửa thắng. Nhưng ít nhất hai vụ kiện của ông Trump ở Georgia và Michigan trong những ngày qua đã bị toà bác bỏ vì không đủ bằng chứng để khởi kiện. Một điều khác cũng được nói tới là trong cùng cuộc bầu cử mà ông Trump cho rằng có gian lận, chính Đảng Cộng hoà của ông lại tăng được số ghế tại Hạ viện từ 191 lên 196 còn Đảng Dân chủ mất bốn ghế xuống còn 215. Đảng Cộng hoà hiện cũng được dự đoán sẽ có 50 ghế ở Thượng viện so với 48 ghế của phía Dân chủ trong khi hai ghế ở bang Georgia còn phải chờ tới cuộc tái bầu cử trong tháng Một vì không ứng viên nào đạt quá 50% phiếu. Nếu Đảng Cộng hoà thắng, họ sẽ lại kiểm soát Thượng viện và ông Biden sẽ rất chật vật trong việc mang lại những cải tổ lớn. Chưa có ứng viên vào Thượng viện nào của Đảng Dân chủ chiến thắng ở Georgia trong 20 năm qua. 71 triệu lá phiếu Điều đáng nói là mặc dù được dự đoán sẽ có màn thể hiện kém cỏi trong lần bầu cử năm nay, ông Trump vẫn có được sự ủng hộ của 71 triệu cử tri Hoa Kỳ trong đó hẳn có nhiều người Mỹ gốc Việt. Ông Trump cũng được sự ủng hộ của nhiều người Việt Nam dựa trên những gì được phát biểu trên truyền thông và mạng xã hội. Lý do rõ nhất giải thích sự ủng hộ này là lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc. Trung Quốc vừa là quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới, vừa là kẻ thù từng được Đảng Cộng sản Việt Nam ghi vào hiến pháp. Người dân vẫn còn nhớ cuộc chiến biên giới 1979 cũng như bất bình trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông. Đối với người Việt Nam tại Hoa Kỳ, một lý do khác là sự chán ghét chính trị truyền thống cũng như điều được xem là những chính sách có màu sắc “xã hội chủ nghĩa” của Đảng Dân chủ. Điều trớ trêu là Đảng Dân chủ mất nhiều phiếu từ những người sống tại nông thôn và cả những người không có cơ hội để học hành. Một trong những người bỏ phiếu cho ông Donald Trump, ông bầu âm nhạc Dũng Taylor hiện đang sống tại Quận Cam ở California, nói trong một video trên YouTube hôm 2/11: “[V]ề bản chất và giọng điệu, Dũng không đồng tình với tổng thống, nhưng về chính sách của Đảng Cộng hoà, hai mươi năm nay Dũng đã giữ lập trường, nếu mà nói theo cái Cộng hoà của Dũng thì… là John McCain Cộng hoà… Trong lòng mình nói là “tôi vẫn bất đồng với ông nhưng tôi không bất kính ông và tôi không có đi ngược lại cái luân lý của đảng của tôi.” Trong một video khác được truyền trực tiếp hôm 9/11 về cơ hội thắng kiện của Tổng thống Trump, ông Dũng Taylor cho rằng chỉ khi có gian lận rộng khắp mới có cơ hội cho ông Trump còn các gian lận cục bộ sẽ không đủ để tổng thống đương nhiệm lật lại thế cờ. Ông cũng nói rằng khác biệt về số phiếu giữa ông Biden và ông Trump đủ lớn để cho thấy cơ hội thắng kiện và nhờ đó thắng cử của đương kim tổng thống không nhiều. Ông nói trong lịch sử án lệ tại Hoa Kỳ, chỉ khi khoảng cách dưới 3000 phiếu mới có khả năng đảo ngược tình thế. Mác ‘cuồng trump’ Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển nói với BBC Tiếng Việt: “Tôi và bạn bè tôi và rất nhiều người mong muốn Tổng thống Donald Trump thắng cử, thậm chí còn bị dán cho một cái mác là ‘cuồng Trump’. “Ở đây chúng ta phải phân biệt ra căn cứ của hai luồng ý kiến. Cái luồng ý kiến thứ nhất ủng hộ ông Donald Trump là nhìn vào kết quả những gì ông làm được cho nước Mỹ, nhìn vào những gì ông đã làm được với sự đối đầu và hung hăng của Trung Quốc muốn lập lại trật tự quốc tế. “Nhìn vào những cái đó phần lớn người Việt Nam đều mong ông Donald Trump thắng cử bởi vì ông ấy thắng cử thì có nghĩa là cái chính sách cứng rắn với Trung Quốc và kiềm chế Trung Quốc nó mạnh mẽ hơn, nó rất rõ ràng. “Còn với ông Biden, rõ ràng vẫn là sự hoài nghi rất lớn do tác phong của ông ấy cũng như do chuyện tám năm ông ấy ở trong Nhà Trắng cùng ông Obama nhưng cái hành động để ngăn cản cái sự có thể nói là hung hăng, muốn lập lại trật tự thế giới của Trung Quốc thì chính quyền Obama-Biden không làm được bao nhiêu cả.” Ngay dưới video phỏng vấn ông Hoàng Ngọc Giao, một trong những người xem vào bình luận: “[Ô]ng Giao rất thẳng thắn, cuồng Trump, tôi cũng thế.” Nhưng bên cạnh những người ủng hộ ông Trump vì khía cạnh chính sách, nhiều người còn ủng hộ vị tổng thống vì điều vẫn được gọi là “thực tế thay thế” tồn tại cùng thực tế thường ngày. Tờ Washington Post nói những điều sai sự thật được ông Trump nói ra mỗi ngày, tính theo mức trung bình, đã tăng từ sáu trong ba năm đầu tiên ông làm tổng thống lên tới 50 mỗi ngày trong năm thứ tư. Trong cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên, ông Trump được cho là đã nói sai sự thật 40 lần so với sáu lần về phía ông Biden. Truyền thông quốc tế nói rằng dù ông Trump không còn làm tổng thống, chủ nghĩa Trump sẽ vẫn còn và ông Biden sẽ cai quản tại “đất nước của Trump”. Người ta còn nói tới khả năng ông Trump có thể ra tranh cử lần nữa và cũng không loại trừ một trong những người con của ông, vốn đang thuyết phục bố quyết chiến tới cùng, có thể ra tranh cử. Và điều có nhiều khả năng xảy ra là nhiều người Mỹ gốc Việt lẫn người Việt sẽ giữ nguyên sự ủng hộ hiện thời đối với ông Trump hay đại diện mới của chủ nghĩa Trump./.
......

Bao giờ Việt Nam mới xây nên thành trì dân chủ?

Đỗ Ngà| Một nền dân chủ hoàn chỉnh thì phải đạt được 4 điều sau: thứ nhất là thể chế chính trị đa đảng; thứ nhì là một nền kinh tế tự do; thứ ba văn hóa đa nguyên trong tranh luận; và thứ tư đạo đức xã hội ở mức cao. Đấy là một nền dân chủ hoàn chỉnh. Còn đấu tranh cho dân chủ thì chúng ta không thể áp đặt một thể chế chính trị đa đảng vì chúng ta không nắm nhà nước. Chúng ta cũng không thể áp dụng một nền kinh tế tự do đúng nghĩa cho đất nước được vì quyền lực chính trị chúng ta không có. Và chúng ta cũng không thể xây dựng đạo đức xã hội được vì chúng ta không thể tác động làm thay đổi hệ thống giáo dục và hệ thống luật pháp. Như vậy đối với người đấu tranh cho dân chủ tiến bộ thì cần thiết nhất là phải biết sửa mình thành con người có đạo đức và biết tôn trọng văn hóa đa nguyên. Không có văn hóa đa nguyên nghĩa là không dung nạp được ý kiến trái chiều. Chúng ta thấy rằng, từ bao năm nay CS luôn xem những người có tư tưởng chính trị khác họ đều là kẻ thù họ thì với tư cách là người đấu tranh cho một xã hội dân chủ tiến bộ, chúng ta đã vứt bỏ điều đó chưa? Tôi không dung nạp được văn hóa đa nguyên thì điều đó có nghĩa là tôi đã tự định vị mình là một loại gạch chuyên dùng để xây nên một xã hội độc tài. Ván ép thì chỉ chuyên làm nội thất trong nhà, nếu bạn dùng nó đóng thành bộ bàn ghế đặt ngoài trời thay cho bộ bàn ghế ghế bằng đá thì thế nào nó cũng hỏng. Khi tôi chỉ là loại gạch chuyên dụng cho việc xây nên xã hội độc tài mà tôi lại dấn thân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ thì theo bạn, nền dân chủ đó có hình thành được không? Chắc chắn không bao giờ hình thành được. Văn hóa đa nguyên và đạo đức xã hội nó có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đa nguyên là tôn trọng sự khác biệt, mà biết tôn trọng người khác ngay cả khi họ có quan điểm chính trị nghịch với ta thì chỉ có người có đạo đức, có nhân cách mới thực hiện được. Hãy tưởng tượng xem, khi chúng ta phát hiện một người xa lạ ủng hộ một trường phái chính trị khác chúng ta, thay vì tôn trọng họ thì chúng ta lại dồn hết trí lực cho việc tấn công cá nhân, rồi mạt sát, thóa mạ đủ kiểu miễn sao thõa mãn cái tôi thì liệu rằng với cách hành xử như vậy thì chúng ta có có phải là những con người có đạo đức không? Hãy nhìn sang các nước dân chủ phát triển ở trình độ cao như Úc, Canada, hay các nước Bắc Âu thì chúng ta thấy gì? Ở đó con người biết tôn trọng ý kiến khác nhau, tôn trọng quan điểm chính trị khác nhau. Và hãy nhìn vào đạo đức xã hội nơi đó thế nào? Là cao hay thấp? Hãy nhìn vào xã hội Việt Nam, nơi mà chúng ta đang sống xem sao? ĐCS không dung nạp sự đa nguyên chính trị, và trong mỗi con người bị trị trong xã hội này đa phần cũng không muốn dung nạp ý kiến trái chiều, đó là thực tế mà ai cũng nhận ra. Và hãy nhìn tiếp vào mặt đạo đức xã hội của Việt Nam chúng ta đang ở mức nào? Là cao hay thấp? Hãy nhìn sự phân hóa của người Việt xoay quanh chuyện chống Trump và bảo vệ Trump chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy đấy là một nền tảng vững chắc cho một xã hội độc tài tồn tại và phát triển chứ không hề thấy một kẽ hở nào cho hạt mầm dân chủ mọc lên được. Đó là điều đáng buồn. Yêu Trump, và ghét Trung là bình thường còn cuồng Trump và cuồng chống Trump là chuyện khác. Mỗi người có quyền yêu hay ghét một biểu tượng chính trị nào đó, tuy nhiên nếu yêu Trump mà vẫn tôn trọng những ý kiến của người ghét Trump thì người đó vẫn là viên gạch cho nền dân chủ. Hay bạn yêu Trump nhưng vẫn chấp nhận sự thất bại của Trump và biết tôn trọng kẻ thắng cuộc Joe Biden thì bạn vẫn là viên gạch cho một nền dân chủ. Thật sự viên gạch cho nền dân chủ ở Việt Nam quá ít, không đủ để xây nên cây cột chứ đừng nói xây lên một thành trì dân chủ cho đất nước. Dân chủ cho Việt Nam thất bại là từ đấy mà ra./. -Đỗ Ngà-  
......

Nhận thức – loay hoay hoài vẫn chưa ra!

Mỹ Thuận – (VNTB) – Từ báo cáo kinh tế Đại hội XII, đến Nghị quyết 11/2011, đến dự thảo báo cáo kinh tế đại hội XIII cho thấy, “nhận thức” đang là vấn đề. Sẽ cần thêm 10 năm nữa để đến 2030 những nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam mới hoàn thiện nhận thức để hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dự thảo báo cáo kinh tế Đại hội XIII đánh giá: “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi”. Báo cáo kinh tế của Đại hội XII từng lý giải những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế, trong đó nguyên nhân chủ quan chính là “nhận thức”: “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về vai trò của Nhà nước, kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, thị trường quyền sử dụng đất, quản lý giá cả, phân bổ nguồn lực, cơ chế cung ứng dịch vụ công, giá dịch vụ trong giáo dục, y tế,… chưa đủ rõ, còn khác nhau, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới về phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách và trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội nhiều mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp với kinh tế thị trường nên hiệu quả chưa cao, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển”. Dự thảo báo cáo kinh tế của Đại hội XIII lại một lần nữa thừa nhận vấn đề “nhận thức”: ”Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nội dung còn chưa thực sự sâu sắc, thống nhất, nhất là vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, sở hữu đất đai, phân bổ nguồn lực, mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và bền vững, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân… Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ, hiện đại, hội nhập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển”. Từ đó, dự thảo cho rằng việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “đột phá chiến lược”… trong giai đoạn 10 năm tới: “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành”. Tóm tắt, cả hai đoạn văn kiện cách nhau 5 năm, với câu từ, ngữ nghĩa gần như na ná nhau, và đều chung hứa hẹn là trong thời gian tới sẽ có câu trả lời rõ ràng, thế nào là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở một quốc gia đơn đảng như Việt Nam. Chờ đợi – chờ đợi, và lại chờ đợi. Trong thời gian đang có hứa hẹn ‘chung cuộc’ vào năm 2030, có lẽ những vị quan chức chuyên hoạch định chính sách thế nào là ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’, cần trả lời ngay hôm nay về những câu hỏi thời sự: Trên nghị trường Quốc hội, từ ngày 3 đến 6/11, nhiều đại biểu đã thẳng thắn chất vấn, tranh luận với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Không biết các vị kể tên ở trên có cảm xúc gì khi nhìn cảnh những ngôi nhà sụp đổ, đồ đạc bị nước cuốn trôi, cảnh cả một ngôi làng bị xoá sổ, cảnh những xác người chìm lấp trong bùn đất, cảnh những con người gào khóc tìm thân nhân, gỗ trôi lấp kín mặt sông…? Thưa các vị, trong số những người đã chết trong đợt lũ lụt vừa rồi có cả những sĩ quan, chiến sĩ Quân khu 4 – chết vì bão lũ, hy sinh trong lúc tham gia cứu hộ nạn nhân. về nguyên nhân lũ lụt, sạt lở kinh hoàng trong những ngày qua ở miền Trung cũng như trách nhiệm quản lý của từng bộ trưởng. Nếu không được lý giải đầy đủ và có trách nhiệm, người dân sẽ không hiểu sự khác nhau giữa một cái đập thủy điện và một hồ thủy điện; sẽ khó thông được khả năng giữ đất, giữ nước, chắn gió, chắn sóng của một cánh rừng tự nhiên và một cánh “rừng” keo (thường sẽ được khai thác sau 6 hoặc 7 năm) hay “rừng” cao su (20-25 năm) dù có thể trên báo cáo, nhiều héc-ta cây trồng ấy cũng được gọi là rừng. Tương tự, người đang đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam cần trả lời mỗi một thắc mắc thôi: Những căn cứ khoa học nào cho thấy đến năm 2030, Việt Nam sẽ có câu trả lời mạch lạc rằng thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Tính tương thích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế chung toàn cầu vào năm 2030 sẽ ra sao?  
......

Đàn T´rưng gảy tai…hai bộ trưởng

Chu Mộng Long| Qua tranh luận của đại biểu Ksor H’Bơ Khăp với hai Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Trần Hồng Hà, tôi khẳng định cả hai ông Bộ trưởng đều không hiểu gì về rừng và tài nguyên môi trường. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hết quy trách nhiệm phá rừng cho đế quốc Mỹ đến tự ngợi ca cả hệ thống chính trị đã phát triển rừng vượt mức so với thế giới. Trong khi Bộ trưởng Trần Hồng Hà thì vòng vo bao che cho thuỷ điện, rằng thuỷ điện không phá rừng mà do con người, rằng chính con người dùng toàn đồ gỗ và động vật hoang dã nên mất rừng. Cãi với ông Cường thì thật phí công cho đại biểu Ksor H’Bơ Khăp. Ông Cường có học thêm toàn bộ chương trình phổ thông của ông Thuyết, ông Thống cũng không hiểu được rừng không chỉ có cây mà còn có động vật hoang dã, không phải một loài cây bạch đàn, keo, cao su… mà còn phải đa dạng sinh thái. Riêng ông Trần Hồng Hà thì không biết một con sông miền Trung có bao nhiêu thuỷ điện mà phá bao nhiêu ha rừng. Ông có lơ mơ hiểu rừng không chỉ có cây mà còn có động vật hoang dã, nhưng khi quy tội cho con người “nhà dùng toàn đồ gỗ và động vật hoang dã” thì ông nói chung chung, hàm ý chỉ trích dân, trong khi lẽ ra ông phải thấy nhà ông nào bà nào đủ quyền và tiền để dùng hàng tấn gỗ và các loại động vật quý hiếm. Và trách nhiệm của cơ quan quản lý để đâu khi thừa biết nhà người ta dùng toàn gỗ và động vật quý hiểm làm tan nát cả núi rừng? Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp có vặn lại mấy lần nữa câu hỏi của mình, tôi tin chắc ông Hà cũng không thể trả lời được. Khi nghe đại biểu Ksor H’Bơ Khăp nói và nhìn hai ông Bộ trưởng với đôi tai cứ rung lắc theo đôi vai của hai ông mà thấy tiếc cho tiếng đàn T’rưng vang lên giữa nghị trường. Thôi thì tai Bộ trưởng không nghe được thì còn có tai dân nghe. Cảm ơn đại biểu Ksor H’Bơ Khăp đã truy vấn đến nơi đến chốn về rừng. Và cảm ơn cả hai nữ đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, Đặng Thị Phương Thảo khi chất vấn về sách giáo khoa. Chợt ngó sang các đại biểu nam mới thấy thảm hại làm sao! Ở Việt Nam, nếu dân được bầu Tổng thống, cả ba đại biểu nữ này mới thật xứng đáng chứ không phải Trump hay Biden tận bên nước Mỹ./. Chu Mộng Long #KsorH’BơKhăp #thủyđiện #nạnphárừng
......

Dân chủ Việt sau thời hậu ông Trump.

Người Buôn Gió| Ông Binden đã thắng cử, không cần phải bàn ông thắng thế nào và đối thủ ông thua ra sao. Những người làm cá độ họ đã tính tất cả những yếu tố mọi mặt trong đó để đưa ra tỷ lệ cá độ từ trước. Ông Trump có một nhiệm kỳ rất khó khăn, bởi khách quan mang lại và cũng bởi chính ông tạo ra. Nếu ông không xoá bỏ những gì Obama đã làm, không có những chính sách khác biệt quá lớn trong nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại. Không đưa ra những quyết định khiến nhiều quốc gia phải lo thon thót, không phát ngôn quá mạnh. Tức ông cứ bình bình, cười tươi, nhã nhặn với mọi quốc gia, làm hài lòng họ. Có lẽ ông không bị chửi bới suốt từng ấy năm ông làm và một nhiệm kỳ nữa chẳng có gì quá khó với ông. Thế giới dưới thời của Obama, Tập Cận Bình, Merkel đã hình thành một mối quan hệ hài hoà, hợp tác làm ăn và hạn chế đối đầu tối đa. Nếu đảng DC thời Obama chủ trương hạn chế Trung Quốc bằng biện pháp mềm, dạng như đối thoại hơn đối đầu, hoặc có đối đầu trong những giới hạn tránh gây căng thẳng đột ngột, thì bà Merkel cũng không dại gì mà chọn cách khác biệt để giơ đầu hứng chiụ phong ba. Châu Âu ngày nay tràn ngập những hàng hoá xuất xứ từ TQ, những nhà máy của người Đức đã được đặt rất nhiều tại TQ, cái mà người ta gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu. Về phía Việt Nam Đảng DC Mỹ hào phóng cung cấp tiền cho các tổ chức hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam. Dưới thời Obama các tổ chức XHDS mọc lên như nấm, các dự án được trình ra để nhận tiền tài trợ từ các quỹ do chính sách của đảng DC Mỹ bơm tiền. Hẳn chúng ta ai cũng thấy một thời nhan nhản những cái tên như mạng lưới blogger Việt Nam do Vũ Đông Hà đứng sau, Voice của Trịnh Hội và Con đường Việt Nam của Nguyễn Công Huân và những tổ chức khác của đảng Việt Tân..... Phải ghi nhận là nhờ có dòng tiền này và sự hậu thuẫn của các nghị sĩ đảng Dân Chủ, phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã có những lúc nở rộ. Những nhà hoạt động được chuyên nghiệp hơn khi họ nhận những khoản trợ cấp hàng tháng tối thiểu là vài trăm usd. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, sẽ thấy một điều là nguồn tiền này không đổ về những tổ chức có thái độ chống đối Trung Cộng, nó chỉ đổ về những tổ chức có hoạt động đường lối thiên về xây dựng xã hội dân sự, về quyền con người trong đó bao gồm tự do báo chí, ngôn luận xuất bản. Chính sách này của đảng Dân Chủ có thể nhằm đến mục đích lâu dài, xây dựng nền tảng nhận thức để tiến tới thay đổi thể chế Việt Nam trong hoà bình. Đây là lý do mà nhiều người trí thức đã chửi những ai hâm mộ Trump là ngu, là cuồng, là thiếu hiểu biết.  Chính sách trên của đảng Dân Chủ được người đấu tranh ở Việt Nam hài lòng và cả cơ quan an ninh Việt Nam đều thấy có thể chấp nhận được. Nói gì thì nói, tuy có bắt bớ, đàn áp nhưng dưới thời Obama tiếng nói đòi hỏi quyền con người ở Việt Nam được cải thiện rất nhiều. Về phía cơ quan an ninh Việt Nam, những hành động mềm từ từ khiến họ cảm thấy dễ đối phó hơn là những cơn cuồng nộ kiểu phong trào biểu tình chống Tàu, chống Tập Cận Bình. Bởi những cơn cuồng nộ chống Tàu sẽ dẫn đến những diễn biến khó kiểm soát trong nội tại cũng như trong quan hệ Việt Trung. Dần dần thì những nhà đấu tranh ở Việt Nam chăm chú đòi quyền con người hơn là chủ quyền biển đảo. Tránh trực tiếp đối đầu với TQ là xu hướng gần như cả thế giới đang làm. Việc chống TQ ra mặt của ông Trump được nhận định là phá vỡ quan hệ toàn cầu, phục hồi chủ nghĩa dân tuý và cuối cùng là khích động chủ nghĩa phát xít. Người ta từng bước nâng quan điểm về hành động của ông. Họ e sợ ông sẽ quá đà gây ra những xung đột gay gắt với TQ dẫn đến cuộc chiến tranh xáo trộn toàn cầu. Trung Cộng với dã tâm trỗi dậy từ từ, thế giới muốn gặm nhấm họ bằng ảnh hưởng dân quyền, dân chủ thì họ cũng gặm nhấm thế giới bằng kinh tế, quân sự từng bước. Mỹ của Obama, châu Âu của Merkel và Tập Cận Bình đều đang chơi ván bài từ từ, mỗi lần thả cửa ít một, ai cũng nghĩ mình sẽ ăn được đối phương dần dần. Không ai trong số họ chấp nhận một con bạc nôn nóng như Trump, muốn tố luôn một ván cho rõ thắng thua. Quay lại những nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, họ cũng muốn thay đổi từ từ như vậy. Họ thường là những người đang có vị trí tốt về danh và lợi. Đường lối ôn hoà, khai dân trí của họ được nhiều giới trung lưu ủng hộ, mặt khác lại có tiền của đảng Dân Chủ Mỹ bơm hàng quý. Họ có sai hay không, tôi không chắc họ sai, bởi ván cờ đang diễn ra và kết quả của nó không phải là vài năm sẽ thấy, có thể họ đúng trên quan điểm của họ. Một Việt Nam được khai sáng dân trí và thay đổi dần dần trong vài chục năm nữa, nó đâu hẳn là một quan điểm sai lầm. Nhưng có một điều cần nói, đó là trên con đường khai dân trí, nhận tiền từ các quỹ nước ngoài (cái này không có gì sai cả, cần phải có lực để chuyên môn hơn) một số người đã từ người chuyên nghiệp trở thành thợ đấu tranh. Khi nguồn tiền bị cắt đứt bởi chính sách của Trump, các tổ chức trên gần như chấm dứt các hoạt động luôn. Họ không đặt bài toán nếu không có tiền tài trợ, họ sẽ hoạt động thế nào? Trái lại họ chửi rủa kẻ đã cắt đứt nguồn tài trợ là ông Trump. Thậm chí trong số họ, nhiều kẻ nhận tiền tài trợ những miệng vẫn dạy dỗ thiên hạ là đấu tranh phải trông vào lực của mình, đừng hy vọng gì bên ngoài giúp đỡ. Tuy nhiên cũng công nhận có một số nỗ lực thực hiện chí hướng khai dân trí của mình, nhưng hãy nhìn tính thực tế, hiệu quả của họ có được bao nhiêu người dân biết đến? Những bài viết triết lý, sách vở, lý luận lấy ra từ những tư tưởng hàn lâm của thế giới, thực chất tô vẽ cho bản thân họ là nhà trí thức đấu tranh, hơn là tính hiệu quả phổ biến khai dân trí cho người dân. Nói ra điều này, họ sẽ cao ngạo nói là cách mạng, là chính trị chỉ có nhóm người tinh hoa có sức thay đổi mới hiểu được. Lớp bình dân chỉ là công cụ, họ không cần phải hiểu. Vậy là họ khai dân trí cho những người đã có trí thức !!! Ông Biden nếu thắng cử, nguồn tiền tài trợ từ Mỹ sẽ đổ về cho các nhà hoạt động Việt Nam. Một mùa đấu tranh quyền con người, khai dân trí sắp trở lại rộn rã trên cánh đồng 90 triệu dân Việt. Các thủ lĩnh phong trào sẽ vội vã làm dự án để xin tài trợ, sẽ chẳng còn ai theo đuổi chửi ông Trump nữa. Bây giờ canh bạc lại về như cũ, làm gì tiếp cho Việt Nam mới là điều quan trọng. Người Buôn Gió nguoibuongio1972.blogspot.com/2020/11/dan-chu-viet-sau-thoi-hau-ong-trump.html  
......

Những bộ trưởng “một nắng”

Cánh Cò – RFA Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam sau 75 xuất hiện một sản phẩm rất phổ biến đó là “mực một nắng”. Người ngư dân đánh cá nảy sinh ý tưởng phơi con mực khô thay vì nhiều ngày thì chúng chỉ phơi một ngày, tức là một nắng…con mực vì chưa khô hẳn nên thịt rất mềm, ngọt và rất được ưa thích. Tuy nhiên vấn đề bảo quản nó đã gây không ít tai họa cho người dùng bởi vi khuẩn và các loại bụi bặm, chất thải.. chưa được tiêu diệt hẳn khiến không ít người ăn nó phải vào nhà thương cấp cứu. Những tưởng chỉ có con mực mới phơi một nắng, hôm qua người dân thành phố mới biết thêm hai loại sản phẩm “một nắng” nữa của Tây nguyên “bò một nắng, heo một nắng”. Hai sản phẩm này được bà Nữ Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp thuộc đơn vị Gia Lai cho biết trong kỳ họp Quốc hội hôm qua khi bà tranh luận với hai với 2 Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh về hai vấn đề trồng rừng và Pin mặt trời. Vấn đề Pin mặt trời thì ông Trần Tuấn Anh báo cáo “Theo quy định hiện nay, tất cả các chủ đầu tư đều phải chịu trách nhiệm về xử lý các tấm pin quang điện.” Bà Ksor H’Bơ Khăp phản bác lại và cho rằng “không thể nói là đã có quy định, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý, bây giờ điện năng lượng, pin năng lượng tràn lan. Sau này pin đó dùng để làm gì? Dùng để nướng bò một nắng hay sao, vì vùng lòng chảo của chúng tôi có đặc sản là bò một nắng, heo một nắng. Thế những tấm pin đó sẽ xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay dùng để tiếp tục làm món đặc sản bò một nắng?” Về vấn đề diện tích trồng rừng khi ông Nguyễn Xuân Cường xác định diện tích rừng của Việt Nam hiện nay là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu; độ che phủ là gần 42% trong khi mức bình quân thế giới chỉ là 29%. Ông Cường khẳng định trước Quốc hội : “Đây là sự cố gắng vượt bậc của nhân dân và cả hệ thống chính trị”. Rất bất ngờ Bà Ksor H’Bơ Khăp chỉ ra sự báo cáo láo của bộ trưởng Cường khi cho rằng “hiện nay, cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng. “Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2. Không có một con gì sống được ở trong rừng đó”, nữ đại biểu nói và cho biết, cây cao su không chỉ trồng ở Tây Nguyên mà còn trồng cả ở Tây Bắc” Câu chuyện thú vị vừa được báo chí loan tải cho thấy không phải Đại biểu quốc hội nào cũng là “bò một nắng” cả. Bà Ksor H’Bơ Khăp chứng minh rằng không ít người trong số 500 đại biểu thường đưa tay biểu quyết ấy có kiến thức và óc khôi hài tuy họ biết rằng phát biểu của họ không bao giờ thay đổi được vòng quay của những con bò cao cấp ngồi lì trong hệ thống. Những con “bò một nắng” ấy đã được bà Ksor H’Bơ Khăp vạch mặt trong nghị trường không làm cho chúng thay đổi được tư duy nhưng ít ra cũng khiến dân chúng thấy được sự so sánh hết sức sáng tạo từ đại biểu của dân tộc thiểu số nhưng tư tưởng và óc hài hước của bà không thiểu số chút nào. Không riêng hai con bò một nắng của Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương mà vừa đây một con bò khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường là Trần Hồng Hà ghi tên gia nhập lực lượng “bò một nắng” này sau khi ông ta tuyên bố với báo chí rằng “Mưa lũ lịch sử ở miền Trung là “trời đổ nước chứ không phải mưa”! Không thể nói gì với loài bò đã đành, khi chúng được phơi một nắng nữa thì tai họa cho dân tộc này càng tăng cao khó bề đối phó. Bởi tâm thế của loại bò này là tư duy nhiệm kỳ, chỉ cần ngồi một nhiệm kỳ xong là chúng hạ cánh phủ phê với những gì kiếm được, vì vậy mọi công tác, chính sách, ngân khoản mà chúng tạo ra đều chụp giựt cho nhanh với nhiệm kỳ của chúng. Loại Bộ trưởng “bò một nắng” này giống như người ngư dân phơi con mực một ngày để mau kiếm tiền hơn nhưng chúng nguy hiểm ở chỗ hành vi của chúng không gây bệnh cho một người hay một gia đình mà chúng gây sụp đổ cả một chính sách, chương trình của quốc gia. Họ đông và nguy hiểm đến nỗi người ta không thể lôi họ ra bất cứ tòa án nào về hành vi của họ vì hệ thống tòa án, pháp luật đang được điều hành bởi những sinh vật “một nắng” khác, những loại một nắng đang đồng hành dày xéo đất nước này một cách kinh khủng và không có ngày dừng lại. canhco’s blog  
......

Bầu cử luôn là một cuộc chơi không hoàn hảo

Thuc Tran| Georgia cũng đã chuyển xanh, coi như con đuờng trở lại vương quyền của Trump cũng khó như con đường trở về của Tào Tháo qua Hoa Dung Đạo. Cơn đại dịch đã tước đi tất cả bao nhiêu súng ống đạn dược Trump dành dụm được trong 4 năm qua để đến khi bước vào cuộc đấu Trump phải lấy tay không che đạn. Không có một nền kinh tế mạnh để chống lưng cộng với một thành tích chống dịch tệ hại, một xã hội nóng hừng hực với những vụ cảnh sát bắn người cùng biểu tình bạo loạn cướp bóc đốt phá, một tương lai còn mờ mịt cho nền kinh tế khi chưa biết khi nào mới có thể làm ăn một cách bình thường. Toàn những điều khiến Trump phải đứng ở thế phải chống đỡ trong khi đối thủ thì dư dả đạn dược để bắn. Có ý kiến cho rằng người Mỹ đã không đi bầu vì yêu Biden nhưng đi bầu vì quá ghét Trump, điều đó có thể đúng. Cứ coi tiểu bang Arizona vốn bao đời nay bầu cho cộng hòa vậy mà lần này đã bầu cho dân chủ thì biết lòng người đã đổi. Mỗi một công dân khi đi bầu mang một ước nguyện riêng. Người thì mong chính phủ giảm thuế, nới lỏng quy định để dễ làm ăn, kẻ mong chính phủ rộng lượng trong vấn đề an sinh xã hội, trợ cấp, bảo hiểm sức khoẻ...vv chẳng hạn như người Mỹ gốc Việt mình thì mong muốn một nước Mỹ mạnh tay với Trung Cộng đặng nó bớt chèn ép dân mình nhưng người Mỹ gốc Tàu thì hẳn nhiên mong muốn điều ngược lại. Người Mỹ trắng bản xứ không muốn Mỹ tiếp tục mở rộng vòng tay với người dưng kẻ lạ nhưng với những người Mỹ gốc Nam Mỹ thì lại muốn hàng rào được dỡ bỏ để gia đình họ có thể gặp nhau. Bầu cử luôn là một cuộc chơi không hoàn hảo bởi cho dù kết quả có thế nào thì cũng có gần một nửa đất nước cảm thấy thất vọng. Nhưng biết làm sao khi đó lại là cách thức tốt nhất hiện nay mà con người có thể nghĩ ra để tìm kiếm người lãnh đạo cho mình. Năm 2016 tôi đã nằm trong số những người thất vọng và có lẽ lần này lại tiếp tục nằm trong số đó. Thằng bạn thân hôm qua chọc ghẹo bảo rằng muốn biết người nào thất cử thì chỉ cần hỏi thằng Thức nó bầu cho ai là biết liền. Dĩ nhiên khi người mình lựa chọn không trúng cử thì cũng hơi "buồn năm phút" nhưng tôi vốn là người thích quan tâm nhiều hơn đến những gì lâu dài. Tôi quan tâm đến một nền dân chủ đã 244 năm và dĩ nhiên trong 244 năm đó, Clinton, Trump hay bất cứ vị tổng thống Mỹ nào khác nữa cũng chỉ là một trong rất đông những người xuất chúng được lựa chọn nhờ vào cái nền móng dân chủ đã 244 năm này. Cái nền các bạn à, cái khung, cái sườn, cái sân chơi mới là thứ quan trọng hơn nhiều. Tạo dựng được một sân chơi công bằng mới là thứ cần để tâm đến bởi một khi ta có được một một cái nền dân chủ vững chắc thì lo gì nhân tài không xuất hiện, không người này thì cũng người khác thôi. Mang cái suy nghĩ đó nên năm 2016 khi ông Trump thắng cử dù có người tuyên bố "ông ấy không phải là tổng thống của tôi" thì tôi vẫn xem ông ấy là tổng thống của tôi dù tôi đã không bầu cho ông ấy. Lần này hẳn nhiên cũng sẽ không ngoại lệ, ai được tuyên bố thắng cử thì người đó sẽ là vị tổng thống của tôi. Biết chấp nhận kết quả dù nó có trái ý mình cũng là một phần của luật chơi. Bởi sẽ không có một nền dân chủ nào có thể được tạo dựng bởi những con người lúc nào cũng muốn người thắng phải là mình, càng không có một nền dân chủ nào có thể được tạo dựng bởi những người cứ hùng hục lao vào chửi rủa nhục mạ những ai khác ý mình bằng những ngôn từ khó nghe nhất. Vậy đi, nước Mỹ sẽ vẫn là nước Mỹ bất kể người nào thắng trận này. Hẹn 4 năm sau chơi tiếp, giờ bắt tay nhau đi là vừa bởi phiếu cũng đã đếm gần xong.  
......

Tranh chấp phiếu bầu và cái hay của nền dân chủ Mỹ

Đỗ Ngà|     Bầu cử Mỹ năm 2016 khi mà cuộc chạy đua giữa bà Hillary Clinton và Donald Trump đã có cách biệt quá xa về phiếu đại cử tri, bà Hillary Clinton đã sớm chấp nhận thua cuộc thì rõ ràng không có chuyện tranh chấp xảy ra. Còn hôm nay theo dõi bầu cử chúng ta thấy, thắng thua hay không là ở bang Arizona. Phiếu phổ thông bang này nếu ngã về ai thì người đó sẽ làm tổng thống. Với Joe Biden nếu thắng ở bang Arizona thì xem như ông ta sẽ có 270 phiếu vừa đủ để đánh bại Trump. Với cách biệt khít khao, chỉ cần một thay đổi nhỏ thì lập tức kết quả đảo chiều, với cơ hội như vậy thì không ai đang ở thế thua mà không quyết kiện để hy vọng đảo chiều. Nếu ông Biden mà ở vào hoàn cảnh của ông Trump thì ông cũng làm vậy chứ không thể ngồi im chịu thua đâu. Việc tranh chấp phiếu trong tình thế khít khao như vậy cách đây 20 năm cũng đã diễn ra. Khi đó bang Florida là điểm nóng. Nơi đây phiếu phổ thông của ứng cử viên Al Gore và George W. Bush cứ liên tục rượt đuổi nhau, và chỉ cần kết quả ngã về người nào thì người đó sẽ thành tổng thống. Lúc rạng sáng ngày 08-11 – 2000 Bush dẫn Al Gore 100 ngàn phiếu, thế nhưng càng về sau phiếu của Al Gore tăng dần và đến 4 giờ 30 sáng thì khoảng cách chênh lệch chỉ còn 2000 phiếu và cuối cùng khi kết thúc cuộc kiểm phiếu thì Al Gore rút ngắn khoảng cách với Bush chỉ còn 200 phiếu, rất sát. Một chiến thắng như thế dành cho Bush làm phe Al Gore không cam lòng, chính vì vậy mà phía Al Gore kiện đòi kiểm phiếu lại ở 61 ngàn phiếu bầu được cho là bị bỏ sót trên khắp bang Florida. Tòa án tối cao bang Florida chấp thuận cho kiểm lại. Kết quả cách biệt giữa Bush và Al Gore bị nới rộng lên gần 300 phiếu chứ không còn 200 phiếu như ban đầu. Kết quả này vẫn không làm Al Gore hài lòng và ông ta tiếp tục kiện lên tòa án Florida yêu cầu kiểm lại toàn bộ 6 triệu phiếu của bang Florida, đơn kiện này được tòa án tối cao Florida đồng ý, thế sau đó nhưng tòa án tối cao Liên Bang thì bác bỏ. Đây là cuộc chiến pháp lý, nếu Al Gore kiện tòa án bang thì Bush cũng kiện lên tòa án liên bang để bảo vệ kết quả của mình. Lúc đó Al Gore là đương kiêm phó tổng thống thì ông ta cũng vác đơn đi kiện lên tòa án như thường dân chứ chẳng có gì khác cả. Sau khi cuộc chiến pháp lý ngã ngũ Al Gore chấp nhận thua Bush một cách tâm phục khẩu phục. Ghế tổng thống là ghế quyền lực nhất thế giới, nó quan trọng với bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào. Vì vậy khi 2 đối thủ mà chiến thắng quá sít sao thì thế nào cũng xảy ra tranh chấp, điều đó khó tránh khỏi. Tuy nhiên qua vụ lùm xùm như thế này mới làm cho chúng ta thấy rõ một điều, dù là người quyền lực nhất thế giới thì cuối cùng tổng thống Trump cũng vác đơn thưa kiện để tìm kiếm cơ hội chiến thắng cho mình như mọi người chứ quyền hành pháp to lớn trong tay của ông cũng chẳng can thiệp được gì. Đó là cái hay của tam quyền phân lập, cái hay của một thể chế dân chủ kiểu mẫu mà thế giới phải học hỏi. Bộ phận kiểm phiếu có sai sót hả? Bộ phận kiểm phiểu gian lận hả? Ừ, nếu xảy ra thì tư pháp sẽ khắc phục, thế thôi và cuối cùng sai sẽ trở về với giá trị đúng. Đó là cái hay của tam quyền phân lập đúng nghĩa, nó sẽ chữa lỗi cho bộ máy nếu chẳng may xảy ra lỗi, thế thôi. Lùm xùm chuyện bầu cử rồi đây cũng lắng xuống, và bộ máy nhà nước tự sửa lỗi của Mỹ thì vẫn còn đó. Nó chính là nền tảng vững chắc để những tổng thống thay nhau làm cho nước Mỹ mạnh lên. Đã bao tổng thống bị đánh giá là yếu kém trong lịch sử nước Mỹ, nhưng cuối cùng thì sao? Nước Mỹ vẫn hùng mạnh vô đối đấy thôi? Cái thể chế tốt, nó là nền tảng lớn nhất cho một đất nước chứ không phải tổng thống giỏi. Theo tôi là vậy. -Đỗ Ngà-  
......

Đôi cánh Tự do và Sự thật?

Lưu Trọng Văn| Chuyện khác sẽ nhạt vì cuộc so găng của Trump và Biden đang là mắt bão đổ bộ từ bên kia Thái Bình Dương. Năm 2016 gã tìm đọc những cuốn sách Trump viết thấy rõ tham vọng sắp đặt lại nước Mỹ và bàn cờ thế giới. Cái gì chứ dân Mỹ nhất là dân có máu cao bồi, xê dịch, máu phim hành động rất khoái và sung chuyện thay đổi. Trong cả rừng cờ xanh cổ vũ bà H. Clinton, mặc dù gã cũng rất cảm mến bà nhưng gã giương cờ đỏ cổ vũ Trump và đoán Trump thắng. Chao ôi là ăn đá tơi bời. Nhưng rồi Trump thắng thật. Gã hơi vênh mặt hơn cái gọi là chút xíu. Ấy lại còn chuyện đoán ở VN mới vui chứ. Trần Đại Quang chết. Nhiều người nổi tiếng, rành cung đình và có tay trong ở BCT khẳng định Trần Quốc Vượng sẽ thay Quang để chuẩn bị chấp chính tbt khoá sau. Gã đánh cá là bác cả Trọng sẽ ngồi hai ghế. Gã lại trúng. Còn lần này Trump hay Biden? Gã mắc mớ gì ghét Biden ? Dân Mỹ trong đó có đa số giới tinh hoa mà gã luôn trân trọng phải có lý do thuyết phục và chính đáng nào đó mới ủng hộ Biden chứ. Đừng đổ vấy vì không ưa Trump nên chọn không Trump là xúc phạm Biden và một nửa dân Mỹ. Nhưng qua bốn năm cầm quyền của Trump gã thấy rõ Trump thật sự là gã cao bồi hành động, hành động quyết liệt. Trump đảo lộn tất cả. Gã thích cái mà Trump cố tìm kiếm trong các cuộc cày xới đảo lộn đến thô bạo, đến bất cần đời ấy. Đó là Sự thật. Mới hay cái mà cả loài người chúng ta trong đó có 90 triệu Dân Việt đang bị màn tối nhờ nhợ của sự Dối trá bao phủ nhưng cứ ngỡ là màn sương sớm long lanh đang dần lộ diện để sự thật là sự thật. Chỉ nhận chân sự thật dù có khó chịu và ngạt mũi thế nào thì cũng tốt cho nhân loại để vượt lên chính mình. Trump đi tìm sự thật và xáo tung tất cả mọi khuôn mẫu, trật tự. Lịch sử sẽ phải ghi nhận sứ mệnh ấy của Trump dù Trump có thể không ngự trị ngai vàng lần nữa. Nhưng gã thích Trump ngự ngai vàng thêm bốn năm nữa để tiệm cận gần hơn cái đích của sự thức tỉnh và sự thật đó là Công bằng. Có thể rồi nước Mỹ theo quán tính của mình sẽ trở lại cái trật tự mà nó quá quen ru ngủ khuôn mẫu của mình. Và ở đó Sự thật như con thú hoang dã có thể lại bị nhốt lại ngái ngủ trong lâu đài vuốt ve nó. Buồn và chán biết bao một thế giới như thế. Buồn và ngán khi Sự thật và những giấc mơ lãng mạn tắt ngóm bởi những mưu tính của các chính khách chuyên nghiệp vĩ đại mà núp sau họ là các thế lực đặt lợi ích đồng tiền trên sự khoáng đạt của Tự do. Trump có thể thua ở nước Mỹ vì bao đời nay Sự thật luôn là kẻ cô đơn không dễ gì thắng sự hào nhoáng của khúc ca có tên là Nước Mỹ vĩ đại. Nhưng nếu Trump chiến thắng như gã đặt niềm tin thì sẽ mọc bên cạnh Tượng thần Tự do là Nữ thần Sự thật. Và nước Mỹ sẽ bay lên bởi đôi cánh Tự do và Sự thật ấy.
......

