Little Saigon: Xuống đường Bảo Vệ Người Tị Nạn Việt Nam bị chính phủ Mỹ trục xuất

Nhiều người thuộc các sắc dân khác cùng tham gia biểu tình Bảo Vệ Người Tị Nạn Việt Nam tại Little Saigon hôm sáng Chủ Nhật, 15 Tháng 12, 2018 - Photo: RFA Trước 9 giờ sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười Hai, nhiều cơ quan truyền thông dòng chính lẫn địa phương đã có mặt cùng những người tham gia tập trung tại sảnh trước cửa thương xá Phước Lộc Thọ trong một cuộc xuống đường Bảo vệ người tỵ nạn gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Tuy nhiên, nhân viên bảo vệ của khu thương mại này đã không cho phép đoàn người tập trung nơi đây mà phải dời hẳn ra bên ngoài khu thương mại. Dù hơi gặp chút khó khăn ban đầu, nhưng không vì thế làm giảm đi khí thế của những người có mặt, trong đó hầu hết là những người trẻ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Có rất đông người thuộc các sắc tộc khác cùng tham gia. Đặc biệt, không có bất cứ nghị viên gốc Việt nào có mặt trong cuộc biểu tình này. Thay vào đó, có sự góp mặt của anh Lý Vĩnh Phong, đại diện Dân Biểu Alan Lowenthal, nghị viên Sergio Contreras của thành phố Westminster, cựu thị trưởng thành phố Garden Grove Bảo Nguyễn, nhiều bác sĩ, giáo sư gốc Việt, và nhiều người trẻ. Trưa ngày Thứ Sáu, 14 Tháng Mười Hai, một thông cáo báo chí được phổ biến qua email và facebook kêu gọi một cuộc xuống đường biểu tình Bảo vệ Người Tị Nạn Việt Nam có nguy cơ bị trục xuất. Các hội đoàn bất vụ lợi đồng tổ chức cuộc biểu tình này, gồm có: Asians and Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC), VietRISE, VietUnity SoCal, Viet Rainbow of Orange County (VROC), và Common Ground OC. Trước đó, vào ngày 12 Tháng Mười Hai, 2018, báo The Atlantic đưa ra nguồn tin cho rằng Nội các của Tổng Thống Donald Trump đang tái khởi động những nỗ lực để trục xuất số di dân Việt Nam vốn là những người được sống hợp pháp ở Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua. Nhiều người trong số họ đã trốn thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Đây là được cho là động thái mới nhất trong kế hoạch của Tổng Thống Trump, đó là chính sách khắc nghiệt về nhập cư và tị nạn. Lập trường siết chặt nhập cư mới nhất của chính quyền Trump diễn ra trong bối cảnh thời điểm gia hạn thỏa thuận về trục xuất người di cư gốc Việt tới gần. The Atlantic dẫn lời bà Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An Ninh Nội Địa, cho biết 5,000 người gốc Việt bị kết án đã có lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ. Tham gia trong cuộc biểu tình, Bác Sĩ Lương Lý, người sang Mỹ từ năm 1987 theo diện đoàn tụ gia đình ODP, cho biết: "Lý do chính tôi có mặt hôm nay thứ nhất Việt Nam là người tị nạn, thứ hai vì nhân quyền cho người Việt Nam. Ông tổng thống Trump muốn thay đổi chính quyền, muốn trục xuất những người phạm tội, dù lớn hay nhỏ. Nhưng nếu đã vi phạm luật pháp Mỹ thì đều bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Đây là một điều rất quan trọng đối với người Việt Nam. Vì khi họ phạm pháp, có nhiều loại lớn hay nhỏ, thành ra khi trục xuất những người Việt Nam mà Mỹ và Việt Nam từng đồng ý với nhau vào năm 1995 là không trục xuất họ nên làm như vậy rất ảnh hưởng đến nhân quyền của người Việt Nam, ảnh hưởng tới gia đình của người Việt Nam tại Mỹ." Mặc dù chân yếu phải chống gậy, ông Nguyễn Văn Phát, 89 tuổi, sang Mỹ từ trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, cũng nhờ con gái chở đến tham gia biểu tình cùng mọi người: "Tôi thấy việc ông Trump là là sai nên tôi phải đi đến đây để ủng hộ những người biểu tình chống lại điều sai. Hiện giờ tôi đã có quốc tịch Hoa Kỳ nên chuyện này không ảnh hưởng gì nhưng điều ông Trump làm đối với những người khác là sai, nên tôi đến ủng hộ những người này." Giáo sư Thúy Võ Đặng thuộc trường đại học UCI chia sẻ: "Quyết định của tổng thống Trump có thể sẽ tạo ra những bất lợi cho cộng đồng mình. Thúy cũng sinh ra trong một gia đình tị nạn, giống như rất nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam, cho nên mình nên tìm hiểu thêm về vấn đề này. Thúy hy vọng rằng nếu có thêm một tiếng nói của Thúy cũng có thể giúp ích cho cộng đồng tìm hiểu thêm." Tham gia cùng đoàn biểu tình, ông Jerald Kern, ngoài 70 tuổi, cho biết, ông đã sống cùng cộng đồng này 23 năm, các con ông lớn lên với cộng đồng người Việt nơi đây, bạn gái của con trai lớn của ông là người Việt Nam. Ông thấu hiểu tâm tư của những người Việt tị nạn đã bỏ nước ra đi từ sau cuộc sụp đổ năm 1975. Ông không chấp nhận việc chia cắt, ly tán. Theo ông, những người có mặt hôm nay không chỉ đứng lên vì cá nhân họ, vì gia đình họ, mà vì tất cả những người tị nạn hiện diện ở hiệp chủng quốc này. Bác Sĩ Tâm Lý Xuyến Đông tham gia cuộc biểu tình với nhiều trăn trở của một người từng tiếp xúc nhiều với những bệnh nhân có tâm bệnh mà nguyên nhân xuất phát từ những khủng hoảng tinh thần liên quan đến chính sách trục xuất, cưỡng bách hồi hương này: "Thực sự vấn đề này mang lại rất nhiều khủng hoảng cho các gia đình Việt Nam có con cái nằm trong danh sách bị trục xuất, bị cưỡng bách hồi hương. Mà đó thực ra đâu còn là quê hương của các bạn, thậm chí có bạn không còn biết tiếng Việt. Có những người cha mẹ đã bị tâm bệnh rất là nặng vì khía cạnh này. Vừa rồi có một bạn bị cưỡng bác hồi hương đã gửi thư qua, có người về Việt Nam được mấy tháng thì chết. Mình làm trong ngành này, gặp những phụ huynh cha mẹ có con ở trong tình trạng này cũng mang tâm bệnh, đây là khía cạnh của sự sống và sự chết của con người, rất nhiều khủng hoảng, rất nhiều bi kịch xảy ra, nhất là khi có những cha mẹ đi vượt biên đã sống chết để mang con mình qua đây mà bây giờ con mình lại có thể bị trả về Việt Nam, có quá nhiều đau thương mà tôi nghĩ điều này vô cùng bất nhẫn cho cuộc sống người Việt Nam mình ở đây." Người được truyền thông Mỹ và địa phương chú ý nhiều nhất có lẽ là anh Tùng Nguyễn, người đã từng phạm tội năm 16 tuổi, phải trả giá bằng 18 năm tù giam. Tuy nhiên, anh được Thống Đốc tiểu bang California ra lệnh ân xá năm 2011, và mới đây, anh lại được Thống Đốc Jerry Brown ra quyết định xóa tất cả các tội mà anh đã phạm phải và đã trả giá, được phục hồi các giá trị về quyền công dân. Anh nói: “Là một người từng nằm trong hoàn cảnh này, Tùng đã từng ở tù, Tùng đã từng lầm lỡ khi còn nhỏ, Tùng ở tù 18 năm. Nhưng sau khi Tùng ra tù, Tùng thay đổi cuộc đời, làm lại cuộc đời, Tùng sống và giúp đỡ cho mọi người, cho cộng đồng trong xã hội và những công việc Tùng làm đã được Thống đốc Jerry Brown ân xá cho Tùng, xóa hết tội cho Tùng vì những gì Tùng đã trải qua. Những kinh nghiệm Tùng đã trải qua, Tùng muốn đem điều đó đóng góp và giúp đỡ cho mọi người, bảo vệ cho những người Việt Nam tị nạn đã đến Mỹ trước năm 1995.” Tùng Nguyễn chỉ trích quyết định của chính quyền Tổng thống Trump trục xuất người Việt vì anh cho rằng đó là một vi phạm về nhân quyền. “Hành động này là hành động ly tan gia đình, không có chút thương xót hay xem xét lại tội lỗi của những người như Tùng làm là mấy chục năm rồi, không ai phạm thêm một tội nào hết, sao bây giờ lại đến ly tan gia đình người ta, bắt cha phải mất con, vợ phải mất chồng, trục xuất những người như Tùng về Việt Nam rồi như thế nào? Có những người không nói đươc tiếng Việt Nam thì làm sao họ sống được ở Việt Nam? Rồi vợ con của họ sống bên này họ sống như thế nào? Cho nên đây là một sự vi phạm nhân quyền rất là trầm trọng.” Liên quan đến vấn đề này, hôm Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai, 26 dân biểu liên bang Hoa Kỳ, đã gởi thư phản đối chính quyền Donald Trump và yêu cầu tôn trọng thỏa thuận hiện tại với Việt Nam, không trục xuất những người đến Mỹ trước năm 1995. Ngọc Lan - RFA https://www.rfa.org/vietnamese
......

Anh Quốc: 400 thanh niên biểu tình trước sứ quán CSVN nhân 70 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2018

Kỷ niệm 70 năm ngày Quôc Tế Nhân Quyền (QTNQ) năm nay, đã có khoảng 400 thanh niên VN đang sinh sống trên khắp Vương Quốc Anh đồng loạt kéo tới biểu tình vây chặt gần 300 mét trước cổng Đại Sứ Quán CSVN tại London, từ 12 giờ trưa đến 2giờ 30 ngày Thứ Hai, 10/12/2018. Cuộc biểu tình quy mô này do Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo, Phong Trào Dân Quyền và Cơ Sở Đảng Việt Tân Anh Quốc đồng tổ chức, được Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) hỗ trợ với mục tiêu đòi tự do cho Tù Nhân Lương Tâm VN (TNLT), mà cụ thể là TNLT Lê Đình Lượng, người đã dõng dạc tuyên bố trước tòa án luật rừng của CSVN ngày 16 tháng 8 năm 2018: “Việc làm của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.” Con số 400 thanh niên đồng hương nhiệt tình hưởng ứng và tham dự hôm nay cho thấy khí thế của giới trẻ VN trước hiện tình đất nước. Ông Clive Lindsay, thuộc tổ chức Ân Xá Quốc Tế. Ông Clive Lindsay, thành viên vận động nhân quyền cho VN (campaigner) của Ân Xá Quốc Tế, đến tham gia cuộc biểu tình và bày tỏ sự ủng hộ của Ân Xá Quốc Tế cho mục tiêu đòi CSVN chấm dứt vi phạm nhân quyền. Phát biểu đầu tiên trong cuộc biểu tình ông Clive Lindsay nói: “Chào các bạn trẻ VN. Thật là kỳ diệu hôm nay toàn thanh niên tham gia. Các bạn là tương lai của VN cho nên tự do dân chủ và nhân quyền sẽ đến với VN sớm hơn. Hãy tiến bước cho đồng hương của các bạn tại VN. Tôi luôn luôn đồng hành cùng các bạn. AXQT cũng luôn luôn đồng hành cho mục tiêu nhân quyền của dân tộc VN”.   Cô Như Lê – Phó Hội Trưởng Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo đang phát biểu hướng thẳng vào đại sứ quán CSVN tại London – 10/12/2018. Phát biểu trước cuộc biểu tình, đại diện Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo là cô Như Lê đã mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả lại cho người dân quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, ngưng ngay các hoạt động đàn áp, xúc phạm nơi thờ tự của các tôn giáo, chấm dứt trò hề đấu tố Linh Mục Nguyễn Hữu Nam và các Linh Mục tích cực đấu tranh cho quyền con người tại VN. Anh Lê Văn Kiên đại diện Phong Trào Dân Quyền VN tại Anh Quốc phát biểu. Đại diện Phong Trào Dân Quyền, anh Lê Văn Kiên nhắc lại bản tuyên ngôn QTNQ tuyên dương lý tưởng cao đẹp của nhân loại: mọi người sinh ra đều được hưởng quyền tự do, bình đẳng, quyền được sống và nhân quyền phải luôn được tôn trọng. Thế nhưng, những quyền sống cơ bản đó lại là một ước mơ xa xỉ đối với con dân đất Việt đang phải sống dưới sự cai trị của bạo quyền độc tài CSVN, chỉ có bắt bớ và ngục tù dành cho những ai dám đấu tranh vì nhân quyền tại Việt Nam. Đồng cảm với quan điểm đó, anh Bùi Thắng vạch trần CSVN đã đàn áp, xâm phạm, chà đạp lên những gì gọi là nhân quyền bằng hành động tàn bạo, vô nhân đạo nhằm dập tắt những tiếng nói phản đối của các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động dân chủ. Bạn Lê Việt Trà đại diện Thanh Niên Phật Giáo Hòa Hảo phát biểu. Tiếp theo, bạn Lê Việt Trà thay mặt thanh niên Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy mạnh mẽ lên án CSVN đã dẫm đạp luật pháp, chà đạp nhân quyền bằng những bản án luật rừng, áp đặt cho hàng trăm cư sĩ và hàng giáo phẩm Phật Giáo Hòa Hảo thuần tuý và các tôn giáo lớn tại VN. Tiếp lời là anh Nguyễn Văn Thành (điều phối viên Phong Trào Dân Quyền) nhắc nhở đồng hương và các bạn trẻ: “Xin đừng lãng quên” khoảng 75 TNLT là người Thượng (dân tộc tiểu số) hiện còn đang bị giam cầm trong ngục tù CSVN chỉ vì dám lên tiếng đòi lại quyền sở hữu đất đai và quyền tự do theo đạo Tin Lành, và hàng trăm gia đình đang phải sống lây lất trong các trại tạm cư tại Campuchia và Thái Lan. Cô Hà Đinh đại diện cơ sở Việt Tân phát biểu. Sau cùng là lời phát biếu của đại diên cơ sở Việt Tân Anh Quốc, cô Hà Đinh Hà nêu lên 2 TNLT điển hình với mức án dài nhất là anh Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù) và mới nhất là anh Lê Đình Lượng (20 năm tù), họ là bằng chứng sống cho sự vi phạm trắng trợn những điều trong Công ước Nhân quyền LHQ mà CSVN đã ký cam kết với Quốc Tế. Cô Hà Đinh còn mạnh mẽ đòi hỏi CSVN phải trả tự do ngay lập tức cho các Anh và tất cả hơn 300 tù nhân lương tâm đang là những “Người Tù Vô Tội” tại VN. Trong suốt buổi biểu tình, những tiếng hô vang, đầy hào khí ngút trời liên tục vang lên như: Freedom for VN, Human Right for VN, Đả Đảo CSVN, Tự Do cho tất cả TNLT, Release All Prisoners of Conscience Now, Release Prisoner of Conscience Lê Đình Lượng Now. Hôm 10/12/2018 cũng chính là ngày sinh nhật của TNLT Lê Đình Lượng, cho nên trong không khí đầy phấn khích của cuộc biểu tình, Ban Tổ Chức và hơn 400 thanh niên tham dự đã chia xẻ tâm tình và trân trọng gửi lời chúc mừng từ xa đến anh Lê Đình Lượng bằng lời hát “Happy Birthday” và cầu xin Thiên Chúa luôn ở cùng anh, dìu dắt anh vượt qua mọi gian nan khổ nhọc trong ngục tù cộng sản. Mặc dù cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động đã được loan báo trước 2 tuần, đại sứ quán CSVN tại London có vẻ hoảng hốt nên đã vội vàng loan báo đóng cửa lúc 11 giờ sáng ngày Thứ Hai, 10/12/2018 mà thường lệ thì họ mở cửa từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Đây là lần đầu tiên đại sứ quán CSVN bị số đông biểu tình bất bạo động buộc phải đóng cửa. Cuộc biểu tình kết thúc lúc 2:30 chiều ngày Thứ Hai 10/12/2018 trong ôn hoà trật tự  bỏ lại sau lưng một tòa đại sứ quán CSVN im lìm vắng lặng sau lưng tấm bảng “đóng cửa” không lý do.  Trần Thanh Luân tường trình từ London. 10/12/2018. https://viettan.org/anh-quoc-tren-400-thanh-nien-bieu-tinh-truoc-su-quan-csvn-nhan-70-nam-ngay-quoc-te-nhan-quyen-10-12-2018/
......

