2013

Thần đồng Hy Lạp sáng chế mạng xã hội mới

Phụ trang kinh tế báo Le Figaro hôm nay có một bài viết đáng chú ý : Một thần đồng người Hy Lạp 12 tuổi tung ra phiên bản Facebook mới ». Phiên bản có tên « Tech is social » sẽ ra mắt vào ngày 1/1/2014 và đang được Google tập đoàn rất chú ý theo dõi. Thần đồng tin học Hy Lạp Nikos Adam (lefigaro.fr)   Tờ báo kể lại, sự việc bắt đầu từ hồi tháng 9, tại Thessalonique, một thành phố phía bắc Hy Lạp, nơi đang diễn ra hội chợ công nghiệp quốc tế. Các nhà lập trình của Google đang ở trong gian hàng của mình thì được một cậu bé 12 tuổi đến gặp.   Bằng một thứ tiếng Anh thông thạo, cậu bé có tên Nikos Adam này đã nói chuyện với các chuyên gia về dự án tung ra một phiên bản Facebook của Hy Lạp, lấy tên là ‘‘Tech is social’’. Những người đối thoại với em ngay lập tức đã rất ấn tượng không chỉ là tuổi của cậu bé mà cả về dự án của cậu vừa trình bày. Hai tháng sau, cậu bé Nikos Adam cùng dự án có mặt như khách mời danh dự trong một liên hoan công nghệ của Google. 600 khách mời tại đó đã thực sự bị lôi cuốn bởi dự án phiên bản Facebook Hy Lạp của thần đồng tin học. Phiên bản này  ngoài nút ‘‘Like’’ (Thích), còn có thêm nút ‘‘Dislike’’ (Không thích), chất lượng âm thanh và hình ảnh cũng sẽ tốt hơn nhiều trong ứng dụng ‘‘đối thoại trực tiếp’’. Đây không phải sáng kiến đầu tiên của cậu bé 12 tuổi. Em đã từng sáng tạo « Tech is game », một địa chỉ trên đó những em nhỏ cùng lứa tuổi có thể chơi trò chơi trên mạng không bị các hacker quấy rầy. Điều đáng ngạc nhiên là em bé Nikos Adam không hề theo học lớp tin học nào, chỉ tò mò tự tìm kiếm tự mày mò làm lấy. Mới lên 9 tuổi Nikos đã biết tấn công vào cải tiến môi trường của trò chơi trên mạng, tạo ra được chương trình chống tin tặc DTD (Down the DDOS) để cô lập và loại trừ những kẻ sử dụng trò chơi vì dụng ý xấu. Để tung ra mạng xã hội mới của mình, em đã được sự ủng hộ của nhiều giáo sư, chuyên gia của trường đại học Thessalonique. Nhiều tờ báo đã dự báo đây sẽ là sự kiện lớn đầu tiên của năm 2014. Anh Vũ RFI *** 12 year-old from Thessaloniki Cooperates with Google Twelve year old Nikos Adam may still be in middle school, but has already drawn the attention of Google executives, due to two applications he has made. The little boy presented his application concerning cyber attacks, in a programmer event in front of a thousand people, and left everybody speechless. According to sources, Nikos has built a website with the name “Tech is Game.” He has never been taught computer science, on the contrary he has been reading a lot of books and has been learning things on his own. As a result he can now make technical programs, games and applications, which he uploads on his personal site. Google company has expressed its interest, and has already got in contact with his parents. Nikos Adam was accidentally discovered by Google, when during the International Trade Fair in Thessaloniki, Greece, he was visiting the kiosk of Google on a daily basis, and was attending programming seminars. At the moment the little “programmer” is working on new programs in order to enrich his website. One of them is called “Tech is Social,” which is a new means of social networking site like facebook. Some other programmes are: “DTD” a security system which protects us from the most common cyber attack, and “MSP,” a system that helps you make a minecraft server in order to play with your friends, just with a click. http://greece.greekreporter.com/2013/11/20/12-year-old-from-thessaloniki...
......

Làm cách nào để tin được nhau

Bài trước trong mục này kết luận, “Nước Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara trong ngành tư pháp.” Bharara là một ông biện lý đang nổi tiếng ở thành phố New York, ông muốn bắt “những người phạm luật phải chịu hậu quả về những việc họ làm, dù họ là những người giầu sang, quyền lực, hay có liên hệ lớn như thế nào.” Bài báo được một bạn đọc gửi đăng trên mạng Bauxite Việt Nam.   Ban chủ biên mạng đã góp thêm ý kiến: “Trong một xã hội quan chức ngày càng giàu sụ như ở Việt Nam, ‘sâu’ thì bò lổm ngổm mà những kẻ có chức năng ‘nhặt sâu’ đều làm lơ đâu có ai dám bắt; vậy mà lại nảy nòi ra những vị biện lý công minh như ông Preet Bharara của nước Mỹ thì để mà chết cả nút à!” Và nhận xét, “Có lẽ tác giả ở nước ngoài lâu quá” cho nên mới viết như thế. Quả thật tác giả ở nước ngoài từ năm 1975 đến nay. Năm 2013 mà ngỏ ý mong ngành tư pháp nước Việt Nam có nhiều vị biện lý công minh quả là một ý kiến rất ngây thơ, mơ mộng. Thật tình, ai cũng biết tình trạng ‘sâu bọ’ bò lổm ngổm ở nước Việt Nam bây giờ. Nhưng sẽ tới ngày chúng ta xây dựng lại một nước Việt Nam của mình, không phải của bọn sâu bọ, thì ước mong nêu trên sẽ thực hiện được. Dân Việt Nam có thể sinh ra những vị biện lý cương trực như Preet Bharara hay không? Tôi xin kể một kinh nghiệm bản thân. Tháng Tư năm 1975, bà mợ tôi đến nhà, khóc lóc với mẹ tôi, báo tin cậu con út của bà bị cảnh sát tỉnh Gia Định bắt giam. Thằng bé 15, 17 tuổi theo bạn bè đi phá làng phá xóm. Mợ tôi thấy ông biện lý tỉnh Gia Định cùng họ với vợ tôi, nên đến hỏi tôi có cách nào đến xin ông tha cho thằng bé hay không. Lúc đó, cô con gái của mợ đang làm thư ký cho một văn phòng tòa đại sứ Mỹ (DOA), trong sở mới thông báo họ có thể đưa cả gia đình cô đi khỏi Việt Nam, gọi lúc nào đi lúc đó. Cậu mợ đã nuôi tôi như cha mẹ nuôi con. Vợ chồng tôi đến tìm ông biện lý, trình bầy hoàn cảnh đứa trẻ hư, ham chơi lêu lổng theo bạn bè xấu, vì thời loạn lạc nhiễu nhương, xin ông thông cảm. Ông em nhà tôi họ lắng nghe, rồi hứa sẽ lưu ý. Nhưng ông nói thẳng rằng ông sẽ chỉ đích thân coi lại hồ sơ vì cảm tình riêng, để cậu trai này không bị oan ức. Ngoài điều đó ra, ông sẽ theo đúng luật lệ và thủ tục. Ngày hôm sau, ông cho biết không thể tha cậu này được, vì hồ sơ cảnh sát ghi rõ bắt tại trận mấy thanh niên lúc đang phá nhà người ta. Có tang chứng, phải giam lại, chờ ngày ra tòa. Vì cậu con út đang bị giam, năm 1975 bà mợ tôi đã ở lại Sài Gòn trong khi chồng và các con khác lên máy bay ra đi, sau này định cư ở Canada. Ông biện lý tỉnh Gia Định không vì tình riêng mà vượt qua luật pháp. Tên ông là Hà Dương Vĩ. Ở nước Việt Nam Cộng Hòa lúc đó có rất nhiều vị biện lý như ông. Họ không nổi tiếng như Preet Bharara, người đã tấn công cả đám tài phiện lẫn bọn mafia, một nhân vật xuất chúng được dư luận biết đến. Nhưng một dân tộc không cần nhiều người nổi danh, đóng vai anh hùng trừ gian, dẹp bạo như vậy. Điều này còn quan trọng hơn nữa là làm sao trong nước có nhiều vị biện lý hiền lành, thực thà, chăm chỉ, sống như một người tầm thường; nhưng vì giữ trách nhiệm biện lý nên sống theo châm ngôn “Pháp bất vị thân,” không thắc mắc. Các bạn trẻ chưa ra đời vào năm 1975, hoặc quý vị hồi đó sống ở ngoài Bắc khó thông cảm với tâm trạng dân Sài Gòn vào tháng Tư năm 1975. Một chế độ đang sụp đổ. Tương lai không biết thế nào. Nhiều người chỉ lo tìm đường chạy. Nhưng một ông biện lý vẫn đến ngồi bàn giấy làm những công việc hàng ngày của mình, vẫn làm đúng theo luật pháp và lương tâm. Chúng ta sẽ phải tìm hiểu làm cách nào một xã hội đào tạo được những con người bình thường như thế. Kinh nghiệm đã thấy những người như vậy cho nên tôi tin chắc trong tương lai nước Việt Nam sẽ có rất nhiều vị biện lý chính trực, quang minh. Ngành tư pháp nước ta nếu có người như Preet Bharara thì quý lắm, nhưng chỉ cần dăm ba người như Bharara cũng đủ rồi. Ngược lại, mỗi dân tộc cần có nhiều người làm việc tư pháp bình thường như Hà Dương Vĩ. Trước năm 1975 đó không phải là ước mơ mà là sự thật. Cho nên có thể tin trong tương lai đất nước chúng ta sẽ thực hiện được ước mong này.   Nói đến niềm tin ở tương lai trong lúc này khó lọt tai người nghe. Nhiều người ở trong nước rất bi quan, có khi tuyệt vọng, trước cảnh quan chức gian tham, đạo lý suy đồi. Có lẽ vì hàng ngày quý vị đó thấy trước mắt những thứ mà người ở bên ngoài không thấy. Người ta không tin có công lý, vì đã chứng kiến cán cân công lý bị bẻ cong. Như phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Phú Yên ngày 23 tháng 12, 2013, xét xử ông Ngô Hào vì “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân Dân.” Các quan tòa xuất hiện lúc 8 giờ sáng, chưa tới 10 giờ họ đã tuyên án, ông Ngô Hào vẫn bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Làm sao người ta có thể tống giam một người suốt 20 năm, trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng hồ đã quyết định xong? Có nền tư pháp một nước văn minh nào giống như vậy hay không? Theo lời kể của anh Ngô Minh Tâm, con ông Hào, gia đình bị cáo không hề được tòa thông báo phiên xử. Nhờ luật sư, họ mới biết. Không thân nhân, bạn hữu nào được được vào, phiên tòa chỉ có ba mẹ con anh dự nhưng lại có tới hơn 50 công an mặc sắc phục! Anh Ngô Minh Tâm thuật lại: “Phiên toà diễn ra rất là chóng vánh” vì cả ông Ngô Hào và luật sư của ông không được nói câu nào cả, cũng không chấp nhận cho đưa ra các bằng chứng. Một nền tư pháp như vậy, chẳng trách nhiều anh chị em trong nước rất bi quan. Nỗi bi quan rộng lớn hơn nữa khi tình trạng xã hội bên ngoài tòa án cũng xuống dốc, nếu không nói là sa đọa. Tết sắp tới, lại khó quên cảnh dân ta đi xem hội Xuân hoa đào rồi đua nhau hái trụi hết hoa! Không phải một lần mà hai năm liên tiếp! Tòa đại sứ Hà Lan đem phát áo che mưa, bao nhiêu người nhẩy lên cướp. Tiệm ăn Nhật Bản mời ăn miễn phí, hàng ngàn người chen lấn giành giật. Người ngoại quốc họ không hiểu nổi dân Việt Nam là cái giống người gì. Vụ “hôi bia tập thể” ở Biên Hòa thì mới xẩy ra mấy tuần trước. Nhưng có nên tuyệt vọng hay không? Chắc không nên tuyệt vọng. Người Việt Nam vẫn là người Việt Nam. Chế độ cai trị có tham ô, tàn ác và gian xảo đến mấy cũng chỉ tác hại được một thời gian, trên một thiểu số người Việt. Họ không thể phá hủy tất cả di sản tinh thần ông cha đã xây dựng mấy ngàn năm trong lòng dân tộc. Chúng ta có thể tin tưởng như vậy. Sau vụ“hôi bia” ở Biên Hòa, Blog Song Chi đã kể lại những phản ứng của đồng bào trong nước, nghe thấy ấm lòng. Một nữ sinh viên và người cha đã viết rồi treo tấm biểu ngữ tại nơi vụ cướp diễn ra: “Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã "cướp vài lon bia" ở đây …” Nhiều người đã quyên góp tiền tặng anh tài xế chiếc xe chở bia bị lật để bồi thường số bia bị cướp, nhưng sau cùng anh tài xế trả lại hết. Anh nói, vì công ty bia không bắt anh bồi thường, lẽ nào anh lại tham lam lấy của người ta cho. Quả thật, trong dân tộc Việt Nam vẫn còn giữ những nền nếp tốt, không bao giờ mất. Công dậy dỗ của tổ tiên suốt mấy ngàn năm; đám đệ từ của một ông Stalin hay ông Mao Trạch Đông không thể nào phá hủy được. Chúng ta không nên quá bi quan. Nhưng chắc cũng không nên lạc quan quá, không nên lạc quan đến mức cứ để mặc cho sự thế chuyển vần. Khi chế độ cộng sản tan rã, công việc khó khăn nhất của dân tộc mình sẽ là làm sao phục hồi được đạo lý, xây dựng được niềm tin giữa người Việt với người Việt. Không thể nghĩ mình chỉ cần cầu nguyện tổ tiên phù hộ, mọi nền nếp sẽ trở về tốt đẹp như xưa.   Một cách cụ thể, chúng ta phải làm gì để phục hồi đạo lý? Làm cách nào cho người Việt Nam tin nhau? Blog Song Chi có nhắc đến vai trò giới truyền thông tác động tâm lý đồng bào, khiến người ta biết những gì đáng hổ thẹn mà tránh. Báo chí, cũng như trường học, đều đóng vai trò giáo dục, từ người lớn đến trẻ em. Có thể nói, chúng ta đều là “dòng dõi nhà Nho,” coi giáo dục là cây đũa thần. Cũng vì thế, không kính trọng Pháp Gia lắm; ngay cả khi nói đến chống tham nhũng, người Việt cũng nói ngay đến chuyện “giáo dục” và “học tập.”  Chúng ta có thể tin như ông Khổng Tử, rằng giáo dục là nền tảng xây dựng quốc gia. Nhưng còn một biện pháp khác, là tập luyện thói quen cho con người, qua hệ thống luật pháp. Giáo dục, người ta có thể gật gù nghe, rồi thấy khó quá, không theo được. Nhưng với luật pháp, không theo không được. Chỉ khi sống trong một xã hội tự do dân chủ người ta mới có cơ hội tập luyện theo phương pháp này. Trong thế giới hiện đại, niềm tin giữa người với người có thể thành hình nhờ pháp luật. Thomas Schelling, nhà kinh tế  học nổi tiếng (Nobel năm 2005) đã nêu lên mối liên hệ giữa niềm tin với kiện cáo! “The right to be sued is the power to make a promise: to borrow money, to enter a contract, to do business with someone who might be damaged.” (Quyền bị kiện cũng là quyền năng cho phép mình có thể hứa hẹn: Như khi đi vay tiền, ký hợp đồng, làm thương mại với một người mà mình có thể gây thiệt hại nếu không giữ lời hứa.) Tức là, muốn được người khác tin thì phải làm sao họ thấy họ có thể kiện mình ra tòa, nếu mình không giữ Chữ Tín. Chế độ dân chủ tự do không bảo đảm sẽ xây dựng được lòng tin chung cho cả xã hội. Nhưng các chế độ độc tài chắc chắn phá vỡ niềm tin chung, vì họ đều đi kèm với các thủ đoạn gian trá. Mất niềm tin đưa tới tình trạng phi luân lý, tức là người ta không còn tin có những quy tắc đạo đức bình thường ai cũng nên theo nữa. Ngược lại, sống trong chế độ dân chủ ít nhất mỗi người biết mình phải tôn trọng luật pháp. Vì luật pháp do các đại biểu thực sự của mình soạn ra chứ không do các nghị gật. Mà guồng máy tư pháp được độc lập nên đáng tin cậy hơn. Tập sống theo pháp luật dần dần tạo thành thói quen, nhìn ai cũng có thể tin rằng họ cũng tôn trọng luật pháp như mình. Một niềm tín nhiệm chung bắt đầu nẩy nở tự nhiên; mà nếu không có thì xã hội không tiến được. Cho nên, như lời chúc cho đất nước nhân ngày Lễ Giáng Sinh, chúng tôi xin nhắc lại một điều mong ước chung cho nước Việt Nam: Nước ta cần những ông bà biện lý và các thẩm phán độc lập, chính trực quang minh. Nguồn:  nguoi-viet.com  
......

Đi công tác hay tẩu tán tài sản?

Quan chức Việt Nam đi nước ngoài như đi chợ   Theo thống kê từ Bộ Ngoại giao CSVN, năm ngoái, có 3,780 đoàn của nhiều ngành, cấp của nhà cầm quyền đi công tác ở nước ngoài. Trung bình, mỗi ngày có tới sáu đoàn ra nước ngoài công tác.   Một thống kê khác, tổng hợp từ báo cáo của các ngành và các tỉnh, thành phố cho biết, năm ngoái, số đoàn đi công tác ở nước ngoài lên tới 5,800, vượt xa số liệu do Bộ Ngoại Giao Hà Nội báo cáo. Năm nay, ngành ngoại giao cho biết, tuy số lượng đoàn của các ngành, cấp của chế độ đi công tác nước ngoài đã giảm 30% nhưng vẫn còn tới 3,200 đoàn đi công tác ở nước ngoài.   Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao, gọi chuyện cử quá nhiều đoàn đi công tác ở nước ngoài là “sự lãnh phí không cần thiết”. Chưa kể chuyện quá nhiều đoàn đi công tác ở nước ngoài còn khiến các quốc gia khác ngán ngẩm khi phải tiếp các đoàn công tác của nhà cầm quyền CSVN. Thấy "Cán Bộ" du hí mà phát ớn! Ông Minh bảo rằng, nhiều đoàn đi công tác nước ngoài chỉ để “nghiên cứu” về cùng một vần đề và phản hồi từ nhiều quốc gia thân thiết than phiền về chuyện phải tiếp quá nhiều đoàn công tác của Việt Nam chỉ để trả lời những thắc mắc giống nhau. Đi công tác hay tẩu tán tài sản ra nước ngoài? Không chỉ lũ lượt kéo nhau đi công tác nước ngoài, các ngành, các cấp của nhà cầm quyền CSVN còn lũ lượt kéo nhau đến “công tác” ở nhiều vùng, nhiều nơi trong nước. Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch tỉnh An Giang, than, chỉ riêng năm 2013, tỉnh này phải tiếp 70 đoàn công tác của các cơ quan trung ương từ Đảng, chính phủ, tới các bộ, các ngành. Có đoàn vào công tác tới 3 tuần hoặc hơn 1 tháng. Chi phí ăn ở đi lại không chỉ lãng phí ngân sách trung ương mà còn tốn kém cho ngân sách địa phương. (chưa nói đến phong bì) Dẫu liên tục đi tới, đi lui ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam để nghiên cứu nhưng hoạt động của hệ thống công quyền Việt nam vẫn rất tồi. Khi công bố “Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014”, vốn mà các quốc gia khác đồng ý cho vay không thiếu nhưng việc soạn thảo các dự án quá chậm, quá kém, tính khả thi không cao nên phía cho vay không đưa tiền. Giai đoạn từ 2006-2010, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng ý cho Việt Nam vay  31.7 tỷ USD nhưng cuối cùng chỉ giải ngân được 13,8 tỷ USD. Còn giai đoạn từ 2011 -2013, vốn ODA theo cam kết cho vay là 20.8 tỷ USD nhưng chỉ giải ngân được 11.7 tỷ USD. Dẫu không có số liệu cụ thể về chi tiêu nhưng nhiều người tin rằng, các đoàn công tác của chế độ Hà Nội đã góp phần đáng kể trong việc đẩy Việt Nam rơi vào tình trạng bội chi nghiêm trọng. Trong báo cáo trình Quốc hội của chế độ hồi cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính CSVN thú nhận, năm nay, trong khi nguồn thu cho ngân sách quốc gia bị hụt ít nhất 63,630 tỉ thì bội chi lên tới 140 ngàn tỉ. Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính đề nghị Quốc hội CSVN cho phép nâng mức bội chi của cả năm nay lên thành 195,500 tỷ, tương đương 5.3% GDP. Như vậy là sau hàng loạt hứa hẹn, tuyên bố cắt giảm chi tiêu, chi tiêu của hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn tăng. Hồi cuối tháng 9, Bộ trưởng Tài chính thú nhận, “chi tiêu không ngừng tăng, tăng quá nhanh”.   Cách nay bảy năm, Việt Nam ban hành một bộ luật để “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhưng bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, khẳng định, “chi tiêu vẫn còn quá lãng phí”. Để đủ tiền cho chuyện phung phí ngân sách, hệ thống công quyền CSVN ép dân chúng và doanh giới nộp đủ thứ thuế, phí và lệ phí. Giới nghiên cứu đã thử thực hiện một thống kê và xác định, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ thu thuế.   Căn cứ vào quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính CSVN, người ta cho biết, mỗi năm, trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, nguồn thu từ thuế và phí ở Việt Nam chiếm đến 26.2% GDP, vượt xa nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Qũy tiền tệ Quốc tế cũng đã thử so sánh và xác nhận, tỷ lệ thuế, phí trên GDP của Việt Nam cao gấp 1.2 – 1.8 lần so với các quốc gia trong khu vực. Đáng chú ý là thu rất nhiều, bội chi rất lớn nhưng chi tiêu của hệ thống công quyền lại chi rất ít cho đầu tư phát triển. Vào lúc này, trên khắp Việt Nam, nhiều trường học, bệnh viện, công trình giao thông bị bỏ dở hoặc không thực hiện vì không có ngân sách trong khi mức bội chi thì càng ngày càng lớn. Phần lớn chi tiêu dẫn tới bội chi là những khoản chi để nuôi hệ thống công quyền. Nếu năm 2003, các khoản chi để nuôi hệ thống công quyền chiếm 51.9% tổng chi thì tới năm 2011, các khoản này đã chiếm đến 67.2% tổng chi. (G.Đ) Nguồn: nguoi-viet.com  
......

Thông tư 02: Tín hiệu mới đổ vỡ ngân hàng

Giáng sinh buồn   Tiết trời se lạnh bất thường ở Việt Nam vào những ngày Giáng sinh 2013 như càng làm cho tảng băng nợ xấu đông cứng hơn bao giờ hết trong hệ thống ngân hàng. Lại một Giáng sinh nữa, nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp các ngân hàng không thể phục sinh. Ngược lại, tai họa đang chờ đón những tác nhân đã góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp suy thoái kinh tế trong suốt 6 năm qua.   Nhanh nhảu hơn thời gian cuối năm 2012, vào lần này những con số lỗ lã đã phát lộ từ chính Ngân hàng nhà nước. Tuy vẫn có hơn 100 đơn vị tín dụng có lãi trong năm 2013, nhưng đến 50% đơn vị có mức lợi nhuận bị giảm một nửa so với năm 2012. Không thể khác hơn, lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục một năm lao dốc. Có đến 17% tổ chức tín dụng lỗ trong năm 2013, chỉ tính theo báo cáo chính thức.   Một nữ nhân viên ngân hàng than thở là trong suốt năm qua, cô đã không thể một lần đặt chân vào spa. Chỉ với 7 triệu tiền lương hàng tháng, cô luôn phải cố gắng tằn tiện để làm sao “gìn giữ hạnh phúc gia đình”. Giờ đây, “hạnh phúc” là một khái niệm xa xỉ đối với giới ngân hàng. Nếu vào thời điểm kết thúc năm 2011, những ngân hàng được mệnh danh là “cười trên nỗi đau khổ của người khác” liên tiếp công bố khoản lợi nhuận khủng với thái độ hân hoan không kém phần tự mãn, thì hai năm sau đó, tình thế đảo lộn hoàn toàn. Vào tháng Chạp năm ngoái và năm nay, thông tin về một số ngân hàng thương mại cắt giảm nhân viên và thưởng Tết đã nhanh chóng trở nên một phong trào rộng khắp. Vào những ngày u ám sắp Tết, người ta đã chẳng khó khăn nhận ra bản chất của ngành ngân hàng trong hai năm qua: không còn “ăn trên ngồi trốc” trước cái chết lâm sàng của ít nhất một phần ba số doanh nghiệp sản xuất, các ngân hàng đã phải ăn vào vốn của mình và nặng nề hơn thế, có khi phải ăn luôn cả vào vốn dự trữ bắt buộc. Tương lai băng hà của khối ngân hàng thương mại vẫn lừng lững ập đến. Ngoài những ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Eximbank, Vietinbank, nhiều ngân hàng còn lại đã không thể trụ nổi trước cơn cuồng phong của suy thoái kinh tế. Agribank là một tiêu biểu cho trạng thái tâm thần phân liệt ấy. Cho dù là quán quân về thu hút lượng tiền gửi lớn nhất trong dân và doanh nghiệp, nhưng cũng nổi danh kỷ lục với số vụ quan chức bị đưa vào vòng lao lý do tham nhũng và những hành vi tiêu cực khác, ngân hàng này đã không làm sao tránh thoát nguy cơ tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đặc biệt là nợ xấu bất động sản. Thông tư 02 Vào tháng Chạp năm nay, một đám mây mù mới bất chợt hiện ra trên bầu trời kinh tế đầy u ám và tiềm ẩn sấm sét. Giới ngân hàng và các quan chức nhà nước trở nên xung khắc quyết liệt vì bản thông tư 02. Bình thường, đây chỉ là một văn bản nghiệp vụ thông thường và chẳng có gì đáng sợ. Song vào thời gian này, mối đe dọa của nó lại là quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng được ban hành đầu năm 2013, với thời điểm áp dụng ban đầu là 1/6/2013. Ngay lập tức, đã xuất hiện “lo ngại” từ phía ngân hàng rằng nếu áp dụng thông tư trên thì sẽ có “đổ vỡ”. Trước tình trạng “điều kiện sức khỏe của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chưa đủ để đỡ sức nặng tác động của những quy định mới”, Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến Chính phủ và hoãn áp dụng trong 1 năm, đến 1/6/2014. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cùng lúc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tiếp tục hoãn áp dụng Thông tư 02 thêm một thời gian, thậm chí đến 2015 và 2016. Gần như biến mất các khuôn mặt thân quen của giới chuyên gia ngân hàng trong cuộc tranh luận này. Gương mặt phản biện độc lập gần như duy nhất là chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu – người mà vào năm 2012 đã nêu ra dự báo sẽ phải mất  tối thiểu 5 năm để xử lý vấn đề nợ xấu, thay vì “quyết tâm” của Ngân hàng nhà nước đến năm 2015. Vào lần này, ông Hiếu xác nhận tác động của Thông tư 02 là “ghê gớm”. Ông dự tính, nợ xấu tại nhiều ngân hàng theo báo cáo chỉ khoảng 3-4%, nhưng áp Thông tư 02 có thể lên 10%, 20%, thậm chí cao hơn. Khi đó, ngân hàng phải dồn một nguồn dự phòng lớn, có thể thua lỗ và thiếu lực để xử lý nợ xấu, tăng chi phí và gây sức ép đối với lãi suất… Dấu hiệu cạn kiệt tiền mặt ở nhiều ngân hàng hiện thời là rất rõ. Giới phân tích cũng cho rằng điều đáng sợ nằm ở quy định trên, khi thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cùng lúc có một số khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau, song chỉ cần một khoản rơi vào diện nợ xấu ở ngân hàng này, tất cả các khoản vay còn lại tại những ngân hàng khác đều trở thành nợ xấu, theo phân loại quy định tại Thông tư 02. Một số chuyên gia lo ngại, tính chất dây chuyền này có thể đẩy nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên gấp đôi, tín dụng sẽ càng đóng băng, lãi suất và nhiều vấn đề xoay quanh sẽ biến động rộng hơn, nền kinh tế sẽ càng khó phục hồi, nếu không nói là xấu đi. Hẳn nhiên, tình hình sẽ trở nên xấu tệ nếu ít nhất người ta không thể minh bạch được tỷ lệ về nợ xấu. Cho đến nay, bất chấp hàng loạt vũ điệu công bố của Ngân hàng nhà nước về nợ xấu chỉ vào khoảng 5-6%, con số mà giới quan sát ủng hộ hơn nhiều vẫn cao gấp 6 lần: 35-37% là tỷ lệ nợ xấu mà Ủy ban giám sát tài chính quốc gia công khai vào giữa năm 2013. Nợ tương lai Nợ xấu bất động sản – chiếm ít nhất 70% tổng nợ xấu hiện thời – là nguồn cơn kinh hoàng nhấn chìm khối ngân hàng trong cơn đại hồng thủy mà chính ngân hàng là một tác nhân quan yếu gây ra. Cho đến tận giờ này, những con số về nợ xấu bất động sản vẫn nhảy múa không ngớt. Dù đã bị ém nhẹm trong suốt một thời gian dài, nhưng kể từ tháng 5/2012, những thông tin đầu tiên về nỗi sợ hãi hoàn toàn không vô hình như thế cuối cùng đã phải lộ ra. Khởi đầu là Agribank, sau đó đến Vietinbank, để vào đầu quý 4/2012, các ngân hàng thi nhau tung ra hàng loạt con số nợ xấu như một hành động gây áp lực đối với Chính phủ. Người đời nói không sai: vào bất cứ lúc nào ngân hàng phải kêu gào cầu cứu thì chính đó là thời điểm nền kinh tế thực sự nguy kịch. Không còn cầm giữ được những uẩn khúc trong bóng tối, các ngân hàng đã bắt buộc phải trưng sự thật ra ánh sáng, dù biết làm như thế họ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ về uy tín và khả năng huy động tiền gửi, tình trạng tồn ứ vốn vay và triển khai những dự án, chương trình đặc quyền. Trong tâm thế đặc quyền ấy, dĩ nhiên có cả động tác “tái cơ cấu nợ vay” mà các ngân hàng thương mại cổ phần đã được Ngân hàng nhà nước đặc cách “hướng dẫn” bởi văn bản 780 vào tháng 4/2012. Sau văn bản này, có khoảng 250.000 tỷ đồng đã được “sắp xếp lại”, với cái cách làm sao chưa thể trở thành nợ nguy cơ trực tiếp, giúp cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp con nợ tạm tránh thoát sự đe dọa cận kề. Nhưng trong con mắt của giới phân tích về ngân hàng, hành động trên chỉ là cách “đẩy nợ cho tương lai”. Về bản chất, nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản vẫn không thay đổi, nếu không muốn nói là còn tăng lên theo thời gian do nhiều con nợ đến hạn phải trả nhưng lại không thanh toán được. Do vậy, phương châm “đẩy nợ cho tương lai” chỉ đắc dụng một khi các con nợ tìm cách tiêu thụ được hàng tồn kho và trả được nợ. Nhưng như hiện trạng mà tất cả mọi người đều nhìn rõ, trong hai năm qua đã chẳng hề hiện ra bất kỳ tín hiệu nào lạc quan nào đối với thị trường nhà đất, hệ số tiêu thụ gần như bằng 0, đặc biệt bi đát đối với phân khúc căn hộ cao cấp. Điều không thể đáng buồn hơn là mọi chuyện dường như vẫn không hề thay đổi. Nói cách khác, “thời điểm Minsky” – một khái niệm trong tài chính quốc tế liên quan đến đáo hạn nợ vay – đang đến rất gần, nhưng tình thế vẫn chưa có chút nào khả quan. Cũng vào cuối năm 2013, đã lần đầu tiên phát lộ kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ và Ngân hàng  nhà nước, với giá trị kỷ lục 320.000 tỷ đồng trong năm 2014. Không thể có bất kỳ một nguồn tiền mới nào để làm hồi sinh huyết quản ngân hàng và hồi phục nền kinh tế, Chính phủ chỉ còn cách dùng giấy để mua tiền. Giai đoạn từ giữa đến cuối năm 2014 lại là thời gian mà các ngân hàng phải tiến hành đáo hạn vô số khoản vay đã được gia hạn đến 2 lần, từ những người đã từng có thời là đại gia bất động sản. Nhưng tỷ lệ sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng lại đang xác nhận cái được gọi là nguy cơ: sẽ có những ngân hàng đầu tiên phải ra đi vào cuối năm 2014 nếu không tự giải quyết được “món nợ xương máu” từ thị trường bất động sản. Hơn thế nữa, sự ra đi có tính dây chuyền của các ngân hàng lại có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế, vốn chỉ còn chân đứng rất mong manh. P.C.D. Nguồn: boxitvn.blogspot.de
......

Dân núi rừng Đồng Lam cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân và các thanh niên yêu nước

Nghệ An – Giáo xứ Đồng Lam tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân và các thanh niên yêu nước, đúng 7h ngày 21 tháng 12 năm 2013. Thánh lễ do Cha Phêrô Tự Hồ Sỹ Huyền chủ tế. Trước thánh lễ, cha nói về ý cầu nguyện cho các thanh niên công giáo và cách riêng cho luật sư Lê Quốc Quân sắp bị nhà cầm quyền đem ra xử phúc thẩm. Đặc biệt, cha còn cho việc thắp nến cầu nguyện trước giờ lễ, làm cho tinh thần mỗi người tham dự Thánh lễ và những lời nguyện cầu thêm phần long trọng, và thánh thiện. Cha Huyền nhắc cho mọi người rằng: Những thanh niên yêu nước đang bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án và giam cầm một cách tùy tiện và luật sư Quân là người có nhiều đóng góp cho giáo hội.     Thánh lễ giữa núi rừng Đồng Lam, mặc dầu bà con giáo dân đang còn bận rộn làm hang đá, trang trí để đón mừng Noel, nhưng số người tham gia thánh lễ cầu nguyện này rất đông. Hơn một ngàn giáo dân tham dự Thánh lễ, từ trên cung Thánh kéo dài xuống hết nhà thờ, mỗi người một ngọn nến trên tay cháy sáng rực. Từ ông già, bà lão cho đến thanh niên và trẻ nhỏ, mọi người nghiêm trang cầu nguyện. Ngoài nến ra, các em thanh thiếu niên con cầm mỗi em một tờ giấy A4 trên tay nối dài với nội dung cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân và các thanh niên yêu nước. Sau những lời nguyện của cha xứ mỗi người giơ cao ngọn nến và cất lên lời kinh hòa bình.   Việc cầu nguyện cho các thanh niên yêu nước và luật sư Lê Quốc Quân không xảy ra tại giáo phận Vinh mà khắp muôn phương ở Việt Namvà Hải Ngoại cùng cầu nguyện.   Xứ Đồng Lam mới được tách ra từ Giao xứ Quan Lạng, từ ngày 30 tháng 3 năm 2012. Hiện nay trong lịch phụng vụ của giáo phận đã có giáo xứ Đồng Lam nhưng về phía chính quyền thì chưa công nhận việc tách xứ. Nắng Chiều Nguồn: VRNs  
......

Những nấm mộ đi tù

Tôi vào Nam thăm gia đình và bạn bè một ngày cuối năm rực nắng. Sài Gòn vẫn hối hả như bao lần tôi đã đến. Gia đình tôi bên nội là dân Bắc, bên ngoại là dân Nam, thế nên từ bé đến giờ tôi chẳng xa lạ gì với mảnh đất này. Mọi lần đến Sài Gòn, tôi thường cố gắng bỏ thời gian về nghĩa trang thành phố để thăm mộ ông ngoại tôi. Lần này đi, tôi chợt nhớ đến đã đọc đâu đó về nghĩa trang quân đội VNCH cũng nằm tại Biên Hòa. Gia đình tôi không có người thân nào nằm ở nghĩa trang này, nhưng tôi rất tò mò muốn đến đây để mắt thấy tai nghe mọi chuyện và để thắp dù chỉ một nén nhang cho những người đã khuất. Trên đường đi, mặc dù được bạn bè hướng dẫn tận tình qua điện thoại mọi "thủ đoạn" để có thể lọt vào nghĩa trang này dù không có người thân bên trong, nhưng tự dưng tôi nổi lên nỗi tự ái rất lớn. Tại sao chiến tranh đã qua lâu mà vào nghĩa trang này lại phải trình chứng minh thư, phải chứng minh được mình có người thân nằm trong đó, và tệ nhất là không được chụp ảnh đàng hoàng. Tôi quyết định sẽ chỉ đi vòng ngoài để quan sát và nhất là lên Đền Tử Sĩ, một nơi hoang tàn chẳng có ai canh gác. Dù đã biết những điều tệ hại nơi đây qua internet, nhưng quả thật chỉ khi chứng kiến tận mắt những gì ở Đền Tử Sĩ tôi mới thấu hiểu phần nào nỗi đau của biết bao gia đình có người thân nằm lại nơi này. Đền nằm trên một gò đất cao án ngữ ngay trước nghĩa trang, phía trước là cổng tam quan vẫn còn mờ mờ dòng chữ gì đó không đọc được nữa. Tôi về tra lại trên mạng mới biết đó là dòng chữ "Vì nước hi sinh" và "Vì dân chiến đấu". Theo những ảnh chụp trước 1975 còn lại trên mạng thì cảnh quan nơi này thay đổi thật nhiều. Cả khu gò phủ kín một rừng cây được trồng chắc mới gần đây thôi. Lần theo những bậc bê tông phủ dày lá khô, tôi bước lên khu đền mà lòng thầm kinh ngạc vì sao những cấu trúc xây dựng này có thể bền bỉ tồn tại đến bốn mươi năm dù không có người chăm sóc.   Bên trong đền, ngoài một cái bàn gỗ dựng tạm làm ban thờ là đống chăn chiếu bẩn thỉu, chắc của một người vô gia cư nào đó tá túc qua ngày. Ngày xưa nơi đây từng là chỗ cử hành những nghi lễ trọng thể để tưởng nhớ người đã khuất, giờ bẩn thỉu hoang tàn không khác xó chợ hoang.   Tôi và người bạn đi cùng không dám dọn dẹp kê đặt lại gì nhiều, chỉ dâng hoa và thắp tạm nén hương mong những người còn nằm lại ngậm cười nơi chín suối.   Dẫu biết chỉ là hành động tượng trưng, nhưng thôi thì quét chút lá quanh đền cho mát lòng những người đã khuất.   Rời khỏi khu đền, chúng tôi đi một vòng vào sâu phía trong nghĩa trang. Người ta đã xây chặn giữa Đền Tử Sĩ và khu chôn cất một nhà máy nước có tên là Bình An. Cả khu nghĩa trang được xây kín tường cao 3m, bên trên có hàng kẽm gai lởm chởm trông không khác gì trại tù. Xe đưa chúng tôi lướt qua khu kiểm soát, ngoài cổng đề tên là Nghĩa trang nhân dân Bình An, phía trong thấp thoáng vài ngôi mộ. Nếu tôi cố vượt qua cổng này vào bên trong thì chắc chắn phải trình chứng minh thư, phải ghi tên vào sổ, phải chịu sự giám sát của nhân viên an ninh và sẽ không thể nào đàng hoàng nâng máy lên chụp bất cứ thứ gì. Đó là điều tôi đã được bạn bè cảnh báo trước và tôi không thể chấp nhận được! Tôi đi thăm nghĩa trang chứ có phải đi thăm tù đâu mà phải như vậy!   Vậy mà bao năm qua, gia đình những người đã khuất vẫn phải nín nhịn, vẫn phải xin xỏ chính quyền để thực hiện những quyền rất chính đáng của mình là được ra vào để thăm nom săn sóc phần mộ người thân nằm lại nơi này. Những người nằm xuống trong nghĩa trang này dù lý tưởng của họ là đối lập với nhà nước hiện nay, nhưng họ cũng là người Việt Nam, cũng là cha là ông của biết bao gia đình, mộ phần của họ đáng được hưởng sự chăm sóc của người thân. Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết? Đến ngay cả những lính Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979, khi chết vô danh trên đất Việt cũng được quy tập chôn cất trong bao nghĩa trang đàng hoàng khắp miền núi phía Bắc? Sao người Việt với nhau mà nỡ đối xử tàn tệ đến mức kinh hoàng như vậy? Còn nhiều câu hỏi nữa cứ luẩn quẩn trong đầu tôi trên đường về, nhưng chắc chắn một điều là chính sách hòa giải dân tộc sẽ không thể thành công nếu nhà nước cứ hành xử như thế này.   Chiến tranh đã lùi qua lâu mà vết thương trong lòng dân tộc hình như vẫn chưa khép lại. Khi tôi đăng một số bức ảnh chuyến đi thăm nghĩa trang này lên Facebook cách đây mấy hôm thì lập tức nhận được vô số phản hồi trái chiều. Người thì rất hoan nghênh, người thì lại phê phán cho rằng tôi là thằng cộng sản con, là kẻ cơ hội làm chuyện chính trị. Tôi nghĩ các bạn có ý phản đối tôi không cần phải nặng nề như vậy. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa dẫu gì cũng đã là quá khứ. Chiến tranh đã kết thúc gần bốn mươi năm và chúng ta vẫn phải chung sống với nhau. Điều quan trọng cần làm là nhìn nhận quá khứ, giải quyết tồn tại và hướng tới tương lai. Một mặt cứ sống trong hận thù, phân biệt Nam Bắc thì không thể cùng chấn hưng đất nước được. Mặt khác, phải dũng cảm bỏ qua khác biệt để bắt tay nhau cùng phá bỏ tất cả những điều phi lý, những điều đi ngược lại giá trị nhân bản của dân tộc này. Hãy đi từng bước nhỏ, từng việc cụ thể như việc phá bỏ chế độ kiểm soát nghĩa trang quân đội Biên Hòa giống một trại tù. Hãy lên tiếng, hãy làm trong khả năng mà bạn có thể chịu đựng được. Không bắt đầu thì mãi mãi chẳng bao giờ có đổi thay./. Nguồn: nguyenlanthang's blog  
......

Thông báo ngày 23-12-2013 của Diễn đàn Xã hội Dân sự

1. Sơ bộ hoạt động trong tháng qua   Hoan nghênh các quý vị thành viên Diễn đàn đã tích cực tham gia vào hoạt động của Diễn đàn, nhất là viết bài cho trang mạng, góp ý và tham gia vào những hoạt động khác. Trang thông tin tuy còn rất nhiều khiếm khuyết và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để khắc phục và dù bị chặn rất gắt gao nhưng vẫn có số người đọc đáng mừng.   Các đại diện cũng như thành viên của Diễn đàn đã tiếp xúc với nhiều cơ quan ngoại giao ở Hà Nội (theo yêu cầu và lời mời của họ) như với tất cả các tham tán chính trị của các nước EU, Canada cũng như một số vị đại sứ của các nước này; đã làm việc với báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (phụ trách các vấn đề kinh tế), Phó Trợ lý Ngoại trưởng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ; tham dự ngày nhân quyền với các nước EU; tham dự kỷ niệm ngày nhân quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức; tham dự chào mừng sự ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam; dự lễ tang ông Nguyễn Kiến Giang; đến sứ quán Nam Phi chia buồn về sự ra đi của Nelson Mandela và dự lễ tưởng niệm Nelson Mandela do Liên hiệp các Hội Hòa bình Hữu nghị và đoàn ngoại giao tổ chức. Ngày 22-12-2013 đã tổ chức một bữa cơm thân mật cuối năm với sự tham gia của trên 20 thành viên có điều kiện tham gia và khách mời. 2. Công việc chuẩn bị cho thời gian tới 2.1.Việc công khai danh tính nhóm trị sự   Nhà báo tự do, TS Phạm Chí Dũng và nhà báo Trần Quang Thành đồng ý công khai danh tính. Những thành viên khác của nhóm trị sự sẽ công khai danh tính vào thời điểm thích hợp. 2.2.Thông báo về khẩu hiệu Chúng ta coi cụ Phan Châu Trinh là cụ tổ và xin được dùng khẩu hiệu của Cụ với sự bổ sung hay cập nhật như sau: Thực thi Dân Quyền; Nâng cao Dân Trí; Chấn hưng Dân Khí; Cải thiện Dân Sinh Thực thi Dân Quyền: Sử dụng, thực thi các quyền của người dân, các quyền con người và quyền công dân. Chúng ta KHÔNG ĐÒI CÁC QUYỀN NÀY, vì chúng là quyền tự nhiên hoặc hiến định và được coi là quyền hiển nhiên, vốn có của chúng ta, nên chúng ta đơn thuần nắm lấy, sử dụng, thực thi các quyền này và đấu tranh chống lại bất cứ mưu toan nào của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào nhằm cắt xén các quyền đó (chiến thuật “cứ như”). Tuy nhiên, chúng ta ĐÒI nhà nước phải tôn trọng các quyền đó; đòi nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình để người dân có thể thực thi đầy đủ quyền của họ; đòi nhà nước tạo khung khổ pháp lý, tạo môi trường để người dân thực thi các quyền của mình sao cho không ảnh hưởng đến quyền của người khác và phục vụ lợi ích chung. Để nhắc nhở và góp phần vào công việc thực thi dân quyền, chúng ta thành lập nhật báo Dân Quyền (bằng cách nâng cấp trang mạng để biến dần thành nhật báo). Dự án này tiến hành từ từ và mong quý vị đóng góp bài vở, sáng kiến để nâng cấp trang mạng hiện nay. Nâng cao Dân Trí: thúc đẩy động viên tất cả mọi người học tập, thảo luận, mở mang đầu óc, kiến thức, thảo luận nhằm nâng cao dân trí để phục vụ chính mình cũng như xã hội. Hoạt động nâng cao dân trí hết sức đa dạng và để nhắc nhở, cũng như góp phần vào việc nâng cao dân trí, chúng ta thành lập Tạp chí DÂN TRÍ (anh Nguyên Ngọc đã nhận làm Tổng Biên tập, mời các anh chị tham gia Hội đồng biên tập) trước mắt ra hai tháng một kỳ. DÂN TRÍ sẽ đăng các bài nghiên cứu, các tranh luận về chiến lược, chính sách phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực. Chấn hưng Dân Khí: nâng cao tinh thần, ý chí, dũng khí của người dân trong việc sử dụng các quyền của mình, trong mọi hoạt động của mình. Để nhắc nhở đến và góp phần vào công việc chấn hưng dân khí, chúng ta thành lập nhà xuất bản DÂN KHÍ, hoạt động theo luật pháp quốc tế (dự kiến ra mắt đầu năm 2014 và trong năm 2014 ra được ít nhất 10 đầu sách) để xuất bản những tác phẩm dịch có giá trị cho sự phát triển đất nước mà hiện chưa thể xuất bản ở Việt Nam, cũng như những tác phẩm mới của các tác giả Việt Nam. Cải thiện Dân Sinh: là lĩnh vực hoạt động thường xuyên của mọi người dân. Chúng ta động viên, khuyến khích mọi người tự chủ, sáng tạo trong hoạt động để cải thiện dân sinh, mưu cầu hạnh phúc của mình và tìm mọi cách để bảo vệ dân sinh. Để nhắc nhở việc thực hiện dân quyền và cải thiện dân sinh, chúng ta ủng hộ dự án phong trào bảo vệ dân sinh do anh Phạm Chí Dũng khởi xướng. Bốn khẩu hiệu này không độc lập với nhau, không phải cái này suy ra cái kia mà tác động qua lại lẫn nhau và việc tách bạch về khái niệm chỉ để nhằm làm rõ những chiều kích, những mặt, những khía cạnh khác nhau của bản thân hoạt động xã hội dân sự mà thôi. 3.   Thông báo về khởi động dự án Giám sát pháp luật   Đầu tháng 1-2014 sẽ hoàn thành cơ sở Công nghệ thông tin (một trang web) để có thể thử nghiệm trong nội bộ chúng ta và sau đó dự kiến đến 23-1-2014 sẽ khai trương và bắt đầu dự án. 3.1. Mục đích   Tất cả người dân, tất cả các tổ chức đều có thể tham gia dự án để thực thi quyền giám sát pháp luật của người dân (thực thi dân quyền) nhằm giúp các cơ quan lập pháp, hành pháp nâng cao chất lượng lập pháp và hành pháp; nhằm giúp người dân học tập, nâng cao hiểu biết pháp luật và nhất là các quyền của mình (nâng cao dân trí) để áp dụng chúng (thực thi dân quyền) để cải thiện cuộc sống của mình và của đất nước; nhằm giúp các học giả có dữ liệu để nghiên cứu; nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách cơ sở và bằng chứng để có những quyết định chính sách tốt hơn. 3.2. Mô tả sơ bộ dự án     Ø In-put: Tất cả mọi người có thể truy cập trang Giám sát pháp luật (GSPL) và cung cấp thông tin cho hệ thống. Thông tin có thể là thông báo hay khiếu nại. Người dân và tổ chức có khiếu nại về những quyết định mà họ cho là vi phạm luật sẽ truy cập vào trang GSPL, điền vào các mẫu báo cáo sẵn có, scan hay chụp ảnh bản khiếu nại của mình và gửi lên trang GSPL. Có ba loại input:     báo cáo về các văn bản quy phạm pháp luật mà người thông báo coi là vi phạm các luật cao hơn hay vi hiến hay vi phạm thỏa ước quốc tế mà Việt Nam đã ký; input loại này không cần thẩm tra mà có thể chuyển ngay cho bộ phận xử lý.     báo cáo về sự vi phạm luật của các quan chức và cơ quan nhà nước qua những khiếu nại, khiếu kiện mà đương sự đã gửi cho cơ quan nhà nước mà họ nghĩ là có thẩm quyền (trong trường hợp này GSPL có thể tư vấn xem người khiếu nại có làm đúng thủ tục hay nội dung có hợp lý không); loại input này cần thẩm tra nhưng không nhiều vì đương sự là người khởi xướng khiếu nại, khiếu kiện và đã gửi cho nhà chức trách liên quan; sau khi thẩm tra xong chuyển cho khâu xử lý;     báo cáo về sự vi phạm luật của quan chức và cơ quan nhà nước (mà không gắn với khiếu nại, khiếu kiện) loại này sẽ rất mất công xác minh (để tránh giả mạo gây mất uy tín cho GSPL).         Ø Xử lý các thông tin đầu vào: Sau khi đã thẩm tra (các bước input), thông tin sẽ được chuyển cho nhóm các chuyên gia luật (qua một mailing list riêng của GSPL). Tùy theo đánh giá của các chuyên gia pháp luật, hệ thống sẽ đưa các trường hợp được xử lý vào cơ sở dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu, cũng như cung cấp thông tin cho các nhà lập pháp, hành pháp để cải thiện luật và thực thi luật. Nếu là chuyện khiếu kiện, GSPL sẽ gửi bằng điện tử đến cho cơ quan đã nhận khiếu nại, nhắc nhở họ về nghĩa vụ trả lời hay giải quyết, nếu quá hạn mà không giải quyết và sau (thí dụ ba lần nhắc nhở) thì GSPL sẽ đưa lên trang thông tin để cho công chúng biết. Tổ chức nhóm xử lý cũng dựa trên hoạt động phân tán trực tuyến.         Ø Tổ chức hoạt động: Sẽ cần một nhóm chăm sóc hệ thống (chủ yếu là anh em tin học và một hai người điều phối). Họ có thể làm việc toàn thời gian hay bán thời gian và sẽ phải tìm cách trả thù lao cho anh chị em này. Đề nghị các quý vị giới thiệu các chuyên gia có thể tham gia nhóm chuyên gia luật pháp (chỉ cần có một mail account riêng, không cần công khai danh tính và cam kết mỗi ngày hay mỗi tuần xem xét một hồ sơ và cho ý kiến, có lẽ hết khoảng 30 phút) và gửi lại cho hệ thống GSPL. Hệ thống sẽ điều phối (gửi, nhận thông tin, phân loại, đưa vào cơ sở dữ liệu hay vẫn để ở dạng thông tin đầu vào thô) công việc xử lý của các chuyên gia (những người này không cần phải biết nhau, không cần biết ai là ai). Trước mắt kêu gọi sự làm việc thiện nguyện, nếu kiếm được tài trợ sẽ trả thù lao cho công việc chuyên gia này. 3.3. Tổ chức hệ thống tin học đáp ứng nhu cầu mô tả ở trên   Đang xây dựng và dự kiến hoàn thành hệ thống tin học vào đầu tháng 1-2014. Sau khi hoàn tất, đề nghị nhóm IT cấp quyền truy cập cho tất cả các thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự để các vị nếu có các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện (của những người khác mà đã được quý vị hay tổ chức của quý vị xác minh) sử dụng (đưa input vào, xử lý và đưa lên trang mạng), lấy ý kiến đóng góp của quý vị và hoàn thiện hệ thống để 23-1-2014 có thể đưa ra công khai cho dân chúng sử dụng (nếu chưa hoạt động suôn sẻ có thể lùi thời gian khai trương sang 23-2-2014). 3.4. Khả năng mở rộng Hoàn toàn tương tự như giám sát pháp luật, hệ thống có thể dễ dàng được chỉnh sửa để nhân dân có thể tham gia vào việc giám sát tham nhũng, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, vân vân. 3.5. Ý nghĩa   Sự tham gia của người dân là quan trọng nhất, sự đóng góp của cộng đồng chuyên gia sẽ huy động được sức mạnh của rất nhiều người, chứ không chỉ số lượng hạn chế của một tổ chức nào đó; và có thể tạo cơ sở thực tiễn, có bằng chứng giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp và hành pháp cải thiện hoạt động của mình. Nguồn: Diễn đàn Xã hội Dân sự
......