Nguyễn Văn Bình sẽ bị trảm?

Phạm Nhật Bình – Việt Tân Nguyễn Văn Bình, người được gọi là “Bình ruồi,” cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước hiện là ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương. Đây là một trong những đàn em thân cận nhất của Nguyễn Tấn Dũng, chưa bị vào lò trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng từ năm 2016 đến nay. Chẳng những vậy, Nguyễn Văn Bình còn được cơ cấu ở lại thêm nhiệm kỳ 13, dự kiến đưa vào hàng tứ trụ với chức chủ tịch nước thay Nguyễn Phú Trọng. Nói cách khác, trong cuộc đua quyền lực vào “bộ tứ” trong đại hội đảng lần thứ 13 vào đầu năm 2021, Nguyễn Văn Bình có nhiều triển vọng trở thành chủ tịch nước hơn ai hết. Thế nhưng mọi sự thay đổi vào tháng Năm, 2020, trong kỳ họp hội nghị trung ương 12. Trong cuộc họp này, các đàn em ông Trọng đưa ra đề nghị muốn ông Trọng ở lại ghế chủ tịch nước. Còn chức vụ tổng bí thư thì giao cho Trần Quốc Vượng người đang giữ chức Thường Trực Ban Bí Thư, nhân vật vẫn được coi là thân cận của Tổng Bí Thư Trọng. Số phận của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch quốc hội được đảng quyết định cho về hưu vì không được miễn giới hạn tuổi 65 theo quy định. Chính vì đề nghị bất ngờ này mà trong hội nghị trung ương 13 tiếp theo, ông Trọng không cho bàn vấn đề nhân sự của tứ trụ, vì nếu bàn thì ông Trọng có thể thua ngay Nguyễn Văn Bình. Thay vào đó với quyền hạn tổng bí thư, ông Trọng chơi trò câu giờ bằng cách cho bầu ban chấp hành trung ương trước, còn vụ tứ trụ kéo dài đến cuối năm 2020 mới quyết định trong kỳ họp trung ương 14. Nguyễn Văn Bình giờ đây bỗng nhiên lâm vào thế thật nguy hiểm khi đối đầu với Nguyễn Phú Trọng. Vì để chuẩn bị cho mình tiếp tục giữ ghế chủ tịch nước, Trọng phải tìm cách làm thịt Nguyễn Văn Bình. Để biến Bình thành củi, Trọng phải chỉ đạo cho Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Trần Cẩm Tú mang vụ mua ngân hàng 0 đồng ra thẩm tra lại để trị tội Bình, theo facebooker Lê Nguyễn Hương Trà tiết lộ mới đây. Người ta còn nhớ, Nguyễn Văn Bình là người đã nắm chức vụ thống đốc Ngân Hàng Việt Nam từ 2011 đến 2016, gần 5 năm dưới trào Nguyễn Tấn Dũng. Vào thời điểm năm 2015, chính Bình là người quyết định mua lại 3 ngân hàng thương mại sắp sập tiệm với giá 0 đồng. Đó là Ngân Hàng Xây Dựng (VNCB), Ngân Hàng Đại Dương (OceanBanK) và Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) mà nợ xấu của 3 ngân hàng này đã trên 20.000 tỷ đồng. Hầu hết lãnh đạo các ngân hàng này hiện đang ngồi tù vì tội “cố ý làm trái…” Bài báo năm 2018 của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã đặt một câu hỏi mà đến nay chưa có cơ quan luật pháp nào xét tới: “Ngân Hàng Nhà Nước lấy tiền ở đâu để mua các ngân hàng trên, dù là tuyên bố mua giá 0 đồng?” Và ông Phạm Chí Dũng đã ghi lại lời Đinh La Thăng tự bào chữa trong vụ án Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) gởi vào OceanBank 800 tỷ nhưng đã không cánh mà bay như sau: “Thực tế việc mua OceanBank với giá 0 đồng để chuyển thành Ngân Hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên (TNHH MTV) thì Ngân Hàng Nhà Nước đã bỏ đồng nào vào OceanBank chưa khi vẫn đăng ký vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng và NHNN lấy tiền đâu để bỏ vào đấy? Nếu lấy tiền ngân sách là vi phạm quy định của Luật Ngân Sách Nhà Nước, không thể lấy tiền của nhà nước bù lỗ cho doanh nghiệp.” Lời khai của Thăng đã hé lộ một phần sự thật trong quyết định mua OceanBank của Nguyễn Văn Bình vào năm 2015 trong cương vị thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Chẳng những mua OceanBank mà còn VNCB và GPBank. Cho tới nay, sự thật của vụ mua ngân hàng giá 0 đồng liên quan tới trách nhiệm của ông Nguyễn Văn Bình chưa có lời giải đáp. Nhưng dù có bị chìm xuồng trong một thời gian dài, trước hội nghị trung ương 14 là thời gian tốt nhất để vụ mua bán mờ ám ngân hàng 0 đồng này bị phanh phui. Nếu kỳ này Nguyễn Văn Bình bị biến thành củi đốt lò thì bản thân Nguyễn Tấn Dũng cũng không thể ngồi yên sau khi cứu Nguyễn Văn Thể. Rõ ràng cuộc chiến tranh giành quyền lực trong đảng CSVN ngày càng gay gắt và biến hóa không lường. Liệu Nguyễn Phú Trọng có qua khỏi con trăng này không, để ít nhất tiếp tục giữ một ghế trong tứ trụ? Phạm Nhật Bình  
......

Danh ca Ngọc Cẩm qua đời

Nguyễn Phan| Tối nay lướt mạng, thấy tin danh ca Ngọc Cẩm vừa tạ thế  trưa 2.11.2020 tại Sài Gòn, hưởng thượng thọ 90 tuổi. Lâu lắm rồi, dễ đã hơn 30 năm nay không còn nghe nhạc do đôi danh ca một thời trước 1975 Ngọc Cẩm/ Nguyễn Hữu Thiết hát nữa. Bèn vào Youtube gõ từ khóa „Ngọc Cẩm/ Nguyễn Hữu Thiết“ và bắt gặp cả mấy „băng“ nhạc do hai vị này hát từ hơn nửa thế kỷ trước – một thời làm rung động hàng triệu con tim dân miền Nam. https://www.youtube.com/watch?v=_xY7Q6axHtI Có lẽ từ thuở nằm nôi tôi đã được ba tôi cho nghe „nhạc Ngọc Cẩm/ Nguyễn Hữu Thiết“ bên cạnh tân cổ giao duyên, cải lương và những câu hát ru em. Sáng sớm nào, nếu ở nhà, ba tôi đều mở máy cassette để nghe và cho cả nhà nghe chung. Lớn lên trong những âm thanh nhẹ nhàng, đầy ắp tình tự quê hương như thế nên tôi rất mặn mà với nhạc xưa và boléro. Khi sang đến Đức vào đầu thập niên 80, khi đó nhớ nhà, nhớ người thân vô cùng. Thư gửi cả tháng mới tới Việt Nam. Không có điện thoại, Skype, Whatsapp, FB như bây giờ. May mắn là trong số người ở chung trại tị nạn có người mang theo mấy băng cassette nhạc „vàng“. Thế là ai cũng „sang băng lậu“ và nghe mỗi ngày cho vơi bớt nỗi nhớ nhà lúc nào cũng cồn cào, đau đáu. Một trong những băng nhạc đó là băng Ngọc Cẩm/ Nguyễn Hữu Thiết mà tối nay tôi bắt gặp trên Youtube. Những chuỗi âm thanh xưa cũ bỗng tràn về như nước lũ, gợi lại những cảm xúc đã phai mờ theo năm tháng. Những bài hát xưa và hai giọng ca vô cùng quen thuộc bị lãng quên bấy lâu bỗng sống lại bừng bừng. Nhạc xưa không được thu âm hoàn hảo như bây giờ, không được hòa âm phối khí cầu kỳ, tuyệt vời về mặt kỹ thuật, không hát bè mà chỉ đơn sơ một giọng ... nhưng cái hồn trong lời nhạc, trong giọng hát, trong âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát xưa hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Từng bài hát „Bến duyên lành“, „Trăng rụng xuống cầu“, „Gạo trắng trăng thanh“, „Múc ánh trăng vàng“ ... gợi lại hình bóng quê nhà một thuở thanh bình và tình người còn rất đơn sơ mà đậm đà. Lao vào cuộc sống mới rồi bị nói cuốn hút đi mất suốt 40 năm, tôi không còn nghe „nhạc Ngọc Cẩm/ Nguyễn Hữu Thiết“và cũng không biết ông NHThiết đã mất trước đây 18 năm rồi. Giờ thỉnh thoảng có thể „sống ảo và ăn mày dĩ vãng“, thả hồn về „những ngày xưa thân ái“. Xin cảm ơn những đóng góp không nhỏ cho kho tàng âm nhạc miền Nam nói riêng và VN nói chung của hai vị danh ca thời xa xưa, thời cải lương rất thịnh hành mà giờ hầu như chỉ còn là dĩ vãng vàng son.  
......

Nhà dân, nhà quan và lời tuyên bố của tuyên giáo

Nguyễn Đình Trọng| Vụ việc chiều ngày 1/11/2020 một người lạ mặt đã tới nhà ông Hoàng Văn Trường, nguyên bí thư Nha Trang đâm vào cổ khiến thương nặng phải đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Khánh Hoà (tuoitre.vn, thanhnien.vn). Trong bài báo cũng đưa ra hình ảnh hiện trường xảy ra vụ việc. Nhìn căn nhà ông đảng viên cán bộ bự Hoàng Văn Trường này thì còn gấp mấy lần biệt phủ đấy chứ. Cái này cá nhân mình gọi là siêu biệt phủ thì đúng hơn. Chúng ta cũng nhìn đến hình ảnh một số ngôi nhà dân tại các vùng huyện ở Quảng Trị tại đợt lũ lụt vừa qua. Dân đi cứu trợ có lưu lại hình ảnh lan truyền trên internet. Rồi chúng ta hãy lắng nghe lời ông Thưởng, trưởng ban tuyên giáo trung ương nói: 'Ngoài lợi ích của người dân, Đảng không còn lợi ích nào khác' (vietnamnet.vn). Xin hỏi ông Thưởng là ông Hoàng Văn Trường bí thư Nha Trang có phải là đảng viên không? Qua căn siêu biệt phủ của ông Trường bí thư Nha Trang, hay biệt thự bà Trần Thị Ánh Tuyết bí thư huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước nhờ mất trộm mà lộ ra những "túp lều" quan chức bí thư thế này thì ông Thưởng có suy nghĩ gì về phát biểu của mình không ạ? Hãy nói đúng hiện thực và sự thật đi ông Thưởng à? Chúng ta hãy ngắm nhìn những biệt phủ của những cán bộ đảng viên, những lãnh đạo và cũng hãy nhìn những ngôi nhà dân vùng Miền Núi và các huyện tỉnh lẻ để "thấm thía" phát biểu của Tuyên Giáo nhé các bạn! Thân mến! P/s: Mình thấy trên facebook vụ cắt cổ ông nguyên bí thư Nha Trang dân chúng ăn mừng và hân hoan ha ha trên mạng xã hội. Điều này làm mình chợt nhớ đến câu nói "mình có sao người ra mới dậy chớ". Link hình bên dưới và nội dung có trích dẫn: https://tuoitre.vn/nguyen-bi-thu-thanh-uy-nha-trang-bi-nguo… https://m.thanhnien.vn/…/nguyen-bi-thu-thanh-uy-nha-trang-b… https://m.vietnamnet.vn/…/ngoai-loi-ich-nguoi-dan-dang-khon… Có sử dụng hình trang mạng xã hội về nhà dân tại Huyện ở Quảng Trị trên internet và nhà ông bí thư Trường ở Nha Trang ở báo tuổi trẻ ở hình phía dưới.
......

Của giả & của nợ

Tưởng Năng Tiến| Ở Hà Nội “… có Hàng Bún, Hàng Cá, Hàng Cháo, Hàng Chuối, Hàng Dầu, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ðường, thậm chí có cả Hàng Rươi. Tiểu thủ công nghiệp có các Hàng: Bạc, Bài, Cót, Da, Ðiếu, Ðồng, Mã, Giầy, Giấy, Nón, Vải, Trống, Phèn, Quạt, Vôi, Thiếc, Mành, Tre, Thùng, Cân… Ða số các hàng chỉ còn là cái tên gọi, còn hàng hoá thì đã ‘hiện đại hóa’, phố nào cũng đầy quần áo dầy dép, hàng Trung Quốc và Thái Lan. Hàng Mã có lẽ là nơi duy nhất giữ nguyên truyền thống, bán toàn đồ mã.” Đó là ghi nhận của nhà văn Phạm Xuân Ðài, trong tác phẩm Hà Nội Trong Mắt Tôi, sau khi ghé thăm thành phố này, vào mùa thu năm 89. Dù vốn rất cả tin, và hoàn toàn không có ác cảm gì với giới người cầm bút, sao tôi vẫn thấy có điều gì “không ổn” trong đoạn văn thượng dẫn. Kinh nghiệm của tôi với chế độ cộng sản tuy ngắn nhưng (chắc) đủ. Ngay sau khi họ chiếm được miền Nam, những sợi giây thun ở đây cũng đã lật đật thun nhỏ ngay lại. Những trang sách hay những cái bao ni lông cũng thế, cũng đang trắng tinh liền vội vã biến thành sắc mầu đen xỉn. Có lẽ ngay cả đến côn trùng của phần đất này cũng phải “khẩn trương” thay hình đổi dạng, để thích nghi với hoàn cảnh mới. Như thế, lẽ nào, sau hơn nửa thế kỷ “cách mạng” mà Hàng Mã vẫn còn giữ nguyên được “truyền thống” hay sao? Sự bi quan và nghi ngại của tôi hoàn toàn tan biến, sau khi được xem về tục đốt vàng mã ở Việt Nam (hiện nay) qua một bài náo ngắn, trên trang Phụ Nữ Online: “Vàng mã cúng rằm tháng 7: Nhà lầu, xe sang, smartphone cháy hàng... Trước nhu cầu mua hàng mã trong tháng 7 âm tăng cao, các cửa hàng từ đầu tháng 7 đã trong tư thế sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách. Nhiều khách chọn mua những loại hàng mã 'xịn', đắt tiền, giá lên đến tiền triệu. " Hàng mã – rõ ràng – vẫn đang sống hùng và sống mạnh khiến tôi trở nên áy náy vì đã thiếu niềm tin nơi một người cầm bút (khả tín) như nhà văn Phạm Xuân Ðài, và đã… “ngờ oan” cho những người Cộng Sản! Tìm hiểu thêm mới biết có nhiều giai thoại lý thú về sản phẩm này, nhất là thứ đồ mã làm tại làng Ba Ðình, Hà Nội. Theo học giả Toan Ánh thì nhiều địa phương ở Việt Nam cũng thường có những sản phẩm đặc thù tương tự: nhiễu Bình Ðịnh, the La Khê, lụa Cổ Ðộ, bút Bạch Liên, mực Kiêu Kỵ, giấy Yên Thái, vải Thượng Hội, giày Trúc Lâm, chiếu Thiện Trạo, gốm Bát Tràng, mây Phú Vinh, nón lông Kim Ðộng... Bằng chính sách kinh tế hoạch định, những sinh hoạt ngành nghề riêng biệt kể trên đều được người cộng sản đưa vào tổ hợp. Với thời gian, tất cả đều chết dần, chết mòn, và chết ráo – trừ nghề làm đồ mã. Hiện tại, ở Việt Nam có hai loại đồ mã chứ không phải một. Loại gia công, gồm những thứ vặt vãnh (nhà, cửa, ngựa, xe, con hầu, tầu thuyền, tiền giấy, điện thoại cầm tay …) để đốt cúng cho người quá cố và không tiện đưa vào hợp tác xã vì nó trái với chính sách bài trừ dị đoan của nhà nước. Loại quốc doanh, gồm những mặt hàng chiến lược là sản phẩm riêng biệt của làng Ba Ðình – Hà Nội – nơi tập trung những gia đình thuần túy hành nghề cách mạng và hiện đang là giới cầm quyền ở Việt Nam. Phần nhờ bản tính khéo léo, phần nhờ học hỏi thêm được nhiều tiểu xảo từ những nước xã hội chủ nghĩa anh em, nửa thế kỷ qua, dân Ba Ðình đã làm được nhiều thứ đồ mã nổi tiếng khắp nơi. Xin đơn cử vài mặt hàng tiêu biểu. Trước hết, xin nói qua về Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Món hàng này được làm ra vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, và làm khéo đến độ khiến một số người dân miền Nam tưởng là đồ thật. Không ít kẻ đã bỏ mạng hay bỏ mẹ (đời) vì nó. Ðến lúc mang ra đốt, nó cháy như điên. Sự nghiệp cách mạng của nhiều người miền Nam, cũng cháy theo luôn – như đuốc. Tuy thế, trên danh nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chưa hoàn toàn cháy hết. Nó chỉ bị “sát nhập” vào Mặt Trận Tổ Quốc thôi. Ðây là một sản phẩm đặc sắc khác của dân làng Ba Ðình, được làm rồi hồi tháng 9 năm 1955. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Mặt Trận Giải Phóng Tây Nguyên, Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hoà Bình Việt Nam... nếu mang so với nó thì đều là chuyện nhỏ, nếu không muốn nói … kể như là đồ bỏ. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam mới thật sự là loại hàng chiến lược, tập hợp nhiều món đồ mã linh tinh khác: Hội Cựu Chiến Binh, Ủy Ban Tôn Giáo, Hội Nông Dân Việt Nam, Hội Phụ Nữ Việt Nam, Tổng Công Ðoàn... Nó được dân làng Ba Ðình dụng công không ít, và dụng của rất nhiều vì vẫn phải tu bổ hay sơn phết lại đều đều! Theo blogger Y Chan: “Tác giả Đoan Trang đã chỉ ra, rằng những hội nhóm nêu trên, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao trùm lên tất cả, là ‘xã hội dân sự giả’. Chúng là những cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, lãnh đạo là người của đảng, nhận lương từ ngân sách nhà nước, kinh phí hoạt động cũng từ ngân sách, và có chức năng ‘tuyên truyền, giải thích đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân thay vì bảo vệ quyền lợi của các thành viên hay thúc đẩy lợi ích chung.’ Chính quyền lập ra các tổ chức ‘xã hội dân sự giả’ này để đảm bảo các hoạt động xã hội dân sự đúng nghĩa không có không gian tồn tại.” Vì là đổ giả nên MTTQ phải được “tân trang” lại thường xuyên. Hiến pháp 1992, điều 9, của CSVN đã “tô điểm” cho nó như sau: “Mặt Trận Tổ Quốc và các thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân... chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân... động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước... Nhà nước tạo điều kiện để Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.” Điều kiện quả là rất thừa nhưng “hiệu quả” thì xem chừng hơi thiếu, theo như nhận xét của công luận vào mấy bữa rầy. Xin ghi lại dăm ba: - Bài Lê Văn: “Tại sao nhiều người góp tiền cứu trợ cho Thúy Tiên mà không góp cho mặt trận?” - Bùi Phi Hùng : “Thì đấy, bài học ăn bớt, ăn chặn, ăn bẩn xưa nay của hàng hàng, lớp lớp cán bộ ở mọi vùng miền, vị trí vẫn nhan nhản đấy; nào là trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật ngay tại Hà Nội, nhà tình thương, trung tâm GD, xã, huyện, tỉnh… ăn chả chừa thứ gì, bất kể tình huống, hoàn cảnh nào…” - Hoàng Tám Bùi: “Ca sĩ Thủy Tiên có công lớn với dân vùng lũ vì đã huy động được hơn 150 tỉ VND hỗ trợ bà con. Thế nhưng Thủy Tiên còn có công lớn hơn nữa với MT TQ VN là giúp họ nhận ra vị thế của mình trong lòng dân như thế nào?” - Đỗ Vũ: “Cô ấy đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa Nhân dân với MTTQVN mà lúc thường khó nhận ra!” Ngay cả một người khiếm thị cũng đã nhận ra được “vị thế” của MTTQ “trong lòng dân” tự lâu rồi. Chỉ có những vị lãnh đạo Nhà Nước CHXHCNVN là vẫn nhất định nhắm mắt (lẫn bịt tai luôn) nên vẫn chưa thôi – dù cái tổ chức thổ tả này ngốn một lượng ngân sách khổng lồ nhưng hiệu quả thì thua xa tiếng nói của một cô ca sỹ. Đúng là của giả, và của nợ. Tưởng Năng Tiến  
......

Liệu Việt Nam có thể trở thành “kỳ tích Châu Á?”

Tân Phong - Web Việt Tân| Được cho là một trong những nền kinh tế hiếm hoi có chỉ số GDP tăng trưởng dương trong thời đại “cúm Tàu,” nhiều báo chí nước ngoài vừa qua đã khen ngợi về thành tích chống dịch hiệu quả và đà tăng trưởng kinh tế nổi bật của Việt Nam. Trên tờ New York Times hôm 13 tháng Mười, đánh giá về nền kinh tế Việt Nam, tác giả Ruchir Sharma đã có những lời tán dương “Việt Nam giống như phép màu từ một thời kỳ đã qua, đang hướng đến xuất khẩu để vươn lên sự thịnh vượng” và đặt ra tựa đề bài viết như một khả năng để ngỏ “Is VietNam the next ‘Asian Miracle’?” Cuối tháng Chín, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings công bố một dự báo Việt Nam có mức tăng trưởng GDP là 1,9% trong năm 2020 và 11,2% trong năm 2021. Với mức tăng trưởng kinh tế được dự báo vừa nêu, S&P Global Ratings xếp hạng Việt Nam đứng thứ nhì, sau Trung Quốc ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) cũng vừa công bố báo cáo về cập nhật triển vọng phát triển Châu Á (ADO) năm 2020. Trong báo cáo này, ADB dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương ở mức 1,8% trong năm 2020 và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021. Báo cáo Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới của IMF cũng đưa ra dự đoán GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD; Malaysia với 336,3 tỷ USD và trở thành nền kinh tế thứ 4 ở Đông Nam Á. Kể ra việc so sánh nền kinh tế của một quốc gia gọi là “rừng vàng, biển bạc,” tài nguyên phong phú, có bờ biển dài hơn 3000 km và dân số gần 100 triệu dân với một quốc đảo mà tài nguyên tự nhiên còn không có cả nước ngọt, dân số chưa đầy 5,5 triệu dân như Singapore thì quả là khập khiễng. Với những đánh giá dựa trên tiêu chí tăng trưởng GDP và xuất cảng, báo chí nước ngoài đang nhìn nhận tích cực về nền kinh tế của đất nước hình chữ S. Nhân đó, giới chức cầm quyền Việt Nam tha hồ “ngạo nghễ” và coi đó là thành tựu vượt bậc, là “phép màu” của những “đỉnh cao trí tuệ” cộng sản. Việc đánh giá sức mạnh của nền kinh tế đơn thuần dựa trên chỉ tiêu tăng trưởng GDP và xuất cảng đối với một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào khối doanh nghiệp nước ngoài (FDI), trong khi năng suất lao động vẫn ở mức rất thấp, ngày càng cách xa với những nước như Malaysia, Singapore, Đài Loan trong khu vực thì phải nói là nhận xét quá hời hợt. Tuy vậy, những đánh giá này lại dễ dàng đánh lừa một số người bàng quan và có thể là “phép màu” cho những tham vọng chính trị của các phe đảng ở Việt Nam trong giai đoạn “nhạy cảm” hiện tại. Đó quả là một sự “trùng hợp” thú vị? Cần nhắc lại vào giai đoạn 2005 – 2007, Việt Nam cũng đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục trên 7,5% GDP. Khi đó rất nhiều báo chí và tổ chức xếp hạng kinh tế nước ngoài nhìn nhận Việt Nam như một “con hổ mới của Đông Á,” là “ngôi sao đang lên” của Châu Á… Đây cũng là giai đoạn mà đầu tư công, mức bơm tiền kỷ lục trong nhiệm kỳ của ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ ít năm sau đó, không những chính phủ ông Dũng đã tiêu hết sạch tiền, để lại khối nợ công khổng lồ với những đại công trường dang dở, dự án ma từ Bắc chí Nam. “Ngôi sao Việt Nam” chưa kịp sáng, đã lịm tắt. Công thức “tăng trưởng” của ông Dũng khi đó cũng giống hệt như của ông Nguyễn Xuân Phúc hiện tại. Tuy nguyên nhân và hoàn cảnh quốc tế có khác, nhưng tham vọng chính trị vẫn đóng vai trò quyết định các chính sách kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hoàn toàn nhờ bơm tiền, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và phụ thuộc khối doanh nghiệp FDI. Để trả lời cho câu hỏi để ngỏ của Ruchir Sharma “Is VietNam the next ‘Asian Miracle’?” chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất và các đặc tính của nền kinh tế “tư bản hoang dã” mang tên “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam. Nó khác gì với những nền kinh tế dựa vào nhà nước ở Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan hay Trung Quốc? Ngoài ra, các yếu tố mang tính đặc thù khác cũng gián tiếp tác động không nhỏ tới nền kinh tế như hệ thống giáo dục đào tạo, văn hóa và thể chất, tâm lý của người Việt Nam mà trong khuôn khổ của bài viết không thể đề cập tới. Kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” Việt Nam khác gì với các nền kinh tế dựa vào nhà nước ở các quốc gia Đông Á và Trung Quốc? Nền kinh tế Việt Nam tồn tại rất nhiều nghịch lý và có vẻ không tuân theo các qui luật kinh tế. Tính phi quy luật của nó xuất phát từ sự méo mó của thị trường, hệ thống hành chính quan liêu khổng lồ nhũng lạm, cũng như chịu nhiều tác động ngoại lực chi phối. Điều này khiến cho các dự đoán kinh tế ngắn hạn của nhiều chuyên gia, học giả kinh tế nổi tiếng cũng có thể sai lệch. Tuy nhiên, về dài hạn, khi nền kinh tế Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường quốc tế và buộc phải chấp nhận các luật chơi chung, thì câu chuyện hoàn toàn khác. Để tìm hiểu bản chất nền kinh tế có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” Việt Nam, phải bắt đầu từ cội nguồn nơi sinh ra những lý thuyết và mô hình kinh tế xã hội đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tới những não trạng của giới chóp bu cộng sản cũng như các yếu tố nội tại của hệ thống kinh tế, chính trị Việt Nam. Những thay đổi của địa chính trị thế giới và khu vực ảnh hưởng tới các khuynh hướng chính trị, phe phái ở Việt Nam và chi phối tới hình thái kinh tế của quốc gia hình chữ S này như thế nào? Con đường thay đổi nền kinh tế ở Việt Nam có những đặc thù riêng. Những cuộc “cải tiến, cải lùi” kinh tế theo mô hình Xô Viết, Trung Quốc hay các quốc gia Đông Á cũng đều được Hà Nội áp dụng thử nghiệm nửa vời, hình thức nhưng kém hiệu quả hơn nhiều. Có thể ví von nền kinh tế Việt Nam là một nồi lẩu hổ lốn, được nấu bởi một gã đầu bếp vụng về, có thói quen ăn bớt tiền chợ là thể chế CSVN. Nền kinh tế dựa vào nhà nước phiên bản 1.0: Liên Xô Xô Viết là một hình thái kinh tế xã hội hoàn toàn dựa vào Nhà nước, chịu sự chi phối toàn diện bởi thể chế chính trị và bộ máy hành chính kiểu kim tự tháp khổng lồ. Nền kinh tế chỉ huy này đã từng đạt được những bước phát triển và thành tựu đáng kinh ngạc và trở thành nền kinh tế số 2 thế giới trước khi sụp đổ vào những năm cuối của thế kỷ trước. Bí ẩn về sự tăng trưởng của Liên Xô chỉ có thể được giải mã nếu xem xét từ khía cạnh thể chế. Theo đánh giá của Phương Tây, GNP thực tế của Liên Bang Xô Viết tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 5,4% giai đoạn 1928 -1940, 6% giai đoạn 1950 -1960 và 5,1% giai đoạn 1960 -1970. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của các nước công nghiệp hàng đầu trong cùng kỳ trước khi lao dốc xuống còn 3,7% giai đoạn 1970 -1980 và 2% giai đoạn 1982 -1984. Trong vòng 55 năm từ 1928 -1984, kinh tế Liên Bang Xô Viết tăng trưởng bình quân 4,3% trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ là bình quân 3,1% (Gregory và Stuart, 1994). Lời giải cho sự tăng trưởng thần kỳ đó của Liên Xô là do sự mở rộng nhanh chóng các yếu tố đầu vào. Một nền kinh tế có thể đạt được tăng trưởng sản lượng nhanh hơn nếu có nhiều vốn và lao động được đưa vào sản xuất hoặc thông qua cải tiến kỹ thuật công nghệ. Theo kinh tế học thì tăng trưởng nhờ vốn và lao động là tăng trưởng theo chiều rộng, còn tăng trưởng nhờ cải tiến khoa học công nghệ được gọi là tăng trưởng theo chiều sâu. Thông qua tăng trưởng theo chiều sâu, các nhân tố đầu vào được sử dụng hiệu quả hơn. Trong khi Liên Xô đạt được mức tăng trưởng cao nhờ tăng trưởng theo chiều rộng thì Hoa Kỳ tăng trưởng theo chiều sâu bởi những cải tiến khoa học công nghệ. Khoảng 64% tăng trưởng GNP của Liên Xô giai đoạn 1928 -1966 nhờ vào mở rộng các yếu tố đầu vào và chỉ có 36% còn lại là do cải tiến kỹ thuật. So sánh với Hoa Kỳ cùng thời gian đó, 33% tăng trưởng dựa vào các yếu tố đầu vào và 67% là do cải tiến khoa học công nghệ. Vấn đề ở đây không phải tăng trưởng theo chiều rộng là điều gì xấu mà là tính không bền vững của nó. Một đất nước không thể mở rộng liên tục với tốc độ cao các yếu tố đầu vào chủ yếu nhờ vốn và lao động. Việc tăng trưởng theo chiều rộng dường như là một đặc điểm chung của các nền kinh tế phát triển sau. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cần dịch chuyển một lượng lớn lao động nhàn rỗi từ nông thôn ra thành thị. Điều quan trọng là quá trình tăng trưởng theo chiều rộng phải có khả năng chuyển đổi thành tăng trưởng theo chiều sâu và thời gian chuyển đổi này là bao nhiêu lâu có ý nghĩa quyết định. Lịch sử đã cho thấy sự bất lực của nền kinh tế Liên Xô trong việc chuyển đổi quá trình phát triển theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu. Tính phi thị trường và được điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của nền kinh tế chỉ huy đã tạo ra mức tăng trưởng cao trong giai đoạn đầu nhờ huy động hiệu quả các yếu tố đầu vào đã trở thành lực cản không thể vượt qua nổi trong giai đoạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu sau này. Một nhà máy ở Magnitogorsk thời Sô Viết (1930). Ảnh: Internet Là một nền kinh tế không có thị trường, khu vực công nghiệp tiêu dùng bị coi nhẹ và kém phát triển, bị cô lập bởi, toàn bộ xã hội Xô Viết được tổ chức và thiết kế như một quân đội khổng lồ, lấy công nghiệp nặng làm trọng tâm và có mức độ chuyên môn hóa cao. Những đặc điểm này đã mang lại đà tăng trưởng mạnh mẽ trong một giai đoạn nhất định nhưng chính điều đó đã khiến nền kinh tế mất đi tính năng động và không có khả năng tìm ra các hướng phát triển công nghệ mới trong tương lai. Mất đi “lợi thế thông tin,” con tàu Liên Xô đã đi vào vùng biển đầy sương mù mà không có la bàn. Như Hayek đã lập luận từ cách đây rất lâu rằng không một cơ chế tập trung hóa nào có thể thu thập và xử lý các thông tin tản mát về nhu cầu sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu một cách hiệu quả như thị trường tự do. Trong khi đó, Phương Tây đã tập trung phát triển các ngành kỹ thuật hóa chất, vật liệu mới, khoa học máy tính, tự động hóa… thì Liên Xô vẫn đặt trọng tâm phát triển công nghiệp nặng và tăng trưởng theo chiều rộng. Những thành tựu kinh tế, khoa học và quá trình phát triển bền vững, liên tục của Phương Tây được cho là nhờ vào thị trường tự do, công nghiệp tiêu dùng, các ngành dịch vụ hỗ trợ cho giao dịch như bảo hiểm, tài chính, marketing… Một xã hội và nền kinh tế tự do đảm bảo tính năng động, sáng tạo tốt nhất. Do đó, nó có thể phát hiện và nắm bắt những xu hướng thị trường và kỹ thuật tiên phong. Trong khi một nền kinh tế chỉ huy và một xã hội khép kín, quan liêu như Liên Xô thì không thể có khả năng đó. Những nỗ lực bám đuổi theo Phương Tây của Liên Xô trong giai đoạn những năm cuối thập niên 1980 đã không đem nhiều kết quả và khoảng cách trở thành vĩnh viễn khi “đế chế Đỏ vĩ đại” sụp đổ vào cuối thế kỷ 20. Mặc dù vậy, mô hình kinh tế Liên Xô đã đạt được những thành tựu không thể chối bỏ và những ưu điểm nhất định của nó đã trở thành một mô hình mẫu cho rất nhiều quốc gia phát triển sau phân tích và học tập. Thất bại của những kẻ đi trước có thể là bài học cho những kẻ đi sau khôn ngoan nhìn nhận và đạt được thành công. Các nước Đông Á như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan là những quốc gia có nền kinh tế dựa vào nhà nước nhưng có những khác biệt căn bản trong mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường và vấn đề sở hữu tư nhân. Có thể coi đó là một hình thái cao hơn, bền vững và hiệu quả hơn phiên bản cũ ở Liên Xô. Phiên bản 2.0 của các quốc gia Đông Á Thành công của khu vực Đông Á về phát triển kinh tế được thế giới ghi nhận và gọi là Sự thần kỳ Đông Á. Tám nền kinh tế phát triển cao bao gồm Nhật Bản, “4 con hổ” là Hong Kong, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc và 3 nền kinh tế mới NIE là Thailand, Indonesia và Malaysia. Tính trung bình trong 4 thập niên 1950 -1990, những nền kinh tế này đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn cả Liên Xô thời kỳ huy hoàng nhất. Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và giữ ngôi vị này nhiều thập kỷ trước khi bị mất vào tay Trung Quốc năm 2019. Ngoại trừ Hong Kong là một nền kinh tế hoàn toàn tự do và có lịch sử hình thành phát triển khác biệt với phần còn lại của Châu Á. Các quốc gia Đông Á khác còn lại đều học hỏi mô hình phát triển hướng về xuất khẩu, dựa vào nhà nước của Nhật Bản và đạt được những thành tựu vượt trội. Bình quân thu nhập đầu người của các quốc gia này đạt mức ngang bằng với các nước phát triển OECD vào cuối thế kỷ 20. Những nước thuộc nhóm NIE cũng áp dụng chiến lược tương tự và thu hẹp khoảng cách thu nhập so với các quốc gia phương Tây. Trước tiên, cần nhấn mạnh rằng các nền kinh tế Đông Á có những khác biệt cơ bản so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô bởi chúng chủ yếu dựa trên vào sở hữu tư nhân.  Đặc điểm này đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế hơn rất nhiều so với nền kinh tế chỉ huy như Liên Xô. Mặc dù tăng trưởng của các quốc gia Đông Á ở thời gian đầu cũng phụ thuộc vào việc mở rộng các yếu tố đầu vào. Nhà nước đóng vai trò điều phối và định hướng lĩnh vực sản xuất, phát triển công nghiệp quốc gia với các chế độ kế hoạch hóa 5 năm/lần. Nhiều nghiên cứu cho thấy chính phủ Nhật Bản đã đóng vai trò đầu tàu trong hoạch định chính sách phát triển công nghiệp của nước này và cơ quan trực tiếp lèo lái con tàu kinh tế, khoa học công nghệ của Nhật Bản là MITI – Bộ Công Thương và Đầu Tư Nhật Bản. Các cơ quan nhà nước đã giúp các ngành công nghiệp thế mạnh của Nhật như chế tạo ô tô, bán dẫn, vi tính, điện tử dân dụng… có những phát triển vượt bậc. Tuy vậy, trong những năm 1990, người ta chứng kiến sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản kéo dài với mức tăng trưởng bằng 0 trong hơn một thập kỷ. Trong thời gian đó, Phương Tây đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Thị trường tự do đã chứng tỏ tính năng động và sáng tạo vượt trội so với trí tuệ dựa vào Nhà nước. Thành tựu rực rỡ của nền kinh tế Nhật Bản đã được các quốc gia học hỏi trong đó có Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng nhất. Những năm 1960, chính phủ Hàn Quốc tập trung chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho 6 ngành công nghiệp chiến lược là sắt thép, chế tạo máy, luyện kim màu, đóng tàu, điện tử và hóa dầu. Chính phủ hoạch định chiến lược đầu tư tổng thể và triển khai chúng thông qua việc kiểm soát tín dụng, thuế, trợ cấp và thuế quan. Những công ty tư nhân lớn trong các lĩnh vực trọng điểm này được các chuyên gia chính phủ khách quan đánh giá và lựa chọn ra các doanh nghiệp ưu tú nhất. Chính phủ hỗ trợ tối đa cho các công ty này và phát triển thành các Chaebol. Mối quan hệ giữa chính phủ và các Chaebol là mối quan hệ hữu cơ khăng khít. Đó là mô hình “công ty quốc gia” hết sức thành công như Samsung, Hyundai, Daewo – trở thành “tam trụ cột” và là động lực phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Xưởng đóng tàu thuộc Hyundai Heavy Industries ở Ulsan, Hàn Quốc. Ảnh: Chung Sung-jun/ Getty Images Đối với Singapore, bước phát triển kỳ diệu đưa một quốc đảo nghèo, có diện tích chỉ tương đương đảo Phú Quốc của Việt Nam, trở thành một con hổ của Châu Á là do chính phủ Lý Quang Diệu đã có được những quan chức trí tuệ kiệt xuất, những chuyên gia hàng đầu về kinh tế và công nghệ đóng vai trò định hướng công cuộc hiện đại hóa đất nước ở mọi giai đoạn phát triển. Một trong những cơ quan tập trung nhóm tinh hoa ưu tú đó là Ủy ban phát triển kinh tế. Thay vì hậu thuẫn các tập đoàn công nghiệp trong nước, chính phủ Singapore coi việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài do các doanh nghiệp FDI là chiến lược then chốt trong công cuộc công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong những năm 1960. Chính phủ Singapore tiếp nhận cái tập đoàn quốc tế một cách chọn lọc. Ban đầu là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đến những năm 80s, chính phủ ưu tiên các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí chính xác, hóa chất, điện tử cao cấp, công nghệ sinh học, quang điện… Chính phủ của Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã tạo ra một môi trường kinh doanh cực kỳ hấp dẫn, thuận lợi, nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp, đồng thời đầu tư mạnh vào hạ tầng, liên tục nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục. Singapore sử dụng tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân như một ngôn ngữ thứ 2 từ rất sớm và điều này mang lại ưu thế cạnh tranh lớn cho đội ngũ lao động của Singapore ở Châu Á. Đài Loan là một phiên bản lai giữa mô hình kinh tế phát triển dựa vào nhà nước ở giai đoạn những năm 50-80 và dần chuyển thành nền kinh tế tự do cuối những năm 1990. Những năm 50s, chính phủ Đài Loan thành lập Ủy ban đầu tư và phát triển công nghiệp đóng vai trò định hướng cho quá trình phát triển kinh tế thông qua các chính sách đầu tư, ngoại thương và thuế khoá. Những năm 60s, nhà nước quyết định chiến lược chuyển hướng đặt trọng tâm từ xuất khẩu sang chế tạo và chính sách “ngoại tranh, nội bảo” giống như Nhật Bản. Những năm 80s, sự định hướng của nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghệ cao như bán dẫn, sản xuất vi tính, linh kiện… đã chứng tỏ tính đúng đắn và viễn kiến của các nhà lập chính sách kinh tế vĩ mô Đài Loan. Các doanh nghiệp Đài Loan hiện đang ở top dẫn đầu thế giới trong công nghệ bán dẫn, điện tử, tự động hóa và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi nền kinh tế và khoa học phát triển đến mức độ cao, chính phủ Đài Loan đã chủ động nhanh chóng rút khỏi vai trò định hướng và để thị trường tự do tự quyết định. Được ví như “Isarel vùng Đông Á,” mô hình phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của Đài Loan có thể nói là một mô hình mẫu phát triển hết sức thành công, có tính bền vững, khắc phục được những nhược điểm của các nền kinh tế dựa vào Nhà nước trước đó, rất đáng nghiên cứu và học hỏi. Phiên bản Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia cộng sản và ý thức hệ cộng sản bao gồm các lý thuyết kinh tế chính trị của các “lãnh tụ cộng sản” như Lê Nin – Mác – Mao Trạch Đông có tác động chi phối đối với hình thái kinh tế của quốc gia. Trước giai đoạn cải cách kinh tế năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế chỉ huy giống như Liên Xô nhưng kém phát triển hơn, mức độ chuyên môn hóa thấp hơn nhiều. Các cuộc “đại nhảy vọt” huy động toàn bộ nguồn lực xã hội vào xây dựng, phát triển công nghiệp nặng của Mao Trạch Đông không những không đạt được tăng trưởng và các thành tựu khoa học kỹ thuật như Liên Xô, ngược lại nó trở thành đại thảm họa cho nền kinh tế và xã hội Trung Quốc. Bị giam cầm trong cái lồng ý thức hệ và nỗi ám ảnh về việc đảng bị mất quyền lực chi phối, kiểm soát toàn diện xã hội, các nỗ lực tìm con đường phát triển kinh tế bằng việc tháo bỏ gông cùm cho kinh tế tư nhân đều thất bại. Đặng Tiểu Bình. Ảnh: Internet Mọi việc chỉ thay đổi khi Đặng Tiểu Bình nắm được quyền lực và tiến hành các cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1978 theo hướng khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế ven biển phía Nam và Đông Nam, cho phép kinh tế tư nhân phát triển trong các lĩnh vực tiêu dùng, dịch vụ. Mặc dù các doanh nghiệp nhà nước SOE vẫn đóng vai trò chủ chốt và nắm giữ các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, khai khoáng, viễn thông, tài chính, luyện kim, chế tạo máy, hàng không… song nền kinh tế đã chuyển đổi mạnh mẽ từ một nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế mở, đa thành phần và hướng trọng tâm vào xuất khẩu. Câu cách ngôn nổi tiếng của Đặng “Không cần biết mèo trắng, mèo đen, miễn bắt được chuột là mèo tốt” thể hiện sự chú trọng tính hiệu quả và thực dụng thay vì những nguyên tắc cứng nhắc theo hệ ý thức hệ cộng sản cũ kỹ. Chủ nghĩa thực dụng lên ngôi đã thay đổi các thể chế kế hoạch ngay cả khi cốt lõi của sở hữu nhà nước chưa thay đổi. Với vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Nhà nước, Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng phi thường trong hai thập niên cuối của thế kỷ 20. GDP tăng 7 lần từ 145 tỷ Mỹ Kim vào năm 1978 lên hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2000. Con số này năm 2019 đã là 14.360 ngàn tỷ Mỹ Kim (gấp 14 lần sau 20 năm) và Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 2 thế giới theo tiêu chí xếp hạng GDP. Tăng trưởng bình quân của Trung Quốc cũng tương đương mức tăng trưởng của các quốc gia Đông Á trong nhiều thập niên liên tiếp. Điểm khác biệt của Trung Quốc so với các nền kinh tế Đông Á là mức độ can thiệp thị trường của nhà nước ở Trung Quốc lớn hơn và sở hữu tư nhân vẫn còn nhiều hạn chế và tranh cãi. Những tập đoàn lớn nhất của Trung Quốc vẫn thuộc sở hữu nhà nước và các tập đoàn tư nhân như Huawei thực chất cũng vẫn do các các “bố già Trung Nam Hải” nắm quyền định đoạt. Trong hai thập niên đầu tiên của quá trình cải cách, họ Đặng chủ yếu tập trung vào cải cách nông nghiệp, mở cửa ngoại thương, đầu tư nước ngoài, tự do hóa giá cả theo “hai lộ trình” đối với các thị trường sản phẩm nông nghiệp, phân quyền cho các vùng và cải cách chính sách tài khóa, từng bước công nhận kinh tế tư nhân, cải tổ hệ thống tài chính và ngân hàng cũng như các doanh nghiệp Nhà nước. Những kết quả đạt được rất tích cực dù biện pháp cải cách còn đơn giản. Ví dụ như “hệ thống trách nhiệm của hộ gia đình” đã trao cho hàng triệu nông dân phần đất đai canh tác riêng trong một thời gian dài, sau nhiều thập niên canh tác tập thể kém hiệu quả theo kiểu xã hội chủ nghĩa. Thay đổi mang tính cách mạng này trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại 70% lao động có việc làm, không những giải quyết được vấn đề lương thực trong nước, mà còn xuất khẩu. Đây chính là hình mẫu cho những cải cách nông nghiệp “khoán 10” ở Việt Nam trong những năm 80s mà CSVN bắt chước theo chứ cũng không phải là một phát kiến gì mới mẻ. Trung Quốc tiến hành công nghiệp hóa trên cơ sở cải cách các doanh nghiệp nhà nước, từng bước thay đổi các cơ chế quản trị, tài chính, thị trường… điều đó rất khác biệt với các quốc gia Đông Á sử dụng lực lượng doanh nghiệp tư nhân làm nòng cốt. “Kinh tế tư nhân” là cụm từ mà Trung Quốc thậm chí còn tránh dùng tới tận đến thập niên 90. Tuy vậy, trên thực tế, tư nhân được khuyến khích trong các lĩnh vực sản xuất tiêu dùng, dịch vụ, buôn bán phân phối nhỏ lẻ… Khối kinh tế này từ con số 0 vào năm 1978 đã đóng góp 23% GDP vào năm 2003. Tiền thân của những doanh nghiệp tư hùng mạnh của Trung Quốc hôm nay phần lớn xuất phát điểm từ những cơ sở sản xuất, dịch vụ ở cấp hương trấn, rất nghèo nàn, lạc hậu thập niên 80s, 90s. Khi Đặng đi thăm Singapore, đã ấp ủ những “cải cách” theo mẫu hình của Lý Quang Diệu – “một nhà nước chuyên chế tư bản” thay thế cho nhà nước chuyên chính vô sản đã lỗi thời. Sự thành công phi thường của nền kinh tế Trung Quốc ngoài việc vận dụng Nhà nước như một công cụ phát triển, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và đặt trọng tâm vào xuất khẩu… phải kể đến sự đóng góp to lớn của “chìa khóa vàng” Hong Kong. Nền kinh tế Hong Kong rất khác biệt với tất cả phần còn lại của Châu Á. Đây là một thị trường tự do mẫu mực, hội tụ tất cả các đỉnh cao về sản xuất tiêu dùng, chế tạo, dịch vụ… một di sản vô giá về hệ thống luật pháp, các chuẩn mực quản trị, kế toán, tài chính, ngân hàng, quyền sở hữu… mà Phương Tây đã để lại Châu Á. Đây chính là cửa ngõ để Trung Quốc bước ra thế giới sau thời gian dài bị cô lập. Đồng thời, Hong Kong là nơi cung cấp Vốn, Công nghệ và Kiến thức thị trường, quản trị doanh nghiệp cho Trung Quốc đại lục trong giai đoạn cải cách kinh tế. Không có những yếu tố cốt tử này, Trung Quốc mãi mãi không có ngày hôm nay. Chỉ riêng các doanh nhân gốc Hoa ở Hong Kong đã đầu tư vào Trung Quốc bằng tất cả các đối tác khác như Mỹ, Nhật Bản, Anh… cộng lại trong những năm 80 -90s. Thập niên 80s, hơn 20 tỷ Mỹ Kim vốn được các doanh nhân Hong Kong mang về đầu tư vào Quảng Đông. Khoảng 95.000 dự án và cơ sở sản xuất vừa và nhỏ chuyển từ Hong Kong sang Quảng Đông. Năm 2001, đầu tư từ Hong Kong vào Trung Quốc lục địa đạt 16,7 tỷ USD, gấp khoảng 4 lần đầu tư của Hoa Kỳ trong cùng thời điểm. Ngoài ra, cũng cần phải có đánh giá và nghiên cứu chuyên sâu tác động của các “quốc sách” mà Trung Quốc cộng sản đảng âm thầm thực hiện. Đó là những chính sách thao túng tiền tệ, trộm cắp và cưỡng đoạt các bí mật công nghệ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, mua chuộc các cơ cấu quốc tế, thao túng truyền thông và lũng đoạn nền chính trị của nhiều quốc gia khác… để giành ưu thế cạnh tranh không lành mạnh trên trường quốc tế mà các lãnh đạo của Hoa Kỳ, EU đã công khai vạch mặt Trung Quốc Cộng Sản Đảng. Những thủ đoạn đen tối này được một nhà nước chuyên chế hùng mạnh thực hiện một cách hệ thống, tất nhiên đóng một vai trò không nhỏ đằng sau sự phát triển thần kỳ hơn 4 thập kỷ vừa qua. Và công cuộc “cải tiến, cải lùi” ở Việt Nam sẽ đi tới đâu? Nếu như cùng một quãng thời gian 4 thập kỷ tiến hành cải cách kinh tế theo mô hình dựa vào nhà nước, hướng về xuất khẩu, các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan đều đã trở thành các nền kinh tế phát triển, có trình độ khoa học công nghệ cao. Đối với Trung Quốc, nỗ lực cải cách từ thời Đặng Tiểu Bình cũng đã biến đổi một Trung Quốc nghèo đói trở thành nền kinh tế số 2 thế giới… thì “phép màu” này đã không diễn ra ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa bao giờ đạt được mức tăng trưởng của các quốc gia Đông Á và không bền vững. Biểu đồ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 1990 tới nay cho thấy tăng trưởng luôn đi theo hình Sin. Mức tăng trưởng cao nhất sau “Mở cửa” là vào năm 1995, với mức tăng 9,5%. Mỗi khi đạt “đỉnh,” Việt Nam lại “tụt dốc không phanh” và phải mất 10 năm để leo lên một “đỉnh” khác, thấp hơn nhiều so với “đỉnh” trước đó. Trong giai đoạn trước 1990, giới chức CSVN luôn biện hộ cho sự yếu kém của nền kinh tế XHCN bởi lý do bị chiến tranh tàn phá và đế quốc Mỹ cấm vận. Song sự thực, Việt Nam là quốc gia nhận được viện trợ nước ngoài lớn nhất trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài vũ khí và phương tiện chiến tranh, Miền Bắc Việt Nam được các quốc gia XHCN giúp phát triển công nghiệp nặng như thủy điện, luyện kim, chế tạo máy, dệt may, nhuộm, giấy… Miền Nam được các nước Phương Tây giúp phát triển công nghiệp nhẹ và lực lượng doanh nghiệp tư nhân cũng đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật. Nền kinh tế sản xuất tiêu dùng và dịch vụ của miền Nam Việt Nam khi đó là hình mẫu phát triển cho các quốc gia Đông Nam Á. Đáng tiếc thay, “di sản” quí báu này đã bị người cộng sản hủy hoại trong chớp mắt bởi các chính sách ngu xuẩn sau 30 tháng Tư, 1975 khiến quốc gia rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi các nguồn viện trợ nước ngoài không còn. Về cơ bản, có hai hệ thống kinh tế xã hội tác động lớn tới Việt Nam là hệ thống của Liên Xô giai đoạn trước 1986 và mô hình Trung Quốc sau khi Liên Xô sụp đổ. Giới chức CSVN đã bắt chước và áp dụng các chính sách cải cách kinh tế theo mô hình Trung Quốc một cách dè dặt và nhiều tranh cãi cho tới tận ngày hôm nay. Sau hơn 30 năm “Mở cửa,” Việt Nam vẫn là quốc gia kém phát triển, tăng trưởng kinh tế vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng bằng việc huy động thêm vốn, lao động. Nền kinh tế chủ yếu vẫn là gia công đơn giản, khai thác tài nguyên thô. Nền khoa học kỹ thuật yếu kém và hệ thống giáo dục quốc dân tồn tại quá nhiều tệ nạn, lạc hậu. Chất lượng đào tạo thấp khiến chất lượng và năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bình quân GDP/đầu người của Việt Nam chỉ cao hơn Đông Timor và Myamar! Mặc dù tăng trưởng GDP được đánh giá tích cực trong những năm gần đây nhưng khoảng cách tuyệt đối về tỷ số GDP/đầu người so với các quốc gia khác trong khu vực lại ngày một xa hơn. Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam là một bản sao chép vụng về, một phiên bản thấp hơn và kém hiệu quả hơn so với của mô hình Trung Quốc. Việt Nam lấy lực lượng doanh nghiệp nhà nước làm “xương sống” phát triển cho nền kinh tế và là đối tượng thực thi các chính sách cải cách cũng như cải tiến công nghệ. Nhưng hiệu quả của “cải cách” quá yếu kém, khối doanh nghiệp nhà nước ngày một sa sút, không thể cáng đáng vai trò “chủ đạo” dù được đầu tư nguồn lực khổng lồ cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Trong khi đó, khối doanh nghiệp tư nhân nội địa bị chèn ép và đối xử bất công cũng như chịu đựng một chế độ thuế khóa tàn nhẫn, đầy rẫy tiêu cực đến mức không thể lớn nổi! Trong giai đoạn 2000 – 2010, giới chức CSVN tham vọng xây dựng các Chaebol như của Hàn Quốc bằng việc đầu tư lớn vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như như Vinashin, Vinalines, Vinachem, Vinacomin… Tất cả những tập đoàn này đều trở thành những cái hang chuột không đáy, thua lỗ nặng nề và để lại Núi Nợ khổng lồ. Giới chóp bu Ba Đình cũng mong muốn xây dựng một “siêu bộ” có chức năng tương tự như MITI (Bộ Công Thương và Đầu Tư Nhật Bản) đảm trách việc hoạch định, tập trung nguồn lực vào những ngành trọng tâm như đóng tàu, xi măng, mía đường, thủy điện, luyện kim, hóa chất… Nhưng hãy nhìn vào những “thành tích” tàn phá nền kinh tế của Bộ Công Thương Việt Nam trong hai thập niên vừa qua. Hầu hết những đại dự án do bộ Công Thương quản lý đều thất bại thảm hại, trở thành những đống sắt vụn ngàn tỷ. Bộ Công Thương là cơ quan làm tốt nhất việc biến Việt Nam trở thành… bãi rác của Trung Quốc. Tất cả các dự án năng lượng, luyện kim, khai khoáng… đều bị Bộ Công Thương ép buộc phải nhập và sử dụng công nghệ lạc hậu từ anh bạn vàng 4 Tốt, để lại những hậu quả khôn lường về kinh tế cũng như môi trường về lâu dài! Các cơ quan tư vấn như Ban Kinh Tế TW, Ban Kinh Tế Tư Nhân, tổ tư vấn kinh tế chính phủ… của CSVN đều lập ra theo hình mẫu “ủy ban phát triển kinh tế” của Singapore hay “ủy ban đầu tư và phát triển công nghiệp” của Đài Loan. Nhưng những cơ quan tư vấn này hoặc không đảm bảo tính khách quan, độc lập hoặc không đủ năng lực để tạo ra những chính sách “cải cách” thực sự. Có thể nói, quá trình “cải cách kinh tế” của giới chức CSVN giống như câu chuyện “đẽo cày giữa đường.” Sau mỗi giai đoạn sao chép vụng về một hình mẫu phát triển nào đó không đạt hiệu quả như kỳ vọng, họ lại chuyển sang một mô hình mới. Họ thiết lập các cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức… hình thức giống hệt với mô hình mẫu. Vấn đề nghiêm trọng ở đây là tất cả cơ cấu và chính sách cải cách đều mang lại kết quả rất hạn chế. Tại sao lại như vậy? Hầu hết những nỗ lực “cải tiến, cải lùi” này đều nửa vời hoặc tính hình thức. Nó là sản phẩm duy ý chí của một “lãnh tụ” cộng sản nào đó tùy thời điểm. Do đó, nó là một “mode thời trang” của các phe nhóm chính trị. Mode của giai đoạn 2016-2020 là “mode Singapore,” sau khi các “mode Hàn Quốc” yêu thích của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bị vứt bỏ. Khi thực hiện “Cải cách,” các nhà lập chính sách kinh tế vĩ mô không xét đến những thuộc tính và các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam, mà phụ thuộc vào “quyết tâm chính trị” và “khẩu vị” của phe nhóm mạnh nhất trong đảng và chính phủ. Chưa kể đến quốc nạn tham nhũng và bộ máy quan liêu khổng lồ, có hiệu năng cực kỳ thấp ở Việt Nam. Chỉ riêng điều này thôi cũng khiến cho nỗ lực cải cách từ trên xuống của giới chóp bu rơi vào đầm lầy của tệ nạn nhũng nhiễu và trì trệ ở địa phương và các bộ ngành. Và như vậy, mọi nỗ lực “cải cách” để phát triển nền kinh tế Việt Nam giống như vũ điệu cha cha cha, cứ tiến một bước lại lùi hai bước. Tất nhiên, nhờ đầu tư nước ngoài và xuất cảng của khối doanh nghiệp FDI, những bảng thành tích về kinh tế vĩ mô vẫn được tô hồng, quả bóng tăng trưởng được bơm lên bằng tín dụng và đầu tư công vẫn lung linh cho đến khi vỡ toang khi Núi Nợ đổ ụp xuống đúng vào thời điểm diễn ra suy thoái toàn cầu. Sẽ không có một “kỳ tích Châu Á” nào cả và đó là câu trả lời cho Ruchir Sharma. Bài viết có tham khảo những luận cứ trong “The Paradox of Catching up” của tác giả Li Tan, nhà xuất bản Macmillan, 2005. Tân Phong https://viettan.org/lieu-viet-nam-co-the-tro-thanh-ky-tich-chau-a/ Bài trước: Nền kinh tế “3 chân, còn 1” và khả năng trở thành “kỳ tích Châu Á”  
......