Thư giải thích của Ban tổ chức biểu tình UPR ngày 22.1.2019 tại Geneva.

Để rộng đường dư luận, đây là thư giải thích của Ban tổ chức biểu tình UPR ngày 22.1.2019 tại Geneva. Es ist nicht alles Gold was glänzt! Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng! -------------------------- VÀI HÀNG VỀ CUỘC BIỂU TÌNH VÀO NGÀY 22 THÁNG GIÊNG 2019 UPR VIỆT NAM VÀ TẠI SAO CÓ 2 CUỘC BIỂU TÌNH ? Kính thưa quý vị, So với lần kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR Việt Nam (VN) năm 2014, thì UPR VN năm 2019 được người Việt hải ngoại tích cực hưởng ứng, chỉ trong một thời gian ngắn đã có hơn 25 Hội đoàn ghi tên tham gia vào Ban Tổ Chức (BTC) cuộc biểu tình trước tiền đình Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Genève. Theo lịch làm việc đã được LHQ phổ biến thì Việt Nam sẽ phải báo cáo trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vào buổi chiều ngày 22.1.2019 từ 14 giờ 30 đến 18 giờ (buổi sáng là nước ChíLợi). Chúng ta sẽ biểu dương tiếng nói của lẽ phải, của lương tâm, của lòng yêu quê hương từ 13g30, vì đây là thời điểm thích hợp nhất. Qua sự quan tâm và hưởng ứng thật rộng rãi của đồng bào khắp nơi trên thế giới, BTC chúng tôi cũng đã cảm nhận sự hậu thuẫn mạnh mẽ rất đặc biệt của tất cả quý vị so với UPR năm 2014. Nhưng sao lại có thêm một cuộc biểu tình vào buổi sáng do Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền (PTGTTGVNQ) đề xướng và tổ chức? Nhiều người quan tâm, ngay cả các người phụ trách hành chính cho các cuộc biểu tình trong chính quyền Genève (Thụy Sĩ), cũng thắc mắc vì sao có 2 cuộc biểu tình cùng ngày với cùng một mục đích ? Kính thưa quý vị, Nhân dịp UPR về Trung Cộng vào ngày 6.11.2018 vừa qua do người Ngô Duy Nhĩ tổ chức, chúng tôi được biết đến TGTTGVNQ qua anh Ngô Hoàng Phong và chị Trần Kiều Ngọc. Họ nhờ chúng tôi giúp đỡ về các lãnh vực giấy phép biểu tình, phòng ốc sinh hoạt, chỗ ngủ, ẩm thực cho những đồng hương VN đến Genève để tham gia cuộc biểu tình. Ngay sau lần hợp tác tốt đẹp đó, chúng tôi có đề cập với các anh chị lãnh đạo Phong Trào về kế hoạch biểu tình đã được BTC địa phương soạn thảo trước đó hơn 2 tháng cho ngày UPR Việt Nam 22.1.2019, và đề nghị tất cả cùng tham gia vào BTC theo tinh thần lá Thư Kêu Gọi Tham Dự Biểu Tình mà quý vị đã nhận được. Ngày 3.12.2018, chúng tôi nhận được phúc đáp của chị Kiều Ngọc cho biết là nhóm của chị sẽ đứng ra biểu tình riêng vào buổi sáng cùng ngày vì muốn có một tiếng nói riêng. Chúng tôi tôn trọng quyết định này và rất hân hoan trước những làn sóng đòi hỏi cho quyền con người tại Việt Nam ngày càng dâng cao và lan rộng. Trân trọng kính chào. Làm tại Genève, ngày 12 tháng 12 năm 2018 Ban Tổ Chức tại Thụy Sĩ: • Đại diện Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne Trần Xuân Sơn, ĐT: +41 79 297 34 26 – Email: info@hoi-nguoivietquocgia-lausanne.ch • Đại diện Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Cosunam) Nguyễn Tăng Lũy, ĐT: +41 79 398 59 60 – Email: info@cosunam.ch  
......

Berlin: Người Việt tại Đức sinh hoạt nhân 70 năm Tuyên Ngôn QTNQ

Trên đoạn đường đi từ Hamburg về Berlin bầu trời thường âm u, có lúc thì mưa lất phất, lúc thì ào ạt cộng thêm tin tức dự báo thời tiết cho biết buổi trưa hôm nay ở Berlin trời có thể mưa làm ai nấy cũng băn khoăn, lo lắng. Trời giá lạnh hay tuyết rơi vẫn còn có thể trụ được, chứ còn mưa gió thì chỉ tan hàng sớm. Trong xe ai cũng cầu nguyện, mong phép lạ xảy ra. Chúng tôi tới khu Brandenburger Tor lúc 12 giờ 30. Tìm chỗ đậu xe xong, lục tục xách đồ đến quảng trường Paris trước cổng Brandenburg. Một số bà con, anh chi em đã đến đang phụ với ban tổ chức căng biểu ngữ, giương cờ. Một dàn cây dã chiến dài hơn 5 thước đã được dựng lên để mọi người treo hình ảnh của 70 người tù nhân lương tâm đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ trong lao tù.  Ngày thứ bảy 08.12.2018, bầu trời Berlin quang đãng, khô ráo mọi người mừng thầm trong bụng. Cả một rừng cờ vàng tung bay trên khu quảng trường cổng Brandenburg, ba lá đại kỳ được căng ra và giữ bốn góc bởi 4 người. Trên trăm người đã tập họp về đây, từ những địa phương xa hàng 7-8 trăm cây số, các vùng phụ cận gần Berlin khoảng 2-300 cây số và có một số bà con đến từ Đan Mạch và Tiệp (tschechien) để cùng với Liên Hội Người Việt tỵ Nạn tại CHLB Đức và nhiều hội đoàn người Việt ở Đức tổ chức buổi biểu tình kỷ niệm 70 năm ngày công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, cũng như lên tiếng tố cáo hành động vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN. Đúng 13 giờ phần nghi thức khai mạc với phần chào cờ Đức –Việt và một phút mặc niệm tưởng nhớ  công đức tiền nhân đã dày công dựng và giữ nước, những người đã hy sinh tranh đấu cho lý tưởng tự do, dân chủ và sự vẹn toàn của đất nước. Mở đầu buổi biểu tình BS. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch của LHNVTN tại CHLB Đức trong lời khai mạc có nhắc đến ý nghĩa và nội dung bản TNQTNQ được long trọng tuyên bố ngày 10.12. 1948, ngày thế giới xác nhận các quyền căn bản của con người khi mới sinh ra được hưởng quyền làm người mà không ai có  thể tước đoạt... Bà cũng lên án CSVN vi phạm đàn áp nhân quyền trong nước, cũng như hành động bắt cóc TXT tại Đức là những vi phạm trầm trọng về nhân quyền. Tiếp theo là lời phát biểu của đại diện các hội đoàn khác bằng tiếng Đức, cũng như tiếng Anh lên án và tố cáo sự vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và có hệ thống của nhà cầm quyền CSVN. Nhân dịp này KS. Nguyễn Thế Bảo, thuộc Hội NVTNCS tại Nürnberg cũng kêu gọi mọi người tham gia ký  tên vào kiến nghị yêu cầu Liên hiệp Âu châu không ký hiệp định EVFTA một khi nhà cầm quyền CSVN vẫn còn những vi phạm về nhân quyền. Xen kẽ những lời phát biểu là những tiếng hô vang phản đối và tố cáo sự vi phạm nhân quyền của đồng bào tham dự biểu tình cùng những bản nhạc đấu tranh. Kết thúc buổi biểu tình là cuộc tuần hành quanh quảng trường Brandenburg. Với cờ vàng  và biểu ngữ trong tay cùng hàng danh sách 70 TNLT Việt Nam, mọi người vừa đi vừa hô to những khẩu hiệu đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam. Sau khi mọi người nhanh chóng thu dọn vật dụng, lượm rác quanh quảng trường, chất xong đồ đạc lên xe để đến hội trường tham dự thánh lễ và hội thảo thì trời đổ mưa ào ạt, như trút nước. Mọi người thở phào nhẹ nhõm và tin rằng lời cầu nguyện xin trời đừng mưa khi đang biểu tình của chúng tôi đã được ơn trên ân chuẩn.   Từ cổng Brandenburg đến hội trường hội thảo không xa nên chúng tôi đến hội trường sớm. Mưa bắt đầu nhẹ hạt nên chúng tôi không bị ướt nhiều khi chuyển đồ vào hội trường. Bà con thật ấm áp khi nhâm nhi ly cà phê nóng và hàn huyên với nhau tại hội trường. Sau đó mọi người được mời sang thánh đường để dự thánh lễ cầu nguyện cho Việt Nam. Cha Antôn Đỗ Ngọc Hà cử hành Thánh lễ, đặc biệt cầu nguyện cho VN chóng có nhân quyền. Cùng các giáo dân đọc lời Chúa, Cha cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm sớm thoát khỏi lao tù và được an lành. Thánh lễ kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó Cha Hà đã cùng mọi người chụp vài tấm hình chung làm kỷ niệm. Đặc biệt, một số hình ảnh tù nhân lương tâm đã được để phía trước bàn thờ để nhắc nhở mọi người về tình trạng chà đạp nhân quyền vẫn hiện hữu nơi quê nhà. Ca đoàn Thánh Linh Berlin đã làm không khí buổi Thánh lễ thêm phần trang nghiêm và phong phú với những bài thánh ca rất tuyệt vời. khi kết thúc buổi thánh lễ, nhiều bà con chụp hình lưu niệm với những hình ảnh của các tù nhân lương tâm Việt Nam được đưa ra phía trước ngực để nhắc nhở mọi người không quên những TNLT tại VN. Sau thánh lễ trở lại hội trường để dùng cơm chiều rất thịnh soạn do Liên Hội người Việt Tỵ Nạn tại Đức khoản đãi với những thức ăn do thân hữu hỗ trợ: thịt trứng kho tàu, đồ chua, cà ry gà, bánh ngọt và quít tráng miệng. 18g30 buổi sinh hoạt hội thảo & văn nghệ đấu tranh được bắt đầu bàng nghi thức chào cờ mạc niệm. Sau đó là phần cầu nguyện bình yên cho các tù nhân lương tâm đang bị chính quyền CS giam giữ theo nghi thức phật giáo đã được cụ Nguyễn Đình Tâm chủ trì và phần đốt nến cầu nguyện dưới sự hướng dẫn của LM. Đỗ Ngọc Hà. Tiếp đến BTC cho trình chiếu một số đoạn phim video: - Kỷ niệm 70 năm QTNQ, - Phụ nữ trong đấu tranh và đòn thù - Lời chào mừng của Gs. Stefan Grüne (người đề xướng chiến dịch và là Trưởng nhóm vận động tự do cho các TNLT VN tại Đức quốc) gửi đến Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại tại Đức-Quốc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (*). Phần hội thảo đã trở thành buổi trao đổi tâm tình của nhà văn Võ Thị Hảo với cử tọa. Sự duyên dáng và thân thiện của Nhà văn Võ thị Hảo đã giúp buổi hội thảo trở nên rất gần và sôi nổi. Trong khi trả lời một câu hỏi, nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng danh xưng Dư Luận Viên mà cho tới nay người ta vẫn thường gọi những người bênh vực cho chế độ CSVN trên không gian mạng là không đúng, vì họ tranh luận với các Fbker thì ít, nhưng chửi rủa, chụp mũ, vu cáo thì lại quá thừa.... Chị Hảo không chấp nhận gọi những người này là Dư Luận Viên, mà phải gọi họ là Vu Cáo Viên mới đúng. Cả hội trường đã cười ồ với ý tưởng dí dỏm này. Nhà văn Võ Thị Hảo Mà đúng thật nếu ngẫm lại thì bọn này thường vu khống giống như công an, tòa án của CSVN vẫn vu khống cho người đi biểu tình chống sự xâm lăng, bành trướng của Trung cộng, phản đối gây ô nhiễm môi trường là phản động, gây rối trật tự xã hội... Thời gian trao đổi 60 phút qua rất mau, cám ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã cho mọi người hiểu thêm về những người tuy sống và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa nhưng sớm nhìn ra bộ mặt xảo trá của cộng sản. Ban Tổ Chức cũng trao tặng Nhà văn Võ Thị Hảo cuốn sách Việt Sử Đại Cương của Gs. Hoàng Cơ Định như một món quà lưu niệm. Sau phần hội thảo là phần văn nghệ do một số anh chị em thuộc ca đoàn giáo xứ tại đây đảm trách. Buổi sinh hoạt chấm dứt vào lúc 22g cùng ngày. Trần Văn ghi lại. -------------------------------------------- (*) Grußwort an die Gemeinschaft der Exilvietnamesen in Deutschland anlässlich des 70. Jahrestages der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte   Sehr geehrte Damen und Herren,                                                                                                                                       liebe Vietnamesinnen und Vietnamesen,   ganz herzlich danke ich Ihnen für die Freude, ein Grußwort an Sie anläßlich des 70. Jahrestages der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte richten zu dürfen.   Zunächst darf ich Ihnen allen herzlich dafür gratulieren, dass Sie sich seit über vier Jahrzehnten, also seit ganz Vietnam im Jahre 1975 von der Kommunistischen Partei beherrscht wird,  ausdauernd und gewaltlos für die Menschenrechte und für die Demokratisierung Ihrer Heimat einsetzen.   In dieser Zeit haben Sie und Ihre Landsleute zusammen mit anderen internationalen Oraganisationen und Initiativen einerseits vieles bewegt und immer mehr Menschen in Vietnam mobilisieren können, gegen soziale Missstände, Korruption, Machtmissbrauch, rücksichtslose Umweltausbeutung und Unterdrückung aufzustehen. Als konkreten Erfolg ist zu nennen, dass im Juni diesen Jahres zwei Menschenrechtsverteidiger nach Deutschland ausgewiesen wurden: Frau Le-Thu-Ha und Herr RA Nguyen-Van-Dai. Wir freuen uns dass auch die Ehefrau von Herrn Van-Dai mitausreisen konnte. Wir wünschen allen drei alles Gute für ihren Neustart in Deutschland. Seien Sie versichert. Wir werden uns weiterhin für die anderen noch in Haft befindlichen Gewissensgefangenen einsetzen!   Neben den ermutigenden Ereignissen müssen wir andererseits aber auch schmerzlich feststellen, dass die Kommunistische Partei besonders seit Anfang 2017 mit aller Härte gegen Blogger, Menschenrechtsverteidiger, Landschützer und Umweltaktivisten vorgeht und drakonische Strafen zur Abschreckung verhängt hat. Beispielhaft möchte ich Herrn Le-Dinh-Luong erwähnen, der am 16. August 2018 wegen angeblicher Gefährdung nationaler Sicherheit zu 20 Jahren Haft und fünf Jahren Hausarrest verurteilt wurde. Das EU-Parlament hat die vietnamesischen Behörden deshalb aufgefordert, Herrn Le-Dinh-Luong unverzüglich und bedingungslos freizulassen und alle Vorwürfe gegen ihn fallenzulassen.   Ich denke auch an die zahllosen Opfer der größten Umweltkatastrophe Vietnams namens FORMOSA im April 2016. Mehrere Hundert Kilometer Küste sind schwerst verseucht. Millionen von Menschen sind deshalb existentiell bedroht. Sie werden mit allen Mitteln daran gehindert, eine gerechte Entschädigung rechtlich einzufordern… Währenddessen geht der De-Facto-Ausverkauf des Landes an China weiter. Die Machthaber Vietnams überlassen dem Nachbar aus dem Norden zunehmend mehr strategisch wichtige Regionen, die sowohl wirtschaftlich als auch militärisch von Bedeutung sind.   Sehr bedenklich finde ich dass der vietnamesische Geheimdienst, zum Teil von deutschen Behörden ausgebildet, Vietnamesen in Deutschland entführt hat, und dass vietnamesische Journalisten in Deutschland bedroht werden.   Auf dem Hintergrund der anhaltenden Menschenrechtsverletzungen in Vietnam, darunter politische Einschüchterung, Überwachung, Drangsalierung von politischen Aktivisten, Journalisten, Bloggern, Dissidenten und Menschenrechtsverteidigern begrüße ich die Unterschriftenkampagne gegen die Unterzeichnung des Freihandelsabkommens zwischen der EU und Vietnam, und wünsche der Initiative viel Erfolg.   Ihrer Veranstaltung anläßlich des 70. Jahrestags der Deklaration der Menschenrechte wünsche ich viele guten Impulse für den Demokratisierungsprozess in Vietnam.   Ihnen und Ihren Angehörigen alles erdenklich Gute!   Mit herzlichen Grüßen   Neustadt an der Weinstrasse, 08.12.2018   Ihr Prof. Dr. Stefan Grüne  
......

