Gyde Jensen setzt sich für Nguyen Bac Truyen ein

Die Vorsitzende des Menschenrechtsausschusses des Deutschen Bundestages, Gyde Jensen (FDP), fordert die Revision des Prozesses gegen den vietnamesischen Rechtsanwalt Nguyen Bac Truyen. „Ich möchte erreichen, dass er freigelassen wird“, sagt Jensen am Montag, 9. April 2018. Vier Tage zuvor war Nguyen Bac Truyen von einem Gericht in Hanoi zu elf Jahren Haft und drei Jahren Hausarrest verurteilt worden. Mit ihm wurden sechs weitere Menschenrechtsverteidiger zu mehrjährigen Haftstrafen verurteilt.

„Ursprünglich war der Prozess auf zwei Tage angesetzt und endete überraschend nach nur einem Tag“, sagt Gyde Jensen. Hinter so kurzen Prozesszeiten stecke Absicht, um solche Fälle schnell und mit möglichst wenig Öffentlichkeit abzuwickeln. „Bis vor Kurzem war nicht einmal bekannt, wann der Prozess geführt wird und wie es Truyen wirklich geht.“ Er habe zudem keinen dauerhaften Zugang zu einem Anwalt gehabt und lange Zeit die Anklageschrift nicht gekannt. „Die Voraussetzungen waren sehr schlecht, um eine Verteidigung vorzubereiten“, kritisiert Jensen.

„Parlamentarier schützen Parlamentarier“

„Das sind gleich mehrere Gründe, warum wir ihn ins PSP aufgenommen haben und ich selber die Patenschaft übernehme“, erklärt die junge Abgeordnete, die sich für den Anwalt im Rahmen des Patenschaftsprogramms „Parlamentarier schützen Parlamentarier“ (PsP) des Deutschen Bundestages einsetzt. In dem Programm können sich Bundestagsabgeordnete aller Fraktionen weltweit für sogenannte Menschenrechtsverteidiger engagieren, die in ihren Heimatländern nur wenig oder gar keine Unterstützung haben.

Mit dem gemeinsamen Antrag „Schutz von bedrohten Menschenrechtsverteidigern“ von SPD, CDU/CSU, Bündnis 90/Die Grünen und FDP (15/2078) hat sich der Bundestag im Jahr 2003 fraktionsübergreifend verpflichtet, die Initiative zu unterstützen und bedrohten Parlamentariern und Menschenrechtlern beizustehen. Ziel der schleswig-holsteinischen Bundestagsabgeordneten ist es, dass die Haftbedingungen für Nguyen Bac Truyen wenigstens so gut wie möglich sind, dass er seine Familie und seinen Anwalt sehen kann und dass seine Haftstrafe verkürzt wird. „Das Strafmaß ist übertrieben“, sagt sie.

Öffentlichkeit zum Schutz gegen das Vergessen

Schnelle Abhilfe sei allerdings nicht zu erwarten, schätzt Jensen. Aber als Abgeordnete stünden ihr einige wirksame Mittel zur Verfügung. Als Ausschussvorsitzende habe sie bereits mit dem Botschafter der Sozialistischen Republik Vietnam in Deutschland Kontakt aufgenommen und ein Gespräch in der kommenden Woche vereinbart. Die Haltung beurteilt sie als „mauernd“. Die offizielle Position laute, wer das Recht nicht achte, der müsse mit den Konsequenzen rechnen. „Dazu gehören Presse- und Meinungsfreiheit leider nicht“, sagt Jensen.

Nguyen Bac Truyen habe sich für Meinungsfreiheit, Religionsfreiheit und für ein pluralistisches Mehrparteiensystem sowie Gewaltenteilung in seinem Land eingesetzt. „Das wird ihm aus Sicht des Staates als Propaganda gegen die Sozialistische Republik Vietnam ausgelegt.“ Wenigstens habe Jensen den Eindruck gewonnen, dass der Wille der Botschaft da gewesen sei, miteinander im Gespräch zu bleiben. Die Ausschussvorsitzende will nun Öffentlichkeit herstellen und in sozialen Netzwerken an das Schicksal von Nguyen Bac Truyen erinnern. Durch mehr öffentliche Aufmerksamkeit könnten bessere Haftbedingungen erreicht und vielleicht die Haft- und anschließende Arrestzeit verringert werden.

Recht auf Meinungsfreiheit weltweit unter Druck

„Die Ausübung der Meinungsfreiheit steht an vielen Orten dieser Welt unter Druck“, so die Abgeordnete. Den Regierungen solcher Länder sei in der Regel dennoch daran gelegen, ein gutes Verhältnis zu Parlamentariern in Deutschland zu pflegen. Mit dem PSP-Programm würden diese Fälle lange begleitet. Außerdem könne darauf aufmerksam gemacht werden, wie es um die Arbeit von verfolgten Oppositionellen, Anwälten, Gewerkschaftern und Parlamentariern weltweit stehe.