Không được học chữ ‘ngờ’

Một nhân viên ngoại giao có thể vi phạm luật pháp nước khác được không? Bà Devyani Khobragade, phó tổng lãnh sự của Ấn Ðộ tại New York, đang vô tình gây ra một xung đột nhỏ giữa hai nước, sau khi bà bị biện lý bắt điều tra và tố cáo bà phạm luật. Chắc vụ xung đột này sẽ được hai chính phủ dàn xếp nhanh, nhưng sẽ để lại một bài học, không chỉ riêng cho các nhà ngoại giao. Đại sứ Nguyễn Thế Cường Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà. Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4,500 đô la mỗi tháng. Trong thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là 7.25 đô la mỗi giờ. Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250,000 đô la tiền thế chân. Báo chí bên Ấn Ðộ loan tin này, với các chi tiết do bà Khobragade kể trong email gửi cho các đồng sự. Bà than đã bị còng tay, bị lột áo để khám xét như một tội phạm, trong lúc mới đưa con đến trường học. Chính phủ Ấn Ðộ phản đối mạnh mẽ. Ðể trả đũa, họ gỡ bỏ hàng rào bảo vệ an ninh quanh sứ quán Mỹ. Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry đã điện thoại cho ông cố vấn anh ninh của chính phủ Ấn Ðộ, bày tỏ ý “ân hận” (regret), là một cách xin lỗi. Một ông bộ trưởng Ấn Ðộ nói rằng chỉ “ân hận” thôi chưa đủ. Thân phụ bà Khobragade tuyên bố ông sẽ tuyệt thực nếu chính phủ Mỹ không xin lỗi con ông. Ông còn nói sẽ không thèm nhận tiền bồi thường, nếu có, “Vì chúng tôi không phải ăn mày!”   Ngoại Trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid yêu cầu chính phủ Mỹ hủy bỏ ngay lập tức việc truy tố nhà ngoại giao của nước ông. Nhưng lời yêu cầu này có nghĩa là ông đang đòi ngành hành pháp nước Mỹ can thiệp vào công việc của ngành tư pháp. Một quy tắc được ghi trong Hiến pháp cả nước Ấn Ðộ lẫn nước Mỹ là hệ thống tư pháp có quyền độc lập. Người gây ra cơn bão ngoại giao này là Biện Lý khu Nam New York, Preet Bharara, 45 tuổi. Ông này rất nổi tiếng, đã từng được tuần báo Time liệt kê danh sách trong 100 người “quyền lực” mạnh nhất, nhất “thế giới” chứ không riêng nước Mỹ. Trong cuộc đời biện lý, ông đã điều tra và truy tố những tội phạm mafia thuộc các “gia đình” Gambino và Colombo nổi tiếng. Văn phòng ông phụ trách truy tầm hơn bảy tỷ (7.2) đô la để trả lại cho một số nạn nhân của tay đại bịp Bernard L. Madoff, người đã đánh lừa hàng trăm triệu phú và nhiều tỷ phú. Ông đang lo truy tố các nhân viên công ty tài chánh của Madoff. Từ năm 2009, Preet Bharara mở cuộc điều tra 60 nhà đầu tư Wall Street phạm luật dùng tin tức mật để thủ lợi, đến nay còn đang tiếp tục. Tình cờ, mấy tay đứng đầu nhóm này cũng là mấy người gốc Ấn Ðộ, giống như Preet Bharara. Cho nên không ai có thể nghi ngờ nền tư pháp nước Mỹ kỳ thị. Trong vụ bắt bà Khobragade, Preet Bharara nhấn mạnh động cơ duy nhất là “bảo vệ luật pháp, bảo vệ nạn nhân bị bóc lột, và buộc những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giầu có, quyền thế hay có liên hệ quan trọng như thế nào.” Ông minh xác bà Khobragade không hề bị còng tay. Việc một nữ cảnh sát khám xét bà là thông lệ với bất cứ người nào bị giữ điều tra. Bà Khobragade được nhân viên Bộ Ngoại Giao đối xử lễ độ, họ để cho bà ngồi trong xe của mình gọi điện thoại, còn mua cà phê và đề nghị mua thức ăn cho bà. Chính phủ Ấn Ðộ làm ồn về vụ này cũng vì năm tới sẽ tổng tuyển cử, đảng đối lập Bharatiya Janata nhân cơ hội đang công kích chính phủ. Ông Yashwant Sinha, cựu ngoại trưởng trong chính phủ Janata trước đây đã yêu cầu Ấn Ðộ phải trả đũa bằng cách bắt mấy nhà ngoại giao Mỹ đồng tính luyến ái, theo một đạo luật có từ trước khi Ấn Ðộ độc lập. Vì vậy, đương kim Ngoại Trưởng Salman Khurshid phải lớn tiếng. Ông bênh vực nhân viên của mình: “Ðiều tệ nhất mà người Mỹ có thể kết tội bà ta là không trả lương người làm công theo luật (lương tối thiểu) của nước Mỹ.” Ông biện hộ: “Lương nhân viên ngoại giao của Ấn Ðộ không được cao như lương Mỹ.”   Bà Khobragade là người thứ ba bị lôi thôi về việc trả lương người làm. Năm 2011, một cô làm công đã tố cáo ông Prabhu Daval bắt cô làm việc như nô lệ, giữ giấy thông hành, hộ chiếu của cô. Năm 2010, một quan tòa New York đã phán bà Neena Malhotra và chồng phải bồi thường cho cô người làm một triệu rưỡi đô la vì không trả lương và đối xử với cô “một cách man rợ.” Khi một nhà báo hỏi ông Khurshid tại sao không rút bà Khobragade về, sau khi chính phủ Mỹ đã báo trước rằng bà phạm luật nước Mỹ từ tháng 9, vị ngoại trưởng Ấn Ðộ đã trả lời: “Chúng tôi đâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!” Một nhà ngoại giao khác cũng không học được chữ ngờ là ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo Bild ở Ðức mới loan tin ông Nguyễn Thế Cường bị bắt giữ tại phi trường Frankfurt, vì mang theo hai chục ngàn đồng Euro mà không khai báo! Quan thuế Ðức giữ ông để điều tra vì nghi ông đang đi rửa tiền. Nước Ðức vẫn là nơi được nhiều quan chức lớn chiếu cố mở tài khoản trong ngân hàng. Số tiền 20,000 tiền mặt tương đương với 27,000 đô la Mỹ, mà luật lệ các nước thường bắt ai mang 10,000 đô la đều phải khai báo số tiền đó ở đâu ra, tại sao không dùng ngân phiếu mà lại dùng tiền mặt. Một ông đại sứ chắc phải biết luật. Ông Nguyễn Thế Cường không theo luật chắc vì khó khai báo. Chỉ khi bị câu lưu ông mới khai đó là tiền nhân viên sứ quán ở Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp các nạn nhân bão lụt ở Việt Nam! Mạng lưới Vietinfo.eu nhặt được câu chuyện này trên báo Bild vào lúc nửa đêm ngày 19 tháng 12; vừa loan tin ra nội trong ngày 20 tháng 12 người Việt khắp thế giới bàn tán. Người ta hỏi: Tại sao tiền giúp nạn nhân bão lụt không thể chuyển qua các ngân hàng được mà phải đem cả đống tiền mặt đi một vòng từ Thổ Nhĩ Kỳ qua nước Ðức? Tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam đã phản đối quan thuế Ðức về vụ bắt giữ ông Nguyễn Thế Cường, coi là vi phạm công ước quốc tế về quyền đặc miễn của các nhân viên ngoại giao. Nhưng họ lại chỉ gửi “thông điệp miệng” (Verbalnote trong tiếng Ðức). Tại sao không gửi văn thư chính thức? Ông Nguyễn Thế Cường qua Ðức trong một nhiệm vụ ngoại giao, hay là đi việc riêng? Nếu vì công vụ, tại sao ông ta không dùng các thủ tục đem hành lý theo quy chế ngoại giao, để khỏi bị khám xét? Hay là ông nghĩ chắc chẳng ai lại đi hỏi một ông đại sứ, dù đại sứ của Việt Nam mà lại ở Thổ Nhĩ Kỳ, về một sấp tiền mặt 20,000 quá nhỏ. Nhưng tại sao quan thuế Ðức lại đi xét hỏi túi xách tay của một hành khách từ chuyến máy bay Turkish Airlines 1619 từ Ankara tới Rhein-Main? Có người nào mật báo khiến cho hải quan Ðức đặc biệt chiếu cố? Bây giờ nếu ai nêu lên mấy câu hỏi đó, chắc ông Nguyễn Thế Cường cũng trả lời như Ngoại Trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid: “Ðâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!” Ngoại Trưởng Khurshid không học được chữ ngờ. Có lẽ vì trong xã hội Ấn Ðộ, những người giầu sang như bà Khobragade vẫn quen bóc lột người làm công mà không ai thắc mắc. Ở xứ Ấn Ðộ, một người vi phạm luật pháp với một tội nho nhỏ như khai man trong đơn xin visa chắc ai cũng thấy là đáng bỏ qua. Không ai đụng tới những người giầu có và quyền thế! Nước Ấn Ðộ đã sống mấy ngàn năm với một hệ thống đẳng cấp, người thuộc đẳng cấp cao coi thường tất cả các đẳng cấp thấp hơn. Những người giầu sang có thể phạm luật nhưng không lo, họ không thể bị truy tố. Tuy đã sống dưới chế độ tự do dân chủ hơn nửa thế kỷ, những thói quen ngàn năm đó vẫn chưa bỏ được. Ở nước Ấn Ðộ chỉ cần nghe tên một người là biết người đó thuộc đẳng cấp nào. Một kỹ sư Ấn Ðộ thuộc đẳng cấp thấp được tuyển vào làm trong một công ty lớn. Anh được đón tiếp, được giải thích là trong công ty tất cả mọi người đều bình đẳng. Các bạn đồng sự chuyện trò vui vẻ, nồng nhiệt, lương anh được trả ngang với các kỹ sư cùng khả năng, dù họ thuộc các đẳng cấp cao hơn. Nhưng trước bữa ăn đầu tiên, một bạn đồng nghiệp ghé tai anh dặn dò: “Anh nhớ dùng cái nhà vệ sinh ở chỗ đầu nhé, cái toilet ở đầu này dành cho những người thuộc đẳng cấp chúng tôi đấy.” Nền văn hóa phân biệt, kỳ thị đẳng cấp mấy ngàn năm rất khó xóa bỏ. Ông Khurshid đâu có ngờ ở nước Mỹ nó khác. Trước pháp luật, tất cả mọi người được đối xử như nhau! Ông Nguyễn Thế Cường không học được chữ ngờ cũng vì ông quen sống như một người thuộc đẳng cấp cao nhất ở nước Việt Nam. Các đảng viên cộng sản đã là một đẳng cấp được ưu tiên rồi. Bên trong đảng, mỗi người cố leo lên những đẳng cấp cao hơn nữa. Hệ thống đẳng cấp trong xã hội đã được phân chia thành nếp từ nửa thế kỷ nay. Trước đây, ngay cả việc đi chợ cũng phân biệt có hệ cấp rõ ràng: “Tôn Ðản là của vua quan; Vân Hồ là của trung gian nịnh thần; Ðồng Xuân là của thương nhân; Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.” Những người đã quen sống trên đầu trên cổ “nhân dân anh hùng” đâu có ngờ khi bước chân xuống phi trường một nước dân chủ tự do nó lại coi mình cũng như mọi người dân bình thường! Nguyễn Thế Cường chưa sống trong một xã hội có những người như Preet Bharara. Họ làm bổn phận bảo vệ luật pháp, và “bắt những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giầu có, quyền thế hay có liên hệ lớn như thế nào.” Nước Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara trong ngành tư pháp. Nguồn: nguoi-viet.com
......

Từ Sợ Hãi Tới Hành Động

Sợ hãi là một đặc tính của muôn loài. Chính sự sợ hãi góp phần giúp cho mọi loài sinh tồn và phát triển. Riêng trong thế giới con người, sợ hãi khiến cho kẻ yếu hơn phải chọn giữa phục tùng kẻ mạnh hoặc phải kiếm giải pháp. Cùng lúc sợ hãi thường làm cho con người trở nên tàn nhẫn và/hoặc hèn nhát hơn; ích kỷ và vô cảm hơn. Nhưng trong một số trường hợp, sợ hãi lại cũng có thể làm người ta bật lên can đảm, mạnh mẽ. Trong phạm vi bài viết ngắn này tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận định về tình hình xã hội Việt Nam trong những năm gần đây liên quan tới “sự sợ hãi”. Có thể nói đại đa số người dân ngày nay đều rất sợ Đảng Cộng sản và các phương tiện bạo hành của họ, kể cả bọn đầu gấu xã hội đen mà họ đang sử dụng ngày một thường hơn. Ngoài các trò bạo hành, dân còn sợ Đảng vì sợ bị trù dập, bị mất công ăn việc làm, bị mất nhà mất đất. Nhiều khi dân sợ chỉ vì họ chứng kiến cảnh Đảng đã xuống tay với những người xung quanh họ.   Bởi nỗi sợ đó đa số người dân đã dần dần tự biến mình thành nô lệ cho Đảng Cộng sản một cách vô điều kiện. Từng lời nói, cử chỉ tới hành động đều phải giữ chừng, tự kiểm duyệt, tránh “phạm thượng” … Nói chung, ai nấy đều chỉ mong cuộc sống của bản thân mình và con cháu mình được "yên hàn". Gia đình "không có vấn đề", tức không đang bị Đảng trừng phạt, là thấy hạnh phúc rồi. Không trông đợi gì thêm từ Đảng. Để đạt được mong muốn đó nhiều người đã chọn thái độ tung hô ca ngợi Đảng để được yên thân, bất kể trong lòng có bất mãn hay không. Một số khác thì còn cố gắng đề trở thành Đảng viên Cộng sản để có được cơ hội đổi đời. Và giữa 2 loại trên là những người chấp nhận làm tay sai cho Đảng với danh xưng “quần chúng tự phát” để nhận được chút tiền. Cả ba lối chọn lựa này đều làm cho con người đã "hèn" lại thêm "hạ". Nhưng ngược lại, trong những năm tháng gần đây, không ít người đã vượt qua được nỗi sợ. Có người vượt được chỉ vì đã bị ép tới đường cùng, nôm na là tới mức "tức nước vỡ bờ". Rất nhiều trong số này là các bà con dân oan. Họ bị cướp đến tận cùng mọi phương tiện mưu sinh, phải sống lê lết trước những cửa quan để kêu oan, và bị xua đuổi từ văn phòng này sang cơ quan khác. Cũng có nhiều người vượt được sợ hãi nhờ tiếng gọi của lương tâm. Nỗi sợ mất nước còn lớn hơn nỗi sợ bị Đảng Cộng sản trả thù. Họ sợ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành thuộc địa của Trung Quốc, đời con đời cháu của họ sẽ trở thành nô lệ hoàn toàn cho người Phương Bắc. Kế đến, sự khinh bỉ trước thái độ Hèn với giặc - Ác với dân của thành phần lãnh đạo Đảng cũng làm nỗi sợ Đảng bớt đi nhiều. Và thế là họ công khai thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược bất kể Đảng có cho phép hay không. Rồi khi bị cấm quyền yêu nước, họ dạn dĩ tham gia các buổi phổ biến Quyền con người. Và cứ thế mà tiến tới.   Sau hết, nhiều người không chỉ vượt qua sợ hãi mà còn nhìn ra một thực tế khác. Chính lãnh đạo Đảng mới là những kẻ đang mang nhiều nỗi lo sợ hơn ai hết. Họ sợ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự gia tăng nhận thức của người dân. Từ đó họ sợ những tội ác khủng khiếp của các chế độ cộng sản trên khắp thế giới và tại Việt Nam sẽ không còn có thể che đậy được nữa. Họ sợ toàn dân biết rõ con đường xây dựng CNXH là con đường hoang tưởng mà cả thế giới đã vất bỏ, đặc biệt ngay tại nơi sản sinh ra nó. Họ sợ từng hành động đánh, giết, khủng bố dân để bảo vệ chế độ từ nay sẽ bị chính người dân thu hình, thu âm, thu bằng chứng và lưu trữ để chờ ngày đưa họ ra tòa án nhân dân như tại các nước vừa đổi đời. Họ sợ các núi của cải vừa đào khoét được từ tài nguyên đất nước và cướp trắng của dân sẽ không giữ được. Và còn nhiều nỗi sợ khác nữa nhưng căn bản vẫn là: ĐẢNG SỢ CÁI NGÀY DÂN HẾT SỢ. Điều dại dột của lãnh đạo Đảng, dù đã có thấy nhiều tấm gương từ Bungari đến Libya, là càng sợ thì lại càng cố che đậy bằng thái độ hùng hổ và nâng cấp bạo hành, thí dụ như từ chính sách làm ngơ cho công an đánh người nay đã nâng cấp đến mức chính thức cho công an bắn dân tại chỗ. Nhưng như đã thấy trên khắp thế giới, đến mức này thì dân càng bị dồn vào đường cùng sẽ càng tức nước vỡ bờ nhiều hơn và nhanh hơn mà thôi, cũng như hồ sơ tội ác của từng cán bộ ác ôn sẽ càng dày hơn thôi.   Tóm lại ở xã hội Việt Nam hiện nay có 3 loại sợ khác nhau:   1. Nỗi sợ của những kẻ đáng khinh. Họ chỉ lo mất ghế cai trị và khả năng tiếp tục nạo khoét đất nước. Nhưng càng sợ họ càng ác và càng sẵn sàng bán luôn đất nước; nghĩa là càng thu ngắn tuổi thọ của chế độ.   2. Nỗi sợ của những người đáng thương. Đây chính là đại khối đồng bào của tôi, những người đã phải sống cả đời trong đói khổ và bị bao trùm bởi trấn áp, đe dọa liên tục. Nhưng trong tay họ là sức mạnh toàn năng của dân tộc và là chìa khóa tương lai của đất nước.   3. Nỗi sợ của những vị đáng kính. Họ là những người không sợ gì cho chính mình nhưng lo nhiều cho các thế hệ tương lai và sinh mạng của đất nước. Lo đến nỗi họ sẵn sàng gạt sang một bên mọi thủ đoạn xách nhiễu, đe dọa, và trả thù hạ cấp của chế độ để bước ra tranh đấu công khai. Xin cho tôi cùng với đại khối đồng bào tiến bước theo những ngọn đuốc lương tâm, những nhà trí thức đang chấp nhận đi đầu trên con đường gian nan để xóa sạch mọi nỗi sợ trên đất nước chúng ta. Thanh Hóa 21/12/2013 Nguyễn Trung Tôn Điện Thoại 01628387716  
......

Interview mit Prof. Dr. Johannes Kals

Thuy-An:  Herr Prof. Kals! Die Gemeinschaft der Vietnamesen ist höchst erfreut über Ihre einmalige Initiative für die Freilassung von Herrn. Rechtsanwalt Le-Quoc-Quan. Was hat Sie dazu bewegt diese Kampagne zu starten?   Prof. Dr. Kals: Frau Tran! Ich freue mich sehr, dass ich dieses Interview geben darf; und es ist der Höhepunkt, der vorläufige Höhepunkt für mich in einer Entwicklung, die über Jahrzehnte geht. Mein erstes selbst verdientes Geld habe ich unter anderem für eine Mitgliedschaft in amnesty international ausgegeben. Es ist jetzt über 25 Jahre her. Zwischendurch bin ich dann immer beschäftigt gewesen: den Doktor machen und der beruflichen Arbeit; Kinder, die wir bekommen haben und jetzt, wo der Doktor gemacht, die berufliche Situation gesattelt ist, die Kinder etwas größer sind, habe ich mich wieder entschlossen, in die Menschenrechtsarbeit etwas stärker einzusteigen… Weshalb gerade Vietnam? Vor einigen Jahren habe ich einen Exil-Vietnamesen kennen gelernt, der leider schon verstorben ist. Er hat nicht gut deutsch gesprochen, und er hat sich in Deutschland offensichtlich in diesem kalten, dunklen Land auch unwohl gefühlt und… weshalb er gekommen ist, hat er mir dann fast verhuscht, ein bisschen scheu versucht, in seinem schlechten Deutsch begreiflich zu machen, dass nachts keine Männer vor der Tür stehen und ihn abholen können. Das hat mich tief bewegt. Das sind meine wesentlichen Gründe. Thuy-An: Welche Hoffnungen verbinden Sie mit dieser Initiative? Prof. Dr. Kals: Ich möchte meinen Beitrag dazu leisten, dass wir in einer besseren Welt leben; und ich denke, dass Regime, die nicht auf Demokratie vollständig beruhen, es immer schwerer haben. Eine gleichgeschaltete Presse funktioniert einfach nicht mehr in Zeiten des Internets, wie auch Ihr Sender beispielsweise zeigt. Über das Internet wird auch mein Aufruf verbreitet. Ich hoffe, damit als Teil eines Flusses, kleiner Bach, zu einem großen Fluss beitragen zu können, und dann schließlich die Ungerechtigkeit wegzuschwemmen.   Thuy-An: Vietnam wurde im November 2013 in den Menschenrechtrat der Vereinten Nationen aufgenommen. Ab Januar 2014 beginnt die Amtszeit. Wie haben Sie darauf reagiert und wie ist Ihre Einschätzung der Menschenrechtssituation nach diesem befremdeten Ereignis? Prof. Dr. Kals: Also die Wege der internationalen Diplomatie sind mir manchmal ein Rätsel; und mit anderen Kulturen umzugehen erfordert großes Fingerspitzengefühl. Zum Beispiel die asiatische Art den anderen das Gesicht zu lassen. Das respektiere ich einerseits sehr stark, auf der anderen Seite muss man sich unter Freunden, und letztlich sehe ich alle Nationen und Menschen als Freunde, muss man auch die Wahrheit sagen. Insofern sehe ich eine große Spannung zwischen der Weltoffenheit und der internationalen Wirtschaft von Vietnam und der Teilnahme an solchen internationalen Gremien wie der UN und dem offensichtlichen Defizit. Der Rechtsanwalt Le Quoc-Quan hat meine große Bewunderung, sich in einem solchen Land einzusetzen und zu riskieren, ins Gefängnis zu gehen. Das ist außerordentlich mutig. Er soll wissen, dass er nicht alleine ist, dass wir sein Schicksal verfolgen und dass wir in diesem Fall auch klare Worte sprechen, indem wir die Regierung auffordern, ihn freizulassen. Stellen Sie sich das doch mal in Deutschland vor; selbst wenn die offensichtlich konstruierte Anschuldigung der Steuerhinterziehung wirklich richtig wäre. In einem Rechtsstaat wird niemand für so ein solches relativ geringes Vergehen ins Gefängnis geworfen. In Deutschland hatten wir doch unsere Skandale, dass Millionen von den Leuten - Top-Leuten - hinterzogen wurden, und es passiert fast nichts. Das zeigt, wie unverhältnismäßig und wie vorgeschoben diese Verhaftung und Verurteilung von Le Quoc-Quan ist. Thuy-An: Hr. Prof. Kals, können Sie uns Ihre weitere Schritte Ihrer Kampagne verraten? Prof.Dr. Kals: So eine Kampagne ist ein bisschen wie Schach spielen. Man muss sehen, was als Nächstes passiert und was der Spielgegner eventuell auch macht. Das Schönste wäre, wenn wir die Kampagne beenden könnten, weil Le-Quoc-Quan freigelassen wird. Ich bitte alle Hörer Ihres Senders sich anzuschließen. Der Link, wo die Petition und die Erstunterzeichner zugänglich sind, wird auf der Homepage des Senders veröffentlicht, so hatten wir es verabredet, und dann kann jeder mit unterzeichnen, diese Petition.   Es war ein schönes Erlebnis für mich, diese Kampagne zu starten, denn ich hab´ erstmal nur einige Bekannte angesprochen. Es sollte Leute mit Doktor- oder Professortitel sein, einfach zu zeigen, es sind die Intellektuellen der Welt, die genau schauen, was in vietnamesischen Gerichtssälen und Gefängnissen vor sich geht. Und wir wollen als Erstunterzeichner 10 haben, mit einer internationalen Öffentlichkeit. Es war völlig problemlos, 30 zu bekommen, über 30, französische Intellektuelle mit dabei, einige prominente Mitunterzeichner und dann ging es über Schneeball-Effekt. Nach der Erstveröffentlichung im Internet sind noch einige Persönlichkeiten hinzugekommen, insbesondere Herr Dr. Heiner Geißler. Ich hoffe sehr, dass wir daraus einen noch internationaleren machen. Dr. Heiner Geißler Thuy-An: Welche Botschaft möchten Sie Ihren Hochschulkollegen  mitgeben? Prof. Dr. Kals: Meine Kollegen in Vietnam sind für mich Teil meiner Gemeinschaft,  the scientific community, schon das englische Wort sagt, dass es eine internationale Gemeinschaft ist. Und Hochschullehrer haben hauptsächlich, haben die Aufgabe zu forschen, Neues in die Welt zu bringen. Und sie haben die Aufgabe, Studierende zu lehren. Studierende sollen später ausgebildet sein, um einen guten Beruf machen zu können. Aber sie sollen auch „gebildet“ sein. Sie sollen mündige, bewusste Bürger einer Gemeinschaft unserer Gesellschaft sein. Und diese beiden Ziele im Umgang mit unseren Studierenden, die haben wir in unserer Hochschule sehr stark verankert in einem Leitbild. Und ich würde mir wünschen, dass das auch in Vietnam selbstverständlich wird, dass wir nicht nur auf die reinen Fakten in der Berufsausbildung wert legen, sondern dass die Studierenden wissen, nachdem sie ihren Abschluss haben, was denn eigentlich in der Menschenrechtscharta der Vereinten Nationen steht. Sie ist nach dem 2. Weltkrieg veröffentlich worden, verabschiedet worden, von allen Nationen der Welt, gilt bis heute, und sie ist unglaublich modern. Im Grunde wird da die Situation in so privilegierten Ländern wie Deutschland beschrieben: Jeder kann frei seine Meinung äußern. Jeder hat eine Sozialversicherung, hat Schutz vor Krankheit und ist eingebettet, doch letztlich in einer Gemeinschaft, die ihn nicht fallen lassen wird. Das ist weltweit realisierbar. Thuy-An: Welche Auswirkungen hat die Globalisierung auf die Menschenrechtslage in Vietnam, Herr Prof. Kals? Prof. Dr. Kals: Ich hoffe, dass das der Schlüssel sein wird. Neben dem Internet und der modernen Informationstechnologie, die ja damit ganz eng verbunden sind. Eine Wirtschaft, eine globale Wirtschaft in Vietnam ist nicht möglich ohne internationale Unternehmen, ohne dass Vietnamesen englisch spreche, ohne dass Vietnamesen mit der Welt in Bezug kommen. Es scheint zu klappen. Was für mich eine gewisse Enttäuschung ist, dass wir eine boomende Wirtschaft haben und noch teilweise autoritäre Strukturen in Staaten wie Vietnam beispielsweise. Das ist einerseits schade, andererseits hoffe ich, dass der Freiheitsgedanke dominieren wird, denn langfristig ist das nicht aufrechtzuerhalten: Eine freie Wirtschaft und Bürger, die nicht vollständig frei sind. Menschenrechte werden praktisch mit der Wirtschaft importiert, so hoffe ich, und wir sind auf dem Weg, von Nationalstaaten zu Nationalstaaten, die sich als Teil einer internationalen Gemeinschaft fühlen. Aber dieser Weg ist noch weit. Wir leben in einer globalisierten Welt und haben regionalisierte Regeln. Menschenrechte sind eine dieser Faktoren. Ich wünsche mir mutigere Politiker, die einfordern und sich nicht abschrecken lassen von solchen „Scheineinwenden“: Nichteinmischung in interne Angelegenheiten. Das ist nicht mehr zeitgemäß, wenn es um Menschenrechte geht. Mich berühren auch finanzielle Dinge, dass wir es nicht schaffen, eine internationale Finanzsteuer zu bekommen, weil sich manche Staaten asozial verhalten im Staatenverbund. Sie öffnen sich als Steueroasen und ermöglichen Unternehmen, wie Appel oder Stawax, die Milliarden Gewinne machen und so gut wie null Steuern zu zahlen, nirgendwo, nicht einmal in ihren Heimatstaaten. Und der 3. Bereich, der mich berührt, den ich als Beispiel nennen würde, für globalisierte Regeln, ist Energie: Fossile Energie und der Treibhauseffekt. Auch hier müssen wir zu einer globalen Energiewende kommen. Und Regeln dafür finden, wie beispielsweise der Kohlendioxid-Handel zum Leben erweckt werden kann. Hier sind es kommende Generationen, die wir schützen müssen. Als Bleibendes würde ich appellieren an alle Menschen in der Welt, dass wir eine Stimme den Stummen geben; seien die Stummen einfach noch nicht auf der Welt als kommende Generationen, oder seien die Stummen stumm gemacht in vietnamesischen Gefängnissen! Thùy-An: Hr. Prof. Kals, wir danken Ihnen sehr herzlich für dieses Interview. Prof. Dr. Kals: Ich danke Ihnen. **************** Ngày 25.11.2013, 32 nhà trí thức tại Đức và Pháp đã cùng đứng tên trong một bức thư gởi đến ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN để yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân và các nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù. Bức thư cũng được gởi đến Bà Catherine Ashton, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đại diện Ngoại giao của Liên minh và Chính sách An ninh Châu Âu, ông Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức và ông Löning, Đặc trách về nhân quyền và trợ giúp nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức.   Được biết người khởi xướng bức thư này là Giáo sư tiến sĩ Johannes Kals, hiện là Giáo sư giảng dạy môn Quản trị Kinh doanh tại đại học Ludwigshafen thuộc tiểu bang Rheinlandfalz miền Tây Nam nước Đức. Radio CTM đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với GS Kals sau đây: Thùy An:Thưa Giáo Sư Kals, cộng đồng người Việt rất lấy làm phấn khởi khi được biết về chiến dịch đặc biệt này do ông khởi xướng để đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân. Xin ông cho biết động cơ nào đã thúc đẩy ông làm việc  này?   Prof. Dr. Kals:Tôi rất hân hạnh được trả lời cuộc phỏng vấn này. Đây là cao điểm, có thể nói là cao điểm của một tiến trình kéo dài suốt mấy thập niên qua. Tiền lương đầu tiên tôi có được, một phần tôi đã dùng để đóng nguyệt liễm hội viên tổ chức Ân Xá Quốc Tế. Chuyện này đã xảy ra cách đây hơn 25 năm. Hồi đó tôi bận viết luận án tiến sĩ, kiếm việc làm, có con… Bây giờ tôi đã có bằng tiến sĩ, công ăn việc làm vững chắc, các con đã khá lớn, nên tôi quyết định làm việc nhiều hơn cho lãnh vực nhân quyền. Tại sao lại là Việt Nam? Cách đây vài năm tôi có quen một người Việt tỵ nạn. Đáng  tiếc ông đã qua đời. Ông ta  nói tiếng Đức không giỏi lắm và rõ ràng là ông ta không cảm thấy thoải mái ở nước Đức có trời âm u và lạnh lẽo này. Tại sao ông lại tới đây? Với vẻ rụt rè, gần như là hơi sợ hãi ông ta giải thích rằng vì ban đêm sẽ không có ai tới nhà và bắt ông đi. Câu trả lời này đã làm cho tôi rung động mạnh và đó là cơ duyên tại sao tôi chọn Việt Nam. Thùy An: Ông hy vọng gì nơi chiến dịch này?   Prof. Dr. Kals:Tôi muốn đóng góp phần của mình để chúng ta được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ, những chế độ không đặt căn bản trên nền dân chủ họ gặp nhiều khó khăn hơn. Truyền thông một chiều trong thời đại mạng lưới điện toán toàn cầu bây giờ không thể áp dụng được. Qua đài của quý vị và qua Internet lời kêu gọi của tôi được quảng bá rộng rãi. Tôi hy vọng phần đóng góp này sẽ như giòng suối nhỏ chạy ra sông lớn để rồi sẽ cuốn lôi đi những bất công. Thùy An:Vào tháng 11 năm 2013 Việt Nam được gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Tế. Bắt đầu tháng giêng 2014 Việt Nam sẽ chính thức làm việc. Ông đã phản ứng ra sao và ông nhận định như thế nào về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trước sự kiện „lạ lùng“ này ? Prof. Dr. Kals:Con đường của ngoại giao quốc tế đôi khi là một bí ẩn đối với tôi; và với những nền văn hóa khác đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo đặc biệt. Tôi lấy ví dụ „không làm mất mặt người khác“ là cách hành xử rất Á châu. Tôi rất tôn trọng điều này, nhưng mặt khác đối với tôi trong tình bạn thì mọi quốc gia và mọi người phải dám nói lên sự thật. Trong chiều hướng đó tôi nhìn thấy sự căng thẳng lớn giữa thế giới rộng mở và nền kinh tế có tầm vóc quốc tế của Việt Nam và sự tham gia của Việt Nam vào những cơ quan quốc tế như LHQ và những thiếu sót hiển nhiên . Tôi rất khâm phục luật sư Lê Quốc Quân, vì ông dám lên tiếng nói, mặc dù biết là trong một chế độ như thế sẽ bị bỏ tù. Hành động này là một hành động can đảm lạ thường.   LS Lê Quốc-Quân cần biết rằng, ông không đơn độc, chúng tôi vẫn theo sát trường hợp của ông và chúng tôi nói rõ quan điểm của chúng tôi bằng cách đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả tự do cho ông. Ở một đất nươc pháp quyền như nước Đức, cho dù việc trốn thuế thực sự có xảy ra đi chăng nữa thì cũng chẳng có ai phải ngồi tù vì tội này cả. Ở Đức đã có nhiều vụ tai tiếng trốn thuế cả triệu Euro nhưng gần như không có chuyện gì xảy ra. Điều này nói lên sự bất cân xứng, ngụy biện của việc cầm tù và kết án ông Lê Quốc Quân. Thùy An: Thưa Giáo sư Kals, ông có thể cho chúng tôi biết những bước kế tiếp của chiến dịch này không?   Prof. Dr. Kals: Chiến dịch này theo tôi nó hơi giống như khi ta chơi cờ tướng vậy. Mình phải coi chuyện gì xảy ra kế tiếp và đối thủ phản ứng như thế nào. Nếu bây giờ chúng ta có thể kết thúc chiến dịch này vì Ls.Lê Quốc Quân được trả tự do thì đó là điều tốt đẹp nhất. Đáng tiếc Ls. Lê Quốc Quân vẫn còn ngồi trong tù vì thế tôi tha thiết kêu gọi quý thính giả của Đài, quý vị hãy cùng đứng vào với chúng tôi. Địa chỉ internet của Lời Kêu Gọi với những chữ ký đợt một sẽ được mang công bố ở trang-nhà của quý Đài để tất cả mọi người có thể ký vào Thỉnh nguyện thư . Khi bắt đầu khai mào chiến dịch này tôi có được một ấn tượng tốt đẹp. Mới đầu, tôi chỉ hỏi một vài người quen thôi, vì tôi muốn trong đợt đầu xin chữ ký chỉ nhắm tới những người có bằng tiến sĩ hoặc là giáo sư tiến sĩ, để cho thấy rằng, những học giả của thế giới theo dõi kỹ những gì xảy ra tại tòa án và nhà tù ở Việt Nam. Mới đầu chúng tôi hy vọng là sẽ có được 10 chữ ký, vậy mà cuối cùng chúng tôi nhận được tới được 30 chữ ký dễ dàng và hơn 30 chữ ký, trong đó có cả học giả ở Pháp, có chữ ký của những nhân vật nổi tiếng và nó có tác dụng như  trái banh tuyết, càng lăn càng lớn. Sau khi phổ biến lần thứ nhất trên mạng lưới toàn cầu đã có thêm những nhân vật nổi tiếng tham gia vào như TS Heiner Geißler, cựu tổng thư ký đảng CDU, cựu bộ trưởng bộ gia đình, thanh thiếu niên và y tế. Tôi rất hy vọng là chúng ta sẽ biến chiến dịch này trở thành quốc tế sâu rộng hơn nữa. Thùy An: Ông muốn gửi thông điệp nào đến  những đồng nghiệp của ông? Prof. Dr. Kals: Những đồng nghiệp của tôi ở Việt Nam, đối với tôi là một thành phần trong cộng đồng khoa học „Scientific community“ toàn cầu. Các giảng sư đại học có nhiệm vụ nghiên cứu và mang tới những gì mới mẻ cho thế giới. Và họ có nhiệm vụ giảng dạy cho các sinh viên. Những sinh viên này phải được „huấn luyện“ tốt để sau này có một nghề nghiệp tốt. Nhưng họ cũng cần có „kiến thức tổng quát“, nghĩa là họ trở thành tập thể những công dân tự lập và ý thức trong xã hội chúng ta. Cả hai mục tiêu này là trọng tâm nằm trong đường hướng của trường đại học chúng tôi. Tôi mong ước rằng ở Việt Nam 2 mục tiêu trên cũng sẽ là điều đương nhiên. Chúng tôi không chỉ nhắm vào yếu tố giáo dục mà thôi , đặc biệt các sinh viên, sau khi tốt nghiệp còn phải am tường nội dung của Bản Tuyên QTNQ  ra đời sau thế chiến thứ 2, được chung quyết, được các quốc gia trên thế giới cộng nhận, cho tới hôm nay vẫn còn giá trị và hợp thời. Từ cơ bản đó các quốc gia tân tiến như Đức quốc đã ghi nhận: Mỗi người đều có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình, được có an sinh xã hội, được bảo vệ sức khoẻ và được sống liên đới, không bị bỏ rơi trong một xã hội. Điều này được thực hiện trên toàn thế giới. Thùy An:Toàn cầu hóa có ảnh hưởng như thế nào lên tình hình nhân quyền tại Việt Nam, thưa giáo sư Kals ?   Prof. Dr. Kals: Tôi hy vọng toàn cầu hóa sẽ trở thành „chìa khóa“ giải quyết vấn đề. Thêm vào đó còn có mạng lưới điện toán toàn cầu và những kỹ thuật truyền thông hiện đại. Một nền kinh tế toàn cầu không thể có tại Việt Nam khi không có những hãng xưởng quốc tế, khi không có những người Việt Nam biết nói tiếng Anh, khi không có sự quan hệ của người Việt Nam với thế giới. Điều này có thể thực hiện được. Điều làm tôi hơi thất vọng là chúng ta đang có một nền kinh tế phát triển mạnh, nhưng song song vẫn còn những thể chế độc tài như tại Việt Nam. Một mặt đây là điều đáng tiếc, mặt khác tôi hy vọng rằng những ý niệm tự do sẽ  chiếm ưu thế, vì về lâu về dài những chế độ độc tài không thể cưỡng lại được một nền kinh tế tự do trong khi người dân không được hoàn toàn tự do. Nhân quyền sẽ hội nhập vào theo kinh tế, tôi hy vọng như thế. Chúng ta đang ở trong giai đoạn từ một quốc gia trở thành một phần tử của cộng đồng thế giới. Nhưng đoạn đường này còn dài. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu nhưng lại có những biệt lệ địa phương. Nhân quyền là một trong những biệt lệ này. Tôi mong muốn có được những chính trị gia can đảm hơn, dám đòi hỏi và không ngại những ngụy biện như: Đừng xen vào chuyện nội bộ. Luận điệu này không phù hợp khi bàn về nhân quyền. Những khía cạnh về tài chánh cũng làm tôi ray rức vì chúng ta chưa có được một hệ thống thu thuế quốc tế. Lý do nằm ở chỗ một vài quốc gia vẫn giữ thái độ vô trách nhiệm trong cộng đồng thế giới. Họ trở thành những „ốc đảo“ trốn thuế, tạo điều kiện cho một số hãng xưởng như Appel và Skabax có lời hàng tỷ mà gần như không cần trả một chút thuế nào, ngay cả trên quê huơng của họ… Và lãnh vực thứ ba, điển hình cho quy luật toàn cầu, mà tôi muốn nhắc đến là năng lượng dựa vào khoáng chất hóa thạch, dẫn đến hậu quả khí hậu nhà kiếng. Đây là lúc mà chúng ta phải triệt để thay đổi chính sách khai thác và xử dụng năng lượng, và đưa ra những quy định bồi thường quốc tế khi thải ra những chất thán khí. Chúng ta phải bảo vệ những thế hệ tương lai. Vì thế, tôi kêu gọi mọi người trên thế giới hãy cho những thế hệ tương lai chưa có tiếng nói và những người bị bịt miệng trong lao tù Việt Nam một tiếng nói. Thùy An:Kính thưa GS Kals, chúng tôi chân thành cám ơn ông đã cho chúng tôi buổi phỏng vấn này. Prof. Dr. Kals:Tôi xin cảm ơn quý vị. Minh Hoài lược dịch http://radiochantroimoi.com/phong-su/phong-van-gs-kals-nguoi-khoi-xuong-...
......

Đại sứ Việt Nam bị hải quan bắt giữ tại sân bay Frankfurt - Đức

Ngoại giao CHXHCNVN: từ bắt sò, sờ mó, buôn lậu sừng tê đến rửa tiền? Đại Sứ Nguyễn thế Cường   Tin tổng hợp – Ngày 19/12/2013, hải quan/quan thuế tại phi trường Frankfurt, Cộng Hoà Liên Bang Đức, đã bắt Đại Sứ VN tại Thổ Nhĩ Kỳ là ông Nguyễn Thế Cường với cáo buộc là đã mang 20.000 Euro tiền mặt mà không khai báo (rửa tiền).  Ông Nguyễn Thế Cường đã bị cảnh sát đưa về đồn để tra hỏi. Ông Đại Sứ Cường biện minh số tiền này là tiền Đại Sứ Quán VN tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp được giao cho ông mang về nước giúp nạn nhân bão lụt. Theo nguồn tin được báo chí Đức loan tải, đó chỉ là lời khai của đại sứ Nguyễn Thế Cường, nhưng  không có loại chứng từ nào ghi nhận lời khai của ông. Cảnh sát Đức đã thả ông Cường sau khi ông đóng tiền phạt thế chân là 3.500 Euro. Chuyện Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ bị tạm giữ vì vận chuyển một lượng tiền mặt lớn mà không khai báo chắc chắn không làm nhiều người ngạc nhiên. Các viên chức ngoại giao của chế độ Hà Nội đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì tống tiền kiều dân khi họ phải liên lạc để làm những thủ tục hành chính cần thiết như gia hạn, đổi passport, xin visa,… nhận hối lộ, bảo kê các hoạt động phi pháp, buôn lậu và thực hiện những hành vi bất xứng khác làm nhục cho quốc thể. Hiện nay phía Bộ Ngoại Giao VN đang cố viện lý do quyền đặc miễn ngoại giao để tố giác ngược lại rằng giới chức trách Đức vi phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, đã có nhiều tiền lệ cho thấy nhân viên ngoại giao Việt Nam vi phạm các luật lệ của nước sở tại, từ việc đại sứ VN tại Mỹ đi bắt sò trong khu vực bảo vệ sinh vật biển đến nhân viên sứ quán VN tại Nhật sờ mó phụ nữ bản xứ trên xe điện đông người, đến nhân viên sứ quán VN tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác đang bị tuyệt chủng, v.v... ./. ** Bà Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi bị "bắt quả tang" buôn lậu ngà voi, sừng tê giáchttp://khampha.vn/ajax/printnews/index/66343/7 . **************** Politik-SkandalZoll schnappt Botschafter Botschafter The Cuong Nguyen leitet die vietnamesische Vertretung in der Türkei http://www.bild.de/regional/frankfurt/zollfahndung/schnappt-botschafter-...
......

Mỹ thắng Tàu một bước

Tập Cận Bình đang nhường một nước cờ ngoại giao, để rảnh tay củng cố địa vị qua “trận càn quét” các đối thủ chính trị quy tụ trong “Ðảng Dầu lửa” và “Ðảng An ninh” mà Chu Vĩnh Khang đứng đầu cả hai. Trong lúc Tập Cận Bình lo các nước cờ hạ thủ Chu Vĩnh Khang một cách ngoạn mục, thì John Kerry đã thắng một cuộc cờ ngoại giao ngay trong vùng Ðông Nam Á, nơi Bắc Kinh vẫn coi là “ao nhà” của mình, không muốn cho Mỹ can dự.   Ngoại trưởng Kerry trò chuyện với các sinh viên trước khi đọc một bài phát biểu tại xã Tân An Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.  Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.   Trong cuộc thăm viếng Việt Nam, rồi Philippines, những lời tuyên bố và hành động của ngoại trưởng Mỹ đều công khai nhắm vào Trung Cộng, không úp mở. Về hành động thì những việc làm mới của chính phủ Mỹ thì không có gì đáng coi là nghiêm trọng; nhưng các lời nói thì cố ý gây ảnh hưởng mạnh. Trên trường ngoại giao, người ta chỉ cần tạo ảnh hưởng tâm lý như thế. Chi tiền ít mà vẫn nói được nhiều, rõ ràng là lợi lớn.   Tại Việt Nam, John Kerry chỉ giúp thêm 32.5 triệu Mỹ kim cho các nước ASEAN. Nhưng lời tuyên bố nói rõ mục đích là giúp vùng Ðông Nam Á bảo vệ lãnh hải chống xâm lăng. Số tiền 32 triệu không đáng là bao. Nhưng Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á lo bị ai xâm lăng? Ai cũng biết, chỉ có Trung Cộng. Số tiền 18 triệu Mỹ kim giúp riêng cho Việt Nam cũng không cao. Chắc là các lãnh tụ đảng Cộng sản ở Hà Nội rất thất vọng. Không phải vì ngoại trưởng Mỹ lại lên lớp đặt vấn đề nhân quyền; điều này John Kerry bắt buộc phải làm vì trước khi lên đường đã nhận được thư thúc đẩy của 47 nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu. Nỗi thất vọng của các quan chức Hà Nội là chính phủ Mỹ chỉ viện trợ dưới hình thức năm chiếc tầu thủy cho Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải sử dụng trong việc tuần tiễu. Lính đi tuần tiễu tức là các quan lớn khó nhân cơ hội rút ruột. Trong khi đó thì nhân cơ hội có mặt tại chiến trường mà ông đã đóng vai chiến sĩ Hải quân Mỹ nửa thế kỷ trước, John Kerry lại tấn công ngoại giao nhắm vào Bắc Kinh.   John Kerry nói: “Hòa Bình và ổn định trong Biển Hoa Nam là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ và những quốc gia trong vùng. Chúng tôi rất lo ngại và phản đối mạnh mẽ những chiến thuật ép buộc và gây hấn để tiến hành những đòi hỏi lãnh thổ.” Nước nào gây hấn và ép buộc? Nước nào đã và đang tìm cách bành trướng lãnh thổ? Ai cũng biết, đó là Trung Cộng. Tại Philippines, John Kerry cũng chỉ đến để kết thúc những cuộc đàm phán giữa các viên chức ngoại giao hai nước. Các hiệp ước xác định thủ tục để quân đội Mỹ, gồm cả máy bay, tầu thủy, và bộ binh được đóng tạm trên đất Philippines. Sau khi Mỹ đóng cửa các căn cứ ở Philippines từ năm 1992, đây là những thỏa hiệp đầu tiên chính thức cho phép quân đội Mỹ trở lại. Nhưng trong thực tế, phi cơ và tàu chiến Mỹ đã tới Philippines rất nhiều lần trong các năm qua, được dư luận dân chúng hoan nghênh nồng nhiệt. Cho nên việc ký kết các thỏa ước mới chỉ là công việc bình thường. Nhưng những lời tuyên bố của cả hai ông ngoại trưởng Albert F. del Rosario và John Kerry thì không bình thường.   John Kerry nói: “Hiệp Chúng Quốc mạnh mẽ chống lại đường lối sử dụng hăm dọa (intimidation), cưỡng bách (coercion) hay hiếu chiến (aggression) của các quốc gia để bành trướng lãnh thổ. Kho tự vựng ngoại giao của các nước Ðông Nam Á trong tương lai sẽ chứa đầy những chữ hăm dọa, cưỡng bách, và hiếu chiến; quà tặng của ông ngoại trưởng Mỹ. Và chắc chắn họ sẽ thong thả đem ra dùng mỗi khi nói đến Trung Cộng (trừ chính quyền hai xứ Camphuchia và Việt Nam). Món quà mà ông John Kerry đem lại cho chính phủ Philippines chỉ có 40 triệu Mỹ kim, cũng nhắm vào việc tuần tiễu duyên hải. Nhưng quan trọng hơn là lời nói, tuy chỉ nhắc lại những lời mà chính phủ Mỹ vẫn nói: Nước Mỹ cương quyết bảo vệ nền an ninh của Philippines. Ðiều này thực ra không cần nói, vì hai nước vẫn còn hiệp ước phòng thủ hỗ tương; nhưng nhắc lại vẫn tạo thêm ảnh hưởng trước mắt. Nhưng trong khi nhắc lại, Kerry còn nói thêm “và an ninh trong vùng.” Mấy chữ chót này là món quà cho các nước Ðông Nam Á. Cũng như khi đến Việt Nam, tại Philippines ông Kerry đã nhắc lại những lời chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong việc công bố “vùng phòng không” (ADIZ) trong vùng biển Ðông Bắc. Ông nói chính thức: Nước Mỹ không công nhận vùng ADIZ này. Trong thực tế, chính quyền Mỹ đã cho ngay hai pháo đài bay B52 lượn qua vùng này ngay sau khi Bắc Kinh công bố, mà chẳng sao cả. Nhưng khác với chính quyền Cộng sản Việt Nam, Ngoại trưởng Albert F. del Rosario của Philippines cũng lớn tiếng đả kích Bắc Kinh trong vụ ADIZ. Nhưng lời tuyên bố quan trọng hơn nữa, là cả hai ông ngoại trưởng đã báo trước sẽ không chấp nhận nếu Trung Cộng vẽ ra một vùng ADIZ trong vùng biển Ðông Nam Á. Ðây là điều mọi người vẫn biết là thái độ của chính phủ Mỹ. Nhưng điều đó được công bố, và công bố ngay tại Manila, là một nước cờ ngoạn mục. Chuyến đi của ông Kerry tại Philippines tình cờ trùng hợp với các công tác cứu trợ nạn nhân bão Haiyan, mà số đóng góp của chính phủ Mỹ đang được người Phi hoan hô. Ngoài số tiền 20 triệu đô la, họ còn gửi tới một mẫu hạm, với một ngàn thủy quân lục chiến đến làm việc.   Người Phi ai cũng biết chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chỉ giúp 100,000 đô la, bằng một phần tư số tiền do một tổ chức thiện nguyện VOICE của người Việt Nam đóng góp (Luật sư Trịnh Hội cho biết, riêng một ngôi chùa người Việt tại Mỹ đã nhờ chuyển 50 ngàn đô la cứu trợ). Sau khi nghe dư luận thế giới đàm tiếu, Bắc Kinh đã phải nâng số tiền cứu trợ lên hai triệu Mỹ kim. Họ không biết câu tục ngữ Việt Nam: Ðồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; đồng tiền đi sau là dại. Chuyến đi của John Kerry phải đặt trong bối cảnh những xung đột ngoại giao đang diễn ra giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ở phía Bắc Á Châu. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng phòng không ADIZ, nước Nhật đã phản ứng, bằng việc làm. Ngày hôm qua, 17 tháng 12, 2013, chính phủ Nhật Bản đã công bố những chiến lược quốc phòng mới. Thủ tướng Shinzo Abe gọi đây là kế hoạch quốc phòng, nhưng ai cũng thấy tầm quan trọng trong lâu dài. Nhật Bản sẽ mua thêm các máy bay không người lái và các tàu đổ bộ, là những thứ không thể coi là vũ khí “phòng thủ” như bản Hiến pháp Nhật đòi hỏi. Ngân sách quốc phòng Nhật sẽ gia tăng trong mười năm tới, đi ngược lại chiều hướng cắt giảm trong mười năm qua. Chính phủ Nhật cũng sẽ giảm bớt các hạn chế trong việc xuất cảng vũ khí. Các biện pháp đó chắc sẽ được giới tư bản công nghiệp ở Nhật hoan nghênh. Bản kế hoạch của ông Shinzo Abe công bố hôm qua sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ trong năm năm tới. Số chi tiêu sẽ lên tới 246 tỷ Mỹ kim. Ngân sách quốc phòng Nhật Bản hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới, mặc dù vẫn bị cấm không được lập quân đội ngoài lực lượng tự vệ. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng hàng thứ hai, sau nước Mỹ. Nhưng nếu so sánh lực lượng hải quân và không quân thì Nhật Bản vẫn mạnh hơn Trung Quốc. Một điểm mới trong kế hoạch mới là việc nghiên cứu sẽ mua các vũ khí tấn công có tầm xa; lý do được nêu lên là đề phòng Bắc Hàn tấn công bằng hỏa tiễn và bom nguyên tử. Ông Abe còn giải thích công việc tự vệ bao gồm cả việc bảo vệ một nước đồng minh bị xâm lăng. Rõ ràng là ông đang giải thích bản Hiến pháp “hòa bình, phi quân sự” của nước ông theo lối mới. Tất cả là những phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh trong vùng biển phía Ðông Trung Quốc. Trong khi đó thì đối với nước Mỹ, Bắc Kinh vẫn rất hòa dịu. Cuộc đụng độ với chiến hạm Mỹ USS Cowpens khi đang bám theo quan sát mẫu hạm Liêu Ninh xảy ra ngày 5 tháng 12 đã được Bắc Kinh dìm xuống hàng tin tức không quan trọng. Sau đó, Bắc Kinh cho biết sẽ tiếp tục tham dự một cuộc tập trận lớn, mang tên Rimpac, do bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức.   Tập Cận Bình đang lo đối phó với các đối thủ trong đảng, trong nước. Cho nên Ngoại trưởng John Kerry tha hồ múa gậy vườn hoang. Nhưng đối với các nước Ðông Nam Á, cuộc múa gậy này rất ngoạn mục. Dân chúng miền này sẽ ngủ ngon hơn khi biết chính phủ Mỹ vẫn giữ đúng chủ trương “chuyển trục” về Á Châu. 17.12.013 - Ngô Nhân Dụng Nguồn: nguoi-viet.com
......