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể "Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức" do Sứ quán CSVN tại Berlin dựng lên

Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức được nặn ra để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức. Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền tài trợ của chính phủ Đức. (Từ trái) Đại sứ Đỗ Hòa Bình, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại, Phó Ban Tổ chức Lê Hồng Cường (biệt danh là Cường Liều và là “quân sư quạt mo” cho ông Thoại) và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh   Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ chuyên trách của Liên hiệp, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.   -*-*-*-*-*-   Cách đây 7 năm báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22 tháng 10 năm 2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (viết tắt là Liên hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Binh và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh.   Trả lời phỏng vấn của tờ Nhân Dân, (tất cả những dòng chữ in đậm màu xanh trong bài, nếu bấm vào thì sẽ được link dẫn đến bài gốc) Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại thú nhận, trích nguyên văn: “Việc thành lập được Liên hiệp là nhờ quyết tâm của cộng đồng, nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nhiệm kỳ Đại sứ ở Berlin và Tổng lãnh sự ở Frankfurt. Qua báo NDĐT, tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và TLS Frankfurt đã song hành cùng chúng tôi”.       Theo bản tin chính thức trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, thì Liên hiệp được thành lập để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức và Việt Nam. Điều lệ của Liên hiệp cũng ghi rõ, trích nguyên văn:  “Nhiệm vụ của Hội: - Đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt Nam về các vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các điạ phương, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên”. Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến 6 – 7 chục nghìn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền „hỗ trợ xây dựng cơ cấu“ của cơ quan BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) của chính phủ Đức.   Thật sự, trong vòng 3 năm, từ cuối năm 2013 đến đầu 2016, Liên hiệp đã được BAMF tài trợ tổng cộng gần 300.000 Euro (bản dịch tiếng Việt đọc ở đây)theo dự án „hỗ trợ xây dựng cơ cấu“ (Strukturförderung) . Số tiền đó được dùng để trả tiền lương tới hơn 4.000 Euro/tháng cho nhân viên chuyên trách lấy từ đội ngũ Ban chấp hành, đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của hội Vifi ở Bochum. Điểm đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.   Muốn biết rõ về những mờ ám tài chính của Liên hiệp, thì có thể đọc thêm bài báo “Liên hiệp người Việt toàn LB Đức: Khi đồng Euro làm "tối mắt“ các vị lãnh đạo“ Tòa án Đức ra phán quyết giải thể Liên hiệp   Ngày 27.11.2018 Tòa án Charlottenburg -bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin- đã ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (đoạn trong khung màu đỏ trong ảnh chụp văn bản ở dưới): “Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB) thì Liên hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục”. Văn bản về việc Liên hiệp bị giải thể của Tòa án Charlottenburg, bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin. Quyết định mà đã dẫn đến hậu quả Liên hiệp bị giải thể là Quyết định ngày 20.08.2018 của tòa án Berlin về phá sản (cũng nằm trong tòa án Charlottenburg) với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của Quyết định này là tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo điều § 26 của Luật phá sản), vì Liên hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet). Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, Chủ tịch Liên hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn Khiếu nại (Beschwerde) chống lại Quyết định nêu trên. Đơn Khiếu nại này đã được chuyển lên tòa án cấp cao hơn để xét xử, đó là Tòa án bang Berlin (Landgericht Berlin).   Ngày 01/11/2018 Tòa án bang Berlin đã ra Quyết định bác đơn khiếu nại của Liên hiệp và Quyết định này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa án bang Berlin khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet), cho nên tòa án đã bác bỏ việc mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo điều § 26 của Luật phá sản).   Hậu quả pháp lý thứ hai là BCH có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ   Quay trở lại sự kiện Liên hiệp bị phá sản. Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ đã dẫn đến một hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể. Tòa án Charlottenburg, nơi phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin, đã áp dụng điều § 42 khoản 1 của Bộ luật Dân sự (BGB) CHLB Đức để giải thể Liên hiệp: Bản dịch khoản 1: Bộ luật dân sự (BGB) CHLB Đức § 42 Phá sản   Hiệp hội bị giải thể qua việc mở thủ tục phá sản và qua quyết định đã có hiệu lực pháp lý về việc bác bỏ thủ tục phá sản vì thiếu hụt tài sản.   Ngoài hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể, một hậu quả pháp lý thứ hai là những thành viên Ban Chấp Hành Liên hiệp có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ (phải trả nợ với tư cách cá nhân và bồi thường cho chủ nợ). Đó là cũng căn cứ vào điều § 42 của Bộ luật Dân sự (BGB), nhưng ở khoản số 2:     Trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu việc đặt đơn (khai phá sản) bị trì hoãn, thì các thành viên của ban Chấp hành mà có lỗi (trong việc chậm trể này) phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ về những thiệt hại phát sinh; họ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người mắc nợ chung.   Hậu quả pháp lý thứ ba là Ban Chấp Hành có thể bị phạt tù   Theo điều §15 khoản 1 của Bộ luật Phá sản thì trể nhất là 3 tuần sau khi mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu không thì bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản: Hầu như tất cả những trường hợp bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản, tòa án phá sản (thuộc tòa án dân sự) đều chuyển hồ sơ qua Viện Công tố (Staatsanwaltschaft) để điều tra về hình sự.   Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp chắc chắn bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản, vì từ trước cho đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Căn cứ vào điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tối đa 3 năm tù về hình sự. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoản việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản).   Để biết tường tận nhiều chi tiết, độc giả có thể đọc thêm bài báo “Diễn tiến Liên hiệp Người Việt bị giải thể và hệ lụy”   Linh Nhân (Tổng hợp)    
......

Phạm Đoan Trang: Tầng lớp trung lưu Việt Nam không có khao khát dân chủ và tự do

Tổ chức phi chính phủ Mạng lưới nhân quyền Việt Nam trao giải thưởng nhân quyền hàng năm cho ba người là blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, và nhà đấu tranh vì quyền lao động Trần Thị Nga. Nhân dịp này blogger Đoan Trang trao đổi với đài RFA về những vấn đề xung quanh giải thưởng này cũng như phong trào nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Đoan Trang: Khi nhận giải này tôi hơi bối rối, vì không nghĩ rằng mình đã làm cái gì để nhận được giải này. Nhất là tôi nhận giải này với hai người nữa là nhà hoạt động môi trường và nhân quyền Hoàng Bình, nhà hoạt động cho quyền lao động Trần Thị Nga. Cả hai người vẫn đang ngồi tù với mức án rất nặng. Tôi thấy mình chưa làm được gì cả, và cảm thấy buồn nữa, thương cho chị Nga và anh Hoàng Bình. Kính Hòa: Chị viết trên Facebook rằng việc nhận giải nhân quyền mà cứ kéo dài thì đó là một điều đáng buồn, chị có thể giải thích rõ hơn? Đoan Trang: Tôi nghĩ rằng một đất nước nào mà công dân nhận những giải Nobel về kinh tế, vật lý, hóa học,… thì có thể tự hào, nhưng mà Nobel hòa bình thì lại dễ gây tranh cãi, hoặc đặt ra vấn đề về nền dân chủ của nước đó. Thì giải thưởng nhân quyền này của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam cũng tương tự. Chừng nào mà còn có người nhận giải nhân quyền thì nó chứng tỏ rằng đất nước đó, nền chính trị của đất nước đó, còn có rất nhiều vấn đề, còn vi phạm nhân quyền. Hễ còn vi phạm nhân quyền thì còn có người nhận giải về nhân quyền. Kính Hòa: Giải thưởng này được một tổ chức có trụ sở ở California trao tặng hàng năm. Chị nghĩ gì về sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại đối với phong trào nhân quyền trong nước? Đoan Trang: Việc mà họ trao giải hàng năm, nếu tôi nhớ không lầm là từ năm 2002, đến nay đã gần 20 năm, chứng tỏ họ luôn sát cánh với những người hoạt động trong nước. Họ theo dõi tình hình nhân quyền trong nước, theo dõi sự hoạt động của những người hoạt động nhân quyền trong nước. Đó là một sự khích lệ tin thần rất lớn với những người hoạt động. Tôi rất cảm ơn Mạng lưới nhân quyền Việt Nam. Tôi luôn nhấn mạnh là những người trong nước đấu tranh là khó khăn vất vả. Những người Việt ở nước ngoài đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam cũng là một hoạt động đáng quý. Thật sự cũng khó khăn cũng có cản trở, và rất đáng được tri ân. Những người Việt Nam ở trong nước đấu tranh vì dân chủ trong một nền chính trị tệ hại như thế này là một việc đương nhiên. Nhưng đối với người Việt ở nước ngoài thì chẳng có lý do gì để quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam cả. Họ có thể hưởng một cuộc sống đầy đủ về vật chất, an toàn về môi trường, và còn đầy đủ về tinh thần nữa, không có lý do gì để quan tâm tới một đất nước xa vời vợi và còn chìm ngập trong lắm vấn đề phức tạp. Nhưng mà họ vẫn quan tâm, theo dõi mà còn đặt ra một giải thưởng nữa, để hổ trợ, khích lệ tinh thần những người trong nước. Kính Hòa: Tù nhân lương tâm liên tục bị tống xuất ra nước ngoài. Chị thấy chính sách đó của Việt Nam có hiệu quả hay không? Đoan Trang: Đó là một chính sách mang rất nhiều lợi ích cho họ. Tôi vẫn hay viết và nói ra thế này: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước buôn dân. Cấp trên hay cấp dưới đều buôn cả. Cấp trên thì đổi tù nhân lương tâm để lấy những điều lợi về kinh tế, với cộng đồng quốc tế. Như là một hiệp định với EU hay một hiệp định với Mỹ. Cấp dưới thì bắt những tù nhân lương tâm, những người hoạt động dân chủ để được lên lon, lên lương. Tù nhân lương tâm ngày càng trở nên một món hàng rất là hời cho nhà cầm quyền này ở các cấp. Không có lý do gì để họ không làm điều ấy cả. Bắt thì họ chẳng thiệt gì, thả thì được tiếng tôn trọng nhân quyền với các đối tác phương Tây. Tôi nghĩ là việc bắt người rồi trục xuất sẽ còn dài dài, chừng nào chính thể này còn tồn tại. Kính Hòa: Nó có làm ảnh hưởng đến hoạt động cho quyền dân sự, cho nhân quyền trong nước không? Đoan Trang: Đối với cá nhân tôi thì nó không ảnh hưởng gì lắm. Xưa nay tôi vẫn làm những công việc đó. Có ai bên cạnh giúp hay không thì tôi vẫn làm. Còn đối với phong trào thì tôi nghĩ là cũng có, vì người ta nghĩ rằng những gương mặt nổi bật đại diện cho phong trào, ít nhất về mặt hình ảnh, không còn nữa thì còn ai? Có thể nhiều người sẽ nghĩ như vậy. Kính Hòa: Gần đây có trường hợp chị Lê Thu Hà, bị trục xuất sang Đức, rồi lại trở về Việt Nam, lại bị trục xuất. Cũng có những ý kiến bàn tán về việc này. Chị nghĩ sao? Đoan Trang: Khi biết chuyện đó tôi rất lo lắng và thương cho Hà. Tôi nghĩ là tôi hiểu tâm trạng của Hà. Một phụ nữ trẻ, đấu tranh là vì cái chung, cho dân chủ cho Việt Nam, bị bắt giam hai năm rưỡi, trong phòng tạm giam chắc là ba đến sáu mét vuông một người, như là cái cũi. Ngày này qua ngày khác, không có bất kỳ một thông tin nào từ bên ngoài vào, chưa kể điều kiện vật chất thì vô cùng tồi tệ. Một phụ nữ rất lãng mạn, yêu thơ văn, rất yêu nước,… sống như vậy trong vòng hai năm rưỡi. Đó là một địa ngục trần gian. Hà chưa có một ngày nào gặp lại gia đình cả. Đùng một cái rời nhà tù đến một đất nước xa lạ, mùa đông rất lạnh lẽo. Những điều đó đủ cho chúng ta cảm thấy xót xa cho Hà. Khi Hà về Việt Nam tôi rất lo lắng không biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ làm gì với Hà. Dù sao thì khi họ trục xuất thì sai pháp luật, nhưng rất là may vì nếu không họ lại bắt nữa thì lại còn khổ cho Hà. Việc đó làm tôi thật sự áy náy, mình không làm gì được và cũng sẽ không làm gì được cho Hà. Kính Hòa: Giải nhân quyền lần này có ba người, thì anh Hoàng Bình là về hoạt động môi trường, chị Nga về quyền lao động, chị có nghĩ rằng nếu hoạt động vì môi trường và quyền lao động ra khỏi cái từ nhân quyền mà những người cộng sản rất sợ, thì có dễ hơn không? Đoan Trang: Nói chung những khái niệm như dân chủ, nhân quyền, tự do, đều kiên kỵ với người cộng sản, họ không thích. Đấu tranh nói chung hay là tách ra với những quyền môi trường, hay những quyền nghe rất vô hại như là quyền của người thiểu số chẳng hạn, quyền lao động… nghe có vể nhân văn không mang tính chính trị, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì cả. Cộng sản đã ghét rồi thì họ đàn áp thẳng tay, đừng tưởng đấu tranh vì môi trường mà họ không đàn áp. Không hề! Kính Hòa: Có hai việc, thứ nhất là hiệp định thương mại với châu Âu có bắt Việt Nam cho phép lập nghiệp đoàn lao động độc lập, thứ hai là những vụ bê bối về môi trường như Formosa, hay Vĩnh Tân đã gây những xáo trộn xã hội lớn. Chị có nghĩ rằng tới đây nhà nước Việt Nam sẽ nới ta trong các vấn đề lao động và môi trường, vì rõ ràng nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính họ? Đoan Trang: Có một điều tôi rất nghi ngờ là sự thay đổi suy nghĩ của những người cộng sản, để họ có tầm nhìn dài hạn hơn, vì dân vì nước hơn. Tôi không tin. Những người cộng sản lúc nào cũng sợ mất quyền và tiền. Thứ hai là họ không có tầm nhìn xa như thế. Chúng ta có thể nói với họ là môi trường và nhân quyền mà tốt thì mọi người đều có lợi, nhưng họ sẽ không tin và họ không quan tâm. Họ thấy cái gì trong ngắn hạn ảnh hưởng đến quyền lợi của họ là họ phải dập, phải đàn áp. Đặc biệt nhà nước công an trị có một cái tư tưởng là phải tiêu diệt tổ chức phản động từ trong trứng nước. Tức là bất cứ khi nào người dân có sự tu tập, kết nối với nhau mà họ không kiểm soát được, hay nói theo từ cộng sản là không có sự quản lý và định hướng của nhà nước, thì cứ phải diệt, diệt ngay lập tức. Cho nên là công đoàn, môi trường, hay quyền giáo dục, quyền ý tế… tất cả những cái đó chẳng có nghĩ gì với họ cả. Tôi không tin là họ có thiện chí nào cho sự thay đổi. Kính Hòa: Việt Nam cải cách kinh tế từ năm 1986, đã hơn 30 năm rồi. Có những ý tưởng cho rằng cải cách kinh tế sẽ dẫn đến chính trị, nhưng có vẻ chúng ta đang chứng kiến một chuyện ngược lại, khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đây nói sự suy thoái về chính trị còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế. Chị nghĩ khi nào thì cải cách chính trị đến với Việt Nam? Đoan Trang: Tôi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc cung cấp cho thế giới hai ví dụ cho việc cải cách kinh tế không nhất thiết dẫn đến cải cách chính trị. Huống chi là Việt Nam cũng chẳng tự do về kinh tế. Việt Nam chưa bao giờ tự do về kinh tế cả. Cho nên tôi không thấy lý do gì mà những chuyện 32 năm qua sẽ dẫn đến cải cách chính trị. Tôi chẳng thấy dấu hiệu nhượng bộ nào từ nhà cầm quyền cả. Kính Hòa: Cho tự do kinh tế một chút xíu, nhưng vẫn nắm chặt về chính trị, thì việc này chị có cho là nó cũng có nguồn gốc từ truyền thống Á Đông, những xã hội Việt Nam Trung Quốc đều theo Khổng giáo vốn có truyền thống độc tài đàn áp từ lâu rồi, chị có thấy vậy không? Đoan Trang: Tôi cho rằng ở những đất nước mà thay đổi kinh tế dẫn đến chính trị, thì do là thay đổi kinh tế dẫn đến thịnh vượng hơn, hình thành tầng lớp trung lưu, một tầng lớp có đòi hỏi mạnh mẽ nhất về cải cách chính trị. Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc thì cho thấy ngược lại. Tầng lớp trung lưu có hình thành thì nó cũng chẳng dẫn đến cải cách chính trị. Ho không có nhu cầu cải cách chính trị. Trước hết là quyền lợi của họ gắn chặt với nhà cầm quyền. Ở Việt Nam, những công ty lớn, những đại gia, tất cả những thành công của họ đều xuất phát từ quan hệ với nhà cầm quyền. Đều là sân sau, cửa sau của nhà cầm quyền. Không có sự thành đạ nào xuất phát từ sáng kiến, từ đổi mới từ tài năng kinh doanh cả. Điểm thứ hai là đúng như anh nói, dường như cái não trạng của người Việt Nam có ảnh hưởng từ Khổng giáo. Giới trung lưu Việt Nam họ không có khát vọng về dân chủ. Còn thượng lưu ở Việt Nam thì không có nghĩa là tinh hoa. Đại gia của Việt Nam thì có nghĩa là ăn bò Kobe, hay là đi mua giường,… Tầng lớp “tinh hoa” ở Việt Nam, xin lỗi phải dùng từ là xôi thịt, không có tầm văn hóa để dẫn dắt xã hội.
......

