Diễn văn của Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier

Diễn văn của Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier
nơi Đài Tưởng Niệm của Cộng Hòa Liên Bang Đức dành cho những nạn nhân của chiến tranh và bạo quyền (tên là Neue Wache) ngày 08. 5.2020, Berlin,nhân dịp tưởng niệm 75 năm được giải thoát khỏi chế độ Đức Quốc Xã và kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến tại Âu Châu,

Cách đây 75 năm Đệ Nhị Thế Chiến đã kết thúc tại Âu Châu.

Ngày 08 tháng 5 năm 1945 là ngày chấm dứt bạo quyền Đức Quốc Xã, kết thúc những đêm bị bom đạn và những cuộc dùng vũ lực ép tù nhân di tản, kết thúc những tội ác vô song của người Đức và kết thúc sự tàn phá văn minh nhân loại bởi sự kiện tiêu diệt người Do Thái Âu Châu. Nơi đây tại Berlin, nơi chiến thuật chiến-tranh hủy-diệt được nghĩ ra và bung ra, thì nó đã quay trở lại với mức độ tàn phá tối đa. Nơi đây tại Berlin chúng ta dự định hôm nay cùng nhau tưởng nhớ.

Chúng ta dự định cùng nhau tưởng nhớ chung với những đại diện của lực lượng Liên Minh Tây và Đông, những lực lượng đã giải cứu lục địa này bằng sự hy sinh vô cùng lớn; cùng chung với những đối tác từ khắp Âu Châu, những thành phần đau khổ dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã, nhưng vẫn sẵn sàng giải hòa; cùng chung với những người sống sót sau tội phạm của nước Đức và những hậu duệ của nạn nhân. Nhiều người trong họ vẫn đưa tay ra cho chúng tôi; cùng chung với tất cả mọi người trên thế giới, những người đã cho đất nước này một cơ hội mới để bắt đầu lại.

Chúng ta dự định cùng nhau tưởng nhớ chung với những vị cao niên trong đất nước chúng ta, những người đã trải qua đói khát, loạn ly, bạo lực và xua đuổi khi họ còn là trẻ em. Sau chiến tranh họ đã xây dựng lại đất nước, bên Đông cũng như bên Tây.

Và chúng ta đã dự định cùng tưởng nhớ với những người trẻ thuộc thế hệ thứ ba, đang đặt câu hỏi, quá khứ còn có ý nghĩa gì với chúng tôi? Với những thành phần trẻ này tôi xin gửi gắm rằng: “Các bạn là những người đóng vai chính. Các bạn là những người phải mang những bài học từ chiến tranh kinh khủng này vào tương lai!“ Chính vì thế mà chúng tôi đã mời hàng ngàn thanh thiếu niên từ khắp thế giới về Berlin. Tiền nhân của họ còn là thù địch và bây giờ họ đã trở thành bằng hữu.
Chúng ta đã dự định cùng nhau tưởng nhớ như thế vào ngày 08 tháng 5 này. Nhưng đại dịch Corona đã bắt chúng ta phải tưởng nhớ một mình, bị cách ly với những người mà chúng ta trân quý và mang ơn.

Có lẽ tình huống này mang chúng ta trở lại ngày 08.5.1945 một lần nữa. Vì vào thời điểm đó người Đức thật sự đứng một mình. Nước Đức bị đánh bại về quân sự. Chính trị và kinh tế bị phá sản, tan vỡ về mặt đạo đức. Chúng ta đã biến cả thế giới thành thù địch.

Hôm nay, 75 năm sau, chúng ta phải tưởng nhớ một mình – nhưng chúng ta không đứng một mình! Đây là thông điệp hạnh phúc của ngày hôm nay! Chúng ta đang sống trong một nền dân chủ mạnh mẽ và vững chắc trong năm thứ 30 của một nước Đức tái thống nhất, ngay giữa một Châu Âu hòa bình và thống nhất. Chúng ta được tận hưởng sự tin tưởng và chúng ta đang gặt hái kết quả của cộng tác và quan hệ đối tác trên toàn thế giới. Vâng, người Đức chúng ta hôm nay được phép nói rằng:”Ngày của Giải Thoát là một ngày của Ghi Ơn!“

Chúng ta đã cần ba thế hệ để mới có thể tuyên xưng được điều này từ cả trái tim.