45 năm thành lập ư? Ai đã xây bệnh viện này?

Nguyễn Đình Bổn| Bệnh viện Thống Nhất là tên gọi mới sau khi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thua trận. Trước đó là một bệnh viện công - tư, tên là Vì Dân, mang tính từ thiện. Bệnh viện Vì Dân được khánh thành năm 1972, do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn. Bệnh viện Vì Dân được thiết kế bởi kiến trúc sư Trần Đình Quyền. Kiến trúc sư Trần Đình Quyền từng tốt nghiệp Trường Kiến trúc Sài Gòn vào năm 1958 và nhận học bổng du học Cao học trong 2 năm ở Đại học Columbia (New York, Hoa Kỳ). Theo nhà nghiên cứu Mel Schenck, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), khi đó tài trợ một phần chi phí dự án xây dựng bệnh viện Vì Dân, đã muốn một kiến trúc sư người Mỹ thiết kế bệnh viện. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định chọn kiến trúc sư Trần Đình Quyền cho dự án này. Kiến trúc sư Trần Đình Quyền đã sử dụng những lam che nắng bằng khối bê tông thay vì những loại cửa sổ kim loại hoặc màng sáo khung kim loại. Do vậy, bệnh viện Vì Dân có diện mạo công nghiệp hiện đại vì có thiết kế rất cân đối và chính xác về mặt hình học. Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên (lưu ý chỗ này, đổi tên chớ không phải thành lập vì nó đã có sẵn) thành Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng của chế độ mới. Từ ngày 11 tháng 5 năm 1978, bệnh viện này được Bộ Y tế Việt Nam quản lý và mang tên bệnh viện Thống Nhất, chỉ chữa bệnh cho cán bộ. (Trích, tham khảo wiki) Viết báo mà trốn tránh sự thật, lập lờ, không viết đủ sự thật như báo Tuổi Trẻ, mắc công lão già này phải lên tiếng, thật đáng sỉ nhục!  
......

Qua cơn hoạn nạn, mới hiểu tận lòng nhau

J.B Nguyễn Hữu Vinh Trận lũ lịch sử và tình người trong hoạn nạn Một trận lũ được gọi là lịch sử, nhấn chìm mọi làng mạc, mọi thứ có thể ở hạ lưu các con sông. Đời sống người dân vô cùng gian nan và khổ sở, tính mạng bị đe dọa từng ngày, từng giờ. Công lao xây đắp, vun vén của hàng vạn gia đình ở Miền Trung đã phút chốc trôi theo dòng nước, trâu bò lợn gà chết, hoa màu, cây cối bị hư hỏng, nhà cửa, tài sản bị ngâm trong dòng nước lũ đục ngầu. Tất cả đã xảy ra trong vòng hai tuần từ đầu tháng 10 năm 2020. Những tiếng kêu ai oán đã vang khắp miền trung với hàng trăm người chết và mất tích, hàng vạn ngôi nhà chìm trong lũ lụt, người dân sống cheo leo trên các mái nhà, các gác xép và nước dâng lên từng giờ. Những tiếng kêu cứu thất thanh trong đêm đã vẽ nên nỗi kinh hoàng của trận lụt lịch sử tại đây. Những thông tin về thời tiết bất lợi, bão gió chồng bão gió, lũ chồng lũ liên tục đổ về Miền Trung làm cho những người ít quan tâm nhất cũng không thể vô cảm với những gì đã xảy ra ở Miền Trung những ngày qua. Và một chiến dịch cứu trợ khẩn cấp cho người dân Miền Trung đã tự phát được hình thành và lan rộng khắp đất nước. Chính lúc này, tình yêu thương đồng bào, đồng loại của người dân Việt Nam được phát huy đến mức tối đa. Những giáo xứ, giáo họ thuộc giáo hội Công giáo Việt Nam đã hầu như lập tức tổ chức các đợt cứu trợ, quyên góp cho đồng bào miền Trung đang ngày đêm dầm mưa và ngập lụt. Hội đồng Giám mục Việt Nam ngay từ rất sớm đã ra lời kêu gọi cùng chung tay giúp đồng bào Miền Trung qua cơn hoạn nạn. Giáo phận Hà Tĩnh đã phát đi văn bản kêu gọi hỗ trợ giúp đồng bào bị nạn. Văn bản ghi rõ: “Thiên tai, bão lũ dường như đã thành thông lệ đau buồn thường niên đối với người dân Miền Trung. Những năm gần đây, ngoài thiên tai, còn có “nhân tai” là hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên, chặt phá rừng, xây dựng những đập thủy điện, hồ chứa nước đầu nguồn và xả lũ một cách vô trách nhiệm… đã chất thêm sự khốn khổ lên dân nghèo nơi đây. Trong những ngày này, chúng ta lại một lần nữa xót xa nhìn cảnh Miền Trung tan tác, ai oán vì mưa lũ. Cho dù vì nguyên nhân nào đi nữa, những người dân nghèo của Miền Trung giờ này cũng đang chờ đợi những tấm lòng hướng về họ, những bàn tay nhân ái chìa ra giúp họ trong cơn khốn quẫn này. Chúng tôi xin được làm cánh tay nối dài của Quý vị để chuyển sự trợ giúp đến những người dân nghèo khổ Miền Trung, không phân biệt địa giới hay tôn giáo”. Và khắp nơi, các giáo xứ, giáo họ đã hưởng ứng lời kêu gọi này của chủ chăn Giáo phận và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hình ảnh những Đức Giám mục của Hội đồng Giám mục Việt Nam dù tuổi đã cao vẫn xông vào nơi lũ lụt đi cứu trợ giữa miền sông nước mênh mông, như một tấm gương yêu thương, bác ái cho các tín hữu noi theo cách sống theo Đức Kito với những anh em của mình. Hình ảnh những hoàn cảnh neo đơn được đến cứu trợ và giúp đỡ đã gây xúc động mạnh từ chuyến cứu trợ của Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã là nguồn động lực và cảm hứng cho nhiều giáo dân, giáo xứ tiếp sức đồng bào vùng lũ. Những chuyến hàng cứu trợ đổ về Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã liên tục lên đường, bất chấp nguy hiểm, chẳng ngại gian lao… miễn là họ hành động để người dân Miền Trung sớm thoát được cơn nguy hiểm và đói khổ. Các linh mục khu vực bị lũ lụt, đã phát huy hết mọi khả năng của mình, để cứu giúp không chỉ giáo dân mình, mà còn tổ chức hướng dẫn, tiếp nhận và phân phối các hàng cứu trợ đi những nơi cần thiết nhất theo nhu cầu, hoàn cảnh của từng nơi mà qua hệ thống Ban Hành giáo, qua các giáo dân họ đã nắm được. Những chuyến hàng cứu trợ với nước ngọt, với lương khô, với những nhu yếu phẩm cần thiết nhất của các Linh mục quản xứ Tam Tòa, Diên Trường, Hướng Phương… đến những nơi bất kể người công giáo hay ngoài công giáo đã là hình ảnh đẹp đẽ về tình yêu thương và sự đoàn kết của người dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng ngay trong hoạn nạn. Không chỉ việc cứu trợ được phát động trong Giáo hội Công giáo, cả xã hội đã bước vào cuộc chạy đua với lũ lụt bằng những biện pháp có thể và cần thiết không phân biệt công việc, nghề nghiệp, hoàn cảnh hoặc bất cứ điều gì ngăn cản. Những cô ca sĩ, người mẫu, MC, những văn nghệ sĩ, các nhà sư, những người buôn bán lớn nhỏ, những người nội trợ… hầu hết mọi thành phần xã hội đã cùng đau nỗi đau của người dân Miền Trung trong lũ lụt, lo nỗi lo cho tính mạng và tài sản của họ. Cô ca sĩ Thủy Tiên, một cô ca sĩ với thân hình bé nhỏ, những ngay lập tức đã kêu gọi và kết quả thật không ngờ. Chỉ mấy ngày bão lụt cô đã huy động được 150 tỷ đồng, tương đương hơn 6 triệu đola Mỹ. Một con số không thể nghĩ đến với một cá nhân đi kêu gọi quyên góp, hỗ trợ. Cuộc cứu trợ được phát động không chỉ ở các thành phố, mà từ miền núi đến thôn quê, từ vùng không bị lũ lụt tới những vùng lũ lụt ít hơn. Và những chuyến cứu trợ, viếng thăm đã thật sự động viên, giúp đỡ, an ủi nhiều nạn nhân trong bão lụt lần này. Ở chiều ngược lại, nhà nước đã làm gì? Chúng tôi gọi điện thoại đến các nạn nhân trận lũ lụt vừa qua ở Quảng Bình, để tìm hiểu về những điều gì đã xảy ra trong trận lũ vừa qua. Linh mục Pet. Trần Văn Thành, quản xứ Tam Tòa, thành viên Ban Bác ái Giáo phận Hà Tĩnh cho chúng tôi biết: “Trận lũ lụt này là trận lũ lịch sử, tôi chưa bao giờ thấy trận lũ lớn như vậy ở vùng này. Nhiều vùng bị ngập đến mức không còn gì, trâu bò lợn gà chết ngổn ngang, mức độ thiệt hại hết sức lớn so với trận lũ trước đây. Khu lưu vực sông Gianh, các hộ buôn bán bị ngập nhiều nhưng nước rút nhanh hơn. Phía Lệ Thủy và Quảng Ninh bị ngập lụt nhiều nhất. Nguyên nhân là lượng mưa quá lớn, rừng đầu nguồn bị chặt phá hết, nên nước ngập rất nhanh và rất sâu. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên với tinh thần của người dân khắp nơi đối với những nạn nhân lũ lụt tại Miên Trung. Đặc biệt, tỉnh Nghệ An đã hết mình đến cứu trợ bất chấp những khó khăn. Nhưng, điều đáng buồn là các sự điều hành, giúp đỡ đoàn cứu trợ đến với người dân đã không tốt, do vậy nếu chính quyền có chương trình điều phối những đoàn cứu trợ về thông tin hoặc chủ động về thuyền bè chở hàng cứu trợ thì sẽ tốt hơn cho người dân. Tôi thấy qua việc này, nhà cầm quyền đã bỏ lơ và phó mặc người dân tự cứu giúp nhau mà không có trách nhiệm”. Điều mà linh mục Pet. Trần Văn Thành vừa nói không có gì sai. Ngay khi bão lụt đã nhấn chìm các tỉnh từ Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình thì Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chính phủ cùng với các lãnh đạo khác của đảng và nhà nước vẫn tưng bừng tham dự đại hội đảng các tỉnh. Nguyễn Phú Trọng vẫn tham dự Đại hội đảng bộ Hà Nội và nói những lời “tự sướng” mà không hề chú ý hàng trăm người, có cả tướng, tá, binh sĩ đã bỏ mạng tại Miền Trung và hàng triệu dân lành đang ngâm da ngâm xương trong bão lũ. Thậm tệ hơn, kể từ đó cho đến nay, Nguyễn Phú Trọng hầu như không hề ra mặt nói một lời động viên tinh thần hoặc thăm hỏi những người dân lành của ông ta có trách nhiệm trong vai trò chủ tịch nước. Thậm chí, chỉ đến khi Mặt trận Tổ quốc phát động cứu trợ cho Miền Trung vào ngày 17/10, nghĩa là 11 ngày sau khi lũ lụt tại Miền Trung, ông ta chỉ nhắn gửi lời thăm hỏi mà chẳng biết có thật hay không, đến đồng bào Miền Trung. Thế rồi, Mặt trận Tổ Quốc kêu gọi không mấy người hưởng ứng, dù ai cũng biết cái cách của Mặt Trận đi kêu gọi như thế nào. Sau màn mấy ông cán bộ bỏ bì thư, thì báo chí tuyên truyền chuyện em bé đập lợn đất lấy tiền cứu trợ bão lụt, rồi chuyện bà già gần trăm tuổi mang mấy món ăn đi cứu trợ, truyền hình, báo chí kích động lấy nước mắt thiên hạ. Rồi đến đoàn thể vác sổ đi từng nhà, cơ quan trừ lương cán bộ để ủng hộ dù muốn hay không… Thế nhưng, cả đợt kêu gọi bằng mọi cách như vậy, huy động cả hệ thống chính trị, tuyên giáo vào cuộc vẫn chỉ thu được mấy chục tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ mình cô ca sĩ Thủy Tiên, đã được sự ủng hộ đến 150 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm, từ các mạnh thường quân khắp nơi trong cả nước. Và vậy là một chiến dịch được tung ra rằng Thủy Tiên làm vậy có vi phạm Nghị định 64/2008, một cái nghị định mà chục năm có lẻ chẳng ai quan tâm. Chỉ vì nó được chế tạo ra, nhằm dồn tất cả mọi mối cứu trợ vào một mối là các cơ quan nhà nước. Thế rồi, báo chí công bố việc Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có công văn hỏa tốc yêu cầu các nguồn tiền, hàng cứu trợ phải đưa về Ủy ban huyện để phân bổ. Nhưng, những bài học về việc cứu trợ qua cơ quan, tổ chức nhà nước đâu có ít để người dân không rút kinh nghiệm cho mình. Vậy là các lãnh đạo Mặt trận, Hội Chữ thập đỏ và nhiều quan chức khác thay vì lo lắng cho sự mất lòng tin của mình, lại đi lo lắng cho cô ca sĩ Thủy Tiên khó quản lý được một số tiền lớn như vậy, và khuyên cô này nên… nộp lại cho mặt trận để rồi vẫn được giữ tên của mình. Mặt khác, thậm chí khi chính phủ đã cấp cho mỗi tỉnh bị bão lụt 100 tỷ đồng tiền ngân sách, nghĩa là cũng tiền dân, rồi hàng ngàn tấn gạo và lương khô… nhưng, cho đến chiều ngày 28/10/2020, khi chúng tôi gọi điện hỏi thăm, thì hầu hết dân chúng không hề được một chút tiền, hàng cứu trợ nào từ chính phủ. Chỉ có ở Giáo xứ Diên Trường, khi được hỏi, thì linh mục quản xứ cho biết chiều nay, một thôn đông đúc được 4 suất cứu trợ bão lụt, báo hại những người dân quê khốn khổ lại mất đoàn kết vì ai ăn ai nhịn. Lòng tin và hành động Trong khi kêu gọi cứu trợ Miền Trung từ những người dân vốn đã mỏi mòn và cạn kiệt, chỉ còn có lòng cảm thông và chia sẻ với nhau, còn đời sống mỗi người đang hết sức chật vật và gian nan sau những năm tháng dài dịch bệnh đe dọa. Ngược lại, những dòng người cứu trợ đổ về Miền Trung đã nhiều khi gặp phải những cuộc hạch sách và gây khó của chính quyền địa phương, của những người không mấy thiện cảm với việc cứu trợ “ngoài nhà nước”. Và hẳn nhiên, ai cũng biết những người này là ai. Trong khi đó, nhà cầm quyền vẫn tưng bừng mở đại hội, hoa hòe và cờ xí khắp mọi nơi trên đất nước, các tỉnh, các huyện, xã và nơi nơi đổ không biết bao nhiêu tiền dân cứ như đốt lá rừng không hề thương tiếc. Câu hỏi được người dân đặt ra là: Tại sao không bớt đi vài phần nhỏ trong số cờ hoa, những cuộc văn nghệ chào mừng, các cổng chào và bao nhiêu thứ để tiêu tiền cho đại hội đảng từ quà tặng đến xe cộ… mà cứu lấy người dân? Nhưng, đảng đã bỏ ngoài tai tất cả. Tất cả đang lao vào cuộc đấu đá giành ghế chiếm chức và nơi nơi hể hả “thành công rực rỡ”. Điều mà người ta nhìn nhận ra sau vụ lũ lụt vừa qua, đó là lòng tin vào chính quyền, vào các cơ quan nhà nước, những cánh tay nối dài của đảng cộng sản như Mặt trận, Hội chữ thập đỏ, các cơ quan chính quyền… đã chạm tận đáy. Nhận thấy điều đó không khó khăn lắm. Chỉ cần nhìn từng đoàn cứu trợ dồn dập đến Miền Trung, từng khoản đóng góp đổ vào những nhân vật đứng ra nhận cứu trợ cho đồng bào, và những đồng tiền èo uột qua các cơ quan nhà nước, các tổ chức của đảng… thì chúng ta thấy rõ điều này. Và điều nhìn rõ ràng hơn, đó là hành động của chính quyền, của nhà nước đã vô cảm như thế nào. Và điều đó, đã chứng minh câu nói của người xưa: Rằng qua cơn hoạn nạn, mới hiểu tận lòng nhau. Ngày 29/10/2020 nguyenhuuvinh’s blog 
......

Tham nhũng và chính sách ngoại thương bại hoại của CSVN.

Luật Sư  Đào Tăng Dực| Đại nạn lũ lụt miền Trung cũng như nhiều thảm họa khác của dân tộc đều phát xuất từ sự thối nát nội bộ trong đảng CSVN, do độc tài độc đảng sinh ra. Thật vậy, xây dựng thiếu điều nghiên hằng loạt đập thủy điện, phá rừng diệt cây để rồi kết bè, kết đảng hầu công quỹ chui vào túi tham quan, gỗ tốt dựng nhà cho cán bộ chóp bu, là nguyên nhân lớn nhất gây nên tang tóc cho dân nghèo miền Trung. Nhất là khi các đập thủy điện hay công trình xây cất hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống do các nhà thầu Trung Quốc trúng gói thầu, thì giá bị thổi phồng đôi khi gấp 10 lần giá cả trên thị trường quốc tế, chất lượng công trình thấp vì bòn rút, thời hạn hoàn tất kéo dài và tiền đút lót cho phe nhóm cực cao. Tuy nhiên, sự tham nhũng thối nát gây chết chóc tang thương chỉ thuộc phạm vi nhỏ. Trên bình diện lớn hơn về ngoại thương, kinh tế và chủ quyền dân tộc, thì sự tổn thất của quốc gia còn gấp vạn lần. Đó là nguyên nhân tại sao một dân tộc kiêu hùng suốt 2 ngàn năm lịch sử, dưới sự cai trị của đảng, lại dễ dàng nhượng Ải Nam Quan, nửa Thát Bản Giốc, Hoàng Sa, một phần Trường Sa, nhiều vùng lãnh hải và thềm lục địa của tổ tiên cho Trung Quốc như thế? Câu trả lời dĩ nhiên là vì cấp lãnh đạo chop bu trong đảng đã bán rẻ cho CSTQ hầu đút vào túi riêng hiện kim và quyền lực. Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, nhân dân sẽ có một hay nhiều chính đảng đối lập với chính quyền, một nền tư pháp hoàn toàn độc lập và một hệ thống báo chí tư nhân hùng mạnh giám sát chính quyền. Trong bối cảnh đó, không một chính đảng hay chính quyền nào có thể bán rẻ quyền lợi của dân tộc hoặc lãnh thổ và lãnh hải của tổ tiên. Chứng cử hiển nhiên nhất đảng CSVN bán nước cho CSTQ trên phương diện ngoại thương nằm ở 1 sự kiện khách quan đau lòng. Đó là trong nhiều thập niên, đảng CSVN đã dung túng cho một cán cân thương mại hoàn toàn thiên vị cho Bắc Kinh, khiến nhân dân và các doanh nghiệp Việt Nam “tặng không” cho CSTQ hằng trăm tỷ Mỹ Kim. Thật vậy, theo thông tấn xã Reuters thì năm 2019, trong giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì Việt Nam thặng dư kim nghạch $US46.98 tỷ và trước đó 1 năm là thặng dư $US34.87 tỷ. Tuy nhiên cũng vào năm 2019, trong giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thì Việt Nam thâm thủng kim nghạch $34.04 tỷ và trước đó một năm là thâm thủng $24.15 tỷ. Cán cân thương mại Việt- Trung hoàn toàn mất thăng bằng như thế mà đảng CSVN không hề có những biện pháp cấp bách để cân bằng. Sự kiện trên chỉ có thể giải thích được là: đảng CSVN một mặt đã là một tay sai vô điều kiện cho CSTQ, và mặt khác bị đảng CSTQ hoàn toàn khống chế. Thêm vào đó hàng ngũ đảng CSVN nhận được những lợi nhuận khổng lồ từ đảng CSTQ hầu duy trì sự thâm thủng mậu dịch này. Chỉ trên căn bản cán cân thương mại giữa 2 quốc gia mà thôi thì Trung Quốc được nhiều quyền lợi hơn nếu duy trì thực trạng. Trong khi đó Việt Nam sẽ không phải lỗ hằng trăm tỷ Mỹ Kim nếu chấm dứt tình trạng này. Điều trên có nghĩa là trên nguyên tắc, Việt Nam sẽ có thế mạnh nếu vùng lên thương thuyết đòi cân bằng hóa cán cân thương mại. Sau đó, thay vì sử dụng số kim ngạch thặng dư với Hoa Kỳ để “cúng dường” cho CSTQ, thì dùng số tiền này để giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng tính cạnh tranh quốc tế, hầu sau đó thoát khỏi sự lệ thuộc vào người láng giềng khổng lồ và mang tính đế quốc bá quyền này. Thật vậy, nếu CSVN chấp nhận thương thuyết với CSTQ thăng bằng hóa cán cân thương mại, thì trong thập niên qua, chúng ta đã có thể dành dụm được hằng trăm tỷ Mỹ Kim, giúp đỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam trên các phương diện chiến lược sau đây: 1. Huấn nghệ nhân sự cho các doanh nghiệp Việt Nam 2. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 3. Tìm kiếm, đa diện hóa và phát triển thị trường 4. Quảng cáo trên toàn cầu các sản phẩm và dịch vụ Việt Nam Được như thế thì các doanh nghiệp Việt nam mới cạnh tranh trên toàn thế giới và đất nước phát triển thành con rồng Châu Á. Với hằng trăm tỷ Mỹ Kim trong tay, cấp cứu nạn lụt miền Trung hoàn toàn nằm trong khả năng của chính phủ, mà không cần dòm ngó đến số tiền của danh ca Thủy Tiên quyên góp hầu cứu trợ đồng hương miền Trung. Tệ hại hơn nữa là đàn anh CSTQ, sau khi được CSVN cúng dường hằng trăm tỷ Mỹ Kim lại được tên đàn anh này ưu ái tặng lại số tiền “vĩ đại” 100 ngàn Mỹ Kim để cứu trợ đồng bào miền Trung, trong khi Nam Hàn cứu trợ 300 ngàn, Đài Loan 400 ngàn, Liên Hiệp Âu Châu 1,5 triệu và Hoa Kỳ 2,1 triệu Mỹ Kim. Tuy nhiên, với độc tài độc đảng, quyền lực tuyệt đối đem lại sự tha hóa tuyệt đối, đảng CSVN đã trở thành một khối u ác tính của dân tộc. Chỉ có một cuộc đại phẩu thuật dứt khoát, bứng tận gốc rễ khối u ác tính này, thì dân tộc mới có cơ hội sống còn và vương lên.  
......

Quan tài tập thể là để cho dân?

Công ty Khánh Hòa đang san ủi, “cạo trọc” núi Chín Khúc để xây dựng dự án tâm linh và biệt thự nghỉ dưỡng. Ảnh: Zing Trương Châu Hữu Danh| Lũ lụt, sạt lở liên tiếp xảy ra ở miền Trung, căn nguyên được chỉ ra là do phá rừng làm thủy điện “cóc”, chuyển rừng tự nhiên thành rừng trồng,… Và dễ thấy nhất là hiện tượng bạt núi, phạt đồi làm các siêu dự án khu du lịch tâm linh, biệt thự, thành những mối họa treo lơ lửng trên đầu dân, khi những khối đất đá, hồ nước có thể đổ sụp đè chết họ bất cứ lúc nào. Lúc này đây, ở Khánh Hòa, núi Chín Khúc – một trong những ngọn núi lớn nhất TP Nha Trang bị thay đổi hiện trạng để thi công dự án bất động sản kết hợp khu du lịch tâm linh. Người Nha Trang ví ngọn núi như đang bị “xẻ thịt”. Núi Chín Khúc có chiều cao khoảng 500 m so với mực nước biển. Từ đỉnh núi có tầm nhìn trọn vẹn đường bờ biển và vịnh Nha Trang. Từ chân núi cũng có thể dễ dàng kết nối với trung tâm thành phố qua đại lộ Võ Nguyên Giáp và đường Phong Châu. Với vị trí thuận lợi này, Công ty TNHH sản xuất và xây dựng Khánh Hòa (Công ty Khánh Hòa) đã xin UBND tỉnh Khánh Hòa cấp đất để làm dự án khu biệt thự sinh thái rộng khoảng 200ha. Sau đó, Công ty Khánh Hòa lại xin thêm gần 380ha đất nữa để làm một dự án tâm linh trên đỉnh núi Chín Khúc, qua đó nâng tổng diện tích dự án lên 513ha. Sau khi được chấp thuận về chủ trương, doanh nghiệp này tiến hành đào đắp, xẻ núi làm đường, khiến núi Chín Khúc bị “cạo trọc” nham nhở trên đỉnh, phục vụ dự án Cửu Long Sơn Tự, gồm quần thể chùa, gian hàng trưng bày vật phẩm… Theo Zing.vn, đây được coi là một trong những dự án tâm linh lớn nhất Việt Nam, chỉ kém hơn một chút quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình) rộng 700ha. Công ty Khánh Hòa cho biết sẽ cho dựng một tượng phật cao 153m trên đỉnh núi Chín Khúc. Hiện tại, phần đỉnh núi này đã được san bằng gần như toàn bộ, gần như không còn cây cối mọc như trước kia. Công ty thừa nhận dự án Cửu Long Sơn Tự trên đỉnh núi Chín Khúc chưa có đánh giá tác động môi trường. Theo báo cáo gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trên núi Chín Khúc hiện có 7 dự án và các đề xuất dự án, gồm: Khu đô thị trên đồi của Đất Lành; Cửu Long Sơn Tự và khu cáp treo, bãi đậu xe; Khu kinh tế trang trại Vĩnh Trung; Khu biệt thự và sinh thái Đất Lành; Khu đô thị City View; Khu tái định cư Đất Lành; Khu dân phía Tây khu tái định cư Đất Lành. Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa cho biết ngoài dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung, đơn vị này chưa có hồ sơ của dự án khác ở núi Chín Khúc. Cũng tại TP Nha Trang, từ năm 2019, tại khu vực núi Chụt (phường Vĩnh Trường và Vĩnh Nguyên), hàng loạt các công trình biệt thự, nhà phố vượt tầng, trái quy hoạch nghiễm nhiên tồn tại. Đó là dự án Ocean View Nha Trang. Ông Nguyễn Việt Hùng – Giám đốc Công ty TNHH TM – DV Thiên Nhân II (chủ đầu tư Ocean View Nha Trang) đang bị truy nã. Sở Xây dựng Khánh Hòa cho biết, dự án có diện tích xây dựng là 51.594m2 và diện tích rừng phòng hộ là 21.256m2, được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch vào năm 2011 với với 5 khu, trong đó khu A, B, C, D gồm 69 lô biệt thự, tầng cao xây dựng từ 1-3 tầng. Riêng khu F (khách sạn và căn hộ) xây dựng 25 tầng. Tuy nhiên, 37 lô đã xây dựng xong thì phát hiện 16 lô xây dựng sai quy hoạch, 13 lô chưa kiểm tra được, có tình trạng phá đá, nổ mìn san lấp mặt bằng. Theo tìm hiểu, hầu hết các công trình sai phạm là do vượt chiều cao quy địnhh (4-8 tầng) và sai mật độ (80-100% diện tích). Cũng tại khu vực núi Chụt, một dự án khổng lồ có tên Anh Nguyễn Ocean Front Villas Nha Trang cũng thực hiện cải tạo mặt bằng núi, xây dựng đường xá, công trình, được quảng cáo “dành cho giới siêu giàu”. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Anh Nguyễn. Theo giới thiệu, Anh Nguyễn Ocean Front Villas là khu phức hợp biệt thự, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại, tọa lạc tại số 36-38 đường Trần Phú (đoạn vòng núi Chụt), phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang. Dự án được quy hoạch trên tổng diện tích 118.897,2m2, trong đó đất thương mại là 49.147,7m2, gồm 3 dự án thành phần: Khu biệt thự Ocean Front Villas, khu căn hộ Ocean Front Condominium và tòa nhà phức hợp Ocean Front AquaMarine Suite Apartment. Trong đó, phân khu căn hộ dịch vụ Ocean Front Condominium nằm trên khu đất 4.825,7m2, chiều cao 8 tầng với 203 phòng. Tầng thượng của khu căn hộ còn được bố trí bể bơi. Phân khu Ocean Front AquaMarine Suite Apartment gồm 9 tầng với 169 căn hộ, kèm nhà hàng, rạp chiếu phim, bể bơi,… Anh Nguyễn Ocean Front Villas ken đặc 79 căn Villas, bố trí bể bơi vô cực trên sườn núi. Theo lãnh đạo UBND phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, dự án này đã được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp phép từ hơn 10 năm trước, từng nổ mìn phá đá. Hiện nay, dự án vẫn ngổn ngang các hạng mục thi công, các công trình, tòa nhà, hồ bơi trên vách núi, phía dưới là đường giao thông, các khu dân cư hiện hữu… TP. Nha Trang không phải “chưa thấy quan tài”, vì đã có hàng chục người chết và mất tích khi bể bơi của khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú trên đỉnh núi Hòn Xện bị vỡ vào 18/11/2018. Nhưng tới nay, cả chính quyền vẫn để mặc các điện đài, biệt thự tráng lệ, đắt tiền chễm chệ trên đỉnh núi? Họ không thấy “đổ lệ”, có phải vì quan tài tập thể là để cho dân?  
......

