Biến thể cúm tàu mới ở châu Phi: "Biến thể tồi tệ nhất" cho đến nay?

Phan Ba   Các nhà nghiên cứu phát hiện một biến thể đáng lo ngại ở miền Nam châu Phi. Một biến thể cúm tàu mới với nhiều đột biến đang hoành hành ở đó. Nó không chỉ dễ lây lan hơn mà còn có thể chống lại sự bảo vệ qua chích ngừa.   Các chuyên gia lo ngại rằng biến thể B.1.1529 không chỉ rất dễ lây lan do số lượng đột biến lớn bất thường mà còn có thể đột phá lá chắn bảo vệ của vắc-xin một cách dễ dàng hơn. Viện về các bệnh truyền nhiễm Nam Phi NICD thông báo hôm qua, thứ Năm, rằng 22 trường hợp đầu tiên của biến thể mới B.1.1529 đã được phát hiện ở Nam Phi. Dự kiến sẽ có thêm nhiều trường hợp trong tiến trình phân tích bộ gen đang được thực hiện. "Mặc dù tình hình dữ liệu vẫn còn hạn chế, các chuyên gia của chúng tôi đang làm việc thêm giờ với tất cả các hệ thống giám sát để tìm hiểu về biến thể mới này và những tác động có thể có liên quan đến nó."   Bộ trưởng Y tế Joe Phaahla cho biết biến thể mới khẳng định rằng "sự thực là kẻ thù vô hình này rất khó lường". Ông kêu gọi người dân Nam Phi đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và đặc biệt là đi chích ngừa.   "Biến thể tồi tệ nhất" cho đến nay?   Sau đó, Israel xếp các quốc gia Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Eswatini vào diện "các quốc gia đỏ". Văn phòng Phủ Thủ tướng Naftali Bennett cho biết người nước ngoài không còn được phép nhập cảnh vào Israel từ các quốc gia này. Khi người Israel trở về nước từ những quốc gia này, họ phải cách ly trong khách sạn tới 14 ngày, nhưng có thể được ra ngoài nếu xét nghiệm âm tính hai lần sau một tuần.   Nhật Bản, Ấn Độ và Anh quốc cũng đang áp dụng các biện pháp tương tự. Có dấu hiệu cho thấy B.1.1529 thậm chí còn dễ lây lan hơn biến thể Delta và các loại vắc xin hiện có kém hiệu quả hơn.   Hãng thông tấn PA dẫn lời một chuyên gia từ Vương quốc Anh đánh giá rằng B.1.1529 là "biến thể tồi tệ nhất" được tìm thấy cho đến nay. Cho đến nay chỉ có các trường hợp được xác nhận ở Nam Phi, Botswana và Hồng Kông. Mới đây, theo thông tin chính thức, một người ở Israel được xác định là đã bị nhiễm biến thể mới này. Bộ Y tế cho biết người bị nhiễm bệnh này đã trở về Israel từ Malawi. Hai người khác là trường hợp nghi ngờ vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm.   Ủy ban EU cũng muốn hạn chế việc đi lại từ miền nam châu Phi đến EU ở mức tối thiểu. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen thông báo trên Twitter rằng chính quyền Brussels sẽ đề xuất với các quốc gia EU rằng họ cần nên đình chỉ giao thông hàng không qua những biện pháp khẩn cấp đã được dự kiến.   Phan Ba
......

Máu Việt chảy trên đường thiên lý

ThanhNghe Bui Hai vợ chồng, hai bạn trẻ, là đồng bào dân tộc thiểu số. Người chồng 26 tuổi người vợ 23, đã có với nhau một đứa con 4 tuổi đang gửi ở nhà ông bà nội ở Bắc Giang.   Hơn một năm rưỡi nay hai vợ chồng đi làm công nhân ở Bình Dương, do dịch bệnh nên đã thất nghiệp hơn 4 tháng. Phòng trọ 9 mét vuông mỗi tháng 5 trăm rưỡi, hai người đã nợ tiền phòng hơn ba tháng.   Người vợ mang thai tới tháng thứ tám thì sinh non ở trạm xá, do thiếu tiền nên nằm ổ chưa tới nửa ngày đã bị đuổi về. Lúc hai người về tới phòng trọ thì chủ nhà đã khóa cửa và ném mấy bộ quần áo của họ ra ngoài sân, tới tấm chiếu cũng bị ngâm trong vũng nước mưa.   Đó là 16 tiếng sau khi người vợ vừa sinh, hai vợ chồng quyết định chạy xe máy 2000 cây số về quê với hai bịch ni lông đồ đạc, một khô một ướt. Xe dream lùn không thắng trước, không chắn bùn, không đèn pha, chồng ngồi trước, vợ ngồi sau, đứa con ở giữa. Và 4 trăm rưỡi trong túi, là do hàng xóm xung quanh vét cạn túi để gom góp mà giúp đỡ cho họ.   Người chồng mặc áo mưa ni lông để người vợ luồn tay vào và giữ đứa con ở khoảng giữa sau lưng người chồng, là để tránh gió cho con.   Đi vừa tới chốt kiểm soát dịch của Bình Dương thì họ bị chính quyền tịch thu xe. Người chồng lạy lục trong trưa nắng suốt mấy tiếng đồng hồ thì mới chuộc được cái xe cùi ra với giá 3 trăm ngàn.   Chạy tới Bình Thuận thì hết tiền đổ xăng, may sao được người dân cho đồ ăn, nước uống và 500 ngàn. Họ chạy tới Cam Ranh thì ngủ lại một đêm ngoài mái hiên, sáng hôm sau đi tiếp.   Rồi họ cứ đi, dọc đường may mắn gặp được những người di tản cùng cảnh ngộ thương tình, người cho ổ bánh mì, người cho lít xăng, người cho hộp sữa. Họ ngủ thêm một đêm nữa ở chân đèo Hải Vân để chờ trời sáng thì vượt đèo. Tới chỗ dốc cao sợ đứt sên thì người vợ vừa bồng con vừa đẩy xe cho chồng. Xuống dốc thì chà dép để phụ thắng xe, chà mà hụt dép thì gót chân cạ xuống đường rồi tróc ra miếng da chỗ gót chân.   Tới Đà Nẵng thì xe hư nên họ ở lại thêm một đêm nữa, may mắn là lúc rạng sáng họ đã gặp người tốt giúp sửa xe miễn phí.   Lúc đi qua địa phận Nghệ An, người vợ lúc này đã là gần 5 ngày tính từ lúc sinh, thì bỗng chảy máu dữ dội ở thân dưới, rất đau đớn. Lúc đó khoảng 6 giờ sáng, họ dừng lại ở cổng của một trạm xá mà ngay bên cạnh là ủy ban nhân dân. Họ nằm ngủ ở ngay ngoài cổng, muốn chờ để khi trạm xá mở cửa thì sẽ vào xin bông gòn, định nhét vào chỗ thân dưới của người vợ để cầm máu. Họ đã hết quần áo khô để lót rồi, máu chảy ra đã tràn cả xe, trên yên xe là một lớp máu khô đen đỏ, tanh rình.   Đứa con năm ngày tuổi, là con gái, nó bú xong rồi ngủ, may là có đồ ăn dọc đường người ta cho nên người mẹ vẫn còn sữa.   8 giờ sáng trạm xá mở cửa, hai vợ chồng chưa kịp nói gì thì họ đã bắt hai vợ chồng phải test xét nghiệm. Test xong thì họ nói là phải trả 700 ngàn, thêm tiền bông gòn với nước muối rửa âm đạo nữa là 8 trăm rưỡi.   Hai vợ chồng móc ra, chỉ còn có hai trăm tám chục ngàn, họ lấy hai trăm rưỡi, để lại ba chục tiền lẻ. Rồi họ kêu dân quân giữ lại cái xe tàn để cấn 600 ngàn tiền nợ kia.   Người chồng nhìn năm sáu dân quân với gậy ba ton, không thể làm gì khác ngoài giao ra chìa khóa xe.   Test không sai, đó là luật của nhà nước. Giá tiền không sai, đó là giá của nhà nước. Thu đủ tiền cũng không sai, đó là quy định của nhà nước. Chỉ có hai vợ chồng và đứa con năm ngày tuổi là sai, họ không hiểu về nhà nước.   Hai vợ chồng bồng đứa con đi tiếp, bỏ sau lưng là ánh mắt xua đuổi của mấy chục người trong trạm xá và ủy ban nhân dân. Những ánh mắt tức giận dành cho hai kẻ đã làm thâm thủng 600 ngàn đồng của chính phủ. Cái xe tàn kia bán phế liệu hi vọng sẽ đủ để bù vào ngân khố quốc gia. Giận nhất là đám dân quân, họ phải xối nước để khử máu và mùi tanh trên xe, mùi bà đẻ.   Vì thiếu tiền nên không có nước muối, chỉ có bông gòn. Người vợ bóc từng lớp bông gòn để nhét vào chỗ thân dưới vẫn đang chảy máu, vì cộm giữa háng và vì tróc da gót chân nên bước đi của người vợ có hơi khó khăn.   Người chồng mặc áo mưa và rút tay vô bên trong để bồng con, mỗi bước đi là mỗi lần hít sâu rồi hà hơi vào bên trong để giữ ấm cho con.   Trời đang mưa và họ vẫn đang đi về nhà, đường về còn xa xôi lắm, họ chỉ muốn về tới nhà mà thôi...
......

Trở về với máu, nước mắt và buồn tủi

Do Duy Ngoc   Cho đến hôm nay, từ khi cơn đại dịch bùng phát mạnh ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam, người ta ước tính có khoảng gần triệu người đã rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để trở về quê. Họ từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Bạc Liêu, Cà Mau. Nghĩa là từ muôn phương tụ lại và rồi quay đầu về cố hương trong cơn đại dịch. Họ đến với đôi tay trắng, mong có một cuộc sống khá hơn nhưng rồi trở về cũng trắng đôi bàn tay. Có người đã đến hơn chục năm, lấy vợ, sinh con đẻ cái ở đất này. Nhưng cũng có người vừa đến chưa đầy đôi ba tháng. Họ có nhiều hoàn cảnh nhưng cùng giống nhau ở một điểm là trải qua cơn dịch, họ không còn phương tiện sống, không còn công việc để kiếm cơm, không còn lối thoát và chọn giải pháp cuối cùng là trở về. Có người về trên chiếc xe gắn máy chở cả gia đình vợ chồng con cái với chút gia sản ít ỏi cột theo xe. Cũng có người trở về với chiếc xe đạp với con đường diệu vợi hàng trăm, hàng ngàn cây số. Cũng có người trở về bằng đôi chân trần, lếch thếch trên con đường cái quan với hành trang chỉ là chiếc ba lô nhỏ. Cũng có ba cha con trở về bằng chiếc xe kéo tự chế, con ngồi, cha kéo như một trò chơi để mong về mảnh đất còn xa hơn trăm cây số. Cũng có gia đình ba thế hệ cùng đi bộ về, bước chân không còn vững nhưng cố gắng rời rạc bước khi cơn giông và bầu trời đen kịt kéo về báo hiệu cơn mưa lớn. Trong đoàn người về quê tối 6.10, tại chốt kiểm soát của thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, đoạn giáp ranh với địa phận tỉnh Long An. Trạm CSGT thị trấn Tân Túc phát hiện bà Trần Thị Ớt 76 tuổi đi bộ đẩy chiếc xe nôi từ thành phố về Thoại Sơn, An Giang vì chồng tai biến trở nặng. Hình ảnh cụ bà lưng đã còng, chậm rãi đẩy chiếc xe chất đầy đồ đạc đi hàng trăm cây số khiến ai nhìn thấy cũng lặng người.   Tất cả đều chung hoàn cảnh là trong túi chẳng còn bao nhiêu tiền nữa. Bởi nếu còn khá tiền, họ sẽ cố ở lại để đợi chờ cơn dịch đi qua. Cả đoàn người về miền Trung, miền Bắc đi trong cơn mưa, những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác, những đôi mắt người lớn mệt mỏi, u buồn. Những chiếc áo mưa mỏng manh không che được cơn mưa lớn, tất cả ướt sũng vì nước mưa và khuôn mặt họ đầy nước mắt. Họ được dân địa phương tặng cho chén súp, chén cháo nóng giữa đêm, họ được chăm sóc như người thân và họ khóc vì cảm động.   Cặp vợ chồng chở nhau trên chiếc xe đạp, người vợ mang bầu đã đến tháng thứ tám, chỉ còn 100.000 đồng cho cuộc hành trình. Cả gia đình hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ sau khi trả những đồng tiền cuối cùng của mình cho việc xét nghiệm kiếm cái giấy đi đường chỉ còn lại 50.000 đồng. Cặp vợ chồng trẻ đi bộ về quê khi chẳng còn một đồng trong túi sau hai tháng ở gầm cầu vì bị đuổi ra khỏi nhà trọ do không còn tiền để đóng, người vợ đang mang thai, mấy hôm đi bộ nhiều nên có lẽ động thai, ra huyết. Chị mong đi đến được nhà cô chị để nhận được 200.000 đồng như lời hứa của cô chị, đi khám thai rồi tiếp tục đi bộ trên con đường quy hương. Không biết cặp vợ chồng trẻ này bao giờ mới được về nhà. Xem clip mà nước mắt cứ trào ra thương biết bao thân phận, thương quá cho nỗi đau, nỗi khổ của đồng bào mình. Cũng may trên con đường trở về, họ đã được nhiều người dân đùm bọc, giúp đỡ. Chỉ có dân giúp dân, lá lành đùm lá rách và cũng có cảnh lá rách đùm lá nát. Cặp vợ chồng đi xe đạp nhận 5 triệu đồng của một người qua đường mà cứ ngỡ trong mơ. Cặp vợ chồng trẻ được anh Khương Dừa trao tặng 5 triệu đồng với lời nhắn nhủ phải đi khám thai rồi tính gì thì tính. Cô gái mừng rơi nước mắt, khóc vì cảm xúc, khóc vì được giúp trong bế tắc và có lẽ cũng là giọt nước mắt tri ân vì đời vẫn còn người tốt.   Cuộc trở về không chỉ có giọt nước mắt mừng vì được có người giúp miếng ăn, chai nước, ít tiền hay phương tiện để đi được thêm một chặng đường. Mà còn những giọt nước mắt nghẹn ngào đau xót trước cơn hấp hối của con như nước mắt của người mẹ trên đỉnh đèo Hải Vân trong đêm mưa khi thấy con mình đã gần như ngưng thở vì đói, rét và gió gụi đường trường. "Trong tiếng động cơ khởi động ồn ào, một bà mẹ bất ngờ khóc thét khiến cả đoàn xe máy sắp xuất phát phải dừng lại. Đứa trẻ đã ngất xỉu trong lớp áo mưa. Bà mẹ trẻ bồng con sơ sinh lao thẳng về phía có các tình nguyện viên, cầu cứu.   Nhanh chóng bế đứa nhỏ khỏi vòng tay mẹ, một tình nguyện viên cũng là y tá của bệnh viện ôm đứa nhỏ chạy vào một quán nước trên đỉnh đèo. Các y tá, bác sĩ khẩn cấp sơ cứu. Qua kiểm tra, nhóm tình nguyện nhận định cháu bé ngất xỉu do tụt đường huyết vì quá đói và mệt sau chặng đường dài.   Người mẹ quê tỉnh Nghệ An khóc kể lại rằng, trên đường đi cháu bé nôn ói, không ăn được gì. Khi đến đỉnh đèo Hải Vân thì hết nôn ói, chị mở chiếc áo mưa ra xem thì đứa trẻ đã lịm…"(trích báo)   Tiếng kêu "cứu con tôi với" đầy nước mắt vang lên trong cảnh nhộn nhạo của cuộc di tản chứa nỗi tuyệt vọng và bi thương. Cũng may đứa bé được cứu sống kịp thời, nếu không cuộc trở về sẽ là cơn ác mộng theo mãi người mẹ trẻ. Nhưng cũng có người đã phải chết trước khi về được ngôi nhà, làng xóm thân yêu của mình. Hai mẹ con chết vì bị tai nạn giao thông khi vừa đến Quảng Nam. Một cặp vợ chồng bị xe cán khi đã đến ranh giới quê nhà. Người chồng chết ngay dưới bánh xe tải và người vợ đang thập tử nhất sinh trong bệnh viện. Và còn nhiều trường hợp nữa phải dừng lại giữa đường không được về với quê hương. Cuộc trở về không chỉ có nước mắt mà còn có cả máu, còn có cả sinh mạng của một số người. Nỗi đau này ai là người chịu trách nhiệm? Nếu đủ điều kiện để ở lại, chắc họ sẽ không làm cuộc phiêu lưu đầy giông bão để trở về. Và chắc họ sẽ không phải chết.   Vượt bao nhiêu khó khăn để trở về quê, có người phải bỏ mình trên con đường về. Nhưng buồn thay, họ lại bị lãnh đạo quê nhà từ chối. Ngay từ đầu khi có dịch ở trên thế giới, chính phủ đã thực hiện nhiều chuyến bay để chở những người con xa xứ ở Châu Âu, ở Nhật Bản, ở Ấn Độ trở về. Thế sao những người lao động nghèo ở trong nước lại không được trở về quê như họ mong ước. Họ bị rào kẽm gai, chốt chận chặn lại. Họ rớt nước mắt trong mưa, họ hò hét đến khản cổ, họ thắp nhang quỳ lạy giữa lộ. Rồi họ được về, nhưng lãnh đạo địa phương không muốn nhận. Họ lo giữ cái ghế của mình hơn là nỗi đau của đồng bào. Những người trở về không chỉ có nước mắt, máu mà còn có buồn tủi. Buồn vì họ trở thành kẻ xa lạ trên quê nhà của mình. Tủi vì họ không được chấp nhận. Khi người anh không nhận đứa em trong cơn nguy khốn của mình trở về thì là bất nghĩa. Khi lãnh đạo không nhận đồng bào của mình trong lúc khó khăn thì gọi là bất nhân. Làm lãnh đạo, làm con người mà bất nghĩa, bất nhân thì làm sao tạo được lòng tin. Lãnh đạo bất nhân, bất lực, bất tài chỉ khiến cho dân đã khổ càng thêm khổ. Dân buồn, dân tủi vì lãnh đạo quê nhà từ chối họ, họ trở thành người lạ ngay trên chính quê hương mình.   Trở về vì không còn chút gì trong tay để sống. Trở về với cái túi đã cạn sau bốn tháng không được làm việc. Trở về vì bế tắc không còn đường thoát. Thế mà lãnh đạo địa phương bắt phải trả tiền cho những xét nghiệm, trả phí cách ly một ngày 80.000 tiền ăn và 40.000 chi phí khác. Tiền đâu dân đóng? Các ông đang nghĩ gì vậy? Nếu còn tiền họ đâu có nghĩ đến chuyện trở về để làm phiền các ông? Các ông tàn nhẫn quá, bóp cổ, vét hết túi tiền của dân chăng? Xét theo luật, xét nghiệm và chữa trị cho người nhiễm virus là miễn phí, sao các ông lại tính chuyện bóp cổ dân nghèo? Bòn rút đến nước ấy thì tệ quá.   Những cuộc trở về với máu nước mắt và buồn tủi như thế vẫn đang diễn ra hàng ngày trên đất nước này. Bao giờ mới chấm dứt những cuộc di tản đau buồn đó. Và biết đến bao giờ dân nghèo mới bớt khổ đau? Thương quá đồng bào tôi ơi!  
......

Đảng họp trung ương, dân bỏ phiếu bằng chân “về quê tự phát”

Gió Bấc’s blog Trong hội trường máy lạnh, Trung Ương Đảng đang tán tụng nhau bản hùng ca “chống dịch như chống giặc” thì từ khu trọng điểm kinh tế phía Nam, đoàn người dân lũ lượt ngược bắc, xuôi nam “về quê tự phát”. Sau bốn tháng phong thành, đã có ba đợt tháo chạy trong cùng cực tuyệt vọng bất kể ngày đêm, bất kể phương tiện, bất chấp “sự quan tâm”, “hỗ trợ”, chốt chặn của công an, quân đội. Dân tháo chạy bằng xe máy, xe đạp, trốn trong xe đông lạnh, bằng chính đôi chân và xe tự chế. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân bất tín nhiệm với chiến lược chống dịch, an dân, phục hồi kinh tế. Chiến lược “chống dịch như chống giặc” với “mục tiêu kép” của Chính Phủ Phạm Minh Chính đã vận hành với sức mạnh đàn áp ghê gớm nhất, huy động cả “hệ thống chính trị” và tất cả các lực lượng vũ trang từ dân phòng, công an, quân đội xây chiến lũy. Công cuộc an dân cũng được chăm chút cao độ huy động từ bà tổ trưởng dân phố đến quân đội chính quy đủ các binh chủng Bộ Binh, Thiết Giáp đều vào cuộc để “đi chợ hộ”, Hải Quân, Không Quân chở rau cải, thực phẩm đi từng ngõ, gõ từng nhà trao quà cứu trợ, không để ai tụt lại phía sau… Chủ trương đúng, khó là do biến chủng Delta !!! Chiến lược chống dịch đã được vận hành tốn kém có thể nói là cao nhất thế giới về chi phí truy bắt covid trong lỗ mũi người dân. Trung bình mỗi người dân được ngoáy ít nhất mỗi tháng 1 lần, người sống trong vùng đỏ ít nhất trên 10 lần. Chi phí tìm 1 con virus ở Hà Nội lên đến trên 30 tỷ. Chi phí truy quét đại trà ở TP,HCM riêng tháng 8 đã tương đương với Quỷ Vacxin vận động trong cả nước.. Kết quả đã truy bắt hàng chục vạn lượt F0, F1 cho vào các Khu Cách ly, Bệnh viện dã chiến được xây dựng thần tốc. Kết quả như ý, F0 đã giảm song hành với số tử vong cao ngất ngưởng. “Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 4-10 là 19.845 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ”. (1) Ngày 4-10, trong hội trường máy lạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã long trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4. Trong đó đánh giá công cuộc chống dịch bằng những khẩu hiệu rỗng tuếch “Toàn hệ thống chính trị đã chủ động, tích cực vào cuộc; kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được; khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; và bình tĩnh, tỉnh táo đề ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề mới phát sinh do tác động bất lợi của đại dịch Covid-19 gây ra”. Cùng với não trạng và lập luận muôn thuở thất mùa là bởi thiên tai, ông Trọng cáo buộc những hậu quả xấu lần này là do “biến chủng mới – Delta, lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, khó kiểm soát đã ảnh hưởng lớn…” (2) Khổ thay, ông Trọng quên rằng biến chủng Delta này hoành hành trên toàn thế giới chứ đâu chỉ ác cảm với người dân Việt nhưng cả thế giới lấy đâu ra cuộc tháo chạy kinh hoàng của người dân rời khỏi vùng trọng điểm kinh tế Phía Nam gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An mà mấy chục năm qua họ đã xem là đất lành chim đậu. Chạy vì quá sợ chống dịch như chống giặc Từ tháng bảy đến nay, người dân đã ba lần cuống cuồng đào thoát theo từng đợt tăng cường giãn cách theo chỉ thị 16, 16+ dù phải vượt qua các chốt chặn kẽm gai, dùi cui của lực lượng kiểm soát. Hình ảnh này như tái hiện lại khung cảnh mùa hè đỏ lửa 1972 người dân bỏ nhà, bồng bế nhau tị nạn cộng sản trên đại lộ kinh hoàng (quốc lộ 13), đại lộ máu (quốc lộ 1) dưới tầm pháo 130 ly, súng phòng không 12 ly 8 của Quân Giải Phóng.   Ngày 30-9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có công văn chỉ đạo TP. HCM và các tỉnh mở cửa mà vẫn phong thành, dân ở đâu thì vẫn ở đó nhưng thép gai, rào chắn không còn đủ sức ngăn cơn cuồng nộ, bản năng tìm chốn sinh tồn của hàng vạn người dân. Ngày 02-10, khi những pháo đài không còn đủ sức cầm tù người dân nhập cư, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tiếng trên truyền thông. lưu ý các địa phương tuyên truyền vận động người dân ổn định cuộc sống, không di chuyển tự phát. Trường hợp người lao động quyết tâm về quê thì tổ chức đưa đón có trật tự, an toàn, không gây ách tắc… (3) Nhưng cũng theo kịch bản muôn thuở của nhà sản, mọi chỉ đạo đều mang tính nước đôi. Chính quyền luôn ưu ái ban ơn trên báo đài. dân thì cắn răng thọ hưởng đói nghèo bị hành hạ. Trên mạng xã hội lan truyền clip hình hàng chục người dân cầm nhang quỳ lạy công an như tế sao để được thông chốt về quê. Ngay báo chí lề phải cũng đăng thông tin dân phòng dùng gậy đánh dân dã man vì muốn vượt chốt về quê (4). Cách thức “tổ chức đưa đón có trật tự, an toàn, không gây ách tắc” của ông Thủ Tướng là như vậy đó. Đặc biệt cuộc tháo chạy “về quê tự phát” lần này bắt đầu từ đêm 30-9 hạn cuối của đợt giãn cách, TP. HCM và các tỉnh đang rục rịch mở cửa bình thường mới, cơ hội việc làm, thu nhập đang hé mở. Truyền thông nhà nước TP.HCM cũng rầm rộ hô hào về gói cứu trợ mới tới 7,2 triệu người dân mỗi người 1 triệu đồng không phân biệt tạm trú hay thường trú… Sức chịu đựng sự hỗ trợ, sự quan tâm, sự giúp đỡ của quân đội, của chính quyền đã tới giới hạn cuối cùng, người dân đã tuôn chạy đến ngày 4-10 vẫn chưa ngơi bớt. Đi liều lĩnh bất cần sống chết Cuộc tháo chạy miệt mài của trên 100.000 người dân khắp bắc, trung, nam diễn ra trước, ngay và sau khi ông Nguyễn Phú Trọng nhả ngọc phun châu là tiếng nói phản kháng tuyệt vọng với quyết sách chống dịch bằng bạo lực tàn khốc, dồn người dân đến mức nghèo khó cùng cực, sự túng quẫn tinh thần không còn ý thức về sự an toàn thân thể tính mạng. Cách đi phổ biến của người dân là cả gia đình gồm con người và tài sản chất lên chiếc xe máy chạy hàng trăm, hàng ngàn cây số từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về chót mũi Cà Mau, hay ngược ra Huế, Cao Bằng, Lạng Sơn đã là sự đánh liều. Thế nhưng có những cuộc hành trình còn cơ cực, nghiệt ngã hơn. Hàng trăm người đã đi bộ về Trà Vinh hay ra Nghệ An. Ngay trên báo chí lề phải chuyên bưng bô xưng tụng các chủ trương đúng đắn của đảng, nhà nước vẫn không thiếu những câu chuyện khó tin có thể xảy ra trong xã hội văn minh hiện đại của xứ thiên đường. Tối 3-10, tiếng cót két phát ra từ chiếc xe đẩy vang lên dọc quốc lộ 1, huyện Bình Chánh TP.HCM khiến nhiều người chú ý tìm hiểu, Hóa ra, một người cha đẩy 2 con trai trên xe tự chế đi bộ từ Đồng Nai về Trà Vinh sau nhiều tháng mắc kẹt vì phong tỏa. (5) Đoạn đường này ngót nghét 400 km, phải qua ranh giới của 6 tỉnh thành tức là 6 ải chốt chặn. Anh sẽ đi trong bao lâu? Sẽ phải quỳ lạy bao nhiêu lần và hứng chịu bao nhiêu đòn roi? Chắc hẳn đây là người cha nghị lực và thương con nhất trên gian. Hai đứa trẻ nếu sống sót khi lớn lên sẽ hiểu sâu sắc hơn ai hết thế nào là thiên đường xã hội chủ nghĩa và sự quan tâm của Đảng với dân. Sinh nở xưa nay là chuyện vượt cạn, thai phụ sắp sinh là giai đoạn sức khỏe mong manh nhất của đời người cần được nâng niu bảo vệ với điều kiện tiện nghi an toàn cao nhất. Ấy vậy mà người ta gặp trên đường quốc lộ đoạn Tiền Giang, anh chồng Võ Tấn Lộc (30 tuổi) đeo balo trước ngực, đạp xe đạp chở vợ là Ong Thị Bé Kiều (28 tuổi) từ TP.HCM về Sóc Trăng chờ sinh con. Không chỉ vậy, chằng theo phía sau còn một giỏ đồ. (6) Anh Lộc chắc hẳn không muốn giành danh hiệu kiện tướng xe thồ đường dài, cũng không muốn đưa người vợ trẻ du hành về nguồn bằng phương tiện thô sơ, nguy hiểm này. Nhưng vì đâu nên nỗi? Cuộc hồi hương sinh tử của thai phụ sắp sinh như chị Bé không phải là cá biệt.    . Trên đường về quê khi Long An nới lỏng giãn cách, sản phụ K.H bị đau bụng dữ dội, chảy nhiều máu… ngay tại chốt kiểm dịch. Khi không được “thông chốt” Long An về Đồng Tháp, chị K.H đã bị thai lưu (thai chết lưu khi còn trong bụng mẹ). Sáng 3/10, đại diện UBND huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) cho biết: “Tổng có 21 thai phụ gần đến ngày sinh được huyện hỗ trợ về quê những ngày qua. Trong đó, một sản phụ đã sinh nở thành công, một sản phụ bị lưu thai tại Trung tâm y tế huyện”.(7) Người già, người nghèo chết vì thiếu vacxin, thiếu thuốc, thiếu máy thở. Trẻ con chưa kịp chào đời chết trong bụng mẹ ngay tại chốt kiểm dịch vì không được thông chốt. Sự quan tâm và hổ trợ, chủ trương chống dịch đúng đắn của đảng và chính phủ Việt Nam sao quá đỗi phũ phàng! Quê hương đón người về bằng súng đạn? Sự khốn cùng của những người dân hồi hương, hồi gia không chỉ xảy ra trên phần đất ngụ cư, trên con đường về quê nhọc nhằn mà còn tiếp tục chờ đón họ ờ chính tại quê nhà cũng do chính sách bạo lực khắc nghiệt “chống dịch như chống giặc”. Dù người dân về quê không là dịch, cũng không là giặc nhưng trong cách nhìn phân loại ứng xử đầy hoài nghi và phi nhân tính của chính quyền. họ bị tiếp nhận như là những tội phạm. Trên mạng xã hội mấy ngày qua lan truyền clip audio ghi lại cuộc trò chuyện điện thoại giữa đại tá Đinh Văn Nơi Giám đôc Công An tỉnh An Giang với một người được cho là bí thư tỉnh ủy tiền nhiệm. Nội dung câu chuyện cho thấy, Đại tá Nơi đã chống lại chủ trương của lãnh đạo tỉnh An Giang không tiếp nhận người dân hồi hương, thậm chí yêu cầu Công An dùng súng đạn đàn áp. Trong clip có đoạn ông Nơi tức giận văng tục phản ứng như sau: ”…ổng cứ phát biểu ổng đòi kêu công an với quân đội đi ga (ra), đó là xách súng xách đạn ga (ra). Tui không làm đó làm gì tui? Tui nói với anh đó, đem súng đạn ga (ra) này kia kia nọ, tui ga (ra) lịnh đó, đm tui không cho thằng nào được quyền, u mẹ, trấn áp dân, đm!” (8) Báo chí lề phải đăng đính chính cho rằng đây là clip lắp ghép. Tuy nhiên không nói rõ là lắp ghép chỗ nào trong khi câu chuyện trong clip liên tục và logich. Đặc biệt đối chiếu với thông tin báo chí công khai thì chủ trương An Giang không tiếp nhận người dân trở về là có thật, Ngày 1-10 Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do đó, An Giang sẽ không tiếp nhận các trường hợp người dân ở các tỉnh, thành tự phát trở về địa phương. (9) Chủ trương không tiếp nhận này đã thất bại, ngày 4-10, ông Nguyễn Thanh Bình – cho biết từ ngày 1 đến 4-10, số lượng người dân An Giang từ ngoài tỉnh tự phát trở về địa phương gần 30.000 người. (10) Bị cầm tù ngay trước cửa nhà Không tiếp nhận người dân quay về là khuynh hướng chung của hầu hết các địa phương. Trưa 3-10, ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê. (11) Với não trạng coi dân là dịch, dù có về đến quê nhà sau 4 tháng tù đày trong pháo đài ở xứ người, người dân lại tiếp tục được chính quyền địa phương quan tâm cho ngoáy mũi và đưa đi cách ly tập trung. Ông Thủ Tướng đã đổi khẩu hiệu “sống chung với dịch”, TP.HCM đã cho F0 được cách ly tại nhà ấy vậy mà người hồi hương tự phát lại phải bị cầm tù ngay trước cửa nhà mình chỉ vì lý do là họ ở xa về. Ôi tình cảm quê hương, nghĩa đồng bào, ý đảng lòng dân sao mà thê thiết thế! Trong diễn văn khai mạc kỳ họp trung ương 4 này, ông Trọng nhắc nhở “tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” thì việc người dân tháo chạy về quê không chỉ là việc bỏ phiếu bằng chân bất tín nhiệm đến kinh sợ chính sách chống dịch tàn bạo của đảng, chính phủ Việt Nam. Nếu muốn mượn cớ chống dịch để đàn áp người dân thì đảng đã thành công, Nhưng xin nhắc với ông một quy luật cơ bản của Marx là “lượng đổi thì chất đổi”. Nỗi đau khổ chồng chất sẽ biến thành căm thù. Người dân không thể trốn chạy mãi, khi cùng đường sẽ đứng lên, nổi dậy. 1-https://vncdc.gov.vn/ban-tin-cap-nhat-covid-19-tinh-den-18h00-ngay-04102… 2-http://daidoanket.vn/toan-van-phat-bieu-khai-mac-hoi-nghi-trung-uong-4-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-5668135.html 3-https://tuoitre.vn/hang-chuc-ngan-nguoi-tiep-tuc-ve-que-cac-tinh-loay-ho… 4-https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/lam-ro-clip-dan-quan-dan-phong-danh-dap-n… 5-https://tuoitre.vn/cha-day-2-con-trai-tren-xe-tu-che-tinh-di-bo-tu-dong-… 6-https://thanhnien.vn/chong-dap-xe-cho-vo-bau-8-thang-tu-tp-hcm-ve-soc-tr… 7-https://dantri.com.vn/xa-hoi/khong-duoc-thong-chot-san-phu-o-long-an-bi-… 8- https://www.youtube.com/watch?v=tWtYcxThljc 9-https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-giang-khong-tiep-nhan-nguoi-dan-tu-p… 11-https://tuoitre.vn/13-tinh-mien-tay-kien-nghi-tam-ngung-cho-nguoi-dan-ve…  
......

Việt Nam đặt hàng ‘quan tài giấy’ từ Sri Lanka giữa lúc tử vong vì COVID-19 tăng cao

Quan tài giấy được sản xuất tại Colombo, Sri Lanka. VOA Tiếng Việt Truyền thông Sri Lanka hôm 24/9 cho biết hai container chứa 1.200 quan tài bằng giấy carton mà Việt Nam đặt hàng vừa được vận chuyển về Việt Nam, giữa bối cảnh làn sóng dịch thứ 4 bùng phát kiến cho số ca tử vong tại Việt Nam tăng đột biến và cao hơn cả tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trên thế giới. Hợp đồng mua quan tài giấy là kết quả của cuộc thảo luận giữa các quan chức của Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, công ty Sangnayake Thero của Sri Lanka tại Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng thành phố Dehiwala-Mt.Lavinia của Sri Lanka, tờ Daily Mirror cho hay. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đặt hàng mua quan tài giấy của Sri Lanka. Hợp đồng diễn ra giữa bối cảnh số ca tử vong vì COVID-19 tại Việt Nam tăng cao kể từ đợt dịch bắt đầu từ cuối tháng 4. Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, cho tới nay, đã có hơn 18.200 người tử vong tại Việt Nam vì COVID-19, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%). Nếu tính từ đầu dịch cho đến ngày 24/9, Việt Nam có 736.972 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng nếu xét về tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, với bình quân cứ 1 triệu người có 7.489 ca nhiễm. Truyền thông Sri Lanka dẫn lời người sáng lập dự án, Ủy viên Hội đồng thành phố Priyantha Sahabandu, cho biết dự án làm quan tài giấy được thực hiện trên danh nghĩa những bệnh nhân đã tử vong vì đại dịch Corona, nhằm cung ứng quan tài giá rẻ và để bảo vệ môi trường. “Dự án này nhằm mục đích cứu trợ những người không có khả năng mua những chiếc quan tài bằng gỗ thông thường, có giá dao động từ 30.000 đến 40.000 Rupee (406 – 542 USD), để chôn cất hoặc hỏa táng những người thân yêu của họ đã chết vì COVID-19”, Daily Mirror dẫn lời ông Priyantha Sahabandu cho biết. Những chiếc quan tài giấy có giá khoảng 5.000 Rupee đã giúp cho thân nhân các nạn nhân COVID-19 tiết kiệm 5-7 lần chi phí. Ngoài ra, theo người sáng lập dự án của Sri Lanka, để làm một chiếc quan tài bằng gỗ, cần phải chặt đi 2 cây xanh. Do đó, việc sử dụng quan tài giấy ngày càng phổ biến ở Sri Lanka đã giúp nước này cứu hàng ngàn cây xanh và góp phần bảo vệ môi trường.
......

Giãn cách dính chùm, hết Sài Gòn đến Hà Nội

Hoàng Hải Vân Nếu cho rằng phải chấp nhận tình trạng đói khổ do mất sinh kế của một bộ phận đông đảo người dân và chấp nhận thiệt hại về kinh tế để áp dụng giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, thì những cảnh như thế này, diễn ra sáng nay 6-9 ở Hà Nội, như đã từng diễn ra ở Sài Gòn gần đây, đã và đang làm vô hiệu hoá những nỗ lực giãn cách. Hiệu quả của giãn cách đang trở về con số không, trong khi chi phí thực hiện giãn cách thì đè nặng chưa từng thấy đối với nền kinh tế và hàng triệu người dân phải nhận đồ cứu trợ nhưng vẫn khó mà thoát khỏi điêu đứng do bị giãn cách kéo dài. Sài Gòn sai, Sài Gòn đang sửa. Hà Nội lặp lại cái sai của Sài Gòn theo một cách khác. Sự dính chùm như thế này hoàn toàn không phải do người dân thiếu ý thức mà do chính quyền điều khiển. Nó thể hiện năng lực yếu kém không thể chấp nhận được của chính quyền địa phương, Sài Gòn trước đây và Hà Nội hôm nay. Nói “chống dịch như chống giặc” thì cần có chỉ huy thống nhất trên toàn quốc. Chính phủ đã sửa sai bằng việc thay Chủ tịch TP.HCM và thay luôn Trưởng ban chỉ đạo chống dịch của quốc gia với vai trò mờ nhạt bằng đích thân Thủ tướng. Nhưng chưa đủ. Chính quyền địa phương mỗi nơi vẫn đang làm mỗi phách. Dân tuân thủ giãn cách là dân ủng hộ các biện pháp chống dịch của Chính phủ. Nhưng dân không phải là những đàn cừu. Chính phủ không nên để chính quyền địa phương coi dân là đàn cừu, lúc thì bảo ai ở đâu ở yên đó, lúc thì điều khiển dính chùm lại với nhau, biến những nỗ lực của Chính phủ thành công cốc, chỉ có sự điêu đứng của dân là còn lại ! HOÀNG HẢI VÂN (Hình dân chúng tuân thủ sự kiểm soát của chính quyền nên dính chùm lại với nhau tại Hà Nội, sáng 6-9. Ảnh: Báo Tin tức của Chính phủ) P/s : Hãy nhìn bàn tay anh công an không đeo găng mà cầm hết giấy tờ của người này đến người khác, chỉ cần 1 trong những người đưa giấy bị nhiễm Covid-19 thì sẽ có bao nhiêu người lây nhiễm, chính quyền Hà Nội có biết không ?
......