Mathew Lee - Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, tăng cường trợ giúp Hải Quân Đông Nam Á

Mathew Lee | Associated Press Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ Theo Associated Press Ông Kerry chỉ trích Trung Quốc, công bố trợ giúp của Hoa Kỳ về an ninh hàng hải cho Đông Nam Á, trong tình trạng căng thẳng. Hình (AP): Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 16-12-2013.     Ông Kerry tuyên bố Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và tự do. Không có những cải tổ như vậy, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ rất có thể chống lại giao ước với Việt Nam, bao gồm cả việc gia nhập của Việt Nam vào chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và việc thi hành hiệp định năng lượng hạt nhân dân sự. Hà Nội, Việt Nam – Nhắm rõ ràng vào sự gây hấn ngày càng gia tăng trong các cuộc tranh chấp về lãnh thổ của Trung Quốc đối với những quốc gia láng giềng nhỏ bé, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố vào ngày thứ Hai rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường trợ giúp về an ninh hàng hải cho Đông Nam Á trong tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng với Bắc Kinh. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên với tư cách một nhà ngoại giao cao cấp nhất của Hoa Kỳ, Ông Kerry hứa trợ giúp thêm 32.5 triệu Mỹ kim cho những thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) để bảo vệ lãnh hải của những nước này và sự tự do lưu thông trong Biển Hoa Nam, nơi mà bốn quốc gia tranh chấp với Trung Quốc. Bao gồm trong trợ giúp mới này là một ngân khoản lên tới 18 triệu Mỹ kim riêng cho Việt Nam để sở hữu năm chiếc tầu tuần tiễu chạy nhanh dành cho Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải. Ông Kerry nói với sự đóng góp mới, trợ giúp về an ninh hàng hải của Hoa Kỳ dành cho khu vực sẽ vượt quá 156 triệu Mỹ kim trong hai năm tới. Ông Kerry nói rằng viện trợ mới không phải là một “phản ứng cấp thời đối với bất cứ một biến cố nào ở trong khu vực” nhưng là một trợ giúp “gia tăng dần dần và cân nhắc” nằm trong một quyết định rộng lớn hơn liên quan đến kế hoạch chuyển hướng về Á châu và Thái Bình Dương của chính phủ Obama. Tuy nhiên, Ông Kerry có những lời bình luận này sau khi Washington và Bắc Kinh đã trao đổi những lời lẽ chua cay về việc hai chiến hạm của Hoa Kỳ và Trung Quốc suýt đụng nhau ở Biển Hoa Nam trước đây chỉ có 11 ngày. Vào cuối tháng 11, Trung Quốc công bố việc thiết lập vùng bảo vệ trên Biển Hoa Đông, khu vực hàng hải giữa Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn và Nhật Bản. Tất cả những phi cơ bay vào vùng này phải thông báo trước cho giới chức có thẩm quyền, và Trung Quốc sẽ thi hành những biện pháp không nói rõ để chống lại những kẻ không tuân theo. Những quốc gia lân cận và Hoa Kỳ đã nói rằng họ sẽ không công nhận vùng mới – mà mục tiêu là đòi chủ quyền trên vùng tranh chấp – và vùng mới này đã gây ra căng thẳng một cách không cần thiết. Trung Quốc cũng đã xác nhận rằng họ có quyền thiết lập một vùng tương tự trên Biển Hoa Nam, nơi mà Trung Quốc và Phi Luật Tân đang lâm vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu dài khác. Ông Kerry nói với những ký giả tại một cuộc họp báo với Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh rằng “Hòa Bình và ổn định trong Biển Hoa Nam là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ và những quốc gia trong vùng. Chúng tôi rất lo ngại và phản đối mạnh mẽ những chiến thuật ép buộc và gây hấn để tiến hành những đòi hỏi lãnh thổ.” Trong khi nhấn mạnh lập trường trung lập của Hoa Kỳ về những tranh chấp lãnh thổ, Ông Kerry kêu gọi Trung Quốc và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) hãy nhanh chóng đồng ý về nguyên tắc ứng xử có tính cách ràng buộc về Biển Hoa Nam và để giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình qua những thương thuyết. Sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc – bao gồm việc thiết lập vùng phòng không ở Biển Hoa Đông – đã làm nhiều nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á hoảng sợ, gồm Việt Nam và Phi Luật Tân mà Ông Kerry sẽ viếng thăm vào ngày Thứ Ba. Ngoài ra, Ông Kerry đã minh xác rằng sự viện trợ nhắm giúp những quốc gia Đông Nam Á bảo vệ lãnh hải của họ chống sự xâm phạm. Sau khi công bố như thế, ông đã  chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc về việc tạo dựng vùng phòng không mới và Trung Quốc có thể làm như thế ở Biển Hoa Nam. Như thế hầu như chắc chắn ông sẽ làm cho Bắc Kinh giận dữ vì cho rằng Hoa Kỳ đã can thiệp vào những lãnh vực liên quan đến những “quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam tham dự trận chiến biên giới đẫm máu vào 1979 và vào năm 1988 một cuộc hải chiến gần những hòn đảo tranh chấp ngoài biển đã làm 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Từ đó, những vụ tranh chấp về quyền đánh cá trong vùng đã thỉnh thoảng gây ra những vụ xô xát bạo lực và gia tăng căng thẳng ngoại giao. Ông Kerry có những lời lẽ gay gắt về khu vực phòng không mới tại Biển Hoa Đông. Ông nói khu vực này “rõ ràng gia tăng rủi ro về một tính toán nhầm lẫn nguy hiểm hay một tai nạn.” Điều này có thể đưa tới cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản về một chuỗi đảo nhỏ mà mỗi nước đều đòi quyền sở hữu. Ông Kerry tuyên bố Hoa Kỳ “rất lo ngại về những hành động gần đây đã làm sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng và chúng tôi đòi hỏi tăng cường những sự thương lượng và sáng kiến ngoại giao.” Ông Kerry nói tiếp “Khu vực [phòng không] không nên thực hiện, và Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương tương tự ở nơi khác, đặc biệt trong vùng Biển Hoa Nam.” Ông Kerry nhắc lại rằng những biện pháp như thế không ảnh hưởng đến những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở trong vùng. Bắc Kinh xem toàn vùng Biển Hoa Nam và những chuỗi đảo trong biển này là của Trung Quốc và giải thích luật quốc tế cho phép Trung Quốc quyền cảnh sát hoạt động của hải quân ngoại quốc ở đây. Hải Quân Trung Quốc hoạt động thường xuyên hơn ở Biển Hoa Nam và quanh Nhật Bản trong chương trình phát triển hải quân cho vùng biển sâu. Căng thẳng nổi bật lên vào đầu tháng này khi một chiến hạm Trung Quốc gần đụng vào môt tuần dương hạm của Hoa Kỳ tại Biển Hoa Nam. Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói chiến hạm USS Cowpens đang hoạt động trong hải phận quốc tế và đã phải vận hành để tránh đụng hàng không mẫu hạm duy nhất Liaoning của Trung Quốc vào ngày 5/12. Tuy nhiên, báo Global Times của Trung Quốc tường thuật vào ngày Thứ Hai rằng chiến hạm của Hoa Kỳ trước tiên quẫy nhiễu Liaoning và nhóm tầu hộ tống, đến quá gần cuộc diễn tập của Hải Quân Trung Quốc và xâm nhập vào “vùng phòng thủ” 30 dặm (miles) của hạm đội Trung Quốc. Song song với việc thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải, Ông Kerry, trong lần viếng thăm Việt Nam thứ 14 kể từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, đã áp lực các viên chức Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị và cải thiện hồ sơ nhân quyền, đặc biệt về tự do tôn giáo và Internet. Ông nói Hoa Kỳ hài lòng về những cải thiện giới hạn nhưng “Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do phát biểu và tự do hội họp.” Ông Kerry nói không có những cải tổ như vậy, những thành viên của Quốc Hội sẽ rất có thể chống lại giao ước với Việt Nam, bao gồm cả việc gia nhập của Việt Nam vào chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và việc thi hành hiệp định năng lượng hạt nhân dân sự vừa mới được hoàn tất. Ông Kerry nói thêm rằng ông đã nêu lên những trường hợp tù nhân chính trị cụ thể và đã có một sự trao đổi “rất thẳng thắn và lành mạnh.”Ngoại Trưởng Minh nói rằng có những khác biệt giữa Hà Nội và Washington về nhân quyền nhưng những khác biệt này sẽ được bàn đến qua đối thoại. Ông Kerry nói những cải tổ về kinh tế thị trường tự do cũng sẽ quan trọng đối với quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như giúp cho Hà Nội tiếp nhận tất cả những lợi ích của chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang thương thuyết với 11 nước Á châu và Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam. Ký giả Chris Brummitt của AP đóng góp vài bài tường thuật này. Mathew Lee (Associated Press) Người dịch: Nguyễn Quốc Khải  
......

Công nhân Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối nghị định mới

Các công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam ở Đài Loan mới đây đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc để phản đối một nghị định gây tranh cãi mới được ban hành, theo đó công nhân bỏ trốn ở nước ngoài bị phạt tới 100 triệu đồng. VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người tổ chức cuộc biểu tình này, và được ông cho biết như sau: Các công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam ở Đài Loan mới đây đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc. Chúng tôi phản đối chính sách bóc lột lao động Việt Nam của chính phủ Việt Nam thông qua nghị định 95 của chính phủ. Trong nghị định đó, chính phủ Việt Nam quy định phạt từ 80 triệu cho tới 100 triệu đồng đối với những người Việt Nam qua Đài Loan rồi bỏ trốn khỏi nơi làm việc của mình, hoặc hết hợp đồng rồi mà vẫn ở lại Đài Loan sau khi hợp đồng chấm dứt. Theo cách nhìn và kinh nghiệm làm việc của chúng tôi là các tổ chức phi chính phủ ở Đài Loan thì chính phủ Việt Nam đã không có quan tâm đến lý do người công nhân bỏ trốn, mà chính phủ Việt Nam từ cái căn tính của họ, đó là sự chuyên chế, thành thử ra không hỏi han, không tìm hiểu và họ đưa ra một cái quy định như vậy. VOA: Là người làm việc với các lao động Việt Nam trong một thời gian dài, theo ông, lý do vì sao mà các lao động người Việt lại hay bỏ trốn khỏi nơi làm việc đến vậy? Linh mục Nguyễn Văn Hùng: Những người công nhân lao động trước khi rời Việt Nam, họ phải trả một số tiền rất lớn cho công ty môi giới Việt Nam, cao hơn số tiền 4.500 Mỹ kim mà chính phủ Việt Nam đã quy định. Thực ra, nếu thuần túy chỉ trả 4.500 Mỹ kim để trả cho hợp đồng đi sang Đài Loan làm việc, ra nước ngoài làm việc, thì số tiền đó vẫn quá lớn đối với một công nhân lao động. Khi qua bên này, công ăn việc làm không thuận lợi hoặc người công nhân bị bóc lột rồi tiền lương không giống như sự quảng cáo của các công ty môi giới Việt Nam. Các công nhân họ không còn một sự chọn lựa nào khác, nên thành thử họ phải trốn ra bên ngoài để họ kiếm tiền để gửi về Việt Nam để trả nợ. Sau đó khi về Việt Nam, chính phủ Việt Nam lại không giúp đỡ họ mà lại bắt họ phải đóng một số tiền từ 4.500 Mỹ kim tới 5.500 Mỹ kim. Giống như người rớt xuống giếng, thay vì cứu họ thì lại đứng cầm đá ném xuống cho người ta chết luôn. VOA: Thưa ông, nghị định mới về xử phạt các công nhân xuất khẩu lao động được ban hành nhằm ngăn chặn tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ngày càng tăng khi ra nước ngoài làm việc. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả mà nghị định này mang lại? Linh mục Nguyễn Văn Hùng:  Nó là một biện pháp mà không có sự thương lượng, không có sự thương thảo với những cơ quan đoàn thể giúp cho người công nhân lao động ở tại các nước sở tại mà họ chỉ ngồi ở Việt Nam và họ nghĩ rằng làm cách này thì người ta sẽ sợ và người ta sẽ không làm như thế nữa. Nhưng trên thực tế, những người công nhân lao động vì miếng cơm manh áo rồi vì nợ nần, nên dù sợ thật nhưng người ta không còn chọn lựa nào khác hơn rồi người ta sẽ tiếp tục làm như thế. Việc đó ở Đài Loan, lúc đầu tôi  nghĩ sẽ có một số sự thay đổi nhỏ thôi, nhưng mà sau đó những người trốn ra ngoài ở Đài Loan họ sẽ không còn muốn về nữa, họ sẽ ở lại đây cho tới khi nào họ bị bắt thôi. Nó sẽ biến thành một tệ trạng mới ở Đài Loan, tức là các công nhân lao động sẽ trở thành đối tượng để cho các tổ chức phi pháp người ta lợi dụng. Hoặc những người công nhân lao động trón ra ngoài không dám về vì khoản tiền phạt lớn như thế nên số người lao động Việt Nam sẽ trốn nhiều hơn nữa vì tiền môi giới ở Việt Nam nó không thay đổi. Gần đây, công nhân lao động cho tôi biết là công ty môi giới Việt Nam đã giở đến cái trò là khi mà họ kêu người công nhân lao động trả tiền môi giới, họ kêu cả công an vô đứng đó chứng kiến là nói rằng chỉ trả 4.500 Mỹ kim thôi rồi họ quay phim. Nhưng mà thực tế họ thu của người ta là 7.000 tới 7.500 đôla trước ở một nơi khác. Như vậy, người công nhân lao động vẫn như thế. Cho nên việc dùng phương pháp này để mà làm cho người công nhân lao động họ sợ, không bỏ trốn thì tôi nghĩ hiệu lực của nó không có. Mà ngược lại, nó chỉ gây thêm sự đau khổ và mất mát cho người lao động mà thôi. VOA: Thưa ông, trong nghị định mới, chính phủ Việt Nam cũng quy định sẽ phạt từ 100 tới 120 triệu đồng đối với cả các công ty môi giới không chấp hành quy định. Ông có nghĩ rằng Việt Nam cũng công bằng trong vấn đề này không? Linh mục Nguyễn Văn Hùng:  Với kinh nghiệm làm việc của tôi trong lĩnh vực này trong hơn 20 năm thì tôi thách thức chính phủ Việt Nam đưa ra con số của các công ty môi giới mà họ đã vi phạm trong thời gian trước và sau khi nghị định này được đưa ra. Tôi nghĩ họ sẽ không đưa ra được con số và tên của một số công ty môi giới. Lý do là công ty môi giới chính là các công ty con của các công ty quốc doanh của nhà nước Việt Nam. Với hệ thống tham nhũng và hối lộ ở Việt Nam đến ngày hôm nay thì làm sao mà họ có thể theo dõi rồi phạt theo như nghị định của họ đưa ra. Cho nên là nạn nhân vẫn là những người nghèo khổ Việt Nam, những người vì muốn kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình thành thử là họ phải đi ra nước ngoài lao động mà vẫn bị bóc lột ở Việt Nam. Họ vẫn sẽ tiếp tục là nạn nhân của chính sách này.    VOA: Tin cho hay, hôm 9/12, một đại diện không rõ danh tính của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã nhận đơn kiến nghị của công nhân Việt ở Đài Loan, nhưng cho báo chí địa phương biết rằng ông không được phép bình luận.
......

Sự lạnh nhạt dễ hiểu

Cả thế giới vô cùng tiếc thương quý mến nhà hoạt động chính trị da đen Nelson Mandela vừa qua đời. Hơn 100 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, kể cả bốn tổng thống và cựu tổng thống Hoa Kỳ, và hơn 70 ngàn quần chúng đã tập trung đưa tiễn ông. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng ông Nelson Mandela là một người “khổng lồ trong lịch sử”( A giant in history), còn ngụ ý rằng có Nelson Mandela là tổng thống da đen ở một nước đa số là người da đen mới đi đến có một tổng thống gốc da đen ở một nước đa số là người da trắng. Một bước tiến dài trong nền văn minh nhân loại khi con người bình đẳng, tự do. Đến Cộng sản Trung Quốc cũng cử phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều và Cuba có Chủ tịch Raul Castro sang dự.Còn Việt Nam ư? Một sự lặng im bẽ bàng đến tội nghiệp của bộ máy nhà nước nặng nề và bộ máy truyền thông lề phải vốn ầm ĩ lắm mồm. Báo Nhân dân cầm chịch đưa một tin ngắn, nhạt thếch, không một bài bình luận. Không một đại diện chính phủ nào được cử sang Nam Phi dự quốc tang này. Một sự câm lặng và vắng mặt nổi bật. Rất dễ hiểu. Những gì Mandela chủ trương, kiên trì thực hiện đến cùng trong cuộc đời Ông gần như hoàn toàn trái ngược hẳn với những gì những thế hệ kế tiếp lãnh đạo ở Việt Nam chủ trương và kiên trì đến cùng. Một bên là hòa bình, hòa giải, hòa hợp trong một đất nước bị chia rẽ, xâu xé, nghèo khổ, tan hoang vì tai họa phân biệt chủng tộc tưởng như họa truyền kiếp. Trong cuốn hồi ký No Easy Walk to Freedom (Đi đến Tự do không dễ dàng), ông kể lại những đắn đo, cân nhắc, băn khoăn dày vò tâm trí ông, những trở ngại trùng điệp về nhận thức tư tưởng của cả phía ta và phía đối phương tưởng như không sao vượt qua nổi, để rồi ông từng bước chinh phục được cả 2 phía, đi vào con đường tuyệt vời của chung sống hòa bình, của hòa giải, hòa hợp dân tộc, kẻ thù thành bạn đối tác, 2 bên cùng thắng. Xúc động bao nhiêu khi ông tỏ ra quý trọng vô cùng mạng sống của mỗi con người, từ em bé, phụ nữ, người đau yếu, nhất là sinh mạng người lính phần lớn là trẻ măng trong chiến tranh. Ông kể rằng ông sinh ra năm 1918 khi Thế chiến I chấm dứt với hàng triệu người chết thê thảm trên chiến trường, để rồi thời trai trẻ được sống giữa những năm Thế chiến II (1939 / 1945) còn man rợ gấp nhiều lần, tiếp theo lại còn những cuộc chiến ở châu Á và châu Phi, đồng loại đồng bào ăn thịt nhau như loài dã thú. Ông dứt khoát dồn tư duy chống lại những điều vô nhân ấy, bắt đầu từ thuyết phục chính mình, vì chính ông đã bị kết án tù chung thân về tội cầm đầu hệ thống khủng bố ở Nam Phi. Ông nhất quyết chuyển sang con đường của Gandhi. Một điều tuyệt vời nữa ở Nelson Mandela là nhận thức của ông về giá trị của luật pháp. Hòa bình, hòa giải, tự do, bình đẳng đều phải được thể chế hóa thành luật, luật điều hành mọi mối quan hệ trong xã hội văn minh. Từ trong tù của người tù chung thân, ông dốc sức học ngành Luật có thi cử, chứng chỉ hẳn hoi của Đại học London (Anh quốc) rất nổi tiếng. Ra tù nhà luật học uyên bác Mandela trực tiếp góp công đầu vào bản Hiến pháp 1996 của Nam Phi, một nền móng vững cho nền pháp trị của một đất nước vừa có độc lập vừa có tự do và dân chủ. Ông cho rằng tự do kinh doanh theo luật là chìa khóa của phát triển, phồn vinh. Một nét quý hiếm trong con người của Mandela là cốt cách cao thượng ẩn mình trong đức độ cực kỳ khiêm tốn. Sức thu hút của ông là ở đó. Là tổng thống ông sống hết sức giản dị, thường đi vi hành, không xe mở đường, xe hộ tống ồn ào, chú ý các thôn xóm quạnh hiu, không ưa yến tiệc xa hoa. Mọi người còn nhớ môn thể thao bóng bầu dục rugby trước kia được coi là môn thể thao quý phái chỉ dành cho người da trắng, nên người da đen rất ít chơi, người đi xem đấu thường 95% là da trắng. Do kỳ thị trở lại, dân da đen rất ghét màu áo thể thao màu xanh lá cây của đội Nam Phi, cả khi đội dành được Cúp quán quân thế giới về rugby năm 1995. Tổng thống Mandela liền mời cả đội toàn cầu thủ da trắng đến nhà riêng uống trà thân mật . Tại đây thủ quân Francois Pienaar tặng ông chiếc áo cầu thủ mầu xanh lá cây số 6; ông vui vẻ tiếp nhận với thái độ khiêm tốn chan hòa, mặc luôn vào người. Từ đó đông đảo dân da trắng công nhận và vui vẻ gọi ông là “ My President, Our President ” (Tổng thống của chúng tôi), khác hẳn trước đó. Sự hòa giải hòa hợp thống nhất dân tộc làm giảm đi rất nhanh di sản apartheid nặng nề từng ngự trị suốt 4 thế kỷ tại đây. Trông người lại ngẫm đến ta. Ông Hồ Chí Minh nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhưng lại đóng cửa trường Luật, ngăn cấm sự hình thành xã hôị dân sự, tự coi đảng là pháp luật. Ông nói “xã hội ta dân chủ công bằng”, nhưng ông lại quay hẳn mặt đi khi bà Nguyễn Thị Năm ân nhân của đảng ông bị đưa ra pháp trường, khi ông Nguyễn Mạnh Tường bị tước hết chức và bị triệt đường sinh kế, khi ông Nguyễn Hữu Đang bị truy tố, tù đày, cả khi người tâm phúc Vũ Đình Huỳnh bị lâm nạn do vu cáo; ông vẫn dửng dưng, ung dung trên ngôi chủ tịch nước suốt 24 năm trời. Một sự vô cảm vô trách nhiệm làm gương xấu cho mọi cán bộ có chức quyền , gây vô vàn tai họa cho dân lành. Khi đất nước bị chia cắt , hậu quả của thế giới chia làm 2 phe Cộng sản và Dân chủ, theo ý kiến của Chu Ân Lai và Molotov, đại diện cho Trung quốc và Liên Xô tại Hội nghị Geneve 1954, quy định rõ Bắc Nam có 2 chính quyền riêng, phải tôn trọng nhau, không vi phạm lãnh thổ của nhau, sẽ hiệp thương để đi đến tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình. Các bên cam kết không dùng bạo lực vũ trang. Lúc ấy Liên Xô cũng khuyến cáo 2 miền Nam Bắc VN nên thi đua xây dựng trong hòa bình, lấy nhân dân cả nước làm trọng tài phán xét và lựa chọn. Ông Hồ và Bộ Chính trị hồi ấy sùng bái Mao Trạch Đông, nhân khi chính quyền miền Nam không thực hiện tổng tuyển cử trong cả nước, liền lợi dụng sự việc ấy để công khai thực hiện lời dạy của người cầm lái vĩ đại là “chính quyền đẻ ra từ nòng súng”’ và “ bạo lực là bà đỡ của cách mạng “. Nấp sau cái lý sự “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” miền Bắc bắt đầu đưa bí mật rồi nửa công khai quân đội và vũ khí vào miền Nam với quy mô ngày càng lớn, dựng lên Mặt trận Giải phóng, quân Giải phóng, đảng Nhân dân Cách mạng, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời với Bộ Quốc phòng , Bộ Ngoại giao, với cả lá cờ nửa đỏ nửa xanh, tất cả là bình phong, mưu mẹo, là đóng kịch, mang bản chất lừa dối để che mắt thế gian việc đảng CS và chính quyền miền Bắc vi phạm có hệ thống và nghiêm trọng Hiệp định Geneve. Vậy thì so sánh giữa tư duy lãnh đạo thâm sâu cao quý của Mandela quý trọng sinh mạng con người, từ bỏ bạo lực chiến tranh, đặt trọn niềm tin ở con đường hòa giải hòa hợp, 2 bên cùng thắng và cùng nhân dân thực hiện đến cùng niềm tin ấy, với tư duy lãnh đạo của Việt Nam vay mượn từ Lênin, từ Mao, cổ xúy bạo lực, lao vào “cuộc chiến tranh giải phóng, chống Mỹ xâm lược” thực chất là cuộc nội chiến quân ta giết quân mình nhiều nhất, hăng say nhất, ta có thể rút ra điều gì bổ ích nhất? Rõ ràng ở ta đã thiếu một tư duy lãnh đạo thâm sâu mang bản chất nhân bản, yêu thương sinh mạng con người, một tư duy xây dựng nền pháp quyền dân chủ, niềm tin ở tình đoàn kết dân tộc để hòa giải trọn vẹn. Đã đến lúc cần nói thẳng ra rằng tư duy ông Hồ Chí Minh cũng có nhiều sai lầm bất cập, không theo kịp thời đại, rõ rành rành không thể chối cãi khi so với tầm nghĩ, tầm nhìn của Nelson Mandela, cùng sống trong thế kỷ XX đầy biến động. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo đảng CS nên mở cuộc nghiên cứu trung thực về Nelson Mandela trong các cấp ủy đảng, kết hợp kiểm điểm sâu sắc theo đúng tinh thần của cuộc họp Trung ương thứ 6 và thứ 8, tự phê bình cho nghiêm túc , từ đó xây dựng một hệ thống dân chủ pháp trị đích thực, thực hiện hòa giải dân tộc trọn vẹn, chấn chỉnh đảng CS đang suy thoái thê thảm. Đó là con đường cứu dân, cứu nước, cũng là cứu đảng đang lao xuống dốc và lâm nguy vậy.
......

Bầu cử vị lãnh đạo nước Cộng Hoà Liên Bang Đức: Thủ Tướng

Trong thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia đã chọn cho mình một định chế chính trị để xây dựng và phát triển đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh như là Tổng Thống chế kiểu Mỹ, bán Tổng Thống chế kiểu Pháp, Đại Nghị chế như Anh Quốc hoặc Lưỡng Viện chế như Cộng Hoà Liên Bang Đức. Đó là những thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, phân quyền, tự do, dân chủ và cộng hoà. Ngoài ra, các quốc gia cộng sản có một định chế chính trị riêng biệt, chỉ có độc đảng cộng sản mới có quyền lãnh đạo toàn dân và điều hành quốc gia như Trung Cộng, Bắc Hàn, cộng sản Việt Nam hoặc ở một số quốc gia độc tài khác. Đó là thể chế chính trị trung ương tập quyền. Mọi quyết định thuộc về Bộ chính trị đảng hoặc Ban lãnh đạo đảng, ngay cả Hiến Pháp quốc gia cũng do đảng soạn thảo và tự biểu quyết.   Ở đây chúng ta tìm hiểu xem ai là vị lãnh đạo toàn dân và điều hành nước CHLB Đức và vị lãnh đạo đó được tuyển chọn như thế nào?. Đảng phái có số phiếu nhiều nhất trong cuộc bầu cử liên bang có thể cầm quyền trong chính phủ hay không? Vài nét đại cương về sự hình thành nước CHLB Đức: Đệ nhị thế chiến chấm dứt vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 khi nước Đức đầu hàng Đồng Minh. Các quốc gia Đồng Minh như Mỹ, Anh, Pháp cũng như Liên Xô đã chiếm đóng trên đất nước Đức. Vào ngày 23.5.1949 Luật Cơ Bản cho nước Cộng Hoà Liên Bang Đức (Das Grundgesetz fuer die Bundesrepublik Deutschland) được ban hành, chính là Hiến Pháp nước Cộng Hoà Liên Bang Đức (Die Verfassung der Bundesrepublik Deutschland). Nước CHLB Đức được thành lập từ đấy gồm có 8 tiểu bang ở Tây Đức cộng với các thành phố lớn như Hamburg, Bremen và phần đất Tây Bá Linh. 5 tiểu bang bên Đông Đức và phần đất Đông Bá Linh do Liên Xô chiếm đóng đã thành lập nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức (Deutsche Demokratische Republik, viết tắt DDR) kể từ ngày 7.10.1949.   Sau khi các chế độ cộng sản Đông Âu sụp đổ vào năm 1989, ngày 3.10.1990 Tây Đức và Đông Đức được thống nhất với tên nước là Cộng Hoà Liên Bang Đức (Bundesrepublik Deutschland, viết tắt BRD) nếu không nói là nước CHDC Đức bị sáp nhập vào nước CHLB Đức và cũng phải chấp nhận Luật Cơ Bản cho nước CHLB Đức là Hiến Pháp duy nhất làm nền tảng cho thể chế chính trị, cho các cơ quan pháp quyền và mọi cơ chế điều hành quốc gia của nước Đức thống nhất.   Chiếu theo Điều 20 của Hiến Pháp CHLB Đức đã xác định rõ:    - Cộng Hòa Liên Bang Đức là một Chính Phủ liên bang dân chủ và xã hội. - Tất cả các cơ quan chính phủ xuất phát từ người dân. Nó được thực hiện bởi người dân qua các cuộc bầu cử và biểu quyết bởi các cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp . - Pháp luật phải tuân theo các điều khoản Hiến Pháp quy định. Cơ quan Hành Pháp và Tư Pháp bị ràng buộc bởi pháp luật và công lý.      Qua điều luật nầy cho thấy, muốn xây dựng một chính phủ pháp quyền dân chủ và xã hội cũng phải từ dân, do dân mà ra và được Hiến Pháp minh thị. Muốn thành lập Chính Phủ nước Cộng Hoà Liên Bang Đức trước hết phải có cuộc bầu cử Quốc Hội Hạ Viện (Bundestag).       Bầu Quốc Hội Hạ Viện liên bang (Bundestag):        Chiếu theo điều 38 của Hiến Pháp CHLB Đức:        Các Dân Biểu của Hạ Viện (Bundestag) được bầu bởi cuộc bầu cử phổ thông, trực tiếp, công bằng, tự do và kín. Họ là đại diện của toàn dân, không bị ràng buộc bởi các áp lực hay hướng dẫn nào, và họ chỉ chịu trách nhiệm với lương tâm của họ. Vào ngày 22.9.2013 vừa qua, tại CHLB Đức đã tổ chức cuộc bầu cử Dân Biểu Hạ Viện thứ 18 kể từ khi nước CHLB Đức được thành lập từ năm 1949 đến nay. Người dân Đức đủ 18 tuổi tính đến ngày bầu cử, hội đủ điều kiện của luật bầu cử liên bang (Bundesgesetz) quy định, được quyền tham gia bầu các đại biểu cử tri vào Hạ Viện liên bang.   Nước Đức theo thể chế dân chủ tự do pháp quyền, đa nguyên đa đảng, do đó có nhiều đảng phái chính trị tham gia ứng cử để được dân chúng bầu đại biểu của đảng mình vào Hạ Viện. Trong cuộc bầu cử vừa qua tại CHLB Đức có các đảng phái chính trị như liên minh Thiên Chúa Giáo gồm có đảng Christlich Demokratische Union viết tắt CDU không hiện diện ở tiểu bang Bayern và Christlich-Sozial Union viết tắt CSU chỉ có ở tiểu bang Bayern (viết tắt là CSU), đảng Dân Chủ Xã Hội Đức (Sozialdemokratische Partei Deutschlands, viết tắt SPD), đảng Tự Do Dân Chủ (Freie Demokratische Partei, viết tắt FDP) [1], đảng Tả Phái (die Linke), Phong Trào Xanh (Grüne, Gruene), đảng Cướp Biển Đức (die Piratenpartei Deutschland, gọi tắt Piraten), đảng AfD (Alternative fuer Deutschland, viết tắt AfD), đảng Dân Chủ Quốc Gia Đức (Nationaldemokratische Partei Deutschlands, viết tắt NPD)… Kết quả cuộc bầu cử Hạ Viện (Bundestag) vào ngày 22.9.2013 được xác định như sau: Đảng phái chính trị  Kết quả đạt được [%] CDU/CSU 41,5 SPD 25,7 Linke 8,6 Grüne (Gruene) 8,4 FDP 4,8 AfD 4,7 Piraten 2,2 NPD 1,3 So sánh kết quả bầu cử giữa 2 phần đất của nước CHLB Đức cũ và nước CHDC Đức cũ có sự chênh lệch như sau: Các đảng phái chính trị  Tây Đức và Tây Bá Linh [%]  Đông Đức và Đông Bá Linh [%] CDU/CSU                                     42,2                                     38,5 SPD                                             27,4                                     17,9 Linke (đa số đảng viên gốc cộng sản cũ) 5,6                          22,7 Grüne (Gruene)                            9,2                                        5,1 FDP                                               5,2                                        2,7   Qua kết quả cho thấy đảng die Linke ở xứ Đông Đức vẫn còn có 22,7 % cử tri Đông Đức bầu cho đảng đổi danh này (trước ngày 3.10.1990 là đảng Thống Nhất Xã Hội Chủ nghĩa (SED) ở Đông Đức do cộng sản Đông Đức lập ra), nhưng ngược lại ở Tây Đức họ chỉ có được 5,6 % sự tín nhiệm của dân Tây Đức trong đó có thành phần thiên tả. Phân chia ghế ở Hạ Viện liên bang: Theo Hiến Pháp CHLB Đức thì đảng phái nào không đạt được 5 % tổng số phiếu thì không được vào Hạ Viện nên không được phân chia ghế nào. Các đảng phái như FDP, AfD, Piraten, NPD sẽ không có đại biểu trong Hạ Viện (Bundestag) của nhiệm kỳ tới. Như vậy chỉ còn lại các đảng như Liên Minh CDU/CSU, đảng SPD, đảng Tả (Linke) và Phong Trào Xanh (Gruene) mới được vào Hạ Viện. Ngày 22.10.2013 vừa qua cuộc họp đầu tiên của Hạ Viện trong nhiệm kỳ mới 2013-2017 gồm có 631 đại biểu và được phân chia như sau: Các đảng phái chính trị  Số ghế đạt được [ghế] Đại biểu Liên Minh (CDU/CSU) 311 Đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD) 193 Đảng Tả (Linke) 64 Phong trào Xanh (Grüne=Gruene) 63 Liên minh cầm quyền: Nhiệm vụ đầu tiên của Hạ Viện là bầu Thủ Tướng liên bang. Số phiếu tối thiểu để thắng cho chức vụ Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới là 316 phiếu, trên 50% gọi là đa số tuyệt đối (die erforderliche absolute Mehrheit). Như vậy, với kết quả trên không có đảng phái nào đạt số phiếu đa số tuyệt đối. Vì thế cho nên đảng đã có số phiếu cao nhất như liên đảng CDU/CSU cũng phải tìm cách liên minh với các đảng phái khác để có đủ túc số phiếu trên 50 %. Liên đảng CDU/CSU cũng có thể không được quyền lãnh đạo quốc gia nếu 3 đảng SPD, die Linke và Grüne (Gruene) liên minh với nhau. Vì thế, đảng phái đối lập đóng vai trò khá quan trong trong một quốc gia theo thể chế tự do dân chủ, pháp quyền và phân quyền.   Khi có sự liên minh cầm quyền thì các ghế Bộ Trưởng liên bang cũng phải được chia cho các đảng liên minh tuỳ theo số phiếu mà đảng đó đã đạt được trong cuộc bầu cử hoặc bằng những thoả thuận của họ. Sau nhiều tuần lễ các đảng CSU/CDU và SPD đã họp liên tục với nhau, hầu như những đường lối của 3 đảng có thể được đồng thuận và chấp nhận. Tuy vậy đảng SPD cũng phải lấy quyết định của tất cả đảng viên toàn đảng. Hiện nay trên toàn nước Đức đảng SPD có khoảng 475.000 đảng viên. Hai tuần qua đảng SPD trưng cầu ý kiến của tất cả đảng viên trong đảng. Đến tối Thứ sáu 13.12.2013 là ngày cuối cùng các đảng viên đảng SPD gởi thư biểu quyết về cho Ban Chấp Hành đảng SPD tại thủ đô Bá Linh. Sau khi kiểm phiếu thì có 76 % đảng viên toàn đảng SPD đồng ý liên minh cầm quyền với liên đảng CSU/CDU.          Thành lập Chính Phủ Liên Bang (Bundesregierung, Federal Government): Chính Phủ liên bang CHLB Đức gồm có: Nội Các liên bang (Bundeskabinett), Phủ Thủ Tướng liên bang (Bundeskanzleramt), Phủ  Báo Chí liên bang (Bundespresseamt). Ngoài vị Giám Đốc Phủ Thủ Tướng (Kanzleramtsminister = Kanzleramtschef), Phủ Thủ Tướng (Kanzleramt) có thêm 3 Bộ Trưởng gọi là Staatsminister. Mỗi Bộ Trưởng đặc trách một vài lãnh vực đặc biệt như văn hoá, hội nhập, tỵ nạn, truyền thông cũng như những liên hệ giữa tiểu bang và liên bang. Song vào đó những vị Bộ Trưởng nầy còn có nhiệm vụ cố vấn cho Thủ Tướng. Vai trò của Tổng Thống Đức: Mặc dù Tổng Thống CHLB Đức không trực tiếp điều hành quốc gia như vị Thủ Tướng nhưng là một vị nguyên thủ quốc gia. Tổng Thống liên bang Đức được bầu bởi Hạ Viện và Thượng Viện qua một Đại Hội liên bang (Bundesversammlung). Thượng Viện (Bundesrat) còn gọi là Hội Đồng Liên Bang được thành lập bởi các đại diện của các tiểu bang trong đó có các Thống Đốc tiểu bang (Ministerpresident). Hiện nay Thượng Viện có 69 thành viên. Khi bầu Tổng Thống liên bang số lượng đại biểu của Thượng Viện do các tiểu bang tiến cử phải bằng số lượng Dân Biểu của Hạ Viện. Tổng Thống liên bang Đức có nhiệm kỳ 5 năm, có quyền giải nhiệm Thủ Tướng liên bang chiếu theo đề nghị của đa số Dân Biểu Hạ Viện. Hạ Viện và Thượng Viện đều có Chủ Tịch do đại biểu của mỗi viện bầu ra. Nội Các liên bang và Phủ Thủ Tướng: (Bundeskabinett và Kanzleramt)   Khác với Tổng Thống chế, chiếu theo điều 62, 63, 64 của Hiến Pháp CHLB Đức thì Nội Các liên bang Đức gồm có Thủ Tướng và 14 Bộ Trưởng liên bang (Bundesminister, Federal ministers). Thủ Tướng do Hạ Viện (Bundestag) bầu ra, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ Tướng tiến cử các Bộ Trưởng liên bang lên Tổng Thống để được bổ nhiệm.   Để chuẩn bị bầu Thủ Tướng liên bang, vào ngày Chủ nhật 15.12.2013 vừa qua, các đảng liên minh cầm quyền đề cử các Bộ Trưởng liên bang để thành lập Nội Các liên bang, gồm có: Đảng CSU chỉ có ở tiểu bang Bayern nằm phía Đông Nam của nước Đức, nơi tổ chức Octoberfest hàng năm vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 tại Munich, là đảng anh em với đảng CDU có được 3 Bộ trưởng liên bang. Đảng CDU có 5 Bộ trưởng. Đảng  SPD có 6 Bộ Trưởng liên bang. Ngoài ra, vị Thủ tướng Liên bang chiếu theo Điều 69 của Hiến pháp đã tiến cử một Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng (Kanzleramtsminister) còn được gọi là Giám Đốc Phủ Thủ Tướng (Kanzleramtschef) cũng trực thuộc Nội Các liên bang (Federal Cabinet) . Vai trò của vị Bộ Trưởng nầy khá quan trọng, là người được Thủ Tướng tín cẩn, có trách nhiệm điều phối các bộ, cũng như các cơ quan mật vụ Đức, cũng như quyền thay thế Thủ Tướng liên bang khi cần thiết và cũng là một thành viên trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.  Bầu Thủ Tướng CHLB Đức (tiếng Đức gọi là Bundeskanzler (nam giới) hoặc Bundeskanzlerin (nữ giới), tiếng Anh (Chancellor):     Dr. Angela Merkel, Thủ Tướng Nước Cộng Hoà Liên Bang Đức Sau khi liên đảng ký hợp đồng liên minh cầm quyền một ngày thì  tân Hạ Viện (Bundestag) nhóm họp vào ngày 17.12.2013 tại trụ sở Quốc hội CHLB Đức ở thủ đô Bá Linh đã bầu bà Dr. Angela Merkel đương kim Chủ Tịch đảng CDU, làm Thủ Tướng Cộng Hoà Liên Bang Đức với số phiếu 462 tín nhiệm trên 631 tổng số phiếu của Hạ Viện cho nhiệm kỳ 2013-2017. Đảng SPD có số ghế nhiều thứ hai trong Hạ Viện, vị Chủ Tịch đảng của họ, ông Sigmar Gabriel nắm giữ vai trò Phó Thủ Tướng liên bang.   (Trụ sở Quốc Hội Liên Bang nước CHLB Đức tại thủ đô Bá Linh) Theo Hiến Pháp, kết quả bầu cử phải được trình lên Tổng Thống CHLB Đức trong ngày. Tổng Thống CHLB Đức ông Joachim Gauck (được Hội Nghị liên bang bầu vào ngày 18.3.2012), chiếu theo kết quả bầu cử Thủ Tướng của Hạ Viện bổ nhiệm chức vụ Thủ Tướng cho bà Dr. Angela Merkel với nhiệm kỳ 4 năm sắp tới. Sau khi Thủ Tướng tuyên thệ trước Chủ Tịch Quốc Hội Hạ Viện, Thủ Tướng sẽ tiến cử các Bộ Trưởng của các đảng liên minh cầm quyền trong Nội Các liên bang (Kabinett, tiếng Anh: Cabinet) lên Tổng Thống liên bang (Bundespresident) để được bổ nhiệm. Đặc biệt trong Nội Các liên bang nhiệm kỳ nầy, Bộ Trưởng Quốc phòng là bà Ursula von der Leyen đã từng là Bộ Trưởng Bộ Lao Động liên bang và đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Tất cả Bộ Trưởng trong Nội Các cũ hết nhiệm kỳ cùng ngày và Tân Nội Các thay thế và tuyên thệ trước Chủ Tịch Hạ Viện.           Kể từ năm 1949 đến nay có 8 vị Thủ Tướng nước Cộng Hoà Liên Bang Đức được Hạ Viện bầu ra để điều hành Chính Phủ liên bang sau đây cho ta nhận thấy rằng các đảng phái chính trị tại Đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo quốc gia cũng như vai trò đối lập. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của chính phủ, với quyết tâm tái thiết đất nước của toàn dân Đức cộng thêm sự hỗ trợ của Đồng Minh đặc biệt là Mỹ, chỉ sau thời gian ngắn của đệ nhị thế chiến chấm dứt, nước Đức bị tàn phá gần như 80 % đã hồi sinh. Ngày nay, có thể nói nước Đức là nước mạnh nhất ở Âu Châu không những về kinh tế mà ngay cả đến ngành khoa học kỹ thuật cũng rất tân tiến. Tại thành phố Darmstadt có Trung Tâm Điều Hành Không Gian Âu Châu gọi là ESA/ESOC - European Space Operations Centre. Theo thống kê, nước Đức có số lượng trữ kim đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 6,9 %. Hiện nay nước Đức thường được mời tham dự vào các cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Thường Trực Liên Hiệp Quốc gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng (+ Đức quốc trong tương lai) để cùng bàn những việc đại sự của thế giới. Điều đó cho thấy vị thế của nước Đức cũng có tầm quan trọng trong nhiều lãnh vực và có nhiều ảnh hưởng đối với thế giới.  Thời gian  Thủ tướng  Đảng phái liên minh cầm quyền 1949-1963 Konrad Adenauer CDU/CSU và FDP 1963-1966 Ludwig Erhard CDU/CSU và FDP 1966-1969 Kurt Georg Kiesinger CDU/CSU và SPD 1969-1972 Willy Brandt SPD và FDP 1972-1982 Helmut SChmidt SPD và FDP 1982-1998 Helmut Kohl CDU/CSU và FDP 1998-2005 Gehard Schröder (Schroeder) SPD und B´90/Grüne (Gruene) 2005-2009 Angela Merkel CDU/CSU và SPD 2009-2013 Angela Merkel CDU/CSU và FDP 2013-2017 Angela Merkel CDU/CSU và SPD KS Nguyễn Văn Phảy Cựu SVĐHLK Sài Gòn, Ban Công Pháp   ***           [1] Phần đọc thêm về đảng FDP:  Đảng Tự Do Dân Chủ (Freie Demokratische Partei, viết tắt FDP) đã được thành lập vào ngày 12.12.1948 tại Bonn trong những năm tháng đầu tiên nước Cộng Hoà Liên Bang Đức được hình thành. Kể từ khi thành lập đảng đến nay, trong nhiều nhiệm kỳ của Chính Phủ Liên Bang Đức, đảng FDP không những được bầu vào Hạ Viện mà còn liên minh với các đảng phái mạnh hoặc là CDU/CSU hoặc khi thì với SPD để tham gia vào chính phủ. Lần đầu tiên trong các cuộc bầu cử tại Đức cũng là thời vàng son nhất của đảng FDP, cuộc bầu cử Hạ Viện Liên bang Đức vào năm 2009, FDP đạt được 14,6 % của tổng số phiếu bầu cử. Lúc đó đảng FDP chiếm được 93 ghế Dân Biểu trong tổng số 622 ghế của Hạ Viện. Ngày 26.10.2009 đảng FDP đã liên minh với CDU/CSU để điều hành Chính Phủ liên bang. Bà Angela Merkel (Chủ Tịch đảng CDU) được Hạ Viện bầu làm Thủ Tướng. Ông Guido Westerwelle (Chủ Tịch đảng FDP) làm Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của CHLB Đức. Sau cuộc bầu cử Hạ Viện vào năm 2009 được khoảng một năm thì xu hướng chính trị của đảng FDP ngày càng yếu thế, để mất niềm tin đối với dân chúng. Đại hội đảng FDP vào tháng 3 năm 2011 đã bầu ông Dr. Philip Rösler (Roesler) làm Chủ Tịch đảng thay thế ông Dr. Guido Westerwelle. Ông Rösler (Roesler) trở thành Phó Thủ Tướng liên bang kiêm Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế liên bang. Với sự cải tổ trong đảng FDP, ông Christian Linder được ông Rösler (Roesler) tiến cử là Tổng Thư Ký của đảng FDP, nhưng sau thời gian ngắn ông Christian Lindner từ chức làm cho ông Rösler (Roesler) gặp nhiều khó khăn về việc củng cố đảng. Vì thế ông Rösler (Roesler) không thể nào cứu vãn tình thế sa sút của đảng FDP ngày càng nỗi bật. Điều quan trọng nhất là những bất bình trong nội bộ đảng FDP. Từ sự bất đồng đó đã dẫn đến kết quả bầu cử Hạ Viện yếu kém chưa từng xảy ra cho đảng FDP kể từ khi thành lập đảng. Cuộc bầu cử Hạ Viện vào ngày 22.9.2013 vừa qua, đảng FDP từ số phiếu 14,6 % năm 2009 chỉ còn lại 4,8 %. Đảng FDP bị mất 4.230.000 phiếu tín nhiệm của cử tri so với năm 2009. Vì có sự xuất hiện của đảng AfD trong cuộc bầu cử ngày 22.9.2013 nên nhiều phiếu cử tri trước đây dành cho đảng FDP bây giờ một phần dồn qua cho đảng AfD.  Vào ngày 6.12.2013, trước khi đại hội đảng FDP xảy ra từ ngày 7.12 đến 8.12.2013, Tổng Thư ký của đảng FDP, ông Patrick Döring (Doering), cáo buộc đảng ông đối xử kỳ thị chủng tộc với ông Phillipp Rösler (Roesler), Chủ Tịch đảng FDP sắp mãn nhiệm chỉ tại vì Philipp Rösler (Roesler) là người Đức gốc Việt và được sinh ra tại Việt Nam. Ông Döring (Doering) nói với báo „Neue Presse“ được xuất bản tại Hannover rằng có những khi ngồi uống nước, chè chén tán gẫu với nhau, một số đảng viên FDP thường phàn nàn về „anh người Việt“. Trong lúc đó các nghị viên, đảng viên đảng FDP ngồi cùng bàn cũng chỉ bênh vực cho ông Rösler (Roesler) một cách lấy lệ mà thôi.   Ông Döring (ông Doering) buộc tội những người phê bình và các nhà châm biếm đó rằng họ luôn có thái độ bất mãn với ông Rösler (Roesler) về sự kỳ thị chủng tộc. Ông nói: "Những hành vi này độc ác tinh vi mà tôi không thể tưởng tượng được, và đáng lo nhất là các điều đó lại xảy ra ở đảng của chúng ta".      Ngoài ra ông Döring (Doering) còn cáo buộc đảng FDP rằng khi đảng FDP bị bên ngoài tấn công, thì đảng FDP không những đã không có biện pháp phản ứng hay kháng cự nào thích ứng như các đảng phái khác đã từng làm mà lại còn tăng cường độ lời phê bình trước công luận.   Vào ngày 7.12.2013 đại hội bất thường của đảng FDP tại Bá Linh (Berlin), ông Chritian Lindner, nguyên là Chủ Tịch đảng FDP tại tiểu bang Nordrhein Westfalen đã được đại hội đảng bầu làm Chủ Tịch đảng (Bundesvorsitzender) FDP với số phiếu 79% thay thế ông Philipp Rösler (Roesler). Mặc dù đảng FDP không còn có Dân Biểu trong Hạ Viện liên bang nhiệm kỳ tới, nhưng ở Quốc Hội Tiểu bang (Landesparlament) đảng FDP vẫn có sự hiện diện trong 9 tiểu bang của tổng số 16 tiểu bang tại Đức. Trong Thượng Viện (Bundesrat) đảng FDP vẫn có Đại Biểu. Ngoaì ra đảng FDP còn có 12 Đại Biểu trong tổng số 99 Đại Biểu của nước CHLB Đức tại Quốc hội Liên hiệp Âu châu (EU).  
......

TAG DER MENSCHENRECHTE

10. Dezember 2013      Anlässlich des 65. Geburtstags der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte veröffentliche ich an dieser Stelle meinen Redebeitrag beim Tag der Menschenrechte für Vietnam, der am 7. Dezember 2013 in der Gemeinde Sankt Aloysius (Berlin-Wedding) stattfand. Sehr geehrte Damen und Herren, liebe Freundinnen und Freunde, vielen herzlichen Dank für die Einladung zum Tag der Menschenrechte für Vietnam, zu diesem Treffen hier in der Gemeinde Sankt Aloysius, die ich noch aus meiner Weddinger Zeit vor rund zehn Jahren kenne. Besonders danken möchte ich Herrn Dr. Trần Văn Tích vom Bundesverband der vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland für die Begleitung per E-Mail im Vorfeld des heutigen Abends. Wie komme ich zu der Ehre, hier und heute zu Ihnen sprechen zu dürfen? Sie werden schon an der Aussprache des Namens vorhin gemerkt haben, dass ich kein Vietnamesisch spreche. In der Tat bin ich kein Vietnam-Experte. Ob ich Menschenrechtsexperte bin, weiß ich nicht, aber ich habe mich zumindest in den letzten Jahren immer wieder mit Menschenrechtsfragen beschäftigt. Das wiederum hängt damit zusammen, dass mir die Menschenrechte am Herzen liegen, nicht nur, wenn es um Vietnam geht, sondern ganz allgemein. Also, Sie haben mich eingeladen als Person, die sich mehr mit den Menschenrechten als mit Vietnam beschäftigt, in der letzten Zeit aber vermehrt mit der Menschenrechtslage in Vietnam. 1. „Vietnam. Drei katholische Blogger in Haft“, „Vietnam. Neue Verhaftungswelle“, „Erst Kritik, dann Entlassung. Alltag in Vietnam“, „Vietnam. Wo Religion Privatsache ist“, „Studenten in Vietnam verurteilt“ – das sind einige der Überschriften, unter denen ich in diesem Jahr in meinem Weblog Jobo72 über die katastrophale Menschenrechtslage in Vietnam berichten musste. Auf die prekäre Menschenrechtslage in Vietnam wurde ich aufgrund eines Prozesses gegen 14 katholische Blogger am Anfang des Jahres aufmerksam. Als katholischer Blogger, der ich bin, muss ich auch in Deutschland einiges an Gegenwind ertragen, doch für meine Beiträge zehn, fünfzehn Jahre hinter Gittern zu verschwinden, das ist hierzulande undenkbar. Anders in Vietnam. Dort reichen, wie Sie ja wissen, einige kritische Bemerkungen aus, um inhaftiert zu werden. Wie kann ich meinen fernen Kolleginnen und Kollegen helfen, deren Schicksal mir nahe ging? Diese Frage beschäftigte mich. Einerseits: berichten, informieren, Partei ergreifen. Das war mir aber nicht genug. So entstand eine Petition, in der ich von den Vertretern meines Landes, also Deutschlands, diplomatische Maßnahmen zur Verbesserung der Menschenrechtssituation in Vietnam einforderte. Sie wurde über 2500 mal unterzeichnet. Mittlerweile habe ich die Petition an die Gremien weitergeleitet, an den Petitionsausschuss des Deutschen Bundestages und an die menschenrechtspolitischen Sprecherinnen bzw. Sprecher der Fraktionen – noch in der alten Zusammensetzung des Parlaments. Wie Sie wissen, befindet sich das politische Deutschland seit gut einem halben Jahr in einer kollektiven Nabelschau – erst Wahlkampf, dann die Wahl, jetzt seit einigen Wochen die schwierigen Koalitionsverhandlungen, die ja in diesen Tagen zum Abschluss kommen. Ich denke, dass wir bald wieder eine handlungsfähige Regierung haben werden, spätestens dann im nächsten Jahr, einen neuen Menschenrechtsbeauftragten ohnehin – denn der jetzige ist von der FDP. Dann wird es auch mit der Alltagsarbeit im Bundestag und in den Ministerien weitergehen. Und der Einsatz für Menschenrechte muss Alltag deutscher Politik sein. 2. Warum sind Menschenrechte so wichtig? Menschenrechte bürgen für Freiheit und die Bedeutung der Freiheit kann gar nicht hoch genug angesetzt werden. Für uns Deutsche, also für die Menschen meiner Generation, die aus dem Westen kommen, ist Freiheit selbstverständlich. Dass es nicht selbstverständlich ist, das können uns schon unsere Landsleute aus dem Osten sagen, die erst nach vielen Jahrzehnten Diktatur in den Genuss der Freiheit kamen. Und umso mehr sagen es uns die Menschen, die heute immer noch in Unfreiheit leben, entweder persönlich, wie heute Abend hier, oder aber durch Horrornachrichten, wie wir sie immer wieder aus den Ländern hören, in denen es keine Freiheit gibt, aus dem Iran, aus Nordkorea oder eben aus Vietnam. Noch einmal: Warum ist Freiheit, warum sind entsprechende Freiheitsrechte wichtig? Sie sind wichtig, weil sie zum einen das Wesen des Menschen berücksichtigen (wir sind nun mal nicht alle gleich) und zum anderen die Gesellschaft insgesamt politisch und wirtschaftlich voranbringen, durch Teilhabe der geeigneten Personen an den Entscheidungen (und nicht der Personen mit dem richtigen Parteibuch), durch die Chance, sich selbst zu verwirklichen und mit der Entfaltung der eigenen Talente die ganze Gemeinschaft voranzubringen (Wissenschaft, aber auch Kunst braucht in dieser Hinsicht Freiheit) und schließlich auch durch eine gerechte oder zumindest nicht ganz so ungerechte Verteilung der Güter auf einem freien Markt, wobei sich hier auch die Grenzen der Freiheit zeigen: die Freiheit des Anderen, vor allem die des Schwächeren. Für den Einzelnen ist vor allem die Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit ein hohes Gut. In Europa hat es lange gedauert, bis man das eingesehen hat. Auch die Katholische Kirche hat lange gebraucht, um die Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit anzuerkennen, im Grunde ist das erst im Zweiten Vatikanischen Konzil passiert, vorher nicht. Dabei ist die Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit ein zentrales, herausragendes, elementares und – bezogen auf die Genese der Menschenrechtsidee – ursprüngliches Menschenrecht und die Menschenrechte selbst lassen sich ohne das Christliche Menschenbild und die besondere Würde des Menschen als ebenbildliches Geschöpf Gottes gar nicht verstehen. Christliches Gedankengut zeigt sich denn auch überall im Kontext der liberalen Menschenrechte, in der Entwicklung, dem Wesen und dem Geltungsanspruch dessen, was als Freiheit von staatlicher Allmacht definiert wird. Es zeigt sich in Leib- und Lebensrechten, wie etwa im Folterverbot, und es liegt der Gleichberechtigung, zugrunde, die darauf basiert, dass wir Menschen vor Gott alle gleich sind, auch, wenn wir unterschiedlich aussehen, unterschiedliche Fähigkeiten haben und an Unterschiedliches glauben. In diesem Bewusstsein kann man Niemanden von den Menschenrechten ausschließen. Wer immer das tut, auch, wenn er dabei meint, die Kirche zu vertreten, handelt unchristlich. Das bedeutet nicht, dass man als Christ oder dass die Kirche insgesamt nicht eine klare Vorstellung von Gut und Böse haben sollte, von Wahrheit und Irrtum. Es bedeutet nicht, dass alles gleich gültig ist, ins Belieben des Menschen gestellt. Ganz und gar nicht. die Freiheit des Anderen, vor allem die des Schwächeren, dass sich aus der Sicht von Staat, Kirche und Gemeinschaft nichts Respektables an ihr finden lässt. Auch dann soll dieser Mensch frei sein, soll dieser Mensch seine Meinung sagen dürfen, soll dieser Mensch leben. Die Trennung von Person und Position, negativ: von Sünder und Sünde, ist ein Grundgedanke der christlichen Ethik, die sich in der Forderung nach Toleranz wiederfinden lässt. Die vielen Freiheiten in Politik, Wissenschaft, Medien und Kunst, das macht nicht zuletzt ein Blick in die Entwicklungsgeschichte der Menschenrechtsidee deutlich, gründen auf der einen elementaren Freiheit, der Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit. Dies lässt sich historisch zurückverfolgen bis zum Exodus des jüdischen Volkes, in der sich die erste kollektive Freiheitsbewegung der Geschichte manifestiert, deren Motiv auch in der religiösen Integrität der Israeliten liegt. Dann zeigt es sich in der Reformation, als Luther sein Gewissen bemüht und für sein Bekenntnis schließlich Anerkennung erwirkt. Bis zur echten Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit sollte es zwar noch einige Jahrhunderte dauern, aber immerhin wurde Mitte des 16. Jahrhunderts in Augsburg der Grundstein gelegt. Die Reformation ist die Urform des neuzeitlichen Widerstands gegen missbrauchte Macht. Man nennt die Menschen, die Luther folgen, bis heute auch Protestanten, also „Widerständische“. In diesem Sinne bin ich auch Protestant! Der Staatsrechtler Jellinek sieht in der Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit „das Ursprungsrecht der verfassungsmäßig gewährten Grundrechte“. Und der in Religionsfragen eher unverdächtige Marxist Ernst Bloch meint: „Die Bedeutung der Glaubensfreiheit kann daran gemessen werden, dass in ihr der erste Keim zur Erklärung der übrigen Menschenrechte enthalten ist“. Kurzum: Ringen um Freiheit war und ist zunächst das Ringen um Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit. Auch in Vietnam. In meinem neuen Buch „Das Gewissen“ geht es auch um diesen Zusammenhang von Gewissen, Glauben, Religion und den Menschenrechten, insbesondere den liberalen Menschenrechten, also den Freiheitsrechten. Mein Buch „Das Gewissen“ – das war der Werbeblock. Für die Gemeinschaft ist vor allem die Meinungs- und Pressefreiheit wichtig. Sie ermöglicht die Kritik der Zustände und damit die Bereitstellung von Lösungsansätzen zu ihrer Verbesserung. Deswegen laufen in Diktaturen bestimmte Dinge so katastrophal schief: Weil sich keiner traut, etwas dagegen zu sagen. Um das zu wissen, muss man noch nicht mal Demokrat sein. Auch ein guter König verlangt von seinen Beratern Ehrlichkeit. Denn irgendwann wird das Schweigen und Heucheln von der Realität bestraft. Bei den katholischen Bloggern, von denen ich eingangs sprach, kommt nun beides zusammen: Ein Mangel an Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit sowie ein Mangel an Meinungs- und Pressefreiheit. Das ist doppelt schlimm: Sie können nicht katholisch sein und sie können keine Blogger sein. Um ihnen beides zu ermöglichen, dafür habe ich in diesem Jahr gekämpft und werde es auch weiterhin tun. 3. Am Dienstag jährt sich die Verkündigung der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte zum 65. Mal. Am 10. Dezember 1948 beschloss die Generalversammlung der Vereinten Nationen die Resolution 217 A (III), die 30 Artikel der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte. Sie tat dies vor dem Hintergrund der Erfahrungen des Zweiten Weltkriegs und der Shoa, sie tat dies, um künftigen Generationen die Ausübung von Gewalt und Unterdrückung zumindest etwas zu erschweren. Ein für alle mal sollte der Welt klar gemacht werden: „Alle Menschen sind frei und gleich an Würde und Rechten geboren. Sie sind mit Vernunft und Gewissen begabt und sollen einander im Geiste der Brüderlichkeit begegnen.“ Alle Menschen. Die Betonung in dieser Formulierung liegt auf dem Wort alle. Die AEMR enthält Allaussagen, was den Anspruch auf universale Geltung hervorhebt. Menschenrechte sind Rechte für alle Menschen, unabhängig von ihrem Aufenthaltsort oder ihrem Glauben, ihrer Weltanschauung oder ihrem Geschlecht. Die Allgemeine Erklärung der Menschenrechte hat einen universellen Geltungsanspruch. Mit Universalität meine ich hier die Annahme unbegrenzter, überzeitlicher, unveränderlicher Gültigkeit einer Norm aufgrund eines allgemeinen Begründungstatbestands, dem jeder vernünftige Mensch zustimmen muss. Bei der Universalität geht es also um eine ethische Letztbegründung, die eine Norm universalisierbar macht. Universalisierbarkeit bedeutet entsprechend die allgemeine Anerkennung einer Norm und die Beachtung derselben aufgrund der Möglichkeit der Einsicht in den Begründungszusammenhang dieser Norm. Als Aufgabe würde die Universalisierung die faktische Umsetzung von als allgemeingültig anerkannten Normen vornehmen. Davon abzugrenzen ist eine Uniformierung, die auf die Durchsetzung bestimmter Normen weltweit setzt, wobei es aber an der Fundierung mittels des universalen Begründungszusammenhangs mangelt. Das muss man unterscheiden. Was die Vereinten Nationen mit der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte wollen, ist die Universalisierung fundamentaler Rechte, weil es eben keinen vernünftigen Grund gibt, jemanden von diesen Rechten auszuschließen, nur, weil er Hindu ist oder schwarz oder eine Frau oder Staatsbürger von Belgien. Damit ist nicht Uniformierung gemeint, was oft unterstellt wird. Es geht nicht darum, der ganzen Welt von oben herab eine christlich grundierte westliche Lebensform aufzudrängen. Dass die Weltgemeinschaft keinen ethischen Relativismus will, bedeutet nicht, dass sie keinen kulturellen Pluralismus duldet, solange eben elementare Rechte gewahrt bleiben. Das heißt: Die Geltung der Menschenrechte wird nicht durch ihre Genesis beschränkt. Dass sich die Menschenrechte einer bestimmten Tradition abendländischen Denkens verdanken (nämlich dem christlichen Humanismus), sagt nichts darüber aus, für wen sie gut sind (nämlich nicht nur für christliche Humanisten). Konkretisiert wurde der Gedanke universaler Menschenrechte aus der Allgemeinen Erklärung, die kein völkerrechtlich verbindlicher Vertrag, sondern bloß eine Art Absichtserklärung ist, in den Menschenrechtspakten, die rund 20 Jahre später verabschiedet wurden (1966). Die Sozialistische Republik Vietnam hat sowohl den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte als auch den Internationalen Pakt über wirtschaftliche, soziale und kulturelle Rechte ratifiziert und ist daher an die Inhalte dieser Verträge gebunden, also für die Wahrung der Menschenrechte verantwortlich. 4. Ich komme zum Schluss. Was können wir tun? Kurz gesagt: Unsere Freiheit hierzulande, für die wir dankbar sein können, nutzen, um auf die Lage derer, die diese Freiheit nicht haben, aufmerksam zu machen. Fast täglich erreichen mich Meldungen über neue Menschenrechtsverletzungen in Vietnam. Ich komme mit dem Berichten kaum nach. Seien Sie aber versichert, dass ich am Ball bleibe. Das Thema „Menschenrechte in Vietnam“ wird auch in Zukunft ein ganz zentrales Anliegen meiner Arbeit als Blogger sein. So lange, bis sich etwas ändert, so lange, bis die Kolleginnen und Kollegen in Vietnam genauso frei berichten können wie ich das hier in Deutschland tun kann. Vielen Dank für Ihre Aufmerksamkeit! (Josef Bordat)
......