Binh chủng phòng chống thiên tai

TS Nguyễn Ngọc Chu -  FB Nguyen Ngoc Chu| Đất nước ta ở vào vị trí địa lý mà năm nào cũng phải đối mặt với bão lũ. Bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mức độ tàn phá đều ở mức khủng khiếp cho đến rất khủng khiếp. Đó là sự thật trong quá khứ. Đó sẽ là điều không tránh khỏi trong tương lai với cường độ lớn hơn. Cho nên, không bàn về quá khứ. Không chỉ trích nguyên nhân quá khứ làm trầm trọng tai hoạ bão lũ. Chỉ nói đến biện pháp phòng chống bão lũ cho tương lai. I. Phải bằng mọi cách bảo vệ rừng và khôi phục lại rừng Những bức ảnh vệ tinh, mà bất cứ ai cũng có thể chụp được bằng điện thoại cầm tay cho bất cứ địa điểm nào, đã làm hoảng sợ đến cả người vô tâm nhất về sự trơ trọi của rừng Việt Nam. Không phải bom Napalm trong chiến tranh, không phải hoả hoạn hay bão lũ, mà chính con người mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của rừng Việt Nam. Bốn thập niên gần đây là bốn thập niên rừng Việt Nam bị tàn phá nặng nề nhất. Sự tàn phá có thể ví với sự diệt chủng – khi mất gần hết rừng tự nhiên. Theo thống kê của Bộ NN&PTNN, tính đến ngày 31/12/2019 diện tích đất có rừng của Việt Nam là 14,6 triệu ha (146.000 km²), trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha và rừng trồng là 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tỷ lệ tính độ che phủ là 13,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 41,89% diện tích toàn quốc. Nhưng đó là con số tự động viên. Vì không phải có cây thì gọi là rừng. Diện tích rừng đúng nghĩa của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều. Rừng tự nhiên là rừng nhiều tầng với các cây cao to giữ vai trò trụ cột che phủ, bảo vệ toàn bộ các tầng phía giới và mặt đất. Khi những cây cao to nhất trong một khu rừng tự nhiên bị đốn làm gỗ, thì “phòng tuyến” quan trọng nhất bị tan biến. Nhìn bằng mắt thường và chụp ảnh vệ tinh thì khu rừng vẫn có màu xanh, nhưng đã mất đi các chức năng chính của rừng tự nhiên. Cây to bị đốn đi thì nước trút xuống, không ngấm thành nước ngầm, trôi đi, dẫn đến lũ lụt và sạt lở. Không có mạch nước ngầm thì toàn bộ môi trường sống bị ảnh hưởng, nhất là nước cung cấp trong mùa khô cho con người, cây trồng, và động thực vật. Vai trò vô cùng quan trọng khác của rừng tự nhiên nhiều tầng là vai trò điều hoà thành phần không khí, nhiệt độ, độ ẩm cho môi trường sống. Các cây to bị đốn đi thì các chức năng vừa nêu bị giảm sút ở mức độ áp đảo. Đó là điều vô cùng nguy hại cho môi trường sống. Cho nên, khi khu rừng tự nhiên bị đốn hết các cây cao to để lấy gỗ, thì diện tích rừng tuy vẫn được tính, nhưng khu rừng đó mất đi vai trò rừng tự nhiên. Trừ các khu rừng nằm trong diện bảo tồn, ở Việt Nam có thể nói, không còn rừng tự nhiên nữa. Các rừng mới trồng – cần cả trăm năm mới có được phần nào vai trò của rừng tự nhiên. Chưa kể đến một vai trò quan trọng khác của rừng tự nhiên nhiều tầng – chính là quốc phòng. Trong thời đại vệ tinh soi được đến từng m² trên mặt đất, bắn đúng bất cứ mục tiêu di động nào nhờ định vị vệ tinh, thì rừng tự nhiên nhiều tầng là bức màn che vô giá. Huỷ diệt rừng Việt Nam chính là con người. Sau đây xin liệt kê vắn tắt các “kẻ thù” chính của rừng Việt Nam. 1. Nạn phá rừng lấy gỗ Trong sự huỷ diệt rừng tự nhiên của Việt Nam từ sau năm 1975 thì nạn phá rừng là một trong những nguyên nhân chủ chốt. Theo thống kê của FAO, Việt Nam là nước có nạn phá rừng đứng thứ 2 thế giới, sau Nigeria. 2. Lấn chiếm đất ở và sản xuất Một “kẻ thù” hung hãn khác của rừng tự nhiên, ngoài lâm tặc, chính là sự di dân và mở rộng đô thị. Những năm thập niên 50, 60 và 70 ở thế kỷ trước, miền Bắc đã đưa hàng triệu người từ miền xuôi lên miền ngược – đánh dấu cuộc xâm chiếm rừng lần thứ nhất. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước cho đến hiện nay – là cuộc xâm chiếm rừng lần thứ 2 với cường độ hung hãn gấp bội. Chỉ tính riêng các tỉnh Tây Nguyên dân số đã tăng từ 5-6 lần với hơn 5 triệu người di dân và sinh ra từ di dân. Ở khắp các tỉnh có rừng, suốt từ Nam tới Bắc, mọc ra nhan nhản các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ với diện tích mỗi ngày một mở rộng. Rừng bị đẩy lùi khắp mọi nơi. Đây là nguyên nhân thứ 2 làm cho rừng tự nhiên bị lụi tàn. 3. Dự án Nguyên nhân thứ 3 làm cho rừng kiệt quệ chính là các dự án. Chưa bao giờ có nhiều dự án vẽ ra để dành đất đai tài nguyên nhiều như bây giờ. Các dự án phát triển, dưới mọi hình thức, đã trở thành “con thú dự án” gặm nhấm từng khu rừng lớn. Các dự án đã lấy đi hàng triệu ha đất rừng. 4. Thủy điện Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có 385 công trình thuỷ điện đang vận hành trong tổng số 818 dự án được phê duyệt. Không dự án thuỷ điện nào mà không lấn chiếm diện tích rừng, từ vài trăm ha cho đến hàng chục ngàn ha. Từ đó để thấy đã có hàng triệu ha rừng bị hy sinh cho thuỷ điện. Trong các dự án phá rừng, thì thuỷ điện là “một con thú dữ”. Bởi khác với các dự án khác, thuỷ điện không những phá rừng, mà còn đắp đập ngăn nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, thì các hồ thuỷ điện lưu giữ khoảng 56 tỷ m³ nước – chiếm khoảng 86% tổng dung tích các hồ chứa nước trong cả nước. Các hồ chứa nước của thuỷ điện cắt được lũ trong mùa mưa nhỏ, nhưng tạo nên lũ lớn hơn vào mùa mưa lũ lớn. Các hồ chứa nước của thuỷ điện ngăn cản sự tuần hoàn tự nhiên của nước, làm mất sự cân bằng sự phân phối nước trên bề mặt và dưới lòng đất, từ đó dẫn đến sự biến đổi toàn bộ hệ thống sinh thái. Ở mặt khác, các hồ chứa nước của thuỷ điện còn tiềm ẩn nguy hiểm làm nứt vỡ các mạch địa chất, dẫn đến động đất. Hồ chứa nước thuỷ điện Hoà Bình lớn đến 9,45 tỷ m³ cùng với hồ chứa nước thuỷ điện Sơn La dung tích 9,26 tỷ m³ là những bể nước khổng lồ có khả năng làm nứt vỡ các mạch địa chất. Hà Nội và vùng Tây Bắc sẽ đợi chờ nhiều động đất hơn trong tương lai. Sự nguy hiểm của thuỷ điện lớn đến mức ở nhiều nước đã hạn chế thuỷ điện, và phá bỏ dần các công trình thuỷ điện đang vận hành. Cho nên, điều đầu tiên là phải bảo vệ rừng tự nhiên. Phải có biện pháp để chống lại 4 kẻ thù nêu trên của rừng tự nhiên. Tiếp đến là phải có biện pháp mạnh mẽ để trồng rừng mới. Bảo vệ được rừng tự nhiên. Trồng được nhiều rừng mới. Đó là những di sản quý giá mà thế hệ trước phải để lại cho thế hệ sau. Của hồi môn – không có gì quý hơn môi trường sống. II. Nhà phòng chống bão lũ Mất rừng tự nhiên là yếu tố số 1 dẫn đến lũ mỗi ngày một lớn hơn trên đất nước chúng ta. Mất rừng tự nhiên làm tăng thêm lũ, làm tăng thêm nạn sụt lở, làm giảm khả năng chống bão lũ. Ở mặt khắc, sự biến đổi khí hậu do ảnh hưởng từ mất rừng tự nhiên sẽ dẫn đến mưa bão mỗi năm thêm thất thường và dữ dội hơn. Từ đó để thấy, trong tương lai, chúng ta sẽ phải đối mặt với tai hoạ lũ mỗi năm một lớn hơn. Năm nào cũng lũ ngập tràn, năm nào cũng chạy lũ, năm nào cũng cứu trợ, tại sao chúng ta không nghĩ ra các biện pháp sinh sống được trong lũ? Đã hàng chục năm qua, chính quyền chưa bao giờ đặt bài toán chống chạy lũ, sống cùng lũ. Bây giờ là đã quá chậm, nhưng còn hơn không bao giờ, phải giải quyết bài toán sống chung với lũ. Như vậy, các ngôi nhà sống trong lũ phải được xây dựng: – Tránh được sụt lở nguy hiểm; – Không phải chạy lũ; – An toàn trong lũ; – Sống được trong lũ; – Không mất tài sản; – Trâu bò và gia cầm an toàn khi lũ đến; – Đi lại được trong lũ. Khi xây dựng được các ngôi nhà trên cho dân thì đó là lúc hết chạy lũ. Lúc đó cả xã hội sẽ không phải lo cứu trợ thường xuyên hàng năm vì lũ. Cả xã hội sẽ không mất đi hàng triệu tỷ đồng vì lũ. Và quan trọng hơn là không mất đi sinh mạng của đồng bào. Tương tự như vậy là các nhà dân vùng ven biển phải đối mặt với bão. Hàng năm cả chục cơn bão lớn đổ vào nước ta. Không thể bốc hàng chục triệu dân đi nơi khác sinh sống. Nhất là hàng chục triệu ngư dân cần biển để mưu sinh. Và quan trọng nữa, đất nước rất cần ngư dân để bảo vệ biển. Chính quyền cũng chưa bao giờ đặt vấn đề này thành vấn đề hệ trọng để giải quyết. Vấn đề này không thể giải quyết trong 1 năm, nhưng nó có thể giải quyết cơ bản trong vòng 1 chục năm. Chỉ bởi chưa bao giờ đặt nó ra trên bàn một cách nghiêm trọng. Vấn đề nhà phòng chống bão lũ, rừng phòng chống bão lũ là vấn đề lớn – cần có một diễn đàn rộng hơn, mà không thể gói gọn ở đây trong 1 trang viết. III. Sự kém hiệu quả trong cứu trợ đồng bào bị lũ lụt Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), qua thực tế nhiều năm, đã thể hiện sự kém hiệu quả trong cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. 1. Về tài chính và vật chất cứu trợ, mọi sự huy động đều nhờ vào chính quyền chỉ đạo các cơ quan đoàn thể nhà nước đóng góp. Không có chính quyền, cụ thể là Nhà nước, thì MTTQVN rất khó quyên góp được tài chính và vật chất để cứu trợ. Đó là thực tế. 2. Việc tổ chức cứu trợ của MTTQVN được tiến hành chậm, không kịp thời. Bộ máy rất cồng kềnh, không hiệu quả. 3. Tiền cứu trợ và vật chất cứu trợ bị thất thoát. 4. Không biết được kết quả công khai của đóng góp cứu trợ. Chính các điểm 2,3,4 nêu trên đưa đến điểm 1. Nó lý giải tại sao những người đóng góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt muốn trực tiếp đến tận nơi giao cho người bị thiên tai mà không muốn qua MTTQVN. IV. Thành lập binh chủng phòng chống thiên tai Sự không hiệu quả của MTTQVN trong cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai cho thấy sự cần thiết phải ra đời một tổ chức chuyên nghiệp được tin cậy. Thiên tai là giặc. Thiên tai xẩy ra thường xuyên hàng năm khắp mọi nơi – nhiều hơn chiến tranh. Vậy tại sao không có lực lượng chuyên nghiệp tinh nhuệ để đối phó? Đã đến lúc phải thành lập binh chủng phòng chống thiên tai trực thuộc Bộ Quốc phòng. Quân đội để bảo vệ tổ quốc. Quân đội để bảo vệ nhân dân. Quân đội là nơi nhân dân có thể tin cậy. Một binh chủng phòng chống thiên tai chuyên nghiệp sẽ rất tinh nhuệ trong cứu giúp đồng bào vùng bão lũ. Một binh chủng phòng chống thiên tai chuyên nghiệp sẽ cứu được nhiều mạng sống, tránh được những thiệt mạng không đáng có. Một binh chủng phòng chống thiên tai chuyên nghiệp sẽ đảm bảo tiền và vật chất cứu trợ đến địa điểm cứu trợ kịp thời và không thất thoát. Thiên tai là giặc. Năm nào cũng có thiên tai. Xin đừng chần chừ nữa! TS Nguyễn Ngọc Chu -  FB Nguyen Ngoc Chu  
......

Về Hai Người Phụ Nữ

Ta là gì ? Ta cần thiết cho ai? (Nguyễn Duy) Nguyệt Quỳnh| Phiên toà xử người dân Đồng Tâm cùng cái án tử hình, chung thân dành cho con cháu cụ Kình đã phủ xuống tâm trạng u ám cho tất cả chúng ta. Nhưng sự việc không dừng ở đó, công an đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của ấn bản “Báo Cáo Đồng Tâm”. Đây là một ấn phẩm song ngữ Anh-Việt nhằm công bố với dư luận quốc tế về tội ác của lãnh đạo CS trong vụ án tranh chấp đất đai với người dân tại Đồng Tâm. Vụ án đã làm chấn động tâm tư người VN đến cùng cực. Nhìn những người được toà án tha về khóc ai oán trước mộ cụ Kình hỏi ai không rơi lệ, hỏi tim ai không quặn thắt, hỏi ai không muốn ôm những con người vô tội ấy thật chặt vào lòng. Sự cô thế đến tội nghiệp của họ trước cái man rợ của bọn cường quyền làm lòng người ta tan nát. Nhiều người chỉ thốt lên được: “đau, đau, đau lắm…” đau đớn cho đất nước, đau cho người, đau cho chính mình, vừa đau vừa hổ thẹn trước sự lạc hậu, càn rỡ của luật pháp. Nhưng lẽ ra chúng ta không nên đau nhiều như thế !? Để chấm dứt cái ác thì chỉ có hành động. Nhà báo Đoan Trang đã chọn thái độ ấy. Không phải tự nhiên mà các nhà nghiên cứu, các triết gia, các nhà sử học trên thế giới, những người chuyên nghiên cứu sâu về các chế độ độc tài như Phát-xít và Cộng Sản đều gọi hai chế độ này là “quỷ dữ”. Nhà sử học người Anh, Richard Overy thì gọi họ bằng cụm từ “nhà nước của sự khiếp hãi, nhà nước của khủng bố”. *** Thật vậy, ngay chính cụ Kình, ông Bùi Viết Hiếu, bà Bùi Thị Nối, những người bị lực lượng chức năng bắn thẳng vào ngực, cũng không thể nào hiểu được tại sao họ lại bị bắn? Cả cuộc đời 29 người nông dân ấy cũng không thể nào hiểu được điều gì đã xảy ra cho mình? tại sao họ lại trở thành những tội phạm giết người?  Công lý ở các phiên toà nước ta chỉ là trò hề không hơn không kém. Và trò hề đó được diễn đi diễn lại như diễu cợt thân phận con người. Điều cay đắng, chúng ta lại là một phần trong cái bi hài kịch ấy! Không đâu trên thế giới này lại có những điều thật ấn tượng như các phiên toà ở đây. Xin chia sẻ một trong những ấn tượng ấy là các phát biểu về những điều “không cần thiết” của các vị đại diện viện kiểm sát. Nhưng trước khi nói về những thứ “không cần thiết” đó, tôi muốn kể một chuyện hài. Bạn có thể cười vui, cười buồn, cười chua xót, hoặc cười ra nước mắt, … Dù sao, nó cũng minh hoạ khá chính xác về cái càn rỡ của nghành tư pháp nước ta. Có hai vợ chồng nhà kia đi nghỉ mát bên cạnh một bờ hồ. Trong lúc người chồng say ngủ, người vợ lấy chiếc thuyền bơi ra giữa hồ ngồi đọc sách. Một cảnh sát bơi thuyền đến bên bà và nói: - Thưa bà, ở đây cấm câu cá, tôi phải bắt bà. - Nhưng tôi đâu có câu cá. - Tôi vẫn phải bắt bà, thưa bà, vì thuyền bà có chứa đầy đủ các dụng cụ để câu cá. - Khoan đã, nếu thế tôi sẽ thưa với quan toà là ông cưỡng hiếp tôi. - Tôi đâu có, tôi chưa hề đụng vào người bà. - Nhưng thưa ông, ông có đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hành vi đó. Những phiên toà loại “đầy đủ dụng cụ” này đã gán ghép bao nhiêu công dân lương thiện vào những tội họ không có hành động cũng như hoàn toàn không có khả năng vi phạm. Thế nhưng họ vẫn bị ghép vào những tội danh kinh khủng như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “tàng trữ tài liệu, tuyên truyền chống phá nhà nước”, ... Khi ra trước toà, họ cũng như 29 nông dân kia, những điều luật để bảo vệ họ đều bị vị thẩm phán chủ toạ khẳng định: “Không cần thiết”. Xin đơn cử những điều “không cần thiết” trong phiên toà được cho là với tội danh nghiêm trọng “giết người” của 29 nông dân xã Đồng Tâm: - Hồ sơ vụ án có quá nhiều điểm mâu thuẫn, nhưng đề nghị trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung của các luật sư là “hoàn toàn không cần thiết”. - Việc các Luật sư yêu cầu được gặp các bị cáo tại phiên toà là “không cần thiết”. - Việc Luật sư yêu cầu sự có mặt của các nhân chứng quan trọng (cụ bà Dư thị Thành, viên công an bắn chết cụ Kình) là “ không cần thiết”. - Việc các Luật sư yêu cầu thực nghiệm hiện trường để làm rõ cái chết của 3 công an là “không cần thiết”. - Việc Luật sư yêu cầu khởi tố vụ án giết người liên quan đến cái chết công dân Lê Đình Kình là “không cần thiết”. - … Ngoài những điều bạch văn trên, còn có biết bao những điều không cần thiết khác mà người dân Đồng Tâm phải đối mặt: sự có mặt của thân nhân các bị cáo tại phiên toà là không cần thiết; phiên toà dự định diễn ra 10 ngày là không cần thiết, chỉ bốn ngày là nghị án được rồi; phần bào chữa của các luật sư bị tước bỏ vì không cần thiết; … Tòa án là nơi diễn giải luật pháp và phán xét dựa trên luật pháp, thế nhưng ở phiên toà Đồng Tâm, một vị thẩm phán đã liên tục ngắt lời các luật sư và nói thẳng với Ls Luân Lê rằng: “Ở đây không nói luật nữa, không giải thích luật”?! Suy cho cùng, tôi cho rằng vị thẩm phán đó rất thật lòng và ông có cái lý của ông. Giải thích luật ở các phiên toà này là vô ích, ngay đến bản thân ông hay thân phận vị chánh án cũng vậy, cũng không cần thiết. Án bỏ túi, chỉ cần người vào vai chánh án, lôi ra đọc và gõ búa là xong; chỉ tội cho những người chết oan trong cuộc và gia đình họ. Tôi chắc rằng đối với thân nhân của 3 sĩ quan, những huân chương chiến công hạng nhất đó, mới thực sự là không cần thiết! Khi con người bất lực trước dối trá, khi sự dối trá đã lên đến đỉnh điểm người ta mới khao khát một lời nói thật, người ta mới thấy rằng sự thật là một báu vật. Sự Thật giúp người ta được sống với nhân phẩm, nó giữ người ta thoát khỏi sự hèn mọn. Nhìn thái độ của nông dân Bùi thị Nối trước toà, người ta nhớ đến hình ảnh khóc lóc, cầu xin của các tướng lĩnh, các quan chức CS mà thấy tiếc cho họ. Dù ít học, người phụ nữ này đã làm sống lại giá trị của một con người. Có lẽ điều này mới chính là điều cần thiết nhất cho chúng ta trong lúc này, ở ngay tại phiên toà này. Trong khi hầu hết 28 người khác đã nhận tội, đã từ chối luật sư, bà Bùi thị Nối đã chọn nói thật. Bà bước lên mọi dối trá, mọi thứ đồ giả chung quanh bằng nỗi khát khao từ đáy tim bà. Bà cầu xin mọi người VN, thế giới, các luật sư, các trí thức hãy tìm ra con đường sáng sủa nhất cho những con người cùng khổ trên đất nước này: “Tôi có một vấn đề: Tôi là người dân Đồng Tâm, vì bát cơm manh áo mà tại thời đại hoà bình, bố tôi, ông Kình 58 tuổi Đảng, là người nông dân mẫu mực; thời đại hoà bình mà để mất các chiến sĩ hy sinh; chỉ vì một đêm thôi, tôi đã bị một viên đạn xuyên vào ngực. Những người nông dân không có đất, để kiếm bát cơm manh áo; yêu cầu Đảng, Chính phủ, Thế giới này, giúp người dân lao động. Những Luật sư, nhà trí thức, cố gắng tìm ra con đường sáng sủa nhất cho người dân lao động, cho thế giới loài người, để sống cuộc sống thanh bình nhất, đẹp đẽ nhất” *** Nghe câu nói đứt quãng của bà Bùi thị Nối người ta hiểu vì sao Đoan Trang kiên trì đấu tranh, và vì sao chị viết “Báo Cáo Đồng Tâm”. Cả hai người phụ nữ cùng bị bắt giam, cùng đối mặt với tù đầy, nhưng cả hai cùng đánh cược những rủi ro của mình vì người khác. Tôi nghĩ đến 90 triệu con người đang lầm lũi sống giữa thiên tai và nhân tai. Gần 200 ngàn căn hộ đã chìm sâu trong nước, hơn 100 sinh mạng con người dập vùi trong lũ hết năm này sang năm khác mà vẫn không ai hỏi tại sao?! Trong những ngày mưa bão trắng miền Trung, tôi nghĩ về hai người phụ nữ ấy. Cả hai cùng bé nhỏ, cô thế, yếu đuối, nhưng họ thật lớn lao và cần thiết. Đọc tâm thư “Nếu tôi có đi tù” của Đoan Trang tôi nghĩ đến người phụ nữ thương tật ấy và những hy sinh âm thầm của chị mà xúc động. Tôi tự hỏi chính mình, và nghe trong mưa gió, trên những mái nhà ngập nước, câu hỏi như đang truyền đi trong gió bão: “Chúng Ta là gì? Ta cần thiết cho ai?” Nguyệt Quỳnh Nguồn: danquyenvn.blogspot.com/2020/10/ve-hai-nguoi-phu-nu.html#more  
......

Thủ đô Hà Nội và bãi rác Nam Sơn

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân| Bãi rác Nam Sơn, thuộc huyện Sóc Sơn hình thành từ năm 1999, hàng ngày tiếp nhận khoảng từ 5.000 đến 7.000 tấn rác từ 12 quận và 5 huyện của thành phố Hà Nội. Rác là một loại chất thải không chỉ dơ bẩn mà có mùi hôi thối khó chịu qua nhiều ngày tồn trữ, dù trong những bãi chứa riêng. Cho đến nay, chung quanh bãi rác Nam Sơn vẫn còn hàng ngàn gia đình sinh sống vì thành phố chưa giải quyết được việc di dời thoả đáng cho họ. Các gia đình ở khu vực này phải chịu đựng qua nhiều năm tháng, sống chung với rác trong một môi trường nguy hiểm cho sức khỏe mà chính quyền không quan tâm giải quyết. Mới đây truyền thông trong nước cho biết do không chịu nổi mùi hôi thối, tối ngày 23 tháng Mười một lần nữa người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn đã phản ứng bằng cách phong tỏa hai bên đường không cho xe rác vào bãi Nam Sơn. Không biết đây là lần thứ mấy người dân Nam Sơn, ngoại ô Hà Nội đã phải hành động cứng rắn như thế để bảo vệ môi trường sống của mình trước sự làm ngơ của chính quyền. Trước đây, chính quyền thành phố Hà Nội có thể lấy lý do thủ đô còn nghèo và dân số còn ít nên việc giải quyết rác thải các loại phải làm theo lối thủ công và quy mô nhỏ. Tức là sau khi phân loại, rác được giải quyết bằng phương pháp… chôn cổ điển. Người dân có thể chấp nhận đó là lý do chính đáng nên cắn răng chịu đựng và hy vọng một ngày mai sẽ khá hơn. Được biết thành phố Hà Nội cũng đã từng lên kế hoạch xây dựng đến 5 nhà máy đốt rác phát điện, trong đó có Nhà Máy điện rác Sóc Sơn được chấp thuận từ năm 2017, vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Nhà máy này nghe đâu sử dụng công nghệ đốt rác của Bỉ, được đánh giá là có quy mô lớn hàng đầu thế giới và do tổng thầu Trung Quốc thực hiện. Cho tới nay vẫn chưa nghe nói nhà máy này khi nào mới chính thức đi vào hoạt động, nhưng người dân Hà Nội hy vọng nó không phải là một “Cát Linh-Hà Đông Tập 2.” Tuy là rác, một thứ hôi thối bỏ đi nhưng lại là thứ hôi thối có thể sinh ra mối lợi to lớn cho các quan chức nhà nước. Nhất là Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội, vì đây là bộ phận lên kế hoạch thu gom rác và xử lý rác. Trong rất nhiều năm qua kể từ khi có bãi rác, người dân Nam Sơn khốn đốn vì hàng ngày phải sống chung với rác. Lượng rác đổ về ngày càng nhiều, môi trường sống càng ô nhiễm. Nhiều lần người dân Nam Sơn yêu cầu chính quyền thủ đô phải xử lý, thế nhưng mỗi lần kiến nghị, mỗi lần chặn xe thì mọi sự vẫn không thay đổi. Cứ đến hẹn lại lên, xe rác vẫn đổ về và chính quyền chưa bao giờ có biện pháp giải quyết hợp tình, hợp lý. Đây là trách nhiệm chính của Sở Tài Nguyên – Môi Trường, nhất là Sở Kế Hoạch – Đầu Tư. Vì sao Hà Nội chưa có được một nhà máy xử lý rác hiện đại như các nước khác trong khi lãnh đạo đảng và nhà nước cứ rêu rao Việt Nam cần có những thành phố thông minh hiện đại, phải vượt qua Singapore. Làm sao vượt qua được Singapore khi lựa rác bằng tay và đem chôn, trong khi các bãi rác ngày càng thu hẹp và lượng rác ngày càng tăng do dân số tăng. Lý do đơn giản là nếu xây dựng một nhà máy xử lý rác có lớp lang hiện đại như các nước Tây phương thì Sở Kế Hoạch – Đầu Tư và các công ty Vệ sinh Môi trường Đô thị còn lấy gì để ăn. Vì rác bốc mùi hôi chất thành đống như vậy họ mới có cơ hội lập khống kế hoạch thanh lý này nọ hầu lấy tiền bỏ túi. Làm sao ai biết được là thủ đô Hà Nội hàng ngày thải ra bao nhiêu rác, ngoài những chuyên viên ăn rác trong Sở Kế Hoạch – Đầu Tư? Cho nên các sở, các công ty vệ sinh môi trường ăn rác thoải mái và vì rác quá thúi, trung ương không ai muốn xuống kiểm tra! Vụ bãi rác Nam Sơn cứ lình xình bao nhiêu năm nay không giải quyết được vì sự vô trách nhiệm và sự thiếu khả năng của các cấp cán bộ quản lý thành phố ở thành ủy và ủy  ban nhân dân. Hay nói cách khác, bộ phận quản lý và xử lý rác ở Hà Nội không muốn mất lợi ích sinh ra từ rác. Thế mới thấy dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa, rác cũng rất quan trọng vì nuôi cả bộ máy quyền lực độc tài, độc tôn. Phạm Nhật Bình https://viettan.org/thu-do-ha-noi-va-bai-rac-nam-son/  
......

Ông Pompeo sang Việt Nam có phải là bất ngờ?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (ảnh Internet) Thanh Thanh| Chuyến thăm Việt Nam hai ngày 29 và 30/10 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, được truyền thông quốc tế đánh giá là "bất ngờ" trong lộ trình sang châu Á lần này. Thế nhưng, nó hoàn toàn không bất ngờ khi xâu chuỗi các sự kiện và có vẻ như là đã được sắp xếp một cách hoàn hảo. Ngoài những nghị sự quan trọng trong chương trình làm việc của ngoại trưởng Hoa Kỳ, về liên kết quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong, về kinh tế, và tự do hàng hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được công khai trên truyền thông chính thống. Thì sự "bất ngờ" này mở ra một điều thú vị, khi có thể mục đích quan trọng nhất trong chuyến sang thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo không phải là những việc trên. Điểm lại những sự kiện liên quan gần đây nhất để có thể hiểu thêm. Ngay trong tuần lễ đầu tiên của tháng tháng 10 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có chuyến thăm đến Tokyo, Nhật Bản. Nơi ông có cuộc gặp cùng tân Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide và dự họp với các ngoại trưởng thuộc "Bộ tứ kim cương" (QUAD) bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Đối với Hoa Kỳ, chuyến đi này của ông Pompeo tới Nhật Bản vẫn không nhằm mục đích nào khác ngoài tìm kiếm, và muốn xác nhận sự ủng hộ của các thành viên còn lại, đặc biệt là Nhật Bản, trong các kế hoạch ứng phó đối với Trung Quốc. Thế nhưng, điểm đặc biệt trong cuộc họp của "Bộ tứ kim cương" lần này, lại là việc Nhật Bản đề xuất sự tham gia rộng lớn hơn của các nước khác khi nói về các thách thức của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Hơn chục hôm sau, vào ngày 18/10, tân thủ tướng Nhật Bản Suga chọn Việt Nam là điểm đặt chân đầu tiên, trong chuyến công du đầu tiên của mình trên cương vị thủ tướng. Việc chọn Việt Nam là điểm đến của ông Suga, với lý do mà bộ Ngoại giao Nhật Bản đưa ra là: "Quan hệ đối tác chiến lược giữa Nhật Bản và Việt Nam đang phát triển hết sức mạnh mẽ." và "Việt Nam, với tư cách chủ tịch ASEAN năm 2020, đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN." Cùng với đó, trong họp báo ngày 19/10, ông Suga cho biết Việt Nam đóng vai trò trọng yếu khi Nhật Bản thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Qua những tuyên bố trên, có thể nhìn thấy được Việt Nam là lựa chọn điểm đột phá mở của Nhật Bản đối với ASEAN, trong đề xuất mở rộng tham gia của các nước khác tại cuộc họp của "Bộ tứ kim cương" trước đó. Trở lại với chuyến đi được truyền thông quốc tế gọi là "bất ngờ" của ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo tới Việt Nam. Trên trang chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, lịch trình của ông Mike Pompeo từ ngày 25 đến 30.10 chỉ là công du bốn nước bao gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Thế nhưng, bằng một thông cáo ngắn của bộ ngoại giao Việt Nam khi cho biết Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Hà Nội vào hai ngày 29 và 30/10. Thậm chí, chỉ ít phút trước khi Ngoại trưởng Mỹ bay từ Jakarta đến Hà Nội vào lúc 16h ngày hôm qua, bộ ngoại giao Hoa Kỳ mới thông báo về chuyến sang thăm Việt Nam của ông Pompeo. Đã tạo ra một sự bất ngờ rất có thể là một dụng ý, bởi nó không chỉ dành cho giới truyền thông mà mục đích chính là dành cho Trung Quốc. Bởi Trung Quốc là nguy cơ chung đối với lợi ích của hai quốc gia Việt - Mỹ, và chuyến đi này của ông Pompeo cần một sự bất ngờ, vì yếu tố gây áp lực ngăn chặn nếu biết trước từ phía Trung Quốc lên Việt Nam trong các quyết định hợp tác với Mỹ là hoàn toàn có thể xảy ra. Câu hỏi đặt ra là, điều gì đứng sau kịch bản chuyến thăm bất ngờ này của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo? Đến lúc này ý tưởng biến "Bộ tứ kim cương" thành một liên minh quân sự như kiểu NATO vẫn còn khá xa vời. Nhưng căn cứ từ yêu cầu thực tế đối với chính sách quan hệ quốc tế của từng nước. Thì việc thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề xuất thành lập một trung tâm gìn giữ hòa bình của Châu Á - Thái Bình Dương là rất khả thi. Nó phù hợp với mục tiêu an ninh khu vực của "Bộ tứ kim cương", và tạo ra cơ chế cho phép sự can thiệp quốc tế vào các vùng có tranh chấp nóng như Biển Đông trước sự gây hấn ngày càng ngang ngược của Trung Quốc. Có thể nói rằng, hoạch định chiến lược an ninh của "Bộ tứ kim cương" và nhu cầu cần một sự trợ giúp từ những nước lớn cho các quốc gia có tranh chấp ở ASEAN có một điểm chung, đó đều là chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Vì lẽ đó, trong chuyến đi "bất ngờ" nhưng không phải là bất ngờ của ông Pompeo sang Việt Nam. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi có một tuyên bố thỏa thuận về hợp tác an ninh giữa ASEAN/Việt Nam và "Bộ tứ kim cương", về việc đảm bảo cho sự ổn định hòa bình ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, trên lộ trình tiến đến việc thành lập trung tâm gìn giữ hòa bình Châu Á - Thái Bình Dương. Nếu những nhận định trên là chính xác, thì phải nói là ông cựu "trùm CIA" Mike Pompeo đã rất "cáo già" và "diễn viên" Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã rất "cao tay", khi hai ông cùng nhau tạo ra một vở diễn ngoại giao hay như thế trước mắt Trung Quốc. Và đây là một tín hiệu của Việt Nam rất đáng được quan tâm, khi sự dịch chuyển sang phía Phương tây đã nhìn thấy rõ.
......

Danh hiệu ‘cháu ngoan Bác Hồ’: công cụ để nhồi sọ trẻ ở Việt Nam!

RFA | Đại hội cháu ngoan các Hồ toàn quốc lần thứ IX, năm 2020 vừa được diễn ra ở Hà Nội hôm 25 tháng 10 năm 2020, mà theo truyền thông nhà nước Việt Nam là một đại hội được tổ chức long trọng với quy mô lớn, nhằm tuyên dương thành tích của các em học sinh được mệnh danh là ‘cháu ngoan các Hồ’ (CNBH) xuất sắc giai đoạn 2015 - 2020. Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IX, năm 2020 vừa được diễn ra ở Hà Nội hôm 25 tháng 10 năm 2020. Courtesy TP Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn còn khó khăn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, còn người dân miền Trung thì đối diện muôn vàn khó khăn do thiên tai, thì vì sao lại tổ chức đại hội với quy mô rầm rộ như vậy? Bạn trẻ Đăng Quang nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 27 tháng 10 năm 2020: “Họ tuyên truyền về ‘cháu ngoan các Hồ’ một cách rầm rộ thì nghiêng về chính trị hơn là giáo dục, và đối với em là không cần thiết. Dù nhân vật HCM gây hai luồng ý kiến trái chiều, nhưng em dừng lại ở nhân vật lịch sử, những gì đã qua thì nên tôn trọng, nhưng chúng ta cũng không cần thiết (tôn thờ) đến mức quá là như vậy. Bởi vì những lứa tuổi nhỏ như lớp 1 hay cấp tiểu học, thì các em chưa tự tìm hiểu được một cách khách quan ông HCM là như thế nào? Mà nhà trường đã áp đặt có danh hiệu ‘Cháu ngoan Bác Hồ’ mới là con ngoan trong gia đình... Để đạt được danh hiệu CNBH thì họ đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn, ví dụ ai nói xấu đảng, xấu bác thì phải phản bác lại là không đúng...” Theo Đăng Quang, như vậy sẽ tạo ra cho trẻ nhỏ một tư duy không phản biện, không sáng tạo, không có tự do suy nghĩ, và theo Quang là không nên. "Sau 1975, nền giáo dục theo phong trào thành tích giả dối và những danh hiệu ảo như: ‘Cháu ngoan Bác Hồ’. Khi mục tiêu giáo dục sau 1975 hoàn toàn đánh mất đi tính Nhân bản - Lễ nghĩa. -Nguyễn Lai " ‘Cháu ngoan Bác Hồ” là một danh hiệu do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tặng cho các em học sinh có thành tích học tập và được đánh giá có đạo đức tốt. Tuy nhiên, học sinh đó phải là thành viên của Đội Thiếu niên mới được xét đề được nhận danh hiệu này. Một học sinh lớp 10 ở Sài Gòn nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 27/10: “Con cũng có được CNBH trước đây, nhưng năm ngoái thì không được... CNBH là tính từ lớp 1 cho đến lớn luôn, CNBH là tính hạnh kiểm của mình nguyên một năm, năm đó mình có đánh nhau không, có đi học trễ không, chuyên cần các kiểu... Còn học lực thì học sinh khá trở lên mới được CNBH. Bbây giờ học sinh chỉ quan tâm học khá giỏi hay trung bình yếu, chứ cũng không quan tâm cái đó cho lắm.” Cũng như các nước Xã hội Chủ nghĩa khác, việc thần tượng lãnh tụ ở Việt Nam là một điều ai cũng biết. Ngay từ lớp một hay mẫu giáo đã được học 5 điều bác Hồ dại, phấn đấu làm cháu ngoan bác Hồ, coi bác Hồ giống như một vị thần thánh rất tốt... Theo chính quyền Việt Nam, có lẽ việc thần tượng hóa ông Hồ giúp rất nhiều cho việc duy trì chế độ hiện nay. Để tìm hiểu thực tế, Đài Á Châu Tự Do hôm 27/10 liên lạc một giáo viên tiểu học, không muốn nên tên vì lý do an ninh, ở thành phố Hồ Chí Minh, và được Cô cho biết: “Danh hiệu CNBH vẫn còn, căn cứ dựa vào việc tham gia tốt các phong trào của đoàn đội tổ chức, và cũng dựa vào năng lực học tập, hai cái đó xét để thành CNBH. Bây giờ cấp một vẫn hưởng ứng CNBH, năm nào tụi chị cũng phải xét CNBH... Chị thấy các em có giấy khen thì các em cũng thích thú.” Chị Nguyễn Lai, một phụ huynh ở Nha Trang, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 27 tháng 10 năm 2020, cho biết giá trị về học hành ngày xưa dựa trên nền tảng Triết lý giáo dục: Nhân Bản, Dân Tộc, Khai Phóng, lấy con người làm gốc, tinh thần dân tộc và giáo dục tri thức với tinh thần sáng tạo… Tuy nhiên với giáo dục tại Việt Nam sau 1975, Chị nhận xét: “Sau 1975, nền giáo dục theo phong trào thành tích giả dối và những danh hiệu ảo như: ‘Cháu ngoan bác Hồ’. Khi mục tiêu giáo dục sau 1975 hoàn toàn đánh mất đi tính Nhân bản - Lễ nghiã. Khi học sinh đánh nhau lột đồ trước cổng trường... Thì danh hiệu ‘Cháu ngoan bác Hồ’ chỉ là danh hiệu ảo. Học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước nhưng thực tại thì đạo đức của học sinh ngày càng suy thoái trong đó góp phần không nhỏ từ nhà trường, thầy cô. Mục đích giáo dục không hướng thiện, để đạt thành tích bằng những danh hiệu ảo chỉ gây cho học sinh ngày càng mất đi tính thật thà, nhân ái... Chính vì vậy tôi phản đối danh hiệu ‘Cháu ngoan bác Hồ’ và nên bỏ luôn danh hiệu này trong các trường học.” Với tư cách phụ huynh, vị giáo viên tiểu học không muốn nên tên ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cô thấy chuyện cháu ngoan bác Hồ cũng hơi nặng về mặt chính trị. Chị nói tiếp: “Nhưng con của Chị đi học thì chị cũng cho tham gia hết các phong trào. Vì phong trào không chỉ quan tâm về chính trị, mà còn phong trào ví dụ như em ủng hộ miền Trung lũ lụt, tức là các em phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.” Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 27/10 liên quan việc này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể cho rằng, chuyện ‘cháu ngoan bác Hồ’đã không còn phù hợp từ rất lâu rồi, nhưng nó lại rất cần cho chế độ Việt Nam hiện nay, cho sự độc quyền của đảng cộng sản. Tuy rằng theo ông, với xã hội và người dân, chuyện ‘cháu ngoan bác Hồ’ không còn có ý nghĩa gì cả, nhưng trong sự nhồi sọ về mặt tư tưởng, thì đảng cộng sản vẫn bám lấy cộng cụ đấy và theo ông nó vẫn có tác dụng. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói tiếp: “Ai mà bảo vì nó không hợp thời nữa, nên chả có tác dụng gì, thì hoàn toàn lầm to... Những chuyện danh hiệu, tiêu chuẩn,thi đua... hoàn toàn là những chuyện thực tế nó không ăn nhập gì với cuộc sống, nhưng về mặt tâm lý, về mặt nghệ thuật nhồi sọ, nó làm hằn sâu vào đầu óc của người dân, của trẻ em và nó có tác động tai hại rất lâu dài, chứ không phải như mình nghĩ đấy là chuyện vớ vẩn, cho nên không cần để ý...” Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, những chuyện như ông vừa nói, là những chuyện cần vạch ra tường tận, để tìm hiểu những lý do vì sao đảng cộng sản Việt Nam vẫn cứ bám vào. Theo ông, chính quyền Việt Nam bám vào như thế, hẳn phải có lý do của họ. RFA https://www.rfa.org/…/is-uncle-ho-s-good-child-still-approp…   Duy Hữu nơi gửi USA " Cháu ngoan bác Hồ "... của " bác Hồ không ngoan ". Hồ ơi! Hồ ới! Hồ à! Sao Hồ chết thối, xác Hồ phơi khô! Đảng ơi! Đảng ới! Đảng à! Sao Hồ chết thối, bay phơi xác Hồ! Cái Đảng Hồ thật là bất trung, bất hiếu, bất tín với Hồ, không cho Hồ " yên mồ, yên mả ", chôn cất Hồ đàng hoang theo phong tục tập quán, truyền thống cha ông của Hồ, nhưng lại phơi xác Hồ theo truyền thống " lãnh tụ " của Mác-Xít, Lê-Nin- Nít... vẫn làm tiền trên xác Hồ, vẫn lấy tiền " phúng điếu " Hồ bao nhiêu năm qua. Đảng Hồ đạo tặc, độc đảng, độc tài ... độc quyền bất tài, bất lực... và độc quyền bất lương núp bóng các tượng xi măng vĩ đại của Hồ " vĩ đại ". Đúng là... một bọn " cháu ngoan bác Hồ của bác Hồ không ngoan "...    
......

Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ đến Việt Nam để bàn bạc những gì?

Diễm Thi -  RFA| Tin từ Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam chiều 28 tháng Mười cho hay, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 29 tới ngày 30 tháng Mười, 2020, theo lời mời của Phó thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. Chuyến đi của ông Pompeo được cho biết nhằm đánh dấu kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt Nam. Ngày 11 tháng Bảy, 2020 là ngày đánh dấu Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao tròn 25 năm, kể từ sau chiến tranh Việt Nam chấm dứt hồi cuối tháng Tư năm 1975. Trong hơn hai thập niên thiết lập mối quan hệ ngoại giao trở lại, Việt Nam và Mỹ mở rộng trao đổi các vấn đề về chính trị và kinh tế. Đối thoại nhân quyền hàng năm bắt đầu từ năm 2006 được tiếp tục sau hai năm gián đoạn. Vào ngày 25 tháng Bảy, 2013, Việt Nam và Mỹ tuyên bố hai quốc gia nâng tầm quan hệ hợp tác đối tác toàn diện. Năm 2016, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đầu tiên thăm chính thức Việt Nam là bà Madeleine Albright. Bà đến Việt Nam ngày 27 tháng Sáu, 1997 và ký Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, liệu mối quan hệ giữa hai nước có được nâng lên tầm đối tác chiến lược hay không? Nhà quan sát chính trị Hà Hoàng Hợp nhận định rằng, đó là việc hai nước sẽ bàn đến nhưng kết quả ra sao thì vẫn phải chờ đến sau ngày bầu cử Mỹ. Tuy vậy, chính sách của Việt Nam là dù ai làm tổng thống Mỹ thì quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ vẫn tiếp tục phát triển tốt đẹp. Ông Hợp nói về những chủ đề hai bên có thể bàn đến trong nghị trình lần này của chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo: “Chủ đề thứ nhất là vấn đề Indo-Pacific. Cụ thể là việc tuần tra, tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông như thế nào. Hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong việc chống lại những nỗ lực trái pháp luật của người Trung Quốc ở riêng vùng Biển Đông. Cũng có thể người ta sẽ đặt vấn đề sử dụng một quân cảng, hải cảng như Cam Ranh hoặc Đà Nẵng để mở rộng việc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông trong thời gian tới. Chủ đề thứ hai là phía Việt Nam mong muốn thuyết phục chính quyền của ông Trump xem xét lại chính sách của Việt Nam về mặt thương mại cũng như tỷ giá. Việt Nam đang muốn giải thích cho phía Mỹ hiểu rằng chính sách tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và đồng tiền Mỹ không nhằm để tạo lợi thế thương mại cho Việt Nam. Chủ đề thứ ba, hầu như chắc chắn là ông Pompeo sẽ nói chuyện nhân quyền ở Việt Nam thời gian vừa qua. Bắt người dân không đúng, sai pháp luật quốc tế. Cư xử với những người bị bắt không đúng với các công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền cũng như hoạt động tư pháp. Chủ đề thứ tư là họ sẽ bàn về việc làm sâu rộng thêm quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam. Tất nhiên họ sẽ bàn theo hướng làm sao đưa mối quan hệ này chính thức trở thành mối quan hệ chiến lược.” Còn một vấn đề nữa mà ông Hà Hoàng Hợp đề cập đến liên quan đến đại dịch COVID-19. Theo ông, Việt Nam cũng sẽ nhờ Mỹ cung cấp vaccine cho Việt Nam bởi số vaccine mà Việt Nam đã đặt hàng của Anh và Nga vẫn không đủ. Ngoài việc trao đổi, hợp tác với Việt Nam về nhiều mặt từ quân sự, chính trị, kinh tế, Hoa Kỳ còn quan tâm đến những những lĩnh vực khác ở Việt Nam như dân sinh, y tế, môi trường, giáo dục với nhiều dự án. Chẳng hạn như Dự án Hòa nhập cho Người khuyết tật Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, được triển khai từ năm 2005 nhằm thúc đẩy giáo dục và hòa nhập xã hội cho người khuyết tật trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Gần đây nhất là khoản tài trợ gần 4,5 triệu đô la được Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam để đáp ứng các nhu cầu trong ứng phó đại dịch bùng phát. Khoản tài trợ này được sử dụng cho hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, cung cấp vật tư cho việc giám sát và quản lý ca bệnh COVID-19; kiểm tra y tế tại các cửa khẩu; tăng cường năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm; nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng; và phòng ngừa lây nhiễm trong các cơ sở chăm sóc y tế. Liên quan đến môi trường, năm 2009, Hoa Kỳ khởi xướng một chương trình đối tác đa quốc gia có tên Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác tại tiểu vùng sông Mekong. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại Học Luật TP.HCM, nhà nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngoại trưởng Mỹ là tín hiệu tốt cho Việt Nam, đặc biệt là vấn đề Biển Đông và Mekong trong nghị trình. Ông nói: “Chuyến đi này cho thấy thái độ của Mỹ đối với Việt Nam là rất coi trọng Việt Nam. Điều này tác động rất nhiều tới những chính sách của Việt Nam sắp tới, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Trong vấn đề Biển Đông và Mekong thì cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có những điểm chung. Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn trong vấn đề Biển Đông và Mekong trước các hành động của Trung Quốc. Hoa Kỳ thì muốn những quốc gia khu vực này cần phải tuân thủ luật pháp và tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác. Điều này cũng trùng với lợi ích của phía Việt Nam. Việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ sang lần này, sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Suga, cho thấy tín hiệu phía Việt Nam và phía Mỹ sẽ có nhiều hoạt động đẩy mạnh quan hệ hai nước trong thời gian sắp tới.” Sông Mekong chảy qua sáu quốc gia, trong đó Trung Quốc là nước trên vùng thượng nguồn. Trung Quốc đã xây những đập thủy điện lớn và làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh kế của những người dân vùng hạ lưu. Đặc biệt là người Việt Nam do ở cuối nguồn. Rất nhiều lần những khu vực hạ lưu bị hạn hán nhưng Trung Quốc vẫn tích nước trên các đập thủy điện. Đến khi hạ lưu bị lụt thì Trung Quốc lại xả lũ dẫn tới mực nước lụt cao hơn và lũ mạnh hơn. Nếu vấn đề Mekong được mang ra bàn thảo thì đó là điều lợi cho Việt Nam như đánh giá của ông Hoàng Việt: “Trong Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong của Hoa Kỳ thì từ lâu họ muốn rằng phải thúc đẩy phát triển khu vực này. Đặc biệt phải tôn trọng sinh kế và môi trường của những người dân vùng hạ lưu.” Hôm 22 tháng Mười vừa qua, Trung Quốc ký kết thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong (MRC) chia sẻ dữ liệu quanh năm về đoạn sông chảy qua phần đất Trung Quốc, mà Bắc Kinh gọi tên là Lan Thương. Trung Quốc còn đồng ý thông báo với các quốc gia trong Ủy Hội Sông Mekong về tình hình nước lũ lên xuống bất thường của con sông này. Chia sẻ dữ liệu về dòng chảy Mekong cũng là yêu cầu được các nước hạ nguồn, kể cả Hoa Kỳ, đưa ra với Trung Quốc từ nhiều năm nay nhưng nước này không thực hiện. Chuyên gia Witoon Permpongsacharoen thuộc Mạng Lưới Năng Lượng và Sinh Thái Sông Mekong, trụ sở tại Bangkok, Thái Lan cho rằng, thỏa thuận ký kết hôm 22 tháng Mười là thủ thuật mới của Trung Quốc nhằm lấy lòng các nước hạ nguồn sông Mekong. Diễm Thi -  RFA  
......

Ai giúp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể thoát nạn?

Phạm Nhật Bình – Việt Tân | Cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 62 cây số với số tiền đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng (khoảng 500 triệu Mỹ Kim). Đây là số tiền khủng và là miếng mồi béo bở của các quan chức Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) và đám thân hữu ăn theo của cán bộ cấp bộ. Chính vì vậy sau 10 năm sử dụng, đến nay nó còn liên quan đến một vụ án làm thất thoát tiền nhà nước  lên đến 725 tỷ đồng (tương đương 36 triệu Mỹ Kim). Nói cách khác là Cao tốc TP.HCM – Trung Lương bị biển thủ mất 36 triệu Mỹ Kim. Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao công bố ngày 26 tháng Mười vừa qua thì ông Đinh La Thăng cựu Bộ Trưởng GTVT bị truy tố cùng với Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ Trưởng và Đinh Ngọc Hệ tức “Út Trọc” cựu Phó Tổng Giám Đốc Công Ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc Phòng. Tuy nhiên trong vụ án này, Nguyễn Văn Thể hiện thoát tội mặc dù khi còn là thứ trưởng Bộ GTVT (2012-2017), có trách nhiệm trong việc chỉ đạo chấm dứt hợp đồng thu phí đối với Công ty Yên Khánh của Út Trọc. Viện Kiểm Sát Tối Cao cho rằng hành động của ông Nguyễn Văn Thể không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông này, mặc dù trong hồ sơ khởi tố có tên Nguyễn Văn Thể, nay là bộ trưởng Bộ GTVT. Ông Thể cũng là người danh tiếng trên mạng xã hội – “Thế thu giá,” khi ông cương quyết bảo vệ việc lạm dụng thu phí BOT bằng cách né chữ “thu phí” thành “thu giá.” Cao tốc Trung Lương được xây dựng từ năm 2004 với nguồn vốn ngân sách quốc gia, do đó sau khi hoàn thành, bộ trưởng GTVT lúc đó là Đinh La Thăng được giao trách nhiệm thực hiện việc bán bản quyền thu phí lấy tiền hoàn trả ngân sách. Do mối liên hệ có từ trước, Thăng tìm cách giới thiệu “Út Trọc” Đinh Ngọc Hệ và giúp Công ty Yên Khánh trúng thầu đấu giá quyền thu phí từ 2014. Được biết Công ty Yên Khánh do Út Trọc đứng tên làm chủ nhưng không có bộ máy quản lý, không có nhân sự cũng không có vốn và hoạt động như một công ty ma trong mục đích lường gạt. Vì vậy, trong 2 năm sau đó, ngoài số tiền bán đấu giá 2.000 tỷ đồng, Công ty Yên Khánh chỉ nộp ngân sách khoảng 600 tỷ đồng, không bằng số lẻ của vốn đầu tư 9,880 tỷ đồng. Đó là toàn cảnh đưa đến việc Đinh Ngọc Hệ thao túng, gian dối chiếm đoạt 725 tỷ đồng là tài sản nhà nước với sự a tòng của Bộ Trưởng Thăng cùng hai Thứ Trưởng Trường và Thể. Dưới thời Ba Dũng làm thủ tướng, có 3 bộ ăn không chừa thứ gì. Đó là Bộ Công Thương, Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Y Tế. Vũ Huy Hoàng của Bộ Công Thương đang bị truy tố sau một thời gian nghỉ hưu gần như bị quản thúc, Đinh La Thăng thì đang ở tù còn Nguyễn Thị Kim Tiến mất chức vì lùm xùm vụ nhập thuốc ung thư giả nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm. Nay đến phiên Nguyễn Văn Thể đàn em của Đinh La Thăng bị khui có liên quan đến công trình cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát, Thể có thời gian được Thăng chỉ định phụ trách dự án này, đáng lý ra phải bị truy tố vì đã để Út Trọc chiếm đoạt tài sản nhà nước một cách khó hiểu. Nếu nói rằng ông Thể không đủ yếu tố để bị buộc tội hình sự, vậy còn thiếu cái gì? Trong chế độ cộng sản, tham nhũng của các quan chức là một hệ thống của sự ăn chia từ trên xuống dưới như một quy luật bất thành văn. Cho nên trong một đường dây tham nhũng khi đã bị xem xét, truy tố thì ai cũng bị dính. Bị buộc tội tham ô thì đâu chỉ có một hai người mà là một đám, một băng với nhau. Do đó Viện Kiểm Sát nói rằng Nguyễn Văn Thể không đủ yếu tố buộc tội hình sự là chuyện rất khó hiểu… Ở một khía cạnh khác, vụ án cao tốc TP.HCM – Trung Lương còn cho người ta thấy hệ thống luật pháp của chế độ chỉ nhằm răn đe và trừng phạt người dân, còn đối với cán bộ, luật phe đảng là trên hết. Cũng có người cho rằng nếu như chuyện này xảy ra năm 2019 hay đầu năm 2020, chắc ông Thể đã bị truy tố ra tòa. Nhưng từ ngày Ba Dũng “tái xuất giang hồ” từ tháng Chín đến nay, tình hình có vẻ thay đổi. Phe Ba Dũng không còn bị lép vế nên khi Ba Dũng xuất hiện trở lại, đàn em của Ba Dũng cũng ngoi lên bao che cho nhau là chuyện bình thường. Hóa ra ông Thể thoát tội hình sự là vì được Ba Dũng ra tay cứu vớt. Trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà nước, vì vậy đối với cán bộ lãnh đạo chỉ là câu nói hoa mỹ ngoài cửa miệng, hay chỉ tồn tại trên giấy trong khi trong thực tế họ coi đó là tài sản chùa mạnh ai nấy xẻ thịt. Phạm Nhật Bình https://viettan.org/ai-giup-bo-truong-nguyen-van-the-thoat-nan/  
......

Xã hội dân sự không phải chỉ có mì gói và bánh chưng

Y Chan -  Luật Khoa tạp chí| Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã nhận hàng tỷ USD viện trợ từ nước ngoài. Mỗi năm trung bình cũng có hàng chục tỷ USD tiền đầu tư từ bên ngoài đổ vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các quan chức đứng đầu chính quyền thì thường xuyên kêu gọi kiều bào nước ngoài đóng góp tiền bạc cho tổ quốc, đặc biệt là mỗi dịp thiên tai. Không ai đặt ra câu hỏi gì về những việc trên. Hiển nhiên, nó đều có lợi cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng khi các cá nhân hoặc những tổ chức dân sự, không chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền, nhận được tài trợ từ nước ngoài, bỗng chốc nó trở thành một câu chuyện hoàn toàn khác. Các chiếc mũ “phản động,” “phá hoại,” “thế lực thù địch”… được tung bay rợp trời. Thậm chí chưa cần có yếu tố nước ngoài, chỉ cần cá nhân tổ chức đó tự huy động tiền bạc từ người dân trong nước mà không thông qua chính quyền, nó cũng đã là chuyện “bất thường” trong mắt các nhà cầm quyền – kể cả khi đó là sự ủng hộ cho đồng bào gặp nạn trong thiên tai. Câu chuyện lùm xùm những ngày qua về việc ca sĩ Thủy Tiên đứng ra quyên góp được hàng trăm tỷ đồng từ người dân khắp nơi cho hoạt động thiện nguyện của mình là một ví dụ. Vì sao chuyện cá nhân, tổ chức dân sự huy động nguồn lực trong dân chúng lại phức tạp, rắc rối và “nhạy cảm” như vậy? Một phần lớn lý do nằm ở chỗ vai trò của xã hội dân sự chưa được công nhận tại những nước như Việt Nam. Trong quyển sách “Chính trị bình dân,” tác giả Đoan Trang đã dành ra một chương (VI) để bàn về vấn đề này. Theo đó, “xã hội dân sự” (civil society) đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Khá nhiều định nghĩa đã được đưa ra, từ việc xem nó là “trạng thái xã hội khi con người đã bắt đầu sống quần tụ với nhau, khác với trạng thái thiên nhiên” cho đến các khái niệm hiện đại hơn, định ra “sự hiện hữu của một lãnh vực công nằm giữa nhà nước, thị trường, và cá nhân,” trong đó các công dân hoạt động “nhằm biểu tỏ các mối quan tâm, tư tưởng, trao đổi thông tin, thực hiện các mục tiêu chung có tính chất hỗ tương, kiến nghị với nhà nước và buộc các viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trong công vụ.” Hiểu một cách đơn giản, xã hội dân sự là hình thức liên kết giữa người với người trên “cơ sở tự nguyện và phi lợi nhuận, nhằm chia sẻ và thúc đẩy những lợi ích chung.” Các cộng đồng làng xã, những hội nghề nghiệp, các nhóm hành động, những tập hợp công dân có chung một mối quan tâm… tất cả tự nguyện làm những việc họ cho là đem lại lợi ích chung cho xã hội – đó là xã hội dân sự. Đấy là định nghĩa trong sách. Trên thực tế, tại Việt Nam, xã hội dân sự chỉ được công khai xuất đầu lộ diện khi có thiên tai. Khi đó các cá nhân, hội nhóm tự nguyện góp tiền bạc và công sức để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại. Nhưng ở những nơi khác, xã hội dân sự không chỉ có chuyện quyên tiền ủng hộ, phát mì gói hay nấu bánh chưng. Trong những thể chế tiến bộ, mọi công dân đều có lựa chọn tham gia vào tất cả các vấn đề của xã hội. Họ có thể giúp đỡ người khác khi có thiên tai, có thể đấu tranh cho quyền lợi của những người thiểu số, có thể bảo vệ quyền lợi của những người trong cùng ngành nghề, có thể chống tham nhũng, có thể phát động phong trào bảo vệ môi trường, có thể giám sát chính quyền, có thể viết sách làm báo, có thể mở trường dạy học, có thể tiếp cận thông tin, có thể đòi hỏi minh bạch thu chi ngân sách, có thể yêu cầu các quan chức phải giải trình… Họ có thể làm việc đó với tư cách cá nhân, hoặc để đạt hiệu quả cao hơn, họ có thể thành lập, tham gia vào các hội nhóm khác nhau, và huy động nguồn lực hỗ trợ từ bất kỳ ai, trong hay ngoài nước. Xã hội dân sự không làm thay việc của chính quyền. Nó cũng không phải thứ đối trọng với chính quyền. Nếu xem đất nước là một ngôi nhà, thì chính quyền là những công dân được thuê để đại diện quản lý, điều hành và bảo vệ căn nhà đó. Quản lý, điều hành và bảo vệ ra sao thì do chính các chủ nhân đã bỏ tiền ra thuê chính quyền quyết định. Xã hội dân sự là một hình thức công dân tham gia quyết định những việc đó. Điều đáng buồn là có những chính quyền ngộ nhận rằng mình có quyền quyết định thay cho những chủ nhân đã bỏ tiền nuôi họ. Hệ quả là họ không chấp nhận sự tồn tại của xã hội dân sự, tìm mọi cách để kiềm chế, thậm chí loại bỏ, xem đó là đối thủ tranh giành quyền lực độc tôn của mình. Chỉ khi nhà bị phá hỏng (gặp thiên tai hay chiến tranh), chính quyền mới lại kêu gọi các chủ nhân cùng góp sức để dựng lại tường lợp lại mái. Nhưng ngay cả trong thiên tai, các hoạt động xã hội dân sự cũng không được để yên, đặc biệt khi nó có vẻ lấn át vai trò của chính quyền. Việc cá nhân Thủy Tiên vận động được một số tiền lớn (so với nhiều tổ chức đoàn hội khác của chính quyền) lập tức dẫn đến dư luận về “tính hợp pháp” của hoạt động quyên góp đó khi có người moi ra một nghị định từ hơn 10 năm trước để cảnh cáo. Quan chức của Mặt trận Tổ quốc cũng lên tiếng khuyên nhủ “mỗi cá nhân nên chia sẻ nguồn lực đã vận động được ấy với các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ… để điều tiết hiệu quả, thiết thực, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh hoài nghi của dư luận.” Một câu hỏi đặt ra, rằng các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… có phải là xã hội dân sự không? Tác giả Đoan Trang đã chỉ ra, rằng những hội nhóm nêu trên, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao trùm lên tất cả, là “xã hội dân sự giả.” Chúng là những cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, lãnh đạo là người của đảng, nhận lương từ ngân sách nhà nước, kinh phí hoạt động cũng từ ngân sách, và có chức năng “tuyên truyền, giải thích đường lối chính sách của ‘Đảng và Nhà nước’ đến người dân thay vì bảo vệ quyền lợi của các thành viên hay thúc đẩy lợi ích chung.” Chính quyền lập ra các tổ chức “xã hội dân sự giả” này để đảm bảo các hoạt động xã hội dân sự đúng nghĩa không có không gian tồn tại. Ngay cả trong thiên tai, khi chính quyền bất lực, rất nhiều người trong bộ máy nhà nước vẫn không thoát khỏi ám ảnh phải độc chiếm mọi không gian sinh hoạt trong ngôi nhà chung. Đó là việc không tưởng. Bất kể chính quyền có cố gắng đến đâu, người dân vẫn sẽ luôn tìm mọi cách để lên tiếng và đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình. Chính phủ, trước áp lực của xã hội, cho biết sẽ xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 64 vốn bị nhiều phản ứng. Đó là dấu hiệu cho thấy sức mạnh của xã hội dân sự bất chấp nhiều thập niên bị đè nén. Trong “Chính trị bình dân,” tác giả đã ghi lại các khuyến nghị để “Xây dựng không gian cho xã hội dân sự,” trích từ báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ra ngày 11 tháng Tư, 2016. Trong đó, khuyến nghị đầu tiên trong phần “tạo sự hỗ trợ và nguồn lực dài hạn cho các tổ chức xã hội dân sự” đã ghi: “(a) Thừa nhận rằng hạn chế một cách vô lý việc tài trợ là một sự vi phạm quyền tự do hiệp hội, đảm bảo rằng những người làm xã hội dân sự có thể tìm kiếm, tiếp nhận và sử dụng tiền tài trợ và các nguồn lực khác, dù là trong nước hay nước ngoài, mà không cần được sự cho phép trước và không có các cản trở vô lý khác; nếu không có những hạn chế đối với việc tiếp nhận tài trợ nước ngoài ở các cơ quan nhà nước hay cơ sở kinh doanh, thì cũng không được có hạn chế ở các tổ chức xã hội dân sự;” Việc chính quyền, trước áp lực dư luận, đánh tiếng xem xét thay đổi yêu cầu về vận động tiền cho công tác thiện nguyện chỉ là một phần rất nhỏ trong số những thay đổi đã, đang và sẽ phải diễn ra. Xã hội dân sự sẽ không chấp nhận bị dìm đầu trấn nước từ ngày này qua tháng khác, chỉ được ngoi lên thở khi chính quyền cần miếng thịt tép mỡ.    
......

Mối quan tâm của các tổng thống Mỹ và sự ảo tưởng của chúng ta

Đỗ Ngà| Hãy nhìn người Thái, nếu họ lo chiến nhau vì Trump và Biden thì liệu họ có sức mạnh đông đảo xuống đường để đòi dân chủ không? Hiện nay một chút phản ứng của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ – FED và chính phủ Hoa Kỳ đều làm cho thế giới lo lắng, điều đó ai cũng thấy. Vai trò đó của Mỹ hiện nay là không một quốc gia nào có được, tuy nhiên Nước Mỹ mất lợi thế đó nếu để Trung Cộng vươn lên thành cường quốc có nền kinh tế số một thế giới. Với dân số 1,44 tỷ dân – gấp 4 lần dân số nước Mỹ thì chỉ cần GDP của người dân Tàu bằng ¼ so với người Mỹ thì nền kinh tế Tàu sẽ bắt kịp Mỹ. Mốc đó rất gần với người Tàu, vì vậy từ bây giờ trở đi, Mỹ sẽ luôn chú ý vào việc đánh Tàu cho dù đó là đời tổng thống nào. Người ta thường nói chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ với Tàu là do tổng thông Trump chủ xướng, nhưng thực chất đó chủ ý của tổ cố vấn Trump -những chuyên gia hàng đầu của nước Mỹ về kinh tế vào quan hệ quốc tế. Đằng sau mỗi tổng thống Mỹ luôn có những bộ óc giỏi để giúp đỡ tổng thống. Vậy nên ông nào lên là tổng thống  thì cũng dùng những bộ óc đó nên mục đích của họ không khác, tất cả họ cũng chỉ vì nước Mỹ không vì một quốc gia nào khác. Như đã nói, nước Tàu có đến 1,44 tỷ dân nó vẫn là miếng mồi ngon cho doanh nghiệp Mỹ. Chính vì vậy, Mỹ sẽ đánh Tàu nhưng đó chỉ “đánh vào sự trỗi dậy của Tàu” chứ không đánh cho Tàu sụp. Mà nói cho cùng lực của Mỹ chỉ đủ đánh vào “sự trỗi dậy” chứ không đủ để đánh cho Tàu sụp đổ hoàn toàn. Tàu sẽ không sụp, và chắc chắn Tàu sẽ tiếp tục bị đánh cho dù tổng thống của nước Mỹ là ai. Người Việt chúng ta cũng nên thực tế, sẽ không có chuyện tổng thống Trump đánh cho Tàu sụp để Việt Nam được nhờ, đó là suy nghĩ ngây thơ. Tư tưởng đó của nhiều người Việt có thể được ví như việc “ngồi chờ trăng rụng” (chờ sung rụng thì còn có thể há mồm đớp được chứ chờ trăng thì mãi mãi không đớp được gì), nó rất tai hại. Sự trỗi dậy của Tàu làm cho cả Mỹ và Nhật đều khó chịu. Về kinh tế thì Mỹ và Nhật đã là bạn hàng lâu năm, về chính trị thì hai quốc gia này có hiệp ước quân sự và Mỹ được đóng quân ngay tại quần đảo Okinawa để trấn giữ Tàu Cộng. Thế mà Nhật cũng chưa yên tâm nên họ đề xuất liên minh quân sự 4 nước (Tứ Giác Kim Cương) để kìm chế Tàu Cộng. Và hiện nay, Mỹ và Nhật đang muốn lôi kéo thêm quốc gia có vị trí chiến lược để kìm chế sức mạnh Tàu Cộng, và Việt Nam là nước mà hai cường quốc này đang tìm cách ve vãn. Như ta biết, Nhật Bản rất năng nổ trong vấn đề giúp đỡ Việt Nam ,mà trong đó viện trợ ODA là một minh chứng. Điều đó cho thấy Nhật muốn ve vãn Việt Nam thật sự. Được biết ở Đông Nam Á, Indonesia đông dân nhất với 274 triệu dân, Việt Nam thứ nhì với100 triệu dân. Xét về nguồn lao động thì Indonesia chất lượng hơn và cũng dồi dào hơn, xét về quy mô thị trường thì Indonesia cũng lớn hơn, thế nhưng khi mới lên ghế thủ tướng ông Yoshihide Suga chọn dừng chân ở Việt Nam trước khi đến Indonesia? Mà trước đó khi mới lên làm thủ tướng ông Shinzo Abe cũng làm điều tương tự, tại sao vậy? Thực chất Việt Nam có vị trí địa chính trị tốt mà Nhật muốn lôi kéo để cô lập Tàu. Thế nhưng vì quyền lực đang trong tay CS nên cơ hội cho đất nước đã bị ĐCS phớt lờ. CS vẫn trung thành với chính sách 4 không điều đó cho thấy Tàu chi phối Bộ Chính Trị ĐCS Việt Nam rất mạnh mà Tàu thì lại không thể bị Mỹ đánh sụp. Rõ ràng các đời thủ tướng Nhật luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược cần lôi kéo, vậy còn Mỹ thì sao? Xét các đời tổng thống Mỹ dù cho đó là Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama, hay Donald Trump thì Mỹ vẫn cứ ve vãn Việt Nam và từng bước gỡ bỏ rào cản giữa hai nước. Nói thật, với tổng thống Mỹ thì họ chỉ thấy vị trí chiến lược của Việt Nam trong chính sách cô lập Tàu của họ là quan trọng chứ nhân quyền chẳng phải là thứ họ ưu tiên. Để lôi kéo Việt Nam ngã về mình thì Mỹ ve vãn CS chứ chả nhẽ họ ve vãn các nhà dân chủ? Các nhà dân chủ trong tay không có chút quyền lực thì chỉ là con số zero trên bàn cờ lớn của Mỹ mà thôi. Chính vì vậy mà cho dù tổng thống Mỹ là ai thì người ta cũng sẵn sàng gạt bỏ chuyện nhân quyền qua một bên để tiến gần hơn với Việt Cộng nếu Việt Cộng từ bỏ chính sách 4 không. Đấy là điều chúng ta nên hiểu chứ đừng kỳ vọng rằng Mỹ sẽ “cứu vớt” cho phong trào dân chủ. Đừng có mơ. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần, không biết người Mỹ có chiến nhau khốc liệt hay không nhưng người Việt chiến nhau không khoan nhượng. Đấy! Trí lực sức lực của người Việt chúng ta đang đổ vào chuyện vô ích trong khi đó Việt Cộng thì cứ ngày một củng cố mối quan hệ với Mỹ bất chấp tổng thống Mỹ là ai. Khi chúng ta lãng phí trí lực vào những chuyện vô bổ thì tất vấn đề khác bị bỏ phế. Phong trào dân chủ sẽ không đi đến đâu nếu người Việt chia rẽ vì những “ông Tây” bên Mỹ. Hãy nhìn người Thái, nếu họ lo chiến nhau vì Trump và Biden thì liệu họ có sức mạnh đông đảo xuống đường để đòi dân chủ không? Chính chúng ta nghĩ là theo dân chủ tiến bộ mà chúng ta cũng chưa học nổi những gì người Thái làm. Hy vọng người Việt chúng ta sớm nhận ra điều này mà thay đổi tư duy và hướng về một mối lo chung, đó là kết thúc CS để cho đất nước có cơ hội phát triển cùng văn minh tiến bộ./. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://dantri.com.vn/the-gioi/nhat-ban-ho-tro-viet-nam-trang-bi-6-tau-tuan-tra-20200728195403373.htm https://www.rfi.fr/vi/châu-á/20201021-thủ-tướng-nhật-suga-hứa-giúp-các-nước-đông-nam-á-tăng-cường-khả-năng-an-ninh-trên-biển  
......

Cách nào để ứng phó biện pháp đàn áp tự do Internet tại Việt Nam?

- Giang Nguyễn / RFA - Khi ông Steven Adair, người sáng lập Công ty An ninh mạng Volexity của Hoa Kỳ đưa ra câu hỏi, quốc gia nào có những hacker giỏi nhất thế giới, ông thường nghe những câu trả lời như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Israel, Iran và Bắc Hàn. “Tôi đặt câu hỏi, còn Việt Nam thì sao? Người ta hỏi lại, thật không? Chúng tôi trả lời Vâng, chính xác là vậy”. Ông Steven Adair thuật lại như vậy tại buổi hội luận qua mạng do tổ chức Cứu người Vượt biển BPSOS tổ chức ngày 26 tháng 10. Ông cùng hai diễn giả khác là ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, và nhà báo độc lập Trịnh Hữu Long, đều cho rằng đảng cầm quyền tại Việt Nam đang “thắng” trong cuộc chiến hạn chế và ngăn chặn quyền tự do ngôn luận trên Internet. Theo ông Adair, cụ thể đó là những chiến dịch quy mô, đồng loạt và “sáng tạo” do nhóm tin tặc OceanLotus của chính quyền Việt Nam tiến hành. Nhóm này cũng được biết dưới tên APT32. Ngoài những cuộc tấn công bằng cách gửi thông tin từ một đối tượng mà bạn biết, tiếng Anh gọi là spear phishing; chúng còn giả mạo danh tính để cài đặt phần mềm độc hại, như họ đã làm gần đây với một số nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập ở Đức: “Họ (nhóm OceanLotus) cũng tạo ra các trang web giả mạo. Đây là cách hay ho hơn và sáng tạo hơn. Các diễn giả khác đã đề cập rằng có rất nhiều blog và trang tin tức mà mọi người đang tìm đến để có những nguồn tin ngoài luồng. Họ nhận ra điều đó và họ bắt đầu hành động để kiểm soát mà không phải hack hoặc cố gắng gỡ nó xuống. Thay vào đó, họ điều hành các trang web đó luôn và theo dõi ai đang truy cập chúng”. Ông Adair cho biết chiến dịch này đã kéo dài trong nhiều năm. Điển hình như trang Facebook Formosa – Sự thật đã phơi bày, trang Mạch Sống Media của BPSOS, trang Faceboook Tin không lề. Họ tạo trang giả mạo mà ông Adair gọi là “tin thật, trang giả” để thu thập dữ liệu của những ai truy cập, ai bấm “like” trên các bài được đăng, địa chỉ IP của họ, những trang khác mà người này truy cập sau đó, v.v.. Ông Adair nói tiếp, sau đó họ sẽ chú trọng vào những người họ cho là “đáng chú ý” để tấn công chủ đích bằng cách tạo những trang truy cập giả mà độc giả tưởng là của trang chính. Khi truy cập, Google hoặc dịch vụ cung cấp tài khoản sẽ yêu cầu độc giả xác nhận log in của mình. Ông giải thích: “Nếu bạn đồng ý truy cập, bạn sẽ cấp cho ứng dụng của OceanLotus quyền được phép đọc, gửi, xóa và quản lý email, xem các mối liên hệ của bạn và thậm chí xem lịch sử của những việc khác mà bạn đã làm trên máy. Vì vậy, nếu bạn là nạn nhân của chiến thuật này, bạn đã trao cho họ chìa khóa vào ‘vương quốc’ của bạn chứ không chỉ là mật khẩu”. Bộ Ngoại giao Việt Nam trong quá khứ đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc chính phủ Việt Nam đứng sau nhóm hacker OceanLotus. Sau cuộc xâm nhập vào trang mạng Trung Quốc nhằm lấy thông tin về dịch Covid-19 vào tháng 4, cũng như đợt tấn công nhà hoạt động và báo giới ở Đức vào tháng 5, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao trả lời chất vấn của báo giới rằng “những cáo buộc này không có cơ sở” và “Việt Nam nghiêm cấm các cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức”. Tổng Biên tập Luật Khoa Tạp Chí, ông Trịnh Hữu Long từ Đài Bắc, nói rất khó để giới hoạt động cho tự do và nhân quyền ứng phó với một hệ thống đàn áp tiếng nói tự do tinh vi như của Việt Nam. “Chúng ta mãi mãi sẽ đi sau chính quyền. Chúng ta không có khả năng trang bị cho mình công nghệ tốt nhất có trên thị trường. Từ quan điểm của một nhà hoạt động, chúng ta hãy chủ động tham gia những khóa đào tạo về an ninh mạng được cung cấp cho những nhà hoạt động, và chúng ta cần học hỏi và áp dụng nó nhiều nhất có thể". Ông Trịnh Hữu Long nói các con số được những tổ chức nhân quyền thu tập cho thấy chính quyền Việt Nam trong vài năm qua đã gia tăng bắt bớ người bất đồng chính kiến, và những lệnh án cũng nặng nề hơn so với trước. Nhà báo Trịnh Hữu Long còn đưa ra 5 đề nghị để vượt qua những khó khăn hiện nay: Thứ nhất, ông nói, đã đến lúc những nhà hoạt động riêng lẻ phải chung sức cho những sáng kiến tập thể có tổ chức hơn. Thứ nhì, giới đấu tranh cần đầu tư vào việc tạo ra các mảng truyền thông độc lập. Thứ ba, lập ra những nguồn thông tin đáng tin cậy bằng Anh ngữ. Thứ tư, là cần có thêm những khóa huấn luyện người đấu tranh và người làm báo độc lập. Và cuối cùng, ông nói, chúng ta cần giảm sự lệ thuộc vào Facebook và Google để tìm cách đa dạng hóa cách tiếp cận người dân. Điều cuối này được ông Phil Robertson của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền tán thành: “Ở Việt Nam họ vẫn kiểm soát radio, tv và báo in nhưng các nước khác thì không. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người lấy tin tức qua mạng xã hội. Với sự thay đổi trong bối cảnh thông tin hiện nay, chính quyền đã cố gắng kiểm duyệt và kiểm soát Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội. Phương hướng đã thay đổi, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn như cũ. Thách thức lớn nhất của chúng tôi là làm sao kéo Facebook và các công ty mạng xã hội khác về phe chúng ta. Tôi tin rằng tương lai của tự do ngôn luận ở Đông Nam Á sẽ phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc thuyết phục các công ty này lắng nghe chúng ta và coi các vấn đề của chúng ta là chính. Nhưng ngay bây giờ, tôi xin được nói thẳng, nếu nói đến Facebook thì đây là cuộc chiến mà chúng ta đang thua”. Ông Phil Robertson và ông Steven Adair cho rằng giới hoạt động cho nhân quyền, tự do ngôn luận cần phải tách ra khỏi Facebook và dùng những phương tiện thông tin khác như Twitter, Whatsapp hoặc Signal. Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam trong báo cáo gửi Quốc hội mới nhất cho thấy từ đầu năm 2018 đến hết tháng 8 năm nay, bộ này đã gỡ bỏ hơn 283 tài khoản Facebook bị cho là giả mạo cá nhân, tổ chức để tung tin gọi là 'kích động, chống phá Nhà nước Việt Nam'. Bộ Thông tin-Truyền thông cũng gỡ hơn 1800 bài viết, hơn 150 Fan page bị cho đăng tin sai sự thật. Nguồn: https://www.rfa.org/…/how-to-respond-to-campaign-of-suppres…  
......

Bọn nào là lưu manh khốn nạn

Thuan Van Bui| Thế nào được gọi là lưu manh, khốn nạn? Đó là cách làm, cách quản trị đất nước của "đảng ta". Đầu tiên là kiểm lâm, quản lý rừng cấu kết ăn chia với lâm tặc để phá rừng. 100% các vụ lâm tặc phá rừng nguyên sinh là có bàn tay quyết định của kiểm lâm và cán bộ địa phương. Đều là người của đảng cả. Các dự án phá rừng để làm kinh tế, trồng cây công nghiệp, toàn bộ là do bàn tay của đảng. Quân đội làm kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh (trồng điều, cao su, cafe, tiêu... ) làm kinh tế, các doanh nghiệp sân sau, đều được được đảng cho phép phá rừng bán gỗ rồi trồng cây công nghiệp. Hàng trăm dự án thủy điện vừa và nhỏ, toàn bộ cũng là một tay đảng ta cấp phép để phá rừng, bán gỗ rồi làm thủy điện. Tất cả các nguyên nhân đó gây ra lũ chồng lũ, gây ra tai ương và tang thương, mất mát cho dân. Và tất cả các nguyên nhân của thảm họa đó, ông trời chỉ góp một nửa, một nửa quyết định là do bàn tay của đảng ta. Nói thẳng ra, đảng góp phần quyết định vào các thảm họa lũ lụt. Đó là khốn nạn lần 1. Khi có lũ lụt xảy ra, đảng- nhà nước sẽ kể công khi cứu được một phần người dân, nhưng hoàn toàn lờ đi phần lớn người dân tang thương, mất mát vì thảm họa do đảng tiếp tay, góp phần mà có. Đây là sự khốn nạn lần thứ 2. Khốn nạn thứ 3 là: Hàng năm, quỹ phòng chống thiên tai, lũ lụt đảng đều đè dân, người lao động và doanh nghiệp ra thu hàng chục nghìn tỷ. Nhưng khi có thiên tai, từ kẻ cầm đầu đảng ở trung ương cho đến đám đầu đảng địa phương lại gõ cửa từng nhà để ép buộc từ cụ già đến em nhỏ, từ khố rách áo ôm đến xe ôm thợ hồ hỗ trợ, đóng góp tiếp cho đảng. Thứ đốn mạt thứ 4 là: Quỹ phòng chống thiên tai, bão lũ hàng năm đảng hốt hàng chục nghìn tỷ, cả ngân sách quốc gia (cũng từ dân nốt) thêm hàng chục nghìn tỷ nữa. Cộng với các khoản đột xuất gõ cửa ép buộc, kêu gọi dân đóng khi có lũ lụt, thiên tai... Tất cả đảng đều không công khai minh bạch, số đến được dân chịu thảm họa là rất nhỏ so với con số mà cán bộ- đảng viên đút túi từ trung ương đến địa phương. Người dân đã phải cắn răng để nuôi một hệ thống song trùng đảng- nhà nước và nhiều thứ hội đoàn, tổ chức, cánh tay nối dài của đảng. Ấy thế nhưng, khi có thảm họa, hệ thống song trùng và các tổ chức ăn hại đó hoàn toàn vô dụng và bất lực trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn dân trong bão lũ. Đó là điều khốn nạn thứ 5. Hệ thống song trùng đảng- nhà nước vừa là nguyên nhân chính trong việc gây ra thảm họa, vừa vô dụng, bất lực và ăn hại thêm trong thảm họa. Đẩy trách nhiệm cho dân tự cứu nhau. Cuối cùng, đảng- nhà nước lại bắt đầu suỵt hệ thống báo chí, tuyên truyền, DLV ca tụng công ơn của đảng trong phòng chống thiên tai, cứu dân khỏi chết đuối, chết rét và chết đói. Đó là sự khốn nạn, lưu manh và trơ trẽn đến cùng cực. Thuan Van Bui
......

Phải gọi là ăn cướp chứ không phải "chấm mút"!