Vâng. Ngày 08 tháng 5 năm 1945 là Ngày của Giải Thoát. Nhưng vào thời điểm đó nó không hẳn đã đi vào đầu và trái tim của đa số người Đức.

Sự giải thoát năm 1945 đã đến từ bên ngoài. Nó đã phải đến từ bên ngoài vì đất nước này đã bị lún sâu vào thảm họa và tội lỗi của nó. Việc tái thiết nền kinh tế và khởi đầu mới nền dân chủ cũng đã chỉ diễn ra được nhờ lòng rộng lượng, tầm nhìn xa và lòng sẵn sàng giải hòa của những cựu đối thủ chiến tranh.

Nhưng chính chúng ta cũng có phần trong tiến trình giải thoát. Đó là sự giải thoát từ bên trong. Sự giải thoát này không diễn ra trong ngày 08.5.1945, và không chỉ trong một ngày, song là một con đường dài và đau đớn: Tìm hiểu và hành xử về vai trò của những ai đã biết gì và những ai đã đồng lõa, những câu hỏi nhức nhối trong gia đình và giữa những thế hệ, những nỗ lực chống lại sự ém nhẹm và chối bỏ.

Nhiều người Đức thuộc thế hệ tôi đã cần hàng thập niên mới từ từ kiếm lại được hòa bình với đất nước của mình. Và cũng cần cả hàng thập niên trôi qua sự tin tưởng của các nước láng giềng mới phát triển và đưa đến sự xích lại gần nhau trong cẩn trọng, từ tiến trình hiệp nhất Âu Châu 1950 đến những Hiệp Ước Đông Âu 1972. Đó là những thập niên mà sự dũng cảm và lòng yêu tự do tại Đông Âu không chấp nhận tiếp tục bị nhốt sau những bức tường, và đã đưa đến giây phút hạnh phúc nhất của tiến trình giải thoát: Cuộc Cách Mạng Phi Vũ Lực và Tái Thống Nhất Quốc Gia. Những thập niên của vật lộn với chính lịch sử của đất nước mình đã là thời gian để nền dân chủ ở Đức được trưởng thành.

Và cuộc vật lộn này vẫn tiếp diễn cho tới ngày hôm nay. Không thể nào chấm dứt tưởng nhớ. Và không có sự giải thoát ra khỏi quá khứ lịch sử của chúng ta. Vì không có tưởng nhớ thì chúng ta sẽ mất tương lai.

Chỉ vì người Đức chúng ta đã nhìn vào lịch sử của mình, và vì chúng ta nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của mình, và chỉ vì thế mà các dân tộc trên thế giới mới tặng cho chúng ta sự tin tưởng mới. Và chính vì thế chúng ta cũng được phép tin tưởng và trao mình cho nước Đức này. Đó mới là tình yêu nước sáng suốt trong tinh thần dân chủ. Không có tình yêu đất nước Đức nào mà lại không đi đôi với sự đổ gẫy, mà không có nhìn nhận thấy ánh sáng và bóng tối, niềm vui và đau buồn, lòng biết ơn và sự xấu hổ.

Giáo sĩ Do Thái Giáo Nachman có nói: „Không có trái tim nào trọn vẹn bằng trái tim bị tan vỡ.“ Lịch sử của nước Đức là một lịch sử bị tan vỡ – đi cùng với trách nhiệm đối với hàng triệu người bị thủ tiêu và hàng triệu sinh linh bị khổ đau. Sự kiện này đã làm tan nát trái tim chúng ta tới ngày hôm nay.Vì thế: Người ta chỉ có thể yêu đất nước này với một trái tim nát tan.