Nguyên nhân chính của sự việc tranh giành đồ ăn là đem F0 vô đây rồi bỏ họ đói

Bệnh viện dã chiến Thới Hoà-Bình Dương 13.000 giường. Võ Khánh Tuyên khó và dễ...   Bây giờ mà vào các Bệnh viện điều trị Covid-có thể trừ Bệnh viện tư-thì có tiền bạn không chắc đã mua được đồ ăn thức uống, vật dụng cần thiết. Bởi không một ai bán cả. Còn đem từ ngoài vào, ngoài việc khó khăn trong việc mua cho được, thông chốt đến tận nơi... thì việc thực hiện quy trình đưa vào cũng không phải dễ.   Vậy mà dường như mọi chuyện cung cấp thiết yếu cho đội ngũ nhân viên y tế, cho toàn bộ bệnh nhân với số lượng khủng vẫn cứ nhịp nhàng và điều độ. Và tiếc thay... không hề có bóng dáng của "nhà nước " nào trong đó. Toàn bộ các suất ăn ngày 3 bữa, tã bỉm, khăn lau, nước uống, cháo sữa... đều do từ thiện đảm nhiệm. Nhiều khi cắc cớ nghĩ: nếu bị trục trặc một chút gì đó, thì cả ngàn con người đang điều trị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng không... mọi thứ vẫn đều đặn, nhịp nhàng, chu đáo không kể công, chường mặt... dù nhiều bệnh nhân vẫn cứ tưởng bệnh viện chu cấp...   Thành ra đọc bài báo này với cái thứ lý luận vô trách nhiệm của quan chức mà không khỏi giận dữ. Rằng:Vì các F0 được đưa về bệnh viện dã chiến chưa được lập danh sách nên KHÓ mà nhận được các suất ăn... dẫn đến sự kiện các F0 tấn công để giành các suất ăn.   Chỉ việc thống kê số lượng tương đối, phối hợp báo với các đơn vị từ thiện, bảo đảm cung cấp suất ăn cơ bản... mà không làm được, thì chúng làm được cái gì? Nghĩ mà tội nghiệp cho những hệ thống những nhà tài trợ: từ huy động tiền bạc, nhân lực vật lực, duy trì việc nấu suất ăn, vận chuyển cung cấp tận giường.... mà thua cái bọn than vãn chuyện thống kê giấy tờ...   ***** Bệnh viện dã chiến Thới Hoà-Bình Dương 13.000 giường. Nguyên nhân chính của sự việc tranh giành đồ ăn là đem F0 vô đây rồi bỏ họ đói, theo lời giải thích của lãnh đạo quản lý Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hoà-Bình Dương là do chưa kịp lập danh sách.   Việc nhốt F0 không có triệu chứng trong khu cách ly mà thiếu tất cả, thậm chí đồ ăn không có thì làm sao họ đủ khỏe để chống chọi với dịch? Tại sao không để cho F0 tự ở nhà chăm sóc, điều cả thế giới đã làm từ rất lâu?   Nhốt không cho ăn, thuốc men không có, nếu trở nặng thì chỉ xác định chết là cái chắc, tại sao lại áp dụng bóc tách F0 một cách man rợ như vậy?   Đây là biện pháp chống dịch ngu dốt, cực đoan vì thế Việt Nam mới có nhiều ca tử vong như thế, hơn 12k ca tử. Hơn cả Thái Lan mặc dù Thái số ca nhiễm cao gấp 3 lần, nhưng tử vong Việt Nam vẫn cao hơn.   Chưa hết, xảy ra vụ việc này tuyên giáo đồng loạt lên bài nhắm mũi dùi vào Dân, cho rằng “Dân thiếu ý thức”? Dân nào thiếu ý thức? Các ông thử bị nhốt vô cớ và bị bỏ đói như họ thử xem ý thức có cao hơn họ Không?   Rồi tuyên giáo dùng những cáo buộc như muốn tống tù người Dân để mình thoát trách nhiệm vì đã bỏ đói Dân như: “thậm chí có người còn hô hoán kích động khiến đám đông xô đổ cả hàng rào, giành giật suất ăn” “Nhiều người không chỉ lấy một phần mà còn giật lấy 5 - 10 phần ăn...” Đó là những cáo buộc cực kỳ mất dạy của đám quan chức kém trí tuệ thừa lưu manh, để đổ trách nhiệm hoàn toàn lên đầu người Dân, để dư luận chỉ trích họ mà chẳng ai xét tới tính khoa học trong việc cách ly như thế là đúng hay sai, và việc bỏ đói họ là một việc không có gì to tát. Fb Phạm Minh Vũ    
......

Mạo danh nhân viên y tế chống dịch COVID-19 để bắt người bất đồng chính kiến

Ông Bùi Văn Thuận bị công an bắt giữ tại nhà riêng ở Thanh Hoá hôm 29/8/2021 Giang Nguyễn - RFA   “Số lượng công an đông khủng khiếp’ “Trước khi họ đến, họ ngắt điện và họ điều quân khắp các nẻo đường và em nghe dân kể lại nói là số lượng công an đông khủng khiếp mà họ chưa bao giờ được nhìn thấy luôn, kể cả những cuộc cưỡng chế họ cũng chưa bao giờ thấy quân đông như thế.” Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của tiếng nói bất đồng chính kiến Bùi Văn Thuận (40 tuổi), kể lại với Đài Á Châu Tự Do về buổi sáng ngày 30 tháng 8, khi chồng chị bị bắt vì những bài viết trên Facebook. Sự việc xảy ra vào tầm 8 giờ sáng tại thôn Hữu Nhân, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Lực lượng công an mặc đồng phục cũng như nhiều người mặc thường phục, bao vây nhà ông Thuận, được nói lên đến hàng trăm người. Một người nông dân làm ruộng và là hàng xóm, bà con với ông Bùi Văn Thuận đã chứng kiến vụ việc, kể lại: “Em mới đi ngoài đồng về, trước nhà em có cánh đồng mà em đang làm ở ngoài đồng thì em thấy trong nhà anh Thuận thì có 3-4  xe ô tô. Ô tô rất nhiều, đậu dọc đường, mấy chục cái. Người xung quanh của nhà anh Thuận thì cũng phải gần 100 người, và vòng ngoài, vòng xa đứng thì người ta không mặc quần áo của công an, họ đi xe máy, nói chung là vài ba trăm mét là có hai, ba người đứng bao vây.” Mạo danh nhân viên y tế, xông vào phòng ngủ Đại dịch COVID-19 đang bùng phát tại Việt Nam, Thanh Hóa cũng không ngoại lệ. Vì vậy, việc nhân viên y tế đến gõ cửa, có lẽ cũng dễ hiểu. Bà Trịnh Thị Nhung cho biết biện pháp mà Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Thanh Hoá đã áp dụng khi bắt giam ông Thuận: “Lúc tầm 8:15 thì em thấy bị mất điện. Toàn khu vực bị ngắt điện. Thì em mới dậy, em thấy có ba người mặc đồ của nhân viên y tế đứng sẵn ở trước cổng. Họ kêu mở cửa cho họ vào để khai báo y tế. Bọn em là người ở vùng khác đến đăng ký tạm trú ở đây thôi nên họ muốn bọn em khai báo y tế. Họ nói là họ đang gấp, muốn em mở cửa ngay để cho họ làm việc nhanh, họ còn đi đến nhà khác. Em mới mời họ vào cửa trước, vào phòng khách. Họ hỏi gia đình em hiện tại đang có mấy người? Em nói có hai vợ chồng với bé. Họ kêu em vào gọi chồng ra. Lúc đó ảnh đang ngủ. Em gọi ảnh, ảnh cũng đang mệt chưa có dậy ngay. Thì anh nhân viên y tế hỏi nhà vệ sinh ở đâu, cho ảnh đi nhờ một chút. Em chỉ ra phía sau thì lúc đó anh ta xông vào phòng. Anh Thuận cũng đang vừa dậy chuẩn bị đi ra thì anh ta khống chế và còng tay anh Thuận lại”. Công an đã đọc lệnh bắt, nói rõ ông Thuận đã có hành vi “sử dụng tài khoản Facebook ‘Thuan Van Bui’ tàng trữ tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông bị bắt căn cứ theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự. Cả chồng lẫn vợ đều bị còng tay. Công an cũng đã thi hành lệnh khám xét, chị Nhung nói, lúc đó bé gái 5 tuổi thức dậy khóc vì không thấy cha mẹ. Ông Thuận đã có một yêu cầu với cán bộ rằng không để cho bé ra ngoài phòng chứng kiến cảnh ông bị bắt. Họ đã đáp ứng yêu cầu và cử người vào phòng cho bé nín khóc. ‘Sai với nhà cầm quyền, không sai với dân’ Riêng ông Thuận và bà Nhung giữ bình tình không sợ hãi, vì vợ chồng đã chuẩn bị tinh thần rồi. Bà Nhung nói bà biết sẽ có ngày chồng mình bị nhà cầm quyền bắt giữ. “Thường những người đấu tranh lên tiếng về cái xấu thì bao giờ cũng nằm trong cái nguy hiểm có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Em biết anh hay lên tiếng để bảo vệ quyền của con người nên em cũng chuẩn bị tinh thần, cũng không run sợ. Tại vì em biết anh ấy không sai, không làm sai. Anh ấy chỉ sai với nhà cầm quyền chứ anh ấy không hề sai với dân. Không hại ai cả nên em không sợ bất cứ một cái thế lực nào hết. Em tin tưởng ảnh. Em vẫn ngẩn cao đầu với họ chứ em không hề sợ.” "Anh ấy chỉ sai với nhà cầm quyền chứ anh ấy không hề sai với dân. Không hại ai cả nên em không sợ bất cứ một cái thế lực nào hết. Em tin tưởng ảnh. Em vẫn ngẩn cao đầu với họ chứ em không hề sợ.” -Chị Trịnh Thị Nhung Một người bạn của ông Bùi Văn Thuận, xin phép giấu tên vì lý do an ninh, chia sẻ ông Thuận đã trong trạng thái có thể bị bắt bất cứ lúc nào từ năm 2016. “Theo mình biết thì lần đầu tiên Thuận nghĩ rằng mình bị bắt là năm 2016 và Thuận cũng đã chuẩn bị tâm lý rồi, và chia sẻ với rất nhiều bạn bè, chứ không có giấu giếm gì hết. Cậu ấy xưa nay không có đảng phái, phe nhóm gì hết. Nhiều người thấy mức độ lên tiếng của Thuận khá là cứng rắn, thì có khuyên là tạm lặn đi một thời gian hay là trốn đi nước ngoài. Nhưng Thuận thì luôn luôn từ chối. Anh trả lời rằng, nếu đã đi như vậy thì anh đã đi từ năm 2016 và nếu đi thì nó sẽ mất đi tính chính danh của mình để mà đối diện với lại nhà cầm quyền hay an ninh khi làm việc. Thuận nói “thà để cho nó ghét chứ không để cho nó khinh’”. Ông Bùi Văn Thuận có trang Facebook Thuan Van Bui – “Cha dà (Cha già) Dân tộc”, nhiều lần bị khóa tài khoản Facebook cá nhân, như khi ông phê bình thương hiệu xe hơi VinFast hồi tháng 2/2021. Facebook lúc đó trả lời với Đài Á Châu Tự Do rằng họ không bình luận trên những tài khoản cá nhân vì lý do quyền riêng tư và an ninh. Người bạn ẩn danh của ông Thuận nhấn mạnh, ông không phải là nhà hoạt động vì nhân quyền hay tự do dân chủ, mà chỉ là một tiếng nói bất đồng chính kiến. “Thuận cũng chỉ là một nhà bất đồng chính kiến. Nhưng ở Việt Nam, việc bắt các Facebooker bất đồng chính kiến cũng không phải là hiếm. Nhưng trong số những người bất đồng chính kiến, có lẽ Thuận là người nói thẳng, nói thật, nói sâu vào vấn đề và dùng những ngôn từ rất sắc lẹm. Điều đó làm cho nhà cầm quyền Đảng Cộng sản cảm thấy có chịu. Bạn ấy buôn bán mật ong để kiếm sống, nhưng bạn bức xúc trước những bất công của xã hội, thì lên tiếng thôi. Nhưng nó đặc biệt hơn một cái là về mức độ lên tiếng, cũng có nhiều mức độ và nhiều cách để nói. Thuận nổi tiếng về những bản tin gọi là ‘bản tin chọi chó’. Trong đó cũng tiết lọ nhiều đến chuyện thâm cung bí sử”. Thu cả mật ong Trong lúc công an khám xét nhà ông Thuận, bà Nhung cho biết họ đã thu giữ quyển sách “Cẩm nang nuôi tù” của tác giả Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền Hà Nội bắt hồi tháng 10 năm 2020. Ngoài ra, không rõ vì lý do gì, công an cũng đã thu giữ một hũ mật ong chanh đào. Chị Nhung nói: “Hôm qua, lúc thu đồ đạc, những vật dụng trong nhà của anh ấy thì họ có thu một lọ mật ong chanh đào của gia đình. Họ thu một quyển sách tên là ‘Cẩm nang nuôi tù’. Họ bắt anh ấy ký vào quyển sách đấy và họ thu giữ. Còn cái lọ mật ong chanh đào, thì gia đình phản đối vì cái đó không có liên quan gì đến cuộc điều tra cả. Gia đình có phản đối là không được giữ lọ mật ong thì bên điều tra nói là họ sẽ thu giữ và họ không nói thêm gì cả”. Người bạn ẩn danh của ông Bùi Văn Thuận cũng ngạc nhiên, bật cười buồn bã: “Chắc nhiều khi mật ong chanh đào của “Cha dà Dân tộc” rất là nổi tiếng, rất ngon, chất lượng, thượng hạng tốt. Chắc là họ cũng muốn nghiên cứu cái gì đó về việc làm mật ong chanh đào, họ mới đem về để phục vụ công tác điều tra...”   Hoa Kỳ có tác động gì được lên nhân quyền tại VN? Facebooker Bùi Văn Thuận bị khởi tố chỉ vài ngày sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong những cuộc đàm phán tại Hà Nội có lên tiếng thúc giục Việt Nam thả tù nhân lương tâm. Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), nhận định rằng người Việt Nam không nên trông chờ vào Hoa Kỳ, EU hay bất kỳ quốc gia nào khác đòi quyền công dân và con người của mình:  “Cộng sản Việt Nam phớt lờ đi các khuyến cáo của các quốc gia văn minh trên thế giới như EU, bây giờ là Hoa Kỳ. Vì lợi ích kinh tế, an ninh quốc phòng, nên họ không làm áp lực đủ mạnh hoặc họ sợ áp lực mạnh quá thì Việt Nam ngã về phía Trung cộng.  Thế nhưng theo tôi nghĩ người dân Việt Nam và giới đấu tranh Việt Nam phái tiếp tục đấu tranh, lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để đòi lại quyền của mình thì khi đó cộng đồng quốc tế chú ý hơn, và có thể có những biện pháp tương ứng để trợ giúp. Nhưng trước hết, chúng ta người dânViệt Nam, giới đấu tranh phải cố gắng hơn nữa”. Theo tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Việt Nam hiện đang giam giữ trên dưới 270 tù nhân lương tâm. Trước khi bị bắt, được biết ông Bùi Văn Thuận đã khẳng định và nhắn với bạn bè người thân rằng: 1. Ông không thuộc bất kỳ hội nhóm, phe phái, tổ chức nào, 2. Ông không nhận tội, không xin ân xá để hưởng khoan hồng hay trao đổi với nhà cầm quyền và 3. Ông không có nhu cầu đi tỵ nạn chính trị hay ra nước ngoài bằng việc trao đổi tù nhân lương tâm.  Bà Trịnh Thị Nhung, vợ ông cũng nhấn mạnh, trước khi bị bắt, ông hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm gì, có dấu hiệu muốn tự tử hay mắc bệnh COVID-19 gì cả. Báo Công An Nhân Dân của Bộ Công an và một số báo trong nước khác vào ngày 1/9 đưa tin Công an đã thu giữ tại nhà ông Thuận "6 máy tính, 3 iPad, 3 điện thoại di động và nhiều tài liệu, hiện vật có liên quan đến hành vi phạm tội của đối tượng".  Báo Công An Nhân dân trích dẫn tài liệu của  Cơ quan An ninh điều tra cáo buộc ông Bùi Văn Thuận là đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải bài viết, hình ảnh có nội dung xâm phạm An ninh quốc gia. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-impersonate-medical-worker-fighting-covid-to-arrest-a-dissident-08312021204256.html?fbclid=IwAR1wCvVr6gzub851tWkM4S2RonHuCCCyNpGhwWFSwg883UN43lu2ujUcmrw  
......

Nóng Covid 19 tấn công làm tê liệt các đơn vị Quân đội Việt Nam

Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) Ở các tỉnh thành phía Nam hiện nay, Covid 19 không chỉ tấn công vào người dân mà còn tấn công rất mạnh vào các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn. Tôi nhận được thông tin từ rất nhiều chiến sĩ và sĩ quan ở Bộ chỉ huy QK7, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Đồng Nai, Thành Hồ, Long An, các trường Quân sự ở phía Nam.. cho biết: Covid 19 đang tấn công làm tê liệt hoạt động của các đơn vị Quân đội khi có hàng trăm sĩ quan, chiến sĩ bị mắc diện F0, và hàng nghìn sĩ quan, chiến sĩ bị diện F1, F2 đang bị cách ly trong đơn vị. Tất cả các đơn vị quân đội đã phải thực hiện lệnh cấm trại nghiêm ngặt hơn. Những chiến sĩ, sĩ quan bị F0 phải điều trị tại đơn vị mà không được đi bệnh viện, tình trạng thiếu thuốc men, trang thiết bị y tế. Nếu có bệnh nhân nào nặng cần máy thở hay can thiệp y tế sâu hơn thì các đơn vị bó tay, sinh mệnh của các sĩ quan và chiến sĩ rất nguy ngập. Một trong các nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh trong quân đội là do chế độ độc tài CSVN đã đưa các sĩ quan và chiến sĩ ra lập chốt trên địa bàn các tỉnh thành phố. Nhiều sĩ quan, chiến sĩ bị nhiễm covid 19 và mang về đơn vị Thứ hai, covid 19 bám theo các phương tiện chuyển quân mang vào đơn vị làm lây lan. Các con số thống kê về các ca mắc covid 19 của các đơn vị quân đội được truyền thông của nhà nước độc tài CSVN giấu kín. Tình hình dịch bệnh lan mạnh trong các đơn vị quân đội CSVN ở các tỉnh thành phía Nam, và việc chăm sóc y tế không tốt cho bệnh nhân đã gây ra sự bất bình, phẫn nộ trong các sĩ quan và chiến sĩ. Ở Đức và các quốc gia Âu châu, khi có dịch bệnh thì các đơn vị quân đội được lệnh đóng doanh trại và thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa dịch bệnh. Bởi quân đội có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng trong chế độ độc tài CSVN. Khi có dịch bệnh, chính quyền độc tài CSVN còn lợi dụng để dùng quân đội thị uy, trấn áp người dân. Khi cho quân đội ra chốt đường, cho quân đội dùng các phương tiện như thiết giáp để tuần tra. Bởi lý do: Khi chính quyền độc tài dùng các biện pháp độc tài rất cực đoan để chống dịch, đồng thời bỏ mặc người dân đói, thiếu thốn thì làm cho Nhân dân bất bình và phẫn nộ. Chính quyền độc tài sợ Nhân dân nổi dậy nên phải dùng quân đội thị uy. Đó là bản chất xấu xa của độc tài CSVN được thể hiện vô cùng rõ nét trong đợt dịch bệnh này. Lúc này, sự bất bình, phẫn nỗ đối với đảng, chế độ và chính quyền độc tài CSVN không chỉ ở dân chúng mà còn diễn ra mạnh mẽ trong các sĩ quan và chiến sĩ trong quân đội. Nếu Nhân dân VN vùng lên xóa bỏ độc tài CSVN, chắc chắn quân đội sẽ đứng về phía nhân dân.
......

Quan điểm của Việt Tân về giải pháp chống dịch Covid-19

Việt Tân Bản Lên Tiếng Tình hình đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng mà nhà nước CSVN vẫn bất chấp không nhìn nhận sai lầm và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Những người bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm coronavirus không được hướng dẫn và chăm sóc tử tế, họ bị xem như những “mầm bệnh”. Họ bị mang đi nhốt trong các khu cách ly tập trung hay bị khóa trái trong nhà. Đây không những là cách hành xử vô nhân đạo, mà còn tạo thêm lây nhiễm. Sự bất cập và tuỳ tiện của Chỉ thị 16 về “giãn cách xã hội” đưa đến rất nhiều khó khăn cho người dân từ vấn đề lương thực hàng ngày cho đến công việc làm, kinh doanh và đi lại. Trong thời gian qua, người dân tự huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho nhau. Nhà nước không có một sự hỗ trợ đáng kể nào cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong hơn một năm qua, nhà cầm quyền CSVN không lo đặt mua vắc-xin Covid-19 như chính phủ các quốc gia khác trên thế giới, mà chỉ lo tranh quyền chia ghế qua Đại Hội Đảng 13. Tỷ lệ người được chích vắc-xin hiện nay tại Việt Nam thấp nhất so với các quốc gia trong Khối ASEAN. Trước tình cảnh người dân vừa đối mặt nguy cơ bị nhiễm bệnh Covid-19, vừa phải lo lắng cho cuộc sống hàng ngày, Đảng Việt Tân minh định: Thứ nhất, nhà cầm quyền CSVN cần phải tham khảo các chuyên gia y tế để điều chỉnh các biện pháp chống dịch cho phù hợp với tình hình dịch ngày càng nguy cập hiện nay. Đồng thời nhanh chóng tìm mua đủ vắc-xin Covid-19 và triển khai chiến dịch chích ngừa minh bạch và bình đẳng trên cơ sở khoa học. Thứ hai, nhà nước cần lập tức giảm giá điện, giá xăng và phân phát các gói hỗ trợ tài chánh cho những người nghèo khó, những thành phần bị thiệt hại bởi đại dịch. Thứ ba, các nỗ lực giúp đỡ người nghèo từ các tổ chức dân sự trong và ngoài nước cần được phát huy hơn nữa trong các điều kiện an toàn. Phản ứng mạnh mẽ của người dân trước sự bất công của vụ việc “bánh mì không phải thực phẩm” và “tiêm vắc-xin không cần đăng ký” là một sự lên tiếng đòi hỏi chính đáng yêu cầu nhà nước phải thay đổi cách thức chống dịch. Nhà nước CSVN tuyệt đối không thể làm ngơ trước sự lên tiếng của người dân, nếu không muốn đất nước bị thiệt hại nhiều hơn nữa bởi đại dịch Covid-19. Ngày 24 tháng 7 năm 2021 Đảng Việt Tân Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951
......

Kariko Katalin, người phụ nữ này sẽ được giải Nobel

 BS Trần Văn Phúc| Kariko Katalin, người phụ nữ đã từng bị chê cười, đã từng nhiều lần bị ngăn cản, thường xuyên bị sa thải, lý lịch của bà đầy rẫy những thất bại và đau khổ. Nhưng hôm nay, bà được coi là một trong những người phát minh ra công nghệ mRNA, từ đó tạo ra vaccine COVID-19 tiên tiến nhất thế giới. Cuộc đời Kariko Katalin không có từ dễ dàng, nhưng đó là một câu chuyện về niềm tin vô điều kiện vào một ý tưởng có thể làm thay đổi cả thế giới. Khi thế giới mong đợi vaccine COVID-19 Được chờ đợi nhất là vaccine công nghệ mRNA, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đứng ngoài cửa đón lõng đầu tiên, nhanh chóng cấp thẻ xanh. So với công nghệ vaccine truyền thống, mRNA hứa hẹn hiệu quả hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn; có thể so sánh sự khác biệt giống như xe máy và chuyên cơ. Khái niệm mRNA được học từ lớp 9, bài giảng sinh học đã dạy mRNA có chức năng truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein. Chữ m = messenger = thông tin. Để dễ hiểu, có thể hình dung quá trình tổng hợp mỗi protein trong cơ thể con người giống như giải một bài toán phức tạp, mRNA trở thành cuốn sổ tay những công thức toán học. Nếu con người tạo ra được vaccine dưới dạng mRNA nhân tạo, khi tiêm vào cơ thể, mRNA sẽ nguỵ trang giống như thằng kẻ trộm lẻn vào nhưng không đánh thức chủ nhà, nó âm thầm xây dựng một hệ thống phòng thủ là những protein kháng thể, để khi virus tấn công sẽ bị hệ thống ấy tiêu diệt. Lý thuyết đơn giản như vậy nhưng thực tế rất phức tạp. Kariko Katalin bị ám ảnh bởi mRNA, bà hiểu đây là loại RNA rất đặc biệt, nó nắm tất cả bí quyết tạo ra hàng tỉ tỉ protein trong cơ thể con người. Về mặt lý thuyết, khoa học hoàn toàn có thể điều khiển mRNA để tạo ra loại protein có chủ đích, làm được điều đó thì mRNA trở thành vũ khí mạnh nhất khống chế hàng loạt bệnh tật. Ý tưởng đó thật đẹp, nhưng chỉ là lý thuyết, sự hiểu biết về mRNA vào những năm 1980 vẫn còn rất hạn chế. Về mặt nguyên tắc, khi tiêm mRNA vào cơ thể con người, thì đó là dị nguyên, nên ngay lập tức hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ phá huỷ trước khi mRNA thực hiện các chức năng nhiệm vụ. Nghĩa là vaccine mRNA dù nguỵ trang tài tình đến mấy thì vẫn là thằng kẻ trộm, khi đột nhập nó sẽ đánh thức chủ nhà tổ chức vây bắt và tiêu diệt. Nhưng điều nghiêm trọng hơn, đó là cơ thể con người chống lại thằng kẻ trộm theo cách bản năng quá mạnh mẽ, tạo ra phản ứng miễn dịch nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong. Sau rất nhiều thất bại, hầu hết các nhà khoa học đã bỏ cuộc, chẳng ai còn quan tâm đến mRNA, kiến thức đó chỉ nằm trên trang sách giáo khoa sinh học lớp 9 và lớp 10, để học sinh thi với những câu hỏi rất nhàm chán. Kariko Katalin không bị khuất phục. Bà lao đầu vào nghiên cứu, những công trình của bà đã gây được sự chú ý của hai công ty non trẻ Modena (Canada) và BioNTech (Đức), cùng với ông lớn Pfizer (Mỹ) quyết định đầu tư sản xuất vaccine COVID-19 theo công nghệ mRNA, đó là cú áp phe không khác gì một chuyến du hành lên sao hoả. Công nghệ mRNA sẽ không dừng lại ở sản xuất vaccine, mà trong tương lai không xa, hàng loạt “dịch bệnh” như ung thư, đột quỵ, hay các bệnh hiểm nghèo khác cũng hứa hẹn sẽ được thanh toán. 40 năm trên băng ghế lạnh lẽo Kariko Katalin sinh ngày 17 tháng 1 năm 1955 ở Szolnok (Hungari), trong một ngôi nhà tranh không có tiện nghi, nhưng đầy đủ tình thương của tổ ấm gia đình. Kariko Katalin thừa hưởng gen yêu thích sinh học của bố là người làm nghề bán thịt lợn, gen kiên trì nghiên cứu của mẹ là một kế toán viên, được hưởng sự giáo dục niềm say mê sinh học từ các giáo viên trường kisújszállási. Do hoàn cảnh nghèo khó, Kariko Katalin đã dốc hết tâm lực trong những năm đại học, cô giành được học bổng Cộng hoà Nhân dân Hungary, đó là học bổng danh giá nhất lúc bấy giờ. Tiếp tục học lên tiến sĩ, rồi làm việc tại trung tâm nghiên cứu sinh học của Học viện Khoa học Hungary ở Szeged. Cô theo đuổi công nghệ mRNA. Đó là lĩnh vực đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều tiền của, các nhà khoa học khác đã bỏ chạy, đất nước Hungary những năm 1980 là quốc gia tự do cởi mở nhất trong khối Liên Xô cũ, nhưng cũng chẳng có tiền để tài trợ cho những nghiên cứu lớn. Kariko Katalin bị mất việc ở tuổi 30. Ban đầu cô tìm việc làm ở khối châu Âu, nhưng không nơi nào chịu nhận, bởi cô chẳng có thành tích khoa học gì đáng kể. Vào một buổi chiều năm 1985, Kariko Katalin cùng chồng đưa cô con gái hai tuổi của họ rời đất nước Hungary, tìm đường đến Hoa Kỳ. Tài sản duy nhất có giá là chiếc ô tô cũ. Bán đi được 900 bảng Anh trên thị trường chợ đen. Để mang trót lọt số tiền ấy, Kariko Katalin phải rạch con gấu bông đồ chơi của con gái, nhét 900 bảng vào, rồi khâu lại. Thời gian đầu ở Mỹ, Kariko Katalin được nhận vào làm việc tại Đại học Temple, nhưng chẳng bao lâu sau nhóm của cô bị giải tán vì không kiếm được kinh phí tài trợ. Năm 1989, Kariko Katalin làm ở khoa dược Đaị học Pennsylvania, mặc dù là giáo sư chính thức, nhưng đây là thời gian khó khăn nhất, lương rất thấp và không ai tin cô. Năm 1995, Kariko bị giáng xuống mức thấp tận cùng, không nhận được tài trợ, không tìm nổi dự án; Đại học Pennsylvania quyết định sa thải. Đó là quãng thời gian kinh khủng. Căn phòng cô ở bị dột nát trong mỗi cơn mưa chiều tối, cô lại bị mắc căn bệnh ung thư mới được chẩn đoán, chồng cô đang ở Hungary không thể đến Mỹ vì vấn đề Visa, công việc dành bao nhiêu thời gian và tâm huyết dường như đang tuột khỏi tầm tay. Kariko Katalin nói: “Tôi bắt đầu nghi ngờ rằng có lẽ mình không đủ giỏi, không đủ thông minh. Và tôi cố gắng tự nhủ rằng mọi thứ đã ở đây, tôi chỉ cần thực hiện các thí nghiệm tốt hơn.” ĐỔI ĐỜI Vào năm 1998, Kariko Katalin cuối cùng đã nhận được khoản tiền tài trợ đầu tiên, đó là 100 ngàn đô la. Thật kỳ lạ, năm đó cô cũng gặp được một người đàn ông của cuộc đời. Đó là buổi chiều định mệnh, Kariko Katalin đi phô tô tài liệu, cô gặp Drew Weissmen, một người đồng nghiệp mới vừa chuyển đến từ Viện Y tế Quốc gia. Trong lúc chờ phô tô, Kariko Katalin kể với Weissmen về ý tưởng tạo ra mRNA, theo đúng mong muốn. Ngay lập tức Weissmen nhìn thấy trước mắt mình là một khối tài sản vô giá. Anh quyết định đầu tư, cộng tác cùng Kariko Katalin, quyết tâm phát triển công nghệ mRNA trong lĩnh vực y sinh học. Vào năm 2005: mRNA phiên bản mô đun suy yếu ra đời! Chuỗi mRNA được cấu tạo bởi mạch đơn, thẳng, bao gồm các nucleotid. Mỗi nucleotid gồm hai thành phần là nucleoside và gốc phốt phát. Nucleoside lại được hình thành bằng cách ngưng tụ D-ribose và các base. Các base đó là Adenin, Guanin, Cytosine và Uracil. Kariko và Weissman tổng hợp mRNA với khả năng “lẻn” qua một số lượng nhỏ các chất thay thế base, đống thời sử dụng các hạt nano lipid bao bọc xung quanh, làm cho mRNA được nguỵ trang giống như tên trộm lẻn vào tế bào cơ thể người mà không kích hoạt hệ thống miễn dịch bảo vệ nào. Sau khi đọc công trình nghiên cứu, Derrick Rossi, một chuyên gia tế bào gốc Canada đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Stanford đã vô cùng kinh ngạc. Thời cơ đã đến. Nhận thấy cơ hội kinh doanh siêu lợi nhuận, Rossi âm thầm lặng lẽ tìm vốn đầu tư, ông thành lập một công ty bé nhỏ, lấy tên là Moderna. Tại Đức, một nhóm nghiên cứu mới cũng phát hiện ra tiềm năng của Kariko Katalin, công ty mới BioNTech được thành lập, lấy trụ sở tại Hoa Kỳ. Năm 2013, BioNTech thuê Karko Katalin làm chuyên gia cao cấp mRNA. Moderna và BioNTech chưa làm được gì nhiều cho đến năm 2020. Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, Moderna thúc đẩy sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA, thêm công ty BioNTech được Pfizer đầu tư hàng tỷ đô la quyết tâm biến ý tưởng của Kariko Katalin thành hiện thực. Chắc chắn Kariko Katalin cùng với đồng nghiệp Derrick Rossi sẽ đoạt giải thưởng Nobel trong một ngày không xa.    BS Trần Văn Phúc
......

Nên khởi tố phó chủ tịch phường Vĩnh Hòa vì tội lạm dụng chức quyền

Ảnh: Anh Trần Văn Em bị thu giữ xe vì đi "mua bánh mì không phải là lương thực thiết yếu" Phạm Minh Vũ| Sau khi Trần Lê Hữu Thọ phó chủ tịch phường Vĩnh Hoà -Tp Nha Trang bắt em Trần Văn Em và cả xe về đồn để xử phạt em vì tội đi mua bánh mì không phải là thực phẩm cần thiết  cho đời sống, vi phạm chỉ thị 16. Trước đó Thọ đã xưng mày-tao trong khi đối thoại. Thọ đã miệt thị, xúc phạm cậu em này bằng những ngôn từ miệt thị như “Mày ở núi xuống hả?”. Và đe doạ sẽ đuổi việc cậu em vì Thọ quen biết chủ thầu trong công trình. Và ngay sau đó, em Trần Văn Em đã bị công trình sa thải y chang lời đe dọa của Thọ. Thiết nghĩ, đây không phải sự việc dân sự nữa, những hành động lạm quyền, cậy chức và xúc phạm em, miệt thị bằng lời lẽ kích động có nguy cơ dấy lên một phong trào Chống lại sự phân biệt chủng tộc. Đây là một điều tối kỵ của người Dân thường vì liên quan vùng miền, chứ đừng nói là xuất phát từ một kẻ mang màu áo công quyền. Và y còn tác động tới chủ công trường để đuổi việc Em là hành vi đáng lên án không chấp nhận được. Tôi đề nghị công an tỉnh Khánh Hoà cần nhanh chóng xử lý Trần Lê Hữu Thọ bằng biện pháp bắt giam và khởi tối Thọ. Là một công dân khát khao công lý, không ai có thể chấp nhận hành vi của Thọ như trên. Fb Phạm Minh Vũ *** Công nhân trong vụ "bánh mì không phải lương thực thiết yếu" bị cho nghỉ việc! (NLĐO)- Tối 19-7, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên lạc được với anh Trần Văn Em, người đi mua bánh mì nhưng Phó Chủ tịch phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho rằng không phải là lương thực, thực phẩm thiết yếu. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Trần Văn Em (SN 1996; ngụ xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) cho biết khoảng 15 giờ 30 phút ngày 18-7, anh xin người quản lý đi ra ngoài mua bánh mì và nước uống vì đói bụng, cần ăn chút gì để làm tiếp. Trên đường, anh Em bị lực lượng chức năng dừng xe kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng ra đường khi không cần thiết, đồng thời bị thu chứng minh nhân dân, đưa xe về phường. Khi làm việc với anh Em, ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, đã quay clip lại để làm bằng chứng. Anh Em cho biết đang làm công nhân cho một nhà thầu phụ tại Dự án Vega City Nha Trang. Anh xin lại chứng minh nhân dân để về công trình làm việc.  Theo những gì trong đoạn clip ghi lại, ông Thọ đã hỏi rất kỹ tên nhà thầu mà anh Em đang làm việc. Sau khi biết rõ, ông Thọ nói: "Mai cho mày nghỉ luôn. Mai cho mày nghỉ luôn đó". Ông Thọ còn nói sẽ gửi hình ảnh anh Em cho người chức trách của công ty vì đã vi phạm Chỉ thị 16 về việc giãn cách xã hội. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Trần Văn Em cho biết: "Sáng 19-7, khoảng 8 giờ tôi làm việc với phường Vĩnh Hòa xong, lấy giấy tờ rồi về lại công trình. Tuy nhiên, giám đốc thông báo cho tôi nghỉ việc 1 tháng, tháng sau có việc thì kêu đi làm. Tôi cũng không biết sao, vì những người khác vẫn đang làm bình thường, còn riêng tôi thì nghỉ việc". Theo anh Trần Văn Em, lương của anh khoảng 200.000 đồng/ngày và 70.000 chi phí xăng xe. Công việc chính của anh là công nhân hàn nhôm.  "Với tổng lương trung bình là 6 triệu đồng/tháng, một phần tiền tôi trả tiền trọ, một ít gửi về cho ba mẹ ở quê. Ở quê tôi có 2 em nhỏ (10 tuổi và 6 tuổi). Ba đi chăn bò thuê còn mẹ buôn bán ở chợ nên hoàn cảnh gia đình khó khăn. Phía thầu phụ đã trả cho tôi khoảng 2,5 triệu đồng vì chưa làm đủ ngày công" - anh Em buồn bã. Trước đó, Báo Người Lao Động Online  đã thông tin anh Trần Văn Em bị lực lượng chức năng dừng xe và kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng ra đường khi không cần thiết. Công nhân này xuất trình giấy tờ, giải thích lý do ra đường để mua bánh mì nhưng cán bộ kiểm soát chốt chặn không đồng tình vì cho rằng mua bánh mì "không phải là lương thực thiết yếu". Clip này khi lan truyền trên mạng xã hội khiến người dân bức xúc với hàng chục ngàn lượt chia sẻ vì lời vị cán bộ phường rất phản cảm: "Đồ ăn không phải thiết yếu, bánh mì mà thiết yếu gì", "mày ở trên núi xuống đúng không?", rồi đòi cho đuổi việc… https://nld.com.vn/thoi-su/thanh-nien-trong-vu-banh-mi-khong-phai-luong-thuc-thiet-yeu-bi-cho-nghi-viec-20210719205113564.htm
......

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang..."đang đánh đố người dân"?