Tốt Hay Tệ Hơn?

Is it better or worse? Đây là câu hỏi mà mấy hôm nay đi đâu tôi cũng nghe. Từ Hạ Viện cho đến Thượng Viện Mỹ. Từ Bộ Ngoại Giao nằm trên đường C ở Washington DC cho đến Trụ sở của Liên Hiệp Quốc nằm ngay trên đại lộ 1 ở New York. Nơi nào tôi và các bác đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ vào để tiếp xúc và thông báo cho họ biết về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 vừa qua, họ cũng đều hỏi câu này.   Và dĩ nhiên không phải câu trả lời nào cũng giống nhau. Mỗi người mỗi ý. Tuỳ vào trình độ, sự hiểu biết, và suy diễn của mỗi người. Có người bảo là nó rất tệ. So với năm 2012 thì nó tệ hơn nhiều. Nhất là với những vụ bắt bớ, đàn áp những bloggers, thành viên các nhóm xã hội dân sự như No-U, Mạng Lưới Bloggers Việt Nam, Con Đường Việt Nam, v.v...   Riêng câu trả lời của tôi có hơi khác với một số nhận định, kể cả nhận định của một số tổ chức nhân quyền lớn trên thế giới như Freedom House, Human Rights Watch. Tôi không nghĩ mức độ đàn áp ở Việt Nam tệ hơn những năm trước. Có nhiều người bị bắt hơn. Đúng. Công an vẫn tiếp tục đánh người dã man như những năm trước. Chính xác. Nhà cầm quyền ngày càng dùng những thủ thuật tinh vi hơn để đàn áp, bóp chặt, và ngăn chận những tiếng nói độc lập. Chắc chắn không thể phủ nhận. Nhưng điều đó không có nghĩa nó tệ hơn. Có nhiều người bị bắt hơn không phải vì Bộ Công An sẵn sàng ra tay trừng trị tất tần tật mọi người mà vì đơn giản ở Việt Nam ngày càng có nhiều người dám nói (và dám làm) hơn. Ba năm về trước tiếng nói của các anh em trẻ trong nước không mạnh và nhiều như bây giờ.   Không những họ dám chính thức thành lập các tổ chức, mạng lưới và tranh đấu cho quyền con người của chính họ mà họ còn sẵn sàng đón nhận những đòn trả thù của chính quyền, bất chấp mọi khó khăn. Kể cả việc họ bị đánh hội đồng, bị lăng nhục, bị tạm giam và tra khảo sau những chuyến đi du học trở về nước. Những hình ảnh đàn áp các giáo dân ở Vinh, ở Nghệ an, gia đình của các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Điếu Cày, Lê Quốc Quân và những bloggers trên khắp đất nước cũng chứng minh cho thấy việc bắt bớ, đánh người vô cớ vẫn tiếp tục.   Tuy nhiên, chúng ta thấy và biết được điều này nhờ vào các kỹ thuật, trang mạng truyền thông, xã hội như Skype, Facebook, Dân Luận, Dân Làm Báo, v.v... chứ không phải vì có nhiều người bị đánh hơn. Tôi e rằng trước đây cũng có nhiều người bị đánh đến chết ngay trong phòng tạm giam như bây giờ nhưng bởi thông tin không lọt được ra ngoài nên ít người biết đến. Còn bây giờ thời thế đã khác. Chỉ có cách hành xử của công an (hay chính xác hơn là côn an) là vẫn y như cũ. Tôi cho nó không tệ hơn là vì thế. Dĩ nhiên cũng có người sẽ không đồng ý với tôi. Đặc biệt khi họ viện dẫn các nghị định mới như nghị định 72, 174 vừa được thông qua cho phép nhà cầm quyền phạt tiền hoặc cấm không được dùng Facebook để bàn cãi về một vấn đề nào đó hay dùng những tội danh mới như ‘trốn thuế’ trong trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân và em trai là Lê Đình Quản để đánh sập cả gia đình, dòng họ.   Ở một góc độ nào đó tôi thấy điều đó cũng chính xác. Vì với số tiền phạt của cả hai anh em Lê Quốc Quân và công ty bị buộc phải đóng là 8 tỷ đồng (tương đương gần 400,000 đô Mỹ) chưa tính đến việc bị xử tù thì hiện trạng nhân quyền ở Việt nam ngày càng trong có vẻ như tệ hơn. Nhưng nó có thật sự như vậy không? Tôi nghĩ là không. Hình thức có thể khác. Nhưng chung quy mức độ nó vẫn vậy.   Nhà báo Blogger Điếu Cày cũng đã từng bị ghép vào tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù, anh lại tiếp tục bị xử 12 năm vì tội ‘tuyên truyền’ chống phá chế độ. So với bản án 30 tháng tù giam và gần 100,000 đô của luật sư Lê Quốc Quân thì tôi thấy nó cũng... same same. Chẳng có gì là sáng sủa. Tốt hay tệ hơn.   Tháng trước Việt Nam đã cam kết và thông qua Công Ước chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc nhưng việc đánh đập, hành hung vẫn xảy ra ngay sau đó. Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Cũng tháng trước Việt Nam đã long trọng hứa sẽ thực thi và bảo vệ quyền con người trước khi được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền. Nhưng cũng chính họ vẫn tiếp tục chà đạp và làm ngơ đi những lời hứa của chính mình. Điều đó có nghĩa là họ tệ hơn không? Không. Hoàn toàn không. Họ vẫn là họ và sẽ mãi mãi là họ. Hình thức và cách hành xử trong và ngoài nước của họ có thể thay đổi. Nhưng bản chất của nó sẽ không bao giờ.   Có khác chăng là sự nhận thức và lòng quyết tâm của các anh chị em trẻ ở trong nước. Với khả năng và sức mạnh ngày càng lớn của cộng đồng chúng ta ở hải ngoại. Chắc chắn chúng ta sẽ giúp được nhiều hơn nữa để tiếng nói của họ được đi xa hơn và có trọng lượng hơn. Để trong một ngày không xa, chính những người Việt yêu chuộng tự do như chúng ta mới là sự thay đổi. Một sự thay đổi tốt hơn. Chứ không phải là từ bất kỳ một chính phủ ngoại bang nào. Hay sự độc tài, đảng trị. Nguồn: Blog / Trịnh Hội  
......

Phong Trào Bất Tuân Dân Sự Tiến Lên

Nếu chúng ta không gấp rút vận động tổ chức các hoạt động bất tuân dân sự thành những phong trào rộng lớn, khắp nơi để tràn ngập lực lượng côn an, dân phòng, xã hội đen đủ loại, chúng ta sẽ bị chia cắt, chịu tổn thất lẻ tẻ, bị cô lập, bắt bớ theo cách bẽ đũa bẽ từng chiếc. Vạn sự khởi đầu nan! Tới nay đã có những bước khởi đầu phấn khởi. Vậy thì tất cả đồng lòng mở rộng vòng tay, kết thành đại khối đấu tranh, phát khởi cuộc toàn quốc phản kháng, đưa Đất nước, Dân tộc vào VẬN HỘI MỚI. * Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng: “Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.” Câu khuyến cáo kể trên được phát biểu cách nay hơn ba mươi năm. Bây giờ là lúc người Việt chúng ta phải hy sinh để thực hiện cho bằng được để có thể xóa bỏ độc tài, độc đảng và mang lại nền dân chủ thật sự cho đất nước. Bà J. W. E Spies, Bộ trưởng Nội vụ Hòa Lan cũng nói rằng: “Người Việt Nam trước tiên phải hy sinh, phải tranh đấu cụ thể cho đất nước của chính mình trước khi mong đợi người ngoài giúp đỡ.” Những điều mà ông David Steinman và bà J. W. E Spies phát biểu đã và đang từng bước hình thành tại Việt Nam. Ngày 10 tháng 12, 2013, Mạng Lưới Blogger VN chính thức ra mắt tại Hà Nội. Câu kết của bản tuyên bố ra mắt: “Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền quyết định vận mạng của mình và góp phần quyết định vận mạng của đất nước; và những quyền này không thể là đặc quyền, được giao phó hay bị giành riêng bởi một nhóm người, một tập thể nào trong xã hội”. Tại Hoa Kỳ, một đất nước Tự do - Dân chủ có câu nói phổ thông: Mỗi người dân đều có MỘT TIẾNG NÓI về hướng đi của quốc gia (Everyone has A SAY about national direction), thể hiện trong đời sống chánh trị: Mỗi người MỘT LÁ PHIẾU (One person, one vote). Câu chuyện ra mắt Nhóm Blogger nầy tự thân mang 3 ý nghĩa: 1/ Bất tuân lệnh cấm tụ họp quá 5 người theo nghị quyết 38 NQ/CP. 2/ Bất tuân lệnh cấm lập hội tư. 3/ Phản kháng NĐ72 về hạn chế thông tin và đòi quyền tự do phát biểu tư tưởng, chính kiến. Ngày 11/12/ 2013, LS. Lê Thị Công Nhân loan báo việc thành lập “Hội Bầu Bí Tương Thân” với mục tiêu kể sau: “Mục tiêu của Hội nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và sự đơn độc cho tù nhân lương tâm, dân oan và gia đình của họ bằng việc hỗ trợ vật chất và chia sẻ tinh thần.” Việc lập hội nầy cũng là hình thức bất tuân dân sự về qui chế lập hội tư vừa tỏ ý đoàn kết với tù nhân lương tâm và dân oan. Nêu lên hai trường hợp mới nhất về hoạt động “xã hội dân sự tự phát” để cho thấy bước khởi đầu đầy triển vọng để tiến lên thành phong trào bất tuân dân sự rộng lớn. Trên đây là các hội hoạt động nhằm vào các quyền dân sự phổ quát. Bây giờ xin đi thẳng vào triển vọng thành lập các phong trào tranh đấu trực diện sát sườn theo phương thức “bất tuân Dân sự.” 1/ PHONG TRÀO NÔNG DÂN BẤT TUÂN CƯỞNG CHẾ Cho đến nay, các nhóm nông dân Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản trên Miền Bắc và nông dân, thị dân Sài gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Mỹ Tho vẫn tranh đấu rời rạc. Vì vậy mà việc chống bạo quyền cào nhà cướp ruộng đất không có kết quả, mặc dù có 2 trường hợp dùng bạo lực như vụ Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng và vụ bi thảm Đặng Ngọc Viết, Thái Bình. Vì vậy mà việc tổ chức, liên kết nông dân bị cưỡng chế ruộng đất thành một phong trào thật là cần thiết và cấp bách trong khi các điều kiện tổ chức phong trào đã chín muồi từ lâu.   2/ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN BẤT TUÂN LUẬT CÔNG ĐOÀN “Ngày 27-10-2010 Đỗ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công.” Đó là câu chuyện của nhóm Đỗ Thị Minh Hạnh - Nguyễn Hoàng Quốc Hùng - Đoàn Huy Chương tổ chức công nhân xưởng giày da ở Trà Vinh đình công “tự phát” ngoài khuôn khổ “Công đoàn Nhà nước” hay công đoàn do đảng điều khiển thì cũng vậy.   Đây là điển hình của bất tuân dân sự tích cực dưới hình thức đình công. Chỉ tiếc một điều là nhóm Minh Hạnh hoạt động đơn lẽ, thiếu nhân nhóm hậu bị và nhất là liên kết tổ chức. Dù sao thì đây cũng là kinh nghiệm tốt nhất để các nhóm hoạt động về công nhân, lao động học hỏi rút kinh nghiệm về tổ chức và nhất là liên kết thành phong trào rộng lớn: Đình công đồng loạt trên một vùng kinh tế quan trọng như khu tam giác Sóng Thần, Thủ Đức - khu kỹ nghệ Biên Hòa - khu công nghiệp Thủ Dầu Một, Bình Dương có khả năng gây tê liệt sản xuất quan trọng. Nếu được như vậy, khi tổng bất tuân dân sự toàn quốc phát khởi, phong trào công nhân sẽ góp phần thật quan trọng. 3/ PHONG TRÀO TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC Mùa hè năm 2011, trong 11 cuộc biểu tình của tuổi trẻ yêu nước chống tàu xâm lăng, hấu như vắng bóng giới sinh viên chính danh. Ngày 16 tháng 5 năm 2013, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và nam sinh viên Đinh Nguyên Kha hiên ngang thách đố cường quyền trước pháp đình cs Long An. Cô gái nhỏ tuổi đôi mươi Phương Uyên bị cáo buộc vì tội trương hai lời nguyền thắm máu: “Đi, chết đi đảng cộng sản vn bán nước” “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” Nguyên Kha dõng dạc cất cao lời nói: “Tôi là người yêu nước, yêu dân tộc Tôi chỉ chống đảng cộng sản Mà chống đảng thì không có tội” Đây là hai tia lửa phát khởi giữa khung trời tối tăm của tập thể sinh viên. Rồi đây nếu được tổ chức dìu dắt sẽ trở thành lực lượng xung kích trong phong trào bất tuân dân sự toàn quốc. Nếu sinh viên, thanh niên hành động có tổ chức và đồng loạt sẽ là những chiến sĩ kiên cường vận động và tổ chức các phong trào nông dân, công nhân, phong trào chống sưu cao thuế nặng, phong trào bất tuân lịnh trưng tập quân sự, tức chống bắt lính... kể cả phong trào du ca về nguồn, ca ngợi anh hùng dân tộc chống xâm lăng, ca ngợi tình thương, tình tự Dân tộc... Tóm lại, trong cuộc vận động quảng bá nhân quyền ngày 10 tháng 12 vừa qua, máu đã đổ ở Sài Gòn. Nếu chúng ta không gấp rút vận động tổ chức các hoạt động bất tuân dân sự thành những phong trào rộng lớn, khắp nơi để tràn ngập lực lượng côn an, dân phòng, xã hội đen đủ loại, chúng ta sẽ bị chia cắt, chịu tổn thất lẻ tẻ, bị cô lập, bắt bớ theo cách bẽ đũa bẽ từng chiếc. Vạn sự khởi đầu nan! Tới nay đã có những bước khởi đầu phấn khởi. Vậy thì tất cả đồng lòng mở rộng vòng tay, kết thành đại khối đấu tranh, phát khởi cuộc toàn quốc phản kháng, đưa Đất nước, Dân tộc vào VẬN HỘI MỚI. Thanh niên là rường cột Quốc gia Là người chủ tương lai của Đất nước Tương lai của Quốc gia - Dân tộc nằm trong tay tất cả chúng ta! Nguyễn Nhơn Nguồn:danlambaovn.blogspot.com ***** Từ Độc Tài Đến Dân Chủ Gene Sharp Đấu Tranh Bất Bạo Động Việt Tân xin trân trọng giới thiệu đến đồng bào khắp nơi, đặc biệt là những vị đang đấu tranh cho Dân Chủ tại Việt Nam, tài liệu nghiên cứu Từ Độc Tài Đến Dân Chủ (From Dictatorship to Democracy) của Tiến sĩ Gene Sharp. Ông là một viện sĩ thuộc Học Viện Albert Einstein, chuyên nghiên cứu và hỗ trợ việc xây dựng thể chế dân chủ trên khắp thế giới. Trong tài liệu này TS Gene Sharp tổng hợp những bài học kinh nghiệm đấu tranh chống độc tài của nhiều dân tộc suốt hơn nửa thế kỷ qua.   Trong những năm tháng gần đây, các phong trào đấu tranh thành công tại Georgia, Ukraine, Kyrgystan, v.v... đã phiên dịch, truyền tay và tận dụng tài liệu này khi điều hướng các cuộc đấu tranh của quần chúng. http://www.viettan.org/Tu-%C4%90oc-Tai-%C4%90en-Dan-Chu,2250.html  
......

Thiết Tha Kêu Gọi Tiếp Tay Tố Cáo Công An Bạo Hành

Vào lúc 8h 30 sáng thứ ba ngày 10/12/2013, "Ngày Quốc tế Nhân Quyền". Tôi: Nguyễn Đức Quốc cùng vợ chông lê Thị Phương Anh, Lê Anh Hùng & Phan Đình Thành từ Lăng Cô đến số 80 Lê lợi, Trụ sở CA TP Đà Nẵng, để đòi lại tài sản đã bị CA phường Hòa Minh thu giữ trái phép, bắt chúng tôi một cách vô lý và vô luật vào tối 07- 12/2013 tại nhà nghỉ Hồng Ngọc ở đường Nguyễn Huy Tự, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Anh Nguyễn Đức Quốc Khi chúng tôi đến như lời hẹn của CA phường Hòa Minh (đến CA TP Đà Nẵng giải quyết) đến nơi chúng tôi được một viên CA TP Đà Nẵng cho biết CA TP Đà Nẵng không hay biết sự việc, và hướng dẫn chúng tôi về CA phường Hòa Minh đề nghị trả lại tài sản hoặc phải báo cáo cho CA TP.   Lúc 10h chúng tôi và một số anh em quen biết ở Đà Nẵng, đến CA phường Hòa Minh để đòi lại tài sản, nhưng ở đây lại chỉ lên CA TP. Vì quá bức xúc trước việc làm sai trái của CA ở đây, chúng tôi đã biểu tình đòi tài sản một cách ôn hòa ngay trước trụ sở CA phường Hòa Minh, ngay lúc đó chúng tôi đã bị một số côn đồ là những người tự xưng CA đã đạp tung cửa phòng và bắt chúng tôi tại nhà nghỉ Hồng Ngọc và đánh đập một cách dã man trước sự chứng kiến của nhiều người tại đây và khách đi đường, hậu quả tôi phải cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa ĐN với kết quả " Chấn thương sọ não" .   Trong khi chúng tôi bị đánh đập, tôi biết có nhiều người quan tâm đã quay phim, chụp ảnh. Vậy tôi xin thông báo để những ai đã chụp được hình ảnh hay quay phim lúc chúng tôi bị công an, côn đồ đánh đập dã man tại trước cửa trụ sở CA phường Hòa Minh. Xin vui lòng gửi cho tôi qua tin nhắn FB hoặc email có Nickname: nguyenthao543@gmail.com. Để chúng tôi có thêm bằng chứng mà tố cáo hành vi côn đồ đánh đập người dân của bọn công an, côn đồ...   Tôi biết từ trước đến nay đồng bào chúng ta đã bị công an, côn đồ đánh đập xong vì nhiều lý do mà không dám tố cáo, nay tôi tha thiết xin bà con nếu ai có hình ảnh hôm đó xin gửi về cho chúng tôi qua địa chỉ FB hoặc email nói trên. Tôi xin chân thành cám ơn. Kính Nguyễn Đức Quốc www.ducme.tv - Cà Phê Tối - Nguyễn Đức Quốc kể chuyện bị công an hành hung 11.12.2013 http://www.youtube.com/watch?v=u-w9TtebZaE  
......

Dưới Bóng Hoàng Hôn Xã Hội Chủ Nghĩa

Người ta nhìn thấy một gương mặt âm u trong buổi chiều tà của một vở diễn mà ở đó, sân khấu nhuộm máu khô, rác rến và những bàn tay người chới với kẽm gai… Một cuộc triển lãm xếp đặt nghệ thuật chăng? Không phải thế, đó là hiện thực sinh động, một hiện thực làm rơi nước mắt trên miền Nam Việt Nam hiện tại. Một miền Nam sau ba mươi mấy năm, người Cộng sản đã mang những thứ ấy để trưng bày, chưng diện và sơn phết lên số phận của vài mươi triệu người. Đừng nghĩ rằng đây là một sự hoang tưởng hay một đoạn văn siêu thực!   Sở dĩ tôi dám bạo miệng nói như thế, vì tôi quá đau buồn khi nghĩ đến những người tài xế xe, cũng có lúc họ hầm hố, găng tơ, nhưng đó là những khi họ quá bức bách, căng thẳng bởi cuộc sống thường nhật, bởi những cây dùi cui và màu vàng vừa quen thuộc vừa đe dọa – màu vàng cảnh sát giao thông. Và, đau buồn nhất là giữa con người với con người, chẳng còn tình người, người bóc lột người, người đối xử với người còn tệ hơn cả thú vật, không còn yêu thương, không còn niềm tin, không tôn trọng và cũng không còn nốt lòng tự trọng!   Vì sao? Vì sau ba mươi mấy năm, nhà nước Cộng sản đã mang hai thứ rác kinh hoàng, dị hợm nhất để nhuộm miền Nam Việt Nam, đó là lòng tham và chủ nghĩa Cộng sản. Hai thứ này, tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó là hai mặt mâu thuẫn để phát triển của một chủ đích, âm mưu hay là một lý tưởng độc tài! Lần vứt rác đầu tiên vào miền Nam của người Cộng sản, có thể nhắc đến nền kinh tế tập trung bao cấp. Từ một miền Nam hoa lệ, trù phú và hào sảng, trong chốc lát bỗng tan tác, người thì bỏ chạy, kẻ thì mất trắng, chết chóc, tù đày, những người dân từ chỗ giàu có, tự tin trở nên nghèo khổ và tự ti. Với đời sống tem phiếu, xếp hàng nhận miếng ăn, cái đói luôn đe dọa đã đẩy con người xuống hàng súc vật, làm thí xác để rồi chờ ban phát miếng ăn. Không hơn không kém.   Chính môi trường này cộng với quyền lực của các ông, các bà lương thực, thuế vụ nói riêng và cán bộ mũ cối nói chung đã đẩy con người đến chỗ sợ đói, sợ chết và sợ bị mất phần, phải xuống nước và thậm chí không ít người phải khúm núm trước các ông các bà lương thực, cán bộ mũ cối và cầu cạnh họ với hy vọng mình không bị cắt xén miếng ăn…! Sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, nạn hôi của bùng phát, “kẻ chiến thắng” đã chẳng ngại ngần lùng sục, lấy bất kì cái gì đang có của “bên chiến bại”, không ngoại trừ vợ con và số phận, mạng sống của đối phương. Nạn hôi của đã biến miền Nam Việt Nam thành một cái chợ hay một bãi tha ma tràn ngập tiếng kêu than và oán hận, cừu thù dậy sóng. Và vết dấu của nạn hôi của kéo dài, loang rộng mãi về sau này, khi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa xuất hiện. Chưa xong, đó chỉ là một sọt rác bản năng mà người Cộng sản mang vào miền Nam, sọt rác tư tưởng cũng không kém phần li kì, gay cấn, nó nghiễm nhiên biến sự cướp giật, vô cảm thành một chủ nghĩa, chủ thuyết và đương nhiên, hành vi cướp giật, máu lạnh trở nên vững chãi hơn, có cơ sở lý luận hơn khi chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lê nin, Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức bước qua cửa giảng đường, biến thành “hòn đá tảng tư tưởng” của hàng hàng lớp lớp thế hệ sau này. Không cần biết đúng sai, không cần biết thế giới đã lên đường, đã bước vào đại lộ văn minh từ lâu, không cần biết học sinh, sinh viên có ưa hay không ưa thứ tư tưởng này, nó được xếp vào môn bắt buộc phải học và được đào tạo theo qui trình học thuộc lòng, đến kỳ thi lại chép những thứ mình đã học thuộc lòng ra giấy để vượt qua kì thi. Bất kì học sinh, sinh viên nào không thuộc lòng nó (đừng hòng giở tài liệu để sao chép, riêng môn học liên quan đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản, giám thị phòng thi hét ra lửa!) thì mới hy vọng có tấm bằng sau này. Và nó nghiễm nhiên nằm lòng, ăn sâu vào não trạng nhiều thế hệ, dù muốn hay không muốn! Cái gì đến cũng phải đến, những ai đoạn tuyệt với nó cũng đã hiện diện, cũng đã lên tiếng kêu gọi nhân quyền, dân chủ, cởi mở, bảo vệ lãnh thổ… Những ai bị nhiễm sắc của nó cũng lộ diện đầy rẫy trong xã hội Việt Nam hiện tại. Câu chuyện chiếc xe chở bia đi qua bùng binh Biên Hòa, ôm cua bị lạc tay lái làm đổ nhào bia ra đường và thay vì người dân dừng lại để giúp đỡ cho người bị nạn, họ đã thi nhau xúm vào giành giật, hôi của, cướp cạn. Mười mấy ngàn thùng bia Tiger bay vèo trong vòng chưa đầy ba mươi phút, người tài xế từ chỗ kêu gào, van xin người ta đừng lấy bia của mình chuyển sang cuống cuồng bốc lấy bốc để, chạy đua với thiên hạ để giữ lại chút tài sản đang bốc hơi của mình. Không còn gì đau đớn và nhục nhã hơn! Lạ ở chỗ, sau một thời gian dài người tài xế không may và ông chủ xe của anh ta chờ đợi bảo hiểm giải quyết, bảo hiểm kết luận đây không phải là tai nạn mà đây là một vụ cướp. Cuối cùng, bên công ty vận tải hỗ trợ 20 triệu đồng, chủ xe và người tài xế phải bỏ ra 270 triệu đồng để trả nợ nếu không muốn ngồi tù(?). Thử đặt vấn đề: Nếu đây là một vụ cướp, thì vụ cướp này không tầm cỡ về kinh tế nhưng lại có qui mô rất lớn và diễn ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật, ngay ở bùng binh, giữa trung tâm và tai mắt an ninh. Vậy lúc này công an giao thông đang ở đâu mà không đến vãng hồi trật tự giao thông? Cảnh sát cơ động, công an khu vực ở đâu mà không đến dẹp loạn, bảo vệ an ninh và tài sản cho nhân dân? Suy cho cùng, chiếc xe chở bia kia cũng phải đóng mọi thứ thuế theo qui định của pháp luật, không ngoại trừ cả thuế an ninh để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông. Lẽ ra khi có cướp, ngành an ninh phải vào cuộc, phải truy đuổi, điều tra và thu hồi tài sản cho khổ chủ mới đúng chứ! Cho dù con số thu hồi không nguyên vẹn chăng nữa nhưng chí ít nó cũng cho thấy nền an ninh Việt Nam không phải là thứ an ninh giả cầy chỉ biết mè nheo và trấn lột. Nhưng không, chính sự thiệt hại của chủ xe, của tài xế cũng như những khó khăn phía trước của những người tội nghiệp này cộng với thái độ hoàn toàn im lặng của ngành an ninh thành phố Biên Hòa sau hơn hai tuần dư luận xôn xao, đến nước họ tự cảm thấy nhột, buộc lòng phải lên tiếng gọi là điều tra, truy tố… đã cho thấy họ vốn là thứ an ninh giả cầy, bản chất họ là vậy, vì họ được học hành, được đào luyện trong môi trường Cộng sản xã hội chủ nghĩa.   Sau ba mươi mấy năm chiếm miền Nam, qui đất nước về một mối, cái điều mà nhà nước Cộng sản làm được nhiều nhất, đó là biến miền Nam Việt Nam thành một hố rác của lòng tham, đánh mất tự trọng, tội ác, vô cảm,bất chấp… trên nền tảng một hệ thống cai trị luôn mở đường để những thứ này tiến xa hơn, đạt ngưỡng “đỉnh cao trí tuệ” của chủ nghĩa Cộng sản. Tự dưng, nhìn vào hiện tình đất nước, cảm giác buồn và ớn lạnh thoáng qua, cứ như đang ngồi giữa sân ga vắng và đâu đó xa xa là tiếng lao nhao kêu than, tiếng trống điếu tang, tiếng chửi thề… Dưới một hoàng hôn đỏ ối màu máu! Đau thật là đau! Nguồn: VietTuSaiGon's blog
......

Đinh Nguyên Kha đã bị âm thầm chuyển ra trại giam Xuyên Mộc

Trại giam K3, Xuyên Mộc – Bà Rịa – Vũng Tàu: Lần thăm Kha đầu tiên   13/12/2013. Tôi lên trại tạm giam công an Tỉnh Long An thì nhận được tin báo rằng Đinh Nguyên Kha đã chuyển đi đến trại giam Bộ Công An tại Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 11/12/2013. Gia đình tôi không nhận them bất kỳ một thông báo nào khác từ Kha hay từ nhà giam. Tôi chỉ biết hỏi thăm những gia đình tù nhân khác để có thêm chi tiết trang bị cho chuyến đi Xuyên Mộc vài ngày sắp tới. 15/12/2013. Tối, tôi và chị đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết cho chuyến thăm nuôi đầu tiên tại khu trại giam xa xôi, hẻo lánh. Bản đồ từ dẫn đường từ google được in ra giấy. Hai chị em nhìn nhau như muốn nói: “đường đi chua lét”. 16/12/2013. 5h sáng chúng tôi khởi hành bằng xe máy. Trời âm u, gió lạnh cóng cả đôi bàn tay. Phóng xe trên quảng đường dài nhưng không mệt mõi. Vì tâm trạng bồn chồn, nôn nao muốn gặp lại người em đang đơn độc ở nơi xa xăm khắc nghiệt. Rừng cao su nối tiếp trùng trùng bao bọc lấy con đường nhựa hẹp teo loang lỗ bùn lầy. Mưa lất phất, mây xám dầy đặc làm không gian thêm ảm đạm. Vì không biết Kha bị đưa đến phân khu nào thuộc trại giam Xuyên Mộc, nên tôi đành phải đi hỏi và nhờ xác minh từng phân khu. Chạy dọc theo tỉnh lộ 764 đến Sông Ray, tôi đến một phân khu nằm men theo con lộ. Tôi vào hỏi thăm để xác minh thì họ bảo rằng không có ai tên Đinh Nguyên Kha cả. Họ hướng dẫn tôi đi tiếp đến khu K1 để biết thông tin. Tiếp tục theo tỉnh lộ 764 rồi đến tỉnh lộ 328, tôi đến được phân khu K1 trại giam Xuyên Mộc. Làm thủ tục tại phòng bảo vệ, tôi được hướng dẫn đi bộ vào sâu bên trong hơn 300m đến nhà thăm gặp. Tại đây, tôi tiếp tục hỏi thăm về tù nhân chính trị Đinh Nguyên Kha. Một cán bộ trại giam già trả lời rằng: ”Ở đây không nhốt tù chính trị, lên khu K3 hỏi đi”. Tôi đi ngược ra cổng bảo vệ và nhờ anh này hướng dẫn đường lên phân khu K3.Theo tỉnh lộ 328, cách khu K1 khoảng 5km, tôi tìm gặp khu K3. Rẽ vào con đường nhỏ ngoằng nghèo, đi thêm 3km nữa, tôi đến được khu K3. 10h30. Khu trại K3 hẻo lánh, nằm giữa rừng cao su bạt ngàn, lạnh ngắt. Phòng thăm nuôi vắng tanh, đếm được khoảng 5 người. Chị tôi đi vào bàn làm thủ tục gặp mặt. Một cán bộ nữ cau có đòi hỏi thăm nuôi phải có “sổ thăm nuôi” thì mới làm được thủ tục. Nhưng chúng tôi chỉ mới đi lần đầu tiên thì làm gì có sổ. Tranh luật một ít phút, một anh cán bộ trung úy trẻ đến giải quyết và hướng dẫn chúng tôi ra nghế đá ngồi chờ. Khoảng 10 phút sau, anh này đề nghị chúng tôi giao chứng minh thư để làm thủ tục. Làm thủ tục xong, khoảng 5 phút sau, Kha được dẫn ra, trên người khoác nguyên bộ đồ “tút”. Ba chị em gặp nhau hớn hở, Kha cười nhe răng khoe cả lợi. (“Tút”: Đồ phạm nhân sọc trắng đen – trong trại giam, chúng tôi hay gọi vui bộ đồ này theo đồng phục đội bóng Juvetut – và chỉ những người tù đang thi hành án). Phòng thăm gặp rộng khoảng 40m vuông, ba dãy bàn kê sát vào nhau, người tù và người nhà ngồi đối diện, tay có thể trao tay. Dưới sự giám sát của 3 cán bộ trại giam, chúng tôi trò chuyện thân mật, vui vẽ, bình thường. -              Sao em trai, chuyển lên hồi nào mà không lời từ giã vậy? -              Họ chuyển em đi lúc 3h sáng ngày 11/12/2013. Em có nhờ cán bộ nhắn dùm gia đình mình là em chuyển đi Xuyên Mộc. Không ai nhắn lại cho anh hả? -              Không, anh chẳng nhận được tin gì cả, ngày 13/12/2013 anh lên thăm em mới biết em chuyển lên đây. Lần mò đã mới biết em ở nơi này. -              Ở đây, tình hình ăn ở và sinh hoạt như thế nào? -              Sức khỏe em tốt, tự tập thể dục đều đặn nên không bị béo phì. Em bị nhốt chung với anh Cường ( Nguyễn Ngọc Cường). Phòng giam cách ly, chỉ có 2 anh em ở chung. Còn anh Thức (Trần Huỳnh Duy Thức) thì bị nhốt 1 mình. Ở đây, anh Thức bị coi là nguy hiểm nhất đó (Kha cười). -              Sao em biết các anh đó vậy? -              Mỗi sáng, các anh em khu giam cách ly được ra phơi nắng. Em nhìn thấy được các anh ở phòng xung quanh. Anh Cường và các anh nơi đây dạy em rất nhiều điều hay và em học hỏi được rất nhiều từ họ. -              Vậy ở đây có khoảng bao nhiêu tù chính trị mà em biết? -              Dạ khoảng hơn 10 người. Anh Trí, anh Hùng, anh Tuấn và nhiều anh khác nữa. Khu giam cách ly này, họ nhốt riêng tù chính trị. -              Em không thắc mắc rằng hôm nay đi thăm nuôi mà không có Mẹ? -              Em biết Mẹ và bác Huỳnh đi Mỹ vận động nhân quyền nên em không hỏi. Thông tin trong này em cũng “update” liên tục thông qua các anh lân cận. Không bị lỗi thời đâu. -              Vậy thì hiện giờ em suy nghĩ như thế nào về trường hợp của mình và các anh em tù chính trị khác. -              Anh Cường và anh Thức đã dạy cho em biết phải cứng cõi và luôn đặt niềm tin vào sự tiến triển dân chủ của Việt Nam hiện tại. Em và các anh không sợ ngồi tù đâu, vì nó sẽ kết thúc sớm trong nay mai. (Kha cười).   Chị tôi kể về những khó khăn vấp phải trong suốt thời gian mà cả hai anh em tôi đều phải “nhập kho”. Rồi kể về những niềm vui, lòng tự hào về anh em tranh đấu. Chị tôi và Kha nói về cuộc sống gia đình, trao đổi về vấn đề gửi nhận đồ thăm nuôi. Đến đây Kha chợt nhớ gì đó và ngắt lời. Kha nhờ cán bộ trại giam đưa cho tôi một bao màu trắng chứa đồ của Kha:   -              Đồ này bị trả về gia đình, ở đây họ không cho sử dụng những thứ này. -              Sao sách dạy kỹ thuật, tạp chí, tự học anh văn và bộ luật hình sự mà trả lại? -              Ở trại này không cho đọc sách và không cho gửi sách vào nữa. Cả lá thư cháu My gửi vào họ cũng trả lại luôn, mấy tấm hình nữa . Không hiểu sao nữa, tại sao trại Long An cho mà ở đây không cho? Cũng là trại của Bộ Công An hết mà, không lẽ có một thế lực nào khác ngăn cấm ha? Anh phải liên lạc cục quản lý phạm nhân giúp em, yêu cầu có văn bản trả lời nhé. Em đang thắc mắc và bực bội lắm. -              Cái gì cũng vậy, phải qua một thời gian dài tranh đấu mới đạt được kết quả. Anh sẽ làm rõ vấn đề này.   Đến đây, cán bộ trại giam giao cho tôi bao đồ của Kha, và Kha ký biên bản giao nhận. Thời gian thăm nuôi cũng đã hết. Khoảng 30phút, tôi biết được em trai của mình đã tiến bộ lên rất nhiều. Hãnh diện về em. Chúng tôi chia tay và gửi lời thăm sức khỏe đến các anh. Hẹn gặp lại nguồn: Facebook Đinh Nhật Uy
......

Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường

Tác giả dự án: Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng Ý tưởng dự án: - Cần giải thích trung thực và thẳng thắn rằng tác giả không xây dựng dự án này để tạo ảnh hưởng cá nhân, mà chỉ muốn đóng góp cho xã hội dân sự Việt Nam bằng vào những phong trào dân sự hành động vì người nghèo, những người bị tổn thương do vấn nạn thu hồi đất và nạn nhân môi trường. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng   - Dự án này có thể được vận dụng tại nhiều địa phương tùy theo các đặc điểm và điểu kiện, với nhiều tên gọi và hình thức khác nhau. - Trước mắt, có thể dùng hình thức “phong trào” cho dự án như một phương thức mang tính tập hợp rộng rãi nhiều thành phần. - Trong giai đoạn đầu, Phong trào có thể được triển khai ở miền Bắc với sự tham gia của giai tầng dân oan đất đai Văn Giang, Trịnh Nguyễn, Dương Nội…, cùng một số trí thức đồng cảm với nông dân. Tác giả dự án đề xuất một số trong những trí thức này có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo Phong trào như luật sư Lê Thị Công Nhân, bà Lê Hiền Đức, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, TS. Nguyễn Xuân Diện, TS. Nguyễn Quang A, luật sư Nguyễn Văn Đài… - Phong trào cũng cần được triển khai ngay ở khu vực miền Trung với người dân các tỉnh Đắc Lắc, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên… là nạn nhân của đợt xả lũ thủy điện vào nửa cuối năm 2013. Dưới đây là bản luận chứng khung về Phong trào:   ·                     Tính cấp bách của Phong trào: Sau gần bốn chục năm từ khi đất nước thu về một mối, chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào tình cảnh kinh tế lụn bại, nạn tham nhũng và các nhóm lợi ích mặc sức hoành hành, xã hội nhiễu nhương đạo lý, chính trị bất nhất đạo đức, người dân phẫn uất… như hiện thời. Những người dân mất đất do nạn trưng thu đất đai vô lối, những người dân phải chịu thảm cảnh môi trường do thái độ và hành vi vô trách nhiệm của quan chức chính là nạn nhân đỉnh điểm của cơn khủng hoảng xã hội. Trong cơn khủng hoảng đầy u uất đó, rất nhiều người muốn có một sự thay đổi lớn lao. Làm sao để có được sự thay đổi ấy? Xã hội dân sự và các phong trào dân sự là một trong những phương cách tốt nhất để tạo nên sự thay đổi cấp thiết đó. Được sinh ra từ lòng xã hội dân sự, phong trào dân sự không phải là một khái niệm cao siêu mà giai cấp nông dân và công nhân không thể với tới được. Ngược lại, hoạt động dân sự trong xã hội dân sự là những gì thiết thân và gần gũi nhất với đời sống dân sinh, nhằm hỗ trợ giải quyết một cách thấu tình đạt lý những bức xúc của dân chúng liên quan đến nhiều chủ đề thiết thực trong hiện tồn Việt Nam như tham nhũng, đất đai, môi trường, quyền lợi người lao động, thị trường, các chính sách công bất hợp lý… Đó là những cơ sở để thành lập một phong trào hỗ trợ nông dân, công nhân và nạn nhân môi trường.   Phong trào dân sự có thể có một trong những tên gọi sau: Phong trào Dân quyền Phong trào Dân quyền Việt Nam Phong trào Dân quyền và nhân quyền Phong trào Bảo vệ dân sinh môi trường Phong trào Dân sinh, Dân chủ và Dân trí ……..   ·                     Tính pháp lý của Phong trào: Phong trào hoạt động dựa trên: - Hiến pháp năm 2013 về các quyền công dân về việc lập hội. - Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt  Nam đã ký kết vào năm 1982, về các quyền dân sự của người dân như lập hội nhằm mục tiêu hoạt động xã hội. - Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc mà Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên chính thức vào tháng 11/2013 với nhiệm kỳ 2014-2016.   ·                     Định hướng của Phong trào: - Phong trào hướng đến việc hỗ trợ, giúp đỡ những người dân, khu vực dân cư bị tổn thương, thiệt hại bởi các tác động tiêu cực từ thu hồi đất, môi sinh, môi trường làm việc và môi trường tự nhiên. - Những lĩnh vực mà Phong trào chú trọng tác động là đất đai, môi trường. - Những đối tượng mà Phong trào tác động là nông dân chịu tác động tiêu cực bởi việc thu hồi đất, công nhân chịu tác động tiêu cực bởi điều kiện làm việc, người dân chịu tác động tiêu cực bởi sự tàn phá môi trường; các doanh nghiệp là chủ thể gây ra những bất công về dân sinh, đất đai môi trường; các cơ quan quản lý nhà nước cùng các chính sách, văn bản bất hợp lý, bất công liên quan; các tổ chức quốc tế liên quan đến những lĩnh vực hoạt động của Phong trào. - Phong trào có phạm vi hoạt động trên toàn quốc, tập trung vào những tỉnh, thành phố xảy ra tình trạng tiêu cực gay gắt đối với dân sinh, đất đai và môi trường.   ·                     Mục tiêu của Phong trào: - Hỗ trợ người dân giải quyết phần nào những thiệt thòi phải gánh chịu từ các chính sách bất hợp lý và bất công, quá trình thực hiện chính sách thiếu công bằng hoặc phát sinh tiêu cực - Hỗ trợ nông dân và thị dân giải quyết những bất hợp lý và bất công liên quan đến đất đai như cơ chế thu hồi đất, giá cả bồi thường, chế độ cưỡng chế, tái định cư, việc làm sau giải tỏa, hành động khiếu kiện và khiếu tố, những trường hợp bị bắt giữ, bắt giam và chịu án do đấu tranh phản đối bất công trong thu hồi đất… - Hỗ trợ công nhân giải quyết những bất hợp lý và bất công liên quan đến điều kiện làm việc như chế độ lương, cường độ làm việc, chế độ nghỉ việc, bị đối xử thô bạo hoặc bị bạo hành tại nơi làm việc… - Hỗ trợ người dân giải quyết những bất hợp lý và bất công liên quan đến môi trường như nạn ô nhiễm môi trường trong không khí, sông hồ và dưới lòng đất, tình trạng xả lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng và môi trường, tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi gây ảnh ưởng đến môi trường sống và môi trường tự nhiên… - Kêu gọi, vận động các tổ chức quốc tế liên quan đến những lĩnh vực hoạt động của Phong trào, kể cả những nhà nước tiến bộ trên thế giới ủng hộ Phong trào và tác động đến Nhà nước Việt Nam nhằm giải quyết và khắc phục tình trạng tiêu cực về dân sinh, đất đai và môi trường. ·                     Phương châm hành động của Phong trào: - Phong trào là một thành phần của Xã hội dân sự ở Việt Nam, lấy mục tiêu xã hội làm trọng yếu. - Phong trào hành động theo phương châm “Công bằng, bền vững và vì mọi người” của các tổ chức phi chính phủ tại các quốc gia phát triển trên thế giới. - Phong trào hoạt động theo phương châm ôn hòa, bất bạo động, không nhằm mục tiêu hay thực hiện hành vi chính trị như thay thế hoặc lật đổ chính quyền. ·                     Phương pháp hành động của Phong trào: - Vận dụng hệ thống truyền thông với vai trò đặc biệt của báo chí trong nước và quốc tế nhằm chuyển tải những nội dung cần cảnh báo, phân tích, điều tra, tố cáo. - Tiếp cận chặt chẽ với người dân và những đối tượng bị tổn thương bởi bất công xã hội. Xây dựng các nhóm hành động công bằng trong nông dân, công nhân và thị dân. - Thực hiện hình thức thu thập chữ ký trên mạng và trên giấy đối với các văn bản liên quan đến đến nội dung hoạt động của Phong trào như Tuyên bố, Kiến nghị, Thông báo… Tổng hợp chữ ký được gửi đến các cơ quan chức năng của chính quyền và những doanh nghiệp liên quan. - Gửi đơn thư khiếu nại và kiến nghị trực tiếp đến các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp, hoặc gián tiếp qua mạng Internet hoặc bưu điện. - Trong hình thức kiến nghị trực tiếp, Phong trào tổ chức nhóm làm việc, trao đổi, đối thoại với các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp liên quan. - Phối hợp và liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhằm tác động đến các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp có liên quan ở Việt Nam. - Tổ chức sinh hoạt về các chủ đề kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học với hình thức diễn giả và hội thảo, tọa đàm. - Thực hiện những hình thức phản biện và phản đối khác nếu thấy cần thiết. ·                     Tổ chức của Phong trào: - Phong trào là tập hợp tự nguyện của trí thức, công nhân và nông dân – những người tự nguyện dấn thân vì cộng đồng, không phân biệt thành phần và tôn giáo. Phong trào mong mỏi nhận được sự tham gia và hỗ trợ của thành phần trí thức đương nhiệm trong hệ thống đảng và chính quyền. - Ban điều hành: Phong trào được đại diện bởi ban điều hành. Ban điều hành được phân công hợp lý theo các lĩnh vực phụ trách. - Địa điểm sinh hoạt: Phong trào cần có một địa điểm thường xuyên để sinh hoạt về thông tin và phương thức, cách thức đấu tranh đòi quyền lợi. - Tài chính: do sự đóng góp tự nguyện của các thành viên tham gia. Phong trào kêu gọi tấm lòng hảo tâm tương thân tương ái của các doanh nghiệp, trí thức và người dân trong nước và hải ngoại. - Đào tạo: Phong trào chú trọng đến hoạt động đào tạo về kỹ năng truyền thông, vận động, diễn giả, đối thoại với cơ quan công quyền và doanh nghiệp, luật pháp… * Lộ trình và hành động cụ thể của Phong trào: - Phong trào ra tuyên bố hình thành. - Dân oan và người chịu tổn thương ký tên vào Tuyên bố của Phong trào. - Phong trào ký tên bên cạnh kiến nghị, khiếu nại của dân oan. - Các cuộc khiếu kiện của dân oan mang danh nghĩa Phong trào, có biểu ngữ của phong trào. - Gửi Tuyên bố của Phong trào cho các các tổ chức nhân quyền và môi trường quốc tế, được dịch sang tiếng Anh và Pháp. - Vận động giới truyền thông quốc tế đưa tin bài về các vụ việc khiếu kiện. - Người của Phong trào và dân oan phối hợp đến các cơ quan công quyền, đại biểu, doanh nghiệp và báo chí để gửi đơn thư khiếu nại, tổ chức đối thoại và chất vấn. - Tổ chức văn phòng pháp lý giúp dân oan. - In tờ rơi về nội dung khiếu nại và quyền con người để phát cho người dân. - Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi thông tin, hội thảo, tọa đàm và định hướng đưa tin bài. - Tổ chức đào tạo các kỹ năng, phối hợp với các tổ chức quốc tế. - Tổ chức đào tạo và thực hành kỹ năng diễn thuyết. - Tổ chức cho thành viên đi học ở nước ngoài về xã hội dân sự và hoạt động phi chính phủ. - Vận động trí thức trong đảng và người dân tham gia Phong trào. - Liên kết với một số hội đoàn nhà nước như Hội đất đai, Hội thủy lợi, Hội thủy sản, Hội môi trường, Liên đoàn lao động… - Kiến nghị với ngành công an về một số vấn đề bảo vệ trật tự trị an xã hội. - Hỗ trợ người dân hiểu biết hơn về quyền con người và các quyền dân sự mà họ có để khiếu kiện và đấu tranh. Hỗ trợ người dân biết và hiểu những kết quả có được từ đấu tranh chủ yếu xuất phát từ tác động của dân chúng và quốc tế chứ không phải từ các cơ quan công quyền vô cảm. - Phong trào có thể phối hợp với các nhóm xã hội trong tôn giáo như Công giáo, Phật giáo hòa hảo thuần túy, Phật giáo. - Vận động các tổ chức quốc tế bảo trợ và tài trợ cho hoạt động nghiên cứu về xã hội dân sự và phong trào dân sự quần chúng tại Việt Nam.   ·                     Liên kết và hợp tác quốc tế: - Phong trào tiến hành mối liên kết và hợp tác sâu rộng với những tổ chức phi chính phủ quốc tế về những vấn đề dân sinh, đất đai và môi trường. - Phong trào cần đặc biệt lưu tâm để có mối quan hệ gắn bó với những tổ chức phi chính phủ quốc tế có mối quan tâm đến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam như DANIDA (Đan Mạch), SIDA (Thụy Điển), Global Witness (trụ sở tại Anh), Tổ chức Hòa bình xanh, Chữ thập đỏ quốc tế… - Phong trào hướng đến việc tiếp nhận sự hỗ trợ của các nhà nước và cơ quan ngoại giao quốc tế để hình thành và phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam. ——————- Tác giả dự án này mong đợi những phong trào dân sự bảo vệ quyền lợi và sinh mạng người nghèo sẽ được triển khai tại các địa phương trong tương lai không xa. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng ĐT: 01235459338 Email: vietleminhquan@gmail.com Nguồn: diendanxahoidansu.wordpress.com
......

Bản Chất Cộng Sản "Cực Kỳ Tàn Bạo": Mạng Người Không Bằng Con Chó!