Die Kontakte und die Unterstützung blieben darüber hinaus über Legislaturperioden und Parlamentsmitgliedschaften hinweg bestehen. So hätten bereits die Abgeordneten Martin Patzelt (CDU/CSU) und Philipp Lengsfeld (CDU/CSU) bei ihrem Engagement in Vietnam Truyen in der vergangenen Wahlperiode im Juni 2017 in Ho-Chi-Minh-Stadt getroffen. Nun kündigt Gyde Jensen an, spätestens im kommenden Jahr nach Vietnam reisen zu wollen. Die Abgeordnete will sich um den Zugang zu Truyen im Gefängnis bemühen und seine Familienmitglieder besuchen, damit sein Schicksal nicht vergessen wird. (eis/09.04.2018).

Bản tin tiếng Việt: Hiếu Bá Linh – Thoibao.de

BERLIN - Với tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, bà Gyde Jensen đã liên lạc với Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng và một cuộc họp vào tuần tới đã được thỏa thuận. Trể nhất trong năm tới bà sẽ đi Việt Nam. Bà sẽ nỗ lực để được cho vào thăm ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà tù và thăm viếng các thành viên trong gia đình để số phận của ông ta sẽ không bị lãng quên.

Hôm Thứ Hai ngày 09/04/2018 trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội CHLB Đức, nữ Dân biểu Gyde Jensen, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, đã thông báo chính thức rằng bà đã nhận bảo trợ cho luật gia Nguyễn Bắc Truyển trong chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức, một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử.

Được biết, sau cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức hồi cuối năm ngoái, một Quốc hội mới được thành lập và bà Gyde Jensen là Tân Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức.

Hôm thứ Năm tuần qua ngày 05/04/2018 ông Nguyễn Bắc Truyển đã bị tòa án Hà Nội kết án 11 năm tù và 3 năm quản chế. Cùng với ông còn có 5 nhà hoạt động khác cũng bị kết án nhiều năm tù. Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức cho biết, bà Gyde Jensen yêu cầu phải tái xét lại bản án này. "Tôi muốn ông ta được trả tự do", bà Jensen nói. Trong khuôn khổ của chương trình bảo trợ "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu" bà sẽ tranh đấu cho ông Truyển được tự do.

"Ban đầu, phiên tòa đã được dự kiến xét xử trong hai ngày, nhưng đã kết thúc một cách đáng ngạc nhiên chỉ sau một ngày“, bà Gyde Jensen nói. Ẩn ý đằng sau thời gian xét xử ngắn như vậy là để xử lý nhanh chóng các vụ án như vậy và ít gây chú ý của dư luận công chúng như có thể. "Cho đến thời gian ngắn trước phiên tòa người ta vẫn chưa biết khi nào phiên tòa sẽ diễn ra và sức khỏe ông Truyển thực sự như thế nào". Ông Truyển không được tiếp cận lâu dài với luật sư và suốt một thời gian dài không có bản cáo trạng. "Những điều kiện rất tồi tệ để mà chuẩn bị cho công việc biện hộ", bà Jensen chỉ trích.

„Có nhiều lý do tại sao chúng tôi đã nhận bảo trợ ông Truyển trong chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức và chính bản thân tôi là người đứng ra bảo trợ“, nữ Dân biểu trẻ Gyde Jensen giải thích. Một trong những lý do là qua chương trình này của Quốc hội Liên bang Đức sẽ góp phần vào việc không để số phận của ông Nguyễn Bắc Truyển bị trôi vào lãng quên.

Nữ Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Gyde Jensen đặt ra những mục đích: cải thiện điều kiện giam giữ ông Nguyễn Bắc Truyển tốt như có thể được, gia đình và luật sư có thể vào thăm ông, và bản án của ông được rút ngắn. "Mức án là phóng đại quá cao" bà Jensen nói.

Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức cũng cho biết, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, bà Gyde Jensen đã liên lạc với Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng và một cuộc họp vào tuần tới đã được thỏa thuận.

Ông Nguyễn Bắc Truyển hoạt động đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hệ thống đa đảng đa nguyên cũng như tam quyền phân lập ở đất nước của ông ta. "Theo quan điểm của nhà nước, hoạt động này được hiểu là tuyên truyền chống lại nước CHXHCN Việt Nam".  Ít nhất thì bà Jensen có ấn tượng rằng thiện chí ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng về một cuộc gặp gỡ nói chuyện với nhau là hiện hữu.

Bà Chủ tịch Ủy ban mong muốn tạo ra sự chú ý trong công chúng và trong mạng xã hội để nhớ đến số phận của ông Nguyễn Bắc Truyển. Sự chú ý của công chúng có thể dẫn đến các điều kiện giam giữ tốt hơn và có thể giảm bớt thời gian ngồi tù và thời gian quản chế sau đó.

Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức kết thúc bằng thông báo của bà Gyde Jensen, trể nhất trong năm tới bà sẽ đi Việt Nam. Bà sẽ nỗ lực để được cho vào thăm ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà tù và thăm viếng các thành viên trong gia đình để số phận của ông ta sẽ không bị lãng quên./.