MỜI THAM DỰ HỘI LUẬN “VIỆT NAM & 70 NĂM TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN”

Để kỷ niệm 70 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đảng Việt Tân trân trọng kính mời mọi người cùng tham dự chương trình hội luận Việt Nam & 70 Năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được thực hiện và phát sóng trực tuyến (livestream) trên trang Facebook Việt Tân (facebook.com/viettan) vào lúc 10 giờ sáng Việt Nam Chủ Nhật ngày 9 tháng 12 năm 2018. (Xin xem bản đối chiếu giờ các nơi ở đoạn dưới). Thành phần diễn giả: - Bà Nguyễn Nguyên Bình, Cựu phóng viên chiến trường - Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân - Luật sư Lê Công Định, Cựu tù nhân lương tâm - Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cựu tù nhân lương tâm - Linh mục Đặng Hữu Nam, chánh xứ Mỹ Khánh, Nghệ An Nhân dịp đánh dấu đặc biệt này, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã đề ra một chiến dịch lấy tên UDHR 70, viết tắt của bốn chữ Universal Declaration of Human Rights 70 với ba mục tiêu: quảng bá, tham gia và suy ngẫm. Ba mục tiêu này nhắm đến một nỗ lực duy nhất là làm sao cho người dân khắp nơi trên thế giới nâng cao sự hiểu biểt và khuyến khích các cách mà mỗi người có thể tranh đấu cho những quyền căn bản của mình mỗi ngày. Kính mong có được sự tham dự đông đảo của quý vị và các bạn. BBT Facebook Việt Tân THỜI GIAN HỘI LUẬN: - 10 giờ sáng Chủ Nhật 9 tháng 12, giờ Việt Nam - 7pm Thứ Bảy 8 tháng 12 - giờ California - 9pm Houston - 10pm Washington DC / Toronto - 3am Chủ Nhật London - 4am Paris/Berlin - 12pm Tokyo - 2pm Sydney Mời mọi người ở khắp mọi nơi tham dự và theo dõi qua: https://www.facebook.com/viettan/  
......

Ký tên phản đối Hiệp định thương mại tự do giữa Liên Minh Âu Châu và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam

Kính thưa Quý Đồng hương, ĐÂY LÀ BẢN KIẾN NGHỊ: PHẢN ĐỐI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA LIÊN MINH ÂU CHÂU VÀ NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM! VÌ THỜI GIAN KHẨN GẤP CHÚNG TÔI MONG MỎI SỰ ỦNG HỘ CỦA TẤT CẢ QUÝ VỊ VÀ QUÝ ĐỒNG HƯƠNG, CHÚNG TA CÙNG NHAU VẬN ĐỘNG ĐỂ XIN TỪNG CHỮ KÝ ! VÀO THÁNG 3 NĂM 2019, RẤT CÓ THỂ NGHỊ VIÊN CHÂU ÂU SẼ BỎ PHIẾU PHẢN BÁC HIỆP ĐỊNH NÀY. NHƯNG XÁC XUẤT VẪN CHỈ LÀ 50/50, VẪN CÒN LÀ BẤP BÊNH: NÊN CHÚNG TA PHẢI TIẾP TỤC GAY ÁP LỰC ! Vào ngày 10 tháng 10 năm 2018 Ủy ban Nghị viên Liên Minh Châu Âu đã tổ chức buổi điều trần công khai về tình hình nhân quyền ở VN gắn với Hiệp định Tự do Thương mại giữa khối Âu châu (EU) và Việt Nam - EVFTA. Mặc dù ba vấn đề chính chưa được nhà cầm quyền CSVN giải quyết, gồm có: 1. Vấn đề về quyền của người lao động, ở đây những công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chưa được phía Việt Nam phê chuẫn hay thưc hiện; 2. Vấn đề về bảo vệ môi trường; 3. Vấn đề nhân quyền, được xem là những trở ngại và cũng là những mối quan tâm chính của Ủy ban Nghị viên Liên Minh Châu Âu, nhưng EVFTA đã được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết. Thời điểm ký kết đã được dự định vào tháng ba năm 2019. → Đây thật là một tin không vui cho Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại của chúng ta. Chúng tôi xin phép được tóm tắc lại những điểm chính của buổi điều trần vào ngày 10 tháng 10 năm 2018. Là đại diện chính thức của CS Việt Nam, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có mặt và phát biểu về ba vấn đề chính đã nêu trên như sau: 1. Theo ông Trần Quốc Khánh, „Chính quyền“ CSVN đã trình bầy cho Quốc hội VN các sửa đổi Luật Lao động cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế kể cả các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Những sửa đổi này dự kiến sẽ được phê duyệt vào tháng 11 năm 2019. 2. Về vấn đề môi trường, Thứ trưởng khẳng định Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và cho rằng Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) sẽ giúp Việt Nam đạt được nhiều hơn trong lĩnh vực này. 3. Về vấn đề nhân quyền, ông Thứ trưởng Trần Quốc Khánh công bố rằng đề tài nhân quyền „nằm ngoài phạm vi chuyên môn của ông ta“, nhưng ông rõ ràng khẳng định lại, trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không cam kết gì về vấn đề này vì WTO không tập trung vào vấn đề nhân quyền. Kính thưa quý Đồng hương, chúng tôi xin phép được nhắc mọi người nhớ đến và mong sự chú ý của mọi người đến Hiệp định Khung về Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện Giữa EU-Việt Nam (Partnership & Co-Operation Agreement - PCA) đã được ký kết vào ngày 27/6/2012. Trong Hiệp định khung này tất cả ba vấn đề được nêu trên đã được nhà cầm quyền CSVN biết đến và nhà cầm quyền CSVN đã cam kết với Liên minh Âu châu là sẽ cố gắng và phát triển những biện pháp chính đáng để giải quyết những vấn đề, như vấn đề về sự cần thiết phải thích ứng với các tiêu chuẩn lao động trong nước theo các tiêu chuẩn quốc tế, như vấn đề bảo vệ môi trường, và các vấn đề về nhân quyền. Đáng nhắc đến là Hiệp định Khung này phải là cơ sở để tiếp tục đàm phán thêm về Hiệp định Tự do Thương mại EU - Việt Nam (EVFTA)! Xin phép được bày tỏ những quan điểm của chúng tôi như sau: 1. Về vấn đề thứ nhất (vấn đề về quyền của người lao động); Yêu cầu để thích nghi với tiêu chuẩn lao động của Việt nam với các tiêu chuẩn quốc tế được quy định tại Điều 50 của Hiệp Định Khung (PCA). Nhưng đã hơn sáu năm kể từ khi thỏa thuận được ký kết, nhà cầm quyền CSVN đã không thực hiện được gì hết! Và bây giờ, tình cờ trong khoảng thời gian ngắn trước buổi điều trần công khai tại Brüssel, thì một số đề nghị thay đổi hay sửa đổi trong luật lao động Việt Nam đã nhanh chóng được đệ trình lên Quốc hội. Thành thật mà nói, chúng ta có đủ lý do để tin rằng những sửa đổi này sẽ không bao giờ được phê duyệt vào cuối năm 2019 như đã được Thứ trưởng Trần Quốc Khánh công bố nói láo. Và nếu họ có phê duyệt đi nữa thì những sửa đổi này sẽ được điều chỉnh một cách lừa bịp, để rồi những sửa đổi này sẽ không còn giá trị gì hết. 2. Về vấn đề thứ hai (vấn đề về bảo vệ môi trường); Còn về vấn đề bảo vệ môi trường, các thỏa thuận rõ ràng đã được ghi nhận trong các Điều 29, 30 và 42 của Hiệp Định Khung (PCA). Theo như lời tuyên bố của ông Trần Quốc Khánh thì „chính quyền“ Cộng sản Việt Nam có „mối quan tâm rất lớn“ trong việc bảo vệ môi trường. Và bây giờ họ cần EVFTA, để có thể đóng góp thêm nhiều hơn cho việc bảo vệ môi trường. Thật không tưởng tượng được! Lời tuyên bố này nghe giống như sự nhạo báng trắng trợn đối với những người dân Việt Nam đang phải chịu đựng sống trong một môi trường sống đầy độc hại. Thực tế là ngày nay, người dân Việt Nam phải sống trong một môi trường sống bị ô nhiễm và phá hủy nhiều nhất trong lich sử; 250 km miền Trung Việt Nam bị ô nhiễm bởi công ty FORMOSA với những hóa chất độc hại không được lọc trước khi được thải ra biển; thực phẩm bị nhiễm độc được lan tràn khắp nơi trên thị trường mà không có bất kỳ một kiểm soát nào của chính quyền; tỷ lệ ung thư ở Việt Nam đang gia tăng theo cấp số nhân; sự phá hủy các khu rừng nhiệt đới và việc xả khí thải không được lọc từ các ngành công nghiệp hóa chất đang gia tăng một cách khủng khiếp. Vâng, danh sách này có thể được tiếp tục kể tiếp đến vô tận. 3. Về vấn đề thứ ba (vấn đề về nhân quyền); Những cam kết tôn trọng nhân quyền được quy định rõ ràng trong các Điều 1, 2, 10 và 35 của Hiệp Định Khung (PCA). Nhưng lời tuyên bố của một thứ trưởng khi đứng trước Ủy ban Nghị viên Liên Minh Châu Âu, trong một buổi điều trần công khai và quyết định như vậy, rằng „xin lỗi, chủ đề nhân quyền không nằm trong lĩnh vực chuyên môn của ông“, đã chứng minh cho ai cũng thấy rõ cái giá trị của nhân quyền đối với CSVN thấp như thế nào và những lời hứa hẹn của CSVN nó có giá trị như thế nào. Đây cũng là những sỉ nhục rõ rệt đối với Ủy ban Nghị viên Liên Minh Châu Âu. Thực tế là hiện nay, con số tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm ở Việt Nam đạt được mức cao như chưa từng bao giờ có trong lịch sử của đất nước. Thực tế là những nhà tranh đấu ôn hòa với mục đích cải thiện hay canh tân đất nước đã phải lãnh những bản án vô nhân đạo, dài dẳng cho đến 20 năm của cuộc đời. Thực tế là người dân Việt Nam ngày nay phải sống trong một xã hội, mà trong đó quyền được sống một cuộc sống con người, và trong đó nhân phẩm và nhân quyền đang bị nhà cầm quyền CSVN chà đạp một cách trắng trợn. Kính thưa quý Đồng hương, đáng buồn cho Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại của chúng ta là măc dù những sự kiện rõ ràng như vậy nhưng Ủy ban Âu châu đồng thuận làm đơn trình cho Hội đồng Âu châu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, có lẽ là vì quyền lợi kinh tế, người ta có thể nhắm đi một con mắt và vẫn có thể chấp nhận cho phép ký kết. Đáng lẽ là chúng ta phải đông đảo xuống đường ngay lập tức khi nghe tin này hay phải có những hành động phản đối kịch liệt hơn nữa để gây thêm áp lực! May mắn cho chúng ta, trong những ngày nay chúng ta có nghe được tin mới phổ biến trên mạng là vào ngày 15 tháng 11 năm 2018 vừa qua, Nghị viên châu Âu bất ngờ tung ra một nghị quyết về nhân quyền 2018/2925 (RSP), nghị quyết này của Nghị viện châu Âu đã „đẩy kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao về mốc 50/50“ (Phạm Chí Dũng, Nguồn: VOA) Chưa ai nhắc đến, nhưng chúng ta nên biết trong sự kiện thay đổi này đã có những tích cực thật lớn của các ACE chúng ta đấu tranh vận động không mệt mỏi ở Brüssel, để xoay chuyển tình thế. Nhưng xác xuất 50/50 vẫn là còn bấp bênh. Chúng ta chưa thắng cuộc mà còn phải tiếp tục tranh đấu, tiếp tục gây áp lực đến với Hội đồng Âu châu, lên tiếng phản đối. Do đó kết luận của chúng tôi: Chúng ta không chấp nhận Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) nếu nhà cầm quyền CSVN không thật sự thưc hiện những cam kết thúc đẩy quá trình dân chủ và tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam theo những thỏa thuận trong Hiệp định Khung về Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện giữa EU-Việt Nam (Partnership & Co-Operation Agreement - PCA). Để tiếp tục gây áp lực, ACE chúng tôi đã khởi sự một chiến dịch xin chữ ký qua bản kiến nghị sau đây! Chúng tôi tha thiết mong sự ủng hộ của Quý Đồng hương bằng chính mình ký tên rồi chuyển bản kiến nghị (Petition) này đi tiếp và vận động mọi người khắp nơi ký tên. MONG ĐƯỢC QUÝ ĐỒNG HƯƠNG NHIỆT TÌNH ỦNG HỘ KÝ TÊN VÀ VẬN ĐỘNG XIN CHỮ KÝ CỦA MỌI NGƯỜI VIỆT / ĐỨC THÂN QUEN !!! KHIẾN NGHỊ NÀY CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC KHẮP NƠI Ở ÂU CHÂU ! Ký tên - https://www.openpetition.de/petition/online/kein-freihandelsabkommen-mit-der-vietnamesischen-kommunistichen-regierung?fbclid=IwAR3eQvdKyxB78HGMwPbqDHP9x1pd5zRQTmuUfrlrkYzEZd9zyu_DGjXVoN4 ***** OPENPETITION: NO FREE TRADE AGREEMENT WITH VIETNAMESE COMMUNIST GOVERNMENT! TIME IS RUNNING OUT! WE ASK FOR YOUR SUPPORT, EVERY VOTE COUNTS! The European Parliament's Committee on International Trade (INTA) held a public hearing on the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) on 10 October 2018. As Vietnam's official representative, Mr. Tran Quoc Khanh, Deputy Minister of Industry and Trade was present. The most important results of this hearing are the following three aspects: 1. According to Mr Tran Quoc Khanh, his Government has submitted the amendments to the Labor Code to the National Assembly, which are to comply with international standards and include the provisions of the International Labor Organization. These amendments are expected to be approved in November 2019. 2. On environmental issues, the Deputy Minister confirmed that Vietnam was keen on environmental protection and said that the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) would help Vietnam to achieve more in this area. 3. On the issue of human rights, the Deputy Minister said that the issue was outside his area of expertise, and yet clearly reaffirmed that, in the context of WTO accession, Vietnam made no any commitments to this issue because the WTO did not address the issue of Human rights. We would like to draw your attention to the fact that the EU-Vietnam Framework Agreement on PCA which was signed on 27.06.2012. Since then, all of these topics have been known to the Vietnamese government. The communist government of Vietnam has committed itself to all issues, to the environmental isues, to the isues of human rights, and to the need of the adaptation of labor standards to international standards. And this framework agreement (PCA) should be the basis for further negotiations on a Free Trade Agreement between the EU and Vietnam (EVFTA)! Our view: To aspect 1: The requirement to adapt one's own labor standard to the International Standards is set out in Article 50 of the Framework Agreement (PCA). More than six years have passed since the agreement was signed. Nothing happened! And now, in time for the official hearing in Brussels, a number of proposals or amendments to the Vietnamese labor code have been quickly submitted to the National Assembly. Unfortunately, we have reasons to believe that these amendments will not be approved by end of 2019. And if they do approve, these amendments will be adapted so that they will have no value at all. To aspect 2: Also on environmental protection issue, clear agreements have been made in Articles 29, 30 and 42 of the Framework Agreement (PCA). It was said that the interest of the Communist government of Vietnam in environmental protection is very high. And now they need the EVFTA, to have more revenue to do even more for the environment. Well, this statement must seem like pure mockery to the Vietnamese people affected. The fact is that today the Vietnamese people have to live in a most polluted, poisoned and destroyed environment; 250 km of central Vietnam was contaminated by FORMOSA with unclarified chemicals; poisoned foods are cross the country without any authority controls. The cancer rate in Vietnam is increasing exponentially; the destruction of the rainforests and the discharge of unfiltered waste gases from the chemical industries are increasing dramatically. Well, this list can be extended indefinitely. To aspect 3: The commitment to respect for human rights was unambiguously agreed in Articles 1, 2, 10 and 35 of the Framework Agreement (PCA). And now there was a deputy minister in front of the EU committee, claiming that the topic of human rights is not in his field of expertise. Obviously he could not remember what was agreed in the Framework Agreement (PCA). The fact is that there are more political prisoners in Vietnam than ever before in the history of the country who want to point out the social ills by peaceful protests. The fact is that the Vietnamese people today have to live in a society in which the right to a human life is blatantly violated by the Communist rulers and in which human dignity and human rights are being trampled underfoot. Therefore our conclusion: No EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) w/o real commitment to promoting democracy and respect for human rights in Vietnam as agreed in accordance to the EU-Vietnam Partnership & Co-operation Agreement (PCA)! https://www.openpetition.de/petition/online/kein-freihandelsabkommen-mit-der-vietnamesischen-kommunistichen-regierung?fbclid=IwAR3eQvdKyxB78HGMwPbqDHP9x1pd5zRQTmuUfrlrkYzEZd9zyu_DGjXVoN4 ***** OPENPETITION: KEIN FREIHANDELSABKOMMEN MIT DER VIETNEMESISCHEN KOMMUNISTISCHEN REGIERUNG (KEIN EVFTA)!!! DIE ZEIT DRÄNGT! WIR BITTEN UM IHRE UNTERSTÜTZUNG, JEDE STIMME ZÄHLT! Der Ausschuss für Internationalen Handel des Europäischen Parlaments (INTA) führte am 10. Oktober 2018 eine öffentliche Anhörung zum Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EVFTA) durch. Als Vietnams offizieller Vertreter war Herr Tran Quoc Khanh, stellvertretender Minister für Industrie und Handel anwesend. Als wichtigste Ergebnisse dieser Anhörung kann man folgende drei Aspekte festhalten: 1. Laut Aussage von Herrn Tran Quoc Khanh hat seine Regierung die Änderungsanträge zum Arbeitsgesetzbuch der Nationalversammlung unterbreitet, die den internationalen Standards entsprechen sollen und die Bestimmungen der Internationale Arbeitsorganisation einschließen. Diese Anträge sollen voraussichtlich im November 2019 genehmigt werden. 2. In Umweltfragen bekräftigte der stellvertretende Minister, dass Vietnam sehr am Umweltschutz interessiert sei, und sagte, dass das Freihandelsabkommen zwischen EU und Vietnam (EVFTA) Vietnam dabei helfen werde, in diesem Bereich mehr zu erreichen. 3. Bei der Frage nach der Menschenrechte sagte der stellvertretende Minister, dass das Thema außerhalb des seines Fachgebiets liegt, und doch klar bekräftigte, dass Vietnam im Rahmen des WTO-Beitritts in der Frage keine Verpflichtungen eingegangen ist, weil die WTO sich nicht auf die Menschenrechtsfragen konzentriert. Wir möchten auf die Tatsache hinweisen, dass die Rahmenvereinbarung für Partnerschaftliche Zusammenarbeit zwischen EU und Vietnam (PCA) bereits am 27.06.2012 unterschrieben wurde. Für die vietnamesische Seite sind die genannten Themen seit dem bekannt. Die kommunistische Regierung Vietnams hat zu allen Themenbereichen, zur Achtung des Umweltschutzes, zur Achtung der Menschenrechte und zur Anpassung des Arbeitsstandards an die Internationalen Standards verpflichtet. Und diese Rahmenvereinbarung (PCA) soll die Basis für weitere Verhandlungen über ein Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EVFTA) sein! Unsere Sicht: Zu 1. Die Forderung nach der Anpassung des eigenen Arbeitsstandards an die Internationalen Standards ist in den Artikel 50 der Rahmenvereinbarung (PCA) festgehalten. Seit der Unterzeichnung der Vereinbarung bis heute sind es mehr als sechs Jahre vergangen. Es ist nichts geschehen! Und nun rechtzeitig zum Termin der Anhörung in Brüssel hat man schnell noch einige Vorschläge bzw. Änderungsanträge der Nationalversammlung eingereicht. Leider haben wir Gründe zur Annahme, dass die Anträge bis Ende 2019 nicht genehmigt werden. Und wenn doch, werden diese so angepasst sein, dass sie gar kein Wert mehr haben. Zu 2. Auch zum Thema Umweltschutz wurden in den Artikeln 29, 30 und 42 des Rahmenvertrages klare Vereinbarungen getroffen. Es hieß, dass das Interesse der kommunistischen Regierung Vietnams an dem Umweltschutz sehr groß sei. Und nun brauche man die EVFTA, d.h. mehr Einnahmen, um noch mehr für den Umweltschutz zu tun. Diese Erklärung wirkt auf die betroffene vietnamesische Bevölkerung wie ein blanker Hohn. Tatsache ist, dass das Vietnamesische Volk heute in einer verschmutzten, vergifteten und zerstörten Umwelt leben muss; 250 km Küste Mittelvietnams wurde durch FORMOSA mit ungeklärten Chemikalien verseucht; vergiftete Nahrungsmitteln sind unkontrolliert im Umlauf. Die Krebsrate in Vietnam steigt exponentiell; Die Vernichtung der Regenwälder und der Ausstoß ungefilterter Abgase der chemischen Industrien nehmen dramatische Ausmaße an. Diese Liste kann beliebig fortgesetzt werden. Zu 3. Die Verpflichtung zur Achtung der Menschenrechte wurde unmissverständlich in den Artikeln 1, 2, 10 und 35 vereinbart. Und nun stand da ein stellvertretender Minister vor dem EU-Ausschuss und behauptete, dass das Thema Menschenrecht nicht in seinem Fachgebiet liegt. Offensichtlich konnte man an die Rahmenvereinbarung gar nicht mehr erinnern. Die Tatsache ist, dass es in Vietnam so viele politische Gefangenen wie noch nie zuvor in der Geschichte des Landes gibt, die durch den friedlichen Protest auf die soziale Missstände hinweisen wollen. Tatsache ist, dass das vietnamesische Volk heute in einer Gesellschaft lebt, in der das Recht auf ein menschliches Leben von den kommunistischen Machthaber eklatant verletzt wird und in der die Menschenwürde und Menschenrechte nur noch mit Füßen getreten werden. Unsere Schlussfolgerung daher: Kein Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (kein EVFTA) ohne die Verpflichtung zur Förderung des demokratischen Prozesses und zur Achtung der Menschenrechte in Vietnam, wie in dem Abkommen über Partnerschaft und Zusammenarbeit zwischen der EU und Vietnam (PCA) vereinbart! https://www.openpetition.de/petition/online/kein-freihandelsabkommen-mit-der-vietnamesischen-kommunistichen-regierung?fbclid=IwAR3eQvdKyxB78HGMwPbqDHP9x1pd5zRQTmuUfrlrkYzEZd9zyu_DGjXVoN4
......