Trong mấy ngày này tình hình chính trị nóng bỏng tại Bắc Hàn cộng sản với cuộc thanh trừng đẫm máu của dòng tộc Kim với bản án tử hình nhanh nhất từ trước tới nay trong nội bộ thượng tầng tại Bình Nhưỡng: xử tử ông dượng Jang Song Taek (67 tuổi) của chủ tịch Kim Jung-un với tội đồ "Kẻ phản bội quốc gia lớn nhất của mọi thời đại" ("Traitor to the nation for all ages" - "Größter Verräter aller Zeiten").   Bản án còn phỉ báng hạ cấp xuống thành hàng thú vật: "Tồi tệ hơn cả một con chó" ("Worse than a dog" - „Schlimmer als ein Hund“).   Nếu là một người sống ở đầu đường xó chợ thì chẳng can chi, nhưng đằng này một người nắm trong tay đầy quyền lực đứng thứ 2 của cộng sản Bắc Hàn - một người với tay tận trời từ thời ông bố Kim Jung-il cho đến đời con Jung-un, nhưng đã bị nhục nhã dẫn độ trong một cuộc họp đảng hôm 9/12 và bị xét xử nhanh chóng vào ngày 13/12.   Nếu đúng nguồn tin đang được truyền thông Tây Phương kiểm chứng thì càng cho thấy cách hành xử tàn ác của cộng sản đúng vào hạng thú vật: Vợ đi tố cáo chồng. Vì thế, chẳng lạ gì khi chính phủ Hoa Kỳ đã lên án cuộc thanh trừng trong dòng tộc Kim là hành vi "cực kỳ tàn bạo".   Ông Jang Song Taek kết hôn năm 1972 với em gái của chủ tịch Kim Jong-il, bà Kim Kyong-hui (sinh năm 1946), hiện đang mang quân hàm đại tướng. Với kiểu lập công bán đứng người chồng thì bà đại tướng này – theo nhận định của Tây Phương vẫn còn được lòng của đứa cháu Jung-un mà an toàn tại vị.   Trong khi đó Kim Jung-un đang tiếp tục thanh trừng các bè cánh của ông dượng Jang Song Taek. Từ trên xuống dưới những người theo ông Jang có khoảng từ 10.000 đến 30.000. Bây giờ là cơ hội để Hoa Kỳ, Trung Cộng và Nam Hàn tìm cách cứu vớt các nhân vật này nhằm khai thác các tin tức tình báo. Chắc chắn đây là một cuộc đào tẩu chính trị lớn nhất của cộng sản Bắc Hàn. Trung Cộng đang điều thêm quân đến biên giới, có thể với ẩn ý giúp đỡ nhóm đào tẩu chăng? Bắc Kinh đã bị mất đi một đồng minh trung thành qua việc xử tử ông Jang Song Taek.   Tại thủ đô Bình Nhưỡng, bộ máy tuyên truyền khuếch đại qua Thông tấn xã KCNA loan tin Jang Song Taek là một „kẻ phản cách mạng, kẻ cặn bã và hèn hạ, tham vọng chính trị đê hèn và là kẻ lừa đảo… hành vi bị nguyền rủa đến 3 lần“.   Bản cáo trạng tiếp thêm: „Jang Song Taek bị buộc tội đã tập hợp lực lượng không thể chấp nhận và thành lập một nhóm phe phái hiện đại trong một thời gian dài. Do đó đã phạm tội ác ghê tởm như âm mưu lật đổ nhà nước bằng tất cả các loại thủ đoạn và phương tiện đê hèn với một tham vọng hoang đường giành lấy quyền lực tối cao của đảng và nhà nước“. Theo tờ báo Nhật Mainichi cho biết kẻ bị tử hình thứ hai cùng với Jang Song Taek là cựu đại sứ Ri Su-yong (73 tuổi) của Bình Nhưỡng ở Thụy Sĩ. Ông phục vụ tại thủ đô Bern một thời gian dài 22 năm với một tên gọi khác, đồng thời trong lúc này ông bảo quản bí mật một tài sản to lớn được ước tính 4 tỷ Đôla của gia đình họ Kim tại các ngân hàng Thụy Sĩ. Tại đây, thời cậu bé Jung-un còn đi học thì chính ông Ri Su-yong là người giám hộ cho cậu ta. Kể từ khi trở về Bình Nhưỡng vào ba năm trước đây, ông Ri Su-yong đã làm việc chặt chẽ với ông Jang Song Taek. Hai người đã trở thành một cầu nối kinh tế quan trọng nhằm thu hút giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giới đầu tư từ láng giềng Trung Cộng. Giết người giám hộ Ri Su-yong thì cậu ấm Kim Jung-un đã bịt kín được tất cả bí mật của mình trong thời gian sống ở Thụy Sĩ cũng như tiếp tục dấu được món tiền khổng lồ ở đây.   Bản chất cộng sản "cực kỳ tàn bạo" luôn được tiếp nối từ thời Stalin, Mao, Chruschtschow, Ceaușescu, Kim (kéo dài 3 đời), v.v… chỉ có biết giết và giết. Cộng sản Việt Nam cũng mù quáng đi theo con đường này như văn nô Tố Hữu đã vinh danh sự giết người: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ, Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.” Cộng sản Bắc Hàn đang dạy đứa cháu 30 tuổi giết thẳng thừng ông cậu dượng của mình! Hà Long Nguồn: VietCatholic  
......

Công an VN thách thức Ngoại trưởng John Kerry: Tùy tiện cấm dân xuất cảnh

Sáng nay, vào khoảng 10 giờ 30, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh và đứa con trai nhỏ của bà 21 tháng tuổi bị an ninh sân bay Nội Bài Hà Nội cấm xuất cảnh với lý do “làm theo lệnh của công an Nghệ An”. Bà Hạnh cho biết: “Tại phòng làm việc, có 5 công an viên làm việc với tôi nhưng không đeo bản tên và không cho tôi biết vì sao tôi bị giữ lại, nên tôi đã yêu cầu họ cho tôi biết lý do và yêu cầu họ đeo bảng tên vào thì tôi mới làm việc. Sau đó, một công an viên đeo bảng tên và tên của công an viên này là Trần Văn Học. Ông Học nói tôi bị cấm xuất cảnh là theo yêu cầu của công an Nghệ An. Mọi thắc mắc công an Nghệ An sẽ giải quyết.” Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh và đứa con trai nhỏ.     Bà Hạnh nói: “Tôi không biết vì sao tôi lại bị cấm xuất cảnh. Tôi đi Bangkok để đi du lịch và chữa bệnh.” “Vào năm 2009 tôi bị cấm xuất cảnh lần đầu tiên. Sau đó, tôi bị mời lên làm việc trong suốt 2 ngày và bị 2 người an ninh theo dõi liên tục.” Bà Hạnh cho biết thêm. Bà Hạnh khẳng định: “Tôi sẽ khiếu nại họ đã cấm xuất cảnh tôi vì họ đã không đưa ra lý do vì sao tôi bị cấm xuất cảnh. Nếu như họ không bồi thường các thiệt hại cho tôi thì tôi sẽ khiếu kiện họ. Đây là cách làm việc không tôn trọng pháp luật.” Lịch trình của chuyến bay của bà Hạnh đi từ Hà nội đến Bangkok, vào lúc 11 giờ 45 ngày 15.12 của hãng VietJet. Bà Hạnh, sống ở Nghệ An và từng là cô giáo dạy môn văn tại trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam nhưng Sở Giáo dục tỉnh Quảng Nam quyết định cho bà thôi việc vì “xuyên tạc đạo đức nhà giáo“. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cho-thoi-viec-nu-thac-si-xuyen-... Theo Dân Trí loan tin, “Quyết định thôi việc nêu rõ: Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh đã vi phạm nghiêm trọng trong việc xuyên tạc đạo đức nhà giáo; sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà nước; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục.”Dân Trí - http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cho-thoi-viec-nu-thac-si-xuyen-...   Nói chuyện với BBC bà Bích Hạnh cho biết, “trong một số tiết dạy hồi năm ngoái, tôi đã đề cập với các em học sinh một số bài viết trên các trang mạng hải ngoại như talawas và tienve.org với mục tiêu ‘hướng dẫn các em biết cách tự học, tự đọc, tự tìm tòi phân tích thông tin”.BBC - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090604_teacher_sacked.shtml   Theo RFA: “Thạc sĩ Bích Hạnh cho biết cô khuyến khích học trò chuyên của mình bớt chơi game mà nên dành thời gian tìm kiếm tri thức trên mạng. Cô đã giới thiệu với học trò các website, chẳng hạn talawas, Hợp Lưu, Tiền Vệ. Liên quan đến luận văn thạc sĩ, cô Bích Hạnh cũng nhận định “Nhân Văn Giai Phẩm cùng nhóm Sáng Tạo là 2 nhóm có khả năng cách tân thơ, cách tân nền văn học Việt Nam. Tiếc rằng nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã bị dập tắt nhanh chóng…”.RFA  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/teacher-get-fired-for-encouraging...   “Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh tốt nghiệp Đại học và bảo vệ luận án Thạc sĩ văn tại Trường Đại học Đà Lạt. Tháng 9/2007, cô Hạnh được nhận vào giảng dạy tại Trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm theo diện thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Nam.” Theo Dân Trí.http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cho-thoi-viec-nu-thac-si-xuyen-... Một trường hợp khác “Khoảng 8 giờ sáng nay, vợ tôi (Facebooker Hư Vô) ra sân bay để chuẩn bị xuất cảnh nhưng đã bị giữ lại. Gần đến 10 giờ bay thì họ đã bắt vợ tôi đi, không biết đưa đi đâu và họ cướp điện thoại của vợ tôi. Hiện tại, tôi đã mất liên lạc với vợ tôi.” ông Trịnh Anh Tuấn, facebook Gió Lang Thang cho biết. “An ninh phòng xuất nhập cảnh nói là đã đưa vợ tôi về phía đồn công an cửa khẩu. Tôi và bạn bè của tôi sẽ đến đồn công an cửa khẩu để đòi người.” Ông Trịnh Anh Tuấn cho biết thêm. Ông Trịnh Anh Tuấn nói: “Vợ tôi có chuyến bay qua Thái.”   Tien Huy lo lắng và cầu chúc: “chúc mọi đều an lành cho Hư Vô”. Ông Trịnh Anh Tuấn, facebook Gió Lang Thang và Kim Loan, facebook Hư Vô là một trong những người trẻ biểu tình chống Trung Cộng, đấu tranh Dân chủ và Nhân quyền ở VN. Như vậy từ hôm qua đến nay, có ít nhất năm trường hợp công dân Việt Nam bị công an tùy tiện cấm xuất cảnh, mà không hề được thông báo trước, hay được giải thích lý do thỏa đáng. Hành đồng này diễn ra ngay trong những ngày ông John Kerry, ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm Việt Nam. Liệu đây có phải là một thách thức của nhà độc tài cộng sản với cộng đồng quốc tế, hay là sự mượn gió bẻ măng, nhân dịp có khách, tìm cách chơi xấu nhau giữa các phe nhóm trong đảng CSVN? nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2013/12/
......

Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về Giáo chỉ ban hành ngày 9.12.2013

Ỷ Lan : Kính bạch Đức Tăng Thống, dư luận hải ngoại đang xôn xao về Giáo chỉ của Đức Tăng Thống chấm dứt nhiệm vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Hòa thượng Thích Viên Định, và chức Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo của Hòa thượng Thích Viên Lý. Kính xin Đức Tăng Thống hoan hỉ cho biết lý do về cuộc chỉnh lý này trong nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ : Lý do thì cũng nhiều lắm. Nhưng tôi xin nói tóm tắt việc này chính là vì khi tôi giải nhiệm ông Thích Chánh Lạc là Chủ tịch Văn phòng II, thì hai vị này vốn là bênh vực ông Chánh Lạc. Thành ra mới đưa những phản ứng đi ngược lại đường lối của Giáo hội. Trước hết, là họ lập ra một Phòng Thông Tin riêng, mà ông không dùng đến Phòng Thông Tin của Giáo hội. Rồi thì bằng đường lối này đường lối khác chuyển thư từ nhờ người quen này người quen khác. Cái đó là đã đi ngược lại cái nguyên tắc của Giáo hội. Họ lại còn [lỗi] thứ hai nữa, là bênh vực Chánh Lạc, mà Chánh Lạc là một người mà tôi đã quyết định là một người phạm giới, phạm trọng giới, mà đã loại ra khỏi chức vụ và luôn cả ra khỏi Giáo hội luôn. Ấy thế nhưng mà thầy Viên Định và Viên Lý vẫn tỏ ra bênh vực Chánh Lạc, thì tôi không biết vì lý do gì những người ấy liên hệ với nhau như thế nào. Nhưng mà cái đó trái với quyết định của Viện Tăng Thống, thành ra tôi không thể chấp nhận sự đòi hỏi cho thầy Chánh Lạc trở về chức vụ cũ. Chính vì thế, cho đến hôm nay họ vẫn tiếp tục vận động đấy, nhưng mà vì tôi không thể nào chấp nhận cái quyết định, ý muốn của họ, cho nên tôi ra Giáo chỉ chấm dứt nhiệm vụ của cả ông Viện trưởng lẫn ông Chủ tịch Văn Phòng II để chỉnh đốn lại Viện Hóa Đạo và Văn phòng II đi vào khuôn khổ, đi vào kỷ luật. Vì thế mà tôi có quyết định mạnh. Tôi được biết là Giác Đức, Chánh Lạc và Viên Lý vận động để truất phế tôi. Thế nhưng mà việc truất phế tôi, tôi không quan tâm bằng cái kỷ luật của Giáo hội. Thành ra tôi phải làm cho rõ thế nào là phải thế nào là trái để cho Phật tử nhận định để Giáo hội còn tồn tại, và còn phải hoạt động lâu dài sau này. Nhờ như thế mà tôi có thể sắp đặt lại các nhân sự của Văn phòng II cũng như Văn phòng I để cho nó có thứ tự trước khi tôi có thể vĩnh viễn ra đi. Thành ra tôi phải lo việc đó. Cho nên mới có quyết định chấm dứt nhiệm vụ cả Hòa thượng Viện trưởng và cả Chủ tịch Văn phòng II ở nước ngoài. Qua Phòng Thông Tin, hôm nay tôi nhờ Phòng Thông Tin thông tin những ý kiến của tôi cho mọi người biết, là việc tôi làm đây là vì tương lai của Giáo hội, không có một thành kiến gì đối với các vị đó. Vì tương lai, vì sự tồn vong của Giáo hội cho nên tôi phải quyết định. Mà nói cho đúng, bây giờ tôi không quyết định thì sau này rất khó khăn. Không ai có thể quyết định nổi. Do đó, tôi phải dứt khoát làm việc này. Nếu được dư luận ngoài đó, chư Tăng và Phật tử nói chung, mà hoan hỉ, mà đón nhận cái quyết định một cách hoan hỉ đó thì tôi cũng mừng. Và mong rằng tất cả từ nay trở đi, sẽ có một cái ban mới thay thế, dĩ nhiên ban cũ không còn phải có ban mới thay thế, thì toàn thể chư Tăng và Phật tử ngoài đó một lòng ủng hộ các vị trong tương lai mà làm việc cho Giáo hội ở Văn phòng II. Chắc phải chỉnh đốn lại, làm sao để chư Phật tử, dĩ nhiên không phải tất cả đâu, cũng có một thiểu số người ta vẫn còn bênh vực những vị cũ. Nhưng mà một thiểu số không thành vấn đề, nhưng nếu đa số ủng hộ cái quyết định của tôi, thì cũng một lòng tiếp tục ủng hộ cái Văn phòng II sẽ có những nhân sự mới sắp đặt sau này để tiếp tục công việc của Giáo hội, cả trong cả ngoài nhất trí với nhau đi một đường để mong cho một ngày nào đó đất nước được tự do, hòa bình thật sự thì Giáo hội vẫn còn, còn sự hiện diện của Giáo hội. Chứ không thể để giữa chừng mà bị người trong phá ra hay ngoài phá vào làm cho nó tan nát. Như vậy mấy hôm nay tôi nghe dư luận thì tôi cũng mừng. Trước mắt là mừng tạm được, tạm ổn. Ở trong nhà nhân sự mới chưa làm gì nhưng tôi thấy cũng tạm ổn, là bởi vì rồi sẽ dần dần và sẽ đi vào nề nếp dần dần, chứ không thể ngay lúc đầu hoàn thành ngay được. Vậy thì ở ngoài đấy nhất là trách nhiệm của Phòng Thông Tin cũng quan trọng, làm thế nào tạo cho cái dư luận Phật tử, quần chúng Phật tử nói chung cũng hoan hỉ và tin tưởng ở sự lãnh đạo của Giáo hội trong nước, và hết lòng ủng hộ những quyết định sau này sắp có đây. Về những cái ban mới Văn phòng II cũng như Văn phòng I sẽ chuẩn bị một ban mới thi hành những chương trình Gíao hội đề ra từ trước đến nay để mong Phòng Thông Tin cố gắng phổ biến các ý kiến của tôi hôm nay để cho toàn thể Tăng Ni Phật tử ngoài đó biết. Tất nhiên trong đó cũng có, bao giờ cũng thế, thời nào cũng thế, cũng có một thiểu số người ta không đồng ý. Nhưng mà cái thiểu số không đồng ý mình cũng tôn trọng. Nhưng mà chỉ biết rằng là một ngày nào đó sẽ thấy cái kết quả đổi mới nó sẽ khác, nó tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, họ sẽ ủng hộ thôi. Ỷ Lan : Kính xin Đức Tăng Thống cho biết quá trình đưa tới quyết định tối hậu này. ĐTT Thích Quảng Độ : Cái hôm mà tôi quyết định phải giải quyết vấn đề này, một hôm thầy Viên Định tức Viện trưởng Viện Hóa Đạo, ông làm một bản văn đàng hoàng ông ấy ký rồi, ông đưa lên ông yêu cầu tôi ký bên cạnh ông. Nội dung thế này, nội dung là muốn khôi phục lại chức vụ cho Chánh Lạc, tức là tuy rằng là đuổi ông chức Chủ tịch Văn Phòng II, nhưng ông vẫn còn là thành viên của Hội đồng Gíao phẩm Trung ương và Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo. Nhưng mà thầy ấy không hiểu luật Phật, mà trong ấy có 4 điều nặng nhất gọi là Tứ trọng, bốn điều nặng nhất của một Tỳ kheo. Đó là Sát, Đạo, Dâm, Vọng, tức là giết hại, ăn trộm, dâm dục và vọng ngữ, nói dối. Chánh Lạc bị hai cái trong cái này rồi : Vọng ngữ và Dâm dục. Tôi đang có cái bản án đang quyết định loại trừ ông vì hai tội đó là tội nặng trong luật Phật, luật của Tỳ kheo đấy. Mình xuất gia là phải giữ trọn vẹn. Thế nhưng mà thầy Viên Định còn tỏ ra bênh ông. Đây là tôi xử theo luật hành chánh chứ chưa xử theo luật Phật (PTTPGQT nhấn mạnh). Nếu xử theo luật Phật phải triệu tập 20 vị Tỳ kheo thanh tịnh tuổi hạ đầy đủ từ 10 đến 20 tuổi hạ để xử vụ này. Đây tôi xử về mặt hành chánh mà thôi, tức chỉ loại ông ra khỏi ban chấp hành của Giáo hội, Văn phòng II mà thôi. Tôi chưa nói đến kỷ luật Phật. Theo luật Phật thì phải đuổi về tại gia, lột áo, không cho làm tỳ kheo nữa. Hai cái đó khác. Thành ra tôi xử theo luật hành chánh thôi, thì không cho dự công việc Giáo hội nữa. Nó rõ ràng như vậy, nhưng mà thầy Viên Định còn bênh, đã nhiều lần nói miệng nhưng tôi không nghe. Một hôm ông làm sẵn một văn kiện Chánh Lạc mất chức Văn phòng II nhưng vẫn còn hai chức vụ : Thành viên của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương và Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo. Trong hai chức này, chức thành viên của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương là quan trọng nhất. Một người đã phạm Vọng ngữ và Dâm dục mà ngồi sao được trên Hội đồng Tối cao ? Nếu về hành chánh, về chính trị, thì đó là Thượng Hội đồng, Thượng Nghị viện đấy. Mà bây giờ phạm tội bị đuổi mà còn bênh vực cho trở lại Thượng Hội đồng đó thì có vô lý không ? Viện trưởng mà làm cái việc như thế à ? Đó là lỗi thứ nhất. Lỗi thứ hai là ông ký rồi ông lại yêu cầu tôi ký bên cạnh ông, coi ông Tăng Thống ra cái gì ? Có tài ba bao nhiêu chăng nữa cũng vô ích, thứ tài ấy là vô hạnh. Nhưng bây giờ đây ông còn làm nhiều việc nữa, nhân chuyện này tôi cất chức luôn, cả Viện trưởng, bên kia là Chủ tịch Văn phòng II tôi cũng cất chức luôn. Nó dựa là nó dựa vào danh tiếng của tôi để nó làm. Cái Website của Gíao hội thì cái đó nên làm. Thế nhưng mà không cho tôi biết, cứ tự ý làm rồi tuyên bố đã được sự đồng ý của Đức Tăng Thống. Nói láo. Tôi tán thành cái đó làm của Giáo hội cũng được rồi, thế nhưng mà không nói gì với tôi, mà nó [dám] nói có thưa rồi, đã được phê chuẩn rồi. Phê chuẩn phải có văn thư đàng hoàng chứ đâu phải phê chuẩn bằng miệng ? Họ không hỏi gì, có biết gì đâu, làm xong rồi ông Viên Hỷ mới đưa vào cái máy của tôi khoe đã có cái Website như thế, tôi mới biết thôi. Rồi những cái tin tức mới đây của Viện Hóa Đạo không gửi qua Phòng Thông Tin mà gửi cho ông em Viên Định ở ngoài đó, Trung Nhữ (đúng là Nhữ Văn Trung, PTTPGQT chú), anh ta lại gửi cho một cơ quan truyền thông Thiên Chúa là bất lợi cho Giáo hội, rất bất lợi cho Giáo hội. Mà trong khi đó đã có Phòng Thông Tin hẳn hoi thì không gửi. Thế là họ muốn gạt Phòng Thông Tin rõ ràng, muốn đóng cửa Phòng Thông Tin để họ độc quyền muốn làm gì thì làm. [Phòng Thông tin] đó không phải tôi lập ra mà Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống lập ra. Như vậy nó phản bội cả Đức Đệ Tứ Tăng Thống. Ai làm ra cái Giáo hội này để cho bây giớ nó lên nó làm Viện trưởng ? Thành ra đã quên gốc gác mà chỉ biết trước mắt cái quyền lợi của cá nhân và phe phái. Ỷ Lan : Bạch Đức Tăng Thống, Giáo hội có những dự án gì cho tương lai và đất nước không ? ĐTT Thích Quảng Độ : Có dự án chứ. Nó lớn, mà còn tùy, luật Phật gọi là nhân duyên. Cái gì có nhân cũng phải có duyên. Hạt lúa là nhân nhưng phải có đất, nước, gió, thì mới phát triển được. Giáo hội bây giờ có cái lợi là có đại diện ở nước ngoài. Trước đây chỉ có trong nước thôi, nay có Văn phòng II thành ra cái đó rất lợi cho Giáo hội. Ngoài ấy đa số là người Việt tị nạn, số khá đông. Thành ra cũng có tổ chức của Giáo hội để hướng dẫn họ về mặt tinh thần. Ỷ Lan : Theo Đức Tăng Thống thì nhà cầm quyền đã có sự thay đổi nào hay vẫn tìm cách dập tắt tiếng nói và ngăn cấm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thông nhất ? ĐTT Thích Quảng Độ : Dĩ nhiên rồi, họ chưa có cách nào đấy thôi. Mà họ chỉ nói bề ngoài thế thôi, chứ bên trong vẫn độc tài, vẫn làm cách nào để họ bảo vệ quyền lợi riêng của Đảng. Bây giờ còn hay mất, mình có tiếng nói hay mất, thì tự mình, do Giáo hội, tự thân Giáo hội chứ không do bên ngoài nữa đâu ! Thành tôi thấy việc vừa rồi là tôi biết. Tự mình hủy hoại mình. Nhất là cái Văn phòng II với Viện trưởng thầy Viên Định vừa rồi cũng là một cái kinh nghiệm đau đớn đấy. Cứ (2 chữ nghe không rõ, PTT chú) cái ông Chánh Lạc ở ngoài nước ai không biết rồi. Cái vụ Chánh Lạc ai cũng biết rồi, ai cũng chê bai. Ấy thế mà ông Viện trưởng Viện Hóa Đạo lại bênh vực, nâng đỡ. Cứ muốn đưa vào chứ không muốn đuổi ông đi. Cứ giữ một ông Viện trưởng như vậy thì cũng vô ích. Tưởng là Viện trưởng ông lo việc chung của Giáo hội, bây giờ bo bo lo cho một người, mà cái người đã bị Giáo hội gạt ra, phạm giới, đủ thứ. Tôi không hiểu… mà cái thầy Viện trưởng này tương đối cũng có học chứ không phải là không. Tôi không thể hiểu cái tình nghĩa giữa Chánh Lạc và Viên Định là nặng nề đến như thế nào mà đến nỗi ông có thể hy sinh cả một cái danh dự của Giáo hội để cố giữ Chánh Lạc lại. Cái đó là tôi rất buồn. Ý kiến tôi tóm tắt có thế thôi. Nhờ Phòng Thông Tin phổ biến làm thế nào cho Tăng Ni Phật tử ngoài ấy một lòng, tiếp tục ủng hộ đường lối của Giáo hội từ trước đến nay, cũng như đã ủng hộ từ trước đến nay vậy. Còn Giáo hội thì không có cái tâm địa gì bảo là thù ghét ai, mà ai làm việc đúng luật pháp, kỷ cương, mà được việc thì Giáo hội tán thán. Còn những người đã đi ngược lại luật pháp của Đức Phật và quyền lợi của Giáo hội, sự vững mạnh của Giáo hội, thì những người đó không thể chấp nhận được. Phải để cho người khác thay thế, tiếp tục con đường, chủ trương, đường lối của Giáo hội trong nước. Ỷ Lan : Xin cám ơn Đức Tăng Thống đã dành cuộc phỏng vấn cho Đài Phật giáo Việt Nam. Nguồn: http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=2192 ** Tâm Thư của Hòa thượng Thích Trí Lãng, Quyền Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo về hiện tình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Hải ngoại -  http://www.queme.net/vie/index_detail.php?numb=2191 ** Giáo chỉ của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ chấm dứt chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Định và Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Lý - http://www.queme.net/vie/index_detail.php?numb=2186  
......

Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh?

Cách đây 17 năm, ngay tại trường bắn, tử tù người Lào Xiêng Phênh đã quyết định khai ra đồng bọn buôn ma túy Đại úy công an Vũ Xuân Trường. Lời khai này đã giúp y thoát án tử hình, nhưng dẫn đến ít nhất 8 án tử hình khác và hàng chục án chung thân, tù nhiều năm cho các đồng phạm khác, trong đó có Đại úy Vũ Xuân Trường và nhiều sỹ  quan công an khác. Dương Chí Dũng trước tòa   Dương Chí Dũng khó thoát khỏi án tử hình trong vụ đại án tham nhũng được Ban chỉ đạo chống tham nhũng trực tiếp giám sát. Những luật sư hàng đầu bào chữa cho Dũng đã không thuyết phục được ai rằng Dũng không tham ô, cụ thể không được chia 10 tỷ từ vụ bán ụ nổi 83M. Những bằng chứng kết tội Dũng lại khá thuyết phục, ví dụ:   1-     Ông chủ công ty môi giới AP là bạn thân của Dũng; 2-     AP đã có thỏa thuận chia cho bên thứ ba 1,666 triệu USD để làm thủ tục cho giao dịch mua bán ụ nổi sẽ được tiến hành sau đó; 3-     AP đã chuyển cho công ty em của Trần Hải Sơn (cấp dưới của Dũng) đúng 1,666 triệu USD; 4-     Sơn khai đã lấy trong số tiền trên chuyển cho Dũng 10 tỷ đồng. Một lần tại một khách sạn ở TP. Hồ Chí Minh (trao cho Dũng vali kéo đựng 5 tỷ đồng). Dũng thừa nhận được Sơn trao cho một vali kéo, nhưng chỉ chứa rượu; 5-     Sau đó, Dũng mua 2 căn hộ cao cấp cho bồ. Ban đầu Dũng khai do kinh doanh nên có số tiền mua 2 căn hộ này, tại tòa Dũng khai do vợ đưa tiền. Vợ Dũng khai do Vũ Tiến Sơn (thượng tá công an, cấp dưới của Dương Tự Trọng, em trai  Dũng) giao 13,8 tỷ đồng để nhờ mua bất động sản, nhưng không có xác nhận từ Vũ Tiến Sơn (hiện đã bị bắt do giúp Dũng trốn ra nước ngoài). Đáng tiếc các luật sư đã không chỉ cho Dũng, với những bằng chứng này tòa án đương nhiên sẽ kết tội Dũng tham ô và án tử hình là không thể tránh khỏi, trừ khi Dũng nhận tội và khắc phục toàn bộ hậu quả, để được hưởng tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.   Dũng đã biết án tử hình sẽ được tuyên, nhưng có vẻ Dũng khá bình tĩnh, trái ngược với thái độ của Dũng khi được tin bị khởi tố, bị bắt đã hoảng loạn, tìm mọi cách chạy trốn, liên lụy đến cả em trai. Một kẻ như Dũng không sợ chết mới lạ. Chỉ có thể diễn giải được ông ta tin rằng sẽ không bị xử tử, vì ông ta đã có bài tẩy. Ông ta đã khai kẻ báo tin cho ông ta chạy trốn, đương nhiên ông sẽ sẵn sàng khai kẻ đã “bảo kê” cho ông ta nếu được đổi lại cái gì đó, dĩ nhiên không phải là vali tiền mà mạng sống của chính mình. Dũng sẽ học tập Xiêng Phênh? Trần Hải Sơn đã tố Dũng để bảo toàn mạng sống. Tại sao Dũng sẽ không như Sơn? Sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Thanh có vẻ hợp lý. Một vụ đại án nữa có vẻ bắt đầu. Nguồn: Quê Choa
......

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Việt Nam bảo vệ các quyền tự do cá nhân

Hôm nay, 14/12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài 4 ngày, với mục tiêu thắt chặt quan hệ thương mại và an ninh giữa hai nước. Ông Kerry cũng sẽ nêu những quan ngại của Washington về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Trong chuyến công du Việt Nam lần này, Ngoại trưởng Kerry sẽ lần lượt đi thăm Sài Gòn, vùng đồng bằng sông Cửu Long và thủ đô Hà Nội. Ông Kerry đã viếng thăm Việt Nam tổng cộng 13 lần với tư cách thượng nghị sĩ và đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Tại Sài Gòn hôm nay, ông Kerry, vốn là một tín đồ Công giáo nhiệt thành, đã dự thánh lễ tại Nhà thờ Đức Bà, một cử chỉ đáng chú ý trong một quốc gia thường bị chỉ trích vì những hạn chế tự do tôn giáo. Tiếp đến, phát biểu trước các sinh viên, nhà doanh nghiệp và nhà báo ở Sài Gòn, Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố : « Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một trong những đối tác kinh tế chủ chốt của Mỹ trong khu vực ». Nhưng ông Kerry cho rằng, một « xã hội cởi mở hơn » sẽ góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước, cho nên Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam « nắm lấy cơ hội này để bảo vệ các quyền tự do của cá nhân ».   Chuyến viếng thăm của ông Kerry diễn ra vào lúc Hoa Kỳ đang thúc đẩy việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Nhưng các dân biểu Mỹ đã hối thúc Ngoại trưởng Kerry phải gắn liền đàm phán về TPP với tình hình nhân quyền ở Việt Nam.   Trong tuần này, 47 dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ đã gởi thư cho ông Kerry bày tỏ mối quan ngại về các vụ bắt giữ ngày càng nhiều blogger và các nhà hoạt động khác ở Việt Nam. Theo hãng tin Reuters, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là ông John Kerry dự định nêu vấn đề nhân quyền trong các cuộc hội đàm với các lãnh đạo cao cấp của Hà Nội.   Quan chức nói trên nói với các phóng viên tháp tùng Ngoại trưởng Kerry đến Việt Nam : « Hoa Kỳ sẵn sàng trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, nhưng đồng thời tin rằng những tiến bộ về nhân quyền và Nhà nước pháp quyền là những điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng và ổn định lâu dài, cũng như cho quan hệ song phương, theo như mong muốn của Việt Nam ». Cũng theo hãng tin Reuters, trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần này, Ngoại trưởng Mỹ còn sẽ thảo luận về phương cách Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam tăng cường an ninh hành hải trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông. Sau Việt Nam, ông John Kerry sẽ viếng thăm Phillipines, quốc gia cũng đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh. Nguồn: RFI
......

Vụ Án Trương Duy Nhất: Kết Luận Điều Tra Và Lương Tâm Người Làm Báo

Trong lúc dư luận còn đang hoang mang chưa biết tình hình công dân, nhà báo, Blogger Trương Duy Nhất đang như thế nào sau bảy tháng bị giam giữ biệt tăm đến vợ con cũng không được vào thăm viếng thì báo CAND rồi báo Petrotimes đồng thời đăng lên hai bài báo luận tội Trương Duy Nhất với nội dung y hệt nhau đến từng câu chữ. Trương Duy Nhất Đọc qua nội dung hai bài báo giống nhau ấy, độc giả biết ngay rằng cả hai bài đều sao chép từ một nguồn là kết luận của cơ quan điều tra.   Theo pháp luật, dù là pháp luật của nước XHCN, đặt dưới nghị quyết hoàn toàn chủ quan của đảng cầm quyền, thì vẫn có điều quy định rằng, đến bây giờ, công dân Trương Duy Nhất vẫn là người chưa có tội. Kết luận điều tra của công an và thậm chí ra đến cáo trạng của viện kiểm sát vẫn chưa có gì khẳng định được những hành vi của công dân Trương Duy Nhất là vi phạm pháp luật. Kết luận điều tra rồi cáo trạng buộc tội cũng có thể đúng mà cũng có thể sai, mà thực tế ở VN chuyện sai đến 100% không phải là hiếm. Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn và nhiều vụ án oan cay nghiệt khác đã minh chứng điều nầy. Để tránh oan sai, luật pháp quy định phải có cơ quan phản biện, tức là luật sư biện hộ, tham gia vào vụ án. Những quốc gia văn minh có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự được phát huy, ngành tư pháp được độc lập thì luật sư biện hộ buộc phải tham gia ngay từ giây phút đầu tiên của quá trình điều tra. Nhân viên công lực có bổn phận nhắc cho đối tượng bị điều tra biết rằng họ có quyền giữ im lặng cho đến khi có mặt luật sư và mọi việc hỏi cung đều luôn luôn diễn ra bên cạnh luật sư.   Ở các nước văn minh ấy, khi cơ quan điều tra thông tin nội dung điều tra còn trong quá trình điều tra ra dư luận thì luật sư cũng có quyền thông tin nội dung phản biện ngay trong quá trình tra ra dư luận. Một người cầm bút chân chính, một cơ quan ngôn luận làm đúng pháp luật, khi đưa tin một vụ việc trong quá trình điều tra thì phải thông tin cả hai chiều. Thông tin những gì cơ quan điều tra đưa ra và đồng thời thông tin những gì đối tượng bị điều tra hoặc luật sư biện hộ nêu ra. Một bài báo như vậy mới khách quan và không vi phạm pháp luật. Như trong vụ án giết người nghi là ông Nguyễn Thanh Chấn thực hiện, báo chỉ đưa tin- trước khi ông Chấn ra tòa và bị kết án- theo kết luận điều tra hoặc cáo trạng, khẳng định rằng ông Chấn là người thủ ác mà không hề đưa tin những lời kêu oan của ông Chấn hoặc những lập luận phản biện của luật sư biện hộ thì tờ báo đó đã phạm tội vu khống ông Chấn sau khi ông Chấn được minh oan. Do vậy hậu vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn, ngoài công an, công tố viên còn có cả các tòa báo đăng về vụ án ông Chấn khi chưa đưa ra xét xử theo một chiều từ những thông tin sai trái của công an và viện kiểm soát cung cấp đều có thể bị kiện ra tòa. Trở lại hai bài báo giống y nhau về việc luận tội công dân Trương Duy Nhất đăng trên báo CAND và Perotimes. Cả hai bài báo đều đăng hoàn toàn một chiều từ nguồn duy nhất do công an cung cấp từ nội dung kết luận điều tra mà không hề đăng bất cứ thông tin tự bào chữa nào của công dân Trương Duy Nhất hoặc thông tin phản biện từ phía luật sư. Chưa cần biết kết luận điều tra đúng hay sai, cách viết bài chủ quan theo một chiều như vậy là hành vi vô cùng sai trái về mặt pháp luật, là một sự phỉ báng tệ hại lên lương tâm và đạo đức của người cầm bút. Chính những kẻ viết và đăng bài báo nầy mới là những kẻ bẻ cong ngòi bút , bẻ cong lương tâm để thực hiện mệnh lệnh chủ quan của cấp quyền lực nào đó nhằm đánh lừa dư luận và dẫn dắt dư luận theo hướng thuận lợi cho họ. Những người cầm bút đó lại còn lên giọng mắng mỏ công dân Trương Duy Nhất là "xấc xược" và dạy dỗ anh phải "cầm bút" như thế này như thế kia. Điều đó không khỏi không làm cho mọi người liên tưởng đến một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến ở xã hội VN ngày hôm nay: Những kẻ suy đồi đạo đức nhất lại là kẻ ưa lớn tiếng dạy dỗ đạo đức cho người khác nhất. Đành rằng, nhân quyền đang bị vi phạm, xã hội dân sự không được phát huy, tư pháp chưa độc lập nên quy trình tố tụng của VN còn lắm vấn đề. Từ đó đối tượng điều tra không được quyền giữ im lặng, luật sư không được tham gia từ đầu vụ án, không được có mặt trong lúc hỏi cung, đối tượng bị tam giam không được tiếp xúc với bất kỳ ai bên ngoài. Từ đó việc viết báo về các vụ án ngay trong quá trình điều tra là rất khó khăn. Cơ quan điều tra chỉ rò thông tin ra cho báo chí khi muốn mượn dư luận để củng cố kết luận còn mong manh theo ý đồ của họ. Nhưng người cầm bút có lương tâm thì không bao giờ viết bài khi không đủ thông tin từ hai phía, phía cơ quan điều tra và phía bị điều tra, để vô tình hoặc cố tình làm công cụ tiếp tay cho sự sai trái. Chúng ta thử xem xét nội dung cáo buộc được cho là ấy từ kết luận điều tra đăng trên hai tờ báo. Sau 7 tháng, một công dân chỉ cầm bút viết blog mà bị bắt giam biệt tích với cả người thân trong gia đình để chịu sự điều tra căng thẳng, để cuối cùng cơ quan điều tra nêu ra một số cáo buộc mà khi đọc vào ai cũng thấy rằng chẳng cần phải bắt bớ, giam cầm, điều tra gì cũng có thể nêu ra được, vì mọi thứ blogger Trương Duy Nhất viết ra đều đường đường chính chính công khai minh bạch trên blog cá nhân của mình. Cố gắng chắc lọc từ một đống rối rắm của hai bài báo, thì mới tìm ra được 6 nội dung cáo buộc cho rằng công dân Trương Duy Nhất đã vi phạm pháp luật như sau:   1.Trong bài này có các câu: "Thằng này Đảng viên đấy nhưng hắn tốt, tốt lắm" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng" tuyên truyền xuyên tạc, tư cách đạo đức cách mạng, phủ nhận các thành quả, công lao của Đảng trong bảo vệ và xây dựng đất nước. Những lời lẽ này cho thấy, sự kệch cỡm, vô văn hóa của Trương Duy Nhất, khi dùng những chuyện tình cảm của gia đình ra trước công luận bàn bạc.   2.Trong số 1.000 bài viết này, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây. Trong nội dung "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương. 3/Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận". Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ.   4/Một nội dung khác không đúng sự thật, cho thấy cái nhìn lệch lạc của Trương Duy Nhất. Trong tài liệu Việt Nam 2011 "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….". 5/Không dừng lại ở đó, nhiều bài viết còn có nội dung bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Rất nhiều trong số đó là những nhận định thiếu căn cứ. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân. Nhất đưa ra những bài như “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” hay bài “Việt Nam năm 2011” có những câu vu cáo như “vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”. 6/Bài “Chất lượng chính phủ quá tệ” đăng tải 2/8/2012, Nhất nói bừa rằng “chỉ có 1% đánh giá chất lượng Chính phủ đương nhiệm xuất sắc, 1% tốt, 1% khá, 9% trung bình, trong khi đến 49% nhận định chất lượng Chính phủ ở mức yếu và 39% xếp loại rất yếu”. Đây là sự xấc xược, vu cáo vô căn cứ. Nhiều nội dung đưa ra có cái nhìn bi quan, một chiều… Nhiều nội dung Trương Duy Nhất đã đăng tải trên bài viết như "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm"… đưa một hình ảnh không đúng sự thật về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước. Đấy, qua 7 tháng, tiêu xài biết bao nhiêu tiền thuế của dân mà cả một cơ quan điều tra to đùng của bộ công an chỉ làm được cái việc mà một người bình thường chỉ cần bỏ ra ba ngày đọc hết các bài viết trên bog của TDN cũng có thể làm ra được, có khi còn làm tốt hơn. Chưa nói việc bắt bớ không cần thiết gây ra hoang mang cho dân tình và tạo nên hình ảnh xấu xa cho đất nước về nhân quyền trước dư luận quốc tế. E rằng chính những người gây ra chuyện nầy mới là những kẻ "lợi dụng quyền lực xâm phạm đến lợi ích và thanh danh của đất nước". Không biết đến bây giờ, sau 7 tháng bị giam biệt tăm, luật sư đã được "cho phép" làm việc với công dân Trương Duy Nhất chưa, làm việc đến đâu và đã có những phản biện gì về kết luận điều tra để tư vấn pháp lý hữu hiệu cho thân chủ của mình? Tuy nhiên, sau khi hai bài báo "luận tội" được tung ra thì rất nhiều công dân cảm thấy bất bình đã viết nhiều bài đăng lên blog phân tích về những điều vô lý của cáo buộc.   Xin được phân tích lần lượt từng điểm trong 6 nội dung cáo buộc nêu trên. Nội dung 1: Cái câu "thằng này đảng viên nhưng mà tốt" đã thành câu tự trào khá phổ biến mà chính nhiều đảng viên vẫn thường hay nói bên ngoài xã hội và một bộ phận không nhỏ người dân cũng bắt chước nói theo. Từ rất lâu, câu nói đó đã thành một câu trào phúng trên cửa miệng của nhiều người dân và lan truyền công khai trong xã hội. Công dân Trương Duy Nhất không sáng tác ra câu tự trào đó mà chỉ ghi lại từ xã hội. Ngay cả khi TDN sáng tác ra câu đó thì cũng không có cơ sở gì để buộc tội anh. Ngày xưa thời phong kiến bị cho là "xấu xa, gian ác và lạc hậu" vì thế mà đảng CS đã đánh đổ đi để cướp chính quyền, thì trong dân gian vẫn lan truyền câu ca dao : "Sông Hương nước chảy lờ đờ/ dưới sông là đĩ trên bờ là vua" hay câu tục ngữ : "miệng quan trôn trẻ" thế nhưng sử sách không hề thấy ghi ai bị bắt tù vì đọc ra câu ca dao hay tục ngữ phạm thượng ấy cả. Huống chi bây giờ đảng viên không phải là vua, không phải là ông trời con, và ngay cả đảng cũng chỉ là một pháp nhân bình đẳng trước pháp luật với mọi pháp nhân và cá nhân khác thì việc công dân dùng lời lẽ châm biếm hoặc chê bai đảng viên hay tổ chức đảng đôi chút thì chẳng có chi là ghê gướm. Hơn nữa luật pháp hiện hành không có điều khoản nào quy định việc châm biếm, chê bai, phê phán đảng là phạm pháp.   Nội dung 2: "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương . Cáo buộc hết sức trẻ con, nêu ra chỉ làm trò cười cho thiên hạ, nên thấy không cần thiết phải phân tích.   Nội dung 3: "Quốc hận" . Công dân TDN cũng không tự ý sáng tác ra từ nầy mà chỉ ghi lại những gì mà một bộ phận không nhỏ nhân dân VN vẫn hay nói. Bộ phận không nhỏ ấy được ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc còn đương chức xác nhận khi tuyên bố rằng, đến ngày 30.4, "có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn". Những "người buồn' đó thường xuyên dùng hai từ "quốc hận". Chẳng lẽ bỏ tù một người khi người đó ghi lại một hiện thực khách quan?. Nếu muốn buộc tội công dân TDN thì trước hết hãy buộc tội ông Võ Văn Kiệt.   Nội dung 4: "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….". Ba vấn đề nêu ra trong câu nầy thì chỉ có vấn đề thứ hai là "thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước" là có thể còn bàn cãi. Nhưng xem lại chỉ số lạm phát 10 năm qua thì nội dung nầy cũng chẳng sai sự thật. Giá một lượng vàng năm 2003 là 6,8 triệu đồng, năm 2013 sau khi đã giảm nhiều đợt vẫn còn ở mức gần 40 triệu đồng. Giá gạo 2003: 3.500đ/ kg. 2013: 15.000đ/kg. Giá thịt heo 2003: 25.000đ/kg, 2013: 100.000đ/kg. Trong khi đó thu nhập tối thiểu mỗi tháng của hàng chục triệu công nhân từ 2 triệu đồng năm 2003 lên chừng 3 triệu đồng hiện nay. Nhìn vào đời sống người dân đi lên hay đi xuống là hãy nhìn vào số đông hàng chục triệu công nhân, nông dân lao động chứ đừng nhìn vào vài trăm người mua máy bay, mua giường ngủ vài tỉ đồng để đánh giá. Còn chất lượng chính phủ và quốc hội không có vấn đề tại sao lại xảy ra biết bao nhiêu vụ việc động trời ở khắp nơi từ các tập đoàn nhà nước đến y tế, giáo dục , giao thông, điện lực... Tệ nạn hối lộ tham nhũng thì tràn lan, chính các ông bà Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Doan đã nhiều lần xác nhận điều nầy, tưởng cũng không cần nhắc lại ở đây làm chi. Do vậy, công dân TDN hay bất cứ người dân nào có tội gì khi chê bai chính phủ của mình có vấn đề về chất lượng trước một hiện thực quá rõ ràng như thế? Nội dung 5: “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” ,“vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”. Bộ tứ chính phủ có phải là vua, có phải là những ông trời con đâu mà người dân không được phép nhận xét, chấm điểm theo ý kiến chủ quan của mình. Xin nhớ các vị ấy, từ cấp tổ trưởng dân phố lên đến chủ tịch nước ,tổng bí thư đều tự nhận là đầy tớ của nhân dân thì bất cứ người dân nào cũng có quyền nhận xét, chấm điểm các vị ấy. Đừng có bị não trạng phong kiến đè vào đầu lâu dài mà vẫn còn mơ màng rằng ông chủ tịch nước, ông thủ tướng là con trời là thần thánh không được đụng đến còn ông tổ trưởng dân phố là tép riu tha hồ cho phép phê bình, chấm điểm. Dưới luật pháp của chế độ nầy, các ông ấy đều bình đẳng như nhau, đều là đầy tớ nhân dân, đều là người được dân thuê, trả lương để giao làm một số công việc. Do vậy, giả dụ như công dân TDN nhận xét với tổ trưởng dân dân phố của mình rằng: tôi thấy ông làm việc quá tồi chỉ xứng đáng chấm ông 2 điểm, thì anh có bị ghép tội và bị bắt giam hay không? Chắc chắn là không, từ xưa đến nay chưa thấy ai bị tù vì nhận xét chấm điểm ông tổ trưởng dân phố của mình cả. Vậy thì việc nhận xét chấm điểm ông chủ tịch nước, ông chính phủ có gì phải gọi là "xấc xược", gọi là vi phạm pháp luật. Nhận xét rằng vai trò của ông TBT là bất lực, thì dù đúng hay sai cũng chẳng đến nổi phải bị ghép tội hình sự. Chưa nói là nhìn những việc ông TBT làm từ trước đến nay như chỉnh đảng, chống tham nhũng...chưa mang lại hiệu quả gì rõ rệt. Rồi một số chủ trương của ông đưa ra, xuống đến ban chấp hành TW thì bị tắc tị, như chuyện kỷ luật đồng chí X, chuyện giới thiệu người, theo ông là cần thiết, vào BCT...ông cũng đành chịu thua. Nói ông không có lực để thúc đẩy công việc theo ý mình cho suôn sẻ, thì cũng chẳng sai gì. Còn với những đại biểu kiểu như "rau muống ở nhà hàng Thượng Hải đắt hơn rau muống ở quê mình", "IQ cao mới làm đường sắt cao tốc", "dân trí thấp nên không cần luật biểu tình" thì không khỏi không làm cho cử tri nghi ngờ về sự lành mạnh tâm thần của họ, khuyên họ đi giám định tâm thần là điều cần thiết cho chính họ.   Nội dung 6: Nội dung cáo buộc nầy tương tự như nội dung 4 và 5 nên không cần phải phân tích lặp lại. Tuy nhiên ở phần nầy xuất hiện chữ "xấc xược" khi đánh giá hành vi của TDN là điều vô cùng không ổn. Không có bất kỳ ai được quyền dùng những từ nặng nề mang tính mắng chửi chợ búa giang hồ như vậy để đánh giá hành vi của công dân, dù cho công dân ấy là một tù nhân, huống chi ông TDN vẫn đang là một công dân chưa bị kết án. Cơ quan điều tra chỉ nêu ra các chứng cứ để cáo buộc đối tượng vi phạm pháp luật ở điều khoản nào chứ không được phép dùng những từ mang tính mạt sát, mắng chửi như vậy. Người viết báo lại càng, trăm lần hơn, không được phép như vậy. Nếu lời lẽ ấy có trong bản kết luận điều tra thì khi viết bài, tác giả hoặc tòa soạn cũng phải cắt bỏ đi. Trừ khi muốn nhấn mạnh sự sai trái của cơ quan điều tra thì mới trích dẫn nguyên lại, đưa vào trong ngoặc kép và ghi nguồn rõ ràng. Tác giả bài báo đã nhân danh đạo đức, lương tâm để răn dạy nhà báo Trương Duy Nhất về chuyện viết báo, nhưng chính bản thân đã mắc rất nhiều sai phạm trong viết lách, từ nghiệp vụ sơ đẳng đến vấn đề lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Họ nói rằng công dân Trương Duy Nhất "xấc xược" khi tự cho mình cái quyền đánh giá chính phủ và các cấp lãnh đạo trong khi chính họ đang tự cho mình cái quyền đó khi viết bài một chiều phỉ báng cá nhân một công dân. Nên nhớ rằng công dân TDN cũng như mọi công dân khác đều có quyền đánh giá, phê phán chính phủ của mình, nhưng nhà báo thì hoàn toàn không có quyền chủ quan đánh giá và phê phán bất kỳ cá nhân công dân nào trong bài báo của mình.   Có lẽ cả hai tờ báo CAND và Petrotimes đều có tổng biên tập là tướng tá công an nên các vị vẫn quen cái nếp tưởng mình là công an khi cầm bút làm báo. Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh
......