Thao Ngoc| Trên trang VOV.VN ra ngày 27/8/2019 có đăng bài của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng với tựa đề: “Nhiều người chưa làm đã nghĩ đến 'chấm mút' Theo đó: "Cứ nghĩ trong cuộc sống mà xem, có những người có thiếu thốn gì đâu, nhưng tham thế, chưa làm cái gì đã nghĩ đến chấm mút" (https://vov.vn/…/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nhieu-nguoi-chua…) Liên hệ với việc cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung hiện nay, sẽ thấy tình trạng ăn chặn xảy ra khắp nơi mọi chốn. Đây không phải là “chấm mút”, mà là móc họng dân ra để lấy cho bằng được những món tiền, hàng cứu trợ của người dân trong cơn nguy khốn. Báo Người Lao động hôm 25/10/2020 có bài: “ Đoàn cứu trợ ra khỏi nhà dân, thôn đến thu lại tiền hỗ trợ”. Báo Thanh Niên ngày 23/10/2020 đưa tin: “Cán bộ lấy lương khô cứu trợ đem chia làm quà vì ăn ngon.” Tờ Thanh Niên online ngày 23/10/2020 đưa tin: “Khẩn cấp Bắƚ ƚạm giam Hàng loạt cáɴ bộ, cҺủ tịcҺ xã ăn chặn tiềɴ hỗ trợ bão lũ cҺo bà coɴ”: Ngày 1-10/2020,một nguồn tin xác nhận, Công an huyện Khánh Sơn(Khánh Hòa) đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Triệu Công Tấn, thủ quỹ UBND xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn về tội tham ô tài sản. Ngày 24/9/2020, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố và bắt tạm giam đối với Phạm Văn Tem, Chủ tích xã Ba Xơ và Phạm Thị Giang, kế toán xã, về hành vi ăn chặn tiền hỗ trợhộ nghèo của địa phương. Ngày 11/12/2019, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố và bắt tạm giam Lê Khả Nguyên, Chủ tịch UB xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân(Thanh Hóa) về hành bi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi và nhận hối lộ..v.v.. Việc ăn chặn tiền cứu trợ không phải bây giờ mới có, mà nó đã trở thành… “truyền thống”. Báo Người Lao động ra ngày 25/01/2010, có bài: “Đem tiền cứu trợ đi gửi ngân hang”. Theo đó: “Hàng chục tỉ đồng tiền quỹ ủng hộ thiên tai, bão lụt tại Ủy ban MTTQ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã không đến tay người nghèo vì lãnh đạo đơn vị này đem gửi ngân hàng lấy lãi để chi dùng bừa bãi”. Chỉ đến khi Kiểm toán nhà nước vào cuộc thì mới lòi ra một bầy chuột, từ Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Trần Văn Thức, đến các cấp dưới như Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thị Mãi bị kỷ luật. Trên đây là những phần nổi của tảng băng đã bị báo chí phanh phui, vạch mặt. Khi những người dân hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp công sức và tiền của của mình, là mồ hôi nước mắt của người lao động nghèo,nhằm cứu trợ, giúp đỡ các nạn nhân trong cơn hoạn nạn. Thì lại có những “con ve chó”chỉ biết chờ chực và hút máu đồng bào khốn khổ. Sau khi chặn được tiền hàng cứu trợ, họ phân phát nhỏ giọt cho các nạn nhân, để gọi là ơn của họ. Còn phần lớn tiền hàng chảy vào túi ai? Vì vậy việc gần đây, có những cá nhân có tấm lòng nhân ái, khi họ đứng ra kêu gọi quyên tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung, thì được người dân hưởng ứng rất đông. Cho đến ngày 24/10/2020, sau 2 tuần kêu gọi, Thủy Tiên đã nhận được số tiền 150 tỷ đồng. Thủy Tiên đã công khai bản sao kê của ngân hàng và tin nhắn các khoản chi để chứng minh sự minh bạch. Thủy Tiên cũng khẳng định mọi chi phí đi lại, sinh hoạt cá nhân cô đều tự bỏ tiền túi, không dùng đến quỹ từ thiện trên vì cô quan niệm "tiền quỹ nghiệp nặng nên nói rõ ràng, Tiên không muốn một số bạn lấy cớ nói ra nói vào không hay"… "Trong đoàn, Tiên phải lo ăn uống cho tài xế các xe tải và tình nguyện viên. Họ chủ yếu ăn bánh mì chay. Các bạn làm không lấy công, chỉ lấy tiền xăng dầu thôi. Vì vậy Tiên có mời các bạn đi ăn nhà hàng cảm ơn. Riêng tiền mời này Tiên tự chi, không lấy tiền quỹ" Thế nhưng vẫn có người lo Thủy Tiên có động cơ xấu. Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó CT UBTƯ MTTQVN cho rằng “các cá nhân làm từ thiện như ca sĩ Thủy Tiên nên giao số tiền đã vận động được cho các tổ chức như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ… để dư luận khỏi hoài nghi”. Đúng là “suy bụng ta ra bụng người”. Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn ca sĩ Thuỷ Tiên lại có thể quyên góp được số tiền lớn như thế ? Thứ nhất là lòng tin. Dân tin tưởng vào cách làm của Thuỷ Tiên, số tiền đóng góp sẽ đến được tay người dân. Nếu Thuỷ Tiên nhờ một trung gian nào đó cùng làm chắc chắn mọi người sẽ ngưng ủng hộ. Người ta sẵn sàng chuyển cho Thuỷ Tiên hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mà không lo ngại, không băn khoăn. Vì người ta tin cô ấy. Niềm tin là sức mạnh Thứ hai: Thái độ của Thuỷ Tiên rất thân thiện, nhẹ nhàng. Cô xoa dầu cho những cụ già bị lạnh, thì thầm vào tai nói nhỏ điều gì đó như là thân quen từ lâu. Ông cha ta dạy: “ Của cho không bằng cách cho”. Thứ ba là minh bạch: Thuỷ Tiên đi đến đâu, làm đến đâu thông tin kịp thời đến đấy, bằng người thực việc thực cũng là yếu tố làm nên niềm tin cho mọi người góp sức. Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị cho các địa phương không được gây khó khăn cho các đoàn cứu trợ. Vì mạng xã hội đã lột trần những thủ đoạn bẩn thỉu cua những con ve chó, luôn tìm mọi cách để ăn chặn tiền cứu trợ. Nếu không ăn chặn được thì chúng gây khó khăn. Chúng ngáng đường không cho xe đoàn cứu trợ. Bà con miền Tây muốn gửi bánh tét bằng đường hàng không thì chúng đòi hỏi gấy của Mặt trận. Đến Mặt trận xin giấy thì họ nói cá nhân họ không chứng. Vậy là bánh tét bị thiu mà đồng báo vùng lũ lụt thì đang đói khát. Tóm lại là những lúc người dân gặp hoạn nạn do thiên tai lũ lụt gây ra, thì có rất nhiều tấm lòng nhân ái bất chấp khó khăn nguy hiểm tìm cách giúp đỡ đồng bào mình trong cơn hoạn nạn. Thì cũng không thiếu những kẻ lợi dụng lúc đồng bào mình gặp hoạn nạn khó khăn, đã trổ hết ngón nghề tích lũy trong nhiều năm đã học được, để tìm cách ăn chặn, ăn cướp trên nỗi đau đồng loại bằng nhiều thủ đoạn. Đó là những con ve chó hút máu dân, chứ không phải là “chấm mút”đâu. Thưa ngài Tổng-Tịch. Thao Ngoc 26/10  
......

Nguyên nhân thảm họa lũ lụt miền Trung

Nguyễn Thanh Văn - Web Việt Tân| Cả nước đang hướng về miền Trung. Chỉ trong 3 tuần lễ tính từ ngày 5 đến 25 tháng Mười, trận lũ lụt đã giết chết 130 người, 18 người vẫn đang mất tích bao gồm 12 người tại Thủy điện Rào Trăng 3. Hơn 900 căn nhà bị hư hại,  trong đó thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Nam (210 căn nhà), Quảng Bình (129 căn nhà), Quảng Trị (175 căn nhà) và Quảng Ngãi (161 căn nhà). Hiện có nhiều đoàn cứu trợ từ miền Nam và cả từ miền Bắc liên tục ra vào các khu vực bị lũ lụt để cứu trợ các gia đình nạn nhân. Qua những chia xẻ trên mạng xã hội của các đoàn cứu trợ, người ta đã thấy tận mắt những hình ảnh bi thảm của trận lũ lụt để lại sau khi nước rút đi. Nhưng theo tin tức thì miền Trung có thể sẽ phải hứng chịu thêm cơn bão mới số 8 và 9 từ biển Đông tràn vào trong những ngày sắp tới. Tại sao miền Trung luôn luôn bị bão lụt như vậy? Miền Trung: Trời hành cơn lụt mỗi năm Miền Trung là nơi mà hàng năm thường hứng chịu nhiều trận lũ lụt. Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng Bảy đến đầu tháng Mười Một và trung bình có từ 5 đến 8 trận bão mỗi năm. Biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Gió mùa Đông thổi theo hướng Đông Bắc mang hơi lạnh đến Việt Nam từ tháng Mười Một năm trước đến tháng Tư năm sau. Gió mùa Hè mang hơi nóng ẩm từ Ấn Độ Dương thổi qua theo hướng Tây Nam từ tháng Năm đến tháng Mười hàng năm. Sau thời gian nắng nóng kéo dài do gió Tây Nam thổi qua, nhất là nửa sau mùa Hè (tháng Bảy đến tháng Mười) thì nguồn nước từ biển Đông bốc lên cao tạo ra nhiều rãnh áp thấp. Rãnh áp thấp là dãi thời tiết xấu được hình thành do sự hội tụ của hai luồng gió tín phong (trade wind) chủ yếu theo chiều Đông Bắc – Tây Nam (Bắc Bán Cầu) hoặc Đông Nam – Tây Bắc (Nam Bán Cầu) trong những miền cận xích đạo. Đó là nguyên nhân phát triển thành áp thấp nhiệt đới và hình thành nên những cơn bão. Và với sự biến đổi khí hậu càng gia tăng, làm mặt biển nóng hơn, thì những vùng biển nhiệt đới gió mùa như Việt Nam hơi nước sẽ bốc lên nhiều hơn, biến số lượng những tâm áp thấp mạnh lên thành bão nhiều hơn. Theo một số nghiên cứu khoa học thì nguyên nhân chính của trận lũ lụt xảy ra ở miền Trung là do các cơn bão được hình thành từ biển Đông và gió mùa Đông Bắc dựa vào đặc điểm thời tiết miền Trung rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển của bão. Khi những trận bão từ biển Đông kéo vào và bị rặng Trường Sơn phía Đông ngăn cản không thể vượt qua phía Tây Trường Sơn nên miền Trung vừa bị hứng những cơn mưa lớn lại vừa chịu những cơn lũ đổ xuống từ Trường Sơn Đông.Vì thế các tỉnh miền Trung trở thành nơi hứng chịu những thiên tai từ thiên nhiên là điều khó tránh khỏi. Người dân miền Trung từ lâu đã quen thuộc với cảnh “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ” vì “Trời hành cơn lụt mỗi năm” mà trong ca khúc “Tiếng Sông Hương,” nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã viết câu ca này để nói lên cảnh lũ lụt tại Huế nói riêng và miền Trung nói chung. Có người còn ví von rằng: “Bão lụt là đặc sản của miền Trung,” hoặc ta thán “làm lụng vất vả, dành dụm, rồi cuối năm đem dâng cho Hà Bá.” Thật vậy, với bờ biển dài 1.200 cây số và có dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, hầu như năm nào cũng đều bị “trời hành cơn lụt,” không Bắc Trung Bộ thì Trung Trung Bộ hoặc Nam Trung Bộ, không lớn thì nhỏ mà những trận lụt lịch sử gây nhiều tổn thất về nhân mạng và tài sản. Trong khoảng 120 năm vừa qua, người miền Trung không thể nào quên những trận lũ lụt lịch sử vào các năm: 1904 (Giáp Thìn) hay còn gọi là “lụt năm Thìn;” năm 1953; năm 1964 (cũng năm Giáp Thìn); năm 1983; năm 1999 – trận lụt này đã làm ngập trắng 10 tỉnh, thành và khiến 595 người chết, thiệt hại tổng cộng hơn 3.773 tỷ đồng, nó được xem là trận lụt lớn nhất xảy ra tại Việt Nam từ trước đến thời điểm đó; năm 2007 miền Trung chịu liên tiếp sáu trận lũ chồng lên lũ từ đầu tháng Mười đến giữa tháng Mười Một; năm 2008; năm 2010; năm 2011; năm 2013… và trận lũ lụt năm nay 2020 vẫn còn đang tiếp diễn trên diện rộng từ Phú Yên đến Hà Tỉnh. Nguyên nhân trận lũ lụt hiện nay Theo một số chuyên gia khí tượng thì đợt mưa kỷ lục năm 2020 do ảnh hưởng của La Niña, kết hợp của hai hình thái thời tiết là không khí lạnh và áp thấp nhiệt đới nên Biển Đông liên tục đón bão trong thời gian qua. Trong những năm có La Niña, mưa bão thường xuất hiện dồn dập vào cuối năm. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến các hiện tượng thời tiết ngày càng trở nên cực đoan; mà cụ thể, chỉ trong gần 2 tuần, khu vực biển Đông đón liên tiếp hai đợt không khí lạnh. Ngoài ra, sườn phía đông của dãy Trường Sơn cũng đón một luồng gió mùa Đông Bắc đem hơi ẩm từ trên cao lục địa vào đất liền. Tiếp đó, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện dồn dập, mang nước từ Biển Đông vào cũng gây mưa. Còn theo ông Trần Quang Năng, Trưởng Phòng Dự Báo Thời Tiết (Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia), lượng mưa này dù không quá lớn nhưng vẫn gây nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi phía Tây do đất đai đều đã ngấm nước, lũ ở nhiều nơi chưa kịp rút hết. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Lung, chuyên gia ngành lâm nghiệp Việt Nam cho rằng lũ lụt, sạt lở ngày càng trầm trọng là do mất rừng. Rừng nhiệt đới có nhiều tầng, có cây 40-50m, dưới còn có thảm thực vật và các tầng cây khác. Nếu lượng mưa không lớn, nước chỉ ở trên tầng các lá cây, thậm chí không rơi được xuống đất. Còn khi nước mưa xuống đất, đã có lớp đầu thảo mục (cành, lá cây mục…) sẽ giữ nước tới 80-90% và ngấm dưới đất tạo thành mạch nước ngầm. Còn nước mặt 10-20% là lượng nhỏ, ít có khả năng gây lũ ống, lũ quét cho con người. Cũng theo ông, với các loại rừng khác, chỉ có tác dụng cản lũ và giữ nước khoảng 20-50% so với rừng tự nhiên. Mặc dù miền Trung là nơi “trời hành cơn lụt mỗi năm” nhưng trước đây hầu như người ta không nghe thấy tình trạng lũ quét, sạt lở đất trên thượng nguồn dù có mưa lũ lớn. Hiện tượng này chỉ bắt đầu xảy ra từ những năm cuối thập niên 1990 đến nay, sau khi nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp,… một cách vô tội vạ ngày càng lan rộng trên khắp vùng Tây Nguyên, cũng như hàng loạt đập thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn các con sông tại miền Trung. Vì vậy nguyên nhân chính khiến gây nên những trận lũ quét và sạt lở ngày càng trầm trọng thường được nhắc đến là nạn phá rừng, xây đập thủy điện, khai thác sỏi cát trên các con sông… Nạn phá rừng Theo Tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Nguyên nhân là do sự yếu kém và tham nhũng trong công tác bảo vệ rừng, sự thông đồng, cấu kết, tiếp tay, chia chác của các giới quan chức nhà nước cũng như lực lượng kiểm lâm đã tiếp tay cho lâm tặc chặt phá rừng. Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn mà theo ông Hà Công Tuấn, Thứ Trưởng Thường Trực Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho rằng do phá rừng để xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông và các công trình tái định canh định cư. Điều này đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị nhà cầm quyền cố tình bỏ lơ. Diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên trên khắp cả nước bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Trong đó, theo con số thống kê còn cho biết độ che phủ rừng chỉ còn nằm trong con số là chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%. Theo thống kê mới nhất của Cục Kiểm Lâm Việt Nam thì trong 9 tháng đầu năm 2017 có  khoảng 155,68 ha rừng bị chặt phá và khoảng 5.364,85 ha rừng bị cháy. Riêng năm 2019, diện tích rừng bị thiệt hại là 3.312,6 ha, gấp 2,9 lần năm 2018, trong đó diện tích rừng bị cháy là 2.716,5 ha, gấp 4,7 lần; diện tích rừng bị chặt phá là 596,1 ha, tăng 6,6%. Mặc dù nhà cầm quyền nỗ lực trồng mới rừng từ năm 1996 đến nay nhưng những nỗ lực này không thấm vào đâu so với tỷ lệ rừng tự nhiên trong tổng diện tích rừng bị phá. Các quan chức còn sai lầm khi nghĩ trồng cây phục vụ kinh tế có thể thay thế rừng, mà không biết rằng cây trồng không thể thay thế thảm rừng trong việc ngăn lũ. Thủy điện Theo Bộ Công Thương Việt Nam, hiện nay trên cả nước có đến 825 dự án thủy điện. Trong đó đã đưa vào sử dụng 385 dự án và đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án. Vì cho phép chính quyền cấp tỉnh phê duyệt các dự án thủy điện nhỏ hay còn gọi là thủy điện “cóc,” thì khắp nơi hiện tượng thủy điện “cóc“ mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung. Riêng toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 54 thủy điện bậc thang (7.025 MW) và 156 thủy điện nhỏ (1.565 MW) đang khai thác; 11 dự án bậc thang (704 MW) và 72 dự án thủy điện nhỏ (859 MW) đang thi công xây dựng. Cụ thể là trong một đoạn thượng nguồn chưa đầy 30 km và dốc trên sông Bồ thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Thừa Thiên-Huế đã có đến 4 thủy điện “cóc” là A Lin B1, B2, Rào Trăng 4, Rào Trăng 3. Chỉ riêng một nhóm thủy điện “cóc“ này, rừng phòng hộ đã mất đi hơn 200ha trong vùng lõi của rừng quốc gia Phong Điền, thì với 825 dự án thủy điện nêu trên cũng đã góp phần đáng kể vào nạn phá rừng nguyên sinh thượng nguồn từ miền Bắc đến miền Trung, mà theo thông tin truyền thông nhà nước, đã có hơn 50.000 hecta rừng bị tàn phá. Thủy điện “cóc“ là loại thủy điện ít vốn, công xuất nhỏ, không sản xuất được bao nhiêu điện năng, không có chức năng điều tiết lũ, mưa là xả, tạo ra lũ chồng lũ, góp phần tạo nên những thảm họa lũ lụt hạ nguồn, nhưng lại được phá rừng hợp pháp và khai thác khoáng sản, lại vừa đáp ứng chỉ tiêu kinh tế của địa phương dâng lên trung ương. Phá rừng lấy gỗ bán và khai thác khoáng sản là nguồn lợi chính vô cùng to lớn của chủ đầu tư và quan chức chính quyền địa phương. Rừng bị tàn phá dẫn đến tình trạng lũ quét, sạt lở làm trầm trọng thêm các cơn lũ lụt, nhất là trong các lưu vực dốc và hẹp như ở miền Trung. Bởi khi cây cối có khả năng giữ nước, giữ đất bị chặt phá khiến thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém; làm cho tốc độ di chuyển của mưa lũ cùng đất đá bị cuốn đi nhanh hơn, gây hậu quả nặng nề hơn. Sạt lở đất tại thủy điện Rào Trăng 3. Theo Tổng Cục Phòng Chống Thiên Tai, thì nạn phá rừng, xây thủy điện là nguyên nhân chính của lũ quét, sạt lở đất. Thống kê cho thấy từ năm 2010 đến 2019 đã xảy ra 260 trận lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 910 người, thiệt hại về kinh tế ước tính hàng chục nghìn tỉ đồng. Lũ lụt miền Trung: Trách nhiệm của ai? Mưa bão là hiện tượng thiên nhiên. Người dân miền Trung đã hứng chịu lũ lụt hàng năm quen rồi vì địa hình và thay đổi khí hậu hàng năm. Tuy nhiên, hiện tượng sạt lở, đi cùng với những trận xả lũ vô tội vạ của các đập thủy điện là nguyên nhân chính đưa đến thảm kịch to lớn cho những trận lũ lụt gần đây. Câu hỏi đặt ra là làm sao  người dân miền Trung  có thể sống được với lũ như đã từng sống bao đời qua mà giảm thiểu được tối đa thảm họa như hiện   nay nếu bước đầu tiên không phải là dẹp dần các loại thủy điện “cóc” và khôi phục lại rừng phòng hộ thượng nguồn? Điều này nằm trong tầm tay của mọi cấp chính quyền nếu coi sinh mạng và tài sản của người dân là ưu tiên phải giải quyết. Vấn đề quan trọng là những người lãnh đạo đất nước có nhìn ra điều nguy hiểm của lề lối quản lý đất nước theo kiểu tư duy nhiệm kỳ “ăn xổi ở thì” ở các   địa phương. Họ chỉ quan tâm đến chuyện vơ vét vào túi riêng qua những dự án gọi là “phát triển kinh tế – xã hội,” nhưng thực chất trút tai họa lên đầu   người dân. Thảm họa lũ lụt tại miền Trung hiện nay là trách nhiệm của bộ máy đảng và chính quyền của các tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng   Bình, Hà Tĩnh. Đã đến lúc người dân miền Trung phải đứng lên đòi hỏi những nguyện vọng chính đáng của mình vì cuộc sống hôm nay và các thế hệ mai sau. Nguyễn Thanh Văn https://viettan.org/nguyen-nhan-tham-hoa-lu-lut-mien-trung/ Lũ lụt, người dân thua cả ‘con sâu cái kiến’ trong mắt CSVN “Qui trình” làm thủy điện tại Việt Nam  
......

Nền kinh tế Việt Nam thắm đòn

Đỗ Ngà| Năm nay Covid-19 hoành hành kinh tế suy sụp. Ở Việt Nam, người nhiễm Covid chết thì ít mà doanh nghiệp bị nhiễm căn bệnh này lớp ngỏm lớp thì ngáp ngáp cũng rất nhiều. Sức đề kháng doanh nghiệp Việt rất yếu, đến độ chính phủ bơm thuốc (tức những gói kích cầu) liên tục mà mà doanh nghiệp vẫn chưa thấy khỏe lại. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng nhà nước bơm đến 3 liều thuốc. Tháng 3 ngân hàng nhà nước bơm gói 280 ngàn tỷ, tiếp theo đó là tháng 4 chính phủ bơm gói an sinh 62 ngàn tỷ, rồi tiếp theo ngân hàng nhà nước lại bơm thêm gói 16 ngàn tỷ giải cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiền bơm như thế, ấy vậy mà tình hình tăng trưởng tín dụng vẫn cứ giảm 33% so với năm ngoái. Vậy rõ ràng là cơ thể nền kinh tế Việt Nam không hấp thu hết thuốc điều trị. Thực ra nền kinh tế Việt Nam đang không hấp thu thuốc cũng dễ hiểu. Covid làm cho sức tiêu thụ giảm vì thế mà thị trường bị co lại trong đó ngành du lịch là một ví dụ rõ nét nhất. Mà thị trường co lại thì nhu cầu vốn cho sản xuất của doanh nghiệp cũng giảm. Chính vì thế ngân hàng nhà nước có bơm tiền thì doanh nghiệp cũng không mặn mà lắm với việc vay tiền để đầu tư sản xuất. Mà dòng tiền kích cầu không chảy vào ngành sản xuất thì làm sao kích thích tăng trưởng được? Vì vậy mà gói kích cầu của ngân hàng nhà nước mới không có hiệu quả. Nhà nước có 2 công cụ để vực dậy nền kinh tế, đó là chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và chính sách tài khóa của chính phủ. Chính sách tiền tệ trong lúc khủng hoảng tất nhiên là… bơm tiền như đã nói. Còn riêng chính sách tài khóa của chính phủ thì tất nhiên là tăng chi tiêu. Nhờ tích lũy nguồn thu dồi dào từ năm 2019 mà năm nay chính phủ đã có 700 ngàn tỷ giải ngân để tăng chi tiêu kích cầu kinh tế trong tình hình dịch Covid. Thế nhưng năm nay nguồn thu giảm do đại dịch thì năm sau lấy đâu ra số tiền lớn cho chính phủ tăng chi tiêu để kích cầu cho năm 2021 đây? Hay là in tiền? Được biết, hằng năm chính quyền CS Việt Nam đẩy 50 ngàn công nhân đi xuất khẩu lao động khắp nơi trên thế giới để kiếm ngoại tệ gởi về nuôi đảng. Chính nguồn lao động này đóng vai trò không nhỏ trong nguồn kiều hối hằng năm đang rót về Việt Nam. Năm ngoái lượng kiều hối là 16 tỷ đô, và năm nay các chuyên gia dự đoán nguồn kiều hối sẽ giảm 20%. Như vậy rõ ràng Việt Nam đã mất một phần đáng kể do sụt giảm kiều hối. Thêm vào đó mới đây, chính phủ Nhật Bản đã chọn Nepal làm nguồn lao động nhập khẩu thay Việt Nam. Mà như ta biết, nguồn lao động đi Nhật luôn kiếm được nhiều tiền hơn so với việc xuất khẩu lao động đi một số nước khác ở vùng Châu Á. Năm nay thiên tai tàn phá nhiều tỉnh miền trung. Sau bão lũ chính phủ phải chi ra một lượng tiền để sửa sang hạ tầng như cũ và những khoản chi khác chỉ để khắc phục những thiệt hại về nông nghiệp. Khoản chi này chỉ là sửa chữa nó không phải là những khoản chi kích thích tăng trưởng nhưng chính phủ vịn vào đó mà tính cho GDP năm nay. Dù có dự đoán tăng trưởng năm nay khoảng 2 đến 3% thì thực sự con số đó chỉ là con số ảo. Đó là tăng trưởng bẩn không có chất lượng nên không nói lên điều gì. Tuy có tăng trưởng dương nhưng thực sự nền kinh tế này đã thấm đòn rồi khó mà gượng dậy nhanh chóng được. Nền kinh tế thấm đòn, doanh nghiệp sống dở chết dở, gói kích cầu kém hiệu quả, nguồn kiều hối bị giảm. Không biết CS có cách thần kỳ nào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% năm 2021? Có lẽ lúc đó họ dự tính chế số liệu chăng? Có thể lắm. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://plo.vn/…/giai-phap-dac-biet-de-hoi-sinh-du-lich-940… https://forbesvietnam.com.vn/…/chinh-phu-tung-goi-kich-cau-… https://tintaynguyen.com/chinh-phu-ban-hanh-nghi-quyet-v…/…/ https://vietnamfinance.vn/nam-nay-con-co-gan-700-nghin-ty-d… http://thoibaotaichinhvietnam.vn/…/kieu-hoi-suy-giam-co-the… (Xin phép mượn biếm họa của anh Vũ Tuân nha, biếm họa hay quá)  
......

Những nghịch lý tăng trưởng ở Việt Nam

Tân Phong - Web Việt Tân Tăng trưởng nhờ “mượn đầu heo nấu cháo” Nhờ khả năng duy trì kim ngạch xuất cảng của khối doanh nghiệp FDI và hoạt động “tạm nhập, tái xuất,” dán nhãn “made in Viet Nam” gia tăng bất thường của những doanh nghiệp “hồn Trung, xác Việt” trong 9 tháng đầu năm 2020, thặng dư thương mại tăng cao ở mức kỷ lục trong 15 năm qua, hơn 16,52 tỷ Mỹ Kim cho tới thời điểm hiện tại. Một báo cáo mới đây của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) chỉ ra trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam “…các mặt hàng xuất khẩu nhiều sang Mỹ chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập khẩu nhiều mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng từ Trung Quốc…”. Trên cơ sở đó, VEPR đặt ra nghi vấn: “Vì thế, tất cả con số thống kê nêu trên về sự tăng trưởng đột ngột của nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu sang Mỹ cho cùng một số loại mặt hàng nhiều khả năng chỉ thuần túy là tạm nhập tái xuất chứ không phải do sản xuất trong nước được mở rộng.” Trên thực tế, kể từ thương chiến Mỹ-Trung nổ ra và khi Việt Nam ký được các hiệp định tự do thương mại FTA với các thị trường quan trọng như EU, các doanh nghiệp Trung Quốc và liên doanh Việt – Trung đã đẩy mạnh hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế thông qua hình thức “tạm nhập, tái xuất” hoặc đưa những dây chuyền gia công lắp ráp, công đoạn cuối của chuỗi sản xuất về Việt Nam để lấy “xuất xứ hàng hóa C/O,” vốn đã có hàng chục năm qua. Tổng cục hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại VCCI (đơn vị cấp C/O) và cảnh sát kinh tế Việt Nam đều biết rõ các hoạt động này của các doanh nghiệp “hồn Trung, xác Việt,” nhưng tất cả đều được giải quyết bằng phong bì. “Mỗi cửa” đều có một mức “phí” riêng. Việt Nam là cái tên đã từng bị Tổng Thống Donald Trump chỉ mặt gọi tên là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” năm 2019 và vừa qua đã chính thức nằm trong danh sách các quốc gia bị Bộ Tài Chính Hoa Kỳ điều tra về hoạt động “thao túng tiền tệ.” Giới chức CSVN giãy như “đỉa phải vôi” khi bị đưa vào danh sách này và lo ngại những hậu quả có thể xảy ra trong trường hợp Hoa Kỳ áp đặt thuế quan mới. Một mặt, Hà Nội luôn phủ nhận những hoạt động gian lận thương mại có tổ chức được hậu thuẫn bởi bộ máy hành chính tham nhũng, một mặt cấp tốc đưa ra các thông tư, qui định mới về mặt hình thức để chứng tỏ “nỗi oan Thị Màu.” Điều hoàn toàn vô nghĩa với những cái mồm “quen ăn, không quen nhịn” của giới chức CSVN. Việt Nam trở thành nơi trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của Trung Cộng để gian dối và trục lợi thương mại qua các hiệp định FTA mà Việt Nam được các nước phương Tây ưu đãi là thực tế hiển nhiên đang diễn ra với qui mô, mức độ ngày một lớn. Những địa phương có lợi thế hạ tầng và cảng biển quốc tế như Hải Phòng, TP.HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai sẽ trở thành đầu mối tập trung hàng hóa Trung Cộng, được gia công dán nhãn Việt Nam trước khi xuất đi Châu Âu và Mỹ. Những mánh khóe học được từ quan thày Bắc Kinh của CSVN có lẽ người Mỹ không lạ, song vì nhiều lý do tế nhị khác, Hoa Kỳ chưa muốn “hất bát cơm” của hàng triệu lao động Việt Nam đang phụ thuộc vào thị trường Mỹ trong khi thế cờ ở biển Đông vẫn còn cần “thêm bạn, bớt thù.” Điều này khiến cho giới chức thương mại Hoa Kỳ rơi vào thế khó xử và Việt Nam sẽ tiếp tục trục lợi. Những “thiên tài AQ” của đảng lại được dịp trơ trẽn khoe khoang thành tích “mượn đầu heo nấu cháo” trong điều hành kinh tế vĩ mô với những con số tăng trưởng GDP và xuất siêu tăng vọt. Tăng trưởng GDP nhờ vay nợ Trong khi những con số tăng trưởng luôn Ảo, thì con số Nợ luôn “chân thật.” Ở Việt Nam, việc đảng và nhà nước tiêu tiền như thế nào thì luôn là bí mật quốc gia nhưng Nợ thì sẽ được công khai rõ ràng. Đơn giản là việc tiêu tiền là quyền của đảng nhưng việc trả nợ thì là “trách nhiệm” của toàn dân. Con số nợ công năm 2020 đã lên tới con số 3.600.000 tỷ đồng và sẽ vượt ngưỡng 4 triệu tỷ đồng (4.000.000 tỷ đồng) vào năm 2021. Nên nhớ, năm 2017, con số nợ này mới là 2 triệu tỷ đồng. Tức là sau 4 năm, Nợ công đã tăng gấp đôi. Nợ tăng trưởng “bền vững” trung bình 25%/năm, gấp gần 4 lần với con số tăng trưởng GDP trung bình trong cùng kỳ. Số tiền phải trả nợ trực tiếp của chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc hiện chiếm tới 25% thu ngân sách. Tức là nếu thu ngân sách năm 2020 chỉ đạt ở mức 1,3 triệu tỷ đồng thì 325.000 tỷ sẽ phải dành trả nợ trực tiếp. Chưa kể những khoản vay bảo lãnh cho các tổng công ty và tập đoàn nhà nước mà chính phủ phải có trách nhiệm trong trường hợp các tập đoàn nhà nước phá sản như đối với Vinashin. Trong khi đó, chi thường xuyên cho bộ máy khổng lồ “ăn không từ một thứ gì của dân” đã tiêu tốn 1,07 triệu tỷ đồng. Như vậy, chỉ riêng việc trả nợ trực tiếp và chi thường xuyên chính phủ đã ngốn hết sạch toàn bộ nguồn thu ngân sách. Tất cả tiền dành cho chi đầu tư, giáo dục… đều trông chờ vào Vay Nợ và nằm trong cơ cấu “bội chi” ngân sách khoảng 319.500 tỷ đến 328.000 tỷ đồng như trong năm tài chính 2020. Càng ngày, con số tăng trưởng GDP và xuất khẩu càng trở nên ít ý nghĩa khi phần lớn kim ngạch xuất khẩu thuộc về khối doanh nghiệp FDI, trong khi tăng trưởng phụ thuộc vào bơm tiền và đầu tư công vô tội vạ. Nguồn lực xã hội đổ vào những lĩnh vực không mang lại giá trị gia tăng bền vững cho quốc gia như bất động sản và bị bào mòn bởi quốc nạn tham nhũng chưa bao giờ giảm bớt. Những quả bóng tăng trưởng được bơm lên bởi tham vọng chính trị và thói kiêu ngạo cộng sản sẽ nhanh chóng xì hơi sau khi không thể kiếm đâu cho đủ tiền để đổ vào những cái “hang chuột không đáy” là những tập đoàn và tổng công ty nhà nước mà thực chất là sân sau của giới chóp bu CSVN. Một dự án hạ tầng ở Việt Nam thường có mức chi phí cao hơn 5-10 lần so với các nước phát triển, thời gian thi công kéo dài có thể nhiều thập kỷ và tuổi thọ công trình thì tùy thuộc vào… thời tiết. Cứ nhìn đường xá, cầu cống, hệ thống truyền tải điện… ở miền Trung qua đợt mưa bão vừa qua có thể thấy hàng trăm km tuyến quốc lộ mặt đường bong tróc, vỡ vụn như bánh đa, hàng ngàn cột điện đổ như quân cờ domino ở Huế chỉ sau một cơn lốc nhẹ… cho thấy chất lượng của những công trình ngàn tỷ, trăm tỷ ở xứ cộng sản nó ra sao. GDP tăng nhưng đời sống người dân không tăng Một nghịch lý khác của kinh tế ở Việt Nam là dù tăng trưởng GDP kể từ 2006 tới nay luôn tăng ở mức khá cao >6%/năm, xong đời sống và thu nhập bình quân đầu người gần như không tăng trong 14 năm qua. Người dân không những không có tích lũy mà phải đi vay để chi tiêu. Việc đánh tráo chỉ tiêu GDP/đầu người với thu nhập bình quân đầu người một cách cố ý của nhà cầm quyền nhằm tô vẽ cho “thành tựu” phát triển kinh tế khiến cho đại đa số người dân hiểu lầm về chỉ tiêu này. Trong nghiên cứu “Phân tích GDP và sự phát triển bền vững về môi trường” Tạp chí Kinh Tế Tài Chính Việt Nam Số 2, 2017 của hai chuyên gia Bùi Trinh và Nguyễn Quang Thái chỉ ra rằng: “Thu nhập của người lao động từ sản xuất (một nhân tố của GDP) được hiểu bao gồm thu nhập bằng tiền và hiện vật của người lao động trong quá trình sản xuất, hiện nay hằng năm Tổng cục Thống kê (TCTK) không công bố chỉ tiêu này, nhưng dựa vào bảng cân đối liên ngành (input-output table) có thể ước tính thu nhập từ sản xuất chiếm khoảng 53% GDP. Như vậy, GDP bình quân đầu người năm 2016 khoảng 2188 USD, tăng 25% so với năm 2012 (1755 USD), nhưng một điều trớ trêu là trong đó thu nhập từ sản xuất bình quân của người lao động chỉ tăng 1,2% (khoảng 870 USD năm 2016 so với 860 USD năm 2012). Điều này cho thấy phần thặng dư bình quân tăng cao, do nền kinh tế phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nên việc thặng dư tăng cao về thực chất không có ích gì nhiều cho Việt Nam mà chỉ có lợi cho nước ngoài.” “Cũng theo số liệu của TCTK, tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2016 khoảng 1648 USD, điều này có nghĩa khoản thu nhập bình quân đầu người ngoài sản xuất (từ sở hữu và từ chuyển nhượng) là khoảng 778 USD; nếu tỷ lệ giữa thu nhập từ sản xuất so với tổng thu nhập năm 2012 khoảng 74-75% thì đến năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống 53%, phần còn lại là thu nhập kiếm được từ ngoài quá trình sản xuất (47%). Như vậy có thể thấy GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người là hoàn toàn khác nhau; và nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài (FDI) từ khâu sản xuất, lưu thông và phân phối lại.” Lấy một ví dụ để giải thích một cách giản dị nhất là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên đã đóng góp gần 70 tỷ Mỹ Kim trong báo cáo GDP của Việt Nam trong năm 2019. Nhưng Samsung chỉ đóng gần 200 triệu USD tiền thuế cho CSVN và tạo công ăn việc làm cho khoảng 120.000 công nhân làm việc tại hai nhà máy này. Tất nhiên, có rất nhiều lợi ích khác nữa như việc Samsung phải mua một lượng lớn tiền đồng để chi trả lương và các chi phí khác ở Việt Nam, góp phần giúp cho nhà cầm quyền CSVN có thể neo giữ tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối. Tuy vậy, không thể nào đem 70 tỷ Mỹ Kim doanh số của SAMSUNG Việt Nam chia đều theo đầu dân số và bảo đó là “thu nhập” của người dân được. Tăng trưởng GDP tăng nhưng thu nhập thực sự của người dân không tăng. Không những thế, vật giá và các loại thuế phí gián thu như thuế VAT, phí bảo vệ môi trường thu qua tiền xăng dầu, hóa đơn nước, điện …đều nhảy nhót một cách ma quái. Hàng trăm loại thuế phí đánh vào doanh nghiệp và người dân, bào mòn nguồn thu khiến cho doanh nghiệp Việt không thể lớn nổi và người dân bị bần cùng hóa môt cách tinh vi theo “đúng qui trình vặt lông vịt!” Và đảng tiếp tục “vặt lông vịt” Cuối cùng, để xử lý núi Nợ xấu đang như quả bom nổ chậm treo trên đầu thể chế thì đáp án vẫn luôn là tăng các loại thuế phí, tăng phát hành trái phiếu, tăng cường vay nợ nước ngoài bằng bất cứ giá nào và cắt giảm hệ thống an sinh xã hội bằng nhiều hình thức. Tức là tăng cường tước đoạt, cướp bóc thêm nhiều hơn nữa. Đàn vịt 90 triệu con đang bị vặt tới cọng lông cuối cùng trước khi bị mần thịt vẫn nhất định không chịu kêu tiếng nào và bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tiếp tục lớn tiếng hỏi “các người đã làm gì cho tổ quốc hay chưa?” Tân Phong  
......

Điều không thể đều sẽ có thể.

Lưu Trọng Văn| Những ai đến Thái Lan đều biết đất nước này sùng vua và hoàng gia đến mức nào. Khắp công sở, thành phố làng quê đâu đâu cũng trưng ảnh, tượng của vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa. Bất cứ ai có hành vi, lời nói khiếm nhã với vua và hoàng tộc đều bị trừng phạt nặng nề và tống giam. Chưa bao giờ tại Thái Lan có ai đó dám xúc phạm nhà vua. Nhưng điều không thể đã thành có thể. Hàng chục ngàn người Thái Lan đã đổ ra đường chặn xe của vua và hoàng hậu hô vang khẩu hiệu: chấm dứt quân chủ! Nhiều ngày nay hàng chục ngàn người dân biểu tình giơ ba ngón tay biểu tượng chống nhà vua. Làn sóng đó chính là làn sóng cách mạng Dân chủ. Và đó cũng chính là cảnh báo: các chế độ phi dân chủ dù ngự trị ngai vàng hàng trăm năm cũng sẽ đến lúc bị lật đổ nếu không hợp lòng Dân, bởi điều không thể đều rồi sẽ có thể. ***** Võ Hồng Ly 25.10.2020 Tin Thái Lan : 18h00 - Sau 3 ngày tạm thời đình chiến theo tối hậu thư, thủ tướng Prayut Chan-ocha không chịu từ chức và trả tự do cho những người bị bắt trước đó, những người dân Thái Lan yêu Tự Do lại tiếp tục bước chân xuống đường. Từ 16h chiều, mọi ngả đường dẫn về khu vực Ratchaprasong ở trung tâm Bangkok đã được những người biểu tình vây kín. Xuống đường lần này còn có cả những người đồng tính trong trang phục hoá trang đầy sắc màu. Jatupat Boonpattararaksa, một trong những nhà lãnh đạo biểu tình đã được trả tự do gần đây, cho biết rằng cuộc biểu tình sẽ tiếp tục cho đến 20h giờ nhưng cảnh sát đã yêu cầu những người biểu tình phải giải tán trước 17 giờ và tạm thời tại hiện trường lúc này là 18h06. Lực lượng biểu tình thật đông đúc nhưng không khí hoàn toàn ôn hoà . Những người biểu tình có mặt tối nay đang kêu gọi quần chúng tập trung diễu hành đến đại sứ quán Đức vào ngày mai để đưa ra những thông điệp của người dân. Theo tin đã đưa trước đó, vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã dành rất nhiều thời gian ở Đức trong hầu hết thời gian gần đây và chỉ trở về nước cách đây hơn 1 tuần để kỷ niệm ngày mất của vua cha Bhumibol Adulyadej, tức vua Rama IX. Chính quyền Đức Quốc cũng đã phát đi thông điệp yêu cầu vua Thái Lan không được điều hành đất nước trên lãnh thổ của nước Đức.    
......