Người nào không chấp nhận điều này, người nào đòi hỏi kết thúc trang sử trên, thì người đó không chỉ chối bỏ thảm họa chiến tranh và thể chế độc tài Đức Quốc Xã, mà người đó cũng gạt bỏ giá trị của tất cả những gì tốt đẹp mà chúng ta đã đạt được từ thời điểm trên - và người đó còn phủ nhận cả bản chất chính yếu của nền dân chủ của chúng ta.

„Nhân phẩm là bất khả xâm phạm“. Câu đầu tiên này trong hiến pháp của chúng ta ghi lại và để lại cho mọi người thấy, điều gì đã xảy ra tại Ausschwitz, trong chiến tranh và trong chế độ độc tài. Không! Tưởng nhớ không phải là gánh nặng. Không tưởng nhớ mới sẽ trở thành gánh nặng. Không phải tuyên xưng nhận lãnh trách nhiệm là nhục nhã – phủ nhận trách nhiệm mới là nhục nhã!

Nhưng thế nào là trách nhiệm lịch sử của chúng ta ngày hôm nay, sau ba phần tư thế kỷ? Lòng biết ơn chúng ta cảm nhận được ngày hôm nay không được biến chúng ta thành tự mãn. Ngược lại: Tưởng nhớ là thách đố và là trách nhiệm của chúng ta!

„Không bao giờ được tái diễn!“ - Điều này chúng ta đã tự thề hứa với nhau sau chiến tranh. Nhưng khẩu hiệu „Không bao giờ được tái diễn!“ này đối với người Đức chúng ta trước nhất có nghĩa là: “Không bao giờ đơn phương nữa!“ Và không nơi nào câu này có giá trị bằng tại Âu Châu. Chúng ta phải đoàn kết với nhau trong Âu Châu. Chúng ta phải suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong cương vị người Âu Châu. Nếu chúng ta không giữ Âu Châu trong tình đoàn kết ngay giữa và sau đại dịch vi khuẩn này, thì chúng ta tự minh chứng mình không xứng đáng ngày tưởng niệm 08 tháng 5 này. Nếu Âu Châu thất bại thì khẩu hiệu „Không bao giờ được tái diễn!“ cũng sẽ thất bại!

Cộng đồng thế giới đã học được từ khẩu hiệu „Không bao giờ được tái diễn!“ và đã biến những bài học rút tỉa được sau năm 1945 từ thảm họa thành một nền tảng chung, thành nhân quyền và luật quốc tế, thành quy tắc cho hòa bình và hợp tác.

Đất nước của chúng ta, với quá khứ là thành phần gieo rắc bao tai ương, làm nguy hại cho trật tự thế giới đã trở thành đối tác cho hòa bình, chúng ta không thể nào để cho trật tự hòa bình này tan biến trước mắt mình. Chúng ta không thể chấp nhận sự ngày càng xa lạ với những người đã đắp xây nền hòa bình thế giới. Chúng ta muốn cộng tác nhiều hơn với thế giới chứ không ít đi – ngay cả trong nỗ lực chống lại đại dịch hiện nay.

„Ngày 08 tháng 5 là ngày của giải thoát.“ Tôi tin rằng: Chúng ta phải đọc lại câu nói nổi tiếng này của vị cựu tổng thống của chúng ta, ông Richard von Weizsäcker, và phải đọc khác đi. Vào thời điểm đó (40 năm sau chiến tranh *) câu này nói lên một cột mốc quan trọng của dân tộc chúng ta trong nỗ lực vật lộn với lịch sử của mình. Hôm nay câu này phải hướng đến tương lai của chúng ta. „Giải Thoát“ là một tiến trình không bao giờ chấm dứt, và „Giải Thoát“ không phải là sự kiện mà chúng ta trải nghiệm qua một cách thụ động, nhưng nó thách đố chúng ta phải tích cực, mỗi ngày mỗi nỗ lực mới.