Thao Ngoc| Xin bái phục những khối óc của giới “đỉnh cao trí tuệ” đã phát minh ra cao kiến này. Nhưng các biện pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của người dân để áp dụng. Không thể đưa ra những quy đinh trên trời để đánh đố người dân. Vẫn biết rằng công tác chống dịch hiện nay là rất cấp bách, cần phải áp dụng các biện pháp tích cực để chống lại sự lây lan ngày càng nguy hiểm của nó. Đề nghị nhà nước cấp hoặc bán cho những ai có nhu cầu đi lại từ TP Vũng Tàu đến các địa phương khác và ngược lại, một thiết bị bay, thì mới thực hiện được theo yêu cầu của UBND TP Vũng Tàu. Vì vậy người dân TP Vũng Tàu muốn đến UBND các huyện khác để xin phép, và ngược lại, chỉ duy nhất là họ phải…bay mà thôi. Vậy làm sao người dân TP Vũng Tàu có thể đến UBND các huyện khác để xin phép đến, và làm sao người dân các huyện khác có thể đến UBND TP Vũng Tàu để xin phép, khi qua chốt kiểm tra không có giấy chấp thuận của UBND hai địa phương này thì họ không cho qua. Ngược lại, người dân từ các địa phương khác muốn đến TP Vũng Tàu thì cũng cần phải đến UBND huyện mình xin phép đi, sau đó họ phải đến UBND TP Vũng Tàu xin phép được đến. Điều đó có nghĩa là: Người dân từ Tp Vũng Tàu muốn đi đến các địa phương khác, thì trước hết họ phải đến UBND TP Vũng Tàu xin phép đi, sau đó họ đến xin UBND cấp huyện các địa phương cần đến để xin chấp thuận cho đến. Theo đó: “Những người từ TP Vũng Tàu về các địa phương khác trong tỉnh phải được chấp thuận của UBND (cấp huyện) hai địa phương”. (https://plo.vn/.../nguoi-tu-tp-vung-tau-sang-cac-huyen...) Tối 13-7, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có công văn hỏa tốc về việc áp dụng thực hiện giãn cách xã hội toàn TP Vũng Tàu theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Báo Pháp luật TP.HCM ra hôm nay(14/7/2021) có bài: “Người từ TP Vũng Tàu sang các huyện phải được cả 2 địa phương đồng ý”.   14/7Thảo Ngọc        
......

Cách làm giảm thiểu các tác dụng phụ, tối đa hóa hiệu quả sau khi được chích ngừa Cúm Tàu.

Hình ảnh minh họa MyLinh Hughes Có một số điều bạn có thể làm trước và sau khi chủng ngừa có thể giúp giảm thiểu một số tác dụng phụ khó chịu. Và hãy yên tâm: Những lời khuyên sau đây sẽ không cản trở hoặc làm giảm phản ứng miễn dịch của bạn.   1/ Bạn có thể dùng thuốc Tylenol, acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu thích hợp về mặt y tế, có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau (Tylenol, acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid) để điều trị các triệu chứng sau tiêm chủng.   2/ Nếu bạn bị sốt hơn 48 giờ sau khi tiêm chủng: đắp khăn ướt mát lạnh Hãy cân nhắc việc đi xét nghiệm Cúm Tàu, Đắp khăn ướt sạch và mát. Nếu bạn không muốn dùng thuốc, đắp một miếng vải mát hoặc miếng gạc lên vết tiêm có thể giúp giảm sưng và đau cánh tay. Và ăn mặc nhẹ nhàng nếu có thể. Mặc quần áo dày có thể làm trầm trọng thêm sự khó chịu của bạn.   3/ Tránh uống quá nhiều rượu. Rượu sẽ không làm giảm phản ứng miễn dịch của bạn, nhưng nó có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như những triệu chứng liên quan đến vắc-xin. Vì vậy, như một lời cảnh báo, tốt nhất bạn nên tránh uống nhiều rượu trước và sau khi tiêm chủng.   4/ Giữ đủ nước. Đảm bảo uống nhiều nước trước và sau khi tiêm chủng. Mất nước có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn có thể gặp phải.   5/Tránh hoạt động gắng sức. Bạn nên sử dụng và vận động cánh tay đã được tiêm chủng thường xuyên. Nhưng nhìn chung, bạn có thể muốn thoải mái trong một hoặc hai ngày sau khi tiêm chủng. Lạm dụng nó có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn - và ngay bây giờ, mục tiêu là tăng cường nó.   Nguồn sưu tầm trên mạng - https://bestcare.org/news/20210602/minimizing-side-effects-maximizing-efficacy-covid-19-vaccine?fbclid=IwAR048zCJiBX2oO_94SLlaZPojF_Av0X5NjBAVC0N9v-l76Wvt5tlkz4g-dU Mylinh Hughes lược dịch      
......

Những tác dụng phụ của thuốc Moderna, Pfizer, Johnson & Johnson và Astrazeneca

MyLinh Hughes 1/ Moderna: thuốc của Mỹ, dành cho độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và người lớn - 2 liều chích, mỗi liều chích ngừa cách nhau 28 ngày - Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất, thường kéo dài vài ngày là: + đau tại chỗ tiêm + mệt mỏi + nhức đầu + đau cơ + ớn lạnh + đau khớp + sưng hạch bạch huyết ở cánh tay khi tiêm + buồn nôn + nôn mửa + sốt. Lưu ý, nhiều người gặp phải những tác dụng phụ này sau liều thứ hai hơn là sau liều đầu tiên, vì vậy điều quan trọng là người nhận tiêm chủng phải biết rằng có thể có một số tác dụng phụ sau một trong hai liều, nhưng thậm chí nhiều hơn sau liều thứ hai. 2/ Pfizer : thuốc của Mỹ, dành cho độ tuổi từ 12 tuổi trở lên và người lớn 2 liều chích, mỗi liều chích cách nhau 21 ngày Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất, thường kéo dài vài ngày là: + đau tại chỗ tiêm + mệt mỏi + nhức đầu + đau cơ + ớn lạnh + đau khớp + sốt. Lưu ý, nhiều người gặp phải những tác dụng phụ này sau liều thứ hai hơn là sau liều đầu tiên, vì vậy điều quan trọng là người nhận tiêm chủng phải biết rằng có thể có một số tác dụng phụ sau một trong hai liều, nhưng thậm chí nhiều hơn sau liều thứ hai 3/ Johnson and Johnson: hãng của Mỹ, dành cho trẻ em từ 18 tuổi trở lên và người lớn Chỉ duy nhất một liều chích ngừa. Các tác dụng phụ thường gặp như sau - Ở cánh tay nơi bạn bị chích + Bị đau nhức + Đỏ ửng hồng + Sưng tấy lên Khắp cơ thể bạn sẽ có cảm giác: + Mệt mỏi + Đau đầu + Đau cơ + Nhiễm trùng + Buồn nôn Những tác dụng phụ này thường bắt đầu trong vòng một hoặc hai ngày sau khi chích ngừa. Chúng có thể cảm thấy giống như các triệu chứng cúm và thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn, nhưng chúng sẽ biến mất sau một vài ngày. 4/ AstraZeneca:sản xuất ở nhiều nước- Nga, Nhật, Hàn Quốc, etc, dành cho độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và người lớn 2 liều chích, mỗi liều chích ngừa cách nhau 2 tháng đến 3 tháng. - Tác dụng phụ hiếm thấy bao gồm: + Viêm xung quanh tủy sống + chứng Đông máu thất thường (cứ khoảng 250,000 người chích thì có 1 người bị đông máu blood clot) + lượng tiểu cầu thấp Các tác dụng phụ phổ biến hơn bao gồm: + nổi mề đay + sưng tấy + thở khò khè + suy hô hấp + tức ngực + khó thở + sưng chân + đau bụng + đau đầu + vết tiêm đau nhức nhẹ + mệt mỏi + Đau nhức cơ Theo dữ liệu thử nghiệm, hầu hết các phản ứng này đều nhẹ và hết trong vòng một ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm. Nguồn CDC Mỹ Mylinh Hughes lược dịch  P/s Mỹ Linh dịch bài này để mọi người ở Mỹ và Việt Nam tham khảo.. Thuốc AstraZeneca không phải thuốc của Mỹ nên không được chấp thuận chích ở Mỹ.. Nó chỉ được lưu hành ở Chấu Âu và Châu Á. Thuốc Moderna trên trang CDC họ có cho phép chích ngừa từ 12 trở lên nhưng FDA của Mỹ chưa duyệt . Mọi người lưu ý nha.
......

Sài Gòn giãn cách xã hội toàn thành phố (lockdown)

Lưu Thủy Hương| Xem những tấm hình phong tỏa thành phố của Sài Gòn mà tôi kinh hãi. Một tình trạng hỗn độn chưa từng xảy ra ở nơi nào trên thế giới. Chỉ với hơn 150 ca nhiễm mà thành phố văn minh nhất nước hoảng loạn, nháo nhào. Dịch đã có từ 1 năm rưỡi nay, chính quyền chỉ đóng cửa và đầu độc dân bằng thuốc độc chiến thắng. Cái bi thảm nhất: dân tin họ. Tụ tập, du lịch, rong chơi, đàn đúm, bầu cử... suốt một năm nay - có bao nhiêu người kiên quyết từ bỏ những chuyện này để tránh né dịch? Bây giờ thảm cảnh xảy ra, sự thật tồi tệ có làm người dân tỉnh thuốc? Xem ra với trình độ dân trí quá thấp kém, tình trạng thiếu thông tin họ chỉ càu nhàu, than phiền chứ cũng không hiểu gì hơn. Vậy, chính phủ các nước châu Âu lockdown toàn phần như thế nào? Lockdown toàn phần là tình trạng giới nghiêm khốc liệt và nghiêm ngặt nhất trong mùa dịch: người dân không được phép rời khỏi nơi cư trú. Nhưng lockdown toàn phần vẫn bị giới hạn bởi ba yếu tố: 1. Tình hình an ninh, an toàn và trật tự của xã hội phải được bảo đảm. Những đối tượng quan trọng được miễn hoàn toàn lệnh lockdown: nhân viên y tế, nhân viên nhà máy điện nước, nhân viên cung cấp khí đốt hay nguyên liệu đốt, nhân viên cứu hỏa, nhân viên bưu điện, nhân viên an ninh, cảnh sát giao thông, nhân viên pháp lý tòa án, ngành cung cấp thuốc men thực phẩm… 2. Ngành kinh tế chủ lực không được phép thiệt hại. Người lao động phải được di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và quay trở về. Họ cần có một giấy phép của công ty để xuất trình khi cần thiết. 3. Sức khỏe của người dân phải được ưu tiên. Không được ngăn cản người bệnh đến các phòng mạch và nhà thương. Mọi hoạt động khám chữa bệnh (dù là thông thường nhất như đau răng, trặc tay chân, hen suyễn…) đều phải được tiếp tục hoạt động. Không được ngăn cản quyền đi chăm sóc người bệnh neo đơn, chăm sóc trẻ nhỏ. Mọi đối tượng tham gia chăm nom người già, người bệnh, trẻ em đều có quyền di chuyển tự do. Riêng Berlin và nhiều thành phố ở Đức, dù là những ổ dịch lớn nhất của châu Âu, chưa bao giờ phải lockdown toàn phần. Toàn cảnh mùa dịch vẫn diễn ra trong trật tự và an lành. Giữa mùa lockdown, giữa cao điểm mùa dịch, người dân vẫn được đi dạo ngoài trời, thực hiện các hoạt động thể thao ngoài trời, một gia đình được phép gặp “một người” ngoài trời… Và người dân đã thanh thản vượt qua mùa dịch khốc liệt nhất. Tôi đề nghị: - Chính quyền Việt Nam cần dẹp ngay những cái khẩu hiệu “Việt Nam chống dịch giỏi nhất thế giới”, “thế giới phải học Việt Nam cách chống dịch”, “Việt Nam đất nước của chiến thắng”… Ai hô khẩu hiệu, khởi tố ngay, tội gây tâm lý chủ quan làm phát tán dịch bệnh. - Chính quyền Việt Nam nên nhìn ra thế giới để học tập, nỗ lực thực hiện lockdown một cách có trật tự an toàn nhất để giữ vững kinh tế và bảo đảm cho cuộc sống người dân không rơi vào thảm cảnh hỗn loạn. (Viết nhanh trước giờ đi làm, nếu có gì cần thiết sẽ bổ sung thêm chiều nay trong comment) https://vietnamnet.vn/.../nhieu-nguoi-dan-tp-hcm-phai... *** Lời tựa đặt thếm
......

Luận điểm về nguồn gốc của corona đã quay trở lại

Lưu Thủy Hương Bản tin rất mới của đài truyền hình nt-v. Đài truyền hình chuyên về tin tức lớn nhất của Đức hợp tác với CNN. - Lần đầu tiên một hàng ngũ của những nhà nghiên cứu corona đặc biệt có kinh nghiệm và có uy tín, đã kêu gọi một cuộc điều tra mới về nguồn gốc của virus Sars-CoV-2. - Lần đầu tiên, các nhà virus học danh tiếng cũng công khai nêu quan điểm rằng: một sự cố trong phòng thí nghiệm là nguồn gốc của đại dịch. VTP-LTHg dịch.   --------------   Cho đến hôm nay, nguồn gốc của coronavirus vẫn chưa được biết. Cho đến hôm nay, chuyện lây truyền từ động vật sang người được coi là có nhiều khả năng xảy ra nhất. Ngược lại, luận điểm về một vụ sự cố trong phòng thí nghiệm thường bị bác bỏ như một thuyết âm mưu. Nhưng bây giờ các nhà nghiên cứu đang dựng cho giả thuyết sống lại. Câu hỏi đã được đặt ra ngay sau khi những ca nhiễm coronavirus đầu tiên xảy ra bên ngoài Trung Quốc: Virus này có nguồn gốc từ đâu? Cho đến nay, bối cảnh chính xác của đợt bùng phát đầu tiên vẫn chưa được biết. Tại chợ động vật hoang dã nổi tiếng hiện nay ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, ban đầu người ta nghi ngờ rằng động vật đã chuyển tiếp virus sang người. Dơi bị nghi ngờ là vật chủ gốc, như trường hợp của virus Sars tiền nhiệm. Có thể mầm bệnh từ chúng hoặc từ một vật chủ trung gian khả dĩ đã lây sang người. Covid-19 được gọi là chứng bệnh lây nhiễm từ động vật. Nhưng một luận điểm đảo ngược đã được đưa ra từ rất sớm, đó là một sự cố trong phòng thí nghiệm - bởi vì Vũ Hán cũng là quê hương của Viện Virology Vũ Hán, nơi đang nghiên cứu về Sars và các loại virus corona khác. Và lý thuyết gần đây đã được thúc đẩy cho rằng, một mầm bệnh được lai giống nhân tạo tinh vi có thể vô tình thoát khỏi phòng thí nghiệm để gây ra một đại dịch hiện có hơn ba triệu người chết. Lần đầu tiên, các nhà virus học danh tiếng cũng công khai nêu quan điểm rằng một sự cố trong phòng thí nghiệm là nguồn gốc. Cái đề tài tưởng như là kết thúc rồi. Vào tháng 3 năm 2020, các nhà nghiên cứu trên tạp chí chuyên khoa "Nature" đã bác bỏ luận điểm về sự cố trong phòng thí nghiệm. Họ viết: "Chúng tôi không tin rằng, bất kỳ loại kịch bản nào dựa trên phòng thí nghiệm là xác đáng". Thế mà, luận điểm vẫn tồn tại. Hồi đầu năm, nhà vật lý học người Hamburg Roland Wiesendanger đã gây xôn xao dư luận, khi ông mô tả một sự cố trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là "nguyên nhân khả dĩ nhất gây ra đại dịch corona". Luận điểm về sự cố trong phòng thí nghiệm vẫn "bền vững" Nhưng luận điểm, mà đôi khi được dán nhãn là thuyết âm mưu, hiện đã được phục hồi phần nào: Một bức thư của 18 nhà khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học "Science", trong đó họ đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn gốc của Covid-19 - cũng là bao gồm việc cần xác minh các luận điểm sự cố phòng thí nghiệm. Luận điểm này cũng giống như lý thuyết về nguồn gốc từ động vật, vẫn "bền vững". Trong bức thư, các nhà nghiên cứu tránh lên tiếng ủng hộ một trong hai luận án. Ở điểm này, bức thư khác với sứ mệnh nghiên cứu quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới, WHO tìm kiếm nguồn gốc của Sars-CoV-2 ở Vũ Hán. Trong báo cáo cuối cùng của WHO, nguồn gốc động vật của mầm bệnh được mô tả là "rất có thể xảy ra" và một sự cố trong phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra". Điều này đã không tồn tại được bao lâu. Đích thân giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sau đó đã kêu gọi điều tra thêm về giả thuyết sự cố trong phòng thí nghiệm - những lời kêu gọi tương tự cũng phát xuất từ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Những tác giả của bức thư trên "Science" cũng chỉ trích rằng các nhà điều tra của WHO đã không cho luận điểm về sự cố trong phòng thí nghiệm một tầm vóc thích hợp. Họ kêu gọi, một cuộc điều tra mới, minh bạch và khách quan phải do một cơ quan độc lập kiểm tra. Dường như gió đổi chiều Bức thư này có thể đóng vai trò một bước ngoặt quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn gốc của virus. Giáo sư di truyền học Jena, Günter Theißen, nhận xét trên trang ntv.de. Bởi vì các tác giả của bức thư được in trên tạp chí chuyên ngành "Science", lần đầu tiên là một hàng ngũ của những nhà nghiên cứu corona đặc biệt có kinh nghiệm và có uy tín. Bản thân Theißen cùng với khoảng hai chục nhà nghiên cứu quốc tế khác, trong một bức thư ngỏ vào đầu tháng 3 cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra mới về nguồn gốc của virus. Những người khởi xướng bức thư "Science" hiện nay là nhà sinh học tiến hóa người Mỹ Jesse Bloom và nhà vi sinh vật học David Relman từ Đại học Stanford. Đáng chú ý là Ralph Baric cũng đã ghi tên mình vào văn kiện - trước đây ông đã nghiên cứu virus Sars đầu tiên cùng với nhà nghiên cứu virus nổi tiếng người Trung Quốc Shi Zhengli (được biết đến với biệt danh "Batwoman"). Shi đứng đầu Trung tâm của căn bệnh mới tại Viện virus học Vũ Hán, nơi có khả năng xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, Shi đã sớm khẳng định rằng Sars-CoV-2 không liên quan gì đến phòng thí nghiệm. Theißen lạc quan cho rằng các nhà khoa học nổi tiếng hiện đang công khai kêu gọi một cuộc điều tra về luận điểm sự cố trong phòng thí nghiệm, nhưng đồng thời ông cũng thấy bực tức. Bởi vì ông và những người khác cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra "theo mọi hướng" trong một thời gian dài - nhưng lời kêu gọi của họ đã bị phớt lờ lâu nay. Trình tự gen đáng ngờ trong bộ gen Ngay cả khi Theißen nhấn mạnh rằng tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus cần được theo dõi trong các cuộc điều tra sắp tới, ông vẫn nhận thấy dấu hiệu rõ ràng rằng nó thực sự có thể là một sự cố trong phòng thí nghiệm. Điều khiến Theißen nghi ngờ, là một đặc điểm di truyền của Sars-CoV-2, cho phép virus thâm nhập hiệu quả vào tế bào người bằng protein gai (Spike-Protein) của nó - các codon được sử dụng cho việc này thường hầu như không được loại coronavirus sử dụng. (Người dịch: xem thêm về Codon, https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3_di_truy%E1%BB%81n) Theißen nói với ntv.de: "Nó gần như một bằng chứng rõ ràng“. Cũng không loại trừ khả năng trình tự gen như vậy phát triển một cách tự nhiên. Tuy nhiên khả năng xảy ra không cao. Ngược lại, nhà nghiên cứu cho biết rất dễ tạo ra sự thay đổi gen như vậy trong phòng thí nghiệm. Các thí nghiệm được gọi là "tăng cường chức năng" diễn ra tại Viện Virology ở Vũ Hán thì rất nổi tiếng, trong đó chính xác là các chuỗi gen như vậy đã được kết hợp. Điều duy nhất còn thiếu là, bằng chứng cho thấy một trình tự tương đương cũng đã tiếp diễn với Sars-CoV-2, và một loại virus như vậy sau đó đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cũng có những phản ứng chỉ trích đối với bức thư trên tạp chí "Science". Ví dụ phản ứng của nhà virus học Thụy Điển Kristian Andersen, một trong những tác giả của bài báo ở "Nature", hơn một năm trước đã bác bỏ nghi vấn trong phòng thí nghiệm. Andersen nói với New York Times, mặc dù điều này, cũng như lý thuyết về động vật là nguồn lây nhiễm, đều là giả thuyết có thể. Tuy nhiên, bức thư thiết lập một đẳng thức sai lệch về kịch bản thoát khỏi phòng thí nghiệm và nguồn gốc tự nhiên. Mà cho đến nay, không có bằng chứng đáng tin cậy nào về giả thuyết bộc phát trong phòng thí nghiệm đã được đưa ra, nhà virus học cho biết. Dữ liệu có sẵn rất "phù hợp với nguồn gốc tự nhiên" của virus, như đã được quan sát nhiều lần trong quá khứ. Tuy nhiên: Andersen cũng hỗ trợ các cuộc điều tra sâu hơn về nguồn gốc của virus. "Sự thật sẽ chiến thắng" Nhưng nếu Sars-CoV-2 thực sự xuất hiện một cách tự nhiên - thì bằng chứng về điều đó có thể như thế nào? Theißen nói: “Người ta sẽ phải tìm ra một loại virus trong quần thể động vật hoang dã rất giống với Sars-CoV-2. Đồng thời, dựa trên bộ gen của nó, cần phải chứng minh rõ ràng rằng loại virus này nằm trên gia phả được hình thành bởi các biến thể corona đang tràn lan trên toàn thế giới ngày nay." Theo Theißen, có một ưu điểm là, các nhà nghiên cứu đã biết chính xác bộ gen của loại virus ban đầu này như thế nào. Tuy nhiên, có điều không thể không nghĩ đến là: Về lý thuyết, một loại động vật được giả mạo làm ông tổ của Sars-CoV-2 cũng có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Nhưng để xây dựng được nguồn gốc giả mạo theo cách này, cần rất nhiều nỗ lực và "rất nhiều năng lượng tội phạm", nhà khoa học nhấn mạnh. Liệu sự thật về nguồn gốc của Sars-CoV-2 có bao giờ được đưa ra ánh sáng? Theißen tin tưởng vào điều này. "Về lâu dài, sự thật sẽ chiến thắng." Cùng với nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế không chính thức được gọi là "Hội đoàn Paris", ông muốn tiếp tục tìm kiếm manh mối có thể làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc của đại dịch corona. "Và chúng tôi hy vọng rằng ngày càng có nhiều áp lực tăng lên cho đến khi lời thề im lặng Omertà bị phá vỡ." Bởi vì Theißen nghi ngờ rằng đã có những người biết chính xác cách thức virus xâm nhập ra thế giới. (Người dịch: Lời thề Omertà là lời thề giữ im lặng trong giới mafia và giới tội phạm. Một sự ám chỉ rất nặng nề.) * Tin từ những trang báo khác: https://www.rtl.de/.../corona-ursprung-ist-doch-ein... https://www.nach-welt.com/wissenschaftler-fordern-dass.../    
......

Vaccine Johnson & Johnson cũng được để mở cho mọi người

......

EU nói “KHÔNG” với ý đồ quốc tế hóa bằng phát minh

Lưu Thủy Hương   Tình yêu khoa học đã kết nối hai trái tim nhân hậu. Đối với người Đức, họ là Marie và Pierre Curie. Buổi sáng hôm đám cưới, Özlem Türeci và Uğur Şahin vẫn mặc áo choàng trắng, tất tả làm việc trong phòng thí nghiệm. Buổi trưa, từ phòng đăng ký kết hôn của tòa thị chính, họ lại vội vã đạp xe trở về phòng thí nghiệm. Özlem Türeci và Uğur Şahin không có xe hơi. Bây giờ cũng vậy, sau thành công của vaccine BioNTech, trở thành người giàu có nhất nước Đức, cặp vợ chồng này vẫn lọc cọc đạp xe. Özlem Türeci từng mơ ước trở thành nữ tu để chăm sóc người nghèo. Ngày còn nhỏ, cô bé Özlem hay theo cha vào bệnh viện, hình ảnh các bà sơ tận tụy chăm sóc người bệnh luôn làm cô xúc động. Khi lớn lên, Özlem Türeci từ bỏ mơ ước trở thành sơ của mình mà theo học y khoa để có thể chữa trị cho người bệnh hữu hiệu hơn. Uğur Şahin cũng là bác sĩ, giáo sư trường đại học Mainz. Một người khiêm tốn, ít nói, ông chỉ xuất hiện ngay đúng thời điểm để mang lại hy vọng cho nước Đức và thế giới. Giữa màn đêm tuyệt vọng của đại dịch, Uğur Şahin luôn lặng lẽ - nhẹ nhàng đem lại nguồn ánh sáng. - Đầu tháng 11 năm 2020, thông tin của BioNTech đã mang lại niềm tin chống đại dịch cho toàn thế giới. Theo kết quả đầu tiên của nghiên cứu giai đoạn III, vaccine chống corona của BioNTech có đến 90% hiệu quả bảo vệ. Vaccine BioNTech là vaccine đầu tiên của thế giới hoàn thành sớm nhất giai đoạn III và nộp hồ sơ xin cấp phép ở EU. Özlem Türeci và Uğur Şahin - Tháng 12 năm 2020, giữa lúc thế giới hoảng loạn vì hai loại biến chủng Anh Quốc và Nam Phi, Uğur Şahin lại lên tiếng: “Vaccine của chúng tôi tấn công virus ở nhiều vị trí khác nhau – đó là điểm cơ bản để chúng tôi tin chắc rằng các phản ứng miễn dịch do vaccine của chúng tôi tạo ra có thể vô hiệu hóa loại virus này”. Nghiên cứu vào tháng 1 năm 2021 tại Mỹ sau đó, do công ty Pfizer đảm trách, đã xác nhận tuyên bố của ông Şahin: “Vaccine BioNTech có thể nhanh chóng truy tìm các đột biến mới”. - Mới nhất, ngày 8 tháng 5, trong cơn khủng hoảng vaccine do đại dịch ở Ấn Độ, với áp lực quốc tế hóa bằng phát minh của tổng thống Mỹ, Uğur Şahin từ tốn cho biết: “BioNTech không coi bằng sáng chế là vấn đề của việc phân phối vaccine. Công ty muốn hỗ trợ các nước nghèo qua việc giảm giá thuốc. Mục tiêu của BioNTech là tiếp tục cung cấp vaccine của mình cho các nước nghèo hơn với mức giá phi lợi nhuận.” Nghĩa là, BioNTech sẽ sản xuất vaccine đúng chất lượng, an toàn, hiệu quả và cung cấp giá gốc cho các nước thứ ba. Họ giữ bằng phát minh nhưng từ bỏ lợi nhuận thương mại. Trước đại dịch, BioNTech là công ty nhỏ, nghèo và lận đận. Hai lần đứng trước nguy cơ phá sản vì mục tiêu khoa học do Özlem Türeci và Uğur Şahin theo đuổi: nghiên cứu vaccine chống lại ung thư. Họ được các nhà tỉ phú mạnh thường quân vực dậy để tiếp tục mơ ước khoa học nhân đạo của mình. Tháng 1 năm 2020, khi con virus gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán còn chưa có tên quốc tế, với dự đoán virus sẽ là vấn nạn toàn cầu Uğur Şahin đã bắt tay vào nghiên cứu vaccine. Lần này, BioNTech đối diện với nguy cơ phá sản lần thứ ba. Được nhà nước Đức bảo trợ tài chánh, BioNTech đã gượng dậy và đi tiếp con đường nghiên cứu của mình. Ngày 19 tháng 3 năm 2021, Özlem Türeci và Uğur Şahin được tổng thống Walter Steinmeier trao tặng huân chương danh dự của nước cộng hòa liên bang Đức. Trước những lời khen tặng, họ thu mình lại, lui về phòng nghiên cứu và chỉ nói thật ngắn gọn: “Chúng tôi chỉ thấy nghĩa vụ phải làm điều gì đó khi mà chúng tôi có cơ sở để phát triển vaccine." Hiện nay, Özlem Türeci và Uğur Şahin trở thành những người giàu có nhất nước Đức. Họ vẫn đi xe đạp và không có xe hơi. Uğur Şahin tâm sự khiêm tốn và ngắn gọn: "Tôi là một bác sĩ và một nhà khoa học, động lực chính của chúng tôi chắc chắn không phải là tối ưu hóa tình hình tài chính của mình mà là phát triển các loại thuốc." Với số tài sản hiện nay, hai vợ chồng giáo sư dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu những loại vaccine mới chống lại bệnh ung thư và bệnh Multiple Sklerose. Hủy bằng phát minh của ông bà Özlem Türeci và Uğur Şahin, đẩy họ trở về cảnh cơ hàn, là hành động vô ơn tồi tệ nhất mà con người có thể nghĩ ra. Nó ghê tởm, u ám như cái thời chủ nghĩa cộng sản lên ngôi: đánh địa chủ, đánh tư bản, quốc hữu hóa các xí nghiệp. Cảm ơn bà Merkel và các nước EU đã nói “KHÔNG” với ý đồ quốc tế hóa bằng phát minh. https://www.rtl.de/.../studie-bestaetigt-biontech... https://migrations-geschichten.de/tureci-und-sahin/ https://www.dw.com/.../bundesverdienstkreuz.../a-56886969 https://www.swr.de/.../biontech-mainz-gruender-portrait... https://www.sueddeutsche.de/.../oezlem-tuereci-eine... https://www.handelsblatt.com/.../vakzin.../27172988.html  
......

Giao ra bản quyền sáng chế vắc xin không phải là một "giải pháp cấp tốc thần kỳ“.

Coronavirus-Impfstoffe © Dado Ruvic/​Reuters   Các quốc gia của Cộng đồng Âu Châu (EU) xem việc giao ra bản quyền sáng chế vắc xin không phải là một "giải pháp cấp tốc thần kỳ“. Bao Quoc Tran - TBQ chuyển ngữ   Nhiều nguyên thủ nhà nước và chính phủ Âu Châu nghi ngờ chuyện có thể thu hoạch các lợi ích trong thời gian ngắn hạn. Họ yêu cầu Mỹ hãy cụ thể hóa đề xuất này. Thủ tướng Đức, bà Merkel đã cảnh báo có nguy cơ ăn cắp kiến thức từ Trung Cộng.   Đề xuất của chính phủ Mỹ về việc giao ra bản quyền sáng chế vắc xin corona đã vấp phải sự hoài nghi tại Hội nghị Thượng đỉnh Âu Châu đang diễn ra ở Bồ Đào Nha. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu (EU) Charles Michel cho biết, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ không đồng ý rằng việc cho tự do phát hành thuốc sẽ là "một giải pháp thần kỳ trong thời gian ngắn hạn tới đây" để giải tỏa tình trạng thiếu hụt vắc-xin toàn cầu. "Nhưng chúng tôi sẵn sàng giải quyết vấn đề này khi có đề xuất cụ thể".   Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát đi tín hiệu đáng ngạc nhiên rằng họ muốn ủng hộ việc đình chỉ bảo hộ bản quyền sáng chế vắc xin chống corona. Điều này được một phần trong hàng ngũ của các quốc gia EU hoan nghênh. Tuy nhiên, khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh ở Porto thì những tiếng nói hoài nghi đã tăng lên - bao gồm cả tiếng nói của bà Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức. Theo thông tin từ những người tham gia hội nghị, bà Merkel đã lên tiếng phản đối rõ ràng và tuyên bố rằng công nghệ chuyên môn tân tiến mRNA, cần cho sản xuất loại vắc xin mới có thể bị chảy vào tay Trung Cộng. Cộng hòa Nhân dân Trung cộng có thể hưởng lợi bí quyết này dễ dàng hơn các nước đang phát triển.   Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron một lần nữa nhấn mạnh rằng việc trao ra bản quyền sáng chế vắc xin sẽ không có ích lợi gì nếu hạ tầng cơ sở sản xuất vắc xin không có sẵn. Chìa khóa để chống lại sự thiếu hụt vắc-xin trên toàn cầu do đó là sự "hiến tặng các liều vắc xin". Câu hỏi đặt ra là liệu các nước sản xuất vắc xin có sẵn sàng xuất khẩu thuốc hay không. Ông Macron nói: “Các bản quyền sáng chế không phải là chuyện quan trọng hàng đầu và đã chỉ trích hành vi của Mỹ cũng như Anh quốc liên quan đến lệnh cấm xuất khẩu vắc xin corona của họ. Ông cho biết: “Ngày nay 100% các vắc-xin sản xuất tại Hoa Kỳ thì được đưa vào thị trường Mỹ. Trong khi Châu Âu đã xuất khẩu hàng triệu liều vắc xin ra ngoài.   Trên thực tế, theo số liệu của EU thì hơn 200 triệu liều vắc xin đã được xuất khẩu cho đến nay – tương đương với số lượng được giao ra cho các nước trong châu Âu. Ngược lại thì Mỹ chủ yếu giữ lại vắc-xin mà họ tự sản xuất ra. Tuần trước ông Biden cho biết vắc-xin từ Mỹ cũng sẽ trở thành "kho vũ khí" cho các quốc gia khác trong tương lai. "Nhưng bất cứ người Mỹ nào cũng có quyền truy cập thuốc trước."   Tại Hội nghị Thượng đỉnh, các quốc gia của Cộng đồng Âu Châu đã yêu cầu chính phủ Mỹ cụ thể hóa đề xuất của mình. Ông Michel nói: “Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta phải làm mọi thứ có thể để tăng sản lượng vắc-xin trên toàn thế giới. Điều này cũng bao gồm việc chuyển giao công nghệ sản xuất để nhiều nhà máy có thể nắm vững các quy trình sản xuất vắc xin phức tạp. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tập đoàn Pfizer và công ty dược phẩm Moderna sản xuất vắc xin của Mỹ - với Moderna thì va chạm trực tiếp lợi ích của công ty, còn với Pfizer thì va chạm lợi ích của công ty BioNTech thuộc về nước Đức.   Nguyên thủ Ủy ban Âu Châu EU là bà Ursula von der Leyen cho biết: "Chúng tôi mời tất cả mọi người tham gia vào cuộc tranh luận về việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và về việc chúng ta sẵn sàng như thế nào để thực hiện xuất khẩu một phần lớn những gì được sản xuất trong khu vực này." Bà nhấn mạnh rằng khi đầu tư vào năng lực sản xuất thì không chỉ ở châu Âu. "Chúng ta cũng cần làm việc với các công ty dược phẩm để xây dựng năng lực dần theo thời gian, ví dụ như ở châu Phi."   Nguồn: https://www.zeit.de/.../coronavirus-impfstoffe...  
......

‘Thành trì cuối cùng’ phòng chống COVID-19 đã bị tấn công

HÀ NỘI, Việt Nam – Sáng ngày 7 Tháng Năm, Bệnh Viện K Trung Ương ở Hà Nội đã bị phong tỏa do có ca nghi mắc COVID-19. Theo đó, sẽ tiến hành tạm thời phong tỏa các đơn vị gồm nhân viên y tế, người lao động, người bệnh và người nhà tại 3 cơ sở Bệnh viện K để phục vụ cho công tác chống dịch. Bệnh Viện K – Cơ sở Tân Triều. (Hình: Soha) Trước đó, phía Bắc Việt Nam đã có 6 bệnh viện bị phong toả: BV Đa khoa Phúc Yên (Vĩnh Phúc) BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quỳnh Lập (Nghệ An) Bệnh viện Phổi Lạng Sơn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Bệnh viện Quân Y 105 (Sơn Tây, Hà Nội) Như thế, tại thời điểm này, Việt Nam đã có 7 bệnh viện bị phong tỏa, trong đó có 2 bệnh viện trực thuộc trung ương. Điều đáng lo ngại là, theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, GĐ Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội, khi hệ thống bệnh viện – “thành trì cuối cùng” trong việc phòng chống dịch – bị suy yếu, thảm họa y tế lẫn nhân đạo sẽ xảy ra, như đang xảy ra tại Ấn Độ. Và điều đáng lo sợ ấy đang xảy ra, dịch bệnh COVID-19 đã lan vào bệnh viện với nguy cơ rất nhiều người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. PGS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế, cho rằng bệnh viện từ trước tới nay luôn được coi là môi trường nguy hiểm nhất có thể lây nhiễm Covid-19. Bệnh viện luôn có lượng người đi lại rất lớn từ bệnh nhân tới khám, điều trị và người thăm nuôi. Điều nguy hiểm nữa là nếu dịch xảy ra ở bệnh viện, “lẻn” vào các khoa, phòng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, suy thận, để doạ tính mạng các bệnh nhân đang bị bệnh nặng này. Theo PGS Trần Đắc Phu hiện nay tình hình dịch ở Việt Nam phức tạp hơn rất nhiều do nguồn lây nhiều, tốc độ lây nhanh. So với 3 làn sóng trước, điểm khác biệt của đợt dịch thứ 4 này ở Việt Nam là sự xuất hiện của nhiều “hình thái” lây lan cùng 1 lúc. Thứ nhất, bệnh dịch xâm nhập từ các nguồn nhập cảnh bất hợp pháp qua biên giới đường bộ, đường biển với các nước trong khu vực đang có dịch như Lào, Campuchia, Thái Lan… Thứ hai, các nguồn lây trong khu cách ly (trường hợp ở Yên Bái khả năng lây trong khu cách ly rất cao). Thứ ba, nguồn lây trong bệnh viện. Thứ tư, lây trong quán bar, karaoke. Thứ năm, lây trong máy bay. Đến thời điểm này, PGS Phu cho rằng còn có thể có các mầm bệnh lẫn khuất trong cộng đồng. Đặc biệt là sau kỳ nghỉ lễ vừa qua, việc đi lại đông đúc giữa các tỉnh, thành phố là không thể kiểm soát… nên có khả năng lây lan nhanh, phát sinh ra nhiều ổ dịch ở nhiều địa phương. [SGN] https://saigonnhonews.com/tin-viet-nam/thanh-tri-cuoi-cung-phong-chong-covid-19-da-bi-tan-cong/
......