Facebook, tự do ngôn luận hay tùy tiện cấm đoán? (kỳ 1)

Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, điều trần từ xa trước Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Hoa Kỳ, 29 tháng Bảy, 2020. Phạm Phú Khải - VOA Facebook, một loại truyền thông xã hội và là một phương tiện lý tưởng để thể hiện tự do ý kiến và tự do bày tỏ, đang gặp một thử thách to lớn hiện nay. Thoạt đầu, mục đích của Facebook là để tạo ra một không gian chung để sinh viên Harvard nối kết nhau, như một phương tiện để sinh viên tìm đến hỗ trợ nhau trong cộng đồng cùng sở thích hoặc quan tâm [1]. 16 năm sau, Facebook trị giá hơn 600 tỷ đô la Mỹ, có hơn 2.5 tỷ người năng động dùng hàng tháng, và người chủ nhân sáng lập nó, Mark Zuckerberg, là một trong những doanh nhân giàu có nhất thế giới. Ngày hôm nay, các nhóm xã hội kín hay mở, hay chỉ cho thành viên, còn gọi là các cộng đồng có ý nghĩa (meaningful communities), trên Facebook là vô số kể. Zuckerberg cho biết, vào tháng Tư năm 2019, Facebook đã có 400 triệu người đang là thành viên của cộng đồng ý nghĩa, và hơn 100 triệu là thành viên của cộng đồng rất có ý nghĩa [2]. Các cộng đồng (rất) ý nghĩa này trở thành một phần hoạt động bình thường của Facebook cho đến khi nó bị cấm đoán và thách thức trong những ngày qua. Royalist Marketplace, một cộng đồng trên Facebook được giáo sư người Thái tên Pavin Chachavalpongpun thành lập vào tháng Tư năm nay, có hơn 1 triệu thành viên. Royalist Marketplace, tạm dịch là Thương trường Bảo hoàng, là nơi mà các nhà hoạt động người Thái thảo luận với nhau về đề tài quân chủ. Trong hơn một tháng qua, kể từ ngày 18 tháng Bảy, giới trẻ Thái Lan đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình hầu như mỗi ngày trên toàn nước. Cao điểm là vào Chủ Nhật 16 tháng Tám thu hút hơn 10 ngàn người tham gia [3]. Người biểu tình đưa ra ba yêu cầu: một, một hiến pháp mới; hai, một chính quyền mới, bao gồm chính quyền hiện tại từ chức, tái bầu cử dựa trên hiến pháp mới để thành lập một quốc hội và chính quyền mới; ba, chấm dứt sách nhiễu những người đối lập, bất đồng chính kiến. Có ba điều đáng nói ở đây. Một, từ trước đến nay, người Thái tránh đụng chạm đến nhà vua và hoàng tộc, nhưng đầu tháng Tám, các cuộc biểu tình đã yêu cầu cải tổ nền quân chủ của Thái. Mặc dầu cuộc cách mạng năm 1932 lật đổ quân quyền thành công, Thái Lan không bỏ hẳn vai trò của vua Thái, mà chỉ thay nền quân chủ tuyệt đối thành quân chủ lập hiến (constitutional monarchy) [4]. Kể từ đó đến nay, Thái đã có 19 lần thay đổi hiến pháp, và 12 lần đảo chánh bởi quân đội [5]. Tuy trải qua tất cả các cuộc đảo chánh liên miên này, quyền lực của vua Thái phần lớn, vẫn gần như bất khả xâm phạm. Khi quân đội Thái thực hiện cuộc đảo chánh năm 2014, tướng Prayut Chan-o-cha, thuộc phái bảo hoàng, muốn được sự ủng hộ của vua Thái để được lòng dân chúng. Khi vua cha, Bhumibol Adulyadej, mất tháng 10 năm 2016, hoàng tử Maha Vajiralongkorn lên ngôi, nhưng không được lòng dân chúng lắm. Trong bộ luật hình sự hiện nay, điều 112 ghi rằng: “nói xấu, xúc phạm hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế hoặc nhiếp chính" sẽ bị phạt tù từ ba năm đến 15 năm [6]. Những điều luật này có tên gọi chung là lese-majesty laws, nghĩa là luật phỉ báng người cai trị tại Thái Lan, là một trong những luật khắt khe nhất còn lại trên thế giới này. Biều tình đầu tháng 8 là lần đầu tiên người Thái công khai đặt lại vai trò của quân chủ trong nền quân chủ lập hiến. Hai, những nhà hoạt động dân chủ Thái, đặc biệt là phong trào giới trẻ, nhận thấy rằng tự do ngôn luận và tự do bày tỏ ghi rõ trong hiến pháp là thật sự vô nghĩa nếu họ không được bày tỏ các ý kiến liên quan đến vận mệnh quốc gia. Điều đó có nghĩa đụng đến các thế lực cao nhất. Vua Thái không chỉ là biểu tượng mà còn nhúng tay quá nhiều vào chính trị, bao biện cho phía quân đội thay vì đứng về phía người dân. Nhà vua hiện nay trực tiếp điều hành hai lực lượng quân đội quan yếu, không khác gì một Tổng Tư Lệnh, và quản lý số tài sản kếch sù [7]. Nhưng vua Thái vẫn đứng ngoài hiến pháp và pháp luật. Trong suốt thời kỳ Covid-19, từ tháng Ba đến nay, vua Thái phần lớn vẫn ở ngoài Thái Lan, chủ yếu sống ở Đức. Thế hệ Thái lớn lên với truyền thống bảo hoàng nên ít nhiều vẫn còn thờ phượng vai trò vương quyền. Nhưng người trẻ Thái Lan thì khác. Họ không chấp nhận một chế độ quân chủ lập hiến với quyền lực nhà vua không bị giới hạn hay kiểm soát. Và họ không chấp nhận một nền dân chủ nửa vời khi mà quyền tự do ý kiến và bày tỏ lại bị khống chế nếu bị xem là xúc phạm đến nhà vua. Ngay cả khi luật lese-majeste này bị hủy bỏ trong luật hình sự đi nữa, chế độ hiện nay vẫn còn nhiều biện pháp để trấn áp và bỏ tù người dân nếu họ muốn [8]. Ba, từ điều một và hai, các nhà hoạt động Thái nhận thấy rằng con đường duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đảo chánh và chuyên chế, bởi quân đội Thái hay sự bảo hộ của vua Thái trong 88 năm qua, là một hiến pháp mà trong đó tất cả mọi người phải bị ràng buộc bởi pháp luật. Pavin, hiện đang nghiên cứu và dạy học về chính trị và quan hệ quốc tế tại Nhật, cũng là người đang bị chính quyền Thái kết án và yêu cầu Nhật dẫn độ về nước, đã quyết định mở diễn đàn Royalist Marketplace này để giới trẻ hoạt động tại Thái cùng tham gia thảo luận thẳng thắn với nhau về vai trò của quân chủ Thái [9]. Hơn một triệu người tham gia diễn đàn này, cho thấy sự nhiệt thành của giới trẻ Thái cho tiến trình dân chủ hóa. Nhưng vì lo âu ảnh hưởng của cộng đồng này, chính quyền Thái đã yêu cầu Facebook đóng cửa nó, qua trát tòa Thái vào tháng Sáu. Đầu tháng Tám, sau cuộc biểu tình của giới trẻ Thái mà lần đầu tiên xúc phạm đến hoàng gia Thái vào ngày 3 tháng Tám, chính phủ Thái hăm dọa sẽ thách thức pháp lý với Facebook nếu không giới hạn các hoạt động phi pháp đụng đến hoàng gia Thái [10]. Ngày 10 tháng Tám, chính phủ Thái cho Facebook 15 ngày để thi hành lệnh tòa, nếu không sẽ bị phạt [11]. Facebook ra thông cáo rằng “Những yêu cầu như thế này là tệ hại, trái với luật nhân quyền quốc tế và có tác động sâu sắc đến khả năng bày tỏ của mọi người”. Facebook cho biết dự trù sẽ thách thức tính pháp lý của chính quyền Thái về điều này. Nó có xảy ra hay không thì chưa rõ, nhưng vào ngày 24 tháng Tám, dưới áp lực gia tăng của chính phủ Thái, Facebook đã quyết định giới hạn những người sống bên trong Thái Lan vào cộng đồng Royalist Marketplace này. Liền sau đó, Pavin đã quyết định mở một trang khác cùng ngày, với tên “Royalist Marketplace – Talad Luang”; Talad Luang, tiếng Thái, có nghĩa chợ hoàng gia hoặc công chúng. 5 tiếng sau, có 375.000 người đăng ký tham dự. Ngày hôm sau đã có hơn nửa triệu người. Làm sao có thể ngăn chặn được ý chí mạnh mẽ của những người trẻ mong muốn thay đổi như thế này! Facebook muốn chứng tỏ mình là tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận lớn nhất tại Hoa Kỳ, trong khi đối với các thể chế chuyên quyền ngoài nước, Facebook lại tỏ ra kính nhường, khép nép [12]. Để trở thành sân chơi chung (platform) trên bình diện toàn cầu, Facebook phải có một chính sách và chủ trương kiên định, nhất quán. Facebook không thể đề cao tự do ngôn luận và tự do bày tỏ tại một nơi trong khi nhường nhịn hay cấm cản tại nơi khác. “Một sân chơi hai luật lệ” không phải là giải pháp bền vững cho Facebook. Tự do ngôn luận không thể có tiêu chuẩn đôi. Giải pháp của Facebook ra sao thì chưa rõ, nhưng mọi con mắt đang xoáy vào hành động của Facebook trong thời gian tới. Facebook đã từng nhượng bộ chính quyền tại Việt Nam để gia tăng kiểm duyệt các bài vở chống đối chế độ, hay ngăn chặn nội dung chống lại chính quyền tại Singapore khi họ sử dụng luật về tin giả. Nhưng có lẽ trường hợp Thái Lan là một trong các thử thách lớn nhất mà Facebook đang phải đối diện. Tài liệu tham khảo: 1. Christopher McFadden, “A Brief History of Facebook, Its Major Milestones”, Interesting Engineering, 7 July 2020. 2. Salvador Rodriguez, “Mark Zuckerberg shifted Facebook’s focus to groups after the 2016 election, and it’s changed how people use the site”, CNBC, 16 February 2020. 3. East Asia Pacific, “Thousands Call for Radical Changes to Thailand Government”, VOA News, 16 August 2020. 4. James Buchanan, “Thailand’s Crisis and the 1932 Revolution”, The Diplomat, 16 July 2014. 5. Jonathan Head, “Thailand's constitution: New era, new uncertainties”, BBC News, 7 April 2017. 6. “Lese-majeste explained: How Thailand forbids insult of its royalty”, BBC News, 6 October 2017; Atiya Achakulwisut, “Thailand needs to talk about lese majeste law”, Bangkok Post, 23 June 2020. 7. Panu Wongcha-um, “Thailand's king takes personal control of two key army units”, Reuters, 2 October 2019. 8. David Hutt, “Suspending Lèse Majesté Could Actually Strengthen Thailand’s Monarchy”, The Diplomat, 25 June 2020. 9. “Royalist Marketplace returns”, Prachatai, 25 August 2020. 10. Patpicha Tanakasempipat, “Thai minister threatens Facebook with legal action over restriction requests”, Reuters, 3 August 2020. 11. Rebecca Ratcliffe and agencies, “Facebook blocks access to group criticising Thailand's monarchy”, The Guardian, 25 August 2020. 12. Tyler Sonnemaker, “Facebook reportedly plans to sue Thailand's government over its demand that the company block users within the country from accessing a group critical of its king”, Business Insider Australia, 25 August 2020. ***** Facebook: Nơi thể hiện tính cách? (kỳ 2) https://www.voatiengviet.com/a/facebook-the-hien-tinh-cach/5576743.html  
......

Lênin & Cuộc cách mạng Tháng Mười

  Tưởng Năng Tiến|   Duyên nợ của Lenin với đất nước Việt Nam, xem ra, mặn mà hơn ở bất cứ một nơi nào khác. Ngay tại chính quê hương của mình, có lẽ, ông cũng không bao giờ được nhi đồng Liên Xô dành cho những câu thơ ưu ái đến như thế này đâu: Ông Lê Nin ở nước Nga Mà em lại thấy rất là Việt Nam Tượng đài Lenin được dựng tại nhiều nơi, tên của ông được đặt cho không ít những đường phố trên thế giới nhưng (chắc chắn) chỉ ở Việt Nam nó mới trở thành địa danh của sông/suối mà thôi: Non xa xa, nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà (2/1941 – Thơ Hồ Chí Minh, NXB Nghệ An, 2005) Thiệt là quá đã (và quá đáng) nhưng chưa hết! Trước khi chuyển qua từ trần, Hồ Chủ Tịch còn không quên trăn trối là “sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin” – thay vì gặp ông bà tổ tiên của chính mình. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh của ông cũng được trưng bầy trang trọng khắp nơi, và băng rôn khẩu hiệu (“Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Vô Địch Muôn Năm”) được giăng mắc đến tận hang cùng ngõ hẻm ở đất nước VN. Sông có khúc người có lúc! Lenin không vô địch muôn năm, cũng chả vô địch được đến trăm năm. Cách Mạng Mùa Thu Cộng Sản (1989) đã xóa bỏ mọi “kỳ tích” của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười (1917) và xoá sổ luôn “sự nghiệp vỹ đại” của ông. Từ Moscova, ký giả Phương Đoàn tường thuật: “Một điểm đặc biệt của chợ trời Nga là bày bán rất nhiều những gì thuộc về ‘tàn tích, tàn dư’ thời Xô Viết. Chân dung các lãnh tụ Cộng Sản như Lenin, Kark Marx… nằm la liệt giữa những đống xoong nồi lủng củng, giữa đám đất lầm bụi… khiến người xem thoáng có những suy tưởng so sánh chua xót, mỉa mai và hài hước về lý tưởng cao xa và thực tế trần trụi. Những lá cờ nhung màu đỏ thêu chỉ vàng ca ngợi về những thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội với những câu khẩu hiệu đanh thép, tự tin về sự bất diệt của Marx-Lenin… giờ nằm lăn lóc trên các tấm ni lông sơ sài đặt trên mặt đất. Một quá khứ đầy hoang tưởng… Tôi bỗng nhớ lại thời điểm đứng ở Quảng Trường Ðỏ, vỗ vai nói với người đóng giả Lenin: ‘Nếu không có Lenin thật thì anh đã không phải làm Lenin giả để kiếm sống như vầy. Nước Nga xứng đáng nhiều lần hơn thế này.” Tuy Lê Nin phải lê la kiếm ăn tại Moscova (và bị nguyền rủa, hay đập mẻ đầu, vỡ trán… ở nhiều nơi khác) từ mấy thập niên qua nhưng “uy tín” của ông ở VN thì vẫn không hề sứt mẻ – theo tường trình, với ít nhiều hậm hực, của nhà báo Từ Thức: “Cái anh Lenin khát máu của một thời đại tưởng đã thuộc về dĩ vãng đó, tập đoàn cầm quyền Hà Nội đã dựng dậy làm bùa hộ mệnh… Trong dịp tưởng niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10, hiện tượng không đâu có, kể cả ở Nga, là cả tập đoàn lãnh đạo VN, không thiếu một mạng, đã kính cẩn xếp hàng tri ân và nguyện sẽ trung thành với chủ nghĩa Lenin.” Ơ hay! Cái ông nhà báo này lạ nhỉ? “Cả tập đoàn lãnh đạo VN, không thiếu một mạng, đã kính cẩn xếp hàng tri ân và nguyện sẽ trung thành với chủ nghĩa Lenin” thì đã sao nào? Người ta ăn cây nào thì rào cây nấy chứ, đúng không? Tôi chỉ thấy có mỗi một chuyện hơi sai – theo lời kể của nhà văn Nguyên Ngọc, trong tập bút ký (Đồng Bằng) sống động của ông – xin phép được ghi lại ngắn gọn sau đây, để rộng đường dư luận: Và rồi lại có cả chuyện yêu đương, cũng lạ, bắt đầu từ anh chàng ngô nghê nhất trong chúng tôi về mặt này: Nguyễn Chí Trung. Trung yêu cô V., người Phú Thọ, là đàn chị ở đội múa chỉ thua cô Đào đã được học ít nhiều nghề biên đạo. Động lực và cách yêu của anh rất độc đáo. Anh muốn giúp V. trở thành đảng viên. Một buổi sáng biết văn công sắp đi công tác, anh dậy rất sớm, bồn chồn ra đón ở ngã ba đường đoàn sẽ đi qua, túi áo gói cẩn thận món quà quý định tặng V. Anh gặp được V. thật và trao quà, gói trong giấy trắng bong. V. cám ơn và mở ra: một cuốn Điều lệ Đảng! Về sau V. đã trở thành đảng viên thật. Rồi lại có trục trặc lớn về mặt này, nhưng là rất lâu sau, và lại có liên quan đến một nhân vật nguyên cũng từng ở chỗ chúng tôi, anh Phương, cục phó Cục Chính trị, người tôi được ở gần và rất kính trọng suốt thời đánh Mỹ. Anh Phương từng có một tiểu sử rất đẹp. Sau năm 1975 anh là thiếu tướng, phụ trách thanh tra ở Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Và có việc anh xử lý một vụ liên quan đến cô V. văn công Nguyễn Chí Trung từng đón đường tỏ tình vào sáng tinh mơ âu yếm tặng một cuốn điều lệ Đảng… Đoàn văn công tiên nữ duyên dáng và can trường trong chiến tranh của nhà Mỹ học Thái Minh Viên vậy mà đến hòa bình thì lại bị quên…Mà theo chỗ tôi biết, sau 1975 không có một chính sách nào đàng hoàng, chu đáo cho những người làm các nghề đó khi họ đã cống hiến khoảng tuổi đời nghề nghiệp dồi đào và đẹp nhất của họ trong chiến tranh. Một thế hệ mới, trẻ, đẹp, được đào tạo bài bản hơn, đã chiếm sân khấu, thay thế. Là tất yếu thôi. Còn họ? Bây giờ, đơn giản, họ thất nghiệp. Không ai, không tổ chức nào lo cho họ chẳng hạn đi học nghề, chuyển nghề. Cô Hồng thập lục vẫn rất tiểu thư có hôm đến chỗ tôi ngồi khóc kể “chuyên môn” của cô lúc này là đi dọn các nhà vệ sinh. Về sau cô đi xuất khẩu lao động ở Đức mấy năm, trở về có khá hơn đôi chút. Nói chung, tán lạc cả. Cô V. lấy một anh làm đoàn trưởng, tìm được một chân nhân viên ở thư viện quân khu tại Đà Nẵng… Đại hội VI của Đảng 1986 được coi là đại hội đổi mới, nhưng tình trạng bao cấp còn kéo dài đến đầu những năm 90. Nhưng ở chỗ cô V. lại có một thứ rất giàu: những bộ toàn tập Lênin sang trọng, bìa cứng, màu nâu đậm, gáy chữ vàng nghiêm trang, dịch rất công phu, do Liên Xô in và cho không, thư viện lớn hàng trăm bộ, thư viện cỡ quân khu cỡ của cô cũng mấy chục bộ. Vừa rồi tôi thử tìm đếm, ông ấy viết khỏe thế, mỗi bộ những 54 tập, trung bình mỗi tập khoảng 7-8 trăm trang. Mà ai cũng biết có ma nào đọc đâu. Chưng cho oai, cho phải đạo như anh Hoàng Ngọc Hiến nói ngày nào. Cho ra ‘kiên định’. Thỉnh thoảng cô V. lại phải vất vả lau mốc. Và tới lúc bao cấp túng bấn quá, tới bo bo cũng không đủ mà ăn, cô bèn đem bán bớt đi một bộ. Có ít đâu, ta đã nói rồi, ông ấy viết khỏe lắm, những 54 tập dày cộp. V. đã cẩn thận bóc hết bìa và xé hết những trang có ảnh lãnh tụ, cũng đã là một việc khá nặng nhọc. Bán cho ai? Chỉ có thể các bà đồng nát. Giấy rất tốt, gói xôi không gì bằng. Thiếu đi một bộ cũng khó nhận ra. Kệ sách có hạn, chỉ chưng vài bộ, còn thì cất trong kho. Vậy mà vẫn có người tỉ mỉ đi soi đếm, và ‘chỉ điểm’. Đời vẫn thế, loại ấy không thiếu. Sự việc bị tiết lộ. Xử vụ này là thanh tra quân khu, thiếu tướng Phương. Án phạt tối đa đối với một đảng viên. Bởi vì đây là kết luận của anh Phương, sau khi cân lên đặt xuống kỹ lưỡng mọi mặt. Phân tích rất đúng và nghiêm, không còn cãi vào đâu được. Không phải, không chỉ tội tham nhũng, còn có thể thông cảm nhẹ tay. “Đằng này,” anh Phương bảo, “nó bán cả chủ nghĩa kia mà!”. Tôi ở Hà Nội nghe mà kinh ngạc, anh Phương, chính anh Phương tôi từng biết đã nói ra được câu ấy ư?” Tôi thì không kinh ngạc nhưng cảm thấy vô cùng bất nhẫn, dù không rõ là với cái tội danh “bán cả nhủ nghĩa” thì cô V. đã phải lãnh cái “án phạt tối đa” nặng nề đến cỡ nào? Leninism được nhập cảng từ Nga bởi ĐCSVN nên giới lãnh đạo hiện nay muốn suy tôn, kỷ niệm, thờ cúng, xưng tụng (hay lợi dụng) kiểu gì cũng được – tuỳ nghi – vì họ có toàn quyền. Nhưng mang cái chủ nghĩa (thổ tả) này quàng vào cổ của cả dân tộc Việt thì đâu có được. Cô văn công tên V., cũng như bao nhiêu lương dân khốn khổ và thấp cổ bé họng khác ở đất nước tôi, chả ai có liên quan hay dính dáng gì đến nó cả. Sao lại có thể bị kết án là “buôn bán đồ quốc cấm” được nhỉ? Đừng có suy bụng ta ra bụng người như vậy chứ! Tưởng Năng Tiến  
......

Phải chăng việc cứu trợ nhân đạo là… độc quyền?

Thao Ngoc|   Bão lũ liên tục đổ xuống dải đất miền Trung trong những ngày qua khiến cho hàng ngàn người dân mất nhà cửa, ruộng vườn, tài sản, lâm vào cảnh trắng tay. Nói về nguyên nhân của việc lở đất và lũ lụt này, Tiến sĩ Bùi Văn Đức, giảng viên trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng, đây là nhân tai, do con người tạo ra. Vì miền Trung, lũ lụt năm nào chẳng có. Nhưng trước đây làm gì có việc lở đất gây ra lũ ống lũ quét như ngày nay. Trước thảm cảnh đó, đã có rất nhiều nhà hảo tâm, những tấm lòng nhân ái, vượt hàng ngàn cây số, bất chấp mọi nguy hiểm rình rập, đi vào nơi rốn lũ để trực tiếp trao tận tay những phần quà cứu trợ cho những nạn nhân, là những người với nón mê và áo tơi rách nát, đã chìa bàn tay gầy guộc run rẩy nhận lấy những món quà trong mưa gió bão bùng. Những việc làm này đã tô điểm cho truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Là “Lá lành đùm lá rách. Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trong số những người này, dư luận đặc biệt quan tâm đến cô ca sĩ Thủy Tiên. Và Thủy Tiên đã trở thành một hiện tượng, một tấm gương sáng, đến nỗi ĐBQH Bùi Sĩ Lợi nói rằng, câu chuyện của ca sĩ Thủy Tiên có thể đưa vào sách để giáo dục trẻ nhỏ. Chỉ trong một tuần kêu gọi, Thủy Tiên đã huy động được hơn 100 tỷ đồng. Thông tin cô ca sĩ quyên góp được hơn 100 tỷ đồng đã xoa dịu phần nào những dòng tin dữ đầy u ám về cơn hồng thủy đang hoành hành các tỉnh miền Trung. Chứng tỏ nhân dân đã chọn các cá nhân, những người đáng tin cậy để gửi gắm niềm tin của mình. Những hình ảnh của Thủy Tiên tràn ngập trên mặt báo còn đẹp đẽ và rực rỡ gấp ngàn lần, làm lu mờ những lắng hoa, khẩu hiệu chúc mừng thành công tốt đẹp của các đại hội. Tại các nước dân chủ văn minh, việc cứu trợ nhân đạo là của các cá nhân và các Tổ chức xã hội dân sự. Nhà nước chỉ hỗ trợ về mặt pháp lý, không nhúng tay vào định hướng hay ép buộc làm như thế nào. Lẽ ra với những nghĩa cử cao đẹp như Thủy Tiên và nhiều người khác phải được khuyến khích và phát huy, thì đâu đó vẫn có những ý kiến trái chiều, cho rằng Thủy Tiên đánh bóng tên tuổi mình, cho rằng không nên gửi tiền vào các cá nhân, vì có thể bị lợi dụng. Họ cho rằng việc làm của Thủy Tiên là vi phạm Nghị định 64 của Chính phủ, là vi phạm pháp luật. Về Nghị định 64 này, báo Pháp luật TP.HCM ngày 21/10/2020 có bài: “Nghĩa cử của ca sĩ Thủy Tiên và sự vô lý ở một nghị định”. Bài báo đề nghị cần hủy bỏ Nghị định 64/2008 của Chính phủ và Thông tư 72/2008 của Bộ Tài chính. (https://plo.vn/…/nghia-cu-cua-ca-si-thuy-tien-va-su-vo-ly-o…). ĐBQH,Tiến sĩ Luật Lê Thanh Vân nói: “ Không nên máy móc quy định chỉ có tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế mới có quyền kêu gọi ủng hộ từ thiện, mà mỗi cá nhân cũng đều có quyền, nhất là những người có tên tuổi, địa chỉ, uy tín trong xã hội. Họ chỉ cần đăng ký để ràng buộc trách nhiệm”. Điều 457 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”.Về hình thức: trừ bất động sản, các tài sản khác như tiền có thể được lập dưới hình thức bằng miệng!Nghĩa là, các nhà hảo tâm không cần làm hợp đồng cho tặng, do tin tưởng Thủy Tiên cứ việc gửi tiền vào tài khoản của cô, để cô chuyển giúp đến tay nạn nhân bão lụt, mà không yêu cầu Thủy Tiên đền bù, còn nạn nhân bão lụt đồng ý nhận là hoàn toàn phù hợp Bộ luật Dân sự. Riêng Thủy Tiên nói rằng,nếu vì việc cứu trợ đồng bào miền Trung mà mất hết sự nghiệp, tôi cũng vui vẻ chấp nhận. Báo Tuổi trẻ ra ngày 21/10/2020 có bài: “Thủy Tiên nói về việc đi cứu trợ miền Trung: “Đã làm thì không sợ, đã sợ thì không làm”. Theo đó: “Thủy Tiên tin rằng nếu mình cứ làm đúng với sự thật không trái với lương tâm thì mọi chuyện tốt đẹp sẽ đến với mình”. Nghiêm trọng nhất trong việc gây khó khăn cho các nhà hảo tâm, là Công văn của UBND huyện Đông Hà(Quảng Trị),đã là dư luận xôn xao những ngày qua. Ngày 14/10/2020, UBND huyện Hải Lăng ra công văn hỏa tốc số 983/UBND-TH “Về việc phối hợp thực hiện việc tiếp nhận, phân phối hàng hóa cứu trợ mưa lũ”, do chủ tịch Lê Đức Thịnh ký. 1/Theo đó: “Từ nay các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm có nhu cầu hỗ trợ hàng hóa và nhu yếu phẩm liên hệ và trực tiếp hỗ trợ tại Tổ tiếp nhận hàng hóa cứu trợ của huyện doUBMTTQVN huyện là Cơ quan thường trực, sau đó huyện sẽ cân đối và điều phối hàng hóa cho các xã, thị trấn… 2.Yêu cầu UBND các xã, thị trấn chỉ đạo Ban vận động và tiếp nhận hàng hóa xã giám sát chặt chẽ và phân phối hàng hóa kịp thờ đến tay người dân. 3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân thực sự mong muốn trực tiếp trao hàng cứu trợ đến tận người dân, yêu cầu UBND các xã, thị trấn phải thông tin về UNND huyện, Thường trực BCĐPCTT&TKCN huyện trước khi tiếp nhận để có phương án bố trí sắp xếp lực lượng… (file:///C:/Users/USER/Downloads/983_phoi_hop_tiep_nhan_cuu_tro_mua_lu.signed.pdf) Nghĩa là “các tổ chức, cá nhân thực sự mong muốn cứu trợ đồng bào lũ tụt thì phải xin phép chính quyền. Câu đáng sợ nhất là: “Ban vận động xã giám sát chặt chẽ”, nghĩa là mọi hành động cứu trợ của họ phải được chính quyền giám sát chặt chẽ.Như vậy, làm công tác nhân đạo, giúp đỡ kẻ bị hoạn nạn là độc quyền của chính quyền. Ai muốn làm phải xin phép? Bình luận về việc này, có người cho rằng : “Điều đó chứng tỏ có kẻ đang run sợ và tỏ bất lực, khi những cá nhân làm được mà tập thể dù gào thét mấy cũng chẳng được bao nhiêu, là thể hiện tâm lý của kẻ thua cuộc, đó là tâm lý của bọn kẻ cướp, đã ngấm trong máu thịt của họ, nên mới có những hành vi tanh mùi máu như vậy”. Qua trận lũ lụt khủng khiếp này tại các tỉnh miền Trung, càng chứng tỏ những tượng đài trăm ngàn tỷ mà họ xây dựng khắp nơi trên dải đất miền Trung, chẳng giúp ích gì cho đông bào trong cơn nguy khốn này. Cái mà người dân cần là chính quyền không nên gây khó khăn, mà hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà hảo tâm, về phương tiện và những nhu cầu khác, để họ giúp đỡ đồng bào lúc hoạn nạn, chứ không phải là những rào cản và những tượng đài, những lẵng hoa và băng cờ, khẩu hiệu. Xin chia buồn cùng bà con huyện Hải Lăng. Nếu như các cá nhân và các đoàn cứu trợ họ không dám đến Hải Lăng vì phải xin phép, và sợ bị chính quyền giám sát chặt chẽ, thì đó không phải là lỗi của họ. Chính là do chính quyền huyện Hải Lăng đã xua đuổi họ, làm họ sợ và không dám đến đó nữa. tn 22/10  
......

Dùng Nghị định 64/2008 chống quyền cứu trợ của cá nhân, là sai hoàn toàn

(ảnh từ trái qua: Ông Lê Thân, Ông Lê Thăng Long) nhacsituankhanh  (Phỏng vấn ông Lê Thân, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng về chuyện dân tự cứu nhau có thể bị coi là phạm luật hiện nay) Trong đợt bão lụt tháng 10/ 2020, sự kiện người dân tự quyên góp và tổ chức đi cứu trợ ở các tỉnh miền Trung diễn ra hết sức sôi động, nhưng chuyện ấy cũng làm tốn không ít giấy mực khi có những quan chức nhà nước viện dẫn nghị định 64/2008/NĐ-CP, nói rằng mọi nguồn quyên góp cứu trợ đều phải đến cửa Mặt trận Tổ quốc hoặc các cơ quan của nhà nước có thẩm quyền. Ca sĩ Thủy Tiên với hơn 100 tỷ quyên góp được từ người dân ở khắp nơi, cho việc cứu trợ trực tiếp của mình, đã trở thành đề tài chính, đại diện cho tất cả mọi hoạt động tương tự. Mà theo đó, có những tuyên bố cho rằng cô Thủy Tiên đã phạm luật và có thể bị xử lý theo pháp luật vì hành động cá nhân như vậy. Dựa trên những nguồn viện dẫn nghị định 64/2008 như vậy, cũng đã có những chính quyền địa phương làm theo, gây cản trở nhất định cho việc cứu trợ giúp nhau của người dân. Trao đổi nhanh với ông Lê Thân, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, ông nói việc cứ lấy nội dung 64/2008 để hành xử vào lúc này là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí sự sai lầm đó còn có ý nghĩa chống lại Bộ luật Dân sự 2015, theo điều 457. ————— *** Thưa ông, vì sao gọi là hiểu sai, và cố ý hiểu sai về Nghị định 64/2008, ông có thể nói rõ hơn cho mọi người được biết? — Không chỉ riêng tôi nhìn thấy, mà những người đọc luật đều biết. Ngay cả bà Nguyễn Thị Xuân Thu, ĐBQH, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ VN cũng đã nhấn mạnh rằng hoạt động từ thiện cá nhân như cô Thủy Tiên là hoàn toàn hợp pháp theo Bộ luật Dân sự 2015, ở điều 457. Nội dung của điều này các “hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”. Có nghĩa là theo các thỏa thuận dân sự như đi cứu trợ và người tài trợ hoạt động đó, là một công việc bình thường trong xã hội và không có gì là vi phạm pháp luật cả. Tôi giải thích cụ thể hơn như vầy: Tôi muốn tặng một xe đạp cho một người nào đó, ở cách xa nơi tôi đang sống. Tôi có quyền chuyển tiền hay chuyển hiện vật để nhờ người khác giúp tôi thực hiện việc trao tặng. Làm việc đó là không có gì bất hợp pháp. Vấn đề tặng một chiếc xe đạp nghe rất đơn giản và có lẽ không ai quan tâm. Nhưng bởi vì số tiền lên đến trăm tỷ, cho nên sự việc bị méo mó đi theo nhiều hướng khác, mặc dù nội dung sự việc thì hoàn toàn giống nhau, phù hợp với pháp luật đã quy định. Cũng cần nên nhớ rằng nghị định 64/2008 thuần túy quy định về cách ứng xử của bộ máy nhà nước, và đã ra đời cách đây 12 năm. Điều luật 457 của Bộ luật Dân sự được ban hành vào năm 2015 có nghĩa rằng không có một giá trị nào của nghị định từ năm 2008 được quyền phủ nhận giá trị của điều luật 457, được Quốc hội thống nhất ban hành vào năm 2015. *** Nếu nói như vậy, thì tại sao lại có trường hợp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều quan chức noi theo đó để xác định nghị định 64/2008 như một tiêu chuẩn, dẫn đến việc nhiều đoàn từ thiện, cứu trợ bị gây khó đến mức dư luận phản ứng và chẳng hạn vừa rồi, tỉnh Quảng Trị phải ra một công văn giải thích, nói lại… — Tôi tin rằng tổ tư vấn cho Thủ tướng đã để sót điều luật 457 của Bộ luật Dân sự 2015. Và khi sai lầm đó xảy ra, nó trở thành sai lầm của cả hệ thống khi ai nấy đều răm rắp hành động theo lời Thủ tướng. Nhưng tôi tin cũng có những trường hợp sau đó hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai. Vì không thể trong cả nước chỉ có vài người đủ sức nhận biết để nhận ra sai sót này. Cố tình hiểu sai, bởi sự lợi dụng các cơ quan địa phương ở những vùng xa, việc đón các đoàn từ thiện kèm theo nhũng nhiễu, thâm lạm hay bất minh… đều có thể xảy ra. Chính ngay trên báo chí nhà nước vẫn luôn có các tin tức như vậy. Công sức và tình cảm của người dân chia sẻ với đồng bào bị nạn, đột nhiên trở thành công và của của các cơ quan nhà nước thì không hợp lý chút nào. Hành xử đúng của cơ quan chính quyền là phải hợp tác với người dân để cùng cứu giúp đồng bào bị nạn, không phải là giành quyền. Tôi nhớ trận lụt năm 1964, ở miền Nam luôn có các đoàn từ thiện, cứu trợ tự phát như vậy. Ở nơi xuất phát, người ta chỉ cần thông báo cho chính quyền biết ngày giờ họ đến nơi nào, thì ở tỉnh đó sẽ chuẩn bị xe cộ, thiết bị vận chuyển của nhà nước đón sẵn giúp cho họ di chuyển thật nhanh và tiện lợi. Còn nếu muốn đi vào những nơi bị ngập lụt mà xe không thể đi được thì cứ báo trước, sẽ có cả ca-nô và thuyền do nhà nước tổ chức chờ sẵn theo tên đặt trước. Có những trường hợp theo đề nghị của đoàn, trực thăng trợ giúp việc rãi các nhu yếu phẩm để mong có người bị kẹt ở đâu đó lấy được. Có nghĩa rằng trong hoạn nạn thì nhà nước phải cùng phối hợp với những người dân để cứu giúp cho đồng bào khó khăn, chứ không thể dựa trên điều luật nào, lý do nào để giành độc quyền cứu trợ. *** Người dân khi tự ý hành động, đôi khi phải vượt qua những rào cản bất cập nhất định để làm được điều mình muốn theo lẽ phải. Họ có thể vấp phải những điều luật như “gây mất an ninh trật tự”, “chống người thi hành công vụ”… Nhưng với trường hợp khẩn cấp quốc nạn như thiên tai hiện nay, nếu như có cơ quan địa phương cản trở hành động hợp lý của người dân, liệu Bộ luật Dân sự 2015 đã có điều luật nào cho dân khởi kiện và xử phạt những người cầm quyền cản trở hay không? Quốc hội dường như đã bỏ quên vế này? — Trong một quốc gia bình thường, Người dân không cần thêm bất kỳ quyền nào như vậy đâu. Vì chính bản thân công dân là đại diện cho hiến pháp và luật pháp của một quốc gia khi hành động vì lẽ phải. Quyền công dân tối thượng được kích hoạt ngay vào lúc đó. Nhưng phải nói rõ là những chính quyền điạ phương hành động, họ luôn tạo cớ để không rơi vào trạng thái sai luật. Có nghĩa rằng họ rất hiểu luật nhưng hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai. Tuấn Khanh's Blog  
......

Từ thiện cũng phải chuyên nghiệp

Anh Hoàng| Miền Trung Việt Nam đang hứng chịu trận lũ lịch sử, trải dài từ Quảng Nam đến Quảng Bình, dẫn đến hàng nghìn hộ gia đình mất nhà cửa, các tài sản như gia súc, đồ đạc, hoa màu đang bị lũ cuốn trôi. Trước tình cảnh đó, hàng chục nghệ sĩ tên tuổi trong nước đã đứng lên kêu gọi ủng hộ quyên góp để hỗ trợ, giúp đỡ người dân miền Trung vượt qua cơn bão lũ. Điển hình như ca sĩ Thủy Tiên – vợ cựu cầu thủ Lê Công Vinh, đã kêu gọi quyên góp được hơn 100 tỷ đồng (tương đương 4,3 triệu Mỹ Kim) và nhất là đích thân đi vào miền Trung cùng với nhiều người khác để đến từng nhà đưa đồ ăn, và tiền hỗ trợ đến hộ gia đình đang gặp khó khăn trong mưa lũ. Tất cả đều được cô livestream ghi lại. Ngoài ra, nhiều anh chị em nghệ sĩ khác cũng đã đứng ra kêu gọi và chuyển tiền đến nữ ca sĩ Thủy Tiên để hỗ trợ đồng bào miền Trung. Cụ thể, nam MC – diễn viên Trấn Thành đã quyên góp được 5,7 tỷ đồng. Anh công khai số tiền thu và đưa cho những ai, như chuyển 3 tỷ đồng cho diễn viên – MC Đại Nghĩa, 1 tỷ đồng chuyển cho cô Ngọc Hương – mẹ ruột ca sĩ Hồ Ngọc Hà, số còn lại chuyển ca sĩ Thủy Tiên, để mọi người đi cứu trợ. Những số tiền quyên góp nói trên phải nói là đáng khích lệ khi sự kêu gọi chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn. Điều này cho thấy là những người ủng hộ tin tưởng vào tư cách của một số ca sĩ khi mọi thứ ủng hộ đều được công khai, minh bạch và biết được tiền đóng góp đến tận tay những người khó khăn. Trong khi đó, những tổ chức của nhà nước như Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Hội Phụ Nữ Việt Nam thì không nhận được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng! Lý do dễ hiểu là các tổ chức này đã và đang đánh mất đi niềm tin từ người dân, khi thông tin tài chính không hề minh bạch, nạn tham nhũng trục lợi trong các tổ chức xã hội này có thể nói là không bút mực nào tả xiết. Hệ quả là các tổ chức xã hội được sự hậu thuẫn và hỗ trợ của chính quyền đang thiếu đi nguồn vốn để tiến hành những dự án mang lại giá trị lâu dài, bền vững cho người dân trong khi một số cá nhân nổi tiếng, có từ tâm lại dễ dàng huy động được nguồn vốn lớn nhưng họ không thể có kế hoạch dài hạn và nhân lực để hiện thực hóa nó. Bài học rút ra từ sự trớ trêu nói trên chính là thiếu vắng một nền tảng hoạt động của các đoàn thể xã hội dân sự tại Việt Nam. Vì lo sợ các đoàn thể xã hội dân sự cạnh tranh với đảng và nhà nước, và nhất là muốn kiểm soát mọi thứ theo kiểu “xin – cho” nên nhà cầm quyền đã cấm tất cả các đoàn thể xã hội dân sự không nằm trong khuôn khổ chỉ đạo của nhà nước. Đơn cử cho sự ngăn cấm phi lý này là Nghị Định 64/2008/NĐ-CP do chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đưa ra vào năm 2008 chỉ cho phép các đoàn thể của nhà nước được nhận tiền cứu trợ còn những cá nhân hay đoàn thể không nằm trong quy định của nhà nước thì không được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cửu trợ. Nói một cách khác là những việc quyên góp và đi cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên, MC Trấn Thành,… là “vi phạm luật lệ” do làm trái Nghị Định 64! Rõ ràng là khi thiên tai hay khủng hoảng xảy ra, một mình nhà nước và những tổ chức liên hệ không thể lo xuể mà cần sự chung tay đóng góp và hỗ trợ của mọi người, mọi đoàn thể để không chỉ giúp đỡ các nạn nhân mà còn tạo sự cảm thông chung giữa những người ủng hộ và những người bị nạn. Đó chính là nhu cầu ra đời của các đoàn thể xã hội dân sự và chính quyền phải có bổn phận tạo cơ hội để những đoàn thể này hoạt động hiệu quả, chứ không phải cấm đoán như Nghị Định 64. Nói tóm lại, Việt Nam muốn phát triển bền vững, xã hội hài hòa thì phải nhanh chóng thiết định nền tảng xã hội dân sự, để mọi người được tự do đóng góp bằng công sức, tiền bạc như cô ca sĩ Thủy Tiên đang làm để vận động lòng từ tâm của xã hội và trực tiếp xoa dịu những mất mát của  các nạn nhân lũ lụt. Anh Hoàng  
......

Sự hình thành liên minh “doanh nghiệp lâm tặc và quan chức tỉnh“

Đỗ Ngà| Chạy theo chỉ tiêu kinh tế mà không quan tâm gì đến hệ lụy phát sinh về môi trường, xã hội là căn bệnh trầm kha của chế độ này. Nó tiêm nhiễm từ trung ương đến địa phương. Bản chất của ĐCS là bổ nhiệm quan chức lung tung (CS gọi là luân chuyển cán bộ). Nhiệm kỳ này họ bổ anh nọ về làm bí thư tỉnh 5 năm, sau đó họ kéo người ta về bộ làm bộ trưởng 5 năm, và sau làm bộ trưởng 5 năm thì đẩy về ban bí thư vv… chính sự bổ nhiệm loạn xạ như thế này nó tạo nên tâm lý “không chắc mình có thể ngồi đủ lâu để ra chính sách lớn” nên hầu hết các quan chức hình thành tư duy nhiệm kỳ kiểu “ăn xổi ở thì” như chúng ta đã và đang chứng kiến. Đã nói đến tư duy nhiệm kỳ là nói đến tư duy chỉ biết làm điều gì có lợi trước mắt để lấy thành tích còn hậu quả thì không quan tâm nên những gì có hại cho môi trường họ đều bất chấp. Chính sách bổ nhiệm loạn xạ ấy là sai lầm một thì chính sách cho phép tỉnh quyền phê duyệt thủy điện nhỏ thì có thể nói đây là sai lầm mười. Chính sách này chẳng khác nào trao cỗ máy phá rừng về cho các quan cấp tỉnh cả. Vì sao tôi nói như vậy? Vì như ta biết, tại các tỉnh miền núi – nơi mà không có môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư như những tỉnh hoặc thành phố duyên hải thì quan chức tỉnh chỉ còn cách mang rừng ra làm mồi nhử để thu hút những nhà đầu tư. Từ đó họ hút những “doanh nghiệp lâm tặc” về đây làm dự án “thủy điện”. Điều này nó mang lại cho quan chức tỉnh nhiều cái lợi trước mắt: Cái lợi thức nhất là chỉ tiêu kinh tế tăng lên, và đó được xem như điểm cộng để được trung ương ưu ái; Cái lợi thứ nhì, doanh nghiệp lâm tặc được phép phá rừng lấy gỗ sau đó lại quả cho quan chức. Từ đó, quan chức giàu có từ tài nguyên rừng quốc gia để vừa có tiền rủng rỉnh hối lộ trung ương mà tiến thân hoặc lo cho con cái du học và định cư. Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết thì con sông Rào Trăng dài chưa tới 30 km nhưng phải cõng trên mình nó 4 bậc thủy điện. Riêng với thủy điện Rào Trăng 3 thì theo lời tiến sĩ Trịnh Xuân Hòa -Phó viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết vào năm 2019, đơn vị đã điều tra hiện trạng trượt lở tại huyện Phong Điền, trong đó có khu vực thủy điện Rào Trăng 3 với tỷ lệ 1:50.000. Kết quả điều tra cho thấy tất cả các điểm trượt đều xảy ra khi có mưa hoặc trước đó có mưa lớn kéo dài; thống kê có 40/42 điểm trượt xảy ra tại taluy – sườn nhân tạo. Ấy vậy mà quan chức tỉnh Thừa Thiên-Huế phớt lờ để dự án mà vẫn cứ tiếp tục và hậu quả cho đến hôm nay thì ai cũng thấy. Với quan chức tỉnh Thừa Thiên-Huế thì sinh mạng dân là cỏ rác, chỉ thủy điện là “có ích” cho họ mà thôi. Một ví dụ khác: Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thăng Long (gọi tắt là Công ty Thăng Long) có trụ sở ở huyện xã Thách Hòa, huyện Thạch Thất (Hà Nội) là một doanh nghiệp đăng ký 50 ngành ghề kinh doanh, trong đó có lắp đặt hệ thống điện (mã ngành 43210); Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng” (mã ngành 42900); Khai thác gỗ (mã ngành 02210); Khai thác lâm sản khác trừ gỗ (mã ngành 02220); Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác (mã ngành 02300); Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp” (mã ngành 02400); Cưa xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (mã ngành 1610), Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác (mã ngành 16210)… nhưng trong đó hoàn toàn không có chức năng “xây dựng và khai thác thủy điện”. Ấy vậy mà năm 2016, công ty này được tỉnh Cao Bằng giao cho công ty Thăng Long này xây dựng 4 thủy điện, đó là: thủy điện Bản Ngà, xã Đình Phùng (huyện Bảo Lạc); thủy điện Bản Chiếu (huyện Nguyên Bình), thủy điện Bạch Đằng (huyện Hòa An); thủy điện Hồng Nam (huyện Hòa An). Một công ty có chức năng khai thác rừng và chế biến gỗ và hoàn toàn không có chức năng xây dựng và khai thác thủy điện nhưng lại làm chủ đầu tư hàng loạt dự án thủy điện thì chúng ta cũng đủ hiểu mục đích của họ là gì. Sự liên kết giữa “doanh nghiệp lâm tặc” và quan chức tỉnh nó hình thành nên nhóm lợi ích “quyền lực-phá hoại” sống cộng sinh tương trợ lẫn nhau. Doanh nghiệp lâm tặc lại quả lớn cho quan chức, quan chức bảo kê cho danh nghiệp đầu tư trái ngành và hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để làm dự án. Được biết riêng dự án thủy điện Bạch Đằng có tổng vốn đầu tư là 176 tỷ đồng thì công ty Thăng Long được duyệt vay đến 125 tỷ đồng. Với 51 tỷ đồng của công ty bỏ ra ấy thì tiền khai thác gỗ của dự án dư khả năng bù vào rồi. Như vậy thì rõ ràng ở đây không phải tỉnh giúp các công ty đâu tư thủy điện tay không bắt giặc là gì? Mà giúp thế thì ắt được lại quả rất đậm thôi. Ông bà xưa luôn dạy chúng ta rằng “dục tốc bất đạt”. Vâng! Hãy đừng bổ người lung tung mà để cho người ta quản lý một ngành hay một địa phương đủ lâu để họ có cơ hội theo đuổi một chính sách dài hơi để mang lại kết quả tốt. Với chính sách “luân chuyển cán bộ” và thêm chính sách “giao quyền phê duyệt dự án thủy điện nhỏ” cho tỉnh thì có thể nói, ĐCS đã tạo nên một cỗ máy phá hoại mà họ không hề lường trước. Với CS, cách điều hành đất nước của họ chỉ có biết “thích gì làm đó” mà không hề lường trước được hậu quả. Đã 75 năm rồi nhưng họ vẫn không hề nhận ra./. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.thesaigontimes.vn/…/tu-rao-trang-3-nhin-lai… https://infonet.vietnamnet.vn/…/chu-dau-tu-du-an-thuy… https://baotainguyenmoitruong.vn/uu-ai-cho-doanh-nghiep… https://www.thiennhien.net/…/uu-ai-cho-doanh-nghiep…/  
......