Thời đó chúng ta được giải thoát. Hôm nay chúng ta phải tự giải thoát mình!

Giải thoát khỏi sự cám dỗ của một chủ nghĩa quốc gia mới; khỏi sự thu hút của thể chế độc đoán; khỏi sự nghi kỵ, sự tự cách ly và sự thù địch giữa các quốc gia; khỏi sự hận thù và xách động; khỏi sự bài ngoại và khinh bỉ nền dân chủ – là vì tất cả những điều này đều là những tà thần cũ trong áo choàng mới. Trong ngày 08 tháng 5 này chúng ta cũng nhớ đến những nạn nhân tại Hanau, tại Halle và Kassel. Không vì đại dịch Corona mà họ bị lãng quên!

„Nếu nó có thể xảy ra ở đây thì nó có thể xảy ra khắp mọi nơi.“ Điều này vị tổng thống Do Thái ông Reuven Rivlin đã gửi gắm chúng ta nhân ngày tưởng niệm những nạn nhân của Holocaust khi ông nói chuyện tại Quốc Hội Đức. Nếu nó có thể xảy ra ở đây thì nó có thể xảy ra ở khắp mọi nơi, nhưng ngày hôm nay không có ai giải thoát chúng ta khỏi những hiểm nguy này. Chúng ta phải tự giải quyết. Chúng ta đã được giải thoát để đi tới tự lãnh trách nhiệm!

Tôi biết rõ: Ngày 08 tháng 5 này rơi vào thời điểm những biến chuyển lớn và những bất ổn. Không phải mới bắt đầu từ khi có đại dịch Corona nhưng càng khó khăn hơn từ khi có đại dịch. Ngày hôm nay chúng ta chưa biết, khi nào chúng ta sẽ vượt qua khủng hoảng này và sẽ vượt qua như thế nào, nhưng chúng ta biết thái độ đương đầu của chúng ta với vấn đề là: với sự tin tưởng lớn vào đất nước này, vào nền dân chủ của quốc gia và vào những gì mà chúng ta có thể cùng nhau gánh vác. Điều này cho thấy trong 75 năm qua chúng ta đã đi được một đoạn đường rất xa. Và qua đó cho tôi niềm hy vọng đối với tất cả những gì còn đến với chúng ta.

Quý đồng hương thân mến,
vì đại dịch chúng ta không thể cùng nhau tưởng nhớ và cử hành chung những buổi tưởng niệm. Chúng ta hãy cùng thinh lặng. Cùng suy niệm.

Tôi xin tất cả những người Đức tưởng nhớ trong thinh lặng những nạn nhân của chiến tranh và chủ nghĩa Đức Quốc Xã! Xin ông bà tự hỏi ký ức của mình, những kỷ niệm của gia đình, lịch sử của đất nước chung này! Xin suy ngẫm ý nghĩa của sự giải thoát và ngày 08 tháng 5 có ý nghĩa như thế nào cho cuộc sống và sự hành động của ông bà!

75 năm sau khi chiến tranh kết thúc, người Đức chúng ta được phép biết ơn cho nhiều điều, nhưng tất cả những gì tốt đẹp triển nở từ đó không phải được bảo đảm mãi mãi. Vì thế, cũng trong ý nghĩa này: Ngày 08 tháng 5 không phải là ngày kết thúc của giải thoát - nhưng là bổn phận miên viễn đấu tranh cho tự do và dân chủ, bổn phận của chúng ta!

* lời diễn giải của người dịch

Hòa Vinh chuyển ngữ

***
Bundespräsident Frank-Walter Steinmeier zum 75. Jahrestag der Befreiung vom Nationalsozialismus und des Endes des Zweiten Weltkrieges in Europa an der Zentralen Gedenkstätte der Bundesrepublik Deutschland für die Opfer von Krieg und Gewaltherrschaft (Neue Wache) am 8. Mai 2020 in Berlin

08.05.2020 - Artikel

- Änderungen vorbehalten. Es gilt das gesprochene Wort. -

Heute vor 75 Jahren ging in Europa der Zweite Weltkrieg zu Ende.