Tuyên bố về việc chính quyền sử dụng côn đồ

PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM   Tuyên bố về việc chính quyền sử dụng côn đồ đàn áp các hoạt động chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền Ngày 8/12/2013, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các thành viên thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã tổ chức tặng bóng bay với hàng chữ "Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng" cùng với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Hoạt động này đã bị lực lượng công an, an ninh, dân phòng, cựu chiến binh, phụ nữ, dân xã hội quấy rối bằng cách đổ mắm tôm vào người, tịch thu, chọc thủng các bóng bay và các túi tài liệu về nhân quyền đã bị nhân viên công vụ ngang nhiên vô cớ cướp đi [1].   Ngày 10/12/2013, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều blogger khác đã bị côn đồ ngăn chặn, đánh đập trên đường đi tới nơi họp mặt kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Khi bạn bè của các blogger này tới hỏi thăm tình hình, họ cũng bị côn đồ tấn công ngay trước mắt lực lượng công an, an ninh và dân phòng [2]. Những người bị đánh bao gồm Hoàng Văn Dũng (CĐVN), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng con nhỏ của cô, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Tiền Tuyến, Trần Hoàng Hận, Nguyễn Lê Viễn Phương, Võ Công Đồng, Bùi Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Bá Tín. Vết thương trên gò má phải của Hoàng Văn Dũng, bị đánh bằng mũ bảo hiểm,  rất nghiêm trọng, làm giảm thị lực mắt phải và có nguy cơ bong võng mạc bất cứ lúc nào.   Cũng ngày 10/12/2013, tại Đà Nẵng, Nguyễn Văn Thạnh (CĐVN), Nguyễn Quang Duy và Nguyễn Đức Quốc cùng đi với Lê Anh Hùng và Lê Thị Phương Anh tới công an phường Hòa Minh để đòi lại những tài sản bị tịch thu trái phép hôm 7/12 [3]. Một lần nữa dân xã hội lại có mặt ngay trước cửa đồn công an và đánh Nguyễn Đức Quốc ngất xỉu phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Anh Nguyễn Văn Thạnh là người mắc chứng bệnh máu khó đông, rất dễ bị tổn thương gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng bị đánh và bị cướp đi một máy tính bảng dù đã đứng lùi ra xa khỏi khu vực đang có tranh cãi. Đáng lo ngại hơn nữa là cuộc tấn công vẫn tiếp diễn ra vào ngày hôm sau, khi anh Thạnh đi trình báo và yêu cầu lực lượng công an phải điều tra ai là người đã đánh và cướp tài sản của anh [4].   Chúng tôi có nhiều lý do để tin rằng hành vi côn đồ này có sự chỉ đạo của chính quyền và lực lượng an ninh Việt Nam, nhằm đe dọa và ngăn cản những hoạt động hợp pháp nhằm thúc đẩy quyền con người của các blogger ba miền. Các vụ tấn công nói trên đều nhằm đối tượng là các blogger, giữa ban ngày ngay trước mặt công an và dân phòng mà không hề bị ngăn cản. Đây là một điều không thể chấp nhận được, nhất là khi Việt Nam vừa trở thành thành viên Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và vào lúc cả thế giới đang kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, đề cao các giá trị của quyền con người trong đó có "quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân".   Chúng tôi cực lực lên án việc sử dụng côn đồ, dưới sự bảo kê của công an, để tấn công các nhà hoạt động xã hội, trong đó có hai thành viên của Con Đường Việt Nam. Người dân Việt Nam đóng thuế để trả lương cho lực lượng an ninh, với yêu cầu họ phải có trách nhiệm bảo vệ cho sự an toàn của người dân, bảo vệ công lý, chứ không phải để ngăn chặn các blogger trao đổi về quyền con người một cách ôn hòa. Việc lực lượng an ninh Việt Nam để cho côn đồ lộng hành giữa đám đông, sử dụng bạo lực để trấn áp người dân bất chấp pháp luật và đạo đức cho thấy chính quyền này không hề tôn trọng quyền con người như họ vẫn rao giảng trước dư luận trong nước và thế giới. Bất chấp sự trấn áp nói trên từ phía chính quyền, phong trào Con Đường Việt Nam kiêm quyết sẽ tiếp tục theo đuổi các hoạt động truyền bá và bảo vệ quyền con người một cách ôn hòa của mình. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự khác hãy cùng chúng tôi lên tiếng phản đối việc sử dụng bạo lực của chính quyền đối với những nhà hoạt động xã hội, vì quyền lợi của tất cả chúng ta. Ngày 12 tháng 12 năm 2013 Trưởng Ban Điều Hành Phong trào Con Đường Việt Nam Nguyễn Công Huân [1] Tường thuật ngày hội Nhân Quyền do Mạng lưới Blogger Việt Nam khởi xướng ngày 8/12/2013https://danluan.org/tin-tuc/20131208/tuong-thuat-ngay-hoi-nhan-quyen-do-... [2] Lực lượng an ninh Việt Nam tùy tiện chà đạp quyền con người trong ngày Quốc Tế Nhân Quyềnhttps://danluan.org/tin-tuc/20131210/luc-luong-an-ninh-viet-nam-tuy-tien... [3] Đơn tố cáo hành vi côn đồ - vu khống, bắt người trái pháp luật của công an Tp. Đà Nẵnghttp://danlambaovn.blogspot.co.uk/2013/12/on-to-cao-hanh-vi-con-o-vu-kho... [4] Nguyễn Văn Thạnh - Bị cướp đồ ngay trước mặt công anhttps://danluan.org/tin-tuc/20131211/nguyen-van-thanh-bi-cuop-do-ngay-tr... -------------------- oOo -------------------- VIETNAM PATH MOVEMENT Announcement on the government use of thugs to supress International Human Rights day activities           On 12/8/13, members of the Vietnam Blogger Network organized events in both Hanoi and Ho Chi Minh cities to pass out helium balloons with the message “Our human rights must be respected.”    Free copies of the United Nations’ Universal Declaration of Human Rights (UDHR) were also passed out by bloggers along with the free balloons.  These events were disrupted by police, security, civil defense, veteran forces.  They harassed the participants by throwing shrimp paste, puncture balloons and confiscated copies of UDHR and other human rights documents [1]. On 10/12/13 in Ho Chi Minh City, many other bloggers were stopped and beaten by thugs on their way to the meeting point to celebrate International Human Right day.  Friends of these bloggers came to check on their situation were also attacked right in front of the police, security, and civil defense forces [2].  The people who were beaten Hoang Van Dung (Vietnam Path Movement), Nguyen Ngoc Nhu Quynh and her young kid, Nguyen Hoang Vi, Nguyen Tien Tuyen, Tran Hoang Han, Nguyen Le Vien Phuong, Vo Cong Dong, Bui Vu Huy Hoang, and Nguyen Ba Tin.  The injury on the left side of Hoang Van Dung’s face, caused by a motorcycle helmet, is very serious as it temporary diminishes the ability to see clearly and can possibly run risk of retinal detachment at anytime. Also on the same day, 10/12/13, Nguyen Van Thanh (Vietnam Path Movement), Nguyen Duc Quang,  Nguyen Quoc Duy tagged along with  Le Anh Hung and his wife Le Thi Phuong Anh to police precinct in Hoa Minh city to reclaim personal belongings which were confiscated illegally three days before [3].  Once again, thugs were presents right in front of the police precinct to attack Nguyen Duc Quoc and beat him unconscious.  Quoc was taken to hospital emergency room later.  More concerning is the beating of Nguyen Van Thanh, whose life can easily be at risk since he has hemophilia.  Thanh’s laptop was also robbed from him although he was standing from a distance away when the attack started.  Even worst, the attack happened again the next day when Thanh went to police to file a report and request them to investigate who had beaten him and robbed him of his laptop [4]. We, the Vietnam Path Movement, have reasons to believe that this criminal behavior was directed by the Vietnam government and security force to intimidate and prevent legitimate human rights advocacy activities from being organized by bloggers in all three regions of Vietnam.  The attacks above aimed at the bloggers in broad daylight and witnessed by police and civil defense forces.  Yet, the police and civil defense forces did not intervene.  This is unacceptable; especially when the attacks happened right after Vietnam has just become a member of the UN Human Rights Council, on the very day in which the world is promoting the values of Human Rights.  Those values include the “right to life, liberty, and personal security.” We condemn the use of thugs under police protection to attack social activists, including two members of the Vietnam Path Movement.  The people of Vietnam pay taxes to cover police and security forces salary.  This implies that police and security forces have the responsibility to protect the people and justice instead of stopping bloggers from peacefully discuss Human Rights.  The fact that Vietnam public security force allows thugs to freely attack people, with total disregard of the law, has shown that this government never respect human rights like they always preach to their people and to the international community. Despite the aforementioned repression from the government, the Vietnam Path Movement vow to continue its activities to peacefully promote and protect human rights.  For the benefit of all, we urge other civil society groups to join us in speaking out against the government’s use of violence toward social activists. December 12, 2013 Vietnam Path Movement Chief Executive Nguyen Cong Huan
......

Về Xu Thế Thoái Đảng Hiện Nay

Như chúng ta đã biết sau khi chế độ Muammar Gaddafi bị sụp đổ không một người dân Libya nào kể cả những quan chức và gia tộc của họ trước đây phục vụ cho chế độ tàn ác này nhận là mình đã từng ủng hộ và làm việc cho Gaddafi! Tại sao như vậy, vì một lẽ rất dể hiểu, thói đời người ta phù thịnh chứ không ai dại gì phù suy. Khi Gaddafi còn trên ngai vàng thì ai cũng muốn được chia phần cái khối vàng khổng lồ đó không cần biết đến lương tâm con người và trách nhiệm của công dân. Đến khi thế cuộc thay đổi một môi trường chính trị mới hình thành với những mối quan hệ mới và thế lực mới không ai muốn mình bị bỏ lại phía sau, bị gạt ra ngoài lề xã hội nên họ thẳng tay phủ nhận cái quá khứ một thời “vàng son” của mình, họ muốn tìm một vị thế trong xã hội mới thuận lợi hơn và an toàn hơn để tiếp tục cuộc chơi mưu tìm quyền lực và quyền lợi.   Tại Trung hoa trước công nguyên, khi nhà Tần suy vi, hào kiệt khắp nơi nổi dậy để tranh hùng, những thế lực mới được tập hợp và nỗi lên cướp chính quyền, không ai muốn chậm chân mất phần, hậu quả này là do sự tàn độc của Tần vương làm người dân căm hận, xã hội chia rẽ vì bất công, nhưng còn một điều quan trọng nữa là giới sĩ phu và hào kiệt đã nhìn thấy sự tồn tại của nhà Tần không còn hợp với lòng dân và thời cuộc nên đã bỏ nhà Tần mà tập hợp lại dưới ngọn cờ của những thế lực mới. Đây là quy luật muôn đời của chính trị.   Ngày hôm nay ở Việt nam chưa hội đủ những điều kiện như Libya hay nhà Tần trước đây nhưng những ai có viễn kiến đều nhìn nhận rằng chế độ CSVN sẽ sụp đổ là một điều chắc chắn vì chế độ này đã bộc lộ hết những cái phi nhân tính và phản khoa học của nó, đã hiện nguyên hình là một chế độ phản dân hại nước, bất công , tàn bạo và cực kỳ tham nhũng. Xã hội VN ngày hôm nay chia rẽ sâu sắc, mầm mống hận thù và nghi kỵ đã đầu độc mọi mối quan hệ, đảng CS đã hiện nguyên hình là một nhóm lợi ích là bọn tư bản đỏ cực kỳ tham lam và vô trách nhiệm câu kết với ngoại bang để duy trì quyền lực, là một sự sỉ nhục đối với dân tộc. Đảng CS hoàn toàn không có tương lai, hiện nay đảng CS chỉ có thể dùng quyền lợi như một miếng mồi để tập hợp lực lượng, như một chất keo để gắn kết hàng ngũ, bên cạnh việc dùng thủ đoạn cùng bạo lực để duy trì sự thống trị.   Không có chính nghĩa, không còn cái hào quang giả tạo được thêu dệt để mị dân, bế tắc về đường lối lãnh đạo, sụp đổ về lý tưởng và hoang mang về tương lai, đảng CS hiện nay chỉ nắm được quyền lực nhưng không nắm được lòng dân, chỉ biết dùng biện pháp đàn áp và khủng bố, bưng bít thông tin để kiểm soát tình hình, đây là một trò chơi nguy hiểm vì không thể kéo dài vĩnh viễn và có thể tạo phản ứng tức nước vỡ bờ bất cứ lúc nào, nhưng đảng CS không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục lao theo chính cái lao của họ, họ đã trở thành con tin của chính mình, họ bị thời cuộc xô đẩy nên chỉ có phản ứng đối phó chứ không làm chủ được thời cuộc, đảng CS đang ngồi trên lưng hổ muốn “hạ cánh an toàn” cũng không phải là điều dể, nguy cơ bị tiêu diệt luôn rình chờ chỉ cần một biến động lớn của thời cuộc là sụp đổ. Tham nhũng và lộng hành vừa là bản chất vừa là hệ quả của chế độ độc tài, họ dùng thế độc tôn quyền lực để tham nhũng và dùng tham nhũng nuôi sống độc quyền, tham nhũng và quyền lực dựa vào nhau để sống, không thể tách rời. Tham nhũng và lộng hành tại VN ngày hôm nay đã mất kiểm soát, nó như một chiếc xe lao dốc mà đứt thắng, chiếc xe chế độ đang lao về hố thẳm để kết thúc cuộc hành trình trong tủi nhục nhưng không có một ai, một cơ chế nào đủ khả năng và quyền lực để dừng lại hoặc chuyển hướng Ngày 28 tháng 11 vừa qua, cái gọi là quốc hội nước CHXHCN Việt nam bỏ phiểu thông qua cái gọi là bản tu chính Hiến pháp, hành động này là một sự sỉ nhục đối với người dân và là một trò hề đối với cộng đồng quốc tế, nó là giọt nước làm tràn ly dẫn đến xu thế thoái đảng đang và sẽ xãy ra trong thời gian tới. Việc thoái đảng hiện nay chưa thể xãy ra rầm rộ và chưa thể đánh sập đảng CS nhưng nó sẽ âm thầm tàn phá chế độ, nó sẽ tiếp tục diễn biến theo thời gian và thời cuộc mà thời cuộc hiện nay là vô cùng bất lợi cho đảng CS và chế độ vì nó ngầm chứa nhiều rủi ro có thể làm đổ vỡ trật tự quốc tế hiện nay, điều này giống như một trận địa chấn mạnh mà ngôi nhà chế độ CSVN đang lung lay tận gốc rể.   Từ khi Trung cộng trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ, với tiền bạc dồi dào chế độ độc tài đại Hán này đã bộc lộ tham vọng bá chủ và mưu toan làm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực và thế giới đã có từ sau đệ nhị thế chiến, buộc Mỹ phải chuyển trục sang vùng châu Á – Thái bình dương để sẵn sàng đối phó thì quan hệ Mỹ- Trung, Nhật- Trung đã trở nên căng thẳng chưa từng thấy, đây là một sự phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại vì một khi tương quan lực lượng thay đổi thì trật tự và chiến lược cũng phải thay đổi, và sự thay đổi này sẽ dẫn đến đối đầu là không thể tránh được chỉ còn là thời gian. Lãnh đạo của đảng CSVN đã nhìn thấy điều tất yếu này nên rất hoang mang lo sợ tìm cách đối phó, nhưng cái cơ chế do chính đảng CS đặt ra lại là một trói buộc không có tính uyển chuyển để thích nghi với thời cuộc vì thiếu những yếu tố quyêt định đó là tính dân chủ và tinh thần khoa học, hơn nữa những chuyển động quốc tế này nằm ngoài tầm với của đảng CSVN vì đảng CS chỉ là một quân cờ trong bàn cờ khu vực chứ không phải là người chơi cờ. Chính vì vậy đảng CSVN hiện nay đang thực hiện kế sách “án binh bất động” để chờ diễn biến thời cuộc đi đến đâu, nói chính xác hơn là đảng CS đang chờ xem quan hệ Mỹ- Trung, Nhật – Trung diễn biến thế nào trong thời gian tới, có tránh được nguy cơ chiến tranh hay không và một trật tự mới sẽ xác lập như thế nào. Nhưng cái viễn tượng về một trật tự mới lại hoàn toàn không thuận lợi cho đảng CSVN vì nó chưa hiển lộ nên vẫn chưa dẫn đến tình trạng thoái đảng rầm rộ, nó chỉ là một lời cảnh báo sớm cho những ai có viễn kiến. Những ngày vừa qua có một vài nhân sĩ trí thức từ bỏ hàng ngủ của đảng CS, chúng ta vui mừng vì điều đó nhưng lịch sử và đại cuộc không thể hình thành từ một vài cá nhân có thiện chí và tâm huyết với đất nước mà lịch sử và đại cuộc chỉ có thể hình thành từ một xu thế do đại vận khách quan định hình, khi đó sự thoái đảng mới thực sự là dòng đại giang đổ ra biển lớn không một thế lực nào ngăn chận nổi. Người xưa nói “tri mệnh thức thời duy tuấn kiệt” , quyết định bỏ đảng của những nhân sĩ trí thức trên chứng minh họ là những con người biết mình, hiểu thời thế và có viễn kiến, tất nhiên cái tâm với đất nước, danh dự của một con người cũng là động lực thôi thúc cho quyết định thoái đảng trên. “Trâu chậm uống nước đục” hy vọng những đảng viên CS đang còn chần chừ hiểu điều này, con tàu thời cuộc không đứng lại mãi để chờ đợi ai, chúng ta không kỳ vọng lương tri ở những người CS đang cúc cung phục vụ chế độ, chúng ta chỉ hy vọng rằng họ là những người thức thời và có viễn kiến để nhận thấy rằng đảng CSVN không có tương lai, chế độ CS không hợp lòng dân và không có chổ đứng trong một trật tự thế giới mới sẽ hình thành, nhận thức được như vậy sẽ giúp họ có những quyết định không quá muộn màng, cái gì phải bỏ thì nên bỏ sớm. Đừng để như những quan chức của chế độ Gaddafi khi chế độ sụp đổ rồi thì mới thanh minh rằng mình chưa bao giờ ủng hộ Gaddafi, như vậy là mất cơ hội vì quá muộn và không trung thực. Việt nam hậu CS phải là một chế độ dân chủ tự do, văn minh và nhân bản, không có sự kỳ thị chính kiến hay quá khứ, nhưng tâm hồn thanh thản vẫn là một điều kiện cho một cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc. Huỳnh ngọc Tuấn Nguồn: .vietthuc.org
......

Hết Bắc Hàn lại Bắc Kinh - Ổn định chính trị theo định hướng XHCN

Tin lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Ân hạ thủ ông dượng kiêm cố vấn tối cao của mình là Trương Thành Trạch chưa rời các bản tin và bình luận khắp châu Á và thế giới, thì hôm nay lại có tin lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình giáng cho đối thủ của ông là Chu Vĩnh Khang tội âm mưu ám sát Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước. Ông Chu Vĩnh Khang khi còn là hung thần của chế độ.   Điều làm thế giới kinh ngạc là ông Chu Vĩnh Khang đang ngồi ghế Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị đảng CSTQ, với trách nhiệm Trưởng Ban Chính Pháp Trung Ương, tức cai quản toàn bộ ngành công an, an ninh, tòa án, trại tù, ....   Theo tin lọt ra ngoài, thì trong buổi họp Bộ Chính trị để lấy quyết định hạ bệ Bí Thư Tỉnh Trùng Khánh là Bạc Hy Lai, ông Chu Vĩnh Khang là người duy nhất bỏ phiếu chống. Thế lực quá lớn của họ Bạc trong đảng và quân đội đã khiến các lãnh tụ thuộc cả thế hệ Hồ Cẩm Đào và thế hệ Tập Cận Bình lo ngại. Họ quyết định giao cho cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo xuống tay trấn áp trong những tháng trước khi ông mãn nhiệm. Sau khi gia đình và toàn bộ mạng lưới nhân sự của Bạc Hy Lai bị ném vào tù và tước hết chức vụ, giới lãnh đạo Bắc Kinh bắt đầu bao vây Chu Vĩnh Khang - người mà họ cho là đã bảo kê và tiết lộ các ý định của Bộ Chính Trị cho họ Bạc.   Ông Khang bắt đầu bị "điều tra" vào tháng 5/2012. Sau đó, giới lãnh đạo Bắc Kinh cho rò rỉ các tin đồn ông Khang phạm tội tham nhũng. Nhưng loại tội danh này chỉ tạo phản ứng ngược và các chế diễu vì công luận vừa được báo New York Times tiết lộ về cái núi gia tài 2,7 tỉ mỹ kim của gia đình người cán bộ được xem là "sạch nhất" Bộ Chính Trị, Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Chắc chắn gia tài của các ủy viên khác khó có thể nhỏ hơn. Chính vì thế mà các tội danh của ông Chu Vĩnh Khang được rò rỉ ra cứ lớn dần để thăm dò dư luận, và đến nay thì khó có tội danh nào nặng hơn tội âm mưu ám sát nhân vật số 1 của đảng và nhà nước Trung Quốc. Lần này 2 nơi được dùng để rò rỉ tội danh mới là tờ China Post và Mingjing News. Theo giới phân tích thời cuộc thì nếu thấy phản ứng của phe nhóm còn sót lại của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang yếu ớt, giới lãnh đạo hiện thời sẽ cho báo đài chính thức loan tải. Khi đó sẽ khó cho ông Khang thoát án tử hình.   Phe cánh ông Tập Cận Bình biết đây là loại tội danh khó chứng minh với công luận Trung Quốc, những người vốn đã mất tin tưởng vào hệ thống điều tra và tòa án Trung Quốc -- cả tội danh lẫn bằng chứng và bản án đều luôn là những sản phẩm do phe đang nắm quyền tạo sẵn. Nhiều tin tức cho thấy guồng máy của ông Tập Cận Bình đã thu tóm nhiều người cho khâu "nhân chứng". Hiện trong tay họ đã có các thư ký, cận vệ, tài xế và cả một người con trai của ông Chu Vĩnh Khang là Chu Bân. Xem ra không chỉ người dân Trung Quốc mới là nạn nhân của chế độ độc tài, toàn trị, và vô pháp luật. Ổn định chính trị dưới bóng CNXH thực chất là luật rừng xanh của thời ... cộng sản nguyên thủy: kẻ thua cuộc trở thành "món nhậu". Nguồn: DienDanCTM  
......

Việt Nam nên học tập tinh thần " Sự thật và hòa giải" của người cộng sản Nelson Mandela

Lễ tưởng niệm Nelson Mandela tại Sân vận động Soccer City Stadium, Soweto, ngoại ô Johannesburg ngày 10/12/2013 đã được truyền đi khắp thế giới. Chúng ta thấy hàng trăm nhà lãnh đạo trên khắp thế giới trong lễ tưởng niệm này, trong đó có tổng thống Mỹ Obama và và 3 cựu tổng thống Mỹ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon, Chủ tịch Cuba Raul Castro, tổng thống Iran. Trung quốc cử một đại diện cao cấp là Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều, Việt Nam cử một vị mang hàm Bộ trưởng nhưng không ai rõ tên tuổi. Tất cả các nhà lãnh đạo từ tả sang hữu, từ tư bản đến cộng sản đều ca ngợi hết lời Mandela, người khổng lồ của lịch sử.   Sáng cùng ngày, ở Việt Nam, một số trí thức tham gia Diễn đàn xã hội dân sự đã đến tưởng niệm tại Đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội, mang theo bài thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc “Mandela”. Sau đó vài giờ, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng đến viếng tại đây với lời ghi chú Mandela là lãnh tụ kiệt xuất của các dân tộc bị áp bức.   2)      Rất ngạc nhiên khi không có báo chí Việt nam nào của Đảng nhắc đến Mandela đã là một người cộng sản. Trong thông cáo ngày 6/12/2013 của ANC (Đảng cầm quyền Nam Phi hiện nay) đã khẳng định Mandela không chỉ là nhà lãnh đạo của ANC mà còn là nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Nam Phi. Khi còn sống, nhiều người khẳng định Mandela là đảng viên cộng sản, tuy nhiên Mandela không chối bỏ mà cũng không khẳng định điều đó. Ông từng viết “There will always be those who say that the Communists were using us, but who is to say that we were not using them?”, tạm dịch “Sẽ luôn có những người nói rằng những người Cộng sản đã lợi dụng chúng tôi, nhưng ai có thể nói rằng chúng tôi không lợi dụng họ?” 3)      Mối tương duyên giữa Mandela và Đảng cộng sản Nam Phi hình thành từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, Mandale bị truy đuổi theo Đạo luật ngăn chặn cộng sản của chế độ Apartheid (gần giống như Đạo luật 10-59 của Ngô Đình Diệm). Sau khi cho rằng đấu tranh bất bạo động không thể thành công, ông đã trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt phái đấu tranh bạo động của ANC. Ông đã liên minh với Đảng cộng sản Nam Phi để đấu tranh vũ trang, và trở thành nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Nam Phi nhưng không được Đảng cộng sản Nam Phi công bố. Phe chủ trương bạo động của ANC đã học tập chiến tranh du kích của những người nổi dậy Algeri chống thực dân Pháp, những người Algeri này lại học những người cộng sản Việt Nam đã biết cách thắng thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Suy rộng ra, Mandela có thể coi là “học trò đấu tranh vũ trang” của Cộng sản Việt Nam. Ông đã bị kết án chung thân vào năm 1964 vì tội bạo động chống chính quyền Apartheid. Ông cũng bị Mỹ, Anh quốc liệt vào danh sách những kẻ khủng bố. Hàng mấy chục năm tù, Mandela đã khiến một số người phương Tây khâm phục đã viết bài hát “Free Nelson Mandela” và đã trở thành bài hít nhất vào những năm 1980. Phong trào đòi tự do cho Mandela ở các nước Châu Âu và Mỹ mạnh mẽ như phong trào phản chiến chống Mỹ can thiệp ở Việt Nam (1960-1970). Phong trào này buộc chế độ Apartheid phải trả tự do cho Mandela. Sau khi Chris Hani lãnh tụ Đảng cộng sản Nam Phi và ANC bị ám sát chết và người bạn, đồng nghiệp Olive Tambo- Chủ tịch ANC chết vào năm 1993, Nam Phi rơi vào khủng hoảng trầm trọng, có khả năng xung đột giữa các màu da, nhà cầm quyền Apartheid và nhân dân Nam Phi nhận ra không ai khác ngoài Mandela có khả năng hàn gắn các chủng tộc của Nam Phi. Năm 1994, Nelson Mandela đắc cử tổng thống Nam Phi với 62% số phiếu bầu. Ông làm tổng thống đúng một nhiệm kỳ 5 năm, đặt cơ sở cho nền dân chủ đa chủng tộc ở Nam Phi, phục hồi và phát triển nền kinh tế thị trường của Nam Phi. Ông đã lập Ủy ban sự thật và Hòa giải để khép lại quá khứ. Sau khi thôi không làm Tổng thống, ông còn hoạt động tích cực 5 năm nữa và chỉ thực sự về hưu vào năm 2004. Lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông là vào 2010 (nhân dịp World Cup được tổ chức tại Nam Phi, việc đăng cai thành công chủ yếu nhờ vào uy tín và nỗ lực của Mandela). 4)      Những điều tạo nên sự khác biệt giữa Người cộng sản Mandela và các nhà lãnh đạo cộng sản khác.   (i) Mặc dù đã từng lãnh đạo bạo động, nhưng Mandela trở thành tổng thống sau một cuộc bầu cử dân chủ, hòa bình. Ông chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ. Trong khi hầu hết các nhà lãnh tụ cộng sản khai quốc trên thế giới làm lãnh đạo đất nước sau khi lật đổ bằng bạo lực chế độ cũ hoặc do kết quả của một cuộc chiến, và họ đều lãnh đạo hết đời hoặc cho đến khi bị thanh trừng.   (ii) Thay vì tìm cách duy trì sự thống trị độc đảng cho phe mình (ANC hoặc Đảng cộng sản), Mandela đã xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, các đảng đều có thể cạnh tranh với ANC, kể cả những đảng đối lập của người da trắng lẫn người da đen. Người ta giải thích có thể do Mandela là một luật sư, và ông hiểu một nhà nước dân chủ, pháp quyền không thể là một nhà nước độc đảng. Điều đó chưa chắc đã đúng, vì Phidel Castro trước khi trở thành lãnh tụ cộng sản Cuba đã là một luật sư tài ba.   (iii) Sau khi nắm quyền, Mandela đã không chủ trương quốc hữu hóa nền kinh tế như các nước cộng sản hoặc theo khuynh hướng cánh tả. Có người cho rằng ông đã nghe lời khuyên từ Lý Bằng (nguyên Thủ tướng Trung quốc, 1987-1998), với kinh nghiệm của Trung Quốc. Ông đã mời những chuyên gia kinh tế hàng đầu để xây dựng lại nền kinh tế thị trường. Với sự sát sao và kinh nghiệm của một luật sư, ông đã tham gia hoạch định chính sách kinh tế, phục hồi và phát triển nền kinh tế Nam Phi từ một đất nước bị thế giới bỏ rơi, tẩy chay, cấm vận.   (iv) Ông không công khai là đảng viên cộng sản, vì Đảng cộng sản của ông cũng đã nhận thấy hình mẫu chế độ Xô viết (dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản) không còn hấp dẫn cho quần chúng và thế giới, do sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu vào thời điểm ông được tự do và trở thành người lãnh đạo Nam Phi.   (v) Sự khác biệt lớn nhất là Mandela đã lập Ủy ban Sự thật và Hòa giải. Ủy ban này không nhằm mục đích trừng phạt kẻ thù của ANC và người da đen, mà nhằm làm sáng tỏ sự thật về những tội ác trong thời kỳ Apartheid, chủ trương hòa giải giữa những người đã theo chủ nghĩa Apartheid và gây tội ác với những nạn nhân của chủ nghĩa này, bồi thường cho nạn nhân của tội ác. Những người đã tham gia chế độ Apartheid vẫn được tiếp tục tham gia đời sống kinh tế chính trị của Nam phi, sau khi họ đã từ bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Ủy ban Sự thật và Hòa giải không chỉ tìm sự thật về những tội ác của chế độ Apartheid và những người da trắng đối với người da đen, mà còn làm sáng tỏ những hành vi bạo lực quá mức của những thành viên của ANC và những người da đen (kể cả gây ra đối với người da trắng) trong thời kỳ Apartheid. Mandela không chỉ là người đấu tranh lật đổ chế độ Apartheid, ông trở thành người khổng lồ của lịch sử chính vì ông là người hòa giải vĩ đại. Ông sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã tù đầy ông hàng chục năm, sống hòa bình với họ, thậm chí tổng thống cuối cùng của chế độ Apartheid Nam Phi đã trở thành bạn thân của ông. Cái bắt tay giữa hai người đứng đầu của hai nước thù địch là Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro trong lễ tang Mandela đã thể hiện các nhà lãnh đạo này đã biết học tập tinh thần hòa giải của Nelson Mandela.   Tinh thần sự thật và hòa giải của Nelson Mandela xứng đáng là tấm gương cho những người cộng sản Việt Nam cũng như những nhà chính trị, những người đấu tranh khác noi theo./ Nguồn: bolapquechoa.blogspot.de
......

Kim Jong Un làm Bắc Kinh nhức đầu

Khi Stalin thanh trừng các đồng chí trong Bộ Chính Trị, họ bị giam giữ, tra hỏi nhiều tháng trời, cuối cùng bị đưa ra tòa, ai cũng thú nhận tội chống đảng, tỏ ý hối hận, và xin lãnh tụ khoan hồng, sau cùng họ vẫn bị giết. Jang Song-thaek bị lôi xềnh xệch ra khỏi phòng họp   Mao Trạch Ðông thì bắt những đồng chí như Bành Ðức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ kéo dài những ngày tàn tạ trong cảnh quản thúc, vợ con nheo nhóc, bạn bè bỏ rơi. Các lãnh tụ cộng sản thường vẫn muốn làm nhục các đồng chí, họ không hài lòng nếu chỉ cách chức hay giết các đối thủ. Nhưng mức độ tàn ác của Kim Jong Un đã vượt qua cả Stalin lẫn Mao Trạch Ðông. Người bị thanh trừng phải bị làm nhục, trước công chúng, và đem chiếu phim cho cả thế giới coi.   Các lãnh tụ cộng sản thanh trừng lẫn nhau là chuyện bình thường. Nhưng ít thấy một cảnh thanh trừng nào lộ liễu và tàn nhẫn như được chiếu trên ti vi cho 25 triệu dân Bắc Hàn chứng kiến trước đây hai ngày. Nhà độc tài nho nhỏ Kim Jong Un đã quyết định cho đài truyền hình chiếu cuốn phim cậu ta hạ bệ ông chồng bà cô ruột, mà trong hai năm qua vẫn được coi như người bảo trợ, đóng vai ủng hộ cậu lên vai lãnh đạo đảng và nhà nước Bắc Hàn. Jang Song-thaek bị lính mặc đồng phục kéo ra khỏi ghế ngồi, lôi xềnh xệch ra khỏi phòng, trong một phiên họp của Bộ Chính Trị mở rộng. Hàng ngàn quan chức trố mắt nhìn theo, chắc ai cũng lo sợ không biết bao giờ đến lượt mình là nạn nhân. Tất cả những người trong phòng đều là đàn ông, cao tuổi, mặc áo kiểu Mao giống hệt nhau. Chỉ có một quan chức ngồi hàng ghế thứ ba cúi nhìn xuống bàn, làm như đang cắm cúi viết. Viên quan này chắc sẽ bị trừng phạt vì dám từ chối không chứng kiến thủ đoạn tàn nhẫn của “lãnh tụ quang minh,” danh hiệu chính thức của Kim Jong Un, tên chữ Hán là Kim Chính Ân, còn gọi là Cậu Ủn. Ông bố Kim Jong Il (Kim Chính Nhất) lúc còn sống vẫn được gọi là “lãnh tụ kính yêu,” còn ông nội Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) được suy tôn là “lãnh tụ vĩ đại.” Triều đại nhà Kim đã truyền đến đời thứ ba, vẫn cương quyết đưa dân Bắc Hàn tiến tới chủ nghĩa xã hội!   Jang Song-thaek bị kết tội tham nhũng, lạm quyền, sống xa hoa, đánh bạc, dùng ma túy, bán rẻ tài nguyên quốc gia cho ngoại quốc, và thêm mắm thêm muối với tội ngoại tình vì “bị ảnh hưởng của lối sống tư bản!” Sau màn bắt giữ giữa phiên họp, đến những màn các thuộc hạ của Jang Song-thaek lên ti vi kể tội ông sếp cũ của họ, vừa kể lể vừa khóc lóc, họ khóc một cách thành thật vì không biết mình “tố khổ” như vậy đã đủ để được tha tội chết hay chưa.                                                                                                                Jang Song-thaek thời Kim Jong Il Hai năm trước, khi “lãnh tụ kính yêu” chết, Jang Song-thaek đã được ủy thác giúp đứa cháu nắm vững quyền bính. Jang Song-thaek, tên chữ Hán đọc là Trương Thành Trạch, là chồng bà Kim Kyong Yui, con gái út của “lãnh tụ vĩ đại,” tên chữ Hán đọc là Kim Kính Cơ. Cả hai vợ chồng đều được phong làm đại tướng, bà cô lên chức đại tướng cùng ngày với cậu cháu, trước khi ông anh Kim Jong Il chết. Trương Thành Trạch được anh vợ cho nắm chức trưởng ban tổ chức, phong thêm chức phó chủ tịch quân ủy trung ương, nắm guồng máy an ninh để phòng ngừa đám tướng lãnh có thể bất phục thằng con miệng còn hơi sữa; rồi trao cho nhiệm vụ săn sóc cho đứa cháu lên ngôi kế vị bố một cách an toàn. Ông chú đã làm tròn nhiệm vụ. Cậu Ủn được đưa lên làm chủ tịch quân ủy trung ương, chủ tịch nước, chủ tịch đảng, tổng tư lệnh quan đội, phong hàm “nguyên soái,” một cấp bậc ngang với chức thống chế, cao nhất trong quân đội. Cậu là người duy nhất mang cấp bậc nguyên soái, chỉ có một cấp cao hơn là đại nguyên soái, mà từ trước đến nay người duy nhất được phong đại nguyên soái là ông nội Kim Nhật Thành. Các tướng lãnh được triệu tập, đưa tay lên thề trung thành với cậu Ủn. Cậu cho nổ trái bom nguyên tử để cho dân Bắc Hàn thấy mặc dù họ đói rét những lãnh tụ của họ không sợ Mỹ vì có bom nguyên tử.   Chỉ sau hai năm, ông Ủn đã ra tay thanh trừng ông chú. Ðiều này cho thấy cậu ta đang lo lắng, không biết ông chú đang âm mưu những gì. Trong chế độ độc tài cộng sản họ không thể tin ai cả. Ðồng chí nào cũng có thể đâm sau lưng mình. Vụ bắt giữ Trương Thành Trạch làm nhiều người ngạc nhiên; nhưng tình báo Nam Hàn đã đoán trước. Ðầu năm 2011, có hai trăm người bị bắt ở Bắc Hàn. Họ đều nằm dưới quyền của hai ông phó chủ tịch quân ủy trung ương, một ông chính là Trương Thành Trạch. Vụ bắt bớ này được ghi nhận là để ngăn ngừa không cho hai ông già lấn quyền của “lãnh tụ quang minh.” Tháng 11 năm ngoái, hai người thân tín của ông chú đã bị bắt, bị kết tội tham nhũng lạm quyền, và gây chia rẽ trong đảng. Cả hai chắc đã bị xử tử. Ba ngày trước khi Trương Thành Trạch bị hạ nhục, một đài phát thanh ở Nam Hàn còn loan tin chính Trạch cũng bị xử tử rồi.   Nhưng tại sao Kim Jong Un phải đem trưng bày cảnh ông chú bị hạ nhục, cho cả thế giới cùng coi? Có thể bản tính cậu là hung dữ. Khi còn đi học ở trường trung học Liebefeld Steinholzli gần thành phố Bern, Thụy Sĩ, trong hai năm, cậu được các bạn bè nhận xét là học không giỏi, tính hiền lành, nhút nhát và không thích con gái, nhưng rất thích bóng rổ, coi Michael Jordan là thần tượng. Một đứa trẻ nhút nhát và kém thông minh có thể mang mặc cảm tự ti. Cho nên khi nắm quyền tối cao trong tay cậu Ủn phải chứng minh rằng mình dám làm những việc tàn ác hơn đời, cốt sao cho mọi người phải sợ mình. Nhiều nhà quan sát quốc tế coi đây là một đòn làm đảng cộng sản Trung Quốc mất mặt. Vì Trương Thành Trạch vốn liên lạc mật thiết với Bắc Kinh. Tháng Tám năm ngoái, ông chú sang thăm, đã được các lãnh tụ Trung Quốc đón tiếp long trọng, dùng những nghi thức vẫn dành cho Kim Chính Nhật khi còn sống. Ông gặp Hồ Cẩm Ðào, Ôn Gia Bảo, được đưa đi thăm các khu kinh tế đặc biệt chế tạo hàng xuất cảng; để ông lấy làm mẫu đem về áp dụng ở Bắc Hàn. Trung Quốc là nước đang nuôi chế độ cộng sản Bắc Hàn, cung cấp thực phẩm, nguyên liệu, và 70% số năng lượng đang dùng. Nếu Bắc Hàn chịu cởi trói cho kinh tế thì gánh nặng viện trợ sẽ được giảm đi. Tháng trước, hãng thông tấn Bắc Hàn loan báo sẽ mở 14 đặc khu chế xuất, đó là kết quả của chuyến đi trong sáu ngày năm ngoái của Trương Thành Trạch.   Ðối với các nhà quan sát quốc tế, việc hạ thủ Trương Thành Trạch báo hiệu lãnh tụ ông Ủn dám thách thức Bắc Kinh. Trong những lời kết tội Trương Thành Trạch có nói đến việc bán tài nguyên cho nước ngoài với giá rẻ, điều này nhắm vào Trung Quốc, là nước vẫn nhập cảng quặng mỏ từ Bắc Hàn nhiều hơn các nước khác, quan trọng nhất là quặng sắt. Ngay từ đầu năm ngoái, sau khi mới lên ngôi Kim Jong Un đã công khai than phiền là các tài nguyên quốc gia bị bán rẻ, trong lúc nguồn ngoại tệ khan hiếm. Cậu Ủn yêu cầu phải tăng giá các quặng mỏ, than, và đất hiếm (một nguyên liệu thiết yếu trong các sản phẩm điện tử mà Trung Quốc hiện đang là nước bán nhiều nhất trên thế giới nhờ khai thác các mỏ ở Mông Cổ, tàn hại môi trường sống tại xứ này). Quặng mỏ lâu nay vẫn được các công ty liên doanh Trung Quốc và Bắc Hàn khai thác. Những lời tuyên bố này được báo chí ở Bắc Kinh loan tin đầy đủ, gây bất mãn cho cả hai bên. Nhiều công ty Trung Quốc sau đó đã ngưng hoạt động ở Bắc Hàn. Trước cảnh Trương Thành Trạch bị hạ thủ và làm nhục, cộng sản Trung Hoa đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Báo chí loan tin đầy đủ, kể lể hết những tội được gán cho Trạch. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao chỉ biết nói vớt rằng đây hoàn toàn là việc nội bộ của nước cộng sản anh em! Nhưng chắc chắn Tập Cận Bình phải lo lắng. Vì cuộc thanh trừng này cho thấy chế độ Bắc Hàn không ổn định. Một lãnh tụ 30 tuổi mới lên ngôi hai năm đã phải ra tay tiêu diệt đối thủ của mình, tàn nhẫn và cách công khai như vậy, chứng tỏ bên trong còn nhiều mầm biến loạn. Ðiều đáng lo nhất là trong tình trạng bất an và tâm thần hoảng loạn, Kim Chính Ân có thể hành động một cách mù quáng để bảo vệ địa vị. Chắc sau vụ thanh trừng ông chú, cậu Ủn sẽ cho nổ thêm bom nguyên tử để dọa dân và dọa các nước láng giềng. Nhưng cậu có thể còn khiêu khích Nam Hàn với lời lẽ và hành động mạnh hơn trước để ra oai với dân. Nếu Nam Hàn và Mỹ phản ứng mạnh thì Bắc Kinh sẽ đối phó ra sao? Hiện nay Tập Cận Bình đang phải đối đầu với Nam Hàn và Nhật Bản trong vụ lập vùng phòng không bao gồm cả các hòn đảo của hai nước này; và cả hai nước phản ứng rất cứng rắn. Nay thêm một mối lo thứ ba trong vùng Bắc Á châu, do một đồng chí cộng sản gây vạ. Bắc Kinh sẽ không thể gửi quân sang cứu Bắc Hàn, như Mao Trạch Ðông đã làm trước đây hơn nửa thế kỷ. Dân Trung Hoa bây giờ không ngoan ngoãn nữa, họ sẽ không chấp nhận hy sinh cho một đồng chí con con của các lãnh tụ. Nhưng nếu chế độ cộng sản ở Bắc Hàn sụp đổ thì Bắc Kinh càng nhức óc. Hàng triệu dân Bắc Hàn sẽ chạy sang Trung Quốc tị nạn, thêm vào con số nửa triệu đã trốn sang sống trong vùng biên giới. Nếu Hàn Quốc lại thống nhất với Nam Hàn trong một chế độ tự do dân chủ thì Bắc Kinh càng lo. Không những Mỹ có thêm một đồng minh mạnh hơn ngay bên cạnh Trung Quốc, mà biến cố đó có thể khích động chính người dân Trung Hoa. Họ sẽ tự hỏi: Tại sao chúng tôi không được sống dân chủ tự do? Nguồn: Người Việt Online
......

Diễn Đàn XHDS viếng Nelson Rolihlahla Mandela tại Đại sứ quán Nam Phi

Nelson Rolihlahla Mandela từ biệt thế giới ngày 5/12/2013. Ông là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi cho dân tộc, cho đất nước Nam Phi và chấp nhận tù đày, gian khổ.   Câu nói nổi tiếng của ông, thấm đẫm tinh thần nhân văn mà nhiều người vẫn nhớ, sau 27 năm sống trong nhà tù, đó là: “Khi tôi bước ra khỏi cánh cửa về phía dẫn đến tự do, tôi biết rằng nếu không để lại cay đắng và hận thù phía sau, tôi vẫn sẽ còn ở trong tù”. Đây là điều mà mọi chế độ độc tài, mọi thể chế dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin lấy bạo lực làm động lực xã hội không bao giờ có thể nghĩ đến chứ chưa nói là thực hiện. Không cần nói đến những phần thưởng cao quý ông đã được phong tặng, chỉ cần nói đến tấm lòng và công lao của ông, đã làm phần lớn trái tim nhân hậu trên thế giới kính phục. Do vậy, ông ra đi, là một tổn thất lớn không chỉ có nhân dân Nam Phi mà còn là của những dân tộc đang sống dưới chế độ phi nhân tính, dưới các chế độ độc tài, toàn trị.   Ngày 10/12/2013, ngày Nhân quyền Quốc tế, nhóm các nhân sĩ trí thức tham gia Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đã đến viếng ông tại Đại sứ quán Nam Phi. Đoàn do Tiến sĩ Nguyễn Quang A dẫn đầu cùng với Gs Chu Hảo, Gs Ts Nguyễn Đông Yên, Gs Hoàng Xuân Phú, Luật sư Trần Vũ Hải, Kỹ sư Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh. Ghi vào sổ tang dòng chữ như sau: “Chúng tôi, những người tham gia Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự Việt Nam kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Nelson Mandela, người chiến sĩ vinh quang của phong trào dân chủ trên toàn thế giới”. Đặc biệt, đoàn còn ghi bài thơ của Nhà thờ Bùi Minh Quốc gửi từ Đà Lạt để kính viếng Nelson Mandela: MANDELA Từng ngày đêm ngục tối Từng đêm ngày tỏa sáng Tiễn đưa người, Nelson Mandela Hai mươi bảy năm ngục tù Hai mươi bảy năm kên tâm, bền chí Từng đêm từng ngày Từng ngày từng đêm Nghiền Lọc Bóng tối thành ánh sáng Từng đêm ngày ngục tối Từng đêm ngày tỏa sáng Thế giới – Đen – Mandela Từ ngục tối đêm ngày tỏa sáng Hai mươi bảy năm Hai mươi bảy năm kiên nhẫn Hai mươi bảy năm âm thầm rung chấn Cho một ngày Thế giới đen Mandela Chuyển sáng òa Cả Nam Phi đen bước ra ánh sáng Cả Nam Phi trắng bước ra ánh sáng Đen Trắng giao hòa Đen Trắng yên hòa Đại nghĩa thắng hung tàn yên ả Đại nghĩa thắng hung tàn trong từng giọt máu đỏ Đại nghĩa thắng hung tàn trong mọi tế bào da Đen, Trắng yên hòa Trong DÂN CHỦ TỰ DO Đà Lạt, 10.12.2013 Nhà thơ Bùi Minh Quốc Đại sứ Nam Phi đã tiếp đoàn và cảm ơn đoàn đã đến viếng Nelson Mandela, chia buồn cùng nhân dân Nam Phi. Ngày 10/12/2013, Ngày Quốc tế nhân quyền J.B Nguyễn Hữu Vinh Một số hình ảnh buổi viếng Nelson Mandela của Đoàn Xã hội Dân sự:   Nguồn: Diễn đàn Xã hội Dân sự
......

Hòa Lan: Sinh Hoạt Hội Thảo - Tiếp Xúc Bộ Ngoại Giao

Hội Thảo Về Tình Trạng Vi Phạm Nhân Quyền Tại Việt Nam 10.12.2013 Nhân kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Ban Chấp Hành Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan đã tổ chức một buổi hội thảo về “Tình Trạng Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam” vào trưa ngày 8-12-2013 tại hội trường Zalen Centrum ’t Veerhuis, thành phố Nieuwegein. Ngoài sự tham dự của các hội đoàn và đồng hương đến từ Hoà-Lan và Bỉ, còn có sự hiện diện của một số khách người Hoà-Lan. Ông Nguyễn Đắc Trung Chủ Tịch Cộng Đồng Hòa Lan   Buổi thảo luận bắt đầu lúc 14g00 với nghi thức chào quốc kỳ Hoà-Lan và Việt Nam, tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc và đồng bào bỏ mình trên đường tìm Tự Do . Tiếp theo đó xướng ngôn viên Thu Vân đã mời ông Nguyễn Ðắc Trung, chủ tịch Cộng Ðồng phát biểu. Sau khi chào mừng quan khách, ông chủ tịch Cộng Ðồng đã giới thiệu cùng cử toạ Nữ Ký Giả Martje Duin và blogger Người Buôn Gió đến từ Ðức Quốc.                                                                                                                       Nữ Ký Giả Martje Duin  Nữ Ký Giả Martje Duin người đã thực hiện chuyến viếng thăm một số bloggers  tại Việt Nam vào tháng 2&3 năm nay. Sau khi trở về Hoà-Lan bà đã thực hiện chương trình phát thanh trên Radio 1 và viết bài trên báo Volkskrant, một trong những tờ báo lớn nhất tại Hoà-Lan để nói về sự vi phạm tự do thông tin và sự đàn áp các bloggers tại Việt Nam.                                                                                                                                              Óng Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió (đến từ Ðức) là một nhà báo tự do, viết bài trên các trang mạng và được nhiều người biết đến qua những bài viết châm biếm và chỉ trích sự tham nhũng và lạm dụng quyền lực của các viên chức trong chính quyền. Óng đã bị nhà cầm quyền cộng sản trù dập dưới nhiều hình thức như bắt bớ, xét nhà, từng bị cấm xuất ngoại khi được chính quyền Ðức mời qua để làm việc trong một lãnh vực văn chương. Trong năm nay chính quyền Ðức, một lần nữa đã mời ông qua để thực hiện một công việc liên quan đến văn chương. Dưới các áp lực quốc tế, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã buộc lòng để ông xuất ngoại. Vào ngày 15-9-2013 ông cũng đã đến Tolhuis tại thành phố Amsterdam để thuyết trình về sự kiểm duyệt thông tin tại Việt Nam trong ngày hội văn chương do cơ quan văn bút quốc tế tổ chức (PEN international) Sau đó ông chủ tịch Cộng Ðồng cũng đã tóm lược về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian qua.   Tiếp theo, xướng ngôn viên Thu Vân đã mời nữ ký giả Maartje Duin lên phát biểu. Bà đã kể lại những kinh nghiệm khi đến Việt Nam, dự trù kéo dài 1 tháng, nhưng chỉ sau 2 tuần bà đã rời khỏi Việt Nam vì bị công an chìm theo dõi gắt gao. Tại Việt Nam bà đã có dịp gặp blogger Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Linh Mục Phan Văn Lợi, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn và thăm viếng làng Văn Giang, nơi mà nông dân đã bị công an đàn áp dã man trong vụ cưỡng chế ruộng đất của họ. Blogger Người Buôn Gió cũng trình bày về tình trạng của những người đấu tranh trong nước, mặc dầu bị đàn áp nhưng vẫn kiên cường nói lên tiếng nói cho công lý.  Kế tiếp mọi người cùng thảo luận về đề tài nhân quyền và trao đổi thêm với các diễn giả. Phần 2 của chương trình là sự trao đổi trực tiếp với Blogger Nguyễn Lân Thắng và Giáo Sư Phạm Minh Hoàng tại Việt Nam qua hệ thống viễn liên (Skype).  Giáo Sư Phạm Minh Hoàng sau 17 tháng bị giam cầm vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và hiện vẫn còn trong thời gian quản chế, nhưng vẫn giữ vững lập trường của ông. Ông Nguyễn Lân Thắng là người đã thâu phim được cảnh đàn áp tại làng Văn Giang và đưa các hình ảnh này trên You Tube và có trên 1 triệu người vào xem. Vào giữa tháng 7, ông cùng một số bloggers khác đã khởi xướng Tuyên Bố 258, yêu cầu nhà cầm quyền Hà-Nội thực thi các cam kết tôn trọng nhân quyền. Trong phần trao đổi, các bloggers tại Việt Nam cho biết họ vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng của dân tộc. Buổi Hội Thảo chấm dứt lúc 17g30 cùng ngày. **** Phái Ðoàn Cộng Ðồng tại Hoà-Lan trình Thỉnh Nguyện Thư đến Chính Phủ Hoà-Lan     Vào lúc 15g00 ngày 9-12-2013 một phái đoàn đại diện Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan và đại diện đảng Việt Tân đã đến Bộ Ngoại Giao Hoà-Lan để trao thỉnh Nguyện Thư cho chính phủ Hoà-Lan, kêu gọi chính phủ Hoà-Lan quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Ðại diện Cộng Ðồng gồm có các ông Nguyễn Ðắc Trung (chủ tịch), ông Nguyễn Hữu Phước (phó chủ tịch Ngoại Vụ) và đảng Việt Tân với sự đại diện của ông Ðinh Ngọc Hiển và bà Nguyễn Thị Thu Vân. Phái đoàn đã được ông Jan Waltmans, Chánh Sở Ðông Á và bà Desirée Ooft, chuyên viên về chính sách tại Ðông Á đón tiếp.   Trong phần thảo luận kéo dài khoảng 1 giờ, phái đoàn Việt Nam đã trình bày tổng quát về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam liên quan đến tự do tín ngưỡng, tự do phát biểu và thông tin, sự đàn áp các người đấu tranh ôn hoà cho Tự Do với những bản án thật nặng nề. Một số trường hợp điển hình được nêu lên như trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục Sư Nguyễn Công Chính, cô Ðỗ Thị Minh Hạnh, Luật Sư Lê Quốc Quân,... Kèm theo thỉnh nguyện thư là danh sách 75 tù nhân lương tâm cần đặc biệt quan tâm do Ân Xá Quốc Tế phổ biến năm 2013.   Ông Nguyễn Ðắc Trung trao Thỉnh Nguyện Thư cho Ông Jan Waltmans   Phái đoàn Việt Nam đề nghị các viên chức thuộc toà đại sứ  Hoà-Lan tại Việt Nam tiếp xúc với các tù nhân lương tâm và các nhà đấu tranh dân chủ để có thể hiểu được thực trạng tại Việt Nam, cũng như bày tỏ sự quan tâm đối với họ. Các vị đại diện chính quyền Hoà-Lan cho biết chính phủ Hoà-Lan luôn quan tâm đến lãnh vực nhân quyền. Trong các trao đổi song phương với Việt Nam hoặc qua các trao đổi giữa Liên Hiệp Ấu Châu với Việt Nam, đề tài nhân quyền đều được nêu lên. Các vị đại diện chính phủ Hoà-Lan đã ghi nhận những ý kiến của phái đoàn Việt Nam.  
......