Drosten không lo ngại biến chủng Ấn Độ

Lưu Thủy Hương Theo Christian Drosten, việc tiêm phòng corona phải được tái chủng sau vài tháng. Tuy nhiên, điều này không do tác động của các biến thể. Christian Drosten tin chắc rằng, việc tái chủng corona cần tiến hành sau mùa hè. "Bắt đầu từ mùa thu hoặc mùa đông, ít nhất các nhóm nguy cơ sẽ được tiêm phòng lại một lần nữa". Nhà virus học giải thích rằng, có thể là với một loại vaccine, nó sẽ cung cấp một "bản cập nhật" chống lại các biến thể corona khác nhau. Tuy nhiên, sự cần thiết của tái tiêm chủng chính là để củng cố lại niêm mạc bảo vệ. Theo Drosten, cái gọi là kháng thể igA được tìm thấy trong niêm mạc ở vùng miệng và cổ họng. Những kháng thể này sẽ bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của coronavirus. Một nghiên cứu từ Vũ Hán cho thấy, theo thời gian, lượng kháng thể igA trong niêm mạc của những người đã khỏi bệnh ngày càng giảm đi. Theo Drosten, những người này có khả năng sẽ bị nhiễm corona lần thứ hai. Nhưng nhờ các kháng thể khác trong cơ thể mà diễn biến của bệnh của họ sẽ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau đó họ có thể truyền virus cho người khác. Drosten: Lớp niêm mạc bảo vệ chống lại corona không tồn tại mãi Ngay cả sau khi chủng ngừa, các kháng thể IgA này vẫn giảm dần theo thời gian, Drosten nói. Khoảng thời gian thì chưa biết được. Drosten cho hay rằng, sẽ là một bất ngờ rất lớn "nếu niêm mạc bảo vệ tồn tại suốt đời sau khi tiêm hai liều vaccine". Nhiều khả năng là vài tháng thôi. "Bất kỳ ai được tiêm phòng đầy đủ vào mùa xuân đều có thể giảm đáng kể lượng kháng thể igA vào mùa đông." Do đó, nước Đức nên chuẩn bị để tiêm chủng nhiều hơn là chỉ tiêm cho "các nhóm có nguy cơ" vào mùa đông. Tuy nhiên, theo quan điểm của Drosten, không có lý do gì để hoảng sợ. Bởi vì niêm mạc bảo vệ chống lại corona càng được củng cố thường xuyên - do tiêm chủng hoặc do nhiễm bệnh nhẹ - thì thời gian bảo vệ càng được kéo dài. Sau đó không còn là vài tháng, mà là vài năm. Drosten nói: “Các tuyên ngôn về ngày tận thế, mà theo đó đại dịch corona sẽ không bao giờ kết thúc, là nhảm nhí.“ Và hơn nữa: "Những gì chúng tôi thấy ở đây là những quan sát hoàn toàn bình thường, mà cũng là điều chúng tôi mong đợi, virus hoành hành và rồi sẽ đi đến giới hạn cuối cùng của nó“. Đột biến corona ở Ấn Độ không phải là nguyên nhân khiến Drosten lo ngại Người đứng đầu Khoa Virus học tại Trường Y Khoa Charité ở Berlin cũng hướng tầm nhìn về Ấn Độ. Các nhà chức trách ở đó gần đây đã ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Những thảm cảnh trong khoa hồi sức cấp cứu - hệ thống y tế quá sức cũng như lò hỏa táng quá tải. Ngoài ra, ngày càng có nhiều lo ngại về biến thể corona B.1.617 đang tràn lan ở Ấn Độ. Liệu nó có phải là nguyên nhân gây ra số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng hay không vẫn chưa được chứng minh một cách chắc chắn. "Có vẻ như biến chủng là sự thay đổi lớn gây ra tình trạng bi thảm ở Ấn Độ," Drosten nói về các báo cáo trên truyền thông. Tuy nhiên, ông không nghĩ là như vậy. Theo các nghiên cứu mới nhất, mặc dù B.1.617 là đột biến thoát miễn dịch chống lại kháng thể, nhưng năng lực của nó không đặc biệt cao. Drosten nói: "Đó không là lý do để lo lắng. Biến chủng này kém hiệu quả hơn so với loại đột biến Nam Phi". Đúng hơn, cơn thịnh nộ của làn sóng thứ ba ở Ấn Độ là do sự kết hợp của các điều kiện. Đột biến thoát miễn dịch nhẹ ảnh hưởng đến một bộ phân dân chúng có khả năng miễn dịch cộng đồng thấp bởi vì, chiến dịch tiêm chủng ở Ấn Độ vẫn chưa tiến xa. Drosten cũng không tin rằng, vaccine chống lại B1.617 bị giảm hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu hiện tại sẽ không cho phép kết luận như vậy, nhà virus học cho biết. "Điều này không làm tôi lo âu chút nào." Về tình trạng có nhiều loại biến chủng, Drosten cũng cho biết: “Dựa trên cơ sở dữ liệu rất ít hiện có, có thể kết luận rằng biến chủng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra làn sóng lây nhiễm dữ dội trong nước, mà do một số lượng quá lớn của cả một quần thể virus”. Biến chủng B.1.1.7 (Anh Quốc) dễ lây lan hơn hiện đang chiếm ưu thế ở quốc gia này, mới là loại hoành hành dữ dội. Ở Ấn Độ, sức khỏe cơ bản của người dân cũng kém hơn ở Đức, điều này có thể so sánh trong khả năng miễn dịch của những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, Drosten nói rõ rằng tình hình có thể thay đổi: "Có thể trong hai tháng nữa, chúng ta sẽ tìm ra một cách nào đó để xử lý con virus này." * Nguồn: Drosten macht sich keine Sorgen wegen indischer Mutation Vì bản tin khoa học này rất phức tạp và khó dịch, tôi phải củng cố bản dịch bằng những bài báo khác: https://www.spiegel.de/.../corona-mutante-in-indien... https://www.morgenpost.de/.../Drosten-indische-Corona...  
......

Báo cáo về 6 ca huyết khối sau khi tiêm vaccine Johnson&Johnson có đáng lo?

VOA| Không nên quá lo ngại về các ca huyết khối vừa được ghi nhận ở những phụ nữ được chích vaccine Johnson & Johnson, một bác sĩ gốc Việt ở Mỹ nói với VOA trong lúc vaccine này đã bị Mỹ đình chỉ sử dụng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ khuyến nghịtạm dừng sử dụng vaccine Covid-19 của hãng Johnson & Johnson sau khi được báo cáo 6 trường hợp bị huyết khối ‘hiếm gặp và nghiêm trọng’. Sáu trường hợp này nằm trong số hơn 6,8 triệu liều vaccine Johnson & Johnson đã được chích ở Mỹ. ‘Cực kỳ hiếm gặp’ Tất cả những người bị huyết khối là phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 48 và các triệu chứng xảy ra từ 6 đến 13 ngày sau khi tiêm, theo một tuyên bố chung hôm 13/4 của Tiến sĩ Anne Schuchat, phó giám đốc CDC và Tiến sĩ Peter Marks, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của FDA. “CDC sẽ triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) vào thứ Tư ngày 14/4 để xem xét thêm các trường hợp này và đánh giá ảnh hưởng có thể của chúng,” tuyên bố cho hay. “FDA sẽ xem xét phân tích đó và cũng điều tra những ca này. Cho đến khi quá trình này hoàn tất, chúng tôi khuyến nghị nên tạm dừng sử dụng vaccine này vì lý do thận trọng. Điều này rất quan trọng, một phần, để đảm bảo rằng cộng đồng y tế nhận thức được nguy cơ của việc này và lên kế hoạch nhận biết và xử lý thỏa đáng do cần có cách điều trị đặc biệt đối với loại máu đông.” Hãng Johnson & Johnson cũng ra tuyên bố cho biết họ đã quyết định ‘chủ động trì hoãn triển khai’ vaccine của họ ở châu Âu. Đối với những người đã tiêm vaccine Johnson & Johnson, những người bị đau đầu dữ dội, đau bụng, đau chân hoặc khó thở trong vòng ba tuần sau khi tiêm nên liên hệ với bệnh viện của họ, tuyên bố viết. Johnson & Johnson cũng lưu ý rằng những ca như thế này ‘dường như cực kỳ hiếm’. “Đây là trường hợp rất hiếm gặp. Tỷ lệ 1 trên một triệu, và khi tiêm hàng triệu liều vaccine, chúng ta sẽ thấy những trường hợp như thế này vốn không xuất hiện trong thử nghiệm lâm sàng vì không có đến hàng triệu người tham gia,” Tiến sĩ Carlos del Rio, phó hiệu trưởng điều hành Trường Y thuộc Đại học Emory, được CNN dẫn lời nói. “Nhưng tôi muốn chúc mừng CDC và FDA đã phản ứng rất nhanh, tạm dừng tiêm chủng cho đến khi biết thêm thông tin, và họ thực sự cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra,” ông del Rio nói thêm. “Tôi nghĩ an toàn vaccine luôn là ưu tiên hàng đầu.” Tiến sĩ Carlos del Rio nói rằng ông vẫn khuyên mọi người nên chích vaccine Covid-19. Thông báo từ FDA và CDC có nghĩa là tất cả các kênh y tế liên bang có tiêm vaccine – từ các địa điểm tiêm chủng hàng loạt, trung tâm y tế cộng đồng…vốn trước đây đã tiêm vaccine Johnson & Johnson sẽ ngay lập tức dừng lại. ‘Nên chích cho nam giới’ Trao đổi với VOA, bác sĩ Nguyễn Đông Châu chuyên về tim mạch và nội thương tại Bệnh viện Houston Methodist Texas cho biết bệnh viện của ông đã ngưng tiêm vaccine của Johnson & Johnson ngay sau khi có tin tức về tác dụng phụ. Theo lời ông thì bệnh viện này đã tiêm nửa triệu mũi vaccine COVID-19 cho người dân ở Houston trong đó có vaccine của Johnson & Johnson. “Theo thống kê thì chưa có trường hợp nào bị đông máu hết,” ông nói về tình hình ở đó. Ông nhận định những trường hợp máu đông được báo cáo sau khi tiêm vaccine là máu đông trong tĩnh mạch ở não bộ cho nên có thể gây nguy hiểm đến mức gây tai biến mạch máu não hoặc có thể dẫn đến tử vong. Bác sĩ Châu cho rằng tất cả các trường hợp xảy ra tác dụng phụ đều ở những người phụ nữ trẻ trong độ tuổi còn kinh nguyệt cho nên có khả năng hiện tượng máu đông này là ‘do kích thích tố ở nữ giới gây ra’. “Có những người phụ nữ đã dùng thuốc ngừa thai có thể ảnh hưởng đến hormone nữ cũng có thể gây máu đông,” ông nói thêm. Bác sĩ Châu lưu ý các vaccine của hãng Pfizer và Moderna sử dụng vật chất di truyền là mRNA, mô phỏng lớp áo của virus corona đưa vào cơ thể, để kích thích hệ miễn dịch trong khi vaccine của Johnson & Johnson và AstraZeneca đều sử dụng chính con virus đã bị làm suy yếu để bào chế vaccine. “Có thể con virus đã bị làm suy yếu đó gây ra phản ứng miễn dịch khác ngoài ý muốn,” ông giải thích. Tuy nhiên bác sĩ Châu cũng nói rằng các ca đông máu này không đến nỗi quá lo lắng vì mỗi năm ở Mỹ có từ 300.000 đến 500.000 ca máu đông vì những nguyên nhân khác nhau. “Nguy cơ là rất thấp,” ông nói và nhấn mạnh rằng chỉ có sáu ca tác dụng phụ trong tổng số gần 7.000.000 người đã chích vaccine Johnson & Johnson. “Chỉ có những phụ nữ trẻ mới bị nên có thể chích cho những phụ nữ đã tắt kinh rồi hay chích cho nam giới không thôi,” ông đề xuất. Đối với những người đã tiêm vaccine Johnson & Johnson, ai bị nhức đầu hoa mắt hay có những triệu chứng giống như của tai biến mạch máu não thì phải nên đi bệnh viện cấp cứu liền, bác sĩ Châu khuyến cáo, trong khi những người mới chích gần đây cũng nên đi thử máu lại để xem lượng tiểu cầu có bị xuống cấp hay không./.  
......

Chúng ta biết: có ca tử vong sau khi tiêm vaccine Astrazeneca

Lưu Thủy Hương Bản tin của đài WDR này dành riêng cho tôi và hơn hai triệu người Đức bị "mắc kẹt giữa hai mũi tiêm". Nghĩa là, từ tháng Hai, tôi và những người này đã nhận được mũi vaccine AstraZeneca đầu tiên dành cho đối tượng ưu tiên: nhân viên y tế, giáo viên và bảo mẫu. Sau 37 ca nghi vấn tụ máo não (với 9 ca tử vong) – đa phần là phụ nữ - Bộ Y tế Đức đã yêu cầu ngưng chủng AstraZeneca cho độ tuổi dưới 60. Hiện nay, tôi và hơn hai triệu người đang chờ tiêm mũi thứ hai với loại vaccine khác, dự kiến là BioNTech hay Moderna. Nhưng, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu lâm sàng nào về việc sử dụng cùng lúc hai loại vaccine khác nhau hoàn toàn về cơ chế phát triển. Nếu khuyến nghị của Bộ Y tế được các tiểu bang và nhà khoa học thông qua, cuối tháng Tư này (hay đầu tháng Năm), tôi sẽ là đối tượng thử nghiệm đầu tiên với hai loại vaccine. Quả là chuyện ly kỳ mùa dịch. Tôi dịch nhanh bản tin của đài WRD. Mong các bạn hết sức bình tĩnh và thận trọng với các con số tử vong bên dưới. Đây là con số trung thực được đưa ra để nghiên cứu và khảo sát. Nó hoàn toàn không nhằm mục đích chống đối vaccine, vu khống hay bịa đặt thêm những điều phản khoa học. Tôi cũng thận trọng tối đa, dịch và kèm theo nguyên đoạn bằng tiếng Đức để các anh/chị của tôi ở đây kiểm tra và xác nhận lại đoạn dịch của tôi. ** https://www1.wdr.de/.../astrazeneca-impfung-zweitimpfung... Chúng ta biết: có ca tử vong sau khi tiêm vaccine Astrazeneca Tác giả: Lena Sterz Từ thứ Bảy, những người trên 60 tuổi có cơ hội sắp xếp một lịch tiêm vaccine Astrazeneca. Đồng thời, Ủy ban Thường trực Tiêm chủng cũng khuyến cáo những người dưới 60 tuổi nên nhận một loại vaccine khác cho mũi tiêm thứ hai. Tới rồi lui với vacinne Astrazeneca: đầu tiên nó được khuyên dùng cho những người trẻ tuổi, bây giờ là cho những người trên 60 tuổi. Dưới đây là các câu hỏi và câu trả lời về những phát triển và phát hiện mới nhất: Tại sao người ta cho rằng, ở những người trên 60 tuổi lại ít bị các loại tác dụng phụ hiếm mà nghiêm trọng? - Người đứng đầu Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (STIKO), Thomas Mertens, nói với báo Spiegel, không thể nói chắc chắn rằng chúng không xảy ra ở người cao tuổi. "Nhưng ở đây chúng tôi có thể rút kinh nghiệm từ Vương quốc Anh. Một số lượng lớn người cao tuổi đã được tiêm vaccine Astrazeneca mà không có bất kỳ vấn đề đáng chú ý nào được báo cáo." Tình hình nghiên cứu về tụ máu tĩnh mạch não sau khi tiêm vaccine Astrazeneca ra sao? - Đại học Greifswald đã xem xét, cơ chế nào dẫn đến các ca tụ máu tĩnh mạch não cho đến nay. Cơ chế hiện đã rõ ràng hơn vì 25 mẫu bệnh nhân hiện đã được kiểm tra và nó xảy ra ở tất cả các ca đều như nhau. Chỉ còn chưa rõ lý do, tại sao phụ nữ trẻ tuổi lại bị ảnh hưởng nhiều hơn cả, các yếu tố tương hỗ đóng vai trò nào và thành phần nào trong vaccine đã kích hoạt trạng thái này. Tại sao hiện nay, những người dưới 60 tuổi đã được tiêm vaccine Astrazeneca nên tiêm một loại vaccine khác ở mũi tiêm thứ hai? - STIKO cho biết rằng, cho đến nay không có dữ liệu nào về nguy cơ khi tiêm mũi vaccine thứ hai. Cho đến khi có được các dữ liệu liên quan, thì STIKO khuyến cáo rằng những người dưới 60 tuổi nên tiêm một liều vaccine mRNA thay vì liều vaccine AstraZeneca thứ hai, 12 tuần sau mũi tiêm chủng đầu tiên. Nhà miễn dịch học Carsten Watzl từ Đại học Dortmund nhận thấy điều này không có vấn đề gì. "Về mặt miễn dịch, không có vấn đề gì nếu nhận thêm một loại vaccine thứ hai vì cả hai loại vaccine cuối cùng đều có cùng một mục tiêu." Bộ trưởng Y tế Liên bang Jens Spahn muốn trình bày với các bộ trưởng y tế của các bang liên bang về khuyến nghị vào ngày thứ Tư. Tại sao ở Anh mọi lứa tuổi vẫn được tiêm vaccine Astrazeneca? - Nước này tin rằng hiệu quả của vaccine lớn hơn nguy cơ mắc một tác dụng phụ hiếm gặp. Nước Anh vừa công bố số liệu lần đầu tiên về tụ máu tĩnh mạch não: 22 trường hợp (có thể) xảy ra vào tháng Ba sau khi tiêm vaccine Astrazeneca, theo một báo cáo của chính phủ. Cơ quan chính phủ cũng đã công bố số liệu về các ca tử vong có thể liên quan đến tiêm chủng. Astrazeneca đã báo cáo 421 trường hợp và Biontech 283 trường hợp. Cho đến nay, 126.000 người đã chết ở Anh do bệnh coronavirus. (Nguyên văn tiếng Đức: Großbritannien hat gerade erstmals Zahlen zu Sinusvenenthrombosen veröffentlicht: 22 seien im März nach einer Impfung mit Astrazeneca aufgetreten, heißt es in einem Regierungsbericht. Die Behörde hat außerdem Zahlen zu Todesfällen veröffentlicht, die im Zusammenhang mit einer Impfung stehen können. Bei Astrazeneca sind 421 Fälle gemeldet worden, bei Biontech 283 Fälle. An den Folgen einer Coronavirus-Erkrankung sind in Großbritannien bisher 126.000 Menschen gestorben.)./.  
......

Corona và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Bắc Hàn: Các nhà ngoại giao rời khỏi Bình Nhưỡng

Lưu Thủy Hương TAZ (Die Tageszeitung) là một tờ báo thường có những bài rất hay và sắc sảo về tình hình quốc tế. Họ đưa lên mạng cho người dân đọc chùa và kèm theo lời kêu gọi hãy giúp đỡ kinh phí để những nhà báo tự do, chân chính được làm việc độc lập. Tôi lấy bài của TAZ dịch cho bạn bè đọc chùa, lòng rất áy náy. Cho nên tôi cũng đăng thêm lời kêu gọi: „Xin hãy hỗ trợ các nhà báo của TAZ“. Vậy thôi, chứ biết làm sao hơn. Cảm ơn TAZ. Người Việt chúng tôi rất thiếu thông tin. Giới thiệu với các bạn một bài báo hiếm của TAZ về tình hình ở Bắc Hàn. VTP-LTH * ** https://taz.de/Corona-und-Wirtschaftskrise-in.../!5763974/ Corona và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Bắc Hàn: Các nhà ngoại giao rời khỏi Bình Nhưỡng Cạn kiệt thuốc men và hàng hóa: Theo Đại Sứ quán Nga, sự thiếu hụt ở Bắc Hàn đang ở "mức độ nghiêm trọng chưa từng có". Từ những tuần gần đây, số nhân viên ngoại giao và nhân viên cứu trợ nước ngoài rời bỏ Bắc Hàn liên tục tăng lên. Đại Sứ quán Nga cho biết điều này trong một thông báo đăng trên Facebook từ Bình Nhưỡng, hãng tin AP đăng tải lại. Theo đó, điều kiện sống ở quốc gia Đông Bắc Châu Á đang ngày càng trở nên khó khăn đối với những đặc nhiệm người nước ngoài, do sự thiếu hụt nghiêm trọng về thuốc men và mặt hàng tiêu dùng. Tình trạng này sẽ gia tăng do chính sách hạn chế khốc liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Bản tin của Đại Sứ quán Nga hôm thứ Năm cho biết, Bắc Hàn không có khả năng "giải quyết các vấn đề y tế". Cơ quan đại diện của nước Nga, một trong những đại diện có số lượng lớn nhất trên tại Bắc Hàn, dự kiến sẽ có một cuộc "di tản" quy mô của người nước ngoài. Vào ngày 18/3, khoảng 38 người nước ngoài đã rời Bắc Hàn. Họ bị cách ly trong hai tuần tại thị trấn biên giới Đan Đông của Trung Quốc. Đại Sứ quán ước tính có ít hơn 290 người nước ngoài hiện đang ở Bình Nhưỡng. Trong đó có tổng cộng chín đại sứ quán và bốn đại diện doanh nghiệp. Không còn nhân viên LHQ trong nước Hai nhân viên LHQ quốc tế cuối cùng đã rời khỏi xứ này vào tháng Ba. Các tổ chức viện trợ quốc tế hiện không còn nhân viên nước ngoài nào ở lại Bắc Hàn. Người ta có thể thông cảm cho những người rời bỏ thủ đô Bình Nhưỡng, bản tin của Sứ quán cho biết. Không phải ai cũng có thể sống nổi với "tình trạng hạn chế toàn phần, ở mức độ nghiêm trọng chưa từng có". Vào tháng 2, các gia đình ngoại giao Nga đã làm cho cả thế giới xúc động, khi họ đẩy một xe bánh kéo trên đường sắt chở trẻ em và hành lý, một cuộc đào thoát kéo dài hơn 30 giờ từ Bắc Hàn ra đến cầu biên giới. (ND: xem hình bên dưới). Giới lãnh đạo độc tài ở Bình Nhưỡng tuyên bố, Bắc Hàn vốn dĩ là một nước cô lập nên không có corona và một phần của các biện pháp nghiêm ngặt chống đại dịch là phong tỏa biên giới suốt một năm nay. Thông tin của một quốc gia từ trước đến nay luôn khép kín hầu như không bao giờ có thể được xác minh. Chế độ này hiếm khi tự đưa ra các con số, và nếu có, thì chỉ là những con số được sàng lọc rất kỹ lưỡng. Hiện nay người ta không rõ, Bắc Hàn bị ảnh hưởng bởi đại dịch ở mức độ nào. Sự lây lan của Covid-19 ở Bắc Hàn vẫn không rõ ràng Tuyên bố không có corona của chính quyền được xem là không đáng tin cậy. Bởi vì trước khi phong tỏa, họ từng có mối thông thương không chính thức vượt trội với Trung Quốc, nơi đại dịch lây lan trên toàn thế giới. Đài truyền hình Hoa Kỳ, Á Châu Tự Do (RFA) đã đưa tin vào cuối tháng Ba, trích dẫn các nguồn địa phương giấu tên, về hơn 100 trường hợp tử vong và 13.000 ca nghi nhiễm chỉ riêng ở tỉnh miền Bắc, Hamgyong. Theo Daily NK, từng làm việc với người tị nạn Bắc Hàn tại Seoul, có bốn thành phố biên giới đã bị đóng cửa vào tháng Hai và tháng Ba. Như vậy, rõ ràng là những người từ Trung Quốc đã có thể nhập cảnh. Trước đại dịch, Bắc Hàn vẫn có hoạt động buôn lậu rộn ràng qua biên giới với Cộng hòa Nhân dân láng giềng. Tuy nhiên, việc Bắc Hàn thực hiện lockdown khắc nghiệt, đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nguồn cung cấp, dù ban đầu ngăn chặn được số lượng lớn các ca lây nhiễm. Đã vậy, họ thiếu năng lực xét nghiệm. Kết quả của lockdown, làm cho lượng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống khoảng 80%. Đại diện Liên Hợp Quốc: Lockdown dẫn đến nạn đói Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về nhân quyền ở Bắc Hàn, Tomás Ojea Quintana, đã cảnh báo trong một tường trình được công bố vào giữa tháng Ba về tình trạng đói và nghèo đang gia tăng hơn nữa. Đã có trường hợp người chết vì đói. Theo chương trình Covax của Tổ chức Y tế Thế giới, Bắc Hàn sẽ nhận được 1,7 triệu liều thuốc chủng ngừa từ AstraZeneca. Điều này có nghĩa là gần 900.000 người trong số khoảng 25 triệu dân có thể được tiêm chủng. Bắc Hàn được cho là đã theo chân Nam Hàn trong việc lựa chọn loại thuốc chủng, họ đã giành riêng được tiêu chuẩn với thuốc chủng này – tin từ Daily NK. Nhưng trong khi miền Nam tự sản xuất thuốc chủng theo giấy phép ngay trong nước, thì Bắc Hàn sẽ lấy các lô thuốc chủng của mình từ giấy phép sản xuất của Viện Huyết thanh ở Ấn Độ. Theo Daily NK, chế độ cai trị Bắc Hàn của Kim Jong Un đã thành lập một nhóm tấn công mạng - được gọi là Cục 325 - là một phần của bộ máy gián điệp của họ để lấy cắp thông tin về Covid-19 và thuốc chủng ngừa từ các viện khoa học nước ngoài, cơ quan nghiên cứu nước ngoài, công ty nước ngoài và các chính phủ. Nhóm tấn công mạng này, bao gồm năm đơn vị và được cho là vận hành hai phòng thí nghiệm riêng biệt, trực thuộc Kim Jong Un. Họ đã đạt được thành công là từng đọc qua thông tin của công ty Pfizer - Mỹ, nơi phát triển và sản xuất thuốc chủng Covid 19 cùng với công ty Mainz Biontech. Họ đọc bao nhiêu thì không ai biết. Nhưng Bắc Hàn được cho là đã bắt đầu thử nghiệm thuốc chủng của riêng mình từ đầu tháng Giêng. ** Đọc thêm tin của Spiegel: Theo thông tin từ Nga, văn phòng đại diện của Anh, Venezuela, Brazil, Đức, Ý, Nigeria, Pakistan, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Pháp tại Bắc Hàn đã đóng cửa. https://www.spiegel.de/.../nordkorea-diplomaten-fliehen...  
......

Mỹ chích kỷ lục hơn 4 triệu liều vaccine COVID-19 trong 1 ngày

Tính đến ngày 3 Tháng Tư, Mỹ chích hơn 161 triệu liều vaccine COVID-19. (Hình minh họa: AP Photo/Gerald Herbert)   WASHINGTON, DC (NV) Mỹ chích hơn bốn triệu liều vaccine COVID-19 trong vòng 24 giờ, lập kỷ lục mới và nâng số liều trung bình một ngày trong bảy ngày qua lên hơn ba triệu, Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) loan báo hôm Thứ Bảy, 3 Tháng Tư, theo CNN.   Bác Sĩ Cyrus Shahpar, giám đốc dữ liệu COVID-19 của Tòa Bạch Ốc, gửi tweet chiều Thứ Bảy mừng kỷ lục.   “Ồ, một ngày kỷ lục!! Hơn 4.08 triệu liều được báo cáo đã chích trong ngày qua,” ông Shahpar viết trên Twitter.   “Ngày đầu tiên nhiều hơn bốn triệu. Cũng là lần đầu tiên trung bình hơn ba triệu một ngày trong tuần qua. Hàng triệu người đang đoàn kết để giúp chúng ta nhanh chóng chặn được đại dịch!,” ông viết tiếp.   Nếu mọi người tiếp tục đeo khẩu trang, tránh tụ tập và đi chích ngừa, cuộc sống ở Mỹ sẽ trở lại bình thường nhanh hơn, Bác Sĩ Anthony Fauci, cố vấn COVID-19 chính của Tổng Thống Joe Biden, cho hay.   “Chúng ta đang tiến đến ngày người ta mong muốn, ngày tôi mong muốn, ngày quý vị mong muốn – ngày mà có đủ người được vaccine bảo vệ để chúng ta có thể đi chơi, đi ngắm hoa anh đào, ra ngoài tận hưởng thời tiết ấm áp,” ông Fauci nói với đài CNN hôm Thứ Bảy. “Ngày đó sẽ đến. Nhất định.”   Và một khi tỷ lệ lây nhiễm giảm đủ thấp, CDC sẽ sửa đổi khuyến cáo về những việc mà người đã chích ngừa đủ liều có thể thực hiện an toàn, Bác Sĩ Fauci cho biết.   “Đại dịch này sẽ không kéo dài mãi vì ngày nào cũng có bốn triệu, ba triệu người được chích ngừa thì chúng ta càng tiến gần hơn đến ngày chặn được đại dịch,” ông nói.   Đến nay là khoảng 110 ngày kể từ khi mũi vaccine COVID-19 đầu tiên được chích ở Mỹ, và từ đó đến nay, hơn 104 triệu người được chích ít nhất một liều, theo CDC. Trong số đó, 59 triệu người được chích đủ liều.   Tính đến Thứ Bảy, Mỹ chích hơn 161 triệu liều vaccine COVID-19, theo CDC. (Th.Long) [qd] https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/my-chich-ky-luc-hon-4-trieu-lieu-vaccine-covid-19-trong-1-ngay/  
......

“Bom nhựa” nổ chậm: Hiểm họa đến từ khẩu trang sử dụng một lần

Thanh Hương | Các nghiên cứu gần đây ước tính rằng mỗi tháng chúng ta sử dụng 129 tỷ chiếc khẩu trang trên toàn cầu, tức là cứ mỗi phút lại có khoảng 3 triệu chiếc thải ra môi trường. Nguy hiểm hơn, hầu hết khẩu trang sử dụng một lần được làm từ các sợi vi nhựa, gây thảm họa về ô nhiễm nhựa. Trong một bài bình luận trên tạp chí khoa học Frontiers of Environmental Science & Engineering, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, việc vứt bỏ khẩu trang không đúng cách có thể trở thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường, và cần phải ngăn chặn để nó không trở thành một thảm họa tiếp theo về ô nhiễm nhựa. Nhóm nghiên cứu gồm chuyên gia Chất độc môi trường Elvis Genbo Xu (Đại học Nam Đan Mạch), và giáo sư Kỹ thuật môi trường Zhiyong Jason Ren (Đại học Princeton). Không có hướng dẫn tái chế khẩu trang Khẩu trang sử dụng một lần là các sản phẩm làm bằng nhựa, không dễ phân hủy sinh học nhưng lại có thể phân mảnh thành các hạt nhựa nhỏ hơn, cụ thể là nhựa vi mô và nhựa nano hiện phổ biến trong các hệ sinh thái. Việc sản xuất khẩu trang dùng một lần đáp ứng trong đại dịch có quy mô tương tự như việc sản xuất chai nhựa, ước tính khoảng 43 tỷ chiếc/tháng. Tuy nhiên, cách xử lý lại khác nhau. Trong khi chai nhựa vốn đang được tái chế với tỷ lệ khoảng 25%, thì hiện không có hướng dẫn chính thức về việc tái chế khẩu trang.  Khẩu trang tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với túi nilon Nếu không được xử lý để tái chế, khẩu trang dùng một lần có thể tồn tại trong môi trường, hệ thống nước ngọt và đại dương, và có thể tạo ra một số lượng lớn các hạt có kích thước siêu nhỏ (nhỏ hơn 5 mm) trong một thời gian tương đối ngắn (chỉ tính bằng tuần), và thậm chí còn có thể phân mảnh thành các hạt nhựa nano (nhỏ hơn 1 micromet). Theo các nhà nghiên cứu, khẩu trang dùng một lần được làm trực tiếp từ sợi nhựa siêu nhỏ có độ dày từ 1-10 micromet. Khi bị phân hủy trong môi trường, chúng có thể giải phóng ra nhiều hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ, dễ dàng hơn và nhanh hơn so với các loại “nhựa lớn” như túi nhựa. Mọi chuyện có thể còn tồi tệ hơn với sự ra đời của khẩu trang thế hệ mới - khẩu trang nano. Loại khẩu trang này được làm trực tiếp từ các sợi nhựa có kích thước nano (đường kính nhỏ hơn 1 micromet) - tạo thêm một nguồn ô nhiễm nhựa nano mới. Chúng ta cũng biết rằng, giống như các mảnh vụn nhựa khác, khẩu trang dùng một lần cũng có thể tích tụ và giải phóng các chất hóa học và sinh học có hại, chẳng hạn như bisphenol A, kim loại nặng, cũng như các vi sinh vật gây bệnh. Ông Elvis Genbo Xu nói rằng, chúng có thể gây ra những tác động bất lợi gián tiếp đến thực vật, động vật và con người. Làm gì để hạn chế nguồn ô nhiễm này? Hai chuyên gia Elvis Genbo Xu và Zhiyong Jason Ren đưa ra một số đề xuất như sau: Sử dụng thùng rác chỉ dành riêng cho khẩu trang để dễ dàng thu gom và xử lý. Xem xét tiêu chuẩn hóa, hướng dẫn và thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý chất thải đối với rác thải khẩu trang. Thay vì sử dụng khẩu trang dùng một lần, chúng ta có thể sử dụng khẩu trang vải. Xem xét phát triển các loại khẩu trang có thể phân hủy sinh học. Thanh Hương  
......

Sau khi chích ngừa Covid-19 - Đừng chủ quan!

Khuyết Danh| Hôm nay nói chuyện với một bạn học cũ, nghe được câu chuyện đau lòng, mong mọi người cùng cẩn thận.   Hai vợ chồng Bác ruột của bạn ấy 72 và 75 tuổi đã được tiêm Vaccine Pfizer. Sau mũi tiêm thứ nhất 10 ngày thì có sinh nhật cháu nội.  Cả hai chủ quan vì đọc được thông tin sau mũi đầu tiên đã có kháng thể nên quyết định gặp cháu nội sau gần 1 năm xa cách.  Cháu bé không hề có biểu hiện gì.    Tuy nhiên sau lần gặp cả hai Ông Bà 5 ngày sau bắt đầu có triệu chứng sốt cao, ho nhiều. Ngày thứ 8 phải đưa cấp cứu do viêm phổi cấp, ngày thứ 14 đưa vào thở máy.    Ngày 18 Ông đi và ngày 21 thì Bà đi.    Sự việc đau lòng này cảnh tỉnh mọi người:   Tiêm vaccine phải tiêm đủ cả 2 mũi   Tiêm xong mũi thứ 2 phải chờ ít nhất 7-10 ngày, đối với người già thậm chí cả tháng vaccine mới có tác dụng.    Không phải ai được tiêm cũng được bảo vệ 100%, vì vaccine tốt nhất như Pfizer cũng chỉ được 94-96%.    Tại sao?    Hiệu quả của vaccine phụ thuộc nhiều yếu tố mà sau một năm các nhà khoa học đã tổng hợp được    1- Cân nặng: Nếu thừa cân thì tác dụng của vaccine giảm đi gần 50%.    Nếu chỉ số BMI ( cân nặng kg/ chiều cao bình phương m2) trên 23 thì Hệ Miễn Dịch hoạt động chậm hơn người cân nặng bình thường.    Thừa cân gây các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường...đều tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.    Thừa cân còn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tỉ lệ tử vong vì COVID-19 của Mỹ, Châu Âu cao hơn hẳn các nước Châu Á.    Mỡ được cho nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của Hệ Miễn Dịch, là nơi lẩn trốn của virus trong sự truy lùng của các tế bào Hệ Miễn Dịch, khiến người nhiễm virus bị triệu chứng nặng hơn và lâu khỏi hơn.    2- Tuổi tác: tuổi càng cao thì HMD hoạt động càng kém hiệu quả.    Cũng liều vaccine ấy sau mũi tiêm thứ nhất người trẻ đã có kháng thể, nhưng những người trên 70 thì có thể phải chờ đến mũi thứ 2, thậm chí một tháng sau mũi thứ 2 thì mới có kháng thể chống virus.    Đây có thể là nguyên nhân gây ra việc Ông Bà ở trên chủ quan để bị nhiễm virus khi cơ thể chưa đủ kháng thể chống lại virus.   GIẢI PHÁP:   Không được chủ quan dù được tiêm phòng.    Hãy mua test thử antibody (test thử kháng thể IgG, kháng thể để chống lại virus khi được tiêm vaccine hoặc đã mắc virus và khỏi bệnh).   Test này mua được ở bất kỳ tiệm thuốc Tây nào, sử dụng rất đơn giản.   Chỉ cần nhỏ giọt máu vào khe thử, sau đó nhỏ giọt thuốc thử vào đó. Chờ 15 phút.   Nếu chỉ 1 vạch (C) thì có nghĩa là chưa có kháng thể. Nếu 2 vạch thì đã có kháng thể và có thể yên tâm hơn.    Sau mũi tiêm thứ 2 từ 7-10 ngày nên làm test này. Nếu chưa có 2 vạch thì test lại hàng tuần.    Nếu sau 1 tháng vẫn không có 2 vạch thì rất tiếc vaccine bạn được tiêm không có tác dụng với bạn.    Nên hỏi ý kiến Bác sĩ để được tiêm loại vaccine có cơ chế hoạt động khác.   Ví dụ: Pfizer và Moderna cùng cơ chế, Sputnik, Astra Zeneca cùng cơ chế...   Test này khác với test nhanh kháng nguyên antigen (thử xem có virus trong cơ thể hay không) hoạt động khá giống nhau, nên mọi người cần lưu ý khi mua sử dụng.     Lưu ý: Dù cho được tiêm vaccine và có kháng thể IgG thì cũng không có nghĩa là không mắc bệnh.    Đặc biệt là các biến thể mới như Nam Phi, Brazil, hay California sẽ giảm tác dụng vaccine chỉ còn 60-65%.    Và chẳng thể biết được sẽ còn những biến thể nào đang được hình thành và có thể vô hiệu hóa vaccine trong tương lai. Vì vậy mong mọi người vẫn tuân thủ biện pháp phòng dịch.   Chúc mọi người khỏe mạnh và bình an./. Khuyết danh  
......

AstraZeneca !!!