Việc quyên góp từ thiện và bản chất của những “con ve chó“

Đỗ Ngà| Để cai trị được người dân thì việc tốt nhất là làm cho người dân suốt ngày đầu tắt mặt tối lo miếng ăn thì họ sẽ không còn thời gian để lo nghĩ đến việc chính trị “cao xa” nữa. Ngoài chính sách ngu dân dễ trị thì chính sách kiểm soát bao tử toàn dân là công cụ hiệu quả để buộc người dân phải vì miếng ăn mà bỏ đi những mối quan tâm lớn hơn, đó là quan tâm đến chính trị. Trên thế giới, công đoàn độc lập là những tổ chức tạo thêm sức mạnh cho nhân dân, và họ đóng góp rất lớn đến vấn đề làm trong sạch bộ máy chính quyền. Câu hỏi đặt ra là, hội đoàn độc lập nó tốt vậy nhưng sao CS lại cấm? Bởi một lý do đơn giản, CS không muốn nhân dân được chấp thêm sức mạnh, điều đó đe doạ chính quyền CS, vì sao? Vì chính quyền này quá dơ bẩn, họ luôn muốn tước đoạt quyền và tiền của người dân để buộc người dân luôn bị cuốn vào chuyện miếng ăn mà xa lánh vấn đề chính trị. Chính vì vậy, CS cấm các hội đoàn do người dân tự lập mà thay vào đó là những hội đoàn do ĐCS dựng lên làm tay sai cho chính quyền. Mục đích là giám sát tư tưởng và kiểm soát bao tử (lấy tiền của nhà hảo tâm cho dân vài giọt cháo lúc đói) để tạo nên cái gọi là “ơn đảng”. Điều 4 của Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định chỉ có những quy đỉnh chỉ có Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam hoặc các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cơ quan báo đài mà hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam mới được vận động quyên góp vì mục đích từ thiện. Chính vì vậy mà từ nhiều năm nay, những nhà hảo tâm muốn tận tay trao quà cứu trợ cho người dân luôn bị chính quyền địa phương ép buộc phải giao nộp cho họ để họ giao cho các đoàn hội thuộc sự quản lý của chính quyền… “phát cho dân”. Thực tế cho thấy, nếu tiền và hàng hóa qua tay các đoàn hội này thì nó đến với người dân rất nhỏ giọt, thậm chí có nơi còn ăn chặn không phát. Các hội đoàn của CS được dân ví von như “những con ve chó”, vì sao? Vì chính nó là thành phần hút máu dân góp phần tạo nên tình trạng dân nghèo không đói nhưng lại thiếu thốn triền miên và cũng chính vì vậy mà miếng ăn đã chiếm hết cuộc đời của người dân, làm họ không còn tâm sức đâu mà nghĩ đến chính trị. Được biết, mỗi năm “những con ve chó” này hút hết 68 ngàn tỷ tiền ngân sách. Mà tiền ngân sách từ đâu mà có? Từ thuế của dân. Những hội đoàn này rất phàm ăn, nếu tiền và tài sản của những nhà từ thiện góp về những hội đoàn này thì chắc chắn, phần lớn sẽ là vỗ béo cho bọn “ve chó” chứ những người dân đang gặp họa chẳng hưởng được bao nhiêu cả. Nó tựa như hình thức “hiến máu nhân đạo” vậy. Họ kêu gọi toàn dân cho máu, nhưng thứ “máu cho” ấy lại được bán tại các bệnh viện giá rất cao. Gần như chẳng có bao nhiêu người được hưởng “máu nhân đạo” của người cho cả. CS hút “máu nhân đạo” hàng loạt nhưng bơm máu dưới dạng từ thiện thì rất nhỏ giọt. Thực chất, khi đến với người bệnh, những “giọt máu nhân đạo” biến thành “máu cắt cổ”. Hiện nay các hội từ thiện của chính quyền CS kêu gọi quyên góp không bằng các nhân vật nổi tiếng làm. Hiện nay ca sỹ Thủy Tiên đã quyên góp trên 100 tỷ điều này cho thấy, dân không tin chính quyền bằng những người nổi tiếng. Tuy trước đây 4 năm cũng có một anh chàng MC quyên góp một đống tiền rồi cứu trợ nhỏ giọt kiểu rất Cộng Sản làm người dân thất vọng ê chề không còn muốn tin vào lòng tốt con người nữa. Thế nhưng tuy có người nổi tiếng tham lam thật, nhưng người dân thà đặt lòng tin vào người nổi tiếng hơn là tin vào chính quyền vì đơn giản, cá nhân thì còn có người tốt người xấu nhưng bộ máy chính quyền CS thì không tìm đâu ra người tốt. Hiện nay số tiền Thủy Tiên quyên góp được là rất lớn, nó dễ làm những “con ve chó” nổi lòng tham mà tìm cách chiếm đoạt. Trong cơn lũ dữ, tất nhiên người dân cũng sẽ nhận được hàng cứu trợ từ phía chính quyền CS và các đoàn hội của họ ban phát. Và thực chất, những món quà đó là của đồng bào chứ chẳng phải của đảng hay nhà nước gì cả. Mỗi người dân cần phải hiểu, khi tiền và hàng hóa qua tay “những con ve chó” thì nó phải hút trước đã rồi mới tới dân. Đừng cảm ơn đảng hay chính phủ vì những món hàng đó, mà hãy cảm ơn tấm lòng bao la của những người đồng bào chúng ta biết chung tay sẻ chia cho nhau “một miếng khi đói” lúc hoạn nạn. Việc cứu trợ là nhiệm vụ của chính quyền, họ ăn thuế dân thì họ phải có trách nhiệm chứ chẳng cần phải mang ơn họ. Bà con hãy nhớ điều đó!  -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/…/Nghi-dinh-64-2008-ND-CP… https://tuoitre.vn/bau-sua-ngan-sach-nuoi-cac-hoi-doan…  
......

Nguyễn Thùy Dương: Thưa Thủ Tướng tại sao lại như thế?

Nguyễn Thuỳ Dương| Bão chưa vào miền Trung, Thủ Tướng đã có Công Điện khẩn cấp cho các ban ngành chuẩn bị. Bão oanh tạt miền Trung, Thủ Tướng lại có Công Điện Hoả Tốc yêu cầu các Bộ/ ngành ra phương án ứng phó. Hơn 6 ngày kể từ khi bão vào, Bộ Tài Chính mới làm xong Tờ Trình. Hơn 6 ngày, màn bão, chiếu nước ấy, dân sống làm sao? Cá nhân tôi giận Bộ Tài Chính trăm thì tôi giận lẫn ức Thủ Tướng muôn ngàn. Vì sao theo Luật Dự Trữ Quốc Gia, Thủ Tướng có quyền xuất khẩn cấp không cần Tờ Trình, các Bộ/ngành/ cơ quan Tỉnh/thành báo cáo sau vẫn được mà Thủ Tướng không làm? Thủ Tướng có phải Đồng Bào của Nhân Dân miền Trung không? Tôi đã khóc, khóc rất nhiều khi tôi nhìn họ chênh vênh ngóng đợi, tôi khóc khi ngồi trên chiếc ghe qua sóng lớn mịt mù. Tôi nghĩ, dân miền Trung đã đi qua cơn sợ hãi của ngày hôm đó như thế nào? Con người trong cơn tuyệt vọng kêu gào của sống còn thảm thiết lắm. Họ đã đi qua nỗi sợ, cơn hoảng loạn ra sao? Tôi không biết, Thủ Tướng có từng đọc qua Luật Dự Trữ Quốc Gia để biết mình có cái quyền xuất hàng khẩn cấp hay không? Nhưng tôi biết là một người bình thường không ai có đủ gan nghe tiếng kêu thảm thiết của dân vùng lũ mà có thể không cứu. Một phút chậm trễ trong quyết định của lãnh đạo sẽ trả giá bằng đau thương, cơ cực của Nhân Dân. Thủ Tướng! Ông thấy có lỗi với dân không? Tại sao? Tại sao lại chậm trễ trong công tác cứu hộ, cứu nạn như thế? Tại sao có thể để cấp dưới làm một Tờ Trình mất mấy ngày như thế? Tại sao khi có Tờ Trình vẫn mất mấy ngày để Thủ Tướng quyết định? Bão, nó đợi Thủ Tướng quyết định hay sao? Con nước, nó chờ Thủ Tướng suy nghĩ nó mới vây dân hay sao? Thủ Tướng! Ông nghĩ gì khi dân ông chấp chới? Ông nghĩ gì khi thấy biển nước mênh mông? Ông nghĩ gì khi những cái chết không thể chôn mùa lũ? 500 tỷ đã cấp hay chưa hoặc vẫn nằm trên giấy? Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ đầu năm đến 24/9/2020, ngân sách Nhà nước (NSNN) đã chi khoảng 17,49 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đấy! Gói 62.000 tỷ khi nào chi đủ cho dân? Dân hỏi gắt Thủ Tướng có thể mang cái tội bôi nhọ lãnh đạo, chống phá xuyên tạc. Thủ Tướng chậm trễ cứu dân để dân khốn khổ, ai định tội Thủ Tướng?    
......

Con thuyền và bánh lái

Luân Lê Người dân bị thiệt hại vì lũ, cần cứu trợ từ lực lượng chuyên nghiệp và sự hỗ trợ cần thiết từ nhà nước, điều này là hiển nhiên. Nhưng những nhà hảo tâm và những sự trợ giúp từ dân chúng là điều quan trọng không kém chút gì, mà nếu nhà nước yếu kém trong vấn đề phòng chống lũ hoặc khắc phục hậu quả thì khối dân sự mới là nơi phát huy được tác dụng của các hành động cứu trợ. Và vào lúc này, nhà nước phải đảm bảo các phương tiện cứu hộ túc trực, phục vụ miễn phí và nếu có tình trạng tăng giá từ người dân kinh doanh thuyền, cano vận chuyển cứu trợ thì nhà nước trợ giá hoặc yêu cầu một mức giá trần cần thiết để người kinh doanh vừa có thu nhập (vì rủi ro và hoạt động kinh tế cần được duy trì) mà người cần vận chuyển vẫn tiếp cận được với giá cả hợp lý và người cần cứu trợ vẫn có cơ hội được cứu trợ. Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề, xin thưa, cái ăn cái mặc chỉ là tạm thời và chiếm tỷ lệ cho cái cần cứu trợ chưa đến khoảng 10-20% lượng công việc phải thực hiện. Quan trọng nhất là công cuộc tái thiết sau lũ - người dân tiêu tan nhà cửa, tài sản, sinh kế làm ăn, những đứa trẻ phải đến trường. Đây mới là vấn đề lớn nhất gây tâm lý hoảng loạn, bất an và cũng là hậu quả lớn nhất mà người dân phải gánh chịu. Tôi đã nghĩ tới một cách thức khác, đó là trồng cụm rừng (quy mô rất nhỏ theo cụm) tản lũ theo hình cánh cung đan xen nhau. Nó cũng là nơi không chỉ ngăn, giãn dòng lũ mà còn giúp người dân có thể có những bấu víu nhất định vào đó nếu cần. Đương nhiên nhà chống lũ cũng là một cách thức giúp dân hữu hiệu khi có lũ. Nhưng cần phải tận dụng những chiếc “thùng” nhựa làm bệ đỡ cho căn nhà nổi lên làm nguồn chứa nước ngọt để có thể sinh hoạt khi nước đã ngập cao (hiện tại chưa thấy sự tận dụng này ở nhà chống lũ). Nước ngọt là quan trọng. Và cũng cần có hộp chứa kỹ thuật đựng những vật dụng thiết yếu khác mà không bị nước vào. Cần những phương tiện di chuyển đường thuỷ để có thể di chuyển trong tình thế cấp bách và các vật dụng cần thiết báo hiệu cứu trợ... Những người dân, hàng triệu người, sau lũ sẽ phải đối mặt với các khoản nợ, tài sản mất trắng, không còn gì để làm ăn, lúc này các chính sách về kinh tế mới thực sự là quan trọng hàng đầu. Hàng triệu người không thể ổn định ngay được cuộc sống trong một thời gian vài tháng đầu khi nước rút cạn. Vì vậy, vài trăm tỷ của chính quyền trung ương hay địa phương sẽ không thấm tháp gì. Đây là lúc điều hành/điều chỉnh chính sách vĩ mô để giúp người dân có khả năng khôi phục được kinh tế - nó chính là xương sống của việc tái thiết. Việc tái thiết sau lũ mới là quan trọng hàng đầu. Và đó chính là công việc phần lớn của chính quyền. Một trong những yêu cầu là phải đặt ra các chính sách để phòng được lũ - giải quyết vấn đề thuỷ điện xây dựng tràn lan, chặt phá rừng, khoét núi vô tội vạ, và như đề xuất ở trên là trồng cụm rừng hình cánh cung đan xen trong khu dân cư để chặn và giãn lũ, dự phòng các phương tiện cứu trợ khẩn cấp, đào tạo các lực lượng cứu hộ chuyên biệt và chuyên nghiệp... Nếu quản lý và điều hành vĩ mô yếu kém thì hậu quả của những trận lũ như hiện tại là không thể tránh khỏi và ngày càng khốc liệt hơn. Đó là lỗi và trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân. Và đến nay, đã hơn một trăm người thiệt mạng, thiệt hại về tài sản là không thể đo đếm được. Năm nào cũng có lũ mà năm nào lũ cũng gây hậu quả ngoài sức tưởng tượng thì phần nhiều là do lỗi quản lý mà ra.  
......

Cứu trợ lũ lụt: Sự lạc hậu của Nghị Định 64*

Ngô Ngọc Trai Sau một tuần kêu gọi cứu trợ người dân bị lũ lụt, ca sĩ Thủy Tiên đã vận động được 100 tỷ đồng. Số tiền rất lớn trong thời gian ngắn, cho thấy tiềm năng rất lớn về hiệu quả vận động tiền cứu trợ của những thực thể “ngoài nhà nước.” Điều này đòi hỏi một sự rà soát lại quy định pháp luật, và thúc đẩy tạo lập hành lang pháp lý bảo hộ cho những hoạt động cứu trợ như của ca sĩ Thủy Tiên. Hiện tại vấn đề vận động đóng góp cứu trợ thiên tai lũ lụt, hiện đang được điều chỉnh bởi Nghị định 64/2008/NĐ-CP của chính phủ về “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.” Qua tìm hiểu thì thấy nội dung văn bản này quá lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Cụ thể nghị định 64 quy định chỉ những cơ quan đơn vị có tính nhà nước sau mới được tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ. 1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. 2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định của chính phủ. 3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép. 4. Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Còn theo thông tư 72/2018/TT-BTC của Bộ tài chính thì còn có thêm quy định về các cơ quan thông tin đại chúng như báo, đài thì được tiếp nhận tiền hàng cứu trợ, nhưng không được phân phối đến cho tổ chức cá nhân, trừ trường hợp hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã rõ đối tượng địa chỉ. Đối với các cơ quan đơn vị là đầu mối tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ thì số tiền huy động được sẽ phải nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban Cứu trợ do mặt trận tổ quốc thành lập. Như thế, xét theo quy định này thì không chỉ việc làm của ca sĩ Thủy Tiên, của diễn viên Trấn Thành, của nhiều nghệ sĩ khác hay các tổ chức tôn giáo, các doanh nhân uy tín muốn thiện nguyện phục vụ cộng đồng, đều không thực hiện đúng. Hay nói như nghị định 64 năm 2008 “Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ” thì việc làm của ca sĩ Thủy Tiên là không hợp pháp. Điều này quả là vô lý và sẽ không được dư luận xã hội hiện nay đồng tình. Hiện nay có rất nhiều người muốn trực tiếp thực hiện các hoạt động cứu trợ mà không thông qua các đơn vị của nhà nước. Họ muốn trực tiếp thực hiện để cảm nhận được nét đẹp cuộc đời, muốn tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, họ muốn thấu cảm được tình người, và muốn được vun đắp phẩm hạnh công dân, và điều đó hoàn toàn chính đáng, cho thấy sự sôi nổi tích cực của đời sống xã hội. Chứ hiện nay không thể nào gò ép bắt buộc tất cả các hoạt động cứu trợ đều phải qua tay các đơn vị nhà nước được. Ở các nước khác, hoạt động cứu trợ hầu hết là do xã hội dân sự làm, do hội đoàn tư nhân làm, những người dân có điều kiện khả năng họ kết hợp với nhau làm, nhà nước chỉ tạo lập hành lang pháp lý mà thôi. Bởi ở các nước họ có quan điểm thu hẹp phạm vi nhà nước, dành nhiều phần không gian cho xã hội dân sự hoạt động, nếu duy trì bộ máy nhà nước cồng kềnh sẽ gây tốn kém ngân sách không có lợi cho người dân. Việc cứu trợ ở Việt Nam lâu nay đều phải thông qua các đơn vị nhà nước, điều đó là phù hợp với hoàn cảnh của giai đoạn, nhưng đến nay điều này không còn phù hợp nữa. Theo đó nghị định 64/2008 hiện nay đã quá lạc hậu so với cuộc sống, không phản ánh đúng những hoạt động cứu trợ đang diễn ra, cho nên cần bãi bỏ để tạo lập hành lang pháp lý mới, bảo hộ cho những việc làm như của ca sĩ Thủy Tiên. LS Ngô Ngọc Trai    
......

Sự khác biệt giữa người dân và chính quyền trong cứu trợ thiên tai

nguyenvandai’s blog Ngày nay do vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và nạn tàn phá rừng nên thiên tai hạn hán, cháy rừng, lũ lụt thường xuyên xảy ra ở Việt Nam. Người Việt Nam trải qua nhiều thiên niên kỷ, luôn có tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách giúp đỡ những đồng bào không may mắn bị thiệt hại bởi thiên tai. Mỗi khi có khi có thiên tai xảy ra, những người dân có điều kiện kinh tế và tấm lòng, các tổ chức tôn giáo, các nhóm XHDS, những người nổi tiếng thường tiên phong nhanh chóng tới giúp đỡ những vùng bị ảnh hưởng. Các chính quyền địa phương thay vì tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho những người đi cứu trợ để họ nhanh chóng giúp đỡ người dân thì chính quyền các địa phương lại gây khó dễ, không hợp tác. Các chính quyền địa phương thường ép buộc những cá nhân, tổ chức đi cứu trợ phải chuyển đồ cứu trợ cho chính quyền địa phương thực hiện. Có những sự khác biệt nào giữa người dân và chính quyền trong việc cứu trợ thiên tai? Thứ nhất về phía chính quyền: Có đầy đủ tiền bạc, phương tiện và huy động con người. Ngân sách các địa phương hàng năm bao giờ cũng có tiền ngân sách, gạo, phương tiện cứu trợ và các nhu yếu phẩm khác dành cho cứu trợ thiên tai, dịch bệnh; có các phương tiện thường trực cũng như dự phòng cho việc ứng cứu thiên tai. Chính quyền cũng có nhiều lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, tình nguyện viên,… để tham gia cứu trợ. Nhưng cái cần ở phía chính quyền mà cũng là cái thiếu của chính quyền là cái tâm trong sáng khi cứu trợ. Khi lũ lụt thiên tai xảy ra và sau các đợt cứu trợ của chính quyền thì người dân và các cơ quan truyền thông lại phanh phui các vụ tham nhũng, ăn bớt, ăn xén,… của các quan chức chính quyền địa phương khi tham gia cứu trợ. Trong đợt thiên tai, lũ lụt đang xảy ra ở miền Trung đã hơn 10 ngày, nhưng chưa thấy phía chính quyền trung ương cũng như các địa phương công bố ngân sách cứu trợ và triển khai công tác cứu trợ. Có lẽ các quan chức còn đang tính toán xem cứu trợ cho người dân bao nhiêu và họ có thể ăn bớt được bao nhiêu và chia chác nhau như thế nào? Người dân Việt Nam hiểu rõ bản chất và suy nghĩ của các quan chức chính quyền các địa phương mong có thiên tai, lũ lụt xảy ra để họ giải ngân tiền ngân sách, từ đó có cái để tham nhũng. Thứ hai là về phia người dân và các tổ chức tôn giáo, XHDS Ngược lại với chính quyền là người dân và các tổ chức không quá mạnh về tài chính, phương tiện. Họ không có sẵn, chỉ khi xảy ra thiên tai thì mới huy động tiền và phương tiện vật chất. Nhưng đổi lại, người dân và các tổ chức XHDS làm với trái tim yêu thương và tấm lòng với bà con gặp thiên tai nên rất nhanh chóng và kịp thời, họ đã đến cứu trợ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Việc cứu trợ của các cá nhân, các tổ chức tôn giáo và XHDS là rất đúng lúc và hiệu quả giúp người dân bị thiệt hại lấy lại được tinh thần và vượt qua khó khăn trước mắt. Thứ ba là tại sao nhà cầm quyền CSVN không khuyến khích người dân lập lên các tổ chức XHDS để cùng với chính quyền ứng phó thiên tai? Trước hết nói về các nước dân chủ đa đảng văn minh, các nước này luôn luôn khuyến khích người dân và các tổ chức tôn giáo, XHDS tham gia cứu trợ. Quốc hội luôn dành những khoản ngân sách dành cho các tổ chức XHDS để họ tham gia cứu trợ. Bởi vậy, các tổ chức XHDS ngoài việc họ tự vận động tài chính từ các cá nhân, doanh nghiệp, họ còn có quyền lấy từ ngân sách quốc gia. Bởi vậy, khi có thiên tai xảy ra thì các cá nhân và các tổ chức XHDS đóng vai trò chính trong việc cứu trợ. Chính phủ chỉ hỗ trợ những phương tiện và làm những công việc mà các tổ chức XHDS không có hoặc không thể làm được. Ở các nước dân chủ đa đảng văn minh thì các tổ chức XHDS và chính quyền cùng đồng lòng và đồng hành hỗ trợ lẫn nhau tham gia cứu trợ người dân khi bị thiên tai. Còn ở Việt Nam, nhà cầm quyền căn cứ vào điều 4 Hiến pháp, nên muốn quản lý, lãnh đạo toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà cầm quyền luôn sợ người dân và các tổ chức tôn giáo, XHDS lấy mất ảnh hưởng từ người Nhân dân. Vậy nên nhà cầm quyền luôn luôn gây khó khăn, hạn chế các tổ chức tôn giáo tham gia cứu trợ. Và cũng hạn chế việc thành lập các tổ chức XHDS. Trong chế độ cộng sản tại Việt Nam thì giữa người dân, các tổ chức tôn giáo, XHDS với nhà cầm quyền không có sự đồng lòng và đông hành trong việc cứu trợ người dân bị thiên tai. Trên đây là sự khác biệt hay đúng hơn là đối lập giữa người dân và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc cứu trợ các nạn nhân, những người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. nguyenvandai’s blog RFA  
......

Thủy điện và Trồng rừng.

Nguyễn Hoàng Sơn| Nghe thì hai phạm trù này chẳng liên quan đến nhau. Và cả 2 phạm trù đều nói lên 2 công việc có lợi cho dân cho nước. Thế nhưng, ở VN nó không phải như thế. Ở VN, khắp nơi có thủy điện. Cứ có suối, sông mà có mực nước chênh đủ để quay Turbin là có thủy điện. Có khi 2,3 cái thủy điện cách nhau chỉ 5, 10 km. Nhà nước làm thủy điện, doanh nghiệp tư nhân làm thủy điện. Nghe thì có vẻ đất nước rất phát triển. Nhưng đằng sau cái tên thủy điện đó là những sự thật kinh khủng. Thủy điện nhiều và không có sự nghiên cứu môi trường, địa chất khoa học (Có đánh giá tác động môi trường đó, nhưng dễ mà, "chạy" là có) cho nên dòng chảy bị thay đổi, sinh thái bị tàn phá gây sụt lở đất. Thủy điện quá nhiều khiến cho hằng năm có lũ thì phải xả lũ bảo vệ nhà máy dẫn đến dân chịu tang thương. Thủy điện nhiều, nhưng người ta vẫn làm dù kể cả doanh nghiệp vốn có vài tỉ vẫn xin làm. Vì sao? Vì họ sẽ vay được vốn. Từ tiền vay đó, chủ đầu tư và quan chức rút ruột làm một mớ bỏ túi. Dân có chết đó là việc của dân. Mà vốn vay thủy điện từ đâu? 90% số vốn vay thủy điện ở VN vay từ Tàu. Cho nên phải mua máy Tàu, vật liệu Tàu, thuê công nhân Tàu. Tàu vừa bán được công nghệ cũ, vừa làm chủ nợ, vừa gián tiếp giết dân ta, phá hủy môi trường của VN. Nhưng quan chức và doanh nghiệp thì họ bất chấp vì họ có lợi. Chủ đầu tư và quan họ ở thành phố, con cái du học nên họ chỉ cần bỏ túi nhiều tiền là được. Sống chết mặc bay. Thủy điện cũng là các quả bom nước. Khi cần kiếm chác, quan cho xã lũ, dân bị ngập, nhận được thùng mì gói. Quan chức và kền kền béo mập tiền từ thiện. Nhưng mà có một nghịch lý là nhiều thủy điện, nhiệt điện thế mà vẫn thiếu điện hàng năm. Cứ đến mùa hè là thiếu. Bởi vì đảng ta tặng điện cho Lào để mua lại điện lại của Tàu. Băng đảng CSVN chỉ có làm thế mới vừa lòng thằng "16 vàng, 4 tốt". Bây giờ đến Trồng rừng. Nghe thì có vẻ tốt nhưng lại là vấn đề cần nói rõ. Doanh nghiệp làm thủy điện sẽ phá rừng với lý do "Mặt bằng". Thế là bao nhiêu cổ thụ, gỗ tốt được chặt hạ chạy vào nhà quan, chủ đầu tư và lâm tặc. Tiền từ chặt rừng cũng là khoản thu khá lớn với quan và chủ doanh nghiệp thủy điện. Nhưng chưa hết, khi phá rừng xong thì lấy lý do cần rừng phòng hộ cho thủy điện. Doanh nghiệp và quan đỏ lại đi vay vốn trồng rừng hoặc xin các dự án viện trợ trồng rừng không hoàn lại vốn. Vậy là lại có thêm nhiều usd bỏ túi quan đỏ và tư bản đỏ. Đấy, thủy điện và trồng rừng ở VN nó là thế đó. Chỉ có dân là khổ đau còn quan và mafia đỏ thì cười phớ lớ trên đống tiền từ cái gọi là thủy điện và trồng rừng. Tôi viết điều này để bà con rõ những đường dây làm giàu như vậy ở VN. Tất cả chúng đều lợi dụng kẽ hở của độc đảng để mà vơ vét trên đầu, trên cổ người dân lành. Đố ai có thể chứng minh ngược lại những gì tôi đã viết ở trên đó. Hỏi mấy ông ở bộ xây dựng, bộ tài nguyên môi trường và viện khoa học thủy lợi xem có đúng vậy không. ĐCH 16/10/2020  
......

Dân chết vì lũ là lẽ...đương nhiên?

Thao Ngoc|   Tính đến hết ngày 19/10/2020, đã có 128 người dân miền Trung bị chết vì lũ. Với con số khủng khiếp và đau thương này, lẽ ra nhà nước nên tổ chức lễ Quốc tang để tưởng niệm họ, chứ không phải chỉ nhăm nhăm nhắm vào tướng Man và 22 cán bộ chiến sĩ của binh đoàn 337 mà thôi. Điều đó thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta với câu phương ngôn: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Hơn nữa những người dân vô tội này chết đau xót và oan uổng dưới bàn tay độc ác và tham lam của nhóm lợi ích phá rừng để làm thủy điện “cóc”đang phát triển tràn lan tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Nếu chỉ tưởng niệm các cán bộ và chiến sĩ bị chết trong nạn lở đất vừa qua, trong đó 22 bộ đội, thì nguyên nhân làm kinh tế do tổ chức phân công thì đã rõ. Còn cái chết của tướng Man và 12 người khác, cả đêm chui vào vùng sạt lở với hai bàn tay không, không có phương tiện cứu trợ, và mục đích chưa rõ ràng. Vậy nếu chỉ tưởng niệm cán bộ và chiến sĩ quân đội, thì hóa ra coi nhẹ mạng người dân sao? Báo Kinh tế &Đô thị ra hôm nay(20/10/2020) có bài: “Lễ truy điệu 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn 337 hy sinh diễn ra vào ngày 22/10” Theo đó: “Sáng 20/10, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 cho biết, lễ truy điệu 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quôc phòng 337 hy sinh tại Quảng Trị sẽ diễn ra vào trưa 22/10 tại TP Đông Hà”. (http://kinhtedothi.vn/le-truy-dieu-22-can-bo-chien-si-doan-…) Trước đó, báo Vietnam.net cho biết: “Quốc hội dành một phút mặc niệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Man”. Có người đặt câu hỏi: Liệu Quốc Hội có ban bố tình trạng khẩn cấp để ứng biến toàn quốc, lo cho miền Trung tang thương? Và liệu Quốc Hội có chút lay động nào để bàn về quốc nạn "ăn" hết rừng ? Chừng nào dừng các công trình thủy điện cóc? Có thể nói tất cả cán bộ, chiến sĩ và hàng trăm người dân đều chết vì nạn thủy điện cóc. Vậy thủy điện cóc là gì? Theo ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KHCN tỉnh Nghệ An: “Thủy điện cóc là dạng dự án thủy điện có công suất nhỏ. Dạng dự án này được nhiều doanh nghiệp lao vào làm vì suất đầu tư vừa phải, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, nếu đầu tư thủy điện cóc ở khu vực miền Trung thì lợi bất cập hại. Bởi đây là khu vực có địa hình độ dốc lớn, sông ngắn, lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên, địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở. Tại sao họ thích làm thủy điện cóc? Việc làm thủy điện cóc có những lợi ích cơ bản sau đây: Một là những thủy điện này làm ở rừng nguyên sinh. Rừng nguyên sinh là kho gỗ quý vô giá, do đó nguồn lợi khai thác gỗ là vô cùng to lớn, là miếng mồi béo bở cho các quan tham. Hậu quả của việc cạo trọc rừng nguyên sinh làm thủy điện là làm cho liên kết núi bị bẻ gẫy, do đó gặp mưa là gây ra lở đất đá. Hai là, nó ở xa xôi heo hút, phải đi bộ vài ba ngày đường mới tới, do đó tránh được những cặp mắt dòm ngó của người dân. Chỉ cần một tấm bảng “Vô phận sự cấm vào” treo lên là nơi đây trở thành lãnh địa bất khả xâm phạm. Ba là, chẳng phải đền bù nhà cửa, tài sản của dân. Bốn là, không ai kiểm soát được. Giả sử giấy phép duyệt 50ha, nhưng họ phá cả trăm ha thì có trời biết. Năm là có thể khai thác dài hạn nhân danh rừng lòng hồ, sau đó trồng lại rừng khác, tạo ra chuỗi lợi tức từ rừng. Việc nhà đầu tư khoanh vùng diện tích lòng hồ và xin khai thác rừng lòng hồ sẽ kéo dài trong nhiều năm. Nói là khai thác rừng lòng hồ, theo diện tích lòng hồ đã được ấn định nhưng kỳ thực, diện tích rừng nguyên sinh bị khai thác là vô tội vạ và chẳng ai có thể kiểm soát được. Kiểm lâm thì đã được cho “ngậm” rồi. Thật không thể tưởng tượng được, trong một đoạn sông ngắn chưa đầy 30km và dốc thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, mà phải oằn mình gánh 4 thủy điện, là Thủy điện A Lin B1, B2 cùng thủy điện Rào Trăng 3 và 4, nằm trong hệ thống “thủy điện bậc thang” trên thượng nguồn sông Bồ. Hậu quả của việc cạo nhẵn lớp mặt rừng nguyên sinh, cải tạo đất núi bằng máy xúc, máy ủi, bằng đốt rừng để trồng cây mới là không thể tưởng tượng được. Khi rừng bị cưa sạch, lớp đệm giữ nước của rừng bị bóc, thay vào đó là những cánh rừng mới trồng xanh um, tươi tốt, nhưng kỳ thực lớp mặt đất núi đã bị tổn thương, liên kết núi bị bẻ gãy và chỉ cần một trận mưa lớn, núi trở thành cái túi đất ngậm nước, đến khi ngậm không nổi nữa thì vỡ ra, gây sạt lở, chuồi đất, lũ quét, lũ ống… Và có hàng triệu quả bom nước khổng lồ đang treo lơ lửng trên đầu dân, có thể ụp xuống bất cứ lúc nào là điều đương nhiên. Bình quân các nhà máy thủy điện cóc 1MW tiêu ngốn hơn 10 ha rừng đầu nguồn. Như dự án Rào Trăng 3 công suất 13 MW chiếm hơn 46 ha rừng vùng Khu bảo tồn thiên nhiên Huyện Phong là ví dụ. Lâm tặc là ai?   Một thống kê cho thấy thì cứ 100 ha rừng bị phá, thì chỉ 11% là lâm tặc và người dân phá. Còn lại 89% là những “lâm tặc hợp pháp”. Là những kẻ phá rừng có giấy chứng nhận của chính quyền. Tất nhiên không có giấy chứng nhận nào cho phép “chặt cây phá rừng”, mà là giấy phép đầu tư dự án.Đó là những dự án phá rừng làm thủy điện, sân golf, resort, khu du lịch “tâm linh” vv… Số 11% còn lại tuy không có giấy phép, nhưng đố ai qua mắt được chính quyền địa phương và kiểm lâm? Nay trời mưa rất lớn và kéo dài nhiều ngày, gây ra sạt lở và lũ lụt kinh hoàng, làm rất nhiều người dân các tỉnh miền Trung chết là lẽ đương nhiên. Đó là hậu quả của chiến dịch phá rừng làm thủy điện “rất đúng quy trình” tại các tỉnh miền Trung hiện nay. Tóm lại: “ Mưa lũ là tại ông trời. Dân chìm vì lũ, hết thời vinh quang." tn 20/10
......

Nhà báo Bạch Hoàn: thảm họa lũ lụt Miền Trung là "Nhân Tai"

  Xin đừng nói rằng thảm hoạ đang xảy ra ở miền Trung là thiên tai. Nó không phải chỉ là thiên tai. Xin hãy gọi đúng tên là nhân tai. Thiên nhiên nổi giận. Thiên nhiên đòi nợ. Thiên nhiên đòi con người trả giá. Những gì đang xảy hôm nay là bởi chúng ta. Những người dân miền Trung khốn khổ đang phải giành giật sự sống trong cơn lũ dữ là bởi chúng ta. Là bởi rất nhiều người trong đó có tôi. Chính tôi đã góp phần để xảy ra thảm hoạ này. Tôi đã nhiều lần im lặng, phớt lờ, lướt qua trước những cánh rừng bị tàn phá, những quả đồi bị cạo trọc. Tôi đã không phẫn nộ trước tình trạng quan lại sai nha, khắp nơi khắp chốn chở gỗ về nhà, biến những khoảnh rừng thành biệt thự, biệt phủ, lâu đài. Tôi đã thờ ơ khi những kẻ phá rừng, tận diệt thiện nhiên, thách thức cả đất trời không phải trả giá. Thế cho nên, nước lũ tràn về, lẽ ra tàn phá một, thì này sức phá huỷ có thể thành mười. Chính tôi, tôi đã không quyết tâm phản đối đến cùng khi người ta đổ cả núi tiền - tiền mồ hôi và tiền nước mắt, tiền xương máu và tiền linh hồn - để xây những tượng đài, khắp nơi khắp chốn, nơi này trăm tỉ, nơi kia ngàn tỉ. Đất nước của những tượng đài. Tượng đài càng lớn thì phận dân càng nhỏ. Tượng đài càng cao thì lưng dân càng còng. Để rồi, cứ mỗi lần thiên nhiên nổi giận, cứ mỗi lần thiên nhiên đòi trả giá, những người dân thấp cổ bé họng chỉ biết xót xa cho đời dân, phận lính. Để rồi cảm xúc tiếp theo là phẫn nộ, phẫn nộ vì tiền đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ sơ tán, cứu dân, tiền cho cứu hộ cứu nạn được bao nhiêu mà thương đau nối tiếp thương đau, mất mát trùm lên mất mát? Tượng đài vẫn cứ cao. Biệt phủ, đền đài vẫn cứ lớn. Cơn nước cứ dâng lên. Chỉ có phận người dần chìm xuống, vùng vẫy trong nhân tai. Và rồi bây giờ lại bất lực, không biết bao giờ mới tìm ra lối thoát... Bạch Hoàn
......

Hát trên những xác người…

  canhco’s blog – RFA   “Nhà cháu đang thiếu nước uống! Có đoàn cứu trợ nào ghé ngang đội 5/2 Quy Hậu, Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình gọi dùm sdt 0947531310, mình xin ít nước uống.” Đó là dòng chữ xuất hiện trên facebook vào sáng 18 tháng 10. Nạn nhân không có khuôn mặt cụ thể nhưng lộ rõ cái khát khô của một con người, động vật được tiếng là thông minh nhất trong thế giới động vật trên quả đất. Cái khát được chia sẻ bởi những người từng vượt biển, từng đối mặt với cái khát kinh hoàng giữa đại dương. Cái khát lan từ dòng chữ kêu cứu tới từng sợi tế bào của người đọc, nó phảng phất hình ảnh của thần chết và dòng chữ đau đớn ấy chìm khuất trong hàng vạn hình ảnh khác cùng xuất hiện trong ngày. Đó là hình ảnh trên tấm bảng treo trên sân khấu to lớn một cách kiêu hãnh: “Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”. Đó cũng là tấm bảng chào mừng chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Sắt son niềm tin với Đảng” được tổ chức long trọng và hào hứng, được dàn dựng công phu, âm thanh, ánh sáng hiện đại, chia thành 3 chương với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ: Thanh Ngân, Trọng Hữu, Tạ Minh Tâm, Vân Khánh, Hiền Thục, Đàm Vĩnh Hưng, Võ Hạ Trâm… Ngoài kia là Hải Phòng, cũng không chịu kém: tối 17/10, đảng viên, quan chức TP Hải Phòng tưng bừng tổ chức đại nhạc hội ăn mừng sự thành công của đại hội… Trong khi đó nhìn đâu cũng thấy tràn ngập một màu tang tóc. Những mái nhà giữa biển nước mênh mông, những cây cột điện chỉ còn lại ngọn, những con vật run rẩy bám vào cành cây, gỗ mục như bám vào sự sống cuối cùng. Những gói mì tôm ướt sũng nước mắt, những thân hình co ro run rẩy dưới cơn mưa buồn bã….những hình ảnh ấy không thể phủ lên những tiếng hát hùng tráng ca ngợi công lao của Đảng. Không thể khỏa lấp sự bất tài của cái gọi là Hội Liên hiệp Phụ nữ dù đã qua 90 năm vẫn ngoan cường ngó lơ sự thảm hại của đồng loại. Một tổ chức vô dụng dám hãnh diện đứng ra nhận lãnh lời mơn trớn của đồng đảng trong khi đồng loại tang thương ngụp lặn trong biển nước mịt mù. Những tiếng vỗ tay ca tụng sự thành công của đại hội Đảng tại Hải Phòng chừng như chào mừng sự hy sinh to lớn của 13 đồng chí vừa nằm xuống. Những vở kịch nhức nhối mà ngay cả kịch tác gia cao thủ của mọi thời đại như Molière cũng không thể nào nghĩ tới. Thế nhưng người cộng sản lại làm được, và còn làm rất tốt. Không phải lũ lụt mới xảy ra mà cơn bão Linda đã đổ bộ vào miền trung từ ngày 11 tháng 10 tức là cách đây 1 tuần lễ. Bảy ngày với biết bao sự dữ dội đổ lên đầu người dân các tỉnh khiến ảnh hưởng tới khoảng 136.000 hộ gia đình, làm 55 người thiệt mạng, 15 người bị thương và 29 người mất tích. Lũ lụt cũng khiến khoảng 150.000 người phải sơ tán, gây tắc nghẽn hệ thống giao thông và sản xuất nông nghiệp của người dân. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai. Đak Lak, Quảng Ngãi…tiếng kêu cứu dậy cả một vùng, tiếng kêu cứu làm cho người Việt khắp thế giới bàng hoàng nhưng những tiếng kêu cứu ấy không thể lọt vào khe cửa của các đại hội đảng trên toàn quốc. Hình như mọi tầng lớp đảng viên tham dự đại hội đều miễn nhiễm với lòng trắc ẩn đối với người dân, những kẻ bỏ từng hào vào cuộc ăn chơi mang tên Đại hội Đảng. Sau khi lấy hàng chục ngàn tỷ trong ngân sách quôc gia vung vãi trong những trò chơi quyền lực ông Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng yêu cầu kiều bào giúp đỡ nạn nhân lũ lụt! Một lời kêu gọi chí tình và đầy thống thiết cho vận mệnh của…chính ông ta. Trên con đường diệu vợi hướng tới Chủ nghĩa xã hội chiếc xe lịch sử è ạch tiếp tục bị nhét đầy những bất công oan trái của người dân. Chiếc xe ấy vô tri nhưng người cầm dao thúc đẩy nó là những kẻ đã làm nên lịch sử giải phóng dân tộc này từ nghèo nàn sang kiệt quệ, từ mong manh áo rách sang cùng quẫn kiếp người. Và họ, cứ xênh xang áo mũ, cứ lồng lộng tuyên ngôn. Cứ như đất nước này không ai là dân chúng cả mà chỉ rặt một khối dân đen không bao giờ biết khóc cho ra tiếng căm hờn. canhco’s blog  
......

Pages