Về ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2013

Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai gây biết bao đổ vỡ và tang tóc khắp nơi, với con số lên đến 70 triệu người tử vong đã cho thấy sự thất bại của Hội Quốc Liên được thành lập năm từ 1919 trong mục tiêu chính là ngăn ngừa chiến tranh và cũng đã cho nhân loại thấy ra rằng chính các chế độ độc tài chà đạp nhân quyền là nguyên nhân gây nên chiến tranh tang tóc cho loài người. Năm 1945, 50 chính phủ và hàng trăm các tổ chức phi chính phủ đã nhóm họp tại San Francisco lập ra một cơ cấu mới để thay thế Hội Quốc Liên, đó là Tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ). Khởi đi từ đó một Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc được thành lập để soạn thảo một văn bản về Nhân quyền mang tính phổ quát hầu đáp ứng sự khao khát một hệ thống chuẩn mực mới về quyền con người trên toàn cầu.   Khoảng giữa năm 1946, văn bản về Nhân quyền sau nhiều lần được trao đổi tại LHQ để sửa chữa, bổ sung toàn diện, LHQ đã đề cử một Ủy Ban Đặc nhiệm gồm nhiều chuyên gia lỗi lạc về luật học, lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội… xem xét tiếp. Tháng 9 năm 1948, Ủy Ban Đặc Nhiệm đệ trình bản dự thảo tuyên ngôn cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.   Ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại cung điện Chaillot ở Paris, Pháp quốc, Đại hội đồng LHQ chính thức thông qua bản Tuyên ngôn Thế giới về Nhân Quyền với 100% phiếu thuận và 8 phiếu trắng.   Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một văn kiện đề cao các quyền phổ quát của con người, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo hay giới tính nam nữ. Là lý tưởng chung của nhân loại mà tất cả các quốc gia thành viên đều chấp nhận và có nghĩa vụ phải tôn trọng. Tuy nhiên nó không có hiệu lực pháp lý và giá trị cưỡng hành. Vì vậy vào ngày 16.12.1966, LHQ đã phải ban hành thêm hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền. Đó là Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị; và Công Ước Quốc Tế về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa. Hai Công ước này kết hợp với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã trở thành bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ. Ngày 20.7.1977, tại phiên họp lần thứ 32 Đại Hội Đồng LHQ, CHXHCN Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của LHQ. Và năm 1982 nhà nước CSVN cũng đã ký kết 2 Công ước về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa. Như vừa đề cập ở trên, khi gia nhập Liên Hiệp Quốc có nghĩa là CSVN đã cam kết tôn trọng tinh thần của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc với 4 mục tiêu và 6 nguyên tắc hoạt động của tổ chức quốc tế này. Một trong những mục tiêu vừa kể của Liên Hiệp Quốc là: “Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo...“. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hiệp Quốc được quy định như sau: “Tôn trọng các nghĩa vụ và luật pháp quốc tế;...“ Tuy nhiên, ngay thời điểm gia nhập Liên Hiệp Quốc, CSVN đã nổi tiếng là một nhà cầm quyền chà đạp nhân quyền vô cùng thô bạo. Dù lúc đó thông tin đang bị bưng bít chặt chẽ nhưng cả thế giới cũng đều biết việc hàng trăm ngàn cán bộ, viên chức Việt Nam Cộng Hoà bị giam cầm nghiệt ngã mà không cần xét xử. Bên cạnh đó là sự kiện hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi vì sự tàn bạo và vô nhân của chế độ đã làm rúng động lương tâm nhân loại; từ đó thế giới có thêm một từ ngữ mới “thuyền nhân“ (boat people). Cho đến nay, sau gần 40 năm là thành viên của Liên Hiệp Quốc và bức màn bưng bít thông tin đã bị sự tiến bộ của kỹ thuật truyền thông, đặc biệt là của internet, xuyên thủng tan tành; CSVN tuy không còn dám tái diễn những chính sách bạo tàn một cách lộ liễu trên quy mô hàng triệu người như trước đây, nhưng như thế không có nghĩa là chế độ đã bớt đi sự tàn ác, mà chỉ uyển chuyển, tinh vi hơn trong các hành vi chà đạp nhân quyền. Trong những năm gần đây, khi tù nhân chính trị được chế độ coi như một thứ con tin, một món hàng trao đổi với thế giới bên ngoài, thì những chiến dịch đàn áp nhân quyền của chế độ ngày càng dồn dập và có hệ thống hơn. Có thể nói rằng, kể từ khi trở thành thành viên LHQ cho tới nay, nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ tôn trọng những gì đã ký kết về quyền con người. Người dân VN luôn bị ngăn cấm, sách nhiễu, đàn áp, bắt bớ tù đày, rồi hình sự hóa chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa những quyền đã được ghi trong bộ luật Nhân Quyền của LHQ. Để nguỵ biện cho những hành động vi phạm nhân quyền của mình, nhà cầm quyền CSVN luôn viện cớ rằng vì dị biệt văn hóa, vì “nhận thức“ về nhân quyền Việt Nam khác biệt với nhân quyền của các nước tây phương, hoặc vì an ninh quốc gia, v.v.... Không những thế, nhà cầm quyền còn “thừa“ trơ trẽn để lập đi lập lại rằng tại Việt Nam không có ai bị bắt chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ,… dù rằng cả thế giới đều biết quá rõ về những người tù lương tâm đang bị giam cầm, trong đó rất nhiều người nổi tiếng trong dư luận thế giới như Linh lục Nguyễn Văn Lý, Blogger Điếu Cày, Tạ Phong tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân,v.v…   Chính vì thế mà các tổ chức nhân quyền như Ủy Hội Nhân Quyền LHQ, Ân Xá Quốc Tế, Hội Bảo Vệ Ký Giả, Hội Ký Giả Không Biên Giới, Cơ Quan Theo Dõi Nhân Quyền, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Quốc Hội của nhiều quốc gia, như Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại, v.v... đã nhiều lần chỉ trích, lên án Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm vì họ đã tranh đấu trong tinh thần bất bạo động và theo đúng luật Quốc Tế Nhân Quyền. Ngày 18.4.2013, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết về tình trạng nhân quyền của Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến những nhà báo và blogger bị kết án tù và đàn áp tại Việt Nam. Đồng thời cơ chế này cũng lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người của nhà cầm quyền như đe dọa, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù nặng nề qua những phiên tòa trí trá, thậm thụt đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến hoặc bảo vệ nhân quyền; dù rằng họ chỉ thể hiện quan điểm trên mạng Internet… Ngoài ra, nghị quyết này còn kêu gọi chấm dứt tình trạng thu hồi đất đai bất hợp pháp và đàn áp tôn giáo; cũng như kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam chỉnh sửa hoặc tháo gỡ những luật lệ hạn chế quyền tự do báo chí và tự do thể hiện chính kiến.   Ngày 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Trong phần về Việt Nam, báo cáo này đề cập đến việc nhà cầm quyền CSVN vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, và tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội "tuyên truyền chống Nhà nước" như điều 88 để vu khống, để hạn chế các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Mới đây, phán quyết của Ủy ban Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc về trường hợp luật sư Lê Quốc Quân và quyết định của Ủy Ban này tố cáo việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam, đã tô đậm thêm những nét vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN ngay trước ngày kỷ niệm 65 năm bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. Những sự kiện vừa kể cho thấy, vi phạm nhân quyền không là hiện tượng mà chính là bản chất của chế độ CSVN. Bởi thế nên chẳng lạ gì khi mà ngay cả những cuộc dã ngoại phân phối bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng bị nhà cầm quyền coi là có “tội“ để ngăn cấm, bắt bớ. Tự thân là một chế độ vi phạm nhân quyền trầm trọng, chuyên xử dụng công an để sách nhiễu, khủng bố, tra tấn người dân và luôn bị thế giới lên án, nhưng chế độ CSVN vẫn xin làm ứng viên và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, và vẫn ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc. Chưa biết điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi ứng xử đối với các quyền con người của Hà Nội ra sao, nhưng chắc chắc là đã cung cấp thêm cho lực lượng đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam những công cụ mới để đấu tranh cho các mục tiêu của mình.   Hướng tới ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay, người Việt cần hành xử các "quyền đương nhiên" của con người. Đó là tự tìm đọc và quảng bá rộng rãi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước về các quyền Dân Sự và Chính Trị, Công Ước Chống Tra Tấn đến mọi người khắp cả nước, dù nhà cầm quyền có cho phép hay không. Đây là việc làm được Ủy Hội Nhân quyền LHQ cổ vũ, mà Việt Nam đã trở thành thành viên vào ngày 7.11.2013 vừa qua thì nhà cầm quyền CSVN không có lý do gì để ngăn cấm. Nếu không thì Ủy Hội này sẽ trở thành “Ủy Hội Chà Đạp Nhân Quyền“ của LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.   Đã đến lúc người Việt Nam phải khẳng định tập đoàn lãnh đạo CSVN không có quyền và không thể dìm mãi dân tộc Việt Nam sống dưới lằn mức giá trị con người mà Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã minh định, để cho nhà cầm quyền tự tung tự tác kéo cả dân tộc vào hố đen tụt hậu. Nguồn: viettan.org
......

Ngày Quốc tế Nhân quyền: ra mắt Mạng Lưới Blogger VN ở Sài Gòn và Hà Nội

Bạo lực ở Sài Gòn trong Ngày Quốc tế Nhân quyền Như Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) đã thông báo, vào tối thứ ba, 10/12/2013, MLBVN sẽ ra mắt chính thức bằng việc tổ chức các buổi gặp gỡ, cafe ở Hà Nội và Sài Gòn để các blogger có thể cùng nhau trao đổi về con đường trước mặt, cũng như những hành động tích cực nhằm cải thiện và phát triển nhân quyền tại Việt Nam.   Vì e ngại lực lượng an ninh ở hai thành phố sẽ có những phản ứng cực đoan, không có lợi cho tình hình chung, cũng như có thể gây phương hại đến hình ảnh của Nhà nước Việt Nam - thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền LHQ - cho nên MLBVN quyết định sẽ hạn chế thông tin chi tiết về địa điểm và thời gian của các buổi cafe gặp mặt.   Mặc dù vậy, ngay từ sáng sớm, lực lượng an ninh cùng “quần chúng tự phát một cách có tổ chức” - gồm dân phòng, thanh niên tình nguyện, phụ nữ tự quản, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, v.v. - đã được huy động để bám sát những blogger được xem là thành viên nổi bật của MLBVN cả ở Hà Nội và Sài Gòn: Lê Dũng, Nguyễn Vũ Hiệp, Nguyễn Đình Hà, Nghiêm Việt Anh, Lê Thiện Nhân, Nguyễn Thu Trang... (Hà Nội), Nguyễn Hoàng Vi, Hoàng Dũng, Châu Văn Thi... (Sài Gòn). Đặc biệt nghiêm trọng là vào lúc 17h chiều, hàng chục dân phòng, phụ nữ tự quản đã bao vây nhà của blogger Nguyễn Hoàng Vi (Facebooker An Đổ Nguyễn), và khi Hoàng Vi cùng mẹ con chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) bước ra ngoài, định gọi taxi đến tham dự cuộc gặp mặt, thì họ xông vào đánh túi bụi. Họ giằng giật, túm tóc, lôi hai chị cùng cháu nhỏ vào trong nhà. Bé Gấu, con của Mẹ Nấm, chỉ mới 13 tháng tuổi, cũng bị đánh rất đau. Nguyễn Hoàng Vi bị 'quần chúng tự phát' hành hung http://www.youtube.com/watch?v=uiuo7eFJMVY Theo kế hoạch, buổi cafe ra mắt MLBVN diễn ra tại Sài Gòn từ 17h. Tuy nhiên, có lẽ vì biết trước như thế nên các “phụ nữ tự quản” đã bao vây nhà blogger Hoàng Vi từ sớm. Cùng với màn túm tóc, đấm đá, lôi kéo xô đẩy Hoàng Vi và mẹ con blogger Mẹ Nấm, cuối cùng họ khóa cửa, nhốt cả Hoàng Vi và mẹ con Mẹ Nấm trong nhà. Blogger Hoàng Dũng, hay tin các bạn mình bị hành hung và bị nhốt, đã cùng một nhóm bạn đến hỗ trợ và kết quả là anh cũng bị đánh rách mí mắt, chảy nhiều máu. Một blogger khác, Trần Hoàng Hận (trên tên Facebook là Go Find Freedom), bị đánh ngay gần nhà Hoàng Vi và tới khoảng 8h tối thì anh bị đưa về Công an Phường 17, Quận Gò Vấp, không lý do Buổi cafe tại địa điểm dự kiến bị buộc phải hủy. Mặc dù vậy, các blogger vẫn tiếp tục tổ chức gặp mặt, chỉ di chuyển sang một nơi khác. MLVN lên án những hành vi bạo lực của lực lượng an ninh - “quần chúng” nói trên, đặc biệt là khi những hành vi đó nhằm vào phụ nữ và trẻ em. Một lần nữa, chúng tôi cảnh báo: Việc làm của các vị đang gây mất trật tự xã hội, chia rẽ những người dân, phá hoại tình cảm công dân và làm tổn hại đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Từ Hải Phòng, Blogger Phạm Thanh Nghiên, là một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, đã bày tỏ sự phẫn nộ trước tin hai người bạn của chị là Mẹ Nấm và Nguyễn Hoàng Vi bị hành hung. Chị nói: Nhân danh một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tôi khẳng định: Việc hành hung phụ nữ và trẻ con là một hành vi vi phạm nhân quyền đáng xấu hổ, nhất là khi nó lại xảy ra trong Ngày Quốc tế Nhân quyền và Việt Nam vừa mới được nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Nó làm cho chúng tôi càng xác quyết niềm tin của mình với con đường đã đi như anh chị em chúng tôi đã bày tỏ trong lời giới thiệu Mạng Lưới Blogger Việt Nam là "Tranh đấu để bảo vệ nhân quyền, tự do, dân chủ, phẩm cách và giá trị của con người là mục tiêu, là khát vọng, và cũng là lý do duy nhất cho sự ra đời của Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Khi nào các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam còn tiếp diễn, thì Mạng Lưới Blogger Việt Nam vẫn còn lý do để tồn tại". Trong tình trạng bị quản thúc và cô lập, Phạm Thanh Nghiên đã gửi đến các bạn của chị biểu tượng của MLBVN với lời nhắn: "Niềm tin chiến thắng và lòng can đảm của các bạn sẽ xóa tan mọi sợ hãi". Hà Nội: Mạng Lưới Blogger VN chính thức ra mắt và tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 19h chiều 10/12, nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế, một số thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức buổi cafe - gặp mặt kỷ niệm ngày này, đồng thời chính thức ra mắt Mạng Lưới. Ban đầu, khác với tình hình trong Sài Gòn, nơi các blogger bị đàn áp trắng trợn ngay tại nhà, ở Hà Nội, buổi gặp diễn ra không có bạo lực. Mặc dù thành viên Mạng Lưới vẫn bị theo sát - có lẽ do lực lượng an ninh ý thức rất rõ rằng hôm nay là Ngày Quốc tế Nhân quyền - nhưng không ai bị chặn cửa, đánh đập rồi bị khóa nhốt trong nhà như ở Sài Gòn. Tuy nhiên, banner chào mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền của Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị lực lượng an ninh thu giữ không lý do. Trước đó vài ngày, những chiếc áo phông viền xanh lá cây với logo của Mạng Lưới cũng bị an ninh "cướp" mất - theo nghĩa là tịch thu không giải thích. Đúng giờ, khoảng hai chục blogger có mặt tại cafe Thủy Tạ ven hồ Hoàn Kiếm. Buổi ra mắt Mạng Lưới có sự tham dự của TS. Nguyễn Quang A - một trong các sáng lập viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự, và một vị khách đặc biệt, cũng là blogger: “Ông Tây thuốc lào” Jonathan London. Jonathan London, sinh năm 1969, quốc tịch Mỹ, là một gương mặt blogger viết tiếng Việt mới nổi lên từ tháng 4 năm nay, với những bài phân tích chính trị và chính trường Việt Nam hết sức sâu sắc, trí tuệ và cả hài hước. Nổi bật hơn tất cả là, qua các bài viết của Jonathan, bạn đọc thấy tấm lòng đối với Việt Nam, của một người nước ngoài thực sự không có mong muốn nào khác ngoài việc được thấy một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nơi các giá trị nhân quyền được tôn trọng và người dân hạnh phúc. Vài giờ trước khi bay sang Việt Nam hôm nay, Jonathan London đã viết riêng một bài cho Mạng Lưới nhân ngày ra mắt, trong đó anh nhấn mạnh: "Rõ ràng, nhân quyền cần thiết cho hạnh phúc của tất cả người dân Việt Nam. Quan điểm của tôi là nếu không có những tiến bộ lớn về nhân quyền, Việt Nam chỉ có thể thay đổi rất ít trong việc giải quyết các thách thức cấp bách nhất mà họ phải đối mặt ngày nay. Với chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc mới giành được, trách nhiệm của chính quyền Việt Nam trong việc tôn trọng và thúc đẩy nhân quyền là rõ ràng hơn bao giờ hết". Thay mặt cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, cô gái 9x Đào Trang Loan (tức blogger Hư Vô) đọc bài phát biểu của Mạng Lưới nhân ngày ra mắt. "Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền tự do tư tưởng và tự do bày tỏ quan điểm mà không bị can thiệp hay đối xử bất công; tin rằng chúng ta có quyền tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương cách như đã được xác định bởi Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải được tôn trọng với những phẩm giá bẩm sinh, được đối xử trong tinh thần bác ái và được bình đẳng trong việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền quyết định vận mạng của mình và góp phần quyết định vận mạng của đất nước; và những quyền này không thể là đặc quyền, được giao phó hay bị giành riêng bởi một nhóm người, một tập thể nào trong xã hội". 20h. Mọi người đang trao đổi, trò chuyện vui vẻ thì... điện phụt tắt, và rồi cứ thế phập phù, lúc có lúc mất. Sau đó, công an và chủ nhà hàng bước vào, yêu cầu giải tán. Những chiếc camera, máy ảnh, máy quay phim, điện thoại từ phía công an lại giương cả lên, chĩa vào mặt những người tham dự, kể cả Jonathan London. Không muốn đôi co, nhất là khi điện đã bị cắt, mọi người ra về. Công an mặc thường phục, sắc phục, còn đi theo từng người một quãng xa để tiếp tục quay phim, chụp ảnh. Jonathan London lắc đầu, nói với họ: "Hiến pháp Việt Nam đảm bảo các quyền tự do, nhưng chỉ là trên giấy thôi". Song có lẽ không công an, dân phòng nào hiểu điều anh nói. Mạng Lưới Blogger Việt Nam mangluoiblogger.blogspot.com facebook.com/MangLuoiBlogger twitter.com/mangluoibloggermangluoiblogger@gmail.com nguồn: http://mangluoiblogger.blogspot.com/2013/12/
......

Nguyễn Tường Thụy tuyên bố rời bỏ Hội Cựu Chiến Binh

Tuyên bố về việc ra khỏi Hội Cựu chiến binh Tôi, Nguyễn Tường Thụy, Hội viên, sinh hoạt tại chi hội 56 thuộc Hội Cựu chiến binh xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Là lứa hội viên đầu tiên khi vận động thành lập Hội. Nay tuyên bố ra khỏi Hội Cựu chiến binh. Lý do: - Hội thực chất là cánh tay nối dài của Đảng CSVN, không có sự độc lập.   - Là một tổ chức lỏng lẻo, kết nạp cả những thành phần không thuộc đối tượng qui định theo điều lệ, sinh hoạt hình thức, không có tính chiến đấu, không biết bênh vực quyền lợi của hội viên. Hội viên không thiết tha sinh hoạt. - Tờ báo Cựu chiến binh của Hộiđã viết những bài xuyên tạc sự thật. - Tôi cảm thấy xấu hổ khi mang danh hội viên Hội Cựu chiến binh - mặc dù thực tế, tôi vẫn là cựu chiến binh .                                                                                                                Ngày 10/12/2013                                                                                                                      Chữ ký)                                                                                                                Nguyễn Tường Thụy     10/12/2013 NTT nguồn: facebook Nguyễn Tường Thụy  
......

Các tổ chức NGOs yêu cầu tòa phúc thẩm xử Ls. Lê Quốc Quân trắng án theo pháp lý

Kính gửi: Chánh án Tòa Phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao 262 phố Đội Cấn Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Fax: +8408048524 Ngày 10 tháng 12 năm 2013 Đồng kính gửi:   1)      Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam   2)      Ngài Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam   3)      Ngài Franz Jessen, Đại sứ Phái đoàn Liên Hiệp Âu Châu tại Việt Nam   4)      Ngài Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam   5)      Ngài Antony Stokes, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam   6)      Ngài David Devine, Đại sứ Canada tại Việt Nam   7)      Ngài Jean-Noël Poirier, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam   8)      Ngài Joop Scheffers, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam   9)      Ngài David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam                   Về việc:  Các vấn đề pháp lý củng cố cho kháng cáo của ông Lê Quốc Quân đối với tội danh “Trốn thuế” Thưa Ngài Chánh án Tòa Phúc thẩm, Các tổ chức ký tên trong thư này mong muốn bày tỏ sự ủng hộ dành cho kháng cáo của ông Lê Quốc Quân đối với bản án gần đây áp đặt lên ông vì tội trốn thuế. Qua đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh bốn vấn đề pháp lý củng cố cho kháng cáo của ông Quân, mà chúng tôi hy vọng Quý Tòa sẽ xem xét cả bốn vấn đề khi ra phán quyết về kháng cáo của ông Quân. Thứ nhất, bản thân bản án ngày 2 tháng 10 năm 2013 là không nhất quán. Tòa yêu cầu Công ty của ông Quân – Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam – phải trả tiền phạt. Điều đó cho thấy rằng tội “trốn thuế” về mặt pháp lý là bị quy cho Công ty của ông Quân chứ không phải cho cá nhân ông Quân. Luật doanh nghiệp của Việt Nam có một nguyên tắc căn bản, là công ty có tư cách độc lập và riêng biệt với giám đốc công ty. Do cá nhân ông Quân không phải chịu trách nhiệm về tội “trốn thuế” quy cho Công ty của ông theo bản án ngày 2 tháng 10 năm 2013, nên ông Quân cần được trắng án.   Thứ hai, các tổ chức ký tên trong thư này muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ nhà nước pháp quyền. Phán quyết của Quý Tòa đối với kháng cáo của ông Quân sẽ gửi một tín hiệu quan trọng đến cộng đồng quốc tế về việc Việt Nam có thực hiện nguyên tắc này hay không.   Ai ai cũng biết ông Quân là một người phê bình các chính sách của nhà nước Việt Nam. Khi thực thi, theo đúng luật pháp, quyền tự do biểu đạt của cá nhân theo Điều 19 Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), ông Quân đã nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề quan trọng như tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, vốn thường bị truyền thông nhà nước bỏ quên. Mới đây thôi, Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc( UNWGAD) đã kết luận rằng việc bắt giam và truy tố ông Quân, rốt cuộc, có lẽ là để trừng phạt ông vì ông đã thực thi quyền tự do biểu đạt của mình theo Điều 19 của ICCPR. Kết luận của UNWGAD:   28. Xem xét và đọc qua các tài liệu thu thập trong vụ này, Ủy Ban tin rằng hồ sơ của ông Quân chủ yếu là các hoạt động về pháp lý của một người luật sư và một nhà tranh đấu cho nhân quyền. Việc ông bị bắt giam hiện nay có thể là kết quả của việc sử dụng các quyền tự do được bảo đảm bởi các luật nhân quyền quốc tế, một cách ôn hoà.   29. Các sự kiện dẫn tới việc bắt giam ông Quân vào ngày 27 tháng Mười Hai năm 2012 cho thấy có liên quan tới các bài viết về các quyền dân sự và chính trị của ông. Tuy ông Quân bị cáo buộc với tội danh trốn thuế. Là một người có quá trình đấu tranh cho nhân quyền và blogger, thì việc bắt giam và truy tố ông có thể nói là nhắm vào mục đích trừng phạt ông vì đã sử dụng quyền tự do dựa theo điều 19 của Luật Quốc Tế về Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR) và cũng là để răn đe những người khác : Điều này cũng đã nhiều lần được báo cáo trong những lần bắt bớ và sách nhiễu ông Quân trước đây.[1]   Chúng tôi rất hy vọng rằng Tòa Phúc thẩm sẽ gìn giữ nhà nước pháp quyền bằng việc ra phán quyết về kháng cáo của ông Quân chỉ căn cứ vào luật pháp và các dữ kiện thực tế đã được chứng minh, mà không sợ và không chịu ảnh hưởng nào từ Cơ quan Hành pháp của Việt Nam.   Thứ ba, điều tối quan trọng là tại phiên phúc thẩm, Quý Tòa hãy đảm bảo quyền được xét xử công bằng của ông Quân theo Điều 14 ICCPR. Việt Nam là một nước tham gia ký kết ICCPR, và nghĩa vụ giữ gìn và đảm bảo quyền này là nghĩa vụ của tất cả các nhánh quyền lực trong chính quyền, trong đó có cả nhánh tư pháp. Giờ đây, khi Việt Nam đã vừa trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, cộng đồng quốc tế sẽ theo sát kháng cáo của ông Quân với sự quan tâm lớn hơn trước. Quyết định của Quý Tòa đối với kháng cáo của ông Quân sẽ gửi đến cho cộng đồng quốc tế một tín hiệu đo lường mức độ Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.   Quyền được xét xử công bằng của ông Quân trước sau đều đã bị Tòa án cấp dưới (Tòa sơ thẩm) bỏ qua. Chẳng hạn, đơn xin tại ngoại của ông Quân, gửi ngày 29/12/2012, đã không được xử lý bằng văn bản, mặc dù quyền được tại ngoại trước khi xét xử đã được quy định tại Điều 9 ICCPR. Việc Tòa án cấp dưới không có một phương án giải quyết nào bằng văn bản đối với đơn xin tại ngoại của ông Quân là một chỉ dấu rõ ràng cho thấy ông đã không có quyền được xét xử công bằng như luật quốc tế quy định. Hơn thế nữa, một điều kiện thiết yếu của phiên tòa công bằng, theo luật quốc tế, là phải công khai. Điều này đã không được đảm bảo trong phiên xét xử sơ thẩm ông Quân vào tháng 10/2013. Một nhà quan sát nước ngoài, thuộc Mạng lưới ASF – tổ chức có ký tên trong thư này – đã có mặt ở Hà Nội để dự buổi xét xử ông Quân hồi tháng 10. Thật đáng tiếc, nhà quan sát nước ngoài đó đã nhận thông báo rằng bà không được phép vào dự phiên tòa. Người dân Việt Nam bị nghiêm cấm tham dự phiên xử ông Quân hồi tháng 10/2013. Hơn thế nữa, Việt Nam đã không thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình, là bảo vệ ông Quân trước việc bị bắt giữ tùy tiện, bảo đảm quyền tự do thân thể của ông, bảo đảm quyền được suy đoán vô tội và được tại ngoại trước khi xét xử. Việt Nam cũng không đảm bảo quyền của ông Quân được đền bù cho những thiệt hại mà hành động bắt giữ ông trái pháp luật đã gây ra. Các nghĩa vụ pháp lý đó được thẩm định trong bản đánh giá của Lawyers’ Rights Watch Canada, một tổ chức có ký tên trong thư này, “Tuyên bố về vụ ông Lê Quốc Quân và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Vi phạm quyền được tại ngoại trước khi xét xử”.[2] Quan trọng hơn cả, UNWGAD đã kết luận rằng việc tiếp tục giam giữ ông Quân là bắt giữ tùy tiện, bởi vì nó vi phạm Điều 9 và 10 của Tuyên ngôn Phổ quát về Các Quyền Con người, vi phạm Điều 9 và 14 của ICCPR. UNWGAD có kết luận như sau về trường hợp ông Quân:   34. Căn cứ vào các sự việc kể trên, Nhóm Làm Việc Giam Giữ Tùy Tiện đưa đến các ý kiến sau: Căn cứ vào các sự việc ông Lê Quốc Quân là tùy tiện, vì đã vi phạm Điều 9 và 10 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Điều 9 và 14 của Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam là một thành viên ký kết, và rơi vào loại III của các loại vi phạm cần được Ủy Ban lưu tâm.[3]   Do đó, chúng tôi trân trọng kêu gọi Quý Tòa ra phán quyết trả tự do ngay lập tức cho ông Quân, hoặc đảm bảo rằng quyền được xét xử công bằng của ông Quân sẽ được tôn trọng trong quá trình xử phúc thẩm tới đây bằng cách tạo điều kiện cho ông Quân và luật sư của ông có cơ hội được lắng nghe, và bằng cách xét xử công bằng, vô tư. Ở khía cạnh này, chúng tôi viện dẫn quyết định của UNWGAD về trường hợp ông Quân: 35. Kết quả dựa trên các ý kiến nêu trên, Ủy Ban yêu cầu chính quyền [Việt Nam] thực hiện các bước cần thiết để đền bù trường hợp của ông Lê Quốc Quân, là phải trả tự do ngay lập tức, hoặc phải đảm bảo tiến trình xét xử bởi một tòa án độc lập và không thiên vị nghiêm chỉnh tuân theo các luật lệ của ICCPR.[4]   Thứ tư, việc ông Quân là một luật sư có trình độ, và việc ông có các hoạt động trong cương vị một người bảo vệ nhân quyền và blogger theo đuổi nhiệm vụ của mình, phải được Việt Nam tôn trọng, đúng như Nguyên tắc thứ 16 của Các Nguyên tắc Cơ bản của LHQ về Vai trò của Luật sư, theo đó, các nhà nước phải đảm bảo rằng mọi luật sư đều “có thể tiến hành các hoạt động nghề nghiệp mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hay can thiệp vô lý”. Quý Tòa có thể bảo đảm rằng Việt Nam hành động phù hợp với Điều 16 của Các Nguyên tắc căn bản của LHQ về Vai trò của Luật sư, bằng cách đảm bảo rằng ông Quân không trở thành nạn nhân của hành động truy tố có ác ý và hành động bắt giữ tùy tiện. Chúng tôi kiến nghị Quý Tòa xem xét một cách nghiêm túc các vấn đề pháp lý đã được nêu rõ trong thư này, khi ra phán quyết về kháng cáo của ông Quân. Cuối cùng, chúng tôi đề nghị Quý Tòa tuyên trắng án cho ông Quân, theo nguyên tắc Nhà nước Pháp quyền và theo các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Trân trọng, Media Defence - Southeast Asia (MDSEA) HR Dipendra Giám đốc Article 19 Agnes Callamard Giám đốc Điều hành Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network Anne Lutun Điều phối viên ASF Network English PEN Cat Lucas Nhà báo, Risk Programme Manager Front Line Defenders Mary Lawlor Executive Director Lawyers for Lawyers (L4L) Adrie van de Streek Giám đốc điều hành Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC) Gail Davidson Giám đốc Điều hành Media Legal Defence Initiative (MLDI) Nani Jansen Cố vấn Pháp lý cao cấp National Endowment for Democracy (NED) Sally Blair Giám đốc cấp cao, chương trình Học bổng Reporters Without Borders Benjamin Ismaïl Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương [1]Quan điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013.  [2]Đường link vào website http://www.lrwc.org/ws/wp-content/uploads/2013/11/LRWC.Statement-regardi... [3]Quan điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013. [4]Quan điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013. * Nguyên văn bản anh ngữ: The Honourable Appeal Judge 262 Doi Can Street Ba Dinh District, Hanoi City Vietnam Fax: +8408048524 10 December 2013 Copy furnished: 1)     H.E. Prime Minister Nguyen Tan Dung, Socialist Republic of Vietnam 2)     Hon. Chief Judge Truong Hoa Binh, Supreme People’s Court of Vietnam 3)     H.E. Amb. Franz Jessen– Delegation of the European Union to Vietnam 4)     H.E. Amb Hugh Borrowman—Australian Embassy in Vietnam 5)     H.E. Amb. Antony Stokes–British Embassy in Vietnam 6)     H.E. Amb.David Devine—Embassy of Canada in Vietnam 7)     H.E. Amb. Jean-Noël Poirier—Embassy of France in Vietnam 8)     H.E. Amb. Joop Scheffers–Embassy of The Netherlands in Vietnam 9)     H.E. Amb. David Shear–United States Embassy in Vietnam Subject:          Legal issues in support of Mr Le Quoc Quan’s appeal against his conviction for alleged ‘tax evasion’ Dear Hon. Appeal Judge, The signatory organisations wish to express their support for the appeal of Mr Le Quoc Quan against his recent conviction on charges of alleged tax evasion. In this context, we would like to highlight four important legal issues in support of Mr Quan’s appeal which we hope this Honourable Court will take into consideration as it decides on the appeal of Mr Quan.  First, the 2 October 2013 judgment is internally inconsistent. The judgment ordered the company of Mr Quan---Solution Co., Ltd. Vietnam--- to pay a fine. This implies that the alleged ‘tax evasion’ was legally imputed upon the company of Mr Quan and not on Mr Quan himself. It is a fundamental principle of Vietnamese corporate law that a company has a separate and distinct personality from its directors. Since Mr Quan is not personally liable for the alleged ‘tax evasion’ legally imputed upon his company by the 2 October 2013 judgment, he should be acquitted. Second, the signatory organisations would like to stress the importance of upholding the rule of law. The decision of this Honourable Court on Mr Quan’s appeal will send an important signal to the international community on Vietnam’s adherence to this principle. It is well-known that Mr Quan has been critical of the policies of the Vietnamese government. In lawful exercise of his right to freedom of expression under Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), Mr Quan had raised public awareness on important issues such as human rights abuses, commonly ignored by Vietnamese state media. Just recently, the UN Working Group on Arbitrary Detention (UNWGAD) concluded that Mr Quan’s detention and prosecution might eventually be to punish him for exercising his right to freedom of expression under Article 19 of the ICCPR. As concluded by the UNWGAD: 28. Considering and reading trough all documentation submitted on this case, the Working Group believes that the profile of Mr. Quan is dominated by his work as a lawyer and as a human rights defender. His current detention might be the result of his peaceful exercise of the rights and freedoms guaranteed under international human rights law. 29. The events leading up to Mr. Quan’s arrest on 27 December 2012 indicate that his arrest and detention could be related to his blog articles on civil and political rights. Although the charge against Mr. Quan is one of tax evasion, given Mr. Quan’s history as a human rights defender and blogger, the real purpose of the detention and prosecution might eventually be to punish him for exercising his rights under article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) and to deter others from doing so: This point is reportedly underlined by the previous arrests and harassment of Mr. Quan.[1] We fervently hope that this Honourable Court will uphold the rule of law by deciding Mr Quan’s appeal based solely on the law and the proven facts, without fear of or influence from the Executive Branch of Vietnam. Third, it is essential that, during the appeal, the Honourable Court ensures Mr Quan’s right to a fair trial under Article 14 of the ICCPR. Vietnam is a state party to the ICCPR and the obligation to uphold and guarantee this right extends to all branches of government, including the judiciary. Now that Vietnam is a recently elected member to the UN Human Rights Council, the international community will be following Mr Quan’s appeal with increased interest. This Honourable Court’s decision on Mr Quan’s appeal will signal to the international community the measure in which Vietnam respects international human rights standards. Mr Quan’s fair trial rights have been consistently ignored by the Lower Court. For example, the bail application Mr Quan filed on 29 December 2012 has not been resolved in writing, while the right to pre-trial release is guaranteed under Article 9 of the ICCPR. The absence of any written resolution by the Lower Court on Mr Quan’s application for bail is a clear indication that he has not been accorded his right to a fair trial under international law. Further, one essential condition of a fair trial under international law is a public hearing. This was not fulfilled during the October 2013 trial of Mr Quan before the Lower Court. A foreign observer from signatory organization ASF Network was in Hanoi to attend the October trial of Mr Quan. Regrettably, the foreign observer was formally informed that she was not allowed to attend Mr Quan’s trial. The Vietnamese public was also strictly kept outside of the October 2013 trial of Mr Quan. Moreover, Vietnam has failed in its legal obligations to protect         Mr Quan from arbitrary detention, to protect his right to liberty,              to ensure his right to the presumption of innocence and his right to pre-trial release. Vietnam also failed to ensure Mr Quan’s right to reparation for suffering caused by his unlawful detention.  These legal duties are examined in the review prepared by signatory organization Lawyers’ Rights Watch Canada, “Statement regarding the matter of Mr. Le Quoc Quan and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam: Violation of rights to pre-trial release.”[2] More importantly, the UNWGAD has concluded that Mr Quan’s continued detention is arbitrary for contravening Articles 9 and 10 of the Universal Declaration of Human Rights and Articles 9 and 14 of the ICCPR. As concluded by the UNWGAD on Mr Quan: 34. In the light of the preceding, the Working Group on Arbitrary Detention renders the following opinion: The deprivation of liberty of Mr Le Quoc Quan is arbitrary, being in contravention of articles 9 and 10 of the Universal Declaration of Human Rights and articles 9 and 14 of the International Covenant on Civil and Political Rights to which Viet Nam is a party, and falling within category III of the categories applicable to the consideration of the cases submitted to the Working Group.[3] Hence, we respectfully call upon this Honourable Court to order the immediate release of Mr Quan, or to ensure that Mr Quan’s right to a fair trial is respected during the appeals process by giving him and his counsels the opportunity to be adequately heard, and by rendering an impartial judgment. In this regard, we invoke the conclusion of the UNWGAD on Mr Quan: 35. Consequent upon the Opinion rendered, the Working Group requests the Government to take necessary steps to remedy the situation of Mr Le Quoc Quan, which is immediate release, or ensure that charges are determined by an independent and impartial tribunal in proceedings conducted in strict compliance with the provisions of the ICCPR.[4] Fourth, Mr Quan’s profession as a qualified lawyer, and his activities as human rights defender and blogger in pursuit of his professional functions, must be respected by Vietnam in accordance with Principle 16 of the UN Basic Principles on the Role of Lawyers, which provides that Governments should ensure that lawyers “are able to perform all of their professional functions without intimidation, hindrance, harassment or improper interference.” The Honourable Court can ensure that Vietnam acts in accordance with Principle 16 of the UN Basic Principles on the Role of Lawyers by ensuring that Mr Quan is not subjected to malicious prosecution and arbitrary detention. We petition this Honourable Court to seriously consider the legal issues highlighted in this request in deciding Mr Quan’s appeal.                              We ultimately petition this Honourable Court to acquit Mr Quan, in accordance with the Rule of Law and International Human Rights standards. Most respectfully, Media Defence - Southeast Asia (MDSEA) HR Dipendra Director Article 19 Thomas Hughes ExecutiveDirector Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network Anne Lutun ASF Network Coordinator English PEN Cat Lucas Writers at Risk Programme Manager Front Line Defenders Mary Lawlor Executive Director Lawyers for Lawyers (L4L) Adrie van de Streek Executive Director Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC) Gail Davidson Executive Director Media Legal Defence Initiative (MLDI) Nani Jansen Senior Legal Counsel National Endowment for Democracy (NED) Sally Blair Senior Director, Fellowship Programs Reporters Without Borders Benjamin Ismaïl Head of Asia-Pacific Desk [1]Opinions adopted by the Working Group on Arbitrary Detention at its sixty-seventh session, 26–30 August 2013, No. 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013. [2]http://www.lrwc.org/ws/wp-content/uploads/2013/11/LRWC.Statement-regardi... [3]Opinions adopted by the Working Group on Arbitrary Detention at its sixty-seventh session, 26–30 August 2013, No. 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013. [4]Opinions adopted by the Working Group on Arbitrary Detention at its sixty-seventh session, 26–30 August 2013, No. 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013.
......

Nguyễn Phương Uyên tuyên bố ra khỏi Đoàn

Ngày hôm nay, 10/12/2013, Nguyễn Thị Phương Uyên chính thức tuyên bố ra khỏi Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Nội dung lời tuyên bố của Phương Uyên như sau: Tôi tên Nguyễn Phương Uyên, là đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gần 6 năm hoạt động. Nay tôi tuyên bố chính thức ra khỏi đoàn vì: Đoàn thanh niên là lực lượng tiên phong trong các công tác của xã hội với khẩu hiệu "ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên". Thực tế họ đã quay lưng bỏ chạy với trọng trách của họ. Và tôi cảm thấy họ không xứng đáng để tôi tiếp tục có mặt trong hàng ngũ của họ nữa.                                                                                                                         Ngày 10/12/2013                                                                                                                                Chữ ký                                                                                                                      Nguyễn Phương Uyên   Phương Uyên trong màu áo xanh tình nguyện đã rất tích cực tham gia các hoạt động trên tinh thần "Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên". (Trên thực tế, Phương Uyên đã làm được hơn: đâu nguy hiểm có thanh niên) Nguồn: ntuongthuy.blogspot.de
......

Anlässlich des weltweiten Tages der Menschenrechte fordert Deutsche Botschafterin Ende der Todesstrafe in Vietnam

......

Sinh hoạt của Cộng đồng NVTNCS tại CHLB Đức nhân ngày QTNQ 2013

Cơn bão đầu Đông mang theo cái lạnh buốt da từ bắc cực thổi qua Âu châu từ mấy ngày qua đã không làm sờn lòng nhiều người Việt tị nạn yêu nước từ các tiểu bang xa như Bayern, Nordrhein Westfalen, Rheinlandfalz , Hessen, Hamburg,…đáp lời kêu gọi của Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản taị CHLB Đức (LHNVTNCS) kéo về thủ đô Berlin vào ngày 7.12.2013 để tham dự cuộc biểu tình cho nhân quyền Việt Nam và đêm không ngủ hướng về quê hương Việt Nam nhân kỷ niệm 65 năm ra đời của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. 14g30, trước sứ quán CSVN nằm trên đường Elsen thuộc quận Treptow thủ đô Berlin cuộc biểu tình cho nhân quyền Việt Nam được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm do ông Trần Văn Các điểu khiển.  Sau đó, Bác sĩ Trần Văn Tích, Chủ tịch LHNVTNCS tại CHLB Đức, đại diện BTC đã ngỏ lời chào mừng đồng bào tham dự và nói lên ý nghĩa và mục đích của cuộc biểu tình trong tinh thần hướng về quốc nội để hỗ trợ đồng bào trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Tiếp theo BS. Trần Văn Tích, Cụ Nguyễn Đình Tâm, đại diện Cộng đồng NVTNCS tại Berlin, tuy năm nay đã 91 tuổi, nhưng hầu như luôn đi đầu trong các sinh hoạt của người Việt tị nạn CS tại Berlin và luôn có mặt trong các cuộc biểu tình, sinh hoạt của người Việt tại CHLB Đức đã ca ngợi tinh thần đồng bào không ngại thời tiết giá rét mùa đồng đã về Berlin cùng đấu tranh cho nhân quyền của dân tộc VN. Để cho người Đức địa phương biết về hiện trạng vi phạm nhân quyền tại VN cũng như những sự lên tiếng bênh vực nhân quyền VN của một số trí thức Đức trong thời gian qua, một mặt, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, Phó chủ tịch LHNVTNCS, bằng Đức ngữ đã trình bày cặn kẽ qua loa phóng thanh cho người Đức chung quanh khu vực biểu tình biết rõ; mặt khác một số người trong đoàn biểu tình cũng đã chia nhau ra các ngã đường để phát những tờ truyền đơn đến cho những người Đức qua lại gần đó. Những vị đại diện của các tổ chức, hội đoàn như Hội Phụ Nữ Văn Hóa VN tại CHLB Đức, Tổ Chức Sinh Hoạt của NVTN tại CHLB Đức, Đảng Việt Tân tại Đức, Cộng đồng NVTN tại München, các hội đoàn NVTNCS tại Köln, Mönchengladbach, Mainz am Rhein,… Cũng đã phát biểu trước đoàn biểu tình với những nội dung lên án nhà cầm quyền CSVN, dù đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cũng như đã ký kết Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, nhưng vẫn tiếp tục giam giữ những người bất đồng chính kiến, ngăn cấm tù nhân lương tâm được trị bệnh dù bệnh tình của họ rất tồi tệ như tù nhân Mai Thị Dung, Đỗ Thị Minh Hạnh; vẫn tiếp tục để cho CA tra tấn người dân đến chết, mà trường hợp mới nhất là vào ngày 27.11.2013 tại Dak Lak. Thậm chí không cho thân nhân tù nhân lương tâm đem tro cốt về quê an táng khi họ qua đời trong trại giam, mà trường hợp mới nhất là tù nhân chính trị Bùi Đăng Thủy, cựu sĩ quan không quân VNCH, đã qua đời hôm 24.11.2013 tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Đoàn biểu tình còn đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do lập tức cho các tù nhân lương tâm, các nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ ; và thách thức chế độ CSVN chứng tỏ mình thật sự xứng đáng là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ chứ không phải là thành viên của Hội đồng Chà đạp nhân quyền. Hướng tới ngày QTNQ (10.12.2013) đặc biệt năm nay đoàn biểu tình kêu gọi đồng bào khắp nơi cùng góp tay với đồng bào trong nước để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa VN bằng cách: - Hỗ trợ đồng bào trong nước để họ hành xử các "quyền đương nhiên" của con người mà Tuyên Ngôn QTNQ đã minh định. Khuyến khích đồng bào tìm đọc và quảng bá rộng rãi đến người khác khắp cả nước bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền,  Công Ước về các quyền Dân Sự và Chính Trị, Công Ước Chống Tra Tấn của LHQ. Đây là việc làm được Hội Đồng Nhân quyền LHQ cổ vũ, mà Việt Nam đã trở thành thành viên thì nhà cầm quyền CSVN không có lý do gì để ngăn cấm. - Quảng bá các tin tức đấu tranh, tin tức về hiện tình đất nước và cả những tin tức „thâm cung bí sử“ của CSVN để phá vỡ bưng bít thông tin. Tác động lên tinh thần và ý thức của các đảng viên cộng sản, hầu phong trào bỏ đảng càng ngày càng lan rộng. - Vận động chính giới và các cơ quan truyền thông quốc tế lên án các đàn áp của CSVN ở trong nước để giúp cho phong trào phản kháng lớn mạnh, và tạo áp suất đổi thay lên chế độ. - Hỗ trợ phương tiện và tài chánh cho bà con dân oan và các nhà dân chủ để họ thoát khỏi sự cô lập và bao vây kinh tế của bạo quyền hầu có điều kiện tiếp tục dấn thân cho công cuộc đấu tranh… Xem kẽ những phát biểu là những bài hát đấu tranh đã làm tăng thêm khí thế cuộc biểu tình. 17 giờ, mặt trời cũng bắt đầu đi ngủ, cái lạnh chiều mùa đông Âu châu cũng từ từ gia tăng và trời cũng bắt đầu lất phất những bông tuyết trắng. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ đứng dưới trời đông giá rét; đoàn biểu tình đã thực hiện một cuộc diễu hành ngắn trước khi chấm dứt  buổi biểu tình trước sứ quán CSVN tại Berlin. Sau đó mọi người di chuyển về hội trường nhà thờ St. Aloyslus nằm trên đường Schwyzer thuộc quận Wedding đề dùng bữa cơm chiều do Cộng đồng NVTNCS tại Berlin ủng hộ hầu sau đó tiếp tục sinh hoạt phần hai:  Đêm sinh hoạt và văn nghệ "Hướng Về Quê Hương" Phần 2 của ngày sinh hoạt nhân ngày QTNQ bắt đầu đúng 20 giờ với nghi thức chào cờ Đức - Việt và mặc niệm. Ban tổ chức giới thiệu thành phần quan khách sau khi sơ lược tiết mục. BTC đã mang phần cầu nguyện cho nhân quyền và bình an cho đất nước và dân tộc vào chương trình. Cụ Nguyễn Đình Tâm cùng hai ông Trần Văn Các và Phạm Công Hoàng đảm nhận cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo. Tiếng chuông, mõ hòa vào tiếng kinh cầu khiến cả hội trường để lòng lắng xuống theo. Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà đã dâng buổi cầu nguyện với bài "Kinh hòa bình" sau khi mỗi tham dự viên thắp lên một ngọn nến và mang đặt trên chiếc bàn dài trước sân khấu, tạo nên một hình ảnh thật sinh động, ấm cúng và sâu lắng. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã tỏ ra rất chuyên nghiệp trong vai trò xướng ngôn viên song ngữ. Anh cám ơn ông Hội Trưởng Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức Trần Văn Tích trong vai trò tổ chức hai buổi sinh hoạt. Anh không quên nhắc nhở rằng ông Nguyễn Văn Rị là người gốc Việt duy nhất đã nhận 3 huân chương cao quý cho những nỗ lực to lớn và bền bĩ trong lãnh vực xã hội: Verdienstkreuz của tiểu bang Nordrhein-Westfalen và một của cố Đức Giáo Hoàng Gioan Paulo Đệ Nhị và đặc biệt cám ơn linh mục Anton Đỗ Ngọc Hà đã rất nhiệt tình trong việc vận động việc mượn phòng ốc và tổ chức sinh hoạt. BTC đã cho chiếu lá thư của bà Maria Böhmer, đặc sứ của chính phủ Đức về tị nạn và hội nhập lên màn ảnh vì bà không tới tham dự được để mở đầu phần trình bày của những quan khách Đức. Trong thư bà ca ngợi nỗ lực và sự thành công của lớp trẻ người Việt trong học đường và xã hội nhờ được cha mẹ quan tâm đúng mức. Bà Anita Grossler, thành viên ban chấp hành Hiệp Hội Nạn Nhân Chế Độ Bạo Lực Cộng Sản (UOKG) tại Bá Linh, với sự tháp tùng của phu quân, đã giới thiệu sơ về OUKG và bày tỏ sự đồng cảm với người Việt vì từng cùng chung số phận và sẵn sàng giúp người Việt trong phần việc của bà. Bà đã làm cả hội trường xúc động vì 5 năm tù đày khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản Đông Đức vào thập niên 50 của thế kỷ trước. An ninh Đức đã cướp đứa con từ tay bà khi bà bị bắt khi vừa tròn 20. Sau này gặp lại đứa con đã trưởng thành và trở thành một "người cộng sản" cuồng tín, hai mẹ con bà đã không hiểu được nhau và đành chấp nhận sự thật đó. Con bà đã bị chế độ tròng lên đầu cái vòng kim cô từ thuở lọt lòng và không thoát ra được nữa. Trong chương trình, BTC cũng đã không quên đến những nạn nhân của cơn bão Hải Yến lịch sử ở Philippines và lạc quyên tại chỗ được số tiền lên đến 900 Euro và 300 USD. Vị khách cuối cùng không xa lạ với giới blogger vì ông chính là một blogger năng nổ: Tiến sĩ Josef Bordat. Ông được người Việt biết đến với lòng tri ân khi ông đơn phương lập một kiến nghị thư để thu thập chữ ký trên mạng để vận động chính phủ can thiệp cho nhân quyền tại Việt Nam. Trong phần hỏi đáp cuối chương trình dành cho cử tọa, ông cho biết, nhiều nơi trên thế giới vẫn thiếu nhân quyền, nhưng do một cơ duyên đưa tới, khi ông nghe sự đàn áp hung bạo và rộng khắp đối với giới blogger Việt, đặc biệt là trường hợp 17 thanh niên Công Giáo, vì ông cũng giống như họ là giáo dân CG, trên truyền thông Đức, ông đã quyết định đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Trong lúc cử tọa đang đặt câu hỏi cho các quan khách Đức thì anh Ngô Trí Dũng đã nối mạng được với luật sư Nguyễn Văn Đài để Ls. Đài có thể trực tiếp trò chuyện cùng TS Bordat và bà Grossler. LS. Đài kể về buổi gặp gỡ với đại diện các tòa đại sứ Đức, Thụy Điển và các blogger Việt Nam khác tại Hà Nội dù bị công an liên tục sách nhiễu, cản trở, có lúc bắt chủ một tiệm ăn phải đóng cửa nhằm ngăn cản cuộc gặp gỡ thành hình. LS Đài đã lên tiếng mong mỏi được sự hỗ trợ từ người Đức yêu chuộng tự do và mong sẽ trở lại viếng nước Đức khi Việt Nam hết cộng sản. Trong buổi văn nghệ không kém phần đặc sắc với những bài như "Tiễn em rời K 18", "VN tôi đâu?", "Anh là ai" ... sau khi quan khách Đức ra về, luật sư Lê Thị Công Nhân cũng được nối mạng để trình bày về suy tư của mình trong ngày quốc tế nhân quyền năm nay. Buổi sinh hoạt chấm dứt sau nửa đêm. Rất nhiều người còn ở lại để hàn huyên, chia sẻ với nhau về những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước. Tuy xa quê hương đã rất lâu nhưng con tim Việt Nam trong mọi người vẫn đập cùng nhịp với người đấu tranh cho nhân quyền trong nước. Cộng Đồng NVTNCS tại Berlin đã rất chu đáo trong khâu ẩm thực với những món ăn nóng mặn, chay rất ngon miệng cùng bánh mì sáng, cà phê, trà và nước uống. Bs. Trần Văn Tích, bà Grossler, Tiến sĩ Bordat, Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà                                                Tiến Sĩ Bordat                                                            Bà Anita Grossler Được biết cùng ngày 7.12.2013, từ 13 giờ đến 14giơ 30 tại thành phố Frankfurt am Mainz, Hội Người Việt Tị Nạn CS tại Frankfurt cũng đã tổ chức một cuộc tuần hành cho nhân quyền VN từ Hauptbahnhof (nhà ga chính) đến khu phố chính Hauptwache. Sau đó là buổi Mít tinh từ 15 giờ đến 18 giờ tại Hauptwache để tố cáo trước dư luận thế giới về những hành vi vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN.
......

Khi nào một ngân hàng Việt Nam sụp đổ?

Nhiều ngân hàng tầm cỡ của Việt Nam đang đối mặt khủng hoảng, theo tác giả   Sài Gòn đang bước vào thời tiết đẹp nhất trong năm, nhưng hàng chục ngàn nhân viên ngân hàng lại đang tiếp nhận cơ hội bước ra đường. Kế hoạch sa thải hàng loạt của nhiều ngân hàng, trong đó có cả những ngân hàng lớn như Eximbank, Vietinbank, ACB, Techcombank… đã giáng một đòn khó hiểu đối với tầng lớp “cổ cồn trắng” trong khi chỉ còn hai tháng nữa sẽ đến cái Tết nguyên đán. 10-15% là tỷ lệ cắt giảm nhân sự của nhiều ngân hàng như thế. Một số ngân hàng khác, tuy không công bố, nhưng vẫn âm thầm kiên định chiến lược giảm thiểu các phòng ban. Gần Tết năm ngoái, một đợt sa thải cũng đã bộc phát, cho dù khi đó các ngân hàng còn đang cố giấu đi sự trả giá của họ.   Những vết khoét thấu xương Mặt thật của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phơi bày với những vết khoét mưng mủ đang thấm vào xương - giá trị còn lại của một thị trường đầu cơ tín dụng không giới hạn và bất chấp đạo lý trong quá khứ. Trừ một ít ngân hàng như SHB, BIDV… có lãi thật sự nhưng còn xa mới được xem là khả quan so với thời gian trước năm 2011, ít nhất 50% số ngân hàng ở Việt Nam chỉ lãi rất ít hoặc âm lợi nhuận. Nợ và nợ xấu vẫn đeo đẳng không khoan nhượng tại những ngân hàng đang phải ôm đống tài sản thế chấp không biết làm sao rũ bỏ của các đại gia bất động sản. Tuy thế, những báo cáo chính thức trước Quốc hội của Ngân hàng nhà nước - cơ quan vừa được nâng cấp thành Ngân hàng trung ương - vẫn không thừa nhận một mảng đen tối nào khác hơn tỷ lệ chỉ 5-6% nợ xấu. Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới đây còn phô diễn một lời đánh đố đối với giới nghị sĩ: nếu Ngân hàng nhà nước không hỗ trợ và sắp xếp lại nợ cho các ngân hàng thương mại, hẳn là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã phải lên đến 12%. Nhưng cũng tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII vào tháng 11/2013, ông Bình đã lần đầu tiên phải nêu ra con số 300.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng nhà nước chuyển từ nhóm nợ xấu lên nhóm nợ “chưa xấu”, theo một văn bản “đảo nợ” của cơ quan này vào tháng 6/2013. Trước đó vào tháng 4/2012, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện một động tác tương tự và giúp cho các ngân hàng thương mại cùng khối con nợ bất động sản tránh thoát một bàn thua trông thấy. Con số “tái cơ cấu nợ” khi đó là khoảng 250.000 tỷ đồng. Một năm rưỡi sau, bất chấp những báo cáo tô hồng về “nợ xấu đã được giải quyết một phần”, hoặc Công ty quản lý tài sản (VAMC) đã mua đến 30.000 -35.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng, số nợ quá khó hoặc hầu như không thể thu hồi vẫn tiếp tục tạo thế xung kích, trong khi vẫn chưa có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy tình hình đỡ thê thiết hơn. Cứ gần hết mỗi quý, lãi vay ngắn hạn lại là thuốc độc đối với những con nợ đến hạn phải trả, trong khi hàng tồn kho bất động sản trung cấp và cao cấp vẫn không làm cách nào khiến túi tiền người tiêu dùng xúc động. Không bán được hàng và cũng chẳng có tiền trả lãi, một doanh nghiệp bất động sản hàng đầu như Quốc Cường Gia Lai thậm chí chỉ còn chưa đầy 2 tỷ đồng trong ngân quỹ. Cái chết của nợ xấu Cho dù có phải cắm mặt với sự thật, tỷ lệ nợ xấu 12% mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình buộc phải thừa nhận là có thể xảy ra vẫn chỉ bằng 1/3 con số mà Ủy ban giám sát tài chính quốc gia lần đầu tiên buộc phải công bố vào giữa năm nay. Con số đó mang tính thực chất hơn nhiều: 35-37%. Đây cũng là con số khiến người ta phải liên hệ với hình ảnh tương phản đến mười lần về số liệu nợ xấu ở Thái Lan trước và trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997: 5% và 50%. Tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân vào tháng 4/2013, một nhóm chuyên gia độc lập và cả vài vị quan chức nhà nước đã lần đầu tiên tung ra con số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam lên đến 540.000 tỷ đồng. Ít nhất 70% nợ xấu đó thuộc về hàng trăm dự án bất động sản đang hoàn toàn bất động ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Cơn bội thực nhà đất ở Việt Nam lại hầu như chưa có điểm kết thúc. Cho đến nay và sau hai năm ruỡi quay quắt trong mớ bùng nhùng thắt nút, vẫn không có bất cứ số liệu tổng hợp nào về tình hình tiêu thụ của các phân khúc căn hộ cao cấp và trung cấp được công bố bởi Bộ Xây dựng. Bất kể rất nhiều chiến dịch tuyên truyền có định hướng về “nền kinh tế đang thoát đáy” và “thị trường nhà đất đang dần phục hồi”, tâm lý người mua nhà đã thuộc về một độ trơ chưa từng thấy kể từ con sóng nhà đất đầu tiên vào năm 1995. Và dù không có bất cứ chỉ số niềm tin nào được Bộ Xây dựng thực hiện, tất cả đều phải thừa nhận là thị trường đã làm sụp đổ lòng tin. Nói cách khác, cuộc khủng hoảng bất động sản chỉ mới bắt đầu. Giờ đây, câu hỏi đặt ra là sau hai cú đảo nợ vào tháng 4/2012 và tháng 6/2013, liệu đến giữa năm 2014 những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” có chấp nhận cho các những người “mong một buổi sáng không nợ nần” của nó được gia hạn thêm thời gian khất nợ? Nhưng giả định đó lại là điều rất khó hình dung, bởi bản thân nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay đang rơi vào tình trạng “ăn vào thịt của mình”. Tăng trưởng tín dụng cho vay là quá tồi tệ so với mong ước 15% từ đầu năm 2013. Cho đến nay, phần lớn ngân hàng chỉ có thể đạt 4-5% cho tiêu chí tăng trưởng này, so với “quyết tâm” của Ngân hàng nhà nước là 12%. Thậm chí trong một văn bản mới đây, thống đốc ngân hàng đã tháo khoán cho các ngân hàng được quyền cho vay với cả những doanh nghiệp đang chìm ngập trong nợ xấu - một hành động chưa từng có tiền lệ mà cũng diễn tả tâm trạng cực kỳ bế tắc của nhóm lợi ích từng là tác nhân gây ra nợ xấu khủng khiếp ở Việt Nam. Sụp đổ dây chuyền Song đảo nợ không thể là một phạm trù vĩnh viễn, khi thời điểm Minsky về đáo hạn các món nợ xương máu đã biến thành vết hằn trong tận xương tủy của thế giới tư bản dã man đến khó tả ở Việt Nam. Đơn giản là đến tháng 6/2014, nếu không thể thanh toán được các món nợ đáo hạn, không chỉ các con nợ bất động sản “chết” mà cả những ngân hàng đang ôm nợ và tài sản thế chấp cũng sẽ “băng hà” - như một câu châm ngôn trong lịch sử và văn hóa Việt Nam. “Cứu doanh nghiệp cũng là cứu ngân hàng” - không ít doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc có liên quan đến bất động sản đã nói tuột ra với báo giới. Hầu như chắc chắn, cuộc khủng hoảng ngân hàng đang lộ ra gót chân đen sì của nó, trước khi hiện hình tấm thân phì nộn trong cơn lên máu đầy cảm hứng tai biến cùng tứ chi tê liệt. Từ đầu năm nay, một số biểu hiện hỗn loạn không thể chối cãi đã hiện hình. Một trong những biểu hiện hết sức bất đắc dĩ như vậy là Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Luôn giữ vững ngôi vị quán quân về thu hút tín dụng tiền gửi cùng số lãnh đạo ngân hàng bị bắt giam vì tham nhũng, Agribank là địa chỉ mà nợ xấu bất động sản có thể tạo ra một cơn địa chấn đủ lớn khiến dắt dây sang nhiều ngân hàng mang đặc thù về “sở hữu chéo”. Với tất cả những gì đã tích tụ, Agribank lại khá gần gũi với chân dung ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ vào tháng 10/2007. Người ta đang tự hỏi liệu có diễn ra một kịch bản sụp đổ tương tự như thế ở Việt Nam vào thời gian này của năm sau - cuối 2014? Thậm chí có thể sớm hơn, tức vào giữa năm 2014, khi một ngân hàng hạng trung hoặc nằm trong nhóm “G12” buộc phải tuyên bố phá sản do không thể thu hồi nợ xấu và cũng không đủ tiền để trả cho khách hàng. Và nếu sau đó có tiếp 3-4 ngân hàng không thể cầm cự, cơn động kinh nào sẽ xảy ra? Những gì mà VAMC đang làm hiện nay chỉ có ý nghĩa như một chiến dịch “đánh bùn sang ao”. Nhà nước chỉ mua lại nợ xấu bằng trái phiếu, tức bằng giấy chứ không hề biểu trưng cho “tiền tươi thóc thật”. Nhà nước cũng không có đủ can đảm để in thêm tiền rót cho chính hệ thống ngân hàng, vì ngay lập tức lạm phát và vô số hậu quả xã hội của nó sẽ tràn ngập. Một cái chết song trùng là hoàn toàn có thể xảy ra giữa khối con nợ và các chủ nợ, để đến lượt mình, các chủ nợ ngân hàng lại có thể kiến tạo một cuộc sụp đổ dây chuyền trong không bao lâu nữa. Khi đó, sẽ có ít nhất một phần ba số ngân hàng phải phá sản. Khác rất nhiều với đánh giá “kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi” của những tổ chức tài chính quốc tế danh giá như ngân hàng HSBC và thậm chí của cả IMF hay ADB, chưa có gì đáng gọi là “thoát đáy” dành cho nền kinh tế được mặc định bởi thuốc nhuộm “định hướng xã hội chủ nghĩa” cùng vô số nhóm lợi ích tung hoành. Màu sắc của nền kinh tế ấy cũng vì thế đã luôn “hồng” như báo cáo của Chính phủ, nhưng lại “xám” trong con mắt Quốc hội và quá “tối” trong sâu thẳm tâm khảm của dân nghèo. Tương lai khủng hoảng cũng vì thế lại trở nên sáng lạn hơn bao giờ hết. Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/12/131208_pham_chi_dung_banki...
......