Lưu Thủy Hương NHỮNG BẢN TIN MỚI NHẤT, SỐC NHẤT.   1. Lại thêm một phụ nữ ở Đức tử vong sau khi tiêm AstraZeneca. 2. Thuốc giảm đau có thể sẽ làm giảm khả năng tạo kháng thể của vaccine. 3. Lạm dụng thuốc giảm đau? Các chuyên viên y tế ở Berlin đang điều tra một nghi vấn khác: Sử dụng bừa bãi các loại thuốc sau khi tiêm vaccine, có thể là nguy cơ dẫn đến tử vong. 4. Châu Âu không ra lệnh cấm xuất khẩu vaccine. * Bệnh viện trường đại học ở Rostock/Đức đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho các nhóm nguy cơ. Sau khi một nữ nhân viên, 49 tuổi, của bệnh viện tử vong 12 ngày sau khi tiêm vaccine corona, Trung tâm Y tế trường Đại học Rostock không muốn tiêm vaccine AstraZeneca cho một số nhóm người nhất định vào lúc này. Những người bị huyết áp cao, thừa cân, phụ nữ dùng thuốc ngừa thai đã bị đình chỉ tiêm chủng. Khoảng 1.000 nhân viên y khoa của trường đại học đã được tiêm loại vaccine AstraZenca. Đại học Rostock hiện đang liên hệ với Viện Paul Ehrlich (nơi chịu trách nhiệm về an toàn tiêm chủng), thông tin chính thức vẫn đang chờ xử lý. Hiện nay, người ta vẫn chưa rõ: khi nào các mũi tiêm chủng thứ hai sẽ được tiếp tục thực hiện. Cuộc khám nghiệm tử thi vào thứ Sáu sẽ làm rõ nguyên nhân chính xác về cái chết của người phụ nữ 49 tuổi. Theo thông tin của trường đại học, người phụ nữ đã chết vào tối thứ Tư tại bệnh viện thần kinh học. Một thông báo từ bệnh viện của trường đại học cho biết, có dấu hiệu cho thấy "sự cố tiêm chủng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca". Tuy nhiên, "mối liên hệ vẫn chưa được kết luận rõ ràng", Chủ tịch hội đồng Y khoa, GS.TS. Christian Schmidt nói vào hôm thứ Năm. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên tại Đại học Y khoa Rostock có thể liên quan đến việc tiêm vaccine corona. Theo yêu cầu của NDR 1 Radio, GS. Schmidt giải thích thêm rằng người phụ nữ được chồng phát hiện nằm bất tỉnh tại nhà và sau đó được bác sĩ đưa đến bệnh viện cấp cứu. Cô đã được chủng ngừa cách đây 11 ngày và có những phản ứng nhẹ sau đó. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện sau khi cô đến bác sĩ đa khoa. Schmidt cho biết, người phụ nữ có các yếu tố nguy cơ về sức khỏe. Bây giờ, các cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn sẽ phải làm rõ, liệu ca tử vong có liên quan đến việc tiêm chủng hay không. Khám nghiệm tử thi sẽ được thực hiện vào thứ Sáu. Kết quả hy vọng có trong vài ngày tới. Khoa học phải nhanh chóng làm rõ liệu những người có các yếu tố nguy cơ có thể được tiêm vaccine AstraZeneca hay không. Khoảng một tuần trước, cơ quan Dược phẩm EU (EMA) đã đánh giá vaccine AstraZeneca của Anh-Thụy Điển là an toàn. Họ nói rằng “lợi ích lớn hơn rủi ro”. Nhưng, ở Đức có hàng chục trường hợp bị đông máu tĩnh mạch não liên quan đến việc tiêm vaccine AstraZeneca đã được biết đến. Đây là con số so với hơn 1,6 triệu mũi tiêm. Cho đến nay, vaccine đã được chấp thuận ở hơn 50 quốc gia. https://www.ndr.de/.../Nach-Todesfall-Teilweiser... https://www.tagesspiegel.de/.../todesfall.../27044462.html * “Uống trước khi tiêm một viên và sau khi tiêm một viên, sẽ không xảy ra chuyện gì.” Đó là câu nói cửa miệng của những người chuẩn bị đi tiêm chủng và sợ bị tác dụng phụ. Hầu hết các phản ứng này là nhức đầu, sốt hoặc ớn lạnh cực kỳ mệt mỏi, đau tại chỗ tiêm… Đôi khi các triệu chứng kéo dài vài giờ, đôi khi vài ngày. Như vậy, rõ ràng là paracetamol và những loại thuốc giảm đau sẽ giúp ích. Nhưng các nhà khoa học khuyên: Không nên uống thuốc hạ sốt và giảm đau trực tiếp sau khi tiêm vaccine Covid. Bởi vì chúng có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch - và do đó làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể chống lại Covid-19. "Tác dụng phụ" chính là phản ứng của cơ thể chúng ta với những gì vaccine đang gây ra trong cơ thể: tạo ra các vật thể lạ, mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sau đó học cách chống lại. Và đó chính là nguyên nhân gây ra những "tác dụng phụ" này. Vì vậy, vấn đề thực sự không phải là tác dụng phụ, mà nó phải được xem là tác dụng mong muốn hoặc phản ứng mong muốn của cơ thể sau khi nhận vaccine. Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào về ảnh hưởng của thuốc giảm đau đối với việc chủng ngừa coronavirus. Cho đến nay, người ta chỉ có thể lấy kinh nghiệm khoa học từ các loại tiêm chủng khác. Như tiêm chủng viêm gan siêu vi B, nếu uống thuốc giảm đau 6 giờ sau khi tiêm, thì khả năng miễn dịch không thay đổi. Nhưng, nếu uống thuốc giảm ngay sau khi tiêm thì khả năng miễn dịch sẽ rất kém. Khuyến cáo của University of British Columbia in Vancouver, Kanada dựa theo cơ chế thuốc chủng viêm gan B: chỉ dùng thuốc giảm đau từ sau 6 giờ sau khi tiêm vaccine Covid. Tuy nhiên, trong bệnh viêm gan B, kháng nguyên được tiêm chủng trực tiếp, và sau đó cơ thể sẽ phát triển các kháng thể đối với kháng nguyên này. Các vaccine Covid hiện nay lại có hoạt động theo cơ chế khác, là cơ thể trước hết phải sản xuất các protein, sau đó mới phát triển các kháng thể. Nghĩa là, cơ thể cần thời gian lâu hơn. Cho nên, vẫn chưa có một khuyến nghị tốt nhất dành cho thuốc giảm đau. Cũng đừng quên, Paracetamol và các loại thuốc giảm đau cũng có những tác dụng phụ nguy hiểm khác. https://www.bildderfrau.de/.../Schmerzmittel-und-die... * Frank Mockenhaupt, Thanh tra trưởng của Viện Y học Nhiệt đới tại Đại học Charité cho biết, những viên thuốc nằm thường trực trong tủ thuốc gia đình đều chứa đựng nguy cơ khủng khiếp. Điều này cần được làm rõ, vì nó có thể liên quan đến vấn đề chủng ngừa và các ca tử vong. Trong mỗi hộp thuốc đều có thông tin kèm theo, ghi rõ các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc, từ “rất phổ biến” đến “rất hiếm”. “Rất hiếm” là tỉ lệ 1/10.000 người. - Aspirin có tác dụng phụ rất hiếm: đông máu tĩnh mạch não! - Loại thuốc giảm đau khác: Ibuprofen. Tác dụng phụ “rất hiếm”, tức là 1/10.000 trường hợp, bao gồm các cơn đau tim và thiếu tiểu cầu, kết hợp với chứng đông máu (Thrombose). Cái này chính xác là vấn đề của Astrazeneca. - Pantoprazol là thuốc đau dạ dày. Cứ 100 bệnh nhân thì có một người có nguy cơ bị gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống. Tác dụng phụ “rất hiếm” là nguy cơ rối loạn thần kinh. https://www.tagesspiegel.de/.../risiko-von.../27046306.html * Theo Ủy viên EU Thierry Breton, cơ chế kiểm soát xuất khẩu sẽ được thắt chặt trong tuần này là nhằm đảm bảo việc Astrazeneca phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho các nước EU. Nó không là lệnh cấm xuất khẩu vaccine. https://www.zdf.de/.../corona-eu-astrazeneca-export-100.html Lưu Hương Thủy  
......

Giải thích từ đại học Đức về cục máu đông sau khi tiêm vắc xin của AstraZeneca

Phương Tôn Trong những ngày vừa qua, đặc biệt tại Âu châu đã nỗi lên mối lo ngại gây bàn tán sôi nỗi trong dư luận quần chúng thông qua các phương tiện truyền thông dẫn đến sự can thiệp của một số chính phủ khi nguồn tin một số người đã có các cục máu đông nguy hiểm trong não sau khi tiêm vắc xin Corona của AstraZeneca được công bố. Đan Mạch bắn phát súng đầu tiên ngưng cho tiêm vắc xin của AstraZeneca vào ngày 11.03 rồi tiếp theo trong ngày là Na Uy và Island. Tiếp theo như hiệu ứng Domino, các nước Ý, Pháp, Portugal, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Irland, Đức… lần lượt cũng đưa ra lệnh tạm ngưng tiêm chủng toàn bộ vắc xin của AstraZeneca. Ngoài ra một vài nước khác như Áo, Romania, Estland, Litauen cho tạm ngưng chích một loạt vắc xin nhất định (Charge). Nhưng vào ngày thứ sáu 19.03, bộ y tế Đức đã cho phép được sử dụng vắc xin trở lại sau khi EMA, cơ quan dược phẩm của EU bật đèn xanh, khi kết luận rằng loại vắc xin này an toàn và hiệu quả. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn không thể khẳng định cũng như loại trừ mối liên hệ giữa vắc xin và các bệnh nghiêm trọng tuy nhiên vừa mới đây, các nhà nghiên cứu của đại học Y khoa Greifswald – Đức đưa ra câu trả lời, tại sao một số người lại có các cục máu đông trong não sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca ngừa corona. Các kháng thể kích hoạt các tiểu cầu Nhà y học Andreas Greinacher và nhóm của ông thuộc đại học Y Greifswald hiện đã phân tích nguyên nhân có thể gây ra cục máu đông. Qua đó ông cho rằng, đã tìm thấy các kháng thể đặc biệt (spezielle Antikörper) trong máu của những người bị cục máu đông sau khi chích ngừa vắc xin. Các kháng thể này chống lại chính tiểu cầu (Platelets) của cơ thể. Những tế bào này đóng một vai trò quan trọng tạo nên đông máu. Các kháng thể kích hoạt các tiểu cầu để máu kết tụ đông lại với nhau và qua đó hình thành cục máu đông. Quá trình này cũng giống như bình thường khi các vết thương trên thân thể đóng khép lại cũng do các tiểu cầu kết tụ lại với nhau. Vấn đề căn bản là do phản ứng tự miễn dịch (Autoimmunreaktion). Không riêng nghiên cứu của Greinacher và nhóm của ông thuộc đại học Y Greifswald, vào ngày thứ năm 18.03 nhà nghiên cứu người Na Uy Pål Andre Holme cũng đưa ra báo cáo tương tự cho rằng, ông đã tìm thấy kháng thể chống lại tiểu cầu trong mẫu máu của ba bệnh nhân bị ảnh hưởng. Ở Đức, 13 trường hợp bị cục máu đông ở tĩnh mạch ngay sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca, đều liên quan đến việc những người này có lượng tiểu cầu thấp trong máu (Thrombozytopenie). Theo Greinacher, các vấn đề phát sinh ngay sau khi tiêm vắc xin không phải là chưa từng xảy ra. Các biến chứng tương tự đã xảy ra từ lâu khi dùng Heparin để chống lại giảm tiểu cầu. Ở đó, các kháng thể cũng kích hoạt các tiểu cầu để hình thành cục máu đông. Trong cả hai trường hợp, tiêm vắc xin và dùng Heparin, các triệu chứng xuất hiện trong vòng 5 đến 14 ngày. Theo đó, Greinacher nhấn mạnh rằng các triệu chứng đau nhức thân thể giống như khi bị cúm thường xảy ra vào ngày sau khi tiêm vắc xin không phải là tín hiệu cảnh báo cục máu đông đang hình thành. Nhưng ai bị đau chân như dấu hiệu của cục máu đông tĩnh mạch sâu của chân (tiefen Beinvenenthrombose) khoảng năm ngày sau khi tiêm chủng, hoặc đau đầu dữ dội nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Trong thời gian chích ngừa Corona, không riêng vắc xin của AstraZeneca bị nghi ngờ có khả năng tạo ra các cúc máu đông ở tĩnh mạch não mà còn có các biến chứng nghiêm trọng khác cũng được báo cáo: – Mặt bị liệt: Biontech / Pfizer 193 trường hợp, Astrazeneca 88 trường hợp – Sưng mặt: Biontech 230 trường hợp – Huyết khối (Thrombosen): Biontech 10 trường hợp – Giảm tiểu cầu (Thrombozytopenie): Astrazeneca 35 trường hợp, Biontech 13 trường hợp – Rối loạn hình ảnh máu: Astrazeneca 1098 trường hợp – Các biến chứng liên quan đến mạch máu não (zerebravaskuläre Ereignisse): Astrazeneca 41 trường hợp – Xuất huyết não: Astrazeneca 7 trường hợp – Đột qụy: Astrazeneca 9 trường hợp – Mù mắt: Biontech 15 trường hợp, Astrazeneca 28 trường hợp Con người sinh ra không ai giống ai nên thân thể phản ứng với dược phẩm cũng không thể đòi hỏi giống nhau được. Ngay với “thần dược” trụ sinh đã tồn tại, đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm nay và cũng đã cứu được hàng trăm triệu người, nhưng vẫn gây nguy hại cho nhóm người bị dị ứng với trụ sinh. Hoặc với Aspirin, một “viên thuốc đa dạng” lâu đời có từ thế kỷ 16, giúp giảm đau không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình, được dùng để chống từ đau răng cho đến ngừa xuất huyết nảo hoặc có thể ngừa ung thư trực tràng, ruột già, nhiếp tuyến nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng Aspirin được vì có những người dùng thuốc có thể bị xuất huyết bao tử. Những người có tiền sử mắc bệnh loét bao tử, dị ứng với Aspirin, bệnh gan thận trầm trọng hoặc bệnh xuất huyết cũng không nên uống Aspirin. Trong đại dịch Corona, là những người sử dụng, được hưởng phước báu sẽ được chích ngừa chống lại con virus Covid-19 tàn độc đang giết hàng triệu người trên thế giới, chúng ta không được phép quên rằng, trong dược phẩm vẫn luôn luôn tiềm tàng một mối nguy nào đó cho một nhóm người nhất định chứ không bao giờ hoàn hảo được./. Phương Tôn Tháng 3. 2021 Nguồn: FORSCHER LIEFERN MÖGLICHE ERKLÄRUNG FÜR THROMBOSEN NACH CORONAIMPFUNG (SPIEGEL.DE) WIE HOCH IST DAS ASTRAZENECA-RISIKO? (N-TV.DE) Für seltene Hirnvenenthrombosen gefunden! (medizin.uni-greifswald.de) Astrazeneca: Verursacht die Impfung Thrombosen und Blutungen? (fr.de
......

Việt Nam đã mất khả năng kiểm soát lây lan Covid-19 trong cộng đồng?

Đăng Phong – Việt Tân Tối ngày 14 tháng Ba, 2021 vừa qua, Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh CDC Hà Nội chính thức công bố công dân Nhật Bản tử vong tại khách sạn Somerset – quận Tây Hồ mắc Covid-19. Theo báo Thanh Niên, bệnh nhân dương tính với Covid-19, mã số BN2229 đã cách ly tập trung tại TP.HCM từ ngày 17 đến ngày 31 tháng Giêng và được xét nghiệm âm tính 2 lần, kết thúc cách ly ngày 31 tháng Giêng. Đến ngày 1 tháng Hai, bệnh nhân ra Hà Nội trên chuyến bay VN254 về trú tại khách sạn Somesert West Point – số 2 Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Ngày 13 tháng Hai, bệnh nhân tử vong tại khách sạn và mẫu bệnh phẩm được lấy xét nghiệm cho kết quả dương tính. Từ trường hợp bệnh nhân người Nhật Bản có thể thấy các vấn đề và nguy cơ lây nhiễm như sau: – Mức độ chính xác trong xét nghiệm nhanh sàng lọc Covid-19 ở cơ sở cách ly TP.HCM có vấn đề. Chưa xét tới trình độ của kiểm nghiệm viên y sinh, cần phải khoanh vùng các rủi ro có thể xảy ra đối với bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19. Có thể những bộ kit thử nhanh đã không còn chính xác vì lý do nào đó (bảo quản, vận chuyển) hoặc đã giảm khả năng phát hiện, giảm tính đặc hiệu đối với kháng nguyên chủng Covid mới…? Lưu ý rằng bệnh nhân người Nhật Bản không phải là bệnh nhân duy nhất âm tính hai lần với test thử; – Các bệnh nhân biểu hiện lâm sàng không rõ ràng và có kết quả âm tính trở về cộng đồng đã tạo ra những chuỗi lây nhiễm không thể truy vết và kiểm soát, khiến cho việc khoanh vùng trở thành vô nghĩa. Là những người đã sớm có những cảnh báo hết sức nghiêm túc về thảm họa toàn cầu Covid-19 trong bài viết “Thảm họa toàn cầu mang tên Coronavirus 2019-nCoV” vào ngày 2 tháng Hai, 2020 – thời điểm mà chính quyền CSVN còn rất thờ ơ với các rủi ro về dịch bệnh này, người viết đề nghị với ông Vũ Đức Đam chỉ đạo cơ quan chức năng chuyên môn xem xét lại ngay một số biện pháp sau: – Cần phải đánh giá lại ngay tính đặc hiệu, độ nhạy của các kit ELISA (ELISA IgM và IgG) với chủng Covid-19 mới cũng như qui trình vận chuyển, bảo quản kit thử và giám sát việc sử dụng các kit thử này. Đề nghị CDC Việt Nam chuyển sang kiểm tra hoàn toàn bằng RT-PCR đối với “nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao” – Ví dụ như đối với tất cả người dân trong “ổ dịch” Hải Dương hay đối tượng là các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh, các F1. Mặc dù, đây là một điều hết sức khó khăn vì năng lực thiết bị và con người lực lượng ngành y tế đang rất căng thẳng. Chúng tôi đồng cảm với khó khăn và áp lực mà các bác sĩ Việt Nam đang phải đối mặt; – Qui trình và qui định thời gian cách ly cũ đối với việc xuất hiện chủng Covid mới đã không còn phù hợp. Rõ ràng, với chủng Covid19 mới, nhiều bệnh nhân đã không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt và cho kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần. Như vậy, thời gian cách ly 14 ngày và với kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc cũ cần phải xem xét điều chỉnh lại ngay để giảm bớt rủi ro khả năng những bệnh nhân đã ủ bệnh nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính quay trở lại cộng đồng, tạo ra chuỗi lây nhiễm mới; – Rủi ro lây nhiễm chéo trong các khu cách ly và bệnh viện ở Việt Nam là rất lớn. Người viết đã có những bài viết cảnh báo việc lây nhiễm chéo có thể xảy ra ngay trong đội ngũ y bác sĩ và với chủng Covid-19 mới sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều.   Tính đến thời điểm này, mục tiêu khoanh vùng và dập dịch trong 10 ngày của ông Vũ Đức Đam đã không thể thực hiện được. Chỉ trong vòng hơn nửa tháng, số bệnh nhân đã tăng chóng mặt với trung bình 30 đến 50 ca nhiễm mới mỗi ngày. Con số thống kê mới đây nhất kể từ 27 tháng Giêng tới hết ngày 15 tháng Hai, 2021, Việt Nam đã có thêm gần 700 ca nhiễm mới và hàng trăm ngàn người phải cách ly. Tuy nhiên, các ca lây nhiễm trong cộng đồng vẫn xuất hiện mà không thể xác định nguồn lây nhiễm. Theo dõi diễn biến dịch bệnh suốt 10 ngày qua, người viết cho rằng đợt dịch bệnh bùng phát lần này đã có dấu hiệu mất kiểm soát. Không phải vì năng lực của hệ thống y tế và chính quyền mà yếu tố khách quan mới xuất hiện (có tới 4 biến chủng Covid-19 mới với những đặc tính dịch tễ, lâm sàng mới) nằm ngoài khả năng tầm soát theo qui trình phòng chống, kiểm soát đã thực hiện khá thành công suốt năm 2020. Với đặc tính ủ bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng và không bị phát hiện bởi các kit thử nhanh, mầm bệnh đã được các bệnh nhân lây lan trong cộng đồng, rất khó truy vết, khoanh vùng. Do đó, về biện pháp dịch tễ, cần phải có những biện pháp mạnh đối với những vùng địa lý đã trở thành ổ dịch như Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Sàigòn. Cần thực hiện giãn cách xã hội ở mức độ phù hợp tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Trong khi, chính quyền cần nhanh chóng xúc tiến kế hoạch sản xuất, nhập khẩu vaccine, ưu tiên cho các vùng lãnh thổ và nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bệnh đang lan rộng. Dù biết rằng việc giãn cách xã hội và phong tỏa các thành phố sẽ khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn và kinh tế thiệt hại lớn. Xong không còn giải pháp nào khác. Giới chức Việt Nam hãy thôi bớt “nổ” về những mục tiêu tăng trưởng hoang tưởng, chấm dứt trò hề đại hội đảng tốn kém vô bổ mà hãy tập trung vào việc phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng mạng lưới cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân trong điều kiện thời chiến – trường hợp các thành phố lớn như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Sàigòn sẽ bị giãn cách xã hội hoặc hoàn toàn phong tỏa, giới nghiêm như Vũ Hán sẽ là một khả năng rất cao trong thời gian tới. Cần chuẩn bị các phương án trong trường hợp xấu nhất. Đã có rất nhiều thông tin các đơn vị quản lý các khu cách ly tập trung như ở Quảng Ninh nhân dịp này đã ăn chặn, ăn bớt các suất ăn của người dân trong khu cách ly đã được các facebooker đưa tin trên mạng xã hội những ngày qua. Người dân lao động bị mất thu nhập bởi dịch bệnh đã quá khó khăn, việc ăn trên xương máu, lợi dụng lúc thiên tai dịch bệnh để làm tiền người dân như thế thực quá mức táng tận lương tâm. Giới chức CSVN nên biết chỗ nào và lúc nào có thể ăn và “ăn vụng cũng phải biết chùi mép”. “Ăn bẩn” quá… có ngày “ngộ độc.’” Hy vọng rằng vaccine sẽ sớm được nhập về và phân phối với giá mà dân lao động cũng được tiêm phòng, chứ đem sinh mạng người dân ra làm tiền trong lúc này thì khốn nạn qúa Đảng ạ. Đăng Phong  
......

Sau Tết, mối nguy Việt Nam vỡ trận vì Covid-19

VietTuSaiGon’s blog – RFA Việt Nam với Covid-19 cũng giống như một người ngồi dưới chân đập, khi đập tràn thì người ngồi dưới chân đập có thể không bị ướt, nhưng khi vỡ đập thì người ngồi dưới chân đập hết đường chạy, chỉ có một hệ quả duy nhất là chết. Trong suốt gần năm qua, Covid-19 có vẻ như không hề hấn gì với Việt Nam, đến lần báo động thứ ba này thì mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Vì sao? Ở đây có mấy vấn đề: Vì sao gần một năm qua, tình hình chống dịch tại Việt Nam luôn giữ ngưỡng an toàn? Các số liệu an toàn về chống dịch tại Việt Nam có xác suất bao nhiêu phần trăm đúng, chính xác? Và tại sao đợt bùng phát thứ ba này có thể gây vỡ trận với Việt Nam? Ở vấn đề thứ nhất, vì Việt Nam quá gần Trung Quốc, người Việt vốn rất ngán ngẩm những gì liên quan đến hai chữ Trung Quốc nên khi nghe Vũ Hán vỡ trận thì hầu hết người Việt đều rất lo lắng, phòng thủ, giá khẩu trang tăng dồn dập, tất cả các loại tinh dầu được cho rằng sẽ ngăn ngừa được virus đều tiêu thụ rất nhanh và tăng giá vùn vụt, từ người giàu cho đến người nghèo đều tích trữ lương thực phòng khi có biến. Và hơn hết, Việt Nam là một quốc gia vẫn còn giữ được nền nông nghiệp chủ đạo, lương thực không bị khan hiếm, hơn nữa các loại thực phẩm và lương thực dành để xuất sang Trung Quốc được giữ tại chỗ, tiêu thụ tại chỗ và lượng cung đột ngột tăng. Chính điều này khiến cho các đợt cách ly, giãn cách đầu tiên diễn ra khá thuận lợi. Vì người dân không chủ quan, phòng chống ráo riết, vì lương thực dự trữ luôn ở mức thừa và có sự hỗ trợ, luân chuyển lương thực kịp thời. Bên cạnh đó, câu hỏi thứ hai cũng cần được giải quyết rõ ràng, đó là các số liệu an toàn chống dịch tại Việt Nam có đáng tin cậy hay không? Cho đến thời điểm này, khi một ca nhiễm là lao động Việt Nam sang Nhật Bản, bị phát hiện dương tính và sau đó là hàng loạt ca nhiễm khác thì có vẻ như chỉ số an toàn Covid-19 tại Việt Nam rất đáng nghi ngại. Bởi vì trước khi lên máy bay sang Nhật hay bất kỳ quốc gia nào, người di chuyển phải qua kiểm tra sức khỏe, kiểm dịch. Sau khi mọi thứ an toàn mới được lên chuyến bay. Cô gái là công nhân bay sang Nhật cũng không ngoại lệ. Rõ ràng, ở đây có một sự sai sót từ phía Việt Nam, và điều đó khiến người ta suy nghĩ, đặt dấu hỏi liệu những sai sót này có phải là trường hợp đặc biệt? Và với bệnh dịch, không có đặc biệt hay bình thường mà chỉ có sai sót hoặc chính xác, nếu chính xác thì có thể phòng chống, ngăn ngừa tốt, nếu sai sót thì mọi thứ có thể bùng nổ. Một khi dịch bùng nổ thì hậu quả của nó khỏi phải nói thêm! Và, điều đáng sợ hơn cả đã xảy ra, có nghĩa là trạng thái “vỡ đập” Covid-19. Vỡ đập ở đây phải được hiểu là thành trì an toàn trong ý thức người dân đã bị phá vỡ chứ không phải thành trì chống dịch bị vỡ. Thành trì chống dịch bị vỡ là hệ quả tất yếu sau khi thành trì tâm lý/ý thức bị vỡ. Vì, sau hai đợt chống dịch, Việt Nam rơi vào tình trạng tự mãn tột đỉnh, hầu hết cán bộ, đảng viên đều “tự hào” về thành tích chống dịch, giới cán bộ y tế bắt đầu có biểu hiện tự mãn, hách dịch vì những thành tích có được và đặc biệt, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc không ngại ngần tuyên bố rằng “Ngày xưa, cột điện Việt Nam chạy sang Mỹ thì bây giờ, nếu cột điện Mỹ mà có chân, nó cũng sẽ tìm chạy sang Việt Nam”, câu nói này ngụ ý tình trạng y tế ổn định và chống dịch tốt của Việt Nam trong lúc Mỹ như dầu sôi lửa bỏng vì Covid-19. Câu nói tự mãn của Thủ tường Phúc vô hình trung trở thành trái bộc phá đánh thẳng vào thành trì ý thức của người Việt Nam, thay vì tự hỏi liệu chống dịch đến bao giờ, liệu phải làm gì để duy trì chống dịch, liệu phải có kế hoạch tài chính dài hạn ra sao trước tình hình biến động vì dịch của thế giới…? Thì người ta trở nên chủ quan, vui chơi, hưởng thụ. Nhất là trong dịp Tết, dường như không riêng gì người dân mà cả thành phần cán bộ, trí thức vẫn tỏ ra chủ quan, lơ là trước đại dịch. Ăn nhậu, hát hò, tụ tập đám đông, tổ chức bán pháo hoa, tổ chức hội hè đình đám… Dường như các tỉnh chưa được báo động đều không ngán gì dịch. Và trong cái Tết Tân Sửu này, lượng người di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác có thể nói là không thể quản lý được. Chỉ riêng chuyện người Trung Quốc trốn sang Việt Nam không thôi cũng đã khiến cho ngành an ninh Việt Nam phải chạy đôn chạy đáo, tìm tới tìm lui để truy vết, để chặn giữ. Còn chuyện người tỉnh này qua tỉnh khác thì không có an ninh nào quản lý nổi. Ví dụ như người từ Sài Gòn về Quảng Nam, Thừa Thiên Huế hay các tỉnh miền Trung đều có thể lên máy bay nếu không ở các quận báo động. Trong khi đó, ai dám đảm bảo không có các tương tác, giao lưu giữa quận này với quận kia! Và ai dám đảm bảo người từ quận an toàn không hề qua lại với quận bị báo động trước đó? Mọi thứ hoàn toàn mù mịt. Và việc di chuyển, giả sử có quản lý thì cũng chẳng thể. Tình trạng chuyển xe, thuê/mượn xe từ tỉnh an toàn để đi sang tỉnh khác xảy ra khắp mọi nơi. Ví dụ như người Hà Nội vào Đà Nẵng, các trạm kiểm dịch bên đường chỉ nhìn biển số xe, nếu là xe mang biển số 29 thì cảnh sát giao thông sẽ chặn xe, cho kiểm tra thân nhiệt và có thể đưa đi cách ly. Nhưng, để đối phó tình trạng này, không ít người Đà Nẵng ở Hà Nội trong lúc bị dịch, đã bí mật sang tỉnh Thanh Hóa để thuê xe về Đà Nẵng, thậm chí “kĩ” hơn, người ta đi xe từ Thanh Hóa vào Nghệ An rồi lại đi xe Nghệ An về Đà Nẵng, chẳng mấy ai kiểm tra, chốt chặn gì. Chỉ riêng vấn đề đi lại trong ba ngày Tết tại các tỉnh thành Việt Nam là không thể quản lý được. Rồi chuyện tụ tập, ăn nhậu, giải trí, hát với nhau, người này chuyền micro cho người khác hát, cứ như vậy, cái micro có thể là đường dẫn tốt nhất trong việc truyền dịch bệnh ở các đám tụ tập tất niên, cưới hỏi, họp lớp, họp mặt đầu năm. Đáng sợ hơn cả, dịch chính là cơ hội để người ta uống rượu bia tốt nhất. Vì khi có báo động dịch, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong máu của ngành cảnh sát giao thông bị giảm thiểu tối đa, người ta bắt đầu chủ quan, ăn uống, thậm chí uống rượu bia rồi vẫn cầm vô lăng lái xe hơi. Và khi tình trạng chủ quan, lơ là diễn ra khắp mọi ngõ ngách thì khó lòng để nói rằng dịch không luân chuyển từ nơi này sang nơi khác. Một cái Tết mà mọi thứ hoạt động mặc dù không được nhà nước đồng tình nhưng vẫn diễn ra khắp mọi nơi, người ta vẫn đi chơi, vẫn thoải mái, nếu cẩn thận một chút thì đeo khẩu trang trong các đám đông… thì liệu nó có an toàn trong việc phòng chống dịch? Không, câu trả lời là quá nguy hiểm, bởi thành trì ý thức trong người dân đã bị đánh sập, một khi thành trì này bị đánh sập thì mọi thứ phòng chống chỉ có tính vá víu, tạm bợ, đối phó tức thời. Và điều đáng sợ khác là hầu hết cán bộ địa phương tại Việt Nam đều có trình độ tri thức rất yếu kém, xài bằng giả nhiều, nên việc cập nhật về phòng chống dịch của họ cũng méo mó. Ví dụ như dễ thấy nhất là tỉnh Hải Dương hiện tại và hầu hết các trạm cách ly trước đây đều để những người cần cách ly sống chung trong một khu, các sinh hoạt, tương tác hằng ngày của họ có thể gây nhiễm chéo nếu như trong số họ có người dương tính. Tôi chứng kiến một trạm trưởng trạm y tế xã, người chỉ huy kĩ thuật của một chốt kiểm dịch và một trung tâm cách ly ở một xã miền Trung trong đợt chống dịch lần 2. Khi chứng kiến hành trạng của ông này, tôi quyết định sẽ không có bất kỳ tiếp xúc gần nào với ông, bởi thái độ chủ quan, lơ là, làm để lấy thành tích chứ không đảm bảo vệ sinh an toàn chống dịch của ông ta khiến tôi rất lo rằng nếu trong những người cách ly này có một người dương tính thì xem như xong. Cái bài chống dịch lùa hàng loạt người vào khu cách ly, trích tiền công quĩ và kêu gọi đoàn thể, hội đoàn nấu ăn, tiền hô hậu ủng của các chính quyền địa phương chỉ cho thấy tính thiếu an toàn và tính phong trào, lấy thành tích quá cao nhưng hiệu quả thì khó lường. Và với kiểu làm việc này, chắc chắn sẽ không có độ bền, khi chưa có dịch thực sự thì mọi thứ náo động, hội này, đoàn nọ nấu cơm, mang cơm, chụp hình, kêu gọi quyên góp… Nhưng khi dịch thực sự xảy ra thì mọi thứ bắt đầu mỏi, tính vô trách nhiệm và xôi thịt hiện ra rất rõ, đến suất ăn hằng ngày của người đang cách ly cũng bị cắt xén thê thảm, và không chừng, khi thực sự bùng vỡ như Vũ Hán ở bất kì tỉnh nào tại Việt Nam, thì kẻ hốt của bỏ chạy đầu tiên chính là các cán bộ phòng chống dịch. Nghĩa là họ cắt xén, gom lương thực cho bản thân, gia đình, người thân của họ để đảm bảo sống sót, các khu cách ly sẽ bị bóc đến lớp cuối cùng. Chuyện này đã xảy ra khá nhiều trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện sau thiên tai. Bởi chống dịch có chỉ đạo và sách lược nhà nước, chính phủ nên mọi chuyện vẫn chưa đến nỗi lộn xộn khi tình hình còn quản lý được. Trường hợp vỡ trận thì khó mà lường được chuyện gì xảy ra! Sau Tết Tân Sửu, mọi thứ vẫn là một ẩn số đầy bí hiểm. Mọi người nên hết sức cẩn thận, đừng chủ quan lơ là giây phút nào! VietTuSaiGon’s blog  
......

Thói Kiêu Ngạo Cộng Sản

 Chu Nhọc Anh CT Hà Nội| Phạm Minh Vũ   Sau 2 tuần diễn biến phức tạp, từ 0h ngày 16 tháng 2 Toàn tỉnh Hải Dương chính thức bị phong tỏa, nối tiếp Hải Dương, tại Hà Nội cũng từ 0 giờ ngày 16/2 tạm đóng cửa quán ăn đường phố, quán trà đá vỉa hè và dừng mở cửa di tích, cơ sở tôn giáo: đền, chùa... để phòng, chống dịch. Trường học đa số đều đóng cửa vì nguy cơ dịch bệnh diễn biến rất phức tạp.   Việc một ca dương tính người Nhật bản đã ‘’lọt’’ qua 2 vòng xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính, và ‘’vượt’’ thời gian cách ly để có thể bay khắp phương trời từ Nam ra Bắc, cuối cùng chết và bị dương tính với cúm tàu tại Hà Nội.   Cùng với nhiều ca nhiễm mới ở Hải Dương, biện pháp cách ly tập trung mà Việt Nam đang áp dụng không những không có hiệu quả mà là mối nguy mới vì nhiều ca mới ở Hải Dương bị lây chéo, nghĩa là người không có bệnh ở chung với người có virus.   Vậy điều này cho ta thấy được gì? Nó cho thấy sự yếu kém và khả năng phòng cũng như chống dịch bệnh của Việt Nam.   Những lời hoa mỹ, khoe khoang VN dập dịch tốt, hiệu quả chỉ là mị dân và bịp bợm mà thôi. Chẳng có nước nào cách ly lại gộp chung người không có bệnh và người bị bệnh cả ở một phòng như VN.   Như vậy, Hà Nội chính thức bị ‘’bung và toang’’, những lời tuyên bố “Nếu Hà Nội mà bung, mà toang, hứa với các đồng chí, tôi chịu trách nhiệm" của Chủ tịch Chu Ngọc Anh như vậy chỉ là tính nói cho oai ra vẻ với dân là chủ yếu, vì cuối cùng Hà Nội cũng đã bung và toang mà Chu Ngọc Anh chưa nhận trách nhiệm, cho dù một lời xin lỗi dân Hà Nội.   Mặc dù có lời khen phó thủ tướng Đam trong công cuộc chống dịch, nhưng lời tuyên bố 10 ngày hết dịch trong khi Hà Nội đang tổ chức đại hội đảng 13 cũng là tượng trưng, nói cho có lấy, nói cho ra oai với các đồng chí của mình chứ cuối cùng, ngay lúc này, dịch bệnh không những kiểm soát tốt như lời tuyên bố là 10 ngày hết dịch của ông Đam mà càng phức tạp và không thể lường hết được.   Lời ông Đam nói cũng lãng mạn không kém lời tuyên bố của cựu bộ trưởng y tế Kim Tiến nói rằng ‘’Việt Nam sẽ lại là nước tiên phong thành công về chống dịch bệnh COVID-19, SARS, MERS... COVID-19 sẽ vẫy tay chào Việt Nam để ra đi trong nắng hè rực rỡ" là mấy.   Cho dù ông đam cố gắng cách mấy, nhưng để xảy ra tình trạng dịch bệnh mất kiểm soát, trường học đóng cửa, nhiều tỉnh thành đã phải phong tỏa mà không làm được như tuyên bố cũng chỉ là một kẻ bịp dân.   Chúng ta thấy, từ bà Kim Tiến, tới Chu Ngọc Anh hay ông Đam đều chung một điểm đó là thích nói, nói cho có, nói cho lấy được mặc dù không biết làm được không.   Đây không phải là số ít, mà hầu như đó là căn bệnh của người học cao cấp lý luận chính trị đều có, đó là bệnh: KIÊU NGẠO CỘNG SẢN.   Những đảng viên cộng sản hầu như ai cũng mắc bệnh này, tuyên bố đường sắt Cát Linh Hà Đông chạy trong năm 2019, tới giờ thì đã sao?   Tuyên bố VN là nước công nghiệp hóa hiện đại hóa thì giờ ra sao?   Còn nhiều tuyên bố khác nữa, giống như cách ông Phúc chỉ đạo giảm giá điện điện không giảm mà lại tăng kinh khủng, ông Phúc yêu cầu giảm giá thịt lợn thì thịt lợn tăng chống mặt, cũng như giúp dân hỗ trợ chống dịch 60.000 tỷ, nhưng nhận trên Tivi.   Dân thì đang hoang mang và tột độ vì khi bị đem đi cách ly cả gia đình sẽ tốn chi phí rất lớn với dân. Còn xã hội thì bị ảnh hưởng nhất là dịp Tết Tân Sửu vừa qua, bao nhiêu cố gắng cả năm thì dịch bệnh làm cho khó khăn bộ bề. Nông sản, hoa màu đều phải vứt bỏ. kinh tế nhân dân càng khó khăn hơn vì những thói huênh hoang, kêu ngạo của đám quan chức.   Người cộng sản cái gì cũng có, biệt thự, đất thì hàng chục lô, nhiều siêu xe, nhiều khu nghỉ dưỡng, thậm chí nhiều quốc tịch là đằng khác, chỉ có liêm sỉ thì không!  
......

WHO và Covid-19

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân| Ngày 31 tháng Mười Hai, 2019, ca nhiễm bệnh liên quan đến virus Corona được báo cáo lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chưa đầy một năm sau, Covid-19 lan tràn khắp thế giới, trở thành một tai họa khủng khiếp cho nhân loại. Theo Worldometers.info, cho đến đầu tháng Hai, 2021 dịch Covid-19 đã giết chết trên 2 triệu 300 ngàn người và gần 106 triệu người nhiễm bệnh trải rộng tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau một năm giằng co, ngày 14 tháng Giêng, 2021 vừa qua, nhà cầm quyền Bắc Kinh chấp thuận cho một phái đoàn chuyên viên của Tổ chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization – WHO) đến Vũ Hán để điều tra về nguồn gốc của virus Corona. Bản báo cáo đầu tiên công bố ngày 9 tháng Hai của phái đoàn điều tra WHO đưa ra nhận định: Không tìm thấy những bằng chứng liên quan đến dịch Covid-19 phát xuất từ Vũ Hán. Và đặc biệt, phái đoàn của WHO còn thòng thêm một câu:“Giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán khó có khả năng diễn ra.” Dựa vào báo cáo này, nhóm chuyên viên Trung Quốc có mặt trong phái đoàn WHO tuyên bố “không có đầy đủ bằng chứng để xác định SARS-CoV-2 đã lan tràn ở Vũ Hán trước tháng Mười Hai, 2019.” Trung Quốc xưa nay là tổ sư làm hàng nhái bắt nguồn từ ăn trộm ăn cắp kỹ thuật, mẫu mã nước ngoài. Vậy thử hỏi làm sao WHO là một tổ chức chỉ gồm những nhà khoa học mà không bị những tay chuyên hành nghề lừa gạt chính trị xỏ mũi. Nhất là sau một năm, vật chứng có thể đã bị thủ tiêu, nhân chứng thì bị chính quyền khống chế khi tiếp xúc phái đoàn, việc tìm ra nguồi gốc con virus không khác chuyện mò trăng đáy nước. Điều tra nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 là nhu cầu chính đáng của cả thế giới, để quy trách nhiệm thuộc về đâu và ngăn ngừa một đại dịch có thể có trong tương lai. Vì thế, ngay từ tháng Năm, 2020 tại hội nghị của Hội Đồng Y Tế Thế giới (WHA), Úc và 136 nước khác đã đưa ra một dự thảo nghị quyết đòi mở một cuộc điều tra độc lập đối với WHO. Còn Liên Minh Châu Âu đề nghị một cuộc điều tra của Tổ chức Y Tế Thế Giới của Liên Hiệp Quốc vì đó là trách nhiệm của WHO. Dù rất bực tức nhưng cuối cùng Trung Quốc cũng phải chấp nhận một cuộc điều tra trên đất nước mình. Nhưng trước khi buộc phải đón phái đoàn của WHO vào Vũ Hán, Trung Quốc đã làm khó dễ với nhiều điều kiện khó khăn. Các nhà khoa học làm nhiệm vụ vì chức trách của họ và áp lực quốc tế nên phải im lặng chấp nhận mọi mệnh lệnh từ Bắc Kinh để vào được Vũ Hán và sau đó tính sau. Quả nhiên sự kiện vào được Vũ Hán để điều tra là một thành tích của cơ quan Liên Hiệp Quốc. Nhưng đồng thời người ta cũng biết rõ, kết quả nếu có thì chỉ góp phần tuyên truyền cho Trung Quốc, vì hai lý do sau: Một là Trung Quốc hiện nay so với 10 năm trước, là một nhà nước có nhiều ảnh hưởng lớn trong các cơ quan Liên Hiệp Quốc nói chung, và trong WHO (Tổ chức Y Tế Thế Giới) nói riêng. Khi Hoa Kỳ rút ra khỏi WHO dưới thời Tổng Thống D. Trump, và sau vụ Covid-19 bùng phát, Bắc Kinh hứa sẽ đóng góp thêm 2 tỷ Mỹ Kim trong 2 năm (2020-2022) nhưng cho đến này chưa thấy động tĩnh gì về lời hứa này. Dĩ nhiên trong bối cảnh làm người chi tiền mạnh bạo, Bắc Kinh quá dễ dàng để thao túng và lèo lái WHO theo con đường mà mình vạch sẵn. Hai là dịch bệnh đã diễn ra đã một năm trước tại Vũ Hán, mà nay WHO mới có thể đến gọi là mở cuộc điều tra thì phái đoàn WHO chỉ làm một chuyện quá muộn màng. Vũ Hán là nơi mà Trung Quốc kiểm soát dân chúng chặt chẽ và đã tẩu tán hầu hết vết tích thì WHO làm sao tìm ra bằng chứng. Cho nên kết quả điều tra của WHO chỉ là chuyện mà thiên hạ gọi là “cưỡi ngựa xem hoa.” Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đây, vì nó không thể đánh lừa dư luận bằng những lời kết luận mơ hồ, trong khi cả Úc và Âu Châu cũng như Hoa Kỳ đều lên án virus Corona xuất phát từ Vũ Hán như thực tế đã chứng minh. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên lên án và phủ nhận kết quả điều tra do WHO công bố sau khi phái đoàn họp báo tại Vũ Hán. “Cho đến nay, Trung Quốc không đưa ra sự minh bạch cần thiết mà chúng ta cần để có thể ngăn chặn những loại đại dịch này tái diễn,” Phát Ngôn Viên Ned Price của Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố. Mặt khác, Tổng Thống Biden  cho biết ý định Mỹ sẽ quay trở lại WHO và như vậy Mỹ sẽ không thể để yên cho Trung Quốc thao túng tổ chức này. Úc Châu, Âu Châu và Nhật Bản có tiếng nói chung, quan tâm muốn tìm ra những dữ kiện thật về nguồn gốc Covid-19 để bảo vệ người dân. Tóm lại, công bố của phái đoàn điều tra của WHO hôm 9 tháng Hai vừa qua chỉ là giai đoạn bắt đầu một cuộc chiến mới về nguồn gốc phát sinh Covid-19. Phạm Nhật Bình  
......