Lê Thu Hà: chúc cô chân cứng đá mềm

Cô Lê Thu Hà sau thời gian 5 tháng ở Đức đã quyết định quay trở về Việt Nam. Quyết định của cô làm cho nhiều người bất ngờ, điều đáng nói là đòn tâm lý ác độc lại được đem ra sử dụng. Chính quyền đã đánh đòn thâm độc vào tâm lý hiếu thảo của người Việt. Trước giờ không ít người đã bị nhà cầm quyền cộng sản từ chối cấp thị thực nhập cảnh để thăm cha mẹ già yếu hay chịu tang cha mẹ qua đời chỉ vì liên hệ mật thiết với cộng đồng tỵ nạn cộng sản, hay vì biểu lộ ý kiến bất đồng với nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam.    Cô Hà, giờ là một phụ nữ ốm yếu sức khoẻ suy nhược sau khi bị giam cầm mấy năm trời mà vẫn là sự đe doạ cho nhà cầm quyền đến nỗi không được quay trở về Việt Nam để sống cùng mẹ già. Đòn tâm lý độc ác này sẽ giáng một đòn nặng hơn vào tâm lý của cô Hà vốn đã bị trầm cảm sẵn.    Kêu gọi cộng đồng người Việt giúp đỡ cô Hà hội nhập?    Vị thế của cô khi đến Đức không phải là người tỵ nạn cộng sản vượt biên, nên cô không thể trông chờ sự giúp đỡ của cộng đồng tỵ nạn cộng sản. Cô là một người sinh ra và lớn lên sau năm 1975 nên cô không thể hoà nhập được với những người luôn sinh hoạt cộng đồng với sự hiện diện của cờ vàng.    Cho dù là người bị chính nhà cầm quyền cộng sản trục xuất nhưng để tạo được niềm tin cho cộng đồng này cần phải có thời gian nếu không có thể sẽ bị xếp vô nhóm cộng sản nằm vùng cho chính quyền cộng sản cài cắm nhằm tăng cường cho cánh tay nối dài của đảng cộng sản ở nước ngoài.    Cô cũng không thể trông chờ sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tỵ nạn từ Đông Đức trước đây và những người mới sang nhập cư sau này. Nhóm người này phần lớn chỉ muốn yên ổn kiếm tiền, không dây vào chính trị hay dân chủ gì cả. Họ sợ cho sự an nguy của bản thân ở ngay trên đất Đức và của cả người thân họ ở Việt Nam. Vì vậy họ sẽ không dại gì mà giúp đỡ hay liên hệ với cô Lê Thu Hà, một nhân vật phản động bị trục xuất khỏi Việt Nam, để bị Đại sứ quán và mật vụ đưa vào diện cần theo dõi.    Bản thân cô Hà sẽ khó hội nhập được với những người không đồng quan điểm trước đây, thì giờ lại càng khó hơn vì sự nghi kỵ khi có những ý kiến rằng cô muốn quay về với chính quyền cộng sản.    Bất lực    Cho dù cô Hà từng là một giáo viên tiếng Anh, đã du học ở Philippines, nhưng cuộc sống ở một quốc gia châu Âu lại hoàn toàn khác.    Khác với các quốc gia có khí hậu ấm áp, các quốc gia Tây Âu khép kín chứ không rộng mở. Người ta sống khép kín, không có hội hè vui chơi sau giờ làm việc vào ngày thường. Chợ búa đóng cửa sớm vào ngày thường, và ngày chủ nhật cũng không có mở cửa. Nên có thể nói với người Việt mới qua thì đó là một cuộc sống rất buồn chán.    Nước Đức không phải là quốc gia có số người nói tiếng Anh nhiều và phố biến. Chưa kể đến việc cô đã bị giam cầm hơn hai năm trong trại giam, vốn tiếng Anh không sử dụng đã bị mai một thì việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với người Đức là việc không dễ dàng chút nào.    Cứ nghĩ đến chuyện phải đi khám bác sỹ liên tục nhưng không thể giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Đức mà phải qua thông dịch hay giao tiếp vất vả bằng tiếng Anh khi khai bệnh đã là một việc gây căng thẳng và tạo cảm giác bất lực khi có miệng nói mà không thể diễn đạt cảm xúc lẫn bệnh trạng của mình.    Học ngoại ngữ mới cũng là một thách thức lớn. Tiếng Đức không phải là một thứ tiếng dễ học mà có thể thành thạo chỉ trong vòng vài ba năm khi phải vừa lo học tiếng, vừa lo học nghề và kiếm việc làm thêm để trang trải thu nhập để lòng tự trọng không bị tổn thương khi chỉ biết sống nhờ vào trợ cấp của chính phủ.    Hãy cứ thử xem có bao nhiêu người Việt Nam đến Đức sau 30 tuổi có thể học nói tiếng Đức thành thạo và lấy được bằng đại học bằng tiếng Đức? Hay họ đều bị cuốn vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền thường nhật?    Vô dụng   Những ngày ở Đức này có lẽ cô Hà có cảm giác vô dụng.    Làm một giáo viên tiếng Anh và sau đó là trợ lý cho ông Đài, cô Hà không có thể dễ dàng kiếm việc ở Đức phù hợp với khả năng của bản thân.    Rào cản trước tiên là ngôn ngữ, việc này có thể khắc phục nếu như cô làm việc cho chủ người Việt với các công việc tay chân đơn giản. Nhưng như đã đề cập ở trên, ai có gan thuê một người phản động vô làm việc? Đi làm việc ở nơi sử dụng tiếng Đức thì lại thiếu kỹ năng làm việc và sức khoẻ cần thiết.    Cho nên cô lại phải đi bắt đầu từ con số không, học tiếng để đủ giao tiếp, đi làm để nâng cao trình độ tiếng và để hội nhập vào xã hội Đức. Khi phải bắt đầu lại ở tuổi không còn trẻ, nhất là với một phụ nữ đơn độc nơi xứ người thì cái cảm giác mình bỗng nhiên thành người vô dụng là điều không thể tránh khỏi.    Chúc cô chân cứng đá mềm   Trầm cảm không là một bệnh lạ ở xứ lạnh. Khi cảm thấy tâm trạng ảm đạm, không muốn làm gì trong vòng hai tuần lễ, cộng thêm cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, bất lực và vô dụng thì đã bị xếp vô nhóm người bị bệnh trầm cảm.    Một khi sức khoẻ không tốt, hay trong người có sẵn bệnh thì cái gió buốt người của mùa thu ướt át, cái lạnh lẽo của mùa đông xám ngắt dễ làm cho tinh thần con người ta đi xuống rất nhanh nếu không có một thần kinh thép hay có sự giúp đỡ về tinh thần của bạn bè và người thân.    Chính bản thân cô Hà đã xác định không ở lại Đức mà muốn quay về Việt Nam đã làm cho động lực hội nhập với cuộc sống mới ở Đức của cô không được kích hoạt. Với tâm trạng như vậy mà cô Hà không rơi vào tình trạng trầm cảm thì mới là chuyện lạ.    Giờ đây đường về của cô Hà đã vĩnh viễn khép lại. Cô chỉ còn một chọn lựa duy nhất là bắt đầu lại một cuộc sống mới ở nước Đức. Cô sẽ vẫn được chính phủ cho đi học tiếng, đi học nghề cũng sẽ không mất tiền, ngoài ra sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý cũng sẽ giúp cho vô vượt qua những ngày tháng đầy khó khăn này. Hi vọng rồi sẽ có lúc cô đủ mạnh mẽ để lại tiếp tục con đường “làm phản động” để góp phần nào mang lại một tương lai dân chủ cho dân tộc Việt Nam.    Phương Thảo (VNTB)   
......

OPENPETITION: KEIN FREIHANDELSABKOMMEN MIT DER VIETNEMESISCHEN KOMMUNISTISCHEN REGIERUNG (KEIN EVFTA)!!!

DIE ZEIT DRÄNGT! WIR BITTEN UM IHRE UNTERSTÜTZUNG, JEDE STIMME ZÄHLT! Der Ausschuss für Internationalen Handel des Europäischen Parlaments (INTA) führte am 10. Oktober 2018 eine öffentliche Anhörung zum Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EVFTA) durch. Als Vietnams offizieller Vertreter war Herr Tran Quoc Khanh, stellvertretender Minister für Industrie und Handel anwesend. Als wichtigste Ergebnisse dieser Anhörung kann man folgende drei Aspekte festhalten: 1. Laut Aussage von Herrn Tran Quoc Khanh hat seine Regierung die Änderungsanträge zum Arbeitsgesetzbuch der Nationalversammlung unterbreitet, die den internationalen Standards entsprechen sollen und die Bestimmungen der Internationale Arbeitsorganisation einschließen. Diese Anträge sollen voraussichtlich im November 2019 genehmigt werden. 2. In Umweltfragen bekräftigte der stellvertretende Minister, dass Vietnam sehr am Umweltschutz interessiert sei, und sagte, dass das Freihandelsabkommen zwischen EU und Vietnam (EVFTA) Vietnam dabei helfen werde, in diesem Bereich mehr zu erreichen. 3. Bei der Frage nach der Menschenrechte sagte der stellvertretende Minister, dass das Thema außerhalb des seines Fachgebiets liegt, und doch klar bekräftigte, dass Vietnam im Rahmen des WTO-Beitritts in der Frage keine Verpflichtungen eingegangen ist, weil die WTO sich nicht auf die Menschenrechtsfragen konzentriert. Wir möchten auf die Tatsache hinweisen, dass die Rahmenvereinbarung für Partnerschaftliche Zusammenarbeit zwischen EU und Vietnam (PCA) bereits am 27.06.2012 unterschrieben wurde. Für die vietnamesische Seite sind die genannten Themen seit dem bekannt. Die kommunistische Regierung Vietnams hat zu allen Themenbereichen, zur Achtung des Umweltschutzes, zur Achtung der Menschenrechte und zur Anpassung des Arbeitsstandards an die Internationalen Standards verpflichtet. Und diese Rahmenvereinbarung (PCA) soll die Basis für weitere Verhandlungen über ein Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EVFTA) sein! Unsere Sicht: Zu 1. Die Forderung nach der Anpassung des eigenen Arbeitsstandards an die Internationalen Standards ist in den Artikel 50 der Rahmenvereinbarung (PCA) festgehalten. Seit der Unterzeichnung der Vereinbarung bis heute sind es mehr als sechs Jahre vergangen. Es ist nichts geschehen! Und nun rechtzeitig zum Termin der Anhörung in Brüssel hat man schnell noch einige Vorschläge bzw. Änderungsanträge der Nationalversammlung eingereicht. Leider haben wir Gründe zur Annahme, dass die Anträge bis Ende 2019 nicht genehmigt werden. Und wenn doch, werden diese so angepasst sein, dass sie gar kein Wert mehr haben. Zu 2. Auch zum Thema Umweltschutz wurden in den Artikeln 29, 30 und 42 des Rahmenvertrages klare Vereinbarungen getroffen. Es hieß, dass das Interesse der kommunistischen Regierung Vietnams an dem Umweltschutz sehr groß sei. Und nun brauche man die EVFTA, d.h. mehr Einnahmen, um noch mehr für den Umweltschutz zu tun. Diese Erklärung wirkt auf die betroffene vietnamesische Bevölkerung wie ein blanker Hohn. Tatsache ist, dass das Vietnamesische Volk heute in einer verschmutzten, vergifteten und zerstörten Umwelt leben muss; 250 km Küste Mittelvietnams wurde durch FORMOSA mit ungeklärten Chemikalien verseucht; vergiftete Nahrungsmitteln sind unkontrolliert im Umlauf. Die Krebsrate in Vietnam steigt exponentiell; Die Vernichtung der Regenwälder und der Ausstoß ungefilterter Abgase der chemischen Industrien nehmen dramatische Ausmaße an. Diese Liste kann beliebig fortgesetzt werden. Zu 3. Die Verpflichtung zur Achtung der Menschenrechte wurde unmissverständlich in den Artikeln 1, 2, 10 und 35 vereinbart. Und nun stand da ein stellvertretender Minister vor dem EU-Ausschuss und behauptete, dass das Thema Menschenrecht nicht in seinem Fachgebiet liegt. Offensichtlich konnte man an die Rahmenvereinbarung gar nicht mehr erinnern. Die Tatsache ist, dass es in Vietnam so viele politische Gefangenen wie noch nie zuvor in der Geschichte des Landes gibt, die durch den friedlichen Protest auf die soziale Missstände hinweisen wollen. Tatsache ist, dass das vietnamesische Volk heute in einer Gesellschaft lebt, in der das Recht auf ein menschliches Leben von den kommunistischen Machthaber eklatant verletzt wird und in der die Menschenwürde und Menschenrechte nur noch mit Füßen getreten werden. Unsere Schlussfolgerung daher: Kein Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (kein EVFTA) ohne die Verpflichtung zur Förderung des demokratischen Prozesses und zur Achtung der Menschenrechte in Vietnam, wie in dem Abkommen über Partnerschaft und Zusammenarbeit zwischen der EU und Vietnam (PCA) vereinbart! -------------------------------------------------------------- Bitte klicken Sie auf den Link unten, um zu unterschreiben Xin vào đường link bên dưới để ký tên https://www.openpetition.de/petition/online/kein-freihandelsabkommen-mit-der-vietnamesischen-kommunistichen-regierung?fbclid=IwAR0MQ3QlmyfRm5CVpAtts6wapHmbvyANii8K1NEceLrB8nNtWXp10Q9cwe4
......

Lời giới thiệu: Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng

“Với nhận thức rằng: Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động tàn bạo xâm phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người.” Với những lời đó trong phần mở đầu, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được Liên Hiệp Quốc công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Kể từ đó cho đến nay, Tuyên Ngôn này đã là mẫu mực để cộng đồng nhân loại noi theo và cố gắng thực hiện. Và cũng nhờ vào Tuyên Ngôn này mà người dân của nhiều nước trên thế giới đang được hưởng một cuộc sống tự do và ổn định. Riêng tại Việt Nam, hiện nay nhà cầm quyền Cộng sản vẫn đang tước đoạt những quyền căn bản nhất của con người. Tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam đã kéo dài từ nhiều thập niên qua, và đã gia tăng đáng ngại trong những năm gần đây. Rất nhiều người đã bị kết án nặng nề chỉ vì họ thực thi những quyền tự do căn bản như tư tưởng, tôn giáo, ngôn luận, lập hội và tụ họp. Trong số này có ông Lê Đình Lượng, một người hoạt động xã hội vừa bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế vào tháng 8 năm 2018. Ông Lê Đình Lượng đã có quá trình nhiều năm tranh đấu chống tham nhũng, bảo vệ môi sinh, bảo vệ chủ quyền của đất nước, và cho nhân quyền của người Việt Nam đặc biệt là những quyền tự do ngôn luận, lập hội và tụ họp. Ông đã bị xét xử một cách bất công và tại phiên tòa phúc thẩm, ông đã nói rằng: “Việc làm của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.” Trước tấm gương can đảm của Ông Lê Đình Lượng, để nêu cao sự hy sinh của rất nhiều nhà hoạt động đang bị giam cầm hoặc đang đấu tranh, đồng thời nhắc nhở trước dư luận tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Đảng Việt Tân trân trọng thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng. Giải thưởng này sẽ được một ban giám khảo tuyển chọn và sẽ được công bố vào thời điểm 10 tháng 12 hàng năm, đánh dấu ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời và cũng là ngày sinh nhật của Ông Lê Đình Lượng. Tất cả những cá nhân hay tổ chức hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới với mục tiêu phát huy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam sẽ là đối tượng để nhận giải thưởng này. Chúng tôi mong mỏi giải thưởng này sẽ là một nỗ lực đóng góp cụ thể vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và sự tự do của dân tộc Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng   Thông Báo: Thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng và Thành phần Ban Giám Khảo cho năm 2018    
......

Thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng Và Thành phần Ban Giám Khảo cho năm 2018

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan Thông Cáo Thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng                                                Và Thành phần Ban Giám Khảo cho năm 2018 Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày càng trầm trọng. Đặc biệt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp trong 2 năm qua, nên nhu cầu đẩy mạnh các nỗ lực bảo vệ nhân quyền của dân tộc Việt Nam và cảnh giác dư luận thế giới trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đây chính là động lực thúc đẩy Đảng Việt Tân thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng (xem Lời Giới Thiệu đính kèm). Giải thưởng này do một ban giám khảo tuyển chọn và được công bố vào thời điểm 10 tháng 12, đánh dấu ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời vào năm 1948 và cũng là ngày sinh nhật của Ông Lê Đình Lượng. Khi bị kết án 20 năm tù vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền, ông Lê Đình Lượng đã phát biểu tại phiên tòa: “Việc làm của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.” Tất cả những cá nhân hay tổ chức hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới với mục tiêu phát huy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam sẽ là đối tượng để nhận giải thưởng này. Giải thưởng cho lần đầu tiên vào năm 2018 được tuyển chọn bởi Ban Giám Khảo gồm 3 người: Luật sư Lê Công Định – Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, cựu tù nhân lương tâm, nguyên là Phó Chủ nhiệm Luật sư Đoàn tại thành phố Sài Gòn. Dân biểu Alan Lowenthal – Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ, đại diện hạt 47 thuộc tiểu bang California. Nhà giáo Phạm Minh Hoàng – Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, cựu tù nhân lương tâm, nguyên là giảng viên Trường Đại Học Bách Khoa, thành phố Sài Gòn. Việc tuyển chọn sẽ được dựa trên hai tiêu chuẩn sau đây: Quá trình tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam Một số hoạt động hay thành quả nổi bật Chúng tôi hy vọng việc thiết lập giải thưởng này sẽ góp phần đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam, đồng thời cảnh giác và duy trì sự quan tâm của thế giới trước chính sách vi phạm nhân quyền có hệ thống của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước   Lời giới thiệu: Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=vP69cFeCjUE
......