Der 8. Mai 1945 war das Ende der nationalsozialistischen Gewaltherrschaft, das Ende von Bombennächten und Todesmärschen, das Ende beispielloser deutscher Verbrechen und des Zivilisationsbruchs der Shoah. Hier in Berlin, wo der Vernichtungskrieg erdacht und entfesselt worden war und wohin er mit aller Wucht der Zerstörung zurückkehrte – hier in Berlin wollten wir heute gemeinsam erinnern.

Wir wollten erinnern – gemeinsam mit Vertretern der Alliierten aus dem Westen und aus dem Osten, die diesen Kontinent – unter größten Opfern – befreit haben. Gemeinsam mit unseren Partnern aus allen Teilen Europas, die unter deutscher Besatzung gelitten haben, und dennoch zur Versöhnung bereit waren. Gemeinsam mit den Überlebenden deutscher Verbrechen und den Nachfahren der Opfer, von denen so viele uns die Hand ausgestreckt haben. Gemeinsam mit all denen auf der Welt, die diesem Land die Chance gaben, neu anzufangen.

Wir wollten erinnern – auch mit den Älteren in unserem Land, die jene Zeit selbst erlebt haben. Hunger, Flucht, Gewalt, Vertreibung haben sie als Kinder durchlitten. Nach dem Krieg haben sie dieses Land aufgebaut, im Osten wie im Westen.

Und wir wollten mit den Jüngeren gedenken, die heute, drei Generationen später, fragen, was die Vergangenheit ihnen eigentlich noch zu sagen hat – und denen ich zurufe: „Auf euch kommt es an! Ihr seid es, die die Lehren aus diesem furchtbaren Krieg in die Zukunft tragen müsst!“ Genau deshalb hatten wir heute tausende Jugendliche aus aller Welt nach Berlin eingeladen, junge Menschen, deren Vorfahren Feinde waren und die heute Freunde geworden sind.

So wollten wir an diesem 8. Mai gemeinsam erinnern. Doch nun zwingt uns die Corona-Pandemie, allein zu gedenken – getrennt von denen, die uns wichtig und denen wir dankbar sind.

Vielleicht versetzt uns dieses Alleinsein noch einmal zurück an jenen 8. Mai 1945. Denn damals waren die Deutschen tatsächlich allein. Deutschland war militärisch besiegt, politisch und wirtschaftlich am Boden, moralisch zerrüttet. Wir hatten uns die ganze Welt zum Feind gemacht.

Heute, 75 Jahre später, müssen wir allein gedenken – aber: Wir sind nicht allein! Das ist die glückliche Botschaft des heutigen Tages! Wir leben in einer starken, gefestigten Demokratie, im dreißigsten Jahr des wiedervereinten Deutschlands, im Herzen eines friedlichen und vereinten Europa. Wir genießen Vertrauen und ernten die Früchte von Zusammenarbeit und Partnerschaft rund um die Welt. Ja, wir Deutsche dürfen heute sagen: Der Tag der Befreiung ist ein Tag der Dankbarkeit!

Drei Generationen hat es gedauert, bis wir uns dazu aus vollem Herzen bekennen können.

Ja, der 8. Mai 1945 war ein Tag der Befreiung. Aber er war es noch lange nicht in den Köpfen und Herzen der allermeisten Deutschen.

Die Befreiung war 1945 von außen gekommen. Sie musste von außen kommen – so tief war dieses Land verstrickt in sein eigenes Unheil, in seine Schuld. Und auch wirtschaftlicher Wiederaufbau und demokratischer Neubeginn im Westteil Deutschlands wurden nur möglich durch die Großzügigkeit, Weitsicht und Versöhnungsbereitschaft der ehemaligen Kriegsgegner.