Kinh tế Việt Nam 2021: Phía trước là vực thẳm!

ảnh ông Nguyễn Xuân Phúc Tân Phong - Web Việt Tân| Thu nhập bình quân 3.500 USD/người nhưng không thể mua thịt lợn ăn Tết Trái với báo cáo của chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc về tăng trưởng kinh tế với mức thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 đã tăng tới 3.500 USD, một cái Tết cổ truyền thê lương chưa từng có đã bộc lộ sự xuống dốc thê thảm về mức sống và thu nhập của tuyệt đại đa số dân chúng. Suốt từ Bắc tới Nam, một tình trạng buôn bán ế ẩm tới khó tưởng tượng nổi so với cùng thời điểm Tết Canh Tý 2020. Những khu phố chợ Tết bán, đào, mai, cúc, quất… truyền thống vắng người mua. Cơn mưa trái mùa ác nghiệt sát ngày Tết đẩy hàng ngàn tiểu thương vào thảm cảnh tuyệt vọng khi chứng kiến tất cả vốn liếng bị cuốn trôi theo một cơn giông tố. Việc dịch bệnh Covid-19 quay trở lại vào thời điểm cận kề Tết Nguyên Đán khiến cho việc giao thương và buôn bán đã khó lại càng khó thêm. Nhưng nguyên nhân chính và trực tiếp nhất là sự suy giảm nguồn thu nhập của người dân. Với hơn 30 triệu người lao động bị ảnh hưởng thu nhập theo những khảo sát chính thức vào thời điểm quí III – năm 2020 của Tổng Cục Thống Kê không thể hiện hết được thực trạng thê thảm của người lao động bằng việc chỉ cần đi tham quan một vòng qua những trung tâm thương mại, chợ đầu mối truyền thống trong những ngày này. Giá thịt lợn sau một thời gian “làm mình làm mẩy” với những thông tư chỉ thị bình ổn giá cả của Thủ Tướng Phúc thì đến giờ đã giảm kỷ lục mà vẫn ế trương. Theo thống kê vào thời điểm quí I – năm 2020, nhu cầu thịt lợn đã giảm hơn 13% so với cùng kỳ vì giá cao. Thịt lợn là nhu yếu phẩm thiết yếu và quan trọng nhất trong nguồn dinh dưỡng của người Việt nhưng ước tính nhu cầu tiêu thụ trong năm 2020 đã giảm tới 15% vì thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong khi giá thịt vẫn leo cao ngất ngưởng. Thật trớ trêu khi báo cáo kinh tế của chính phủ rằng năm 2020, thu nhập bình quân người dân đã tăng tới 3.500 USD/người nhưng thực tế thì Tết này, hàng chục ngàn người lao động bị kẹt lại ở thành phố không có nổi cân thịt ăn Tết. Giá rau củ quả trong dịp Tết cổ truyền năm nay ở hầu hết các chợ truyền thống các tỉnh thành phía Nam đều không tăng mà lại giảm mạnh nhưng không thoát khỏi tình trạng ế ẩm. Sức mua rất thấp khiến cho niềm hy vọng của giới tiểu thương vào dịp Tết có thể gỡ gạc lại chút thu nhập đã hoàn toàn tiêu tan. Chưa kể ở những tỉnh thành như Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng… nơi có nghề hoa truyền thống và diện tích nông nghiệp lớn, hàng trăm ngàn tấn rau quả bị ách tắc đúng dịp cuối năm khiến nông dân mất trắng nguồn thu nhập và ngập trong nợ nần. Hình ảnh những cây ATM ở Hà Nội, thành phố HCM ngày cận Tết thật lạ lùng. Không có những hàng dài những công nhân, người lao động xếp hàng nhận lương qua thẻ ATM như mọi năm, quang cảnh thưa thớt không khác gì thường nhật. Báo chí “lề đảng” liên tục có những bài viết về những mức thưởng, lương kỷ lục “trên Trời” hàng tỷ đồng nhưng trên thực tế thì đối với hàng chục triệu lao động, mong ước của họ năm nay chỉ là có đủ lương và công ty có thể duy trì việc làm cho người lao động đã là may mắn lắm rồi. Và điều đó đồng nghĩa với việc hàng triệu người sẽ không có Tết. H1: Những chi nhánh ngân hàng đóng cửa sớm và ATM vắng khách trong ngày Tết Tăng trưởng ma, phá sản thật Giới chức Việt Nam khoe khoang hợm hĩnh thành tựu “quốc gia có tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới” với con số ghi nhận 2,9%. Nhưng con số này rất khó có thể lý giải cho tổn thất ít nhất 50 tỷ Mỹ Kim ở các ngành du lịch, bất động sản, xây dựng, xuất khẩu lao động, da giày, may mặc và kiều hối đều suy giảm mạnh. Tổng Cục Thống Kê cho biết chỉ riêng ngành du lịch đã mất trắng 23 tỷ USD. Con số tăng trưởng xuất cảng tăng nhờ việc tạm nhập tái xuất hàng Trung Quốc chỉ giúp các doanh nghiệp Việt và giới chức hải quan lượm nhặt vài đồng bạc lẻ dịch vụ logistics và trốn lậu thuế nhưng sẽ để lại hậu quả tồi tệ cho nền kinh tế Việt Nam khi bị Hoa Kỳ áp đặt những chính sách trừng phạt thương mại trong thời gian tới đây. Bất chấp dịch bệnh tàn phá nền kinh tế trong nước, giao thương với Trung Quốc năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số (13,8%) so với năm 2019, đạt 133, 09 tỷ USD trong năm 2020 theo đường “chính ngạch.” Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tới Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,9%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỷ USD (cao gần gấp đôi so với xuất khẩu), tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc có giá trị 35,2 tỷ USD, tăng 3,74% so với năm 2019. Theo Vụ Thị Trường Châu Á – Châu Phi, Bộ Công Thương động lực tăng trưởng chính của thương mại Việt Nam – Trung Quốc năm 2020 chủ yếu đến từ nhóm hàng chế biến chế tạo (đạt 37,07 tỷ USD, tăng 20,06%) và vật liệu xây dựng (đạt 3,12 tỷ USD, tăng 104,09 %)… Trong những trao đổi gần đây với giới xuất nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, Hàn Quốc và mấy người bạn làm trong ngành điện, điện tử và xây dựng cho biết, hàng hóa từ Trung Quốc và cả Hàn Quốc kể từ 2019 đã được nhập khẩu hoàn toàn miễn thuế nhập khẩu và kể cả VAT. Không chỉ 7 tỉnh biên giới có hiệp định miễn thuế quan với Trung Quốc mà bất cứ tỉnh thành nào đều có thể đặt mua hàng trực tiếp qua Alibaba, Chotot, Taobao, Lazada, Tiki,… được hệ thống Logistics của các doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc gửi đến tận nhà với cước phí vận chuyển hợp lý, rẻ hơn nhiều so với các dịch vụ chuyển phát trong nước. Có thể nói, thị trường thương mại điện tử Việt Nam với độ lớn hiện tại gần 12 tỷ Mỹ kim và mức tăng trưởng tới 18% năm 2020, đã hoàn toàn bị các ông lớn Trung Cộng nuốt trọn. Ngay cả những cái tên thuần Việt như Chotot cũng đã phải bán mình từ lâu cho Alibaba. Việc hàng hóa Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với hàng hóa sản xuất cùng loại trong nước, trong khi chất lượng không thua kém so với Hàn Quốc, Nhật Bản là bao, dễ dàng được mua trực tuyến và không bị đánh thuế, đã khiến cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo, vật liệu xây dựng tăng vọt. Điều này mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng trên khía cạnh kinh tế vĩ mô thì sẽ gây ra tốn thất rất lớn cho nền kinh tế. Nền sản xuất nội địa vốn “mong manh dễ vỡ”, sẽ nhanh chóng hoàn toàn phá sản và hoặc phải “bán mình” với giá rẻ mạt. Không chỉ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19 mà những hiệp định hợp tác thương mại có lợi cho Trung Quốc nhưng gây tổn hại cho Việt Nam, đã là nguyên nhân trực tiếp và lớn nhất khiến hơn 110.000 doanh nghiệp Việt đóng cửa, phá sản trong năm 2020. Đây là con số thực sự “chết chóc” đối với nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam và là kỷ lục kể từ sau 1986. Thị trường bán lẻ truyền thống, du lịch và bất động sản là những lĩnh vực có thể nhìn thấy rõ ràng nhất mức độ tàn phá của dịch Covid-19 khi toàn thị trường suy giảm hơn 80% doanh số. Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản đã rời bỏ cuộc chơi và những “quả bóng bất động sản” đã được bơm căng như Đà Nẵng, Bình Thuận, Long An, các khu vực mở rộng của thủ độ Hà Nội, Bắc Giang… đã chính thức nổ tung với hàng loạt những dự án “tỷ đô” vỡ trận hoặc các chủ đầu tư bị khởi tố bắt giam. Đội ngũ doanh nhân “thuần Việt” với xuất phát điểm rất thấp về mọi mặt kể từ khi “mở cửa” đã trải qua hơn 30 năm đầy khó khăn, vật lộn trong một môi trường kinh doanh tệ hại, “tầng tầng, lớp lớp” nhũng lạm và quan liêu của giới cầm quyền, hiện chỉ có thể đóng góp khoảng 10% GDP. Tuy mức đóng góp vào nền kinh tế chính thức còn hạn chế, bị nhận xét mỉa mai là “không chịu lớn,” nhưng với 700.000 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, họ đã đóng vai trò không hề nhỏ trong việc tạo ra hàng chục triệu công ăn việc làm. Kể từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, một nhóm triệu phú USD – những người đã trở nên siêu giàu nhờ sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô – đã góp mặt vào hàng ngũ doanh nhân Việt, nhanh chóng tạo ra sự thay đổi lớn cả về “chất và lượng” với những tên tuổi như Vingroup, Sungroup, Masan, Vietjet Air… Nhưng cũng chính các “ông lớn” này đã tạo ra cả một vực thẳm với phần còn lại hơn 90% doanh nghiệp tư nhân có qui mô nhỏ trong nền kinh tế vốn dĩ đã méo mó lại càng lệch lạc hơn bởi sự thao túng của các “cá mập.” Trong môi trường xã hội được biết tới với cái tên “định hướng XHCN,” nhóm các đại gia Đông Âu và Hoa kiều Chợ Lớn liên kết chặt chẽ với giới chức cộng sản, hình thành nên đỉnh chóp quyền lực của xã hội Việt Nam. Họ có thể tác động tới chính sách quốc gia mà trong đó lợi ích của đám “thượng lưu tôn quí” được đặt lên trên lợi ích cộng đồng hay thậm chí cả dân tộc. Kinh tế không sụp đổ vì Covid-19 nhưng sẽ vỡ nợ bởi cuộc đỏ đen điên cuồng vào bất động sản và chứng khoán. Covid-19 cũng là lý do hoàn hảo để giới chức Việt Nam triển khai các chính sách nới lỏng tiền tệ, in tiền và bơm tiền vô tội vạ dưới những chiêu trò được quảng bá là “hộ trợ doanh nghiệp, hộ trợ người dân.” Hơn 900.000 tỷ đồng là số tiền mà Ngân Hàng Trung Ương đã bơm vào thị trường theo công bố chính thức trong năm 2020. Mức tăng trưởng tín dụng là gần 14% trong khi mức tăng trưởng GDP danh nghĩa ghi nhận là 2,9%. Trong khi giới doanh nghiệp “chết như rạ” vì dịch bệnh và các yếu tố bất lợi bởi các chính sách kinh tế như thuế, hiệp định thương mại với Trung Quốc… nguồn tiền thừa mứa và giá rẻ đã không được đầu tư vào khối sản xuất, chế biến, chế tạo. Thay vào đó, tiền lại được rót vào những lĩnh vực đầy rủi ro như bất động sản và chứng khoán. Cuộc cờ bạc vô tiền khoán hậu có tên VNindex đã chứng kiến những cơn tăng điểm điên rồ và lao dốc chưa từng có trong lịch sử hình thành thị trường này trong tháng Giêng năm 2021. Ngay khi tăng điểm gần chạm mức kỷ lục cũ 2008 vào ngày 19 tháng Giêng, 2021, VN-Index đã quay đầu rơi tự do và mất 168 điểm tương đương 25 tỷ USD trong vòng 9 ngày, đúng thời điểm “nhạy cảm” là đại hội đảng CSVN. Có lẽ vì lý do thời điểm “nhạy cảm” về chính trị, cơn bán tháo hoảng loạn của hàng triệu newbie có thể tạo ra những bất ổn ngoài ý muốn. Một “cục tiền” 23.000 tỷ đồng được Ngân Hàng Trung Ương tung ra dưới hình thức vay OMO cho một thành viên chỉ để vớt lại vài điểm trong ít ngày, không khác gì “đá ném ao bèo.” Khối ngoại bán tháo mạnh, ôm hàng ngàn tỷ về nước ăn Tết sau một năm làm ăn khấm khá nhờ… Covid-19 như trường hợp Ardolis Investment Pte. Ltd. và Government of Singapore thuộc quỹ Chính phủ Singapore (GIC) đã bán ra tổng cộng 19,8 triệu cổ phiếu Masan (MSN), qua đó giảm lượng sở hữu xuống còn 126,17 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 10,74%, kiếm về 1.700 tỷ đồng ngon ơ. Trong khi đó, các quĩ đầu tư nội vung tiền “mua vui được vài trống canh.” Hàng triệu những F0 hay newbie trắng tay, học những bài học đầu tiên trong cuộc vui đỏ đen chốc lát, lờ mờ hiểu chút ít về ma trận lừa đảo của giới truyền thông. Cảnh tượng chưa từng xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán. Ảnh do tác giả cung cấp Kịch bản giống hệt như những gì đã xảy ra vào tháng Năm, 2018 khi VN-Index vượt ngưỡng trần kỷ lục 1200 điểm bởi liều doping 1,2 triệu tỷ được ngân hàng TW bơm vào thị trường cuối năm 2017. Khi đó, VN-Index từ ngưỡng hơn 600 điểm tăng hơn 500 điểm chỉ trong 9 tháng. Thị trường bùng nổ để rồi ngay sau đó vào ngày 25 tháng Năm, 2018 đã bị thổi bay mất 20% giá trị, rớt dưới ngưỡng 1000 điểm. Ở thời điểm 2018, thế giới chưa biết tới cúm Covid-19 và tác động hủy diệt của dịch bệnh với kinh tế như 2020. Đó đơn thuần là một cuộc tung hứng của những “cá mập” trên thị trường, sau khi đã ăn no quẫy đuôi đi chơi, bỏ lại hàng triệu những nhà đầu tư tay ngang, nhỏ lẻ chết chìm cùng mớ trái phiếu có giá trị không bằng một cốc trà đá sau một thời gian ngắn lên cơn “ngáo giá.” Đặc tính của con người là hay quên và bài học hôm nay hẳn sẽ “đắng” hơn nhiều so với năm 2008. Nền kinh tế có thể không sụp đổ vì dịch bệnh nhưng chắc chắn sẽ vỡ nợ với những cuộc đỏ đen và đầu cơ điên cuồng vào bất động sản và chứng khoán bất chấp tất cả những qui luật về kinh tế. Cơ cấu theo nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020. Nguồn: Fiin Rating Diễn biến đáng lưu ý đã góp phần tăng độ rủi ro cho trò chơi này là khối doanh nghiệp tài chính ngân hàng, bất động sản và các “ông lớn” đa ngành như Masan, Vingroup, Vietnam Airlines, Vietjet Air… đã tung ra trên thị trường hàng núi trái phiếu doanh nghiệp “3 Không,” tương đương hơn 400.000 tỷ đồng. Được giới truyền thông chính thống của đảng và nhà nước “bơm thổi,” các bí kíp “biến tiền thành giấy lộn” làm bùng cháy ham muốn “làm giàu không khó” của hàng triệu những nhà đầu tư “newbie.” Kết quả là các “cá mập” đã nuốt gọn 20 tỷ USD, liếm mép và ung dung đi đánh golf. Một báo cáo tài chính mới đây cho thấy khả năng trả lãi của khối doanh nghiệp bất động sản đã giảm mạnh. Hình trên cho thấy cơ cấu trái phiếu của khối doanh nghiệp bất động sản đã tăng thêm 14% trong năm 2020, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hơn 400.000 tỷ tiền trái phiếu “3 Không” được phát hành vô tội vạ. Đây là quả bom sẽ sớm nổ tung trong thời gian tới. Những nghịch lý thị trường và những hoang tưởng về tăng trưởng tiếp tục được giới chức CSVN làm sâu sắc thêm khi liên tục đăng đàn “nổ” về viễn cảnh tươi sáng về kinh tế trong khi không hề có bất cứ cơ sở thực tiễn và khoa học nào. Nguồn tiền dễ dãi tiếp tục được đổ vào những siêu dự án tỷ đô, những đại đô thị thông minh, những thành phố Thủ Đức, Long Thành, Phú Quốc, Vân Đồn,… và những câu chuyện thần kỳ của thị trường chứng khoán “sáng mua, chiều xổ.” Tuy vậy, không có phép lạ nào của “mảnh da lừa” mà không phải trả giá. Và cái giá cuối cùng cho sự tham lam, ngu dốt và hoang tưởng này sẽ vô cùng đắt. Tân Phong https://viettan.org/kinh-te-viet-nam-2021-phia-truoc-la-vuc-tham/  
......

Mặt nạ, mặt mo và nơi khai sinh virus Corona?

Nguyen Khan Khi tổ chức y tế thế giới WHO đến Bắc Kinh tìm hiểu, công bố không có dấu hiệu virus cúm Tàu lây từ người qua người, chỉ trích các nước cấm cửa nhân dân TC (Trung Cộng) là hành xử thái quá, là phân biệt đối xử... Liền sau đó ông Tập Cận Bình ra lệnh phong tỏa tuyệt đối thành phố Vũ Hán, nội bất xuất ngoại bất nhập để ngăn virus corona lan rộng, làm mặt nạ WHO rớt xuống thành Mặt Mo. Khi tổng thống Mỹ Donald Trump lên án TC giấu dịch làm cộng đồng quốc tế mất hai tuần lễ vàng là thời gian tối cần để ngăn dịch hiệu quả, khiến dịch "bung toang" nhiều nơi trên thế giới. TC cãi chày cãi cối rằng TC minh bạch không giấu giếm, rất trách nhiệm, tích cực giúp các nước chống dịch, để "bung toang" là do không học cách dập dịch của TC. Liền sau đó lộ chuyện TC đàn áp, bắt giữ, phạt vạ, bịt miệng, buộc bác sĩ Lý Văn Lượng và một số đồng nghiệp của ông rút lại những stt trên mạng xã hội mà nhóm bác sĩ này đã viết để cảnh báo mọi người về một đại dịch mới do một loài virus lây nhiễm nguy hiểm tựa virus corona gây bệnh SARS. Cái mặt nạ gian xạo của Tập Cận Bình rớt xuống thành cái Mặt Mo. Khi đại dịch lan tràn nhiều nước trên thế giới, WHO khăn khăn dịch cúm Tàu chỉ đe dọa khu vực, chưa đe dọa các nước khác nên WHO không thể công bố dịch trên toàn cầu. Liền sau đó Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran và Italy bung toang... WHO lật đật công bố dịch thì đã quá trễ, cái mặt nạ của WHO rơi xuống lần nữa, Mặt Mo dày lên gấp đôi. Bắc Kinh cho phép WHO và các nhà khoa học trên thế giới đến TC nghiên cứu virus cúm Tàu. Khi phái đoàn đến, được giới chức TC đưa đến một địa phương an toàn ở Quảng Đông để nghe TC khoe mẽ thành tích chống dịch của mình. Các nhà khoa học hụt hẫng vì cơm đùm cơm dở đi nghiên cứu virus cúm Tàu, hóa ra đến TC chỉ để xem Tập Cận Bình diễn kịch, đành lủi thủi ra về không kèn không trống, chỉ duy nhất một quan chức cao cấp của WHO được đến Vũ Hán. Song khi quan chức này từ Vũ Hán bay về Bắc Kinh, chuẩn bị lên phi cơ rời TC, bị các nhà báo chất vấn, quan chức này đành nói thật là chỉ đến cơ quan phòng chống dịch và một vài bệnh viện an toàn tại Vũ Hán. Nghĩa là lãnh đạo cao cấp của WHO cũng chỉ đi xem kịch. Cái mặt nạ của WHO và TC bị rớt lần nữa Mặt mo càng thêm dày. Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi virus cúm Tàu là Chinese's virus, không chấp nhận WHO lấp liếm giúp TC bằng cái tên COVID 19 chẳng ăn nhập gì đến cúm Vũ Hán. Bởi WHO đã từng gọi cúm Tây Ban Nha, viêm não Nhật Bản hay dịch tả lợn Châu Phi... Khi ấy Tây Ban Nha, Nhật Bản hay Châu Phi có phản ứng gì đâu, thì việc gì không gọi cúm Tàu ? Việc gì khi nghe Ông Trump gọi Chinese's Virus thì TC giãy nảy như đỉa phải vôi ? TC phản ứng quyết liệt, phản đối cách gọi tên virus của Ông Trump, cho là kỳ thị chủng tộc, rằng virus cúm Tàu có thể khởi phát ở Mỹ hay ở Ý. Liền sau đó rộ tin TC không chỉ xóa dấu vết chợ bán động vật hoang dã Vũ Hán là nơi TC cho là ca nhiễm F(0) nhiễm virus corona từ động vật được bày bán ở chợ này, đồng thời xóa hết hồ sơ y tế những ca nhiễm tiên khởi mà nhóm khoa học gia đầu tiên của TC dựa vào dó để nghiên cứu và kết luận F(0) không liên quan gì đến chợ bán động vật hoang dã mà có thể lây nhiễm từ con dơi trong cơ quan quản lý động vật hoang dã cách chợ vài km. TC cũng cấm các nhà khoa học TC nghiên cứu F(0), không cho bất cứ nhà khoa học nào trên thế giới, kể cả WHO, dến Vũ Hán nghiên cứu F(0), cùng với tin rò rỉ virus cúm Tàu có thể xỗng chuồng từ viện Nghiên cứu virus P4 Vũ Hán cách chợ bán động vật hoang dã Vũ Hán 30 dặm... Phản ứng thái quá và khác thường của TC trước những chứng cứ không thể chối cãi chẳng khác gì lạy ông tôi ở bụi này, mặt nạ TC rớt xuống, Mặt mo dày thêm một khúc. Và mới đây, WHO lại đến Vũ Hán điều tra F(0) khi mọi dấu vết đã bị xóa sạch, cứt trâu để lâu đã hóa bùn... Khiến một cặp mặt mo dày hơn tấm thớt chặt xương là WHO và TC phối hợp công bố ngô nghê như người từ cõi trên mới xuống, rằng không tìm thấy dấu vết F(0) tại TC, nghĩa là không tìm thấy giấy khai sinh virus corona tại nước này./.  
......

Kết quả cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Timothy Trinh Peter Ben Embarek, người đứng đầu phái bộ 14 thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết việc vi-rút bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán là "cực kỳ khó xảy ra". Ông cho rằng còn nhiều việc cần phải làm thêm để xác định nguồn gốc của vi-rút. Phát biểu từ khách sạn Hilton Optics Valley ở Vũ Hán, Tiến sĩ Embarek, một nhà khoa học Đan Mạch về an toàn thực phẩm và bệnh động vật, cho biết một giả thuyết về sự cố trong phòng thí nghiệm khó có thể giải thích được sự xuất hiện của vi-rút. “Vì vậy, đó không phải là một giả thuyết mà chúng tôi đề xuất để hỗ trợ cho công việc trong tương lai," ông nói. Đồng thời cuộc điều tra của WHO cũng phát hiện ra rằng vi-rút rất có thể đã được truyền qua vật chủ trung gian là động vật và có thể đã lây lan qua thực phẩm đông lạnh. "Chúng tôi phải làm nhiều việc hơn nữa đối với chuỗi sản phẩm thực phẩm lạnh,” ông nói. Công bố này rất thích hợp với lập luận của Trung Quốc cho rằng nguồn của vi-rút có thể nằm trong các thực phẩm đông lạnh được nhập khẩu vào Trung Quốc. Tiến sĩ Embarek cho biết có khả năng “vi-rút cũng xuất hiện ở những nơi khác và cá nhân ở các quốc gia khác” và kêu gọi có thêm các cuộc điều tra mới. Bắc Kinh nhiều lần cho rằng vi-rút, gây ra hơn 2,3 triệu tử vong, có nguồn gốc từ nơi khác trên thế giới. Đại diện Trung Quốc Liang Wannian cho biết WHO "không thể dựa trên cơ sở nghiên cứu dịch tễ học để xác định cách COVID-19 được đưa vào thị trường Vũ Hán." Feng Duojia, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp vắc xin Trung Quốc, nói với tờ báo đảng Global Times rằng: “Vũ Hán chỉ là một điểm dừng cho việc truy tìm nguồn gốc vi rút, và những chuyên gia đó không nên mong đợi tìm ra câu trả lời ở đây." Trong thông báo về chuyến thăm của các chuyên gia WHO vào tháng trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian cho biết: "Việc truy tìm nguồn gốc vi-rút rất có thể sẽ liên quan đến nhiều quốc gia và địa phương." Cuộc điều tra của WHO đã diễn ra sau hơn một năm, và sau khi hồ sơ nghiên cứu vi-rút của phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị thiêu hủy. Lịch trình của nhóm WHO tại Trung Quốc như sau: Trước tiên, các chuyên gia WHO bị đưa vào khu cách ly 14 ngày, cho đến ngày 28 tháng 1, mới có một cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại một khách sạn với các quan chức Trung Quốc. Kế đến, lịch trình đưa nhóm WHO đến Bệnh viện Tổng hợp Trung Quốc và Tây y tỉnh Hồ Bắc để nghe bác sĩ Zhang Jixian lần đầu tiên báo cáo các trường hợp "viêm phổi không rõ nguyên nhân" của các ca nhiễm vào ngày 27 tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán. Nhóm cũng đã đến thăm một triển lãm bảo tàng dành riêng cho lịch sử ban đầu của COVID-19. Vào ngày 31 tháng 1, nhóm WHO được chở đến thăm chợ hải sản Baishazhou tại Vũ Hán, đi dạo một giờ đồng hồ. Dài nhất trong lịch trình, vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, nhóm WHO đã dành khoảng bốn tiếng rưỡi cho chuyến thăm văn phòng Vũ Hán của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc để thảo luận và "điều tra" các chuyên gia Trung Quốc. Vào ngày 3 tháng 2, nhóm WHO đã dành vài giờ tại Viện Vi-rút Vũ Hán, nơi bị nghi ngờ đã có một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm đã gây ra đợt bùng phát đại dịch vào cuối năm 2019. Nhóm được phép ba giờ rưỡi bên trong cơ sở được bảo vệ nghiêm ngặt, và không được phép tiếp xúc với các nhà báo. Đến ngày 4 tháng 2, nhóm WHO đã gặp gỡ các cư dân của khu phố Jiangxinyuan ở Vũ Hán, nói chuyện với một số người đã khỏi bệnh, cũng như các nhân viên cộng đồng. Ký giả ABC News của Úc cho rằng: "Không có hành trình đầy đủ cho hoạt động thực địa của nhóm được tiết lộ và các nhà báo đưa tin về chuyến thăm bị kiểm soát chặt chẽ và được giữ khoảng cách với các thành viên trong nhóm." Một lịch trình như thế của nhóm WHO làm thế nào có đủ tiêu chuẩn để xác nhận được nguồn gốc COVID-19. Và đây là tổ chức mà chính phủ Biden của Hoa Kỳ muốn chi tiền để xin gia nhập trở lại. Cũng vào thời điểm nhóm WHO chuẩn bị kết thúc cuộc điều tra, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ hơn 80 người mà họ cho là làm giả vắc xin COVID-19, đúng lúc các tỉnh thành ở đại lục đua nhau tiêm hàng triệu người trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Những tổ chức tội phạm đã cho nước biển vào các lọ và bán dưới dạng vắc-xin. Cảnh sát ập vào một số địa điểm trên khắp Bắc Kinh và nhiều thành phố ở các tỉnh miền đông như Giang Tô và Sơn Đông, thu giữ tại chỗ "hơn 3.000 vắc xin COVID-19 giả", Tân Hoa xã cho biết. Không thấy báo cáo bao nhiêu vắc-xin giả đã bán và được tiêm vào các nạn nhân. Dường như cái gì dính líu đến Trung Quốc đều có vấn đề. Báo cáo của nhóm WHO cũng không khác gì các vắc-xin giả./. Người Đà Lạt Xưa February 10, 2021
......

“Đồng chí”!

Vũ Đức Đam - Mai Tiến Dũng Đỗ Đăng Liêu Mấy ngày nay mạng xã hội rộ lên chuyện ông “Bộ Trưởng” sửa lưng ông Phó Thủ Tướng. Người thì vặn hỏi, chê trách ông Mai Tiến Dũng lấy tư cách gì mà dám vượt quyền, than phận cấp dưới mà lại dám lên lớp cấp trên của mình là ông Vũ Đức Đam. Nhất là lại trong lãnh vực chẳng phải của mình. Người khác thì thắc mắc, lập luận (như thuyết âm mưu), cho rằng chẳng thể có lời giải thích nào hợp lý hơn là việc ông cấp dưới này đã được ai đó cho biết về tương lai của đương kim cấp trên của mình sẽ không khá (không chừng sẽ trở thánh cấp dưới?), nên đã quá nhanh nhẩu, hấp tấp thở ra những lời khó nghe. Có người tự hỏi là “đồng chí” với nhau mà sao ông Dũng lại hành xử như vậy với ông Đam! Nghe vậy không khỏi giật mình nghĩ lại về chữ “đồng chí”. Đồng chí là cùng chí hướng! Nghiã chữ thì là thế. Nhưng từ thời có Đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay thì chữ “đồng chí” không còn nghiã nguyên thủy của nó nữa như thời của anh hùng Nguyễn Thái Học và các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của Ông. Bây giờ được ai đó gọi là “đồng chí” chắc … lạnh người! Cái “lò ông Trọng” trước giờ “đốt” những ai nếu không phải là toàn những “đồng chí” của ông ta. Mà những đồng chí bị đốt này chả phải là những đảng viên vô danh, bình thường trong đảng là toàn là những đồng chí thân cận, rất thân cận, cỡ “bự” (vì không bự thì lấy đâu quyền lực để mà tham nhũng hoặc hăm he dòm ngó, cạnh tranh quyền lực với Ngài khiến Ngài phải đốt cho cháy!), cỡ “sống chết có nhau”! Có lần tôi đã lấy chuyện hồ ly để ví von khi nói về đảng viên, chính xác hơn là lãnh đạo CSVN. Hồ ly chỉ sợ hồ ly, không sợ loài nào khác kể cả hùm beo rắn độc. Chỉ có hồ ly mới thấu hiểu được cái “độc” của hồ ly. Lãnh đạo CSVN cũng vậy! Vì hiểu mới biết sợ, vì sợ mới phải đốt đi để phòng than, cho an toàn! Và khi “đồng chí” chẳng còn “đồng chí” nữa, chỉ còn là “đồng Đảng”, thậm chí còn theo gương Đảng Trưởng đốt nhau thì “sửa lưng” sơ sơ một tí thì có gì đáng ngạc nhiên!  
......

Một cái Tết hoang mang!

  Phạm Minh Vũ   Trong giữa tháng 12 vừa qua, tôi trở lại Đà Lạt để đến thăm một trại nuôi cá Tầm, được một chủ trại cá chia sẻ mới biết năm nay cá tầm rớt giá thê thảm, bình thường bán 300k một kg là chưa biết cầm vốn lại chưa, nhưng năm nay bán 200k cũng không ai mua. Nguyên nhân là cá tầm trôi nổi ở thị trường với giá 120k trên 1 kg có nguồn gốc từ trung quốc nhập qua bằng đường lậu. Các cơ quan chức trách ở đâu tại sao để loại cá này lọt vào VN mà không qua kiểm tra nguồn gốc, ngay giữa lúc dịch bệnh hoành hành?   Và cũng trong dịp này đến thăm các nhà vườn làm nông ở Đơn Dương, với mọi năm thì tầm này công việc rất bận rộn, nhưng năm nay thì khác, các đơn hàng hầu như ít đi đến 70%, người nông dân rất lo lắng, thấp thỏm vì đã đầu tư hết vốn liếng cho vụ tết.   Và hôm nay, đùng một cái Hải Dương và Quảng Ninh chỉ trong 2 ngày phát hiện gần 100 ca dương tính với Cúm tàu biến thể.   Những người nông dân họ bàng hoàng, than với tôi vì các đơn hàng gần như bị hủy và lượng nông sản họ đầu tư đã chuẩn bị thu hoạch, nếu dịch bệnh bùng phát mạnh thì coi như trắng tay, chưa kể phải mang nợ.   Ở bên ngoài Nhân dân thì đang hoang mang với tình hình dịch bệnh đang diễn biến nghiêm trọng, có nguy cơ đón một cái tết ‘’nhà ai ở nhà nấy’’, thì một tầng lớp lao động chân tay sẽ chịu thiệt thòi nhất, khi hai lần dịch bệnh bùng phát trong năm 2020 chính phủ đã bỏ rơi, bây giờ gần tết mong chút gỡ gạc lại thì có nguy cơ thành nợ chồng nợ. Nhưng trong khu vực đầu não Hà Nội đang nhóm họp, vẫn háo hức vì đại hội sắp thành công tốt đẹp, những tiếng vỗ tay rần trời cũng sẽ vang lên khi đảng vẫn vinh quang trên sự lầm than của hàng triệu dân đen đang lo lắng trước một cái tết nước mắt chan cơm.   đảng vinh quang ở đâu trên đầu Nhân dân?   Ngẫm mà phẫn uất trung cộng đã gây nên cớ sự này, cũng nghẹn ngào khi mà đảng vẫn quang vinh mà Nhân Dân thì điêu linh.   đảng đã cho Dân một mùa xuân đầy... nước mắt!  
......