Khởi Đầu Của Mọi Khởi Đầu

Ngô Mai Hương: Khởi Đầu Của Mọi Khởi Đầu (để tạ ơn các bằng hữu Úc châu nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2013) Tượng đài thuyền nhân Úc Châu Tôi rời Cali vào những ngày trời chớm lạnh và đến Úc Châu khi mùa hè vừa mới bắt đầu. Chuyến đi như là một cuộc trở về, trở về tới điểm khởi đầu. Mỗi người đều có điểm khởi đầu của mình. Điểm khởi đầu của tôi là một buổi chiều đầy mây tím, khi mặt trời chìm xuống qua đám lau sậy, khi tôi còn ngơ ngác trước hướng đi của tương lai, và lúc đó cũng là lúc chiếc ghe nhỏ đã lặng lẽ vào vùng nước lợ, chỗ giao tiếp của giòng sông và biển. Rời quê hương ở cái tuổi vừa có ý thức, tôi cũng như bao nhiêu người khác, có ai không từng đứng ở mũi tàu tha thiết nhìn lại hướng quê nhà khi biển đã mênh mông một màu xám trắng!   Ở Úc, tôi đã gặp lại những thuyền nhân, gặp lại chính mình của ba mươi năm về trước, những bắt gặp bất ngờ làm mình xúc động. Tôi có cảm giác như những thuyền nhân này chưa từng bỏ quên lời hứa của họ trên bến sông ngày nào. Tấm lòng của những người Việt ở đây đối với quê hương có cái gì đó làm mình rưng rưng, nó tha thiết và trong sáng quá! Tha thiết và trong sáng đến mức độ tôi có cảm tưởng như những đòn ly gián của cộng sản sẽ không, và khó có thể làm vẩn đục được các cộng đồng người Việt ở đất nước này. ***   Tôi đứng trên ngã tư đường William và Brisbane nơi tượng đài thuyền nhân Việt Nam của tiểu bang Tây Úc vừa được khánh thành một tháng trước. Nếu xuất phát từ điểm tôi đứng, con đường sẽ dẫn thẳng về Việt Nam. Bỗng dưng tôi nhớ hai câu thơ cuối trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu do Ngô Tất Tố dịch: “Gần xa chiều xuống đâu quê quán?/đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!” Nhìn hình tượng con tàu mong manh trên ngọn sóng, dáng dấp của những đoàn người vượt chết ra đi, ai mà không xốn xang! Mãi cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thường tránh không nghe những câu chuyện về vượt biên. Có lẽ vì chuyện xảy ra trong thế hệ của mình, nó gần gũi quá, những đau thương nó thật quá! Những thế hệ sau này, khi nhìn những tượng đài thuyền nhân chắc cũng không thể nào hình dung hết được những gian nan mà cha mẹ họ đã trải qua. Tôi đã được đi thăm hai tượng đài một ở Perth, và một ở Brisbane. Tôi nghĩ nếu như hai tấm Bia Tỵ Nạn trên đảo Galang và Bidong không bị CSVN với tay qua giật sập một cách thảm thương, có lẽ không có nhiều tượng đài thuyền nhân được xây dựng ở khắp nơi trên thế giới như ngày hôm nay. Bidong và Galang là hai nơi tạm trú của người Việt trong khi chờ đợi để được đi định cư tại các nước khác. Người Việt ở hai nơi này đã dựng tấm Bia Tỵ Nạn ghi dấu đoạn đường họ đi qua và để tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên đoạn đường tìm tự do. Giật sập hai Bia Tỵ Nạn ở Bidong và Galang, CSVN đã không thể phá huỷ được nó mà ngược lại.   Rời quê hương trên những con tàu monh manh hơn ba mươi năm trước, người Việt vẫn chưa từng lìa bỏ quê hương của mình. Tôi đã ghé Adelaide, qua Perth, đến Brisbane để cảm nhận hết những tình cảm thật đơn sơ mà thắm thiết của người Việt ở đây dành cho quê hương. Ngay tại hai thành phố lớn là Melbourne và Sydney, cái gọi là “văn hoá vận” của VC vẫn chưa với tay tới được. Chưa có một đài truyền hình nào, trong nước được quyền phát sóng tại các nơi này. Nơi mà sự hiện diện của ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh đã đem được cả ngàn người cùng đến, cùng nghe, và cùng hát với chị những bài hát đấu tranh.   Cũng tại nơi chốn này, tôi tìm thấy mình lặng người đi vì xúc động trước tấm lòng của một đồng bào. Chị chưa một lần tham dự hết một buổi nói chuyện về tình hình đất nước của một tổ chức chính trị hay một buổi gây quỹ nào. Người phụ nữ này đã cho tôi một bài học đáng giá nhất trên đoạn đường đi của mình. Nói qua giòng nước mắt, chị bảo chị ít học, chỉ biết đóng góp cái phần nhỏ bé của mình cho những người đang đấu tranh trong nước. Chị cầu nguyện hằng đêm cho họ và mong sao Việt Nam đừng rơi vào tay Trung Cộng. Cái phần đóng góp thường là không minh danh, mà chị gọi là “nhỏ bé” đó, là một số tiền khá lớn, là cả một gia tài đối với chị. Tôi tự hỏi làm sao các con của chị có thể hiểu được rằng cha mẹ chúng đã phải mặc loại áo quần mua lại (second hand), dè xẻn từng đồng - để cho đi cái phần lớn nhất của mình.   Đã nói chuyến đi Úc này cho tôi cái cảm giác như một cuộc trở về! Như mình soi lại bóng mình trên những dấu chân của những người đi trước. Đầu tiên, chúng tôi có chút việc phải dừng chân tại Hawaii. Trong một ngày rảnh rang, một người bạn đã dẫn chúng tôi đi thăm mộ của một chiến hữu ngày xưa. Ngôi mộ của anh nằm trên một đồi thông, anh mất đi khi chỉ vừa qua tuổi bốn mươi. Nghe kể lại khi vừa đến Mỹ, vừa ổn định gia đình, anh bảo vợ: “bây giờ bà lo làm nuôi con đi, để tôi lo việc nước”. Anh mất sớm nên không hề biết rằng quê hương của anh nay đã thành một khối đau thương từ Bắc chí Nam. Trời mưa, nhang bị ướt, không cháy. Bạn tôi thắp một điếu thuốc đặt lên mộ bạn mình rồi lâm râm khấn vái: “hôm nay tụi tôi đến thăm ông nè, ông hút thuốc đi rồi phù hộ cho đất nước mình, phù hộ cho tụi tôi chân cứng đá mềm nghe ông”. Tôi cố tình đứng lùi lại phía sau lưng hai người đàn ông, quay đi để giấu những giọt nước mắt của mình. Cũng ở tại Hawaii, cũng trong chuyến đi này, vô tình tôi được chạm vào những kỷ vật rất riêng tư của một người ra đi vì đất nước khác. Đó là những đồ vật được gởi lại của anh Nguyễn Trọng Hùng, người đi trong chiến dịch Đông Tiến. Cái bóp da màu nâu cũ, một cây thánh giá, những lá thư của các con của anh và vô số những hình ảnh hạnh phúc của gia đình anh. Tôi chạm vào tình thương thiết tha của một người cha dành cho các con và cảm nhận được hết cả sự hy sinh to lớn của anh.   Nhớ ơn và trả ơn là truyền thống ngàn đời của người VN. Nguyễn Trọng Hùng đã trả ơn đất nước anh bằng tất cả những gì anh có thể làm trong hoàn cảnh lúc đó, khi thế giới đã quay mặt với đất nước VN. Khi mỗi chúng ta chỉ còn chính mình đối diện với những bất hạnh của quê hương. Có người cho rằng việc làm của các anh là chuyện hoang tưởng, đội đá vá trời. Để hiểu được một Trần Văn Bá, một Vũ Đình Khoa, một Nguyễn Trọng Hùng có lẽ người ta phải quay lại từ điểm khởi đầu. Họ làm tôi nhớ đến những công dân tuyệt vời của nước Pháp sau đệ nhị thế chiến. Câu chuyện được nghe kể lại từ một người bạn - Nước Pháp lúc ấy gần như kiệt quệ vì chiến tranh. Để xây dựng lại một đất nước từ đống gạch vụn đổ nát, đã có 32 gia đình thế phiệt, giàu có vào bậc nhất nước Pháp đã tình nguyện dâng hiến tất cả tài sản của họ cho công cuộc canh tân nước Pháp. Sau đó, nghe nói là trong số họ có những người đã hành nghề taxi để kiếm sống cho gia đình. Họ hoà mình vào cuộc sống bình thường đầy khó khăn như tuyệt đại đa số người dân Pháp vào lúc ấy. Họ chìm vào quên lãng, nhưng chính những người tài xế taxi đó đã làm nước Pháp đi lên với niềm tự hào. Một thống kê của năm 2013, do tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền mang tên Walkfree, đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới về tổng số “nô lệ”. Một tiết lộ làm chúng ta giật mình và không khỏi xót xa! Chiến tranh đã kết thúc hơn ba mươi năm mà đất nước vẫn nghèo đói khổ nhục. Dân ta tiếng là cần cù, hiếu học, thông minh, nay trở thành những kẻ làm nô lệ, tôi đòi cho xứ người. Theo ước đoán của Walkfree có vào khoảng từ 240 ngàn đến 260 ngàn người Việt đang làm “nô lệ” cả bên trong VN và ở tại các quốc gia khác. Nếu quay lại từ điểm khởi đầu, khi cộng sản Bắc Việt vừa mới chiếm được miền Nam, ta khó có thể tin được chỉ trong một thời gian kỷ lục mà đất nước đi xuống như thế. Văn hoá xuống cấp, đạo đức suy đồi, và một dân tộc ngày nào từng kiêu hãnh về truyền thống chống ngoại xâm nay trở nên khiếp nhược đến thảm thương! *** Mọi thứ dường như đã sụp đổ, đã chạm đáy. Những công dân đầy nhân cách, mọi giá trị tốt đẹp dường như đã biến mất dưới mái nhà “xã hội chủ nghĩa”. Như bao nhiêu dân tộc lầm đường khác, người dân VN đang phải bắt đầu từ một kết thúc. Và khởi đầu của mọi khởi đầu vẫn là con người. Là giành lại chính mình - giành lại cuộc sống con người đúng nghĩa của chính mình. Tôi trộm nghĩ Kiến nghị 72, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, ... đang là những đấu trường để mỗi người dân Việt từng bước dài quay lại điểm khởi đầu danh dự ấy. Chúng ta hãy cùng nhau chứng tỏ với thế giới rằng người dân Việt Nam đang khao khát “được sống như một con người” mãnh liệt đến dường nào./. Ngô Mai Hương
......

Phụ nữ NQVN: Hãy cùng lên tiếng hỗ trợ những nữ nạn nhân Nhân quyền ở VN

Vợ ông Ngô Hào – Nạn nhân của sự vi phạm Nhân quyền nghiệm trọng Sài Gòn ngày 7 tháng 12 năm 2013 Ông Ngô Hào, một nhà bất đồng chính kiến 65 tuổi, chuyên viết bài cổ vũ cho dân chủ, đa nguyên đa đảng, cư ngụ tại thôn Lộc Đông – xã Hoà Thành – huyện Đông Hoà – tỉnh Phú Yên bị bắt ngày 7 tháng 2 năm 2013 và sau đó bị Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên truy tố tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Trở thành thành viên của Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam Sau phiên toà sơ thẩm ngày 11 tháng 9 năm nay, ông bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế tại Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên. Hiện tại ông bị giam giữ tại Trại tạm giam tỉnh Phú Yên để chờ phiên toà phúc thẩm sẽ được mở ngày 23 tháng 12 sắp tới đây. Đáng quan ngại là từ khi ông Hào bị bắt giữ cho tới nay gia đình chưa được gặp mặt ông. Trao đổi trực tiếp với  bà Nguyễn Thị Kim Lan và anh Ngô Minh Tâm (vợ và người con lớn của ông), chúng tôi được biết gia đình bà Lan rất phẫn uất vì bản án bất công mà chính quyền áp đặt cho ông, họ lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của ông nhưng vẫn tin tưởng và ủng hộ vì những gì ông viết là đúng đắn và là quyền tự do của công dân. Bà Lan hiện tại đang ở trong tình trạng sức khoẻ tồi tệ vì chứng ung thư vòm khẩu cái khiến bà không thể phát âm và nói dễ dàng như người bình thường, thỉnh thoảng bà phải lên Sài Gòn để được xạ trị. Bà sống trong một căn nhà ổ chuột – căn nhà mà theo lời anh Võ Văn Bửu  (một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo mà tôi được gặp đôi lần) là “nhà mà không phải là nhà”. Những ngày này bà phải chờ đợi thấp thỏm và sống cô đơn, nghèo khổ  trong cảnh bệnh tật và sự sách nhiễu liên tục của chính quyền địa phương. An ninh tỉnh Phú Yên đe doạ là nếu bà tiếp tục liên lạc với truyền thông nước ngoài và anh em bất đồng chính kiến trong nướ,  họ sẽ bắt nhốt luôn người con trai đang học đại học của bà. Không chỉ có thế, chính quyền còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết về Nhân quyền của một người phụ nữ nông thôn để vừa đe doạ vừa thuyết phục  gia đình vận động ông Ngô Hào phải nhận tội. Đó là những hành xử mà an ninh tỉnh Phú Yên nhân danh chính quyền Việt Nam thực hiện. Thiết nghĩ, đó là những động thái hoàn toàn bất xứng với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền liên Hợp quốc. Người con lớn của ông bà – anh Ngô Minh Tâm hiện là sinh viên Đại học Bách Khoa Sài Gòn. Nhưng từ ngày cha anh bị bắt giữ đến nay, anh liên tục bị an ninh chính quyền Việt Nam khủng bố tinh thần, cụ thể là anh bị gọi lên làm việc  nhiều lần suốt năm nay, thậm chí vào những ngày anh phải thi cử đến nỗi người thanh niên này bị khủng hoảng tinh thần và phải nợ lại nhiều môn học. Tất cả xuất phát từ việc anh lên tiếng với truyền thông về sự việc của cha mình. Người con nhỏ Ngô Minh Trí sinh năm 1994 thì phải bỏ học đi làm xa quê để nuôi mẹ bệnh và gởi quà thăm nuôi cha mình. “Ngôi nhà” của vợ chồng ông Hào   Rõ ràng, không những cá nhân ông Hào bị kết án bất công vì những hành xử ôn hoà của mình mà cả gia đình ông đã và đang là những nạn nhân của chính sách vi phạm Nhân quyền trắng trợn của chính quyền Việt Nam. Tình trạng gia đình ông Ngô Hào chưa được sự quan tâm thích đáng của công luận trong và ngoài nước, nhưng nhiều anh chị em trong nước chúng tôi đã quan tâm trường hợp này từ lâu và đã có sự hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như  tinh thần cần thiết cho gia đình họ. Nhưng nỗ lực của chúng tôi sẽ không bao giờ đủ để xoa dịu nỗi đau cho gia đình này. Nhưng đáng mừng là bà Nguyễn Thị Kim Lan hiện là thành viên của Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiếp tục theo dõi trường hợp này. Chúng tôi khẩn thiết  kêu gọi sự chú ý của công luận đối với phiên toà xử ông Ngô Hào vào ngày 23 tháng 12 sắp tới. Và chị em Phụ nữ Nhân quyền  Việt Nam xin thay mặt người thành viên khốn khổ của mình kêu cứu với công luận trong nước và quốc tế về trường hợp bà Kim Lan vì những khó khăn về vật chất cũng như sự đau khổ về tình thần mà bà đang phải gánh chịu. Xin đồng hành với Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam lên tiếng và hỗ trợ cho những nữ nạn nhân Nhân quyền ở Việt Nam. © VNWHR | PNNQVN nguồn:/vnwhr.net
......

Tài liệu: Báo cáo sơ bộ của LHQ về quyền văn hóa của VN - (29/11/2013)

Báo cáo viên Đặc biệt về các quyền văn hoá Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ngày 18-29/11/2013 Các kết luận và khuyến nghị sơ bộ Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013. Thưa báo giới, thưa các quý bà quý ông, Tôi rất vui mừng được chia sẻ với quý vị kết quả quan sát sơ bộ của tôi khi kết thúc chuyến thăm chính thức trong 12 ngày với tư cách là Báo cáo viên Đặc biệt về các quyền văn hoá. Tôi xin được bắt đầu bằng lời cảm ơn trân trọng gửi tới Chính phủ Việt Nam đã mời tôi tới thăm và làm việc chính thức, và cũng cảm ơn Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc hỗ trợ sắp xếp chương trình làm việc cũng như bố trí các cuộc họp toàn diện và lý thú.   Tôi xin được nhấn mạnh tầm quan trọng của lời mời này. Việc đảm bảo quyền thụ hưởng văn hoá của tất cả mọi người là một vấn đề phức tạp và để hoàn thành nhiệm vụ này là việc không hề dễ dàng. Điều này đã được minh chứng qua các chủ đề cụ thể tôi đã đề cập đến trong suốt chuyến thăm của mình, đó là: quyền được thụ hưởng nghệ thuật, tự do sáng tạo và biểu đạt nghệ thuật, quyền của người dân trong việc thể hiện bản dạng văn hoá của họ, và quyền tiếp cận và thụ hưởng di sản văn hoá của chính họ cũng như của người khác, vấn đề về dạy lịch sử trong nhà trường, và tác động của du lịch đối với việc thụ hưởng các quyền văn hoá.   Trong suốt chuyến thăm và làm việc của tôi tại Việt Nam, Tôi đã đi thăm Hà Nội, Thành phố HCM, Hội An, Sa Pa, cũng như một số làng bản ở Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Lào Cai. Tôi đã có cơ hội gặp mặt và làm việc với nhiều quan chức Chính phủ ở cấp quốc gia và địa phương, phụ trách các lĩnh vực văn hoá, du lịch, giáo dục, thông tin truyền thông, công tác dân tộc thiểu số, cũng như rất nhiều quan chức khác của Uỷ ban nhân dân các cấp, Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Uỷ ban Trung ương Đảng, đại biểu quốc hội và đại diện các hội và hiệp hội. Tôi cũng đã gặp gỡ với các nghệ sĩ, giới học giả, giám đốc và cán bộ công tác tại các viên nghiên cứu hoặc các thiết chế văn hoá, đại diện của xã hội dân sự, thành viên của các cộng đồng dân tộc, những người tham gia trực tiếp vào lĩnh vực du lịch, và các cơ quan của Liên Hợp Quốc. Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các cá nhân và tổ chức đã dành thời gian gặp mặt, tiếp đón nồng nhiệt, và trên hết là đã nhiệt tình chia sẻ với tôi rất nhiều thông tin.   Tôi xin được làm rõ rằng tôi là chuyên gia độc lập thực hiện báo cáo cho Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc và Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam vừa trúng cử thành viên của Hội đồng ngay trong tháng này. Mặc dù được Hội Đồng Nhân Quyền bổ nhiệm, nhưng tôi không phải nhân viên chính thức của Liên Hợp Quốc và vị trí hiện tại tôi của tôi là vị trí danh dự. Tư cách độc lập của tôi có vai trò rất quan trọng và nó cho phép tôi thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình một cách trung lập. Ngày hôm nay, tôi sẽ chỉ đưa ra một số ý kiến ban đầu của mình. Ngoài ra, tôi sẽ tiếp tục phát triển các ý kiến đánh giá của mình trong báo cáo chính thức, khi đó tôi mới đưa ra các khuyến nghị cụ thể. Tôi sẽ trình bày báo cáo này tại kỳ họp lần thứ 25 của Hội Đồng Nhân Quyền vào tháng 3 năm 2014 tại Geneva. Thưa quý vị,   Việt Nam hiện đang ở một thời khắc quan trọng, tại đó các bạn đạt được những tiến bộ to lớn về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, và đã có nhiều nỗ lực hướng tới việc hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Những tiến bộ này là vô cùng ấn tượng. Tôi có thể lấy dẫn chứng là ở các bản làng nông thôn mà tôi đã đến thăm, đường xá đã được xây dựng nhiều, trường học được thành lập và nhiều nhà cửa đã được hỗ trợ hoặc tu sửa.   Tôi tin rằng các chương trình như vậy sẽ trở nên hiệu quả hơn nữa nếu sự tham gia của các cộng đồng địa phương và việc sử dụng tri thức của họ, trong đó có cả tri thức truyền thống, được đảm bảo. Sự cứng nhắc trong quá trình thiết kế và thực hiện các chương trình, cùng với hướng tiếp cận từ trên xuống đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các chương trình này. Ví dụ, ở các làng, bản thường xuyên bị lũ lụt thì các mô hình nhà truyền thống của người dân thích hợp với đối phó lũ hơn rất nhiều so với mô hình nhà mà các chương trình hỗ trợ của chính phủ đang khuyến khích. Tôi đánh giá cao việc phát huy kiến trúc truyền thống trong việc xây các nhà văn hoá ở khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, tôi khuyến khích Chính  phủ nên cho người dân được thực sự lựa chọn mô hình kiến trúc mà họ muốn, dù là truyền thống hay hiện đại,đối với ngôi nhà riêng của họ, khi Chính phủ mở rộng các chương trình hỗ trợ về nhà ở. Nói tổng quát hơn, tôi khuyến khích Chính phủ cần đảm bảo có nhiều sự linh hoạt hơn trong chính sách và tham vấn thực sự với các cộng đồng có liên quan khi phát triển các chương trình. Cần xây dựng một mô hình thực hành mới trong đó người dân có được không gian để đóng góp vào việc thiết kế các chương trình có ảnh hưởng to lớn tới lối sống của họ.   Tôi tin rằng Chính phủ cũng như nhiều bên liên quan khác trong xã hội Việt Nam đã để ý thấy các chương trình phát triển có thể có tác động tiêu cực đối với các quyền văn hoá của con người, đặc biệt là các quyền của các dân tộc thiểu số. Chính phủ cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc xác định và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực này để cho đất nước được hưởng lợi đầy đủ từ chính sức mạnh của các nền văn hoá đa dạng của các dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Điều này có liên quan mật thiết đối với lĩnh vực du lịch. Với việc sử dụng văn hoá như một nguồn lực để phát triển, Việt Nam đang hấp dẫn một số lượng ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Rất nhiều chương trình đã được phát triển nhằm giúp người dân của các cộng đồng dân tộc bán được sản phẩm nghề thủ công của họ và tiếp cận được với thị trường, cũng như biểu diễn minh hoạ văn hoá truyền thống của họ thông qua nhiều lễ hội và chương trình biểu diễn khác nhau. Điều này đã cho phép các cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở khu vực họ sinh sống, và cũng giúp Chính phủ thúc đẩy hình ảnh về một đất nước đa văn hoá. Tuy vậy, nhiều thách thức vẫn còn đó. Như quý vị đã biết, tôi đã đi thăm Sa Pa và các làng bản xung quanh. Ở đó, tôi có thể thấy rằng, mặc dù du lịch đã mang lại nguồn sinh kế phụ trợ cho người dân địa phương, nhưng họ lại không phải là đối tượng hưởng lợi chủ yếu từ nguồn doanh thu này. Cần có các biện pháp đảm bảo rằng những người dân mà di sản của họ được đem ra sử dụng để thúc đẩy du lịch, phải được trao quyền để quản lý các hoạt động này theo hướng có lợi nhất cho họ. Ngoài ra, tôi cũng đặc biệt quan ngại đối với những tình huống trong đó con người ta được yêu cầu trình diễn chứ không phải thực sống đời sống văn hoá riêng của họ, hoặc là để lưu giữ một cách mô phỏng một số khía cạnh cụ thể trong văn hoá của họ để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, hoặc, ngược lại, thay đổi một số khía cạnh cụ thể trong văn hoá của họ nhằm thoả mãn các nhu cầu đó ví dụ như thay đổi truyền thống ăn ở, hay rút ngắn việc thực hiện một số tập quán, hoặc bán vé cho những người muốn tham gia. Tôi muốn nói đến ví dụ lễ hội đua bò Bảy Núi truyền thống của người Khmer ở một số tỉnh miền nam Việt Nam.   Một ví dụ khác là về Cồng chiêng. Nhiều cộng đồng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên vẫn đang chơi Cồng chiêng và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Cồng chiêng được coi là một nhạc cụ linh thiêng và quý giá, chỉ được đem ra chơi vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên ngày nay Cồng chiêng còn được đem ra biểu diễn theo yêu cầu của khách du lịch ở một số nơi, và rõ ràng điều này đã làm mất đi tầm quan trọng văn hoá ban đầu của sinh hoạt này. Tôi thực sự thấy rằng trong những trường hợp như vậy, các cộng đồng có liên quan phải được tham vấn là có nên trình diễn hay không, như thế nào, bao giờ và ở đâu, và được chia sẻ các khía cạnh có liên quan đến di sản văn hoá của họ. Tất nhiên, khó có thể ngăn cản hoặc thậm chí dù chỉ mong muốn ngăn cản sự tiến hóa của những thực hành văn hóa đang diễn ra hàng ngày sống động khi các nhóm có sự giao lưu tương tác với nhau. Điều này có thể là rất tích cực. Tuy nhiên, Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo rằng du lịch không dẫn đến chỉ còn sân khấu hóa những thực hành văn hóa, còn chủ nhân của văn hóa chỉ đóng vai văn hóa của mình, hay vắn tắt hóa con người xuống thành một số hình thức thể hiện văn hóa của họ mà không thừa nhận tính nhân văn trong đó. Vì thế, rất cần phải để cho các cộng đồng tự do phát triển văn hóa của họ, ở cả bên ngoài các khu vực phát triển du lịch. Chính phủ nên hỗ trợ không chỉ các hoạt động biểu diễn văn hóa hay sản phẩm truyền thống dành cho du khách mà cũng cần cùng với cộng đồng có liên quan, trên cơ sở nguyện vọng của họ, xây dựng những chương trình để tiếp tục thực hành văn hóa của họ nếu đó là nguyện vọng của họ. .   Tôi cũng quan ngại trước những trường hợp đời sống và văn hóa của cộng đồng địa phương hoặc cộng đồng thiểu số đã bị các chương trình phát triển phá vỡ hoàn toàn. Ví dụ, tôi được biết rằng người dân ở giáo phận Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã và vẫn đang tiếp tục bị cưỡng chế khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời để dọn đường cho một dự án nhà ở tư nhân lớn. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ kịp thời can thiệp để giải quyết trường hợp cụ thể này. Nhìn chung hơn, tôi khuyến nghị Chính phủ đảm bảo việc công nhận sở hữu tập thể đối với đất đai cho những cộng đồng có ước muốn giữ và phát triển nếp sống truyền thống của họ, thường là dựa vào nông nghiệp, vào rừng, chăn nuôi hay đánh cá. Tôi cũng đã thảo luận một vấn đề nữa liên quan đến định nghĩa thế nào là hủ tục hay tập quán không tốt cũng như “mê tín dị đoan”. Theo tôi hiểu, những khái niệm này cần được làm rõ như là những thực hành mâu thuẫn với các quyền con người hay hạ thấp nhân phẩm. Tôi cũng khuyến khích chính quyền xác định những thực hành này thông qua các cuộc thảo luận với những cộng đồng liên quan. Tôi hoan nghênh những sáng kiến tích cực đã được Chính phủ thực hiện. Những sáng kiến này bao gồm công việc của Viện Ngôn ngữ học trong việc tài liệu hóa và bảo tồn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và xây dựng các bộ chữ viết, cũng như dự án nghiên cứu thí điểm tiến hành cùng UNICEF để thúc đẩy giáo dục song ngữ cho người H’mong, J’rai và Khmer, ba trong số những nhóm thiểu số lớn, ở cấp mầm non và tiểu học. Nghiên cứu đã chứng minh, học sinh được thụ hưởng những chương trình này có kết quả học tập tốt, và tôi khuyến nghị mạnh mẽ với Chính phủ tiếp tục hỗ trợ dự án giáo dục song ngữ, mở rộng phạm vi đến các nhóm khác, các khu vực khác và các cấp học khác. Đồng thời, một số người đã thông tin cho tôi, qua đó bày tỏ quan ngại đối với bộ chữ đang được áp dụng cho một số nhóm. Ở đây, một lần nữa, cách thức tích cực để giải quyết những quan ngại đó là mời các nhà nghiên cứu và giới học thuật của chính những cộng đồng dân cư liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định. Thưa quý bà, quý ông, Một trong những vấn đề then chốt với Việt Nam ngày nay là có một không gian cho các cuộc tranh luận và biểu đạt những quan điểm đa nguyên. Một ví dụ rõ ràng liên quan đến vấn đề này, mà tôi rất quan tâm, là việc dạy môn lịch sử với chỉ một bộ sách giáo khoa trong các nhà trường. Như đã đề cập trong báo cáo chuyên đề của tôi về viết sách sử và dạy sử trước Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc năm nay (A/68/296), việc dạy sử nên khuyến khích tư duy phê phán, học tập từ phân tích và tranh luận, và tạo cách tiếp cận so sánh và đa chiều hơn là ấn trẻ em vào quan điểm đơn chiều. Cách tiếp cận này đặc biệt cần sử dụng rộng rãi nhiều loại học liệu, bao gồm nhiều loại sách giáo khoa của nhiều nhà xuất bản. Tôi khuyến khích nhiều bên liên quan ở Việt Nam tham khảo báo cáo này của tôi.   Tôi có ấn tượng tích cực rằng Chính phủ và xã hội dân sự hiện nay đang nỗ lực định nghĩa lại biên độ không gian cho những tiếng nói đa dạng có thể cất lên.Tôi khuyến nghị mạnh mẽ với Chính phủ mở rộng hơn không gian ấy, trên cơ sở Hiến pháp của các bạn cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Cơ chế chính trị và cấu trúc của chính quyền hiện nay ở Việt Nam, cùng với rất nhiều các hội đoàn thể đang hoạt động chủ yếu như các phương tiện truyền đạt những quyết định của chính phủ, để lại không gian rất nhỏ bé cho xã hội dân sự tự biểu đạt mình, đặc biệt với những người làm công tác nghiên cứu hay các nghệ sỹ và những người khác có thể có tư duy phê phán đối với những chính sách của Chính phủ. Đã đến lúc Việt Nam đảm bảo tự do nhiều hơn cho các biểu đạt nghệ thuật cũng như cho các tự do học thuật, và cho phép những tiếng nói đa dạng tìm được chỗ đứng của mình. Sự thiếu vắng các nhà xuất bản tư nhân đã làm giảm đáng kể phạm vi cất lên của những tiếng nói độc lập có thể được nghe thấy. Hiến pháp quy định những quyền cơ bản, nhưng thường rất khó có thể thụ hưởng những quyền này do rất nhiều các quy định và sự thiếu rõ ràng cụ thể trong quy định việc nào là chấp nhận được, việc nào là không. Không may là các quy trình tư pháp vẫn chưa giúp làm rõ những thước đo rõ ràng của các luật cụ thể.  Thưa các quý bà và quý ông, Các nghệ sỹ có thể giải trí cho người dân, nhưng họ cũng có thể đóng góp vào những tranh luận xã hội, đôi khi đưa ra những diễn ngôn đối lập. Trong lúc tôi rất vui vì một số người cung cấp thông tin cho tôi nói rằng họ đã thấy một không gian mở hơn để tự biểu đạt, tôi cũng quan ngại sâu sắc trước tình trạng một số nghệ sỹ đã bị tầm soát, sách nhiễu, hoặc bị giam giữ. Trong các cuộc thảo luận của tôi với chính quyền, ví dụ, tôi đã nêu ra những trường hợp bị kết tội theo điều 88 Bộ luật Hình sự do “tiến hành tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tôi muốn nhấn mạnh rằng những biểu đạt nghệ thuật là một phần không thể tách rời của đời sống văn hóa và là trái tim của những nền văn hóa sinh động cũng như trong hoạt động của một xã hội dân chủ. Vì thế, tôi chân thành hy vọng rằng Chính phủ sẽ xem xét lại chính sách của mình để đảm bảo tự do hơn cho các biểu đạt nghệ thuật và sáng tạo, tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế. Tôi vô cùng biết ơn Chính phủ Việt Nam đã mời tôi tiến hành chuyến thăm này, cho phép tôi được hiểu sâu thêm những vấn đề hết sức nhạy cảm mà quan trọng. Lời mời của Chính phủ đã khẳng định việc Chính phủ thực sự coi trọng những vấn đề liên quan đến thụ hưởng các quyền văn hóa. Tôi hiểu rằng điều này thật sự rất khó khăn, đặc biệt thách thức với Chính phủ để đảm bảo “sự đồng thuận” mà Chính phủ khuyến khích dựa trên những quan điểm, biểu đạt và văn hóa đa dạng của người dân. *Special Rapporteur in the field of cultural rights, Visit to Viet Nam, 18 - 29 November, 2013Preliminary conclusions and recommendations Hanoi, 29 November 2013. Members of the press, ladies and gentlemen, I am very pleased to share with you my preliminary observations at the end of my 12-day official visit as the UN Special Rapporteur in the field of cultural rights. Let me begin by warmly thanking the Government of Viet Nam for inviting me and for their extensive work in facilitating a comprehensive and interesting programme of work. I wish to stress how important this invitation is. Ensuring the enjoyment of cultural rights by all is a complex issue and not an easy task to accomplish. This was demonstrated by various topics I have addressed during my visit: the right to enjoy the arts and to freedom of artistic expression and creativity, the right of people to manifest their cultural identity and to access and enjoy their own cultural heritage as well as that of others, history teaching in schools, and the impact of tourism on the enjoyment of cultural rights. During my stay in Viet Nam, I visited Hanoi, Ho Chi Minh City, Hoi An and Sa Pa, as well as a few villages in the Da Nang, Quang Nam and Lao Cai Provinces. I had the opportunity to hold meetings with numerous Government officials at the national and local levels, responsible in the areas of culture and tourism, education, information and communication, ethnic minorities, as well as various officials of People’s committees, the Central Commission for Propaganda and Education of the Party’s Central Committee, representatives of the National Assembly and Unions. I also met with artists, academics, directors and staff working in research institutes or cultural institutions, representatives of civil society, members of ethnic communities, people involved in the tourism industry and UN agencies. I would like to thank them all for their time, warm hospitality, and, above all, the wealth of information they shared with me. I wish to clarify that I am an independent expert who reports to the UN General Assembly and the UN Human Rights Council, to which Viet Nam was elected this month. Although appointed by the Human Rights Council, I am not employed by the United Nations and the position I hold is honorary. My independent status is crucial and enables me to fulfil my functions impartially. Today, I will confine myself to a few preliminary remarks and considerations. I will develop my assessment in a written report, in which I will also formulate recommendations. I will present this report at the 25th session of the Human Rights Council in March 2014 in Geneva. Ladies and gentlemen, At present, Viet Nam finds itself at an important juncture. Enormous progress has been achieved in the area of economic development, the reduction of poverty including in remote and rural areas, and the efforts towards the fulfilment of the Millennium Development Goals have been impressive. I can testify that in the rural villages I visited, roads had been or were being built, schools established, and housing facilitated or repaired. I believe that such programmes would have been even more efficient had the participation of local communities and the use of their knowledge, including their traditional knowledge, been ensured. Rigidity in programming and implementation and top-down approaches negatively impact effectiveness. For example, in villages regularly flooded by water, traditional houses are more appropriate than those promoted under governmental schemes. I appreciate that traditional architecture has been promoted in building communal houses in the Central Highlands. However, I encourage the Government, when extending support for housing, to offer people real choices regarding the architecture, whether traditional or modern, they want for their own individual houses. More generally, I encourage the Government to ensure greater flexibility in policies and meaningful consultations with concerned communities when developing programmes. A practice needs to be developed whereby people have the space to contribute to the design of programmes that significantly impact their way of life. I believe that the Government, as well as multiple actors in the Vietnamese society, have taken note of possible detrimental impacts of development programmes on the people’s cultural rights, in particular the rights of ethnic minorities. The Government should significantly increase its efforts to map and to mitigate such negative effects so that the country can fully benefit from the strength of the varied cultures of its peoples to promote sustainable development. This is particularly relevant with respect to tourism. By using culture as a resource for development, Viet Nam attracts a steadily rising number of international visitors as well as internal tourists. Multiple programmes have been developed to help people of ethnic communities to sell their crafts and access the markets, as well as to showcase their traditional cultures through various festivals and performances. This has allowed communities to participate in the economic development of their region, and has also enabled the Government to promote a more multi-cultural image of the country. Many challenges remain, however. As you know, I visited Sa Pa and its surrounding villages. And there, I could note that, although tourism has provided a supplementary source of livelihood to local people, unfortunately they are not the primary beneficiaries of the revenue generated. Measures are needed to ensure that the people whose cultural heritage is being used to promote tourism are empowered to manage these activities to their best advantage. In addition, I am particularly, concerned by situations where people are asked to perform rather than live their own cultures, either to retain artificially specific aspects of their culture to satisfy the tourists’ demands, or, conversely, to modify certain aspects of their culture to satisfy those demands such as modifications of food or accommodation patterns, or the foreshortening of customs or having tickets for participation. I am talking for example of the Khmer’s traditional sport of Bay Nui bull race, in some provinces of Southern Vietnam. Another example relates to the Cong drum, which is played by many communities in the central highlands and is included in the UNESCO list of intangible cultural heritage. The Cong is considered as a sacred and precious musical instrument, to be used only on very specific occasions. However, today it is also being played on demand for tourists in some places, thus clearly losing its original cultural significance. I strongly believe that in all such cases, the concerned communities must be consulted on whether, how, when and where to perform and share aspects of their cultural heritage. Of course, it is not possible, or desirable, to prevent the evolution of cultural practices that inevitably occurs when groups interact with each other. This can also be quite positive. However, it is the responsibility of the Government to ensure that tourism does not lead to the mere folklorization of its peoples’ cultures, meaning reducing people to certain manifestations of their culture and not acknowledging their humanity. It is therefore particularly important to enable communities to freely develop their cultures, including outside of touristic areas. The Government should not only support cultural performances and crafts for tourists, but also develop programmes in cooperation with the concerned communities including for continuing cultural practices should this be their wish. I am also concerned by cases of local or minority communities whose ways of life and culture have been completely disrupted by development programmes. For instance, I was informed that the people of the Con Dau Parish near Da Nang underwent, and are still undergoing, forced evictions from the land they had traditionally tilled to make way for the development of a mega private housing scheme. I hope the Government will intervene in a timely manner to resolve this particular case. More generally, I encourage the Government to ensure that the collective ownership of land is recognized for communities wishing to retain and develop their traditional ways of life, most often based on agriculture, forest husbandry or fishing. Another issue I have discussed at length with governmental officials relates to the definition of what constitutes bad practices or customs as well as “superstition”. My understanding is that such terms need to be clarified as practices contradicting human rights or undermining human dignity. I also encourage the authorities to identify such practices through discussions with the concerned communities. I would like to welcome positive initiatives put in place by the Government. These include the work of the Institute of Linguistic to document and preserve ethnic languages and develop scripts, as well as the pilot research project conducted with UNICEF to promote bilingual education for the Hmong, J’rai and Khmer, three of the largest minority groups, at the pre-school and primary school levels. As research demonstrates, students benefiting from such programmes have done very well. I strongly encourage the Government to support the bilingual education project and extend this to other groups, regions and grades. At the same time, some of my interlocutors expressed concern regarding the script that is being used for some groups. Here, again, a positive way forward to address such concerns is to include in the decision-making process researchers and academics belonging to these communities. Ladies and gentlemen, One of the key issues for Viet Nam today is the space available for debate and the expression of a plurality of voices. One striking example of this, which is of concern to me, relates to history teaching, as only one history textbook is in use in schools. As stated in my thematic report on the writing and teaching of history submitted this year the General Assembly (A/68/296), history teaching should promote critical thought, analytic learning and debate, enabling a comparative and multi-perspective approach rather than moulding children into a unidimensional perspective. This entails in particular the use of a wide array of teaching materials, including textbooks from a range of publishers. I encourage relevant actors in Viet Nam to look at my report. I am encouraged that the Government and civil society are currently trying to re-define the contours of the space available for a diversity of voices to be articulated. I strongly encourage the Government to widen that space, in accordance with its own constitution and international standards. The political and governmental structure in Viet Nam, together with various Unions, which act mainly as vehicles for transmitting the government’s decisions, currently leaves little space for civil society to express itself, in particular when it comes to academics, artists and others who may be critical of the Government’s policies. It is time for Viet Nam to ensure greater freedom of artistic expression as well as academic freedoms, and to allow a multi voice narrative to find its place. The absence of private publishing houses greatly reduces the scope for independent voices to be heard. The constitution provides for fundamental rights but it is often very difficult to enjoy these due to multiple regulations and the lack of clearly defined specifications of what is acceptable or not acceptable. It is unfortunate that judicial processes have not helped to clarify the parameters of specific laws. Ladies and gentlemen, Artists may entertain people, but they also contribute to social debates, sometimes bringing counter-discourses. While I am happy to note that a number of interlocutors stated they had noticed an increased space for self-expression, I am deeply concerned that a number of artists have been under surveillance, harassed, or detained. In my discussions with the authorities for example, I have raised the case of some artists who have been convicted under article 88 of the Criminal Code for “conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam”. I would like to emphasize that artistic expressions are an integral part of cultural life and are at the heart of vibrant cultures and the functioning of democratic societies. Therefore, I sincerely hope that the Government will review its policy to ensure greater freedom of artistic expression and creativity, in accordance with international standards. I am extremely grateful to the Government of Viet Nam for inviting me to visit, enabling me to deepen my understanding of these very sensitive but important issues. The Government’s invitation confirms how seriously it is taking issues relating to the enjoyment of cultural rights. I know how difficult this is, in particular when the challenge is for the Government to ensure that the “unity” it promotes is based on the diverse opinions, expressions and cultures of the people. See full statement in VietNamese nguồn: http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=14035&LangID=E
......

Sài Gòn: Bác Sĩ Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ đảng CSVN

THÔNG BÁO CÔNG KHAI TỪ BỎ ĐẢNG Thành phố HCM ngày 6 tháng 12 năm 2013         Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ Đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo, TS Phạm Chí Dũng, tôi, Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, đảng viên, số hiệu thẻ đảng 3444669, THÔNG BÁO CÔNG KHAI từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam.   Xuất thân trong một gia đình có truyền thống chống các kiểu thực dân và áp bức, sau 1954 tuy sống ở đô thị miền Nam nhưng gia đình tôi là cơ sở CM nội thành, đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất theo QĐ số 801/HĐNN, có Giấy Chứng Nhận Người Có Công Với Cách Mạng. Thế nên đã một thời, tôi cũng từng tràn đầy nhiệt huyết với khát vọng đồng hành cùng Đảng xây dựng một đất nước công bằng dân chủ và văn minh. Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đã thể hiện từ ngày Bắc Nam thống nhất khiến tôi đi từ thất vọng đến thất vọng khác.         Tôi không tin Đảng sẽ dẫn dắt dân tộc cập được bến bờ vinh quang bằng các cương lĩnh kiểu như cương lĩnh 1991, hiến pháp 2013. Bởi đó là những cương lĩnh u ám, những hiến pháp tiểu xảo.         Với thỏa ước Thành Đô 9/1990, Đảng đã đánh mất cơ hội ngàn vàng trong sự nghiệp bảo toàn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ khi sống cạnh một nước lớn có tiền sử hàng ngàn năm áp chế dân tộc Việt.         Thay vì theo đường quan mà cộng đồng thế giới văn minh đã khai phóng để đi, Đảng lại liên tục quàng vào bụi rậm. Câu châm biếm "Đảng tiên phong đi trước, nhân dân tiếp bước theo sau, dân hỏi Đảng đi đâu, Đảng lầu bầu: đang định hướng" là hình ảnh vừa bi vừa hài, nhưng mà thực và sống.         Khi vào Đảng tôi đã từng thề, rằng tuyệt đối trung thành với Đảng. Nay, tôi thà phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ ra dân tộc tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước.       Nhưng rồi có thể một ngày nào đó, khi Đảng thực sự hoàn lương, tôi lại phấn đấu xin vào Đảng. Bs. Nguyễn Đắc Diên ĐT: 0914002424 Email: dien1789@yahoo.com nguồn: /boxitvn.blogspot.com
......

Phong Trào Con Đường Việt Nam đến Mỹ vận động cho tù nhân lương tâm

Đại diện Phong Trào Con Đường Việt Nam đến Hoa Kỳ trong một chuyến đi nhằm mục đích vận động trả tự do cho một số tù nhân lương tâm hiện đang bị các bản án bất công tại Việt Nam. Đại diện Phong Trào trong chuyến đi là ông Trần Văn Huỳnh, một thành viên đồng thời cũng là thân phụ kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, người đang bị cầm tù tại Việt Nam. Cùng có mặt trong chuyến đi vận động nhân quyền này còn có bà Nguyễn Thị Kim Liên, thân mẫu của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha, tuy bà không là thành viên của Phong Trào. “Tôi hy vọng dùng chuyến đi này để tiếp xúc, vận động với những cơ quan, tổ chức quan tâm tới nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là cho các tù nhân lương tâm, trong đó có con trai tôi.” Ông Trần Văn Huỳnh nói với báo Người Việt ở phi trường quốc tế Los Angeles buổi sáng ngày Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013.   Ông Trần Văn Huỳnh (bên trái, thân phụ kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức) và bà Nguyễn Thị Kim Liên (thân mẫu tù nhân lương tâm Đinh Nhật Uy) tại phi trường Los Angeles buổi sáng ngày Thứ Năm, 5 tháng 12, khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)   “Suốt chuyến bay dài từ Tokyo tới Los Angeles, tôi hoàn toàn không ngủ nổi dù là chuyến bay đêm.” Bà Nguyễn Thị Kim Liên nói về sự nôn nao của chuyến đi. Theo bản thông cáo báo chí của Phong Trào, ông Trần Văn Huỳnh đi “vận động tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam và kêu gọi cải thiện việc thực thi quyền con người tại Việt Nam.” Con trai của ông Huỳnh, tức ông Trần Huỳnh Duy Thức, đã cùng một số bạn đồng chí hướng chính thức công khai hóa Phong Trào Con Đường Việt Nam từ Tháng Sáu, 2012 giữa lúc một vài người trong số họ đang chịu đựng tù đày trong nhà tù CSVN. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị nhà cầm quyền CSVN kết án 16 năm tù trong một phiên xử ngày 20 tháng 1, 2010 – phiên xử bị dư luận thế giới đả kích là chỉ có mục đích trừng phạt những ai muốn sử dụng quyền tự do ngôn luận để trình bày chính kiến và quan điểm cá nhân trước các vấn đề mà Việt Nam  phải đối diện. Cùng bị vu cáo cho tội danh “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân,” hai ông Lê Công Định và Lê Thăng Long bị kêu án 5 năm tù, ông Nguyễn Tiến Trung bị áp đặt bản án 7 năm tù ở phiên sơ thẩm. Sau đó hai ông Long và Định được giảm án và hiện đã được trả tự do. Ông Trần Văn Huỳnh nhiều lần gửi đơn kêu oan cho con trai đến các cấp lãnh đạo cao nhất của chế độ, đưa ra các phân tích và dẫn chứng để chứng minh rằng ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án oan sai hoàn toàn. Ông Trần Huỳnh Duy Thức từng viết một số blogs phân tích và bình luận về các vấn đề thời sự kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam từ những nỗi ưu tư của một công dân có trách nhiệm. Đó là những góp ý thẳng thắn với mong ước xã hội thay đổi để quê hương đất nước phát triển bền vững. Như vậy, không thể vu cho ông tội “hoạt động lật đổ” cho dù những ý kiến đó không đồng quan điểm với chủ trương của nhà cầm quyền. Vẫn theo thông cáo báo chí liên quan đến chuyến đi này, ông Trần Văn Huỳnh sẽ gặp gỡ các giới chức Hoa Kỳ, từ Thượng và Hạ viện cho tới Bộ Ngoại Giao, các viên chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Ngày 6 tháng 12, 2013, ông sẽ có buổi gặp gỡ một số cơ quan truyền thông tiếng Việt tại nhật báo Người Việt, sau đó sẽ tham dự buổi hòa nhạc do đài truyền hình SBTN tổ chức và sẽ tham dự đợt kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 tại Washington DC. Trong mục tiêu của chuyến đi, ngoài sự vận động cải thiện nhân quyền tại Việt Nam nói chung, ông đặc biệt nhấn mạnh đến trường hợp của các tù nhân lương tâm, như Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, nhạc sĩ Việt Khang (Võ Minh Trí), Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Đinh Đăng Định, Đinh Nguyên Kha. Trong một bức thư phổ biến trên trang web của Phong Trào Con Đường Việt Nam khi công khai xuất hiện vận động dân chủ hóa Việt Nam giữa năm 2012, ông Lê Thăng Long cho biết danh xưng, chủ trương và đường hướng hoạt động của tổ chức đã được ông và các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức thảo luận với nhau từ nhiều năm trước khi họ bị bắt giam và kết án tù. “Bên cạnh các hoạt động mang tính đối ngoại, Phong Trào Con Đường Việt Nam vẫn tiếp tục các hoạt động trong nước để quảng bá quyền con người tới mọi người, thực hiện sứ mạng của mình là "làm cho Quyền Con Người được tôn trọng, bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam, giúp người dân có thể tự tin sử dụng đầy đủ mọi quyền pháp định của bản thân để làm chủ đất nước và cuộc sống của mình." bản thông cáo báo chí đề ngày 5 tháng 12, 2013 của Phong Trào xác định. (N.P) http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...   Hôm nay, gia đình của một số nhà đấu tranh dân chủ trong nước đã có mặt tại Hoa Kỳ để gặp gỡ và tiếp xúc với một số tổ chức và cá nhân người Việt cũng như quốc tế quan tâm về vấn đề nhân quyền để hầu vận động cho sự tự do của con mình. Điểm dừng chân đầu tiên của gia đình các nhà tranh đấu là Đài Truyền Hình SBTN. Nhạc sĩ Trúc Hồ và Ls Đổ Phủ đã tiếp đón các gia đình trong sự vui mừng vả cảm động. Trong hình là cuộc trò chuyện thân tình giữa Nhạc sĩ Trúc Hồ và Luật sư Đổ Phủ cùng với ông Trần Văn Huỳnh, bố của anh Trần Huỳnh Duy Thức, và cô Kim Liên, mẹ của anh Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha. Được biết, anh Trần Huỳnh Duy Thực hiện đang phải chịu 16 năm trong lao tù CS, và anh Đinh Nguyên Kha là 4 năm tù, trong khi Đinh Nhật Uy vừa được thả ra sau khi bị nhà cầm quyền CSVN kết án theo điều 258, tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".   Hồng Thuận: thật hân hạnh khi được gặp và bắt tay Bác Trần Văn Huỳnh, bố của một nhà tranh đấu mà mình vô cùng ngưỡng mộ Nguồn: SBTN Facebook  
......

Pages