Doch auch wir selbst haben Anteil an der Befreiung. Es war die innere Befreiung. Sie geschah nicht am 8. Mai 1945, nicht an einem einzigen Tag. Sondern sie war ein langer, ein schmerzhafter Weg. Aufarbeitung und Aufklärung über Mitwisserschaft und Mittäterschaft, quälende Fragen in den Familien und zwischen den Generationen, der Kampf gegen das Verschweigen und Verdrängen.

Es waren Jahrzehnte, in denen viele Deutsche meiner Generation erst nach und nach ihren Frieden mit diesem Land machen konnten. Es waren Jahrzehnte, die bei unseren Nachbarn neues Vertrauen wachsen ließen, die vorsichtige Annäherung ermöglichten, vom europäischen Einigungsprozess bis hin zu den Ostverträgen. Und es waren Jahrzehnte, in denen Mut und Freiheitsliebe im Osten unseres Kontinents sich nicht mehr einmauern ließen – bis hin zu jenem glücklichsten Moment der Befreiung: der Friedlichen Revolution und der Wiedervereinigung. Diese Jahrzehnte des Ringens mit unserer Geschichte waren Jahrzehnte, in denen die Demokratie in Deutschland erst reifen konnte.

Und dieses Ringen, es bleibt bis heute. Es gibt kein Ende des Erinnerns. Es gibt keine Erlösung von unserer Geschichte. Denn ohne Erinnerung verlieren wir unsere Zukunft.

Nur weil wir Deutsche unserer Geschichte ins Auge sehen, weil wir die historische Verantwortung annehmen, haben die Völker der Welt unserem Land neues Vertrauen geschenkt. Und deshalb dürfen auch wir selbst uns diesem Deutschland anvertrauen. Darin liegt ein aufgeklärter, demokratischer Patriotismus. Es gibt keinen deutschen Patriotismus ohne Brüche. Ohne den Blick auf Licht und auf Schatten, ohne Freude und Trauer, ohne Dankbarkeit und Scham.

Rabbi Nachman hat gesagt: „Kein Herz ist so ganz wie ein gebrochenes Herz.“ Die deutsche Geschichte ist eine gebrochene Geschichte – mit der Verantwortung für millionenfachen Mord und millionenfaches Leid. Das bricht uns das Herz. Deshalb: Man kann dieses Land nur mit gebrochenem Herzen lieben.

Wer das nicht erträgt, wer einen Schlussstrich fordert, der verdrängt nicht nur die Katastrophe von Krieg und NS-Diktatur. Der entwertet auch all das Gute, das wir seither errungen haben – der verleugnet den Wesenskern unserer Demokratie.

„Die Würde des Menschen ist unantastbar.“ In diesen ersten Satz unserer Verfassung ist und bleibt für alle sichtbar eingeschrieben, was in Auschwitz, was in Krieg und Diktatur geschehen ist. Nein, nicht das Erinnern ist eine Last – das Nichterinnern wird zur Last. Nicht das Bekenntnis zur Verantwortung ist eine Schande – das Leugnen ist eine Schande!

Doch was bedeutet unsere historische Verantwortung heute, ein Dreivierteljahrhundert später? Die Dankbarkeit, die wir heute spüren, die darf uns nicht bequem machen. Im Gegenteil: Die Erinnerung fordert und verpflichtet uns!

„Nie wieder!“ – das haben wir uns nach dem Krieg geschworen. Doch dieses „Nie wieder!“, es bedeutet für uns Deutsche vor allem: „Nie wieder allein!“ Dieser Satz gilt nirgendwo so sehr wie in Europa. Wir müssen Europa zusammenhalten. Wir müssen als Europäer denken, fühlen und handeln. Wenn wir Europa, auch in und nach dieser Pandemie, nicht zusammenhalten, dann erweisen wir uns des 8. Mai nicht als würdig. Wenn Europa scheitert, scheitert auch das „Nie wieder!“!