Nhìn lại Covid-19: Tác hại và những bài học

Trần Diệu Chân - Việt Tân| Đại dịch coronavirus chủng mới phát xuất từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm 2019 vẫn tiếp tục hoành hành khắp thế giới cho tới những ngày đầu năm 2021, với hơn 80 triệu người bị lây nhiễm và hơn 1.8 triệu người thiệt mạng. Hiện vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Theo các chuyên gia, con số bệnh nhân còn cao hơn gấp bội trên thực tế vì thiếu sót thử nghiệm, trong khi đó có những người bị nhiễm virus mà không có triệu chứng, và có những chính phủ ém nhẹm con số thực. Tia hy vọng cuối đường hầm là nhiều loại vaccines đã được phát minh và tiến trình chủng ngừa vừa được bắt đầu ở một số nơi trong tháng qua. Nhưng những ảnh hưởng kinh hoàng của đại dịch này đã được đánh giá là kinh khủng nhất trong thế kỷ qua về mọi lãnh vực. Bài viết này nhằm tổng hợp ngắn gọn những tác hại của đại dịch và những bài học rút tỉa cho tương lai của thế giới loài người. A. Những tác hại từ đại dịch Covid-19 I- Về mặt kinh tế Chưa một diễn biến nào có tác hại lớn và đồng bộ lên nền kinh tế toàn cầu như đại dịch 2020 vì hầu hết mọi quốc gia và xã hội phải đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, do đó đã giảm thiểu các hoạt động kinh tế tối đa, từ sản xuất tới tiêu thụ và đầu tư, khiến tổng sản lượng mọi quốc gia bị co cụm và hoạt động thương giao giữa các nước cũng sụt giảm nặng nề.  Kết quả là: 1/ Lợi tức suy giảm khiến hàng triệu công ty bị phá sản, số người thất nghiệp gia tăng, tiền lương và lợi tức bình quân đầu người giảm, kéo theo thảm họa đói nghèo và nguy cơ bất ổn trong xã hội. Trong chiều hướng chung này, quốc gia nghèo chịu ảnh hưởng nặng hơn, và những người nghèo trong một quốc gia bị thiệt thòi hơn, đa số là thành phần phụ nữ, trẻ em, di dân và thiểu số trong xã hội. 2/ Sự chênh lệch giầu nghèo gia tăng do điểm 1 nêu trên, nhưng cũng có những ngành nghề lại phát triển hay không bị ảnh hưởng xấu của đại dịch, như ngành công nghệ cao IT, AI, buôn bán trên mạng v…v… khiến có những công ty đã giầu lại tiếp tục kiếm bộn tiền trong năm qua. Sự chênh lệch giầu nghèo gia tăng giữa các quốc gia, giữa nhiều thành phần trong một xã hội, giữa các kỹ nghệ và ngành nghề khiến nhiều công ty nhỏ bị triệt tiêu khi không thể mở cửa buôn bán, càng gia tăng cơ nguy của bất công và bất ổn xã hội. 3/ Nợ công gia tăng vì kinh tế sụt giảm và chính phủ phải đưa ra các gói kích cầu kinh tế cũng như cứu trợ người dân. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro tài chính lớn trên toàn cầu. II- Về sức khỏe thể chất, tâm thần và dịch vụ y tế Các ảnh hưởng tiêu cực bao gồm: 1/ Ngoài khả năng giết hại hàng triệu người trên toàn thế giới, đại dịch Covid-19 còn để lại các di sản tàn phá trong thân thể của nhiều nạn nhân mà hệ quả đường dài chưa thể đánh giá. 2/ Covid-19 cũng đã giết hại nhiều chuyên viên y tế – các bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế và nhân viên, tức các chiến sĩ tuyến đầu trong trận chiến cứu người. 3/ Dịch bệnh này còn tạo ra những tác hại tâm lý/tinh thần như gây ra sự sợ hãi, lo lắng, căng thẳng về căn bệnh; những xáo trộn trong đời sống thường nhật, và sự cách ly để ngăn ngừa lây nhiễm đã tạo ra tâm bệnh rộng khắp trong xã hội, nhất là đối với những ngưòi lớn tuổi, đơn độc, và trẻ em (do các em không được đến trường, phải xa rời bạn bè và cảm nhận bị tù túng khi phải ở trong nhà). 4/ Gia đình các bệnh nhân phải chịu đựng sự căng thẳng tinh thần từ việc chăm sóc người thân, lo cách ly phòng ngừa bệnh, lại không được ở gần người thân tại bệnh viện hay phút lâm chung. Nhân viên y tế cũng đau buồn lây trước hoàn cảnh đau thương của bênh nhân. 5/ Mọi hoạt động tang ma, hôn lễ hay tụ tập đông người đều bị giới hạn tối đa để ngăn ngừa bệnh. Mọi hoạt động xã hội bị đảo lộn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và tạo hệ quả nghiêm trọng lên tinh thần của nhiều người. III- Về giáo dục Để ngăn ngừa dịch bệnh, trường học các cấp đã phải đóng cửa và lớp học được mở ra online. Hiệu năng học hỏi bị suy giảm, nhất là các môn học cần thực nghiệm hoặc cần nỗ lực chung của một đội ngũ. Trường học online cũng tạo căng thẳng cho con trẻ, giáo chức và cha mẹ, và có những gia đình nghèo không đủ phương tiện tham gia online. Ngoài ra, những sinh viên du học các nước đôi khi phải trở về nguyên quán trong giai đoạn trường học đóng cửa, tạo ra khá nhiều khó khăn và tốn kém cho họ. IV- Khủng hoảng nhân quyền và dân chủ Vào tháng Mười, 2020 ông Michael J. Abramowitz, chủ tịch của Freedom House (FH), cho biết họ đã nghiên cứu 192 quốc gia và nhận thấy điều kiện dân chủ/nhân quyền tại 80 nước đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Covid-19 lan truyền. Chính quyền các quốc gia này đã lợi dụng sự phòng chống dịch để siết chặt guồng máy kiểm soát thông tin, gia tăng bắt bớ và đàn áp các nhà hoạt động dân chủ, nhất là trong sự thờ ơ của thế giới vì đang bận rộn chống đỡ đại dịch. Có 64% những chuyên gia được khảo sát đồng ý rằng, ảnh hưởng này sẽ kéo dài từ 3 đến 5 năm tới. Đặc biệt là những hành xử phản dân chủ của Trung Quốc có thể trở thành một chuẩn mực cai trị của những thể chế độc tài trong tương lai, bao gồm tăng cường chủ nghĩa dân tộc, dập tắt những kêu gọi về tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm, gia tăng bưng bít thông tin và giới hạn quyền tụ họp, ngôn luận. Trong bối cảnh này, các hoạt động của những đoàn thể xã hội dân sự, những tiếng nói phản biện hoặc quyền lên tiếng chống lại bạo lực nhà nước bị khống chế. Tại Việt Nam hai vụ án điển hình cho sự khống chế bạo lực của nhà cầm quyền CSVN trong thời Covid-19 là cuộc thảm sát và xử án Đồng Tâm và việc bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang. V- Xáo trộn đời sống bình thường và đảo lộn trật tự thế giới Các chuyên gia thế giới thẩm định rằng cuộc sống bình thường tiền Covid nếu không trở thành những điều của quá khứ thì cũng khó trở lại toàn vẹn như trước. Chúng ta thấy đại dịch đã đặt ra một thứ tự ưu tiên cho mọi quốc gia về vấn đề cải thiện hệ thống y tế để có thể đối phó nhanh chóng với những căn bệnh truyền nhiễm, các quốc gia có khả năng nghiên cứu cũng cần phát huy kiến thức về virus, cách truyền bệnh từ vật sang người, các biến thể, thuốc chủng ngừa và các biện pháp ngăn ngừa. Quốc gia nào có khả năng chống dịch mạnh có thể tạo được vị trí chính trị và kinh tế tốt hơn. Ngược lại, quốc gia dân chủ phát triển nào mà có lãnh đạo giỏi cũng có khả năng kềm chế đại dịch tốt hơn, lấy thí dụ các nước phát triển như Nauy và Đan Mạch rất thành công về kềm chế dịch, trái lại Thụy Điển thì lại có con số tử vong cao nhất trong vùng. Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu về tiền bạc và khả năng chống dịch trong nhiều thập niên qua, nhưng hiện đang dẫn đầu thế giới về con số lây nhiễm và tử vong vì Covid-19: hơn 20 triệu người nhiễm và hơn 350.000 người chết, với hơn 3.000 người thiệt mạng mỗi ngày trong tháng 12/2020, tức cứ mỗi 30 giây lại có một người chết. Dân số Mỹ chỉ chiếm 4% trên thế giới, nhưng tỷ lệ nhiễm Covid-19 lên tới 24% và tử vong 19.4% trên tổng số bệnh nhân toàn cầu. B. Những bài học rút tỉa từ đại dịch 1/ Tầm quan trọng của hợp tác và phối hợp quốc tế trong chiến lược phòng bệnh và chữa bệnh. So sánh với hoàn cảnh của các dịch bệnh trước đây trong nhiều thập niên qua như cúm châu Á (1957-1958), cúm Hong Kong (1968-1970), cúm Nga (1977-1978), SARS (2002-2005), cúm lợn (2009-2010), MERS-CoV (tháng 6, 2012), Ebola (tháng 2, 2014) …, các chuyên gia nhận định chưa có dịch nào diễn ra đồng loạt trên phạm vi toàn cầu như lần này (không kể cúm Tây Ban Nha vì xảy tra trên một thế kỷ, từ 1918-1920). Và họ kết luận là sự hợp tác quốc tế quá chậm chạp và kém cỏi lần này chính là nguyên nhân biến một dịch bệnh địa phương thành đại dịch thế giới với số lượng thiệt mạng lên tới hàng triệu người như vậy. Vai trò lãnh đạo và phối hợp nỗ lực toàn cầu của các cường quốc như Hoa Kỳ, khối EU, các định chế quốc tế như WHO … rất cần thiết và cần được cải thiện để đối phó với đại dịch Covid-19 cũng như các trường hợp tương lai. 2/ Toàn cầu hóa có vấn đề. Nếu toàn cầu hóa giúp cho nhân loại chan hòa sản xuất và mở rộng thương mại trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì chính hai lợi ích này đã bị đại dịch làm tê liệt. Thứ nhất là việc khai dụng sức mạnh cá biệt của từng quốc gia để hữu hiệu hóa sản xuất và giảm giá thành nhờ vào nhân công rẻ và tài nguyên đặc thù ở một số quốc gia đã đưa tới việc chuyên biệt hóa. Nhưng khi các quốc gia đóng cửa giao thông và giao thương để ngăn ngừa đại dịch, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngưng trệ, nhất là khi sàn sản xuất tập trung vào một nơi như hiện nay là Trung Quốc. Một quốc gia có ảnh hưởng lớn về kinh tế như vậy lại là một nước độc tài với tham vọng xâm lược thì sẽ rất nguy hiểm tới sự ổn định và thịnh vượng chung; họ có thể tạo áp lực “con tin” lên thế giới cho mục tiêu chính trị và lợi nhuận. Thứ hai là giao thương giữa các nước, cả hàng hóa lẫn dịch vụ, đòi hỏi sự chuyển vận và tiếp xúc gia tăng trên thế giới khiến dịch bệnh dễ lan tỏa rộng khắp. Sự phân tích này không có nghĩa là toàn cầu hóa không còn giá trị nâng cao kinh tế và đời sống con người, nhất là giúp cho các quốc gia chậm phát triển được thăng tiến. Tuy nhiên, các nước cần đa dạng hóa nền kinh tế quốc gia để khỏi phụ thuộc quá mức vào một nước khác, đồng thời thế giới phải đa dạng hóa nguồn cung ứng để khỏi bị lệ thuộc vào một hay vài quốc gia, đặc biệt những nước có thành tích bất hảo về nhân quyền. 3/ Cần cải thiện hệ thống thông tin để ngăn ngừa tin giả, thuyết âm mưu và hiện tượng “chính trị hóa” đại dịch. Hệ thống Internet tuy đã trở thành một phương tiện truyền thông quan trọng và bổ ích, giúp truyền đạt nhiều điều hữu ích và gia tăng kiến thức cho nhân loại. Nhưng trong vài năm trở lại đây, đã trở thành một công cụ “tấn công sự thật” hữu hiệu và rộng khắp, khiến thế giới bị chia hẳn thành hai phía: một bên tin vào các cơ quan truyền thông chính thống, chuyên nghiệp; bên kia tin vào các nguồn “ngoài luồng” với tin tức, dữ kiện bịa đặt hoặc không kiểm chứng được. Hai thế giới tin tức khác hẳn và đối chọi, cho thấy một bên là thế giới thật và một bên là thế giới ảo. Nguy cơ của thế giới ảo là tấn công và bôi đen mọi nỗ lực truyền thống qua những thông điệp tuyên truyền hoàn toàn dựng đứng hoặc thêu dệt từ một dữ kiện nhỏ có thật, nhưng toàn bộ là tin thất thiệt. Nỗ lực này đã reo rắc nghi ngờ và hoang mang cho những người nằm trong quỹ đạo ảo. Dù với mục tiêu gì đi chăng nữa – vì quyền lực chính trị hay thống trị, lợi ích cá nhân hay phe nhóm, lợi nhuận kinh tế, kể cả những mục tiêu bệnh hoạn muốn trả thù hay phá hoại, thì hệ quả là các tin tức về Covid-19 và vaccines đã bị xuyên tạc trầm trọng, khiến cho các nỗ lực ngăn chặn đại dịch bị vô hiệu hóa và đưa đến nhiều trường hợp tử vong. Một thí dụ về “chính trị hóa” đại dịch bất kể nguy cơ cho xã hội và tác hại ngay lên chính bản thân và gia đình họ, đó là nhiều chính trị gia Mỹ đã cho rằng Covid-19 là âm mưu gian tà, bịa đặt của các đối thủ chính trị, và đã không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa. Cuối cùng có người đã mắc bệnh hoặc tử vong vì Covid-19. Trong hoàn cảnh phải cách ly xã hội để ngăn chặn đại dịch, các sinh hoạt online gia tăng. Do đó, cần phải có sự hợp tác của các công ty mạng để bài trừ tệ nạn tin giả, xuyên tạc và thuyết âm mưu; đồng thời các quốc gia phải ban hành luật lệ để ngăn chặn hiện tượng lợi dụng tự do ngôn luận/tự do báo chí trên mạng cũng như ngoài đời để đưa tin thất thiệt. Ngược lại,  các định chế giám sát cần theo dõi để các lãnh đạo độc tài không nhân cơ hội này siết chặt tự do phát biểu của người dân. Việc thông tin và giáo dục đại chúng để nhận thức và phân biệt tin giả với tin thật cũng là điều tối quan trọng.  4/ Chăm sóc y tế là ưu tiên và phải bao gồm cả lãnh vực sức khỏe tâm lý và tinh thần. Trong đời sống bất ổn hiện nay, con người cần được chăm sóc sức khỏe toàn diện, không chỉ yếu tố thể chất mà còn phải bao gồm cả lãnh vực tâm lý, tinh thần và tâm linh để đem lại an bình, hạnh phúc bền vững cho cá nhân và tập thể.  Quyền được chăm sóc y tế phải được xem là một quyền căn bản, mở rộng cho mọi thành phần xã hội một cách bình đẳng thì mới mong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh được phân bổ đều khắp và hữu hiệu. 5/ Môi trường được cải thiện nhanh chóng khi con người bớt dùng động cơ Đại dịch Covid-19 giúp giảm khí thải, ô nhiễm  khi con người hạn chế di chuyển bằng xe hơi, máy bay và giảm sản xuất. Từ đó, các chuyên gia cho biết không khí đã trở nên trong lành khác thường, nước sông hồ ở một số nơi có độ ô nhiễm nặng trước đây như Trung Quốc và Ý đã trở nên trong hơn. Nồng độ nitro dioxide, khí thải carbon dioxide, methane, carbon monoxide, các hạt nhỏ ở Mỹ và các nước kỹ nghệ đã giảm thấp thấy rõ. Tuy nhiên, vấn đề mua đồ ăn “to go” đã khiến rác thải gia tăng và cần phải sử dụng các vật liệu có thể tái chế.  Trung Quốc cũng đang ngập ngụa trong chất thải y tế từ các bệnh viện. Tại thành phố Vũ Hán, chất thải y tế tăng gấp bốn lần, lên hơn 200 tấn mỗi ngày. Từ những bài học trong đại dịch, con người cần có những thay đổi lớn trong xã hội về vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi sinh để tránh một tai họa khổng lồ từ hệ quả thay đổi khí hậu toàn cầu mà đại dịch đã minh chứng là chúng ta có thể cải thiện.  Kết luận Thảm họa Covid-19 đã cho thấy xã hội văn minh loài người hiện nay vẫn còn rất nhiều những thiếu sót cần điều chỉnh để ngăn ngừa và đối phó hữu hiệu với những vấn nạn mà đôi khi do chính con người tạo ra và phát tác. Nguy cơ và khổ nạn cũng đã giúp con người phát huy được khả năng tiềm tàng trong mỗi cá nhân và quốc gia để giúp cho nhân loại thoát hiểm. Chưa bao giờ mà vaccines chống Covid lại được phát minh ở vận tốc nhanh chóng như hiện nay. Đó là nhờ nỗ lực phối hợp giữa các khoa học gia và các công ty, cũng như từ thành quả nghiên cứu của các đợt dịch những năm trước. Tuy nhiên đã thiếu sự hợp tác và lãnh đạo từ Mỹ trong nỗ lực chống dịch năm 2020, khiến dịch bệnh bộc phát và Mỹ trở thành trung tâm dịch lớn nhất thế giới. Tầm quan trọng của sự hợp tác, nối kết các nỗ lực và sự hình thành các định chế quốc tế để phối hợp các nỗ lực chung cần phải đặt ưu tiên trong hoàn cảnh hiện nay. Tổ Chức Y Tế Thế Giới cần được giúp đỡ và cải thiện, chứ không phải dẹp bỏ, để giúp các nước nghèo được trợ giá vaccine và phân bổ thuốc cũng như các nhu yếu phẩm y tế cần thiết tới mọi nơi. Thế giới là ngôi nhà chung và sẽ không an toàn khi một điểm nóng của virus vẫn còn tồn tại. Nhu cầu coi trọng quyền căn bản của người dân như được thông tin trung thực, quyền tự do đòi hỏi sự minh bạch và tinh thần trách nhiệm từ chính quyền, quyền được chăm sóc y tế và cứu trợ bình đẳng  v…v… đều là những yếu tố căn bản trong việc ngăn ngừa dịch bệnh. Nếu Trung Quốc coi trọng sinh mạng của người dân và tôn trọng lời cảnh báo của Bác sĩ Li Wenliang vào cuối năm 2019, thay vì đe dọa, bịt miệng ông và che đậy đại dịch khi bùng nổ ở Vũ Hán, thì thế giới đã kịp trở tay sớm hơn để ngăn chặn Covid-19 lan tỏa và tác hại. Một chính quyền dân chủ, nhân bản và trách nhiệm cũng giúp cho tiến trình hợp tác quốc tế để đối phó với đại dịch hữu hiệu hơn. Tác giả Trần Diệu Chân: Tiến Sĩ Kinh tế và là nhà hoạt động về Nhân quyền, Truyền thông lâu năm trong cộng đồng người Việt. https://viettan.org/nhin-lai-covid-19-tac-hai-va-nhung-bai-hoc/  
......

Tấn tuồng chính trị hotdog cuối năm

Ngô Nhân Dụng Suốt một năm Covid, các nhà hát đóng cửa. Không được ngồi chen nhau coi phim trong rạp. Không được đi xem ca nhạc kịch Broadway. Không được coi xiệc hay ngựa chạy đua. Không được cười bể bụng với các tay hề trên sân khấu hộp đêm. Thật chán đời! Nhưng người Mỹ vẫn may mắn. Họ có quốc hội. Theo dõi các cuộc tranh luận và biểu quyết trong quốc hội cũng có dịp vui cười, giải trí rất lành mạnh. Người Mỹ lại có tới hai viện quốc hội cho dân nghe họ tranh cãi, lối “mua một tặng một.” Cả nước Mỹ đang lo Covid thì quốc hội diễn tuồng Covid. Họ cãi nhau hoài nhưng rồi cũng đồng ý trợ cấp thêm $600 đô la cho mỗi người dân đóng thuế, đủ để ăn 50, 70 tô phở. Chẳng qua vì đến cuối năm, dân Mỹ chạy đôn đáo mua sắm, nhà giàu sắm kiểu giàu, dân nghèo có kiểu dân nghèo. Quốc hội Mỹ cũng phải vừa tranh cãi, vừa mặc cả, vừa chạy đua với nhau để làm sao đẻ ra một dự luật cứu trợ toàn dân vì cơn bệnh Covid. Sau khi chờ đợi tám tháng trời, chạy đua lúc cuối năm gấp gáp thì thế nào cũng vấp váp. Nhân viên Quốc hội không có thời giờ “viết” hay “soan” một dự luật. Người ta đem ghép các đề nghị của mọi người lại, sau khi các đại biểu đã mặc cả với nhau sẽ giữ điều nào, bỏ điều nào, cuối cùng có một cuốn “tự điển bách khoa” dài 5,593 trang giấy, biểu quyết ngay trong ngày. Rồi yêu cầu ông tổng thống ký ngay, càng sớm càng tốt – trước khi tiền bảo hiểm thất nghiệp của hơn chục triệu người hết hạn, trong năm ngày! Các dân biểu Hạ viện nhận được bản dự thảo dài 6,000 trang lúc 2 giờ chiều ngày 22 tháng 12, 2020. Đến 4 giờ chiều phải biểu quyết. Không ai có đủ thời giờ đọc một phần mười bản dự luật, nhưng cuối cùng đại đa số, thuộc cả hai đảng, vẫn đưa tay lên chấp thuận. Trên Thượng viện, các nghị sĩ cũng như vậy. Họ biết rằng các lãnh tụ hai đảng đã mặc cả hết sức rồi. Nếu không ai nhịn ai cù cưa thêm nữa thì sẽ bế tắc. Cả bản dự luật sẽ bị trì hoãn trong khi ngân sách quốc gia sắp hết hạn và các chương trình cứu trợ cũ sắp chấm dứt. Tất nhiên ông tổng thống không thể nào đọc, những lúc ông tạm ngừng giữa hai lỗ sân golf ở Florida, hết bấy nhiêu trang giấy! Ông Tổng thống chê $600 ít quá, bảo phải nâng lên $2,000. Con số đó chính ông bộ trưởng tài chánh đưa ra, chắc không hỏi trước ý ông Trump. Bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi mừng quá, bám ngay lấy, cũng biểu quyết $2,000, cố tình gây mâu thuẫn giữa đảng Cộng Hòa với nhau. Ông Mitch McConnell, trưởng khối Cộng Hòa ở Thượng viện, lúng túng không biết làm gì, bèn đưa kế hoãn binh, hạ hồi phân giải! Chưa có sân khấu tuồng, chèo, cải lương hay nghệ thuật điện ảnh xứ nào, Ấn Độ hoặc Hồng Kông, có thể viết một kịch bản với những màn gay cấn như vậy. Phần lớn chúng ta chỉ nghĩ đến các món tiền $600 hay $2,000 đô la; hoặc khoản $300 mỹ kim thêm mỗi tuần cho các người thất nghiệp. Nhưng nếu đọc vào nội dung cả 2 bản dự luật, $900 tỷ cứu trợ vụ bệnh Covid và $1,400 tỷ cho ngân sách quốc gia,thì dân Mỹ sẽ thấy nhiều chuyện hào hứng hơn nhiều. Trong mỗi dự luật có rất nhiều đề nghị do các đại biểu đưa ra. Có nhiều đề nghị không liên can, dính dáng gì đến bệnh dịch Covid hoặc cần thiết phải ghi ngay vào ngân sách quốc gia năm 2021. Thực ra mỗi điều này thể đứng riêng như một dự luật. Nhiều nghị sĩ, dân biểu đã làm thử mà chưa thành công vì dù họ rất thiết tha làm điều luật đó nhưng không được các bạn đồng viện quan tâm, ủng hộ. Hơn nữa nếu làm nhiều luật lệ lẻ tẻ như vậy, các đại biểu quốc hội sẽ mất công đưa tay lên biểu quyết nhiều lần. Người dân Mỹ bình thường, nhất là người nước ngoài, không mấy ai để ý một hiện tượng này. Người Mỹ vẫn ví việc quốc hội làm luật giống như các công ty sản xuất “xúc xích.” Họ đổ vô lò đủ thứ thịt, hẩu lốn, cuối cùng thòi ra những dây tràng toàn hotdog! Mỗi lần quốc hội sắp biểu quyết một dự luật quan trọng, các đại biểu thường nhân dịp đó xin kèm theo một vài đề nghị của mình, xin “quá giang,” ghé vào, cho nó được thông qua luôn. Các dự luật ngân sách là con tàu phải chở theo nhiều điều luật “quá giang” nhất. Bởi vì ai cũng biết phải biểu quyết cho xong, làm bằng được mới nghỉ, nếu trì hoãn thì chính phủ sẽ đóng cửa vì hết tiền! Cho nên trong dự luật vừa mới được Tổng thống Donald Trump vừa miễn cưỡng ký tên, có những điều khoản cho phép đem hoa thủy tiên và hạt dẻ qua biên giới các tiểu bang, không còn bị tù sáu tháng nữa. Những người làm phim, video, bị người khác tự ý lấy trộm đưa lên mạng kiếm tiền, sẽ được đạo luật mới bảo vệ. Từ nay, thủ phạm có thể bị tù đến 10 năm! Có cả một điều luật cấm Bưu Điện không được chuyển các thứ giả thuốc lá, vaping và e-cigarettes. Rất nhiều “món thịt” lớn nhỏ được đưa vào nấu trong cái lò quốc hội. Đặc biệt, có điều khoản nhằm bảo vệ sức khỏe các con ngựa đua, một dự luật đã bị “ngâm tôm” trong quốc hội nhiều năm, bây giờ nằm ngay trong dự luật cứu trợ Covid và ngân sách mới. Nghị sĩ Mitch McConnell, trưởng khối Cộng Hòa đa số ở Thượng viện, đại biểu cho Tiểu bang Kentucky với trường đua ngựa lừng danh thế giới. Trong đạo luật mới ra đời, ông đã cho quá giang một số điều đặt ra một cơ quan thi hành những tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe cho các con ngựa đua, nhất là cấm chích thuốc ma túy kích thích ngựa. Dân biểu Cộng Hòa Andy Barr, cũng ở Kentucky, và Dân biểu Paul Tonko, Dân chủ, New York đồng ký tên đưa điều này vào dự luật ở Hạ viện, sau sáu năm tranh đấu ở nghị trường cốt “đặt trọng tâm vào quyền lợi các con ngựa và các chú lài.” New York cũng có những trường đua ngựa nổi tiếng. Trong dự luật mới quốc hội Mỹ cũng ghi một điều khoản nhằm bảo vệ truyền thống của người Tây Tạng. Đạo luật xác định phải tôn trọng tín ngưỡng của người Tây Tạng khi đến ngày phải chọn và tấn phong người thay thế Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có kế hoạch chờ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viên tịch sẽ bày trò tìm một hóa thân của ngài trong nước, đưa lên làm nhà lãnh đạo mới. Năm nay ngài đã 85 tuổi. Đạo luật mới của Mỹ nói rõ ràng không chấp nhận cho Trung Cộng can thiệp làm sai lạc truyền thống của dân Tây Tạng. Chính phủ Mỹ sẽ phải có các biện pháp trừng phạt nếu Trung Cộng cố tình vi phạm! Điều khoản trên chắc được tất cả mọi người ủng hộ, mặc dù nó không liên hệ gì đến ngân sách chính phủ Mỹ hoặc cứu trợ Covid. Nhưng còn nhiều điều khác thì thường là không. Các nghị sĩ và dân biểu hai đảng phải thỏa hiệp với nhau để có thể đưa các điều mình muốn cho “quá giang” trong dự luật mới, theo lối anh gãi lưng tôi, tôi gãi lưng anh. Có khi họ mặc cả không phải để thêm một điều, mà đồng ý bỏ bớt. Thí dụ, trước đây các đại biểu đảng Dân chủ đã khăng khăng đòi phải có một ngân khoản trợ (trăm tỷ đâu có bao nhiêu) để giúp chính quyền các tiểu bang và thị xã; vì Covid 19 làm ngân sách của họ cạn kiệt. Nhưng cuối cùng họ đồng ý rút đề nghị đó lại. Để đáp lại, các đại biểu Cộng Hòa chấp nhận bỏ không đòi miễn tội, toàn xá cho các công ty, xí nghiệp, nếu họ bị nhân viên kiện vì lây bệnh Covid-19 trong lúc làm việc. Sau khi thỏa thuận trao đổi; cả hai điều đó không được ghi vào luật! Các tiểu bang và các đại công ty mừng hụt! Một chuyện bất ngờ là những điều khoản nhằm bảo vệ môi trường sống, đầu tư vào việc nghiên cứu, và hỗ trợ công nghiệp điện gió và điện mặt trời. Số tiền lớn hơn tất cả các ngân khoản đã chi trong hàng chục năm qua. Thông thường chỉ một chính phủ của đảng Dân chủ mới đưa ra đề nghị này. Đó cũng là một lý do Tổng thống Donald Trump vừa cầm bút vừa cằn nhằn, khi ông bất đắc dĩ phải ký tên vào đạo luật. Vì nếu không chính phủ sẽ phải đóng cửa và dân thất nghiệp sẽ oán thoán! Chắc chắn ông cũng không hài lòng với số tiền $1.375 tỷ trong dự luật để xây dựng tiếp bức tường ở biên giới Mexico! Trong một tuần lễ, dân Mỹ hồi hộp theo dõi tấn tuồng “Phủ Quyết hay không Phủ Quyết?” Ông Trump đã phủ quyết (veto) dự luật chi phí quốc phòng $740 tỷ mỹ kim. Ai cũng đoán, một tuần sau hai viện quốc hội sẽ bác bỏ, với đa số tuyệt đối. Nhưng trong năm, sáu ngày liền không ai đoán được ông tổng thống có phủ quyết các dự luật ngân sách và Covid hay không, cho đến khi ông đành nhượng bộ. Tuy đặt bút ký tên, nhưng Tổng thống Trump vẫn không chịu thua. Ông ký kèm theo một danh sách các điều “bị vạch đỏ” mà ông chê là chi tiêu phí phạm cần phải xóa bỏ, kèm theo một điều ông muốn thêm vô vào ngân sách quốc phòng nhưng không ai nghe. Dựa vào một điều luật năm 1974, ông Trump có quyền “bắt ngưng” (freeze) không chi các khoản tiền mà ông “gạch bút đỏ.” Phải ngưng lại trong vòng 45 ngày, kể từ lúc quốc hội họp lại. Quốc hội sẽ họp lại ngày 3 tháng Giêng năm 2021! Trong 45 ngày sau đó, ông Joe Biden có thể đã tuyên thệ làm tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, mặc dù ông Trump không đồng ý. Từ ngày 3 đến ngày 20 tháng Giêng sẽ còn nhiều màn kịch ly kỳ, hồi hộp! Dân Mỹ còn tiếp tục được coi tấn tuồng chính trị năm 2020 kéo dài qua năm 2021!  
......

Biến thể / chủng mới virus Sars-Cov-2 (VUI 202012/01 - B117) ảnh hưởng thế nào đến vaccine Covid-19?

Huynh Wynn Tran Nhiều quý vị hỏi tôi về biến thể/chủng mới virus Sars-Cov-2 và quan ngại về hiệu quả của vaccine Covid-19 (Pfizer/BioNTech và Moderna) với chủng mới này.   Tôi viết bài này cập nhật các dữ kiện mới về chủng virus Sars-Cov-2 mới và hiệu quả của vaccine Covid-19   # Virus Sars-Cov-2 thay đổi liên tục, nên có chủng virus mới là đều đã dự đoán trước   - Virus gây bệnh Covid-19 là virus họ Coronavirus, tên là Sars-Cov-2, là loại virus + RNA (Positive-sense RNA), đây là họ virus có kích cỡ to (kích cỡ 30kb), bên trong chứa một chuỗi gene di truyền (chuỗi đơn) RNA gồm mũ 5' và đuôi 3' (A tail). Khi vào bên trong tế bào, virus Sars-Cov-2 dùng chuỗi gene RNA này kết hợp với các protein trong tế bào chủ (replicase) để sản sinh ra protein mới (vỏ virus mới, S spike protein mới, vv...) và tiếp tục nhân bản.   - Chính vì là chuỗi di truyền đơn RNA nên cấu trúc virus Sars-Cov-2 không ổn định, rất dễ bị thay đổi sau nhiều tỉ lần copy và nhân bản qua hàng triệu tế bào. Vì vậy, sự dị biến của các virus họ RNA thường được dự đoán sẽ xảy ra. Hồi tháng 7, tôi có viết bài phân tích chủng mới D416G của virus Sars-Cov-2, lúc đó dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng, Việt Nam # Chủng mới virus B117 (VUI 202012/01) nguy hiểm gì so với các chủng cũ?   - Các phân tích từ Viện Mã gene Covid-19 của Anh Quốc (1)(2) cho thấy chủng virus này có những điểm nổi bật khác là có sự thay đổi ở 23 mã gene, dẫn đến cấu trúc 4 protein thay đổi trong cấu tạo virus. Điểm nguy hiểm là lần này, có sự thay đổi diễn ra ở protein cầu gai, do 8 trong số 23 mã gene có liên quan đến dịch ra protein ở vùng nay.   - Do cầu gai là điểm kết nối để virus Sars-Cov-2 bám vào bề mặt tế bào nên thay đổi cấu trúc này có thể ảnh hưởng đến khả năng xâm lấn vào cơ thể, và khả năng lây nhiễm virus.   - Trong trường hợp này, chủng virus có thể xâm lấn tế bào nhanh hơn, và dẫn đến lây nhiễm mạnh hơn. Có một số bài ước tính tỉ lệ lây nhiễm lên đến 70% nhưng thực tế khó mà ước lượng cụ thể. Chỉ có tần suất xuất hiện của chủng mới (B117) này là nhiều hơn chủng cũ, như cách mà chủng D416G từng xuất hiện   - TS Maria Van Kerkhove từ WHO ước đoán chủng B117 sẽ khiến người mắc virus có thể lây đến 1.5 người khác trong khi người nhiễm virus chủng cũ có thể lây nhiễm 1.1 người (3)   # Chưa có bằng chứng cho thấy chủng virus mới B117 gây bệnh nặng hơn các chủng cũ   - Độc lực của virus (virus virulence) thường dựa vào nhiều 4 yếu tố là (4):   + khả năng nhân đôi của virus   + khả năng ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch với virus   + khả năng phát tán virus khắp cơ thể và lây lan (là chủng virus B117 mới)   + khả năng tạo ra chất độc toxic ảnh hưởng đến cơ thể   - Cho đến nay các nhà nghiên cứu từ Anh cũng chỉ ra chủng virus mới này chưa gây bệnh khác hay gây ra bệnh nặng hơn khi bệnh nhân mắc Covid-19 do nhiễm virus chủng mới.   # Các Vaccine Covid-19 có hiệu quả đến chủng mới này?   - Cho đến nay, chưa có bằng chứng là các vaccine Covid-19 (loại mRNA) không hiệu quả lên chủng virus mới vì chúng ta chưa có đủ dữ liệu. Tuy nhiên, dựa vào những thay đổi ở cầu gai của protein thì chủng virus mới có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.   - Mặc dù vậy, TS Ugur Sahin, CEO của BioNTech cho rằng vaccine của Pfizer/BioNTech sẽ vẫn hiệu quả vì chủng virus mới B117 có protein cầu gai giống đến 99% của protein chủng virus hiện tại (5)   - Vì vậy, chúng ta cần phải tiêm vaccine nhiều và nhanh hơn trước khi chủng B117 chiếm phần lớn lây nhiễm toàn cầu, như chủng D416G đã từng phát triển trước đó.   - Ở góc độ khác, nếu chủng virus mới này tiếp tục phát triển và chiếm một phần quan trọng trong tỉ lệ virus Sars-cov-2 toàn cầu thì các nhà sản xuất vaccine có thể dùng các gene của chủng virus mới để tạo ra ra vaccine mới phù hợp. Đây là điểm hay của vaccine mRNA khi chúng ta có thể thay đổi cấu trúc gen để phù hợp với loại virus.   # Mỹ chích vaccine Covid-19 ít và chậm hơn dự kiến, chỉ được 2M vào hôm nay   - Cho đến hôm nay, chỉ mới gần 2 triệu người Mỹ chích Vaccine Covid-19, theo dữ liệu từ CDC (6). Đây là con số thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu là chích 20 triệu người. Các lý do là gồm hệ thống phân phối và điều tiết vaccine phức tạp.   - Hy vọng những ngày đến, chúng ta sẽ chích vaccine nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn trước sự phát tán của chủng virus mới B117   BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ   Tham khảo 1. https://virological.org/.../preliminary-genomic.../563 2. https://www.cogconsortium.uk/data/ 3. https://www.usnews.com/.../who-says-new-coronavirus... 4. https://www.sciencedirect.com/.../medicin.../virus-virulence 5. https://www.bloomberg.com/.../biontech-ceo-confident... 6. https://covid.cdc.gov/covid-data-tracker/#vaccinations   #Coronavirusbiếnthể  
......

47 công nhân TQ ở Uganda vẫn còn bị dương tính Covid-19 mặc dù đã tiêm vaccine 'made in China'

Le Anh| Hôm 8 Tháng Mười Hai, 2020, theo thông tin Taiwan News cho biết, 47 công nhân Trung Quốc ở Uganda đã được tiêm Vắc-xin do Trung Quốc sản xuất vẫn bị dương tính Covid-19 sau khi xét nghiệm. Vấn đề được đặt ra về hiệu quả của các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.   Được biết 2 công ty con của Sinopharm là Công ty TNHH Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) và một của Sinovac Biotech SVA.O đã được bật đèn xanh để được đưa vào thử nghiệm "như một phần của chương trình sử dụng khẩn cấp.   Theo phía nhà cầm quyền CSTQ cho biết, những đối tượng tiêm vắc-xin bao gồm các công dân Trung Quốc chuẩn bị ra nước ngoài, bao gồm các nhà ngoại giao, sinh viên và ít nhất 56.000 công nhân xây dựng từ các doanh nghiệp nhà nước.   Vào tháng 11, Reuters dẫn nguồn Sinopharm khoe rằng không ai trong số những người nhận vắc xin của họ ra nước ngoài bị nhiễm bệnh.   Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Uganda hôm 5 Tháng Mười Hai, 2020 thông báo rằng một công ty Ấn Độ ở Uganda cho biết 47 công dân Trung Quốc làm việc cho công ty này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Nó cho biết phần lớn các trường hợp không có triệu chứng, nhưng "một số ít" có các triệu chứng của virus, bao gồm sốt, ho, mệt mỏi và tiêu chảy.   Một lần nữa dư luận đặt câu hỏi. Liệu Vắc-xin của Trung Quốc có hiệu quả hoặc hiệu quả sẽ kéo dài bao lâu?   Theo thông tin trước đó từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, các đơn vị thực hiện nghiên cứu sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nga và chủ động liên hệ với Trung Quốc để tiếp cận Vắc-xin.   https://www.taiwannews.com.tw/en/news/4072441  
......

Giới chức y tế Anh: Người bị dị ứng trầm trọng không nên chích thuốc vaccine

Chích vaccine ngừa COVID-19 ở Anh. (Hình: Hugh Hastings/Getty Images) LONDON, Anh (NV) – Hai trong số những người đầu tiên ở Anh được chích vaccine ngừa COVID-19, bằng thuốc của Pfizer Inc.-BioNTech SE, đã gặp phản ứng mạnh do dị ứng, khiến Bộ Y Tế Anh phải đưa ra các hướng dẫn mới, nhằm khuyến cáo những người từng có các trường hợp dị ứng tương tự hãy đừng nên chích thuốc. Theo bản tin của tờ Wall Street Journal hôm Thứ Tư, 9 Tháng Mười Hai, thì các giới chức y tế Anh cho hay hai người này đang trong tiến trình hồi phục. Nguồn tin trên cho biết thêm rằng hai người này là nhân viên y tế, ở trong số thành phần “tuyến đầu” và được chọn để cho chích ngừa trước tiên. Cả hai đều mắc bệnh dị ứng và luôn phải mang thuốc trị trong người. Nguồn tin trên cho biết thêm rằng hai người này là nhân viên y tế, ở trong số thành phần “tuyến đầu” và được chọn để cho chích ngừa trước tiên. Cả hai đều mắc bệnh dị ứng và luôn phải mang thuốc trị trong người. Anh là quốc gia Tây Phương đầu tiên chấp thuận cho sử dụng thuốc vaccine chống COVID-19 và hôm Thứ Ba đã khởi sự chương trình chích ngừa cho những người được ưu tiên, gồm nhân viên y tế, người cao niên hơn 80 tuổi, cùng là những người sống trong nhà dưỡng lão và nhân viên làm việc nơi đây. Người đứng đầu cơ quan thanh tra y tế Anh, và cũng là nơi tuần qua cấp phép cho dùng vaccine do Pfizer-BioNTech chế tạo, hôm Thứ Tư nói với quốc hội Anh rằng tối hôm Thứ Ba đã xảy ra hai vụ bị phản ứng thuốc sau khi chích vaccine, vốn là điều không thấy trong thời gian thử nghiệm trước đây. Bác Sĩ June Raine nói rằng nay do đã biết về nguy hiểm cho giới bị dị ứng, họ sẽ loan báo rộng rãi điều này. Cơ quan y tế Anh cũng nhắc nhở rằng việc chích ngừa chỉ nên được tiến hành trong các nơi có máy móc hồi sức. Công ty dược phẩm Pfizer nói họ và công ty BioNTech đang trợ giúp cuộc điều tra. (V.Giang) https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/gioi-chuc-y-te-anh-nguoi-bi-di-ung-tram-trong-khong-nen-chich-thuoc-vaccine/ *** Cơ quan quản lý dược phẩm MHRA của Vương quốc Anh đã nêu rõ cảnh báo của mình về vắc xin Pfizer / Biontech cho những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng. “Những người có tiền sử sốc phản vệ do tiêm chủng, thuốc uống hoặc thực phẩm không nên chủng ngừa bằng vắc-xin của Pfizer / Biontech. Không nên tiêm liều thứ hai cho bất kỳ ai đã bị sốc phản vệ sau khi tiêm liều đầu tiên của loại vắc-xin này", June Raine, giám đốc điều hành của MHRA cho biết vào tối thứ Năm. Cảnh báo được đưa ra hôm thứ Tư sau khi hai trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra sau những lần tiêm vắc xin đầu tiên tại Vương quốc Anh. Trong một cuộc tấn công mạng nhằm vào Cơ quan Dược phẩm Châu Âu Ema ở Amsterdam, dữ liệu từ các công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech đã bị tiếp cận. Hai công ty đã thông báo điều này trong một tuyên bố chung sau khi họ được thông báo về vụ tấn công từ Ema.
......