UPR 2019 – GENÈVE: BIỂU TÌNH TỐ CÁO CSVN VI PHẠM NHÂN QUYỀN (Lá thư thứ ba)

Hãy tham gia cuộc biểu tình tại: Trước trụ sở Liên Hiệp Quốc Genève (Genf) ngày 22.01.2019 nhân dịp Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR-UNIVERSAL PERIODIC REVIEW) của Việt Nam, để tố cáo trước công luận quốc tế về những hành động vi pham nhân quyền trầm trọng của CSVN: Lá thư thứ ba   THƯ  KÊU  GỌI THAM  DỰ  BIỂU TÌNH vào ngày 22 tháng giêng năm 2019 trước trụ sở Liên  Hiệp Quốc, Palais des Nations, Genève – Thụy Sĩ nhân dịp « KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ  PHỔ QUÁT » ( UPR-UNIVERSAL PERIODIC REVIEW )   Kính gửi quý đồng hương, Kính  gửi quý tổ chức và đoàn thể,   Kính  thưa quý vị,   Trong lần Kiểm  Điểm  Định  Kỳ Phổ Quát  của Hội  đồng Nhân  Quyền  Liên  Hiệp  Quốc  vào tháng hai năm 2014, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã chấp nhận 182 khuyến nghị liên quan đến tình trạng nhân quyền và dân quyền của Việt Nam trên các lĩnh  vực chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng cho đến nay tình trạng dân quyền và nhân quyền trong nước, chẳng những không được cải thiện mà còn tệ hại hơn trước.   Chính  phủ Việt Nam đã ban hành luật An Ninh Mạng nhằm tước đoạt quyền tự do thông tin và biểu đạt của dân chúng. Đặc biệt là trong 2 năm qua, các nhà báo, bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền đã bị đàn áp nặng nề hơn, các tôn giáo bị bách hại, các tổ chức xã hội dân sự bị ngăn cản hoạt động.   Nhằm hỗ trợ cho đồng bào trong nước đang tranh đấu đòi nhân quyền và dân quyền, chúng tôi gồm các tổ chức***: •  Hội  Anh Em Thanh  Niên  Công Giáo Vương Quốc Anh Đại diện: Ông Trần Hoài An – hoianhemthanhnienconggiao@gmail.com   •  Phong Trào Dân Quyền tại Vương Quốc Anh Đại diện: Ông Nguyễn Minh Thành  – phongtraodanquyenuk@gmail.com   •  Cộng Đồng Việt Nam Liège tại Vương Quốc Bỉ Đại diện: Ông Lê Hữu Đào – Dao_liege@hotmail.com   •  Hội  Người Việt Hjørring Đan Mạch Đại diện: Ông Phạm Cúc – phamcucnga@gmail.com   •  Hội  Người Việt Tự Do Đan Mạch Đại diện: Bà Nguyễn Thị Kim  Hương – kimhuongarhus@gmail.com   •  VFF Góp Một Bàn Tay tại Đan Mạch Đại diện: Ông Trần Khánh Hưng – jimmigiuse@yahoo.com •  Đảng Dân Tộc  Việt Nam tại Đức Quốc và Âu Châu Đại diện: Ông Trần Văn Sơn – tranvanson1@yahoo.com   •  Hiệp Hội  Tông Đồ Bác Ái Vinh-Sơn Phao-Lô tại Đức Đại diện: Ông Nguyễn Văn Rị – vanri687@googlemail.com   •  Liên  Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức Đại diện: Ông Phùng Khải Tuấn – khaituanphung@gmx.de   •  Liên  Hội  Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên  Bang Đức Đại diện: Bà Hoàng Thị Mỹ Lâm – hoangml69@hotmail.com   •  Phật Giáo Hòa Hảo tại Đức Quốc Đại diện: Cư Sĩ Lê Công Tắc – le.cong@gmx.de   •  Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại tại Đức Đại diện: Ông Phạm Hồng Lam – thuongvu@phongtraogiaodan.org   •  Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan Đại diện: Ông Nguyễn Quang Kế – :quangkenguyen@hotmail.com   •  Gia Đình  Quân Cán Chính  Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Lan Đại diện: Ông Lê Quang Kế – Ke.le@home.nl   •  Nhóm  Vinh Danh Cờ Vàng Việt Nam tại Hòa Lan Đại diện: Ông Lưu Phát Tấn – vinhdanhcovangvietnam@gmail.com   •  Hội  Bảo Tồn  Truyền Thống Việt Nam tại Moss & Rygge, Na Uy Đại diện: Ông Trần Bửu Thọ  – tbuutho@gmail.com   •  Hội  Pháp Việt Tương Trợ, Pháp Quốc Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang – buixuanquangparis@gmail.com   •  Hội  Thanh  Niên  Việt Nam Tỵ Nạn, Pháp Quốc Đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Liêm  – liem_nguyenngoc1@yahoo.fr   •  Hội  Thanh  Thiếu Niên  Việt Nam tại Paris, Pháp Quốc Đại diện: Cô Nguyễn Đức Lệ Thi – Missallsunday_2@hotmail.com   •  Lớp Hoang (L’Ecole Sauvage) tại Paris, Pháp Quốc Đại diện: Ông Nguyễn Văn Minh – minh.ngvm@gmail.com   •  Nhóm  Nhân Văn Việt Tộc  / Pháp Đại diện: Ông Hoàng Đức Phương – uvietnhan532@gmail.com   •  Tổng Hội  Sinh Viên Việt Nam tại Paris, Pháp Quốc Đại diện: Ông Nguyễn Hào – haonguyenhn@hotmail.com   •  Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ Đại diện: Linh Mục Giuse Phạm Minh Văn – minhvan@bluewin.ch   •  Hội  Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Thụy Sĩ Đại diện: Ông Trần Hữu Kinh  – kingtran1@sunrise.ch   •  Hội  Người Việt Quốc Gia Lausanne tại Thụy Sĩ Đại diện: Ông Trần Xuân Sơn – info@hoi-nguoivietquocgia-lausanne.ch   •  Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Cosunam)  tại Thụy Sĩ Đại diện: Ông Nguyễn Tăng Lũy – info@cosunam.ch •  Hội  Anh Em Dân Chủ tại Việt Nam Đại diện: Ông Nguyễn Văn Đài – david.nguyen.v888@gmail.com   •  Đảng Việt Tân Đại diện: Ông Trần Kỉnh  Thành  – thanhtran5458@gmail.com   •  Hội  Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn Cộng Sản Âu Châu Đại diện: Ông Nguyễn Minh Chính  – mchinh.nguyen@gmail.com   •  Hội  Chuyên Gia Việt Nam Âu Châu Đại diện: Ông Nguyễn Quốc Bảo – nqb_vps@yahoo.fr   •  Việt Nam Radio Hải Ngoại Âu Châu Đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Long – Ngoclong@gmx.de     xin  chân thành kêu gọi quý đồng hương ở hải ngoại, đặc biệt là Âu  Châu, quý tổ  chức  và đoàn thể  khắp nơi  hãy cùng nhau biểu  dương tinh  thần « TẤT CẢ VÌ QUỐC NỘI » trước trụ sở Liên  Hiệp Quốc vào ngày     Thứ ba 22.1.2019, từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 Palais des Nations Place des Nations, avenue de la Paix 14 1202 Genève – Thụy Sĩ     Theo lịch  trình  của Hội Đồng  Nhân  Quyền Liên Hiệp  Quốc phổ biến thì Việt Nam  phải báo cáo vào lúc 14 giờ 30.   Sẽ có buổi hội luận và đêm văn nghệ đấu tranh vào ngày 21.1.2019. Địa điểm và giờ giấc sẽ được thông báo sau.   Trân trọng kính mời. Làm tại Genève, ngày 21 tháng 12 năm 2018     Ban Tổ Chức tại Thụy Sĩ: •  Đại diện Hội  Người Việt Quốc Gia Lausanne Trần Xuân  Sơn          ĐT : +41 79 297 34 26 Email: info@hoi-nguoivietquocgia-lausanne.ch •  Đại diện Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Cosunam) Nguyễn Tăng Lũy      ĐT : +41 79 398 59 60 Email: info@cosunam.ch       NGỦ / ĂN SÁNG   Ban Tổ Chức tại Thụy Sĩ – trong khả năng cho phép – sẽ sắp xếp nơi ngủ và ăn sáng cho 3 đêm 20, 21 và 22 tháng giêng 2019. Vì số chỗ ngủ có giới hạn, xin vui lòng ghi danh và trả tiền thẳng đến các Hội đoàn thuộc quốc gia của quý vị (xem danh sách các Hội đoàn tham gia). Ban Tổ Chức tại Thụy Sĩ không nhận ghi danh cá nhân. Chi phí:      25.- € / đêm + ăn sáng Ẩm thực:   có bán thức ăn tại chỗ    
......

Việt Tân cùng 87 tổ chức Xã Hội Dân Sự yêu cầu Facebook coi lại việc xóa nội dung của người sử dụng

Việc bài vở đăng tải trên Facebook bị kiểm duyệt hay tháo gỡ là điều không còn gì xa lạ với cộng đồng người sử dụng Facebook Việt Nam. Nhiều người đã than phiền các nội dung đăng tải của họ bị tháo gỡ một cách âm thầm hay Facebook áp dụng Tiêu Chuẩn Cộng Đồng một cách tùy tiện thiếu hợp lý. Tình trạng này xãy ra khá phổ biến trên toàn thế giới, đã khiến nhiều tổ chức thuộc nhiều lãnh vực xã hội dân sự, chính trị, phi chính phủ, truyền thông phải lên tiếng. Hôm 13/11/2018 vừa qua, 88 tổ chức quốc tế trong đó có Access Now, American Civil Liberties Union, Electronic Frontier Foundation, Committee to Protect Journalists, Human Rights Watch, Pen America và Việt Tân đã công bố một bức thư ngỏ gửi ông Mark Zuckerberg, Chủ Tịch kiêm Giám Đốc Điều Hành của Facebook, với nội dung kêu gọi Facebook phải xem lại và điều chỉnh cách làm việc, cụ thể là cung cách họ xóa nội dung đăng tải của người sử dụng. Ba yêu cầu chính được nêu lên với Facebook trong thư ngỏ gồm: - Yêu cầu Facebook phải minh bạch hóa các quyết định của mình qua việc thông báo cho người sử dụng biết họ đã vi phạm điều lệ cụ thể nào và Facebook đã khám phá ra vi phạm đó bằng cách nào. - Yêu cầu Facebook phải cho người sử dụng quyền khiếu nại mỗi khi bài đăng bị gỡ bỏ, và quyết định sau khi khiếu nại phải được thẩm định bởi một “quan toà” mới, khác; cũng như tạo thủ tục khiếu nại dễ dàng hơn cho người sử dụng. - Yêu cầu Facebook công bố nhiều dữ kiện hơn nữa liên quan đến nội dung bị gỡ bỏ, cụ thể là bao nhiêu phần nội dung bị kiểm duyệt và bao nhiêu bài đã bị gỡ nhầm. Những tổ chức nói trên yêu cầu Facebook phải áp dụng Santa Clara Principles, là một số nguyên tắc chuẩn mực đã được soạn ra nhằm giúp các công ty kỹ thuật cải tiến chính sách điều hành và tôn trong nhân quyền của người sử dụng. Quý vị có thể xem nguyên văn lá thư bằng Anh ngữ qua đường dẫn này: https://santaclaraprinciples.org/open-letter/ Dưới đây là bản dịch Việt ngữ cùng danh sách 88 tổ chức đồng ký tên: Kính gửi ông Mark Zuckerberg, Viện Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, một dân biểu quốc hội Đan Mạch, và một xướng ngôn viên truyền hình Philippines có điểm gì chung? Tất cả họ đều đã bị áp dụng sai các Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của Facebook. Nhưng không giống như những người sử dụng bình thường khác, các cá nhân và tổ chức này nhận được sự chú ý của truyền thông, đã có thể tiếp cận nhân viên Facebook và trong một số trường hợp, nhận được lời xin lỗi và được khôi phục nội dung của họ. Nhưng đối với hầu hết người sử dụng, nội dung mà Facebook xoá bỏ hiếm khi được khôi phục và một số người dùng còn có thể bị cấm sử dụng Facebook ngay cả trong trường hợp Facebook nhầm lẫn. Khi Facebook xuất hiện trên màn hình của những người bị cho là vi phạm các nguyên tắc của Facebook và nội dung của họ bị xóa hoặc tài khoản của họ bị hủy, họ sẽ được gửi một thông báo cho biết rằng đây là quyết định chung cuộc và không thể khiếu nại. Mãi đến năm 2011, sau cuộc vận động nhiều năm trời của các tổ chức nhân quyền, công ty của ông mới cho thêm một phương cách để người dùng được khiếu nại về quyết định hủy tài khoản của họ, và chỉ từ năm 2018, Facebook mới cho tiến hành một quy trình khắc phục việc quý vị tháo gỡ sai lầm với một số loại nội dung đăng tải. Tiến trình khiếu nại này chỉ dành cho các bài đăng bị xóa vì nội dung có hình ảnh khoả thân, hoạt động tình dục, ngôn từ kích động thù địch hoặc hình ảnh bạo lực. Đây là một bước cải tiến tốt, nhưng chưa đủ. Hôm nay, chúng tôi các tổ chức xã hội dân sự ký tên dưới đây, kêu gọi Facebook hãy cung cấp một phương cách để tất cả mọi người sử dụng được quyền khiếu nại về các trường hợp bị cho rằng vi phạm nội dung đăng tải, và trong mọi trường hợp, quyết định sau khi khiếu nại phải được tái thẩm định bởi một nhân sự hẳn hoi. Sứ mệnh của Facebook được cho là cung cấp cho mọi người thẩm quyền để xây dựng cộng đồng và đưa thế giới đến gần nhau hơn. Với hơn hai tỷ người sử dụng và với nhiều tính năng, Facebook là một phương tiện truyền thông hàng đầu thế giới. Chúng tôi biết rằng ông nhận thức được trách nhiệm phải ngăn chặn những lạm dụng và giữ an toàn cho người sử dụng. Như ông đã biết, các công ty truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, có trách nhiệm phải tôn trọng nhân quyền. Các cơ quan nhân quyền quốc tế và trong khu vực đã có những khuyến cáo cụ thể để cải thiện vấn đề này, nhất là khuyến cáo về quyền được giải quyết các trở ngại. Facebook vẫn còn thua xa các đối thủ của mình trong lãnh vực cung cấp cho người sử dụng một quy trình giải quyết thoả đáng (1). Kết quả từ nhiều năm nghiên cứu và tài liệu cho thấy, các nhân viên kiểm duyệt nội dung, cũng như sự kiểm duyệt bằng máy tính, dễ bị sai lầm, và cho dù với tỷ lệ sai lầm thấp nhưng trong một môi trường khổng lồ này vẫn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng với hàng triệu người sử dụng bị bịt miệng. Vậy mà, người sử dụng Facebook chỉ có thể khiếu nại các quyết định về nội dung của họ trong một số trường hợp hạn chế và họ không thể biết mức độ mà các quyết định gỡ bỏ một cách nhầm lẫn này phổ biến đến mức nào, nếu Facebook không gia tăng minh bạch hóa vấn đề (2). Mặc dù chúng tôi thừa nhận rằng Facebook có quyền ấn định các Tiêu Chuẩn Cộng Đồng theo các giá trị riêng của Facebook, nhưng quý công ty vẫn phải có trách nhiệm tôn trọng những biểu đạt của người sử dụng trong khả năng tốt nhất của Facebook. Hơn nữa, các nhóm xã hội dân sự trên toàn cầu đã chỉ trích Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của Facebook thể hiện sự thiên vị và được áp dụng không đồng đều giữa các ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa khác nhau. Cung cấp một cơ chế khắc phục, cũng như càng minh bạch hóa vấn đề, sẽ giúp quý vị tiến xa hơn trong việc hỗ trợ sự biểu đạt của người sử dụng. Đầu năm nay, một nhóm các nhà hoạt động và học giả đã đưa ra Nguyên tắc Santa Clara về Tính minh bạch và Trách nhiệm trong Kiểm duyệt nội dung, nhằm đề xuất một bộ tiêu chuẩn tối thiểu về tính minh bạch và quyền kháng cáo hợp lý. Các đề xuất này phù hợp với tường trình của Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc David Kaye, về việc thúc đẩy quyền tự do ngôn luận và biểu đạt ý kiến. Ông David Kaye gần đây đã cỗ võ cho việc hình thành “một phương cách kiểm duyệt nội dung trực tuyến, với nhân quyền là trọng tâm”. Các đề xuất này cũng phù hợp với các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền, trong đó nêu rõ trách nhiệm phải tôn trọng nhân quyền của các công ty. Cụ thể, chúng tôi yêu cầu Facebook hãy áp dụng các Nguyên tắc Santa Clara vào chính sách kiểm duyệt nội dung và thực hành của mình và cung cấp: THÔNG BÁO: GIẢI THÍCH RÕ RÀNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG TẠI SAO NỘI DUNG ĐĂNG TẢI CỦA HỌ BỊ GIỚI HẠN. - Thông báo này phải bao gồm điều khoản cụ thể nào từ Tiêu chuẩn Cộng đồng mà nội dung bị xét thấy vi phạm. - Thông báo phải chi tiết đủ để cho phép người sử dụng xác định được nội dung bị giới hạn là gì và phải bao gồm các thông tin về cách nội dung được phát hiện, đánh giá và bị gỡ bỏ ra sao. - Người sử dụng phải được thông tin rõ ràng về cách khiếu nại quyết định gỡ bỏ này. KHIẾU NẠI: CUNG CẤP CHO NGƯỜI SỬ DỤNG CƠ HỘI KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KIỂM DUYỆT NỘI DUNG. - Cơ chế khiếu nại phải dễ dàng truy cập và dễ sử dụng. - Các khiếu nại phải được xem xét bởi một con người hoặc một nhóm người không tham gia vào quyết định kiểm duyệt ban đầu. - Người sử dụng phải có quyền cung cấp bằng chứng hoặc tài liệu mới để được xem xét trong việc khiếu nại. - Khiếu nại phải có một quyết định và hồi âm nhanh chóng cho người sử dụng. - Bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào đối với nguyên tắc khiếu nại phổ quát phải được bạch hóa rõ ràng và phải phù hợp với các nguyên tắc nhân quyền quốc tế. - Facebook nên cộng tác với các đối tác liên hệ để phát triển thêm các nguyên tắc tự chấn chỉnh một cách độc lập cho phương tiện truyền thông xã hội, để gia tăng mức độ trách nhiệm của mình (3). SỐ LIỆU: CÔNG BỐ CÁC BÁO CÁO MINH BẠCH VỀ VIỆC THỰC THI TIÊU CHUẨN CỘNG ĐỒNG. - Cung cấp toàn bộ dữ liệu về các loại nội dung bị kiểm duyệt (bài viết, hình ảnh hoặc video; bạo lực, ảnh khoả thân, vi phạm bản quyền, v.v.) cũng như số lượng nội dung bị kiểm duyệt hoặc bị xóa cho mỗi loại. - Cung cấp số liệu về số lần các quyết định kiểm duyệt được tiến hành do báo của người sử dụng, bởi một chương trình báo động đáng tin cậy, hoặc bằng những kỹ thuật chủ động thực thi các Tiêu chuẩn Cộng đồng của quý vị (chẳng hạn như sử dụng các thuật toán học). - Cung cấp số liệu về các quyết định đã được khiếu nại một cách hiệu quả hoặc được phát hiện đã bị áp dụng sai lầm. - Cung cấp số liệu phản ánh liệu công ty có chủ động thực hiện các cuộc tái kiểm tra về các quyết định kiểm duyệt mà người dùng không khiếu nại, cũng như tỷ lệ quyết định sai mà công ty tìm thấy. Article 19, Electronic Frontier Foundation, Center for Democracy and Technology, and Ranking Digital Rights 7amleh - Arab Center for Social Media Advancement Access Now ACLU Foundation of Northern California Adil Soz - International Foundation for Protection of Freedom of Speech Africa Freedom of Information Centre (AFIC) Albanian Media Institute American Civil Liberties Union Americans for Democracy & Human Rights in Bahrain (ADHRB) Arab Digital Expression Foundation Artículo 12 Asociación Mundial de Radios Comunitarias América Latina y el Caribe (AMARC ALC) Association for Progressive Communications Brennan Center for Justice at NYU School of Law Bytes for All (B4A) CAIR San Francisco Bay Area CALAM Cartoonists Rights Network International (CRNI) Cedar Rapids, Iowa Collaborators Center for Independent Journalism - Romania Center for Media Studies & Peace Building (CEMESP) Child Rights International Network (CRIN) Committee to Protect Journalists (CPJ) Digital Rights Foundation EFF Austin El Instituto Panameño de Derecho y Nuevas Tecnologías (IPANDETEC) Electronic Frontier Finland Elektronisk Forpost Norge Foro de Periodismo Argentino Foundation for Press Freedom - FLIP Freedom Forum Fundación Acceso Fundación Ciudadano Inteligente Fundación Datos Protegidos Fundación Internet Bolivia.org Fundación Vía Libre Fundamedios - Andean Foundation for Media Observation and Study Garoa Hacker Club Global Voices Advocacy Gulf Center for Human Rights HERMES Center for Transparency and Digital Human Rights Hiperderecho Homo Digitalis Human Rights Watch Idec - Brazilian Institute of Consumer Defense Independent Journalism Center (IJC) Index on Censorship Initiative for Freedom of Expression - Turkey Instituto Nupef International Press Centre (IPC) Internet without borders Intervozes - Coletivo Brasil de Comunicação Social La Asociación para una Ciudadanía Participativa ACI Participa MARCH May First/People Link Media Institute of Southern Africa (MISA) Media Rights Agenda (MRA) Mediacentar Sarajevo New America's Open Technology Institute NYC Privacy Open MIC (Open Media and Information Companies Initiative) OpenMedia Pacific Islands News Association (PINA) Panoptykon Foundation PEN America PEN Canada Peninsula Peace and Justice Center Portland TA3M Privacy Watch Prostasia Foundation Raging Grannies ReThink LinkNYC Rhode Island Rights SFLC.in SHARE Foundation SMEX South East Europe Media Organisation Southeast Asian Press Alliance (SEAPA) SumOfUs Syrian Archive Syrian Center for Media and Freedom of Expression (SCM) t4tech Techactivist.org The Association for Freedom of Thought and Expression Viet Tan Vigilance for Democracy and the Civic State Visualizing Impact Witness Xnet (1) Xem thêm tài liệu của EFF: Who Has Your Back? 2018 Report https://www.eff.org/who-has-your-back-2018, và Ranking Digital Rights Indicator G6, https://rankingdigitalrights.org/index2018/indicators/g6/ (2) Xem thêm tài liệu Ranking Digital Rights, Indicators F4 https://rankingdigitalrights.org/index2018/indicators/f4/, và F8, https://rankingdigitalrights.org/index2018/indicators/f8/ và New America’s Open Technology Institute, “Transparency Reporting Toolkit: Content Takedown Reporting”, https://www.newamerica.org/…/transparency-reporting-toolki…/ (3) Thí dụ, xem thêm tài liệu của Article 19: “Self-regulation and ‘hate speech’ on social media platforms,” https://www.article19.org/…/Self-regulation-and-%E2%80%98ha… speech%E2%80%99-on-social-media-platforms_March2018.pdf. FB Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm
......