Die Weltgemeinschaft hat aus dem „Nie wieder!“ gelernt. Sie hat nach 1945 die Lehren aus der Katastrophe in ein gemeinsames Fundament gegossen, in Menschenrechte und Völkerrecht, in Regeln für Frieden und Zusammenarbeit.

Unser Land, von dem das Unheil ausgegangen war, ist über die Jahre vom Gefährder der internationalen Ordnung zu ihrem Förderer geworden. Also dürfen wir nicht zulassen, dass diese Friedensordnung heute vor unseren Augen zerrinnt. Wir dürfen uns nicht abfinden mit der Entfremdung von denen, die sie errichtet haben. Wir wollen mehr und nicht weniger Zusammenarbeit auf der Welt – auch im Kampf gegen die Pandemie.

„Der 8. Mai war ein Tag der Befreiung.“ Ich glaube: Wir müssen Richard von Weizsäckers berühmten Satz heute neu und anders lesen. Damals war dieser Satz ein Meilenstein im Ringen mit unserer Vergangenheit. Heute aber muss er sich an unsere Zukunft richten. „Befreiung“ ist nämlich niemals abgeschlossen, und sie ist nichts, was wir nur passiv erfahren, sondern sie fordert uns aktiv, jeden Tag aufs Neue.

Damals wurden wir befreit. Heute müssen wir uns selbst befreien!

Von der Versuchung eines neuen Nationalismus. Von der Faszination des Autoritären. Von Misstrauen, Abschottung und Feindseligkeit zwischen den Nationen. Von Hass und Hetze, von Fremdenfeindlichkeit und Demokratieverachtung – denn sie sind doch nichts anderes als die alten bösen Geister in neuem Gewand. Wir denken an diesem 8. Mai auch an die Opfer von Hanau, von Halle und Kassel. Sie sind durch Corona nicht vergessen!

„Wenn es hier geschehen kann, kann es überall geschehen.“ Das hat uns der israelische Präsident Reuven Rivlin dieses Jahr am Holocaust-Gedenktag im Deutschen Bundestag zugerufen. Wenn es hier geschehen kann, kann es überall geschehen. Doch heute gibt es niemanden, der uns von diesen Gefahren befreit. Wir müssen es selbst tun. Wir wurden befreit – befreit zu eigener Verantwortung!

Ich weiß wohl: Dieser 8. Mai fällt in Zeiten großer Umbrüche und großer Ungewissheit. Nicht erst, aber erst recht durch die Corona-Pandemie. Wir wissen heute noch nicht, wie und wann wir aus dieser Krise herauskommen. Aber wir wissen, wie wir in sie hineingegangen sind: mit großem Vertrauen in dieses Land, in unsere Demokratie, in das, was wir gemeinsam schultern können. Das zeigt doch, wie unendlich weit wir in 75 Jahren gekommen sind. Und das gibt mir Hoffnung für alles, was vor uns liegt.

Wir können wegen Corona nicht gemeinsam erinnern, und keine Gedenkveranstaltungen abhalten. Aber nutzen wir doch die Stille. Halten wir inne.

Ich bitte alle Deutschen: Gedenken Sie heute in Stille der Opfer des Krieges und des Nationalsozialismus! Befragen Sie – ganz gleich, wo Ihre Wurzeln liegen – Ihre Erinnerungen, die Erinnerungen Ihrer Familien, die Geschichte unseres gemeinsamen Landes! Bedenken Sie, was der 8. Mai, was die Befreiung für Ihr Leben und Ihr Handeln bedeutet!

75 Jahre nach Kriegsende dürfen wir Deutsche für vieles dankbar sein. Aber nichts von all dem Guten, das seither gewachsen ist, ist auf ewig gesichert. Der 8. Mai war nicht das Ende der Befreiung – Freiheit und Demokratie sind sein bleibender Auftrag, unser Auftrag!

Bundespräsident Frank-Walter Steinmeier