Cảnh sát Đài Loan công bố danh sách 19/90 lao động Việt nhiễm HIV từ du học sinh Trân Thị Hải

nữ du học sinh Việt Trần Thị Hải Nguyễn Văn Đề| Cảnh sát Đài Loan chính thức công bố danh tính 19 lao động trong tổng số 90 người nhiễm HIV từ nữ du học sinh Việt Trần Thị Hải sinh năm 2001 sang du học tại trường tiếng Đài Bắc- Đài Loan. Phía lực lượng cảnh sát cũng liên hệ với Đại diện Trường tiếng nơi du học sinh (DHS) Việt đang theo học để có quyết định buộc thôi học. Cảnh sát cũng đang tiếp tục truy tìm 71 lao động Việt khác để nhanh chóng đưa ra biện pháp điều trị tại các bệnh viện ngăn chặn nguồn lây nhiễm rộng. Theo lời khai của nữ du học sinh "DHS" Việt Trần Thị Hải quê quán Thanh Miện- Hải Dương và quá trình xác nhận danh tính của cơ quan cảnh sát đã bắt giữ công bố 19 lao động Việt trên sóng truyền hình Đài Loan. Danh sách danh tính 19 công dân đã có quan hệ trực tiếp và gián tiếp với Trần Thị Hải trong đó có hàng loạt lao động Việt và lao động ngoại quốc như sau: Những lao động trực tiếp quan hệ với nữ du học sinh Việt (từ trái qua phải) 1. Trần Định Nghị sinh năm 1980 quê quán Thanh Hóa sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 2-Nguyễn Văn Hoàng sinh năm 1984 quê quán Hải Dương sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 3-Mai Văn Tới sinh năm 1990 quê quán Bắc Ninh sang Đài Loan làm việc theo diện du học sinh. 4-Đỗ Huy Hùng sinh năm 1988 quê quán Hải Phòng sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 5- Ông Lexing sinh năm 1980 quốc tịch Trung Quốc sang Đài Loan làm việc theo diện lao động . 6- Trần Văn Anh sinh năm 1993 quê quán Nam Định sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 7-Hứa Văn Cường sinh năm 1991 quê quán Phú Thọ sang Đài Loan làm việc theo diện du học sinh. 8-Trần Đại Nghĩa sinh năm 1988 quê quán Hà Nam sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 9-Chun Yuan sinh năm 1990 quốc tịch Đài Loan. 10-Anh Philip Sarh sinh năm 1984 quốc tịch Indonesia sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 11-Trần Mạnh Tấn sinh năm 1995 quê quán Nghệ An sang Đài Loan theo diện du học sinh. 12-Những nữ công dân khác cũng gián tiếp nhiễm HIV theo giám định của các bác sĩ (từ trái qua phải) 13-Cô Xing Yiang 35 tuổi là vợ của anh Lexing quốc tịch Trung Quốc sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 14-Cô Đào Thị Yến sinh năm 1986 quê quán Thanh Hóa đã có quan hệ với đồng nghiệp Trần Định Nghị sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 15-Cô Lèng Thị Xuân sinh năm 1984 quê quán Cao Bằng có quan hệ với anh Philip Sarh sang Đài Loan làm việc theo diện lao động. 16- Cô Đặng Thị Hòa sinh năm 1993 quê quán Vĩnh Phúc có quan hệ với Trần Mạnh Tấn sang Đài Loan theo diện lao động. 17- Cô Maria Lew sinh năm 1984 quốc tịch Philipin có quan hệ với anh Philip Sarh sang Đài Loan theo diện lao động. 18- Cô Nguyễn Linh Nhi sinh năm 1999 quê quán Quảng Ninh có quan hệ với Hứa Văn Cường sang Đài Loan theo diện DHS. 19-Cô Trương Quỳnh Anh sinh năm 1995 quê quán Lạng Sơn có quan hệ với Mai Văn Tới sang Đài Loan theo diện DHS. Hiện tại cảnh sát đã bắt giữ thành công 19 đối tượng trên có quan hệ trực tiếp và gián tiếp, các bác sĩ cũng đã chính thức công bố 19 lao động trên dương tính với HIV và đưa ra phác đồ điều trị hợp lí cho các lao động nhằm kéo dài thời gian sống cao nhất có thể. Bên cạnh đó cảnh sát Đài Loan đang nổ lực tuyên truyền các lao động khác có quan hệ với nữ du học sinh Trần Thị Hải nhanh chóng kiểm tra sức khỏe để không gây lây nhiễm cho người khác. Các công ty nơi các lao động làm việc cũng chính thức được thông báo để có quyết định loại bỏ các lao động này. Phía cảnh sát đang cố gắng kết hợp với Cục lưu trú, các chuyến bay nhân đạo của các nước có lao động nhiễm HIV trên để sớm trục xuất.
......

Chỉ trích về nghiên cứu vắc xin của AstraZeneca ngày càng tăng

Phan Ba   Các chuyên gia chỉ trích quy trình nghiên cứu của AstraZeneca về một loại vắc xin chống cúm tàu.   Tin tức từ công ty dược phẩm AstraZeneca hôm thứ Hai tuần rồi có vẻ tốt: Vắc xin chống cúm tàu do công ty này cùng với Đại học Oxford phát triển đã ngăn ngừa nhiễm Covid-19 trung bình là 70%. Theo công ty, đánh giá tạm thời của nghiên cứu giai đoạn III cho thấy hoạt chất AZD1222 tạo khả năng bảo vệ 90% nếu những người tham gia nghiên cứu lần đầu tiên nhận được một nửa liều và một tháng sau đó là một liều đầy đủ. Khoảng 2.700 người thử nghiệm ở Anh đã được tiêm chủng như vậy.   Ngược lại, nhóm thứ hai gồm khoảng 8.900 đối tượng thử nghiệm đã được tiêm hai liều vắc-xin đầy đủ. Tuy nhiên, các thử nghiệm này chỉ mang lại hiệu quả là 62%. Nếu cộng hai kết quả lại với nhau thành một kết quả tổng thể thì sẽ cho ra con số 70% hiệu quả.   Lúc đầu, người ta không rõ tại sao các nhà khoa học làm việc cho công ty dược phẩm trong nghiên cứu này lại hoạt động với một nửa liều lượng. Công ty sau đó thừa nhận đây là một lỗi lầm. Các tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu hoặc đau cánh tay xuất hiện ít hơn ở các đối tượng thử nghiệm. Sau đó, hóa ra liều lượng chỉ cao bằng một nửa so với dự định ban đầu. Đây rõ ràng là do lỗi đóng gói, theo một tường thuật của truyền thông.   Nhưng ít ra thì là một sai lầm dẫn đến một kết quả tích cực. Mene Pangalos, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển phi ung thư tại AstraZeneca, nói với Reuters: "Lý do chúng tôi sử dụng một nửa liều là một sự ngẫu nhiên may mắn". Ông không thấy có vấn đề gì. Lỗi đã được sửa chữa và nghiên cứu được tiếp tục mà không có thay đổi. Điều này đã được thống nhất với cơ quan giám sát.   Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của AstraZeneca, Pascal Soriot, cho biết rằng công ty dược phẩm đang xem xét tiến hành một nghiên cứu toàn cầu hoàn toàn mới về hiệu quả của thuốc. Soriot cho biết phải xác nhận rằng liều lượng thấp hơn sẽ dẫn đến kết quả tốt hơn. Một phát ngôn viên của công ty không bình luận về khả năng thực hiện một nghiên cứu mới, theo Reuters. Ông cho biết công ty đang đánh giá dữ liệu và làm việc với các cơ quan quản lý trong lúc đó. Vấn đề là thêm dữ liệu mới vào dữ liệu thu được cho đến nay.   Một điểm thứ hai mà các chuyên gia đánh giá là quan trọng: Trong nhóm này, không có người thử nghiệm nào trên 55 tuổi. Moncef Slaoui đã chỉ ra điều này. Nhà miễn dịch học này dẫn đầu chương trình phát triển vắc xin của chính phủ Hoa Kỳ. Pangalos đã xác nhận điều này hôm thứ Tư, theo New York Times. Trong khi đó thì người ta càng dễ có diễn tiến bệnh nặng khi càng cao tuổi.   Có thể những trường hợp này có khả năng làm giảm cơ hội thuốc được phê duyệt khẩn cấp. Nhưng đó là suy đoán vào thời điểm này. Vẫn còn thiếu dữ liệu để đi đến một tuyên bố chính xác. Vào thứ Hai rồi, chỉ có kết quả tạm thời của một nghiên cứu kết hợp giai đoạn II và giai đoạn III được thông báo.   Cũng có những lời chỉ trích rằng AstraZeneca đã kết hợp các kết quả của hai nghiên cứu lâm sàng được thiết kế khác nhau để đạt được hiệu quả tổng thể là 70%. "Họ tiến hành hai nghiên cứu sử dụng các liều lượng khác nhau. Cuối cùng, họ đi đến một kết quả không đại diện cho cả hai liều lượng ấy," David Salisbury thuộc tổ chức tư vấn Chatham House của hãng thông tấn AP cho biết. Phan Ba, theo Spiegel  
......

Tìm hiểu về tính hiệu nghiệm của vaccine chống Covid

(Reuters) -  VOA| Tuần này có một loạt tin vui từ những công ty dược bào chế vaccine chống COVID. Công ty Pfizer và BioNTech loan báo những dữ liệu sớm cho thấy vaccine của họ hữu hiệu hơn 90%. Một ngày sau, một dự án của Nga quảng bá vaccine Sputnik V hiệu nghiệm 92%. Tỷ lệ hiệu nghiệm được tính ra sao? Trong trường hợp của Pfizer, họ chờ cho đến khi 94 tình nguyện viên trong cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối gồm hơn 43.500 người (phân nửa nhận vaccine, phân nửa nhận giả dược) thử nghiệm dương tính sau khi phát triển các triệu chứng. Để gọi là trên 90% hiệu nghiệm, chưa tới 8 người trong số những ai xét nghiệm dương tính đã được tiêm vaccine, những người còn lại được tiêm giả dược. Tại Nga, Viện Gamaleya bào chế vaccine Sputnik V đạt được con số hiệu nghiệm 92% căn cứ trên 20 ca bệnh trong 16.000 tình nguyện viên trong khi quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối đang tiến triển. Viện này nhắm mục tiêu đạt đến 40.000 người thử nghiệm. Trong số 16.000 người đang tham gia có khoảng một phần tư nhận giả dược. Cần bao nhiêu ca bệnh? Theo một số chuyên gia, trong những cuộc thử nghiệm với hàng chục ngàn người tham dự, lý tưởng là có từ 150 đến 160 người ngã bệnh trước khi có thể đánh giá độ tin cậy về hiệu quả của vaccine. “Không có quy chuẩn đòi hỏi một con số X nào để có quyết định đáng tin cậy,” Tổ chức Thử nghiệm Lâm sàng Thụy Sĩ cho biết. “Con số các ca nhiễm phải được xem trong mối tương quan tới dịch bệnh và nguy cơ. Đây nên là sự đánh giá từng ca một thì hơn.” Thông thường, các nhà ban hành quy định tìm cách đạt mức chắc chắn ít nhất 95% rằng kết quả đọc được không phải là do những thay đổi ngẫu nhiên không liên hệ đến cuộc thử nghiệm. Đối với những người tài trợ thử nghiệm, số càng lớn càng an toàn vì một cuộc thử nghiệm đủ lớn có thể đảm bảo không có vấn đề về mức tin cậy 95% đó. Trong thử nghiệm của Pfizer và BioNTech, họ dự trù làm một cuộc phân tích cuối cùng khi có 164 người ngã bệnh, với nhiều cuộc phân tích tạm thời được tiến hành trong quá trình diễn tiến. Chi tiết về thử nghiệm của Nga không rõ ràng. So sánh với thuốc và vaccine của các loại bệnh khác Trong một cuộc thử nghiệm thuốc bình thường, đối với những chứng bệnh như ung thư giai đoạn cuối, lợi ích của thuốc mới có thể không rõ ràng bằng. Tuy nhiên đối với vaccine, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] muốn thấy tính hiệu quả lên tới ít nhất là 70% trong các cuộc thử nghiệm, trong khi Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ [FDA] muốn thấy tỷ lệ này ít nhất là 50%. Hiệu nghiệm 90% được báo cáo trong những cuộc thử nghiệm của Pfizer và Nga đã vượt quá những con số kỳ vọng đó, và dường như cũng vượt quá vaccine cúm thông thường. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính vaccine cúm thông thường giảm bớt nguy cơ ngã bệnh là 40% đến 60%. Đối với những vaccine khác, CDC ước tính sự hiệu nghiệm của hai liều vaccine ngăn bệnh sởi là 97%, sự hiệu nghiệm của hai liều vaccine ngừa bệnh thủy đậu là 90% và tăng lên gần 100% đối với liều thứ ba. Liệu có thể kỳ vọng tỷ lệ hiệu nghiệm sẽ tăng? Ngày 9 tháng Mười Một, Pfizer thừa nhận là tỷ lệ hiệu nghiệm của vaccine cuối cùng có thể thay đổi. Tính hiệu nghiệm thực tế, nếu vaccine được chấp thuận Dữ liệu lâm thời rất hứa hẹn vì dường như chứng tỏ rằng vaccine có thể hữu hiệu trong việc ngăn ngừa COVID-19. Tuy nhiên, tiến đến việc tiêm chủng hàng loạt vẫn còn những trở ngại, đặc biệt là đối với vaccine như của Pfizer và BioNTech phải được bảo quản và chuyển vận ở âm 70 độ C. Hơn nữa, vaccine của Pfizer-BioNTech đòi hỏi chích hai liều cách nhau 21 ngày. Nếu không tuân thủ đúng thời biểu này thì có thể ảnh hưởng tới tính hiệu nghiệm của vaccine. Một ví dụ, vaccine bảo vệ chống lại bệnh quai bị giảm hiệu nghiệm từ 90% xuống còn 78% nếu mọi người không nhận được liều tiếp theo. (Reuters) -  VOA  
......

Lịch sử không có chữ nếu, chỉ có hậu quả?

TT Trump China Virus Nguyen Khan| Nhưng hãy thử bắt đầu bằng những chữ NẾU : Nếu trước đây, nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng TC (Trung Cộng) Trì Hạo Điền không tuyên bố TC nghiên cứu vũ khí sinh học để giải phóng nước Mỹ, thì người ta không có lý do để thêu dệt thuyết âm mưu virus Wuhan là vũ khí sinh học của TC. Nếu virus corona không phải là công trình nghiên cứu của một trường Đại học Mỹ được chính phủ Mỹ tài trợ nghiên cứu bệnh học virus, nhưng sau đó chính phủ Mỹ ngăn cấm tạo virus corona tại Mỹ vì sợ hậu quả khôn lường cho nhân dân Mỹ, nhưng lại không cấm trường đại học Mỹ chuyển công trình nghiên cứu virus corona qua phòng nghiên cứu virus P4 của TC do chuyên gia hàng đầu về virus của TC là Thạch Chính Lệ phụ trách. Thì người ta cũng không dễ tin thuyết âm mưu virus Wuhan do TC tạo ra. Nếu phòng nghiên cứu Virus P4 không nằm gần chợ bán động vật hoang dã Wuhan (cách nhau hơn 30 km), là chợ bị giới chức TC quy chụp virus từ dơi nhiễm qua người F(O), gây nhiễm dịch cộng đồng cho thành phố Wuhan, thì người ta cũng không có nhiều lý do để tin vào thuyết âm mưu. Nếu chợ Wuhan không bị nhà chức trách TC thanh trùng xóa hết dấu vết làm mất dấu F(0), sau đó các nhà khoa học TC nghiên cứu hơn 30 người nhiễm virus đầu tiên cho thấy chợ động vật hoang dã không phải là nguồn lây chính, vì có nhiều bệnh nhân nhiễm virus không dính dáng gì đến chợ động vật này, nghĩa là mất dấu F(0), thì thuyết âm mưu đã không nghi ngờ TC…? Nếu nhà nước TC không hủy bỏ tất cả hồ sơ virus ban đầu, không bịt mỏ và phạt vạ nặng nề bác sĩ Lý Văn Lượng và đồng nghiệp, không cho lan tỏa hoài nghi của các bác sĩ này về sự xuất hiện một loại virus SARS chủng mới trên mạng Wechat… Và nếu nhà nước TC không cấm các nhà khoa học của các nước đến Wuhan tiếp cận hồ sơ ban đầu của virus, thu thập mẫu virus ban đầu để nghiên cứu vaccin, thì các nhà khoa học đã phát triển vaccin từ lâu, nhờ vaccin nhân loại đã được miễn dịch cộng đồng, chắc chắn thuyết âm mưu sẽ không còn tồn tại. Nếu sâu chuỗi tất cả những sự kiện nói trên thành một chuỗi logic sẽ hiện rõ một toan tính có chủ ý, là nền tảng cho thuyết âm mưu virus Wuhan là vũ khí sinh học của TC, một giả thiết hoàn toàn có căn cứ. Quả thật, virus Wuhan không phải do phòng thí nghiệm P4 sơ ý để xổng chuồng như một số dư luận đặt giả thiết. vì P4 đạt độ an toàn virus cấp 4,là cấp an toàn nhất thế giới, lại được người Pháp xây dựng, nên nếu bất cứ con virus nào xổng chuồng khỏi ống nghiệm sẽ bị hệ thống thanh trùng của P4 giết chết ngay lập tức, không thể có chuyện virus lang thang ra bên ngoài, trừ phi một mật lệnh nào đó cho phép nó lang thang ? Đã vậy, TC còn sử dụng WHO như cái loa tuyên truyền để đánh lừa thế giới : – WHO nói không có bằng chứng virus lây từ người sang người, giúp TC giấu dịch hơn hai tuần lễ vàng là thời gian các nước có thể phong tỏa cắt dịch nhanh chóng. Mất thời gian vàng, dịch mất kiểm soát gây thảm họa cho nhân loại, phù hợp với thuyết âm mưu nên không còn là thuyết nữa, mà là âm mưu của TC cố tình gây nhiễm virus cho thế giới, mà đích chính là Mỹ, trả đũa việc Mỹ gây thương chiến làm nền kinh tế TC khốn đốn. – Âm mưu này được thể hiện rõ hơn khi TC bắt nhân dân TC giãn cách tại nhà không được la cà bất cứ đâu trong nước, song lại không cấm người dân TC đi khắp nơi trên thế giới, cố tình dùng nhân dân TC gieo rắc virus toàn cầu, được WHO tiếp tay bằng cách lên án các nước đóng cửa không cho dân TC nhập cảnh là kỳ thị TC, kêu gọi các nước ngưng kỳ thị, mở cửa cho nhân dân TC… – Còn hơn thế, WHO giúp TC không công bố dịch virus trên toàn cầu để cộng đồng quốc tế cảnh giác, chỉ đến khi dịch lây nhiễm cộng đồng mất kiểm soát ở Hàn Quốc, Iran, Italy, lan rộng nhiều nước trên thế giới thì WHO mới chịu công bố dịch toàn cầu, khi ấy đã trở nên quá muộn. Đó là lý do tổng thống Mỹ Donald Trump tố cáo TC và WHO phải chịu trách nhiệm việc giấu dịch gây ra đại dịch, lời tố cáo không phải là không có lý, và việc Ông Trump rút Mỹ khỏi WHO là có thể hiểu được. Vấn để là, không có tội ác nào mà không bị trả giá. Một siêu cường như Mỹ khó lòng chấp nhận một ai đó làm tổn thương nặng nề cho nước mình. Lẽ thường “nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đỗ ruột”. Đằng này một anh nhà giàu khổng lồ bị tan nát vì một vũ khí sinh học do TC lén lút tung ra, con đại bàng mang đầy thương tích thì móng vuốt để làm gì mà không giày xéo kẻ thủ ác ? Vào Thế Chiến II, Nhật Bản đánh sập niềm kiêu hãnh Mỹ ở Hawaii khiến đại bàng Mỹ điên tiết trả đũa dữ dội thế nào ai cũng biết. Năm 2001 Bin Laden đánh sập tòa tháp đôi New York làm cả nước Mỹ kinh hoàng, khiến Mỹ điên cuồng trả đũa thế nào ai cũng đã tường, tưởng không cần nhắc lại. Nhưng hai tổn thương ấy không là gì so với sự tan nát nền kinh tế, xào xáo xã hội Mỹ do vũ khí virus của TC gây ra, cái đích của TC ngầm lén tấn công sinh học Mỹ đã đạt hơn cả mong đợi, đánh sập niềm tự hào của tổng thống Mỹ Donald Trump, phá tan kỳ tích tăng trưởng kinh tế, lao động, chứng khoán v.v… Trong hơn 3 năm qua của đương kim tổng thống Mỹ. Có thể nói niềm kiêu hãnh kép của một siêu cường và cá nhân tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị vũ khí virus TC gây tổn thương nặng nề, tổng thống Mỹ và phu nhân còn bị phơi nhiễm loại virus Wuhan quái ác này, nên cho dù không dễ tìm được đầy đủ bằng chứng chứng minh một cách không thể chối cãi virus TC là vũ khí sinh học của TC trong ngày một ngày hai, thì cũng khó có thể ngăn cản nước Mỹ và tổng thống Trump kiếm cớ trừng phạt nặng nề TC. Ông Trump chỉ căn cứ vào hai lý chứng, là TC cố tình giấu dịch và cố tình thả cửa cho nhân dân TC mang virus gieo rắc đại họa cho Mỹ và thế giới, buộc TC phải chịu trách nhiệm. Sau khi ông Trump và phu nhân vượt qua được căn bệnh cúm TC, càng có thêm lý do để Ông Trump cáu gắt, rằng TC phải bị trả giá. Hiện thời chính sách của Mỹ càng ngày càng xa rời TC, càng ngày càng trở nên thù địch hơn với TC, và chắc chắn những đòn trả đũa dữ dội TC của Mỹ vẫn còn đang cân nhắc để ngõ phía trước, sẽ tung ra bất cứ lúc nào, và không loại trừ một trong những đòn trả đũa nặng nề ấy sẽ xảy ra trong October Surprise./.  
......

Chúng ta sống với Covid 19 bao lâu nữa?

Ngô Nhân Dụng – VOA Trong hai tuần liên tiếp, hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa họp đại hội đề cử người làm ứng cử viên tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-25. Lần đầu tiên các “đại hội” diễn ra hoàn toàn trên mạng, đó là điều mới lạ, nổi bật năm nay. Ngoài ra, không có gì khiến thiên hạ phải ngạc nhiên, vì ai cũng biết trước các bài diễn văn trong hai đại hội sẽ nói những gì! Cũng vì thế nên tôi đã không theo dõi một đại hội nào cả (một phần còn vì các tiệm ăn, quán nước đều đóng cửa trong mùa Covid mà ở nhà tôi thì không có ti vi). Dân Mỹ đã biết trước chủ trương của hai đảng khác nhau thế nào rồi, sau khi nghe hai bên tranh cãi suốt mấy năm qua. Cho nên không ai nghĩ những khẩu hiệu “hô lớn” trong các đại hội sẽ thay đổi ý người dân Mỹ trong lựa chọn bỏ phiếu cho ai. “Tiếng nói” lớn nhất, có ảnh hưởng nhất trên lá phiếu cử tri năm nay sẽ là những “con vi khuẩn” nhỏ xíu và hoàn toàn im lặng: Coronavirus! Có thể đoán rằng kết quả cuộc bầu cử năm 2020 này sẽ tùy thuộc thái độ của cử tri với loài Coronavirus, tên chính thức trên giấy khai sinh là SARS-CoV-2! Nếu mọi người nghĩ rằng Covid 19 là do tai trời ách nước, không cách nào tránh khỏi, thì họ không coi chính phủ đương cầm quyền chịu trách nhiệm. Nếu họ lại nghĩ rằng tất cả cơn bệnh dịch Covid 19 không có thật, chỉ được thổi phồng thôi, thì họ càng không quan tâm. Ngược lại, nếu nghĩ chính quyền đã thất bại không đối phó được bệnh dịch Covid, thì người ta sẽ trừng phạt. Ông Donald Trump hay ông Joe Biden thắng trong cuộc bỏ phiếu đầu tháng 11 sắp tới, chuyện đó cũng không quan trọng bằng câu hỏi: Chúng ta sẽ phải sống với Coronavirus đến bao giờ? Đó là thắc mắc lớn nhất của mọi người, ở Mỹ cũng như khắp thế giới! Tuần báo Economist mới tường thuật cuộc phỏng vấn ông Bill Gates hồi đầu tháng Tám. Có một tin đáng mừng: Ông Gates tiên đoán đến cuối năm nay thế giới sẽ qua khỏi cơn bệnh dịch Covid 19! Vì đến cuối năm nay chắc sẽ có thuốc chủng ngừa hữu hiệu và được sản xuất hàng loạt đủ dùng cho loài người. Người ta chích thuốc, sẽ tránh được căn bệnh này. Hiện 150 loại thuốc chủng (vaccine) đang được thí nghiệm, trong đó có sáu loại đang thử lần chót với rất nhiều người tham dự. Ông Gates chắc biết nhiều hơn chúng ta về chuyện này, vì tổ chức Bill & Melinda Gates Foundation, trong nhiều năm qua, đã chuyên lo việc chủng ngừa cho trẻ em khắp thế giới tránh các bệnh tê liệt (polio) và bệnh sốt rét. Năm 2005 ông Gates đã nói trong chương trình TED một bài cảnh cáo chính quyền các nước phải lo phòng bệnh dịch. Tại sao các nước chi không biết bao nhiều tiền để phòng một cuộc chiến tranh nguyên tử, mà không lo ngăn ngừa một bệnh dịch toàn cầu sắp xẩy ra! Năm nay vợ chồng ông đã tặng $350 triệu đô la để giúp các nước nghèo đối phó với Covid 19. Tuy lạc quan rằng cuối năm nay Covid 19 sẽ ngưng lại, nhưng ông Gates cũng sợ rằng sẽ có hàng triệu người chết vì Covid 19, phần lớn ở các nước nghèo. Trong đó chỉ 10% chết vì mắc bệnh, còn 90% là do hậu quả gián tiếp. Nhiều người chết do các bệnh như HIV hay bệnh sốt rét, họ không được chủng ngừa hoặc không được chữa trị đúng mức. Bởi vì các bệnh viện chật ních bệnh nhân Covid 19, được ưu tiên chữa trước. Bệnh dịch khiến kinh tế khắp nơi đi xuống, nhiều người có thể chết vì thiếu ăn. Mỹ không phải một “nước nghèo” cho nên, cho đến khi có thuốc chủng ngừa, nếu ai chết thì phần lớn sẽ vì mắc bệnh. Tuy nhiên, dù có vaccine rồi, không phải ai cũng chịu chích ngừa. Một phần ba dân Mỹ không chấp nhận chích ngừa, bất cứ bệnh gì! Một lý do khác, là chích ngừa rất tốn kém! Người ta đã phải chi nhiều tỉ mỹ kim để thử nghiệm và sáng chế trước khi sản xuất qui mô lớn. Khi đã có vaccine rồi, dân các nước giầu sẽ được hưởng trước, giản dị, chỉ vì thuốc rất đắt. Nhưng sau khi các công ty chế thuốc thu hồi lại phần lớn vốn bỏ ra, thuốc sẽ rẻ hơn. Ông Gates đề nghị các nước giầu hãy mua thuốc chủng tặng cho các nước nghèo. Đây không phải là một hành động từ thiện, mà còn vì chính mình. Không ai có thể ngủ yên, dù dư tiền nhiều của, nếu Coronavirus vẫn còn xâm lăng nhà hàng xóm, hoặc đang tung hoành ở các xứ nghèo trên thế giới! Khi có vaccine rồi, có thể kiểm soát được không cho Coronavirus lan tràn, nhưng cũng còn tùy vaccine hiệu nghiệm như thế nào. Nếu người chủng ngừa được miễn nhiễm trong vòng một, hai năm, thì còn lâu mới phải đối phó với một Covid mới. Nếu chỉ trong vòng mấy tháng lại phải chích ngừa lần nữa vì hết miễn nhiễm, thì chúng ta sẽ còn duyên nợ với anh Coronavirus khá lâu, vài năm một cơn bệnh dịch khác lại có thể bùng ra. Ngày Thứ Năm, 20 tháng Tám, Bác sĩ Robert Redfield, giám đốc CDC, Trung tâm Phòng Bệnh Dịch ở Mỹ, đã nói với Tạp chí JAMA (Journal of the American Medical Association) rằng ông hy vọng số người mới mắc bệnh ở Mỹ sẽ xuống dưới 10,000 mỗi ngày, và số người chết sẽ xuống dưới 250; khi mọi người theo đúng các lời hướng dẫn cho CDC, như đeo mạng che mũi, cách ly, rửa tay thường xuyên và tránh tụ tập trong nhà, đặc biệt trong quán rượu, là nơi người ta nói nhiều, nói lớn tiếng, dễ dàng phun virus vào mặt nhau! Ông Redfield giải thích rằng loài virus mới năm nay khác hẳn những anh em họ hàng của nó từng gây bệnh cảm cúm. Người bị cúm thường truyền bệnh cho một, hai người ở gần. Còn anh bạn mới SARS-CoV-2 này thường lan truyền khi đông người tụ tập, nhất là ở trong nhà, không có gió. Với tính chất đó, việc ngăn ngừa không cho SARS-CoV-2 lan tràn tương đối dễ, nếu mọi người làm đúng những điều CDC khuyên bảo. Nhưng điều này cũng gây ra một mối lo, là đến cuối mùa Thu, vào mùa Đông, người ta sẽ phải sống ở trong nhà nhiều hơn! Làm sao để tránh không gặp nhiều người lạ ở một chỗ kín gió? Các sân banh bầu dục và bóng chày có thể an toàn hơn các sân chơi bóng rổ, tiệm ăn, quán rượu và rạp chớp bóng! Rất khó làm cho SARS-CoV-2 biến mất. Chúng ta chia sẻ thế giới này với hàng trăm triệu loài virus khác nhau, rất nhiều loài vẫn sinh sống trong các cầm thú, từ dơi, gà, đến chuột. Có dịp thuận tiện thì các thứ virus đó biến thái và nhẩy sang loài người. Loài virus gây bệnh Ebola chết người cũng từng trú ngụ trong các loài dơi, trước khi có khả năng truyền từ người sang người. Trận dịch Ebola phát xuất từ miền Tây châu Phi đã được ngăn chặn năm 2016, mà nước Mỹ đóng một vai trò lãnh đạo trong chiến dịch này. Loài người chỉ có thể ngăn không cho Ebola lan tràn, bằng các phương pháp quen thuộc: cô lập hóa, theo dõi những người đã gần gũi người bệnh, và chủng ngừa. Nhưng không thể làm cho giống vi khuẩn đó biến mất! Năm 2018, Ebola lại bột phát ở Cộng Hòa Congo. Nếu có vaccine rồi, và lại tìm ra thuốc trị Covid 19 có hiệu quả, thì có thể loài SARS-CoV-2 này sẽ không còn tấn công loài người vũ bão như hiện nay. Chúng không biến mất thì sẽ gia nhập đại gia đình bốn thứ coronaviruses khác, cùng một họ, là 229E, OC43, NL63, và HKU1; những thứ virus gây nên các chứng cảm cúm mà mỗi năm đến mùa chúng ta vẫn bị nhiễm, nếu không chích ngừa. Có thể rằng các anh chị này xưa kia đã từng gây nên những trận dịch lớn mà người ta không biết nên chưa đặt tên! Sau khi tác hại nhân loại một vài trận lớn, các anh chị virus đó trở nên hiền lành, vì con người đã quen rồi, dần dần miễn nhiễm. Covid 19 sẽ qua khỏi. Có thể đoán chắc như vậy. Chỉ có điều là không biết nó sẽ qua khỏi ngày nào, tháng nào. Cho nên, từ nay cho đến đầu tháng Mười Một, các ứng cử viên vẫn hồi hộp! Họ vẫn phải chi tiền vận động tranh cử, không phải chỉ để chinh phục thêm cử tri mới mà còn vì cần bảo vệ thành trì những người đã ủng hộ mình vững vàng, không để cho loài Coronavirus lay chuyển!  
......

Ứng dụng theo dõi Covid của Việt Nam có rình mò bạn không?

Nguyễn Hùng| Hàng triệu người dùng điện thoại di động ở Việt Nam đã tải ứng dụng truy tìm dấu vết Covid-19 được chính quyền Việt Nam bảo trợ giữa lúc dịch corona mới bùng phát trở lại trong thời gian gần đây. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi đầu tháng Tám đã thúc giục người dân tải về ứng dụng Bluezone do công ty công nghệ thông tin Bkav của ông Nguyễn Tử Quảng phát triển cùng Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Y tế, theo tin từ VnExpress. VnExpress cũng nói Bluezone dùng công nghệ định vị Bluetooth để phát hiện và ghi nhận bất kỳ điện thoại thông minh khác nào cùng cài ứng dụng này trong phạm vi hai mét. Khi một người sở hữu điện thoại có cài Bluezone được phát hiện nhiễm Covid-19, dữ liệu tiếp xúc của người bệnh sẽ được đem ra so sánh với lịch sử tiếp xúc của những người dùng app khác nhằm xác định những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng như lịch sử tiếp xúc của những người tiếp xúc gần này. Chuyên gia công nghệ thông tin Dương Ngọc Thái được BBC Tiếng Việt dẫn lời ám chỉ rằng dữ liệu của hàng triệu người dùng sẽ được tập trung lại vào kho dữ liệu và bình luận: “Tập trung tất cả dữ liệu ở một chỗ sẽ giúp việc truy vết dễ dàng và hiệu quả hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là Bluezone, tức nhà nước Việt Nam, sẽ biết được ai đã gặp ai, trong bao lâu, vào lúc nào. Từ thông tin này có thể suy ra được ai quen ai, tức social graph [biểu đồ xã hội] của phần lớn quan chức và dân chúng.” Ông Thái cũng nói Bkav và các quan chức Việt Nam đã lẳng lặng sửa những lỗ hổng ảnh hưởng tới “sự an toàn và riêng tư” của người dùng trên Bluezone mà ông chỉ ra từ tháng Tư dù khi đó họ chối bỏ và thậm chí tấn công cá nhân ông vì đã để công chúng biết tới. Người dùng điện thoại thông minh có thể tải Bluezone từ AppStore hay PlayStore. Ứng dụng được phát hành từ ngày 18/4, nhưng cho tới 27/7 mới chỉ có vài trăm ngàn người dùng. Mặc dù vậy số người dùng đã tăng lên 1,1 triệu hôm 30/7, 1,8 triệu hôm 2/8, và tới gần tám triệu hôm 7/8, theo Thông tấn xã Việt Nam và các trang tin trong nước. Dường như sự bùng phát của bệnh dịch đã làm cho nhiều người dân tạm gác nỗi lo có thể bị giám sát để tải về ứng dụng truy vết Covid-19. Nhưng chính quyền có vẻ cũng đã giảm các tính năng giám sát của Bluezone với hy vọng số người dùng sẽ có khả năng đạt tới 50 triệu, con số cần thiết để việc truy vết Covid-19 qua Bluezone thực sự hiệu quả. Trang tin chuyên về công nghệ TechInAsia có trụ sở ở Singapore đánh giá Bluezone đứng ngang hàng với ứng dụng cùng chức năng TraceTogether của Singapore xét theo số “đòi hỏi nguy hiểm” mà ứng dụng muốn người dùng cho phép. Sáu đòi hỏi nguy hiểm của Bluezone và TraceTogether gồm cả vị trí, hình ảnh, phương tiện, tệp và hệ lưu trữ. Ứng dụng MorChana của Thái Lan được đánh giá là thọc mạch nhất với chín đòi hỏi nguy hiểm gồm cả quyền truy cập máy ảnh, lịch sử thiết bị và ứng dụng. Các app của Indonesia, Philippines và Malaysia đều đòi bảy quyền truy cập nguy hiểm. Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam nói họ không cần truy cập vào ảnh và phương tiện và giải thích thêm: “Bluezone chỉ sử dụng quyền “truy cập tệp” để ghi lịch sử “tiếp xúc gần” lên bộ nhớ thiết bị. Mặc dù vậy, theo chính sách của Google, thiết bị vẫn tự động đề nghị “cho phép truy cập vào ảnh, phương tiện và tệp” ngay cả khi Bluezone không sử dụng các quyền còn lại.” Bộ này cũng giải thích thêm Bluezone không ghi nhận hay sử dụng vị trí của người dùng. Lý do họ xin được truy cập vị trí là vì ứng dụng cần tới Bluetooth và Google tự đòi hỏi người dùng cho phép truy cập vị trí khi Bluetooth được bật lên. Bộ Thông tin Truyền thông dường như cũng phủ nhận ý kiến của chuyên gia Dương Danh Thái về chuyện họ tập trung dữ liệu về một kho chung. Họ giải thích: “Bluezone chỉ lưu dữ liệu trên máy người dùng, tuyệt đối không đưa lên server [máy chủ], không thu thập vị trí. Bluezone chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu, chứ không biết ở chỗ nào. Người dùng Bluezone sẽ ẩn danh do sử dụng ID mà hệ thống tự sinh ra.” Biểu đồ được báo Lao Động đăng chỉ ra rằng khi có người mắc Covid, dữ liệu của người đó sẽ được nhập vào hệ thống để gửi tới tất cả các máy trong cộng đồng Bluezone. Ứng dụng Bluezone trên máy của các thành viên sẽ so lịch sử tiếp xúc của họ với dữ liệu của người nhiễm Covid. Cảnh báo sẽ được gửi tới người có nguy cơ lây nhiễm. Giám đốc của Bkav, ông Nguyễn Tử Quảng, cũng được trang Vietnam Finance dẫn lời nói Bluezone “đảm bảo tính riêng tư của người dùng” vì ứng dụng không ghi nhận danh tính, số điện thoại và vị trí của những người có tiếp xúc gần. Bluezone được cho là chỉ ghi nhận mã số do app tự tạo ra và mã số này cứ 15 phút lại thay đổi. Ông Dương Ngọc Thái Trong khi đó hôm 8/8 đã lại có blog khẳng định “máy chủ Bluezone có thể âm thầm lấy dữ liệu của người dùng. Ông viết: “Tôi vừa đưa lên https://github.com/thaidn/bluezone hướng dẫn để những lập trình viên và những ai quan tâm có thể tận mắt chứng kiến cách máy chủ Bluezone có thể âm thầm lấy lịch sử tiếp xúc của tất cả người dùng Bluezone. Xin nhấn mạnh là tất cả, bất kể người đó có từng tiếp xúc với F nào hay không.” “Tóm lại máy chủ có toàn quyền quyết định lấy dữ liệu bất kỳ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người dùng. Có thể máy chủ sẽ không bao giờ làm vậy, nhưng câu hỏi là làm sao chúng ta có thể kiểm tra được nếu họ không cam kết và không cung cấp thông tin cách họ làm trên máy chủ?” Một số người bình luận rằng họ coi trọng sức khoẻ hơn các dữ liệu họ có và các ứng dụng khác đều đòi hỏi người dùng cho phép truy cập nhiều thông tin. Cũng có người nói dữ liệu của họ không có gì đáng phải lo ngại ngay cả khi có bị truy cập. Nhưng khi một chính quyền đã tự cho mình quá nhiều quyền và dùng lực lượng công an, an ninh như công cụ chính để trị nước, sự cẩn thận của người dùng sẽ không bao giờ là thừa./.  
......

Pages