Lời kêu gọi các đảng viên CSVN hãy từ bỏ đảng

SỰ KIỆN: Ngày 25-10-2018, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra quyết định kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, vì “đã cho xuất bản một số sách trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, vi phạm quy định về điều lệ đảng viên, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”… Ngay sau đó, giới trí thức trong nước đã công bố thư ngỏ với 155 chữ ký lên tiếng phản đối quyết định sai lầm này của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo sư Chu Hảo đã tuyên bố ra khỏi đảng và 12 đảng viên khác cũng tuyên bố từ bỏ đảng, như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Mạc Văn Trang, Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn, Kỹ sư Hoàng Công Cường, Ông Hà Quang Vinh, Trung tá Trần Nam, Luật sư Lê Văn Hòa, Giáo sư Dương Bích Hà… Riêng nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc đã nêu lý do bỏ đảng vì đảng CSVN “ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu, ‘tự diễn biến’ thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước”. Trước đây cũng đã có nhiều đảng viên bỏ đảng như Trung tướng Trần Độ, Viện trưởng viện Mác-Lê Hoàng Minh Chính, Đại tá kiêm nhà báo Bùi Tín, Nhà Văn Dương Thu Hương, Luật gia Lê Hiếu Đằng, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Lãnh sự Đặng Xương Hùng, Tiến sĩ Nguyễn Quang A… Tất cả đều nêu lý do tương tự. NHẬN ĐỊNH 1-  Việc các đảng viên CSVN công khai hoặc âm thầm lần lượt từ bỏ đảng không phải là chuyện lạ. Đó là hệ quả tất yếu của việc nhận thức đúng đắn là chủ nghĩa và chế độ cộng sản hoàn toàn không mang lại tự do, nhân quyền, thịnh vượng, hạnh phúc cho người dân, mà chỉ tạo cho xã hội nghèo đói, hỗn loạn, tụt hâu so với các nước ngang tầm nhưng theo chế độ dân chủ. Vì thế, Liên Bang Xô-viết và Khối Cộng sản Đông Âu đã sụp đổ; Mông Cổ ở Á châu thoát khỏi sự kiềm tỏa của Nga và Tàu cộng; Các nước thuộc khối Vác-xô-vi đã chuyển sang thể chế dân chủ và đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Ngay cả Bắc Hàn cũng đã hòa giải với Nam Hàn trong thời gian gần đây, hy vọng sẽ sớm từ bỏ chủ nghĩa và chế độ Mác-xít tai hại. 2- Riêng tại Việt Nam, ngay từ năm 1930, Hồ Chí Minh đã thành lập đảng Cộng sản, cướp chính quyền năm 1945, đưa nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gia nhập hàng ngũ Cộng sản Quốc tế. Cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc chuyển thành cuộc chiến tranh ý thức hệ nhằm bành trướng đế quốc đỏ, khiến hàng triệu người Việt Nam vô tội phải bị hy sinh, đất nước lâm cảnh tàn phá tang thương, nghèo đói tụt hâu, tạo cơ hội cho Đại hán Tàu cộng thuận đường tràn xuống Đông Nam Á. Sau 43 năm thống trị toàn cõi Việt Nam, đảng CSVN  ngày càng lộ nguyên hình là một tập đoàn độc tài toàn trị, phản dân hại nước, tước đoạt mọi tài sản vật chất, đất đai tài nguyên và các quyền tự do căn bản của người dân. Đã thế, tập đoàn Ba Đình lại mãi quốc cầu vinh, cam tâm bán nước để duy trì địa vị thống trị và cơ hội làm giàu trên xương máu của Đồng bào. Việt Nam đang trải qua một thời kỳ bi thảm nhất trong lịch sử, Dân tộc Việt đang đứng trước Đại họa mất nước vào tay Tàu Cộng !!! Vì thế, HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT QUỐC NỘI HẢI NGOẠI VIỆT NAM khẩn thiết kêu gọi: 1-  Các đảng viên trong guồng máy cai trị hiện nay hãy can đảm và dứt khoát từ bỏ đảng CSVN để trở về với dân tộc, cùng toàn dân cứu nước thoát khỏi cảnh nghèo đói, tụt hậu, nô lệ, độc tài và nguy cơ bị thôn tính bởi đế quốc mới Trung Cộng. 2-  Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng bắt tay nhau, cương quyết loại trừ chủ nghĩa phi nhân, chế độ độc tài toàn trị, tham nhũng và bất lực, để bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng Đất Nước giàu mạnh, cho toàn dân được thực sự ấm no hạnh phúc, tự do độc lập, sánh ngang hàng cùng năm châu bốn biển. 3- Nếu các đảng viên CSVN không dứt khoát ra khỏi đảng trong thời điểm các chế độ CS trên toàn thế giới đang lâm khủng hoảng tột cùng, chỉ vì hèn nhát, sợ hãi hay tham quyền cố vị sẽ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân trong ngày phán xét của lịch sử. LÀM TẠI VIỆT NAM VÀ HẢI NGOẠI  Ngày 4 tháng 11 năm 2018      Đồng ký tên: ĐỒNG CHỦ TỊCH: Hòa Thượng Thích Không Tánh (VN) - Linh Mục Phan Văn Lợi (VN) - Chánh Trị Sự Hứa Phi (VN) – Đạo Huynh Lê Văn Sóc (VN) - Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa (VN) – BS Võ Đình Hữu (HK) - BS Đỗ Văn Hội (HK) - Ô. Lưu Văn Tươi (HK) - Ô. Nguyễn Văn Tánh (HK) – Ô. Phạm Trần Anh (HK) – Ô. Cao Xuân Khải (HK) - Ông Trần Văn Đông (Canada) - BS Hoàng Thị Mỹ Lâm (Đức) – Ô. Đoàn Hữu Định (HK) – Ô. Nguyễn Trung Châu (HK) – TS Phan Văn Song (Pháp) – Bà Đặng Thị Danh (Canada) – BS Lê Thuần Kiên (Canada) CỐ VẤN: LM Nguyễn Văn Lý (VN) – HT Thích Minh Tuyên (HK) – Ô. Phan Kỳ Nhơn (HK).  
......

TCBC: Tòa Hoa Kỳ phạt Nguyễn Thanh Tú trả tiền chi phí Luật sư trên 300 ngàn Mỹ kim cho Đài Á Châu Tự Do và Đảng Việt Tân

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan Thông Cáo Báo Chí Tòa Hoa Kỳ phạt Nguyễn Thanh Tú trả tiền chi phí Luật sư trên 300 ngàn Mỹ kim cho Đài Á Châu Tự Do và Đảng Việt Tân Sau khi đã thất bại trong việc chiếm dụng danh xưng của Đảng Việt Tân, vào đầu năm 2018 Nguyễn Thanh Tú đã khởi kiện Đảng Việt Tân, và 8 đảng viên Việt Tân với cáo buộc đã mạ lỵ ông ta qua nhiều hình thức. Trong cùng vụ kiện, Nguyễn Thanh Tú cũng đã khởi kiện Đài Á Châu Tự Do. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2018, Chánh án Gray H. Miller thuộc tòa sơ thẩm liên bang Hoa Kỳ (United States District Court, Southern District of Texas) tại Houston đã bác bỏ hầu hết các điều khoản trong đơn kiện vì không có đủ chứng cứ chính đáng về mạ lỵ. Chánh án Miller đồng thời đã phán quyết Nguyễn Thanh Tú sẽ phải trả các chi phí luật sư cho Đài Á Châu Tự Do, Đảng Việt Tân, và 8 đảng viên. Nguyễn Thanh Tú đã kháng cáo án lệnh này nhưng hồ sơ kháng cáo đã bị bác bỏ. Tiếp theo vào ngày 19 tháng 10 vừa qua, Chánh án Miller đã ra án lệnh bắt Nguyễn Thanh Tú phải trả tiền lệ phí luật sư tổng cộng 325.918 Mỹ kim cùng với tiền lãi cho Đài Á Châu Tự Do, Đảng Việt Tân, và 8 đảng viên Việt Tân. Ngoài ra, Chánh án Miller cũng ấn định trước luật sư phí mà Nguyễn Thanh Tú sẽ phải trả nếu tiếp tục kháng cáo lên tòa thượng thẩm liên bang và kể cả lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Các quyết định của toà sơ thẩm liên bang Hoa Kỳ trong vụ án Nguyễn Thanh Tú đều được công khai và lưu giữ trên trang mạng của tòa. Mặc dù còn một điều khoản duy nhất trong đơn kiện vẫn chưa được giải quyết nhưng các phán quyết và án lệnh của tòa sơ thẩm liên bang trong vụ việc này cho thấy Hoa Kỳ là một quốc gia thượng tôn pháp luật, bảo vệ sự công bằng của các công dân trước những cáo buộc phi lý. Ngày 29 tháng 10 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

Sinh Hoạt nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2018 tại Berlin

                                       Thông Báo                          V/v Sinh Hoạt ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2018 tại Berlin   Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo , quý Hội Đoàn , quý Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng, Bản tuyên ngôn  Quốc Tế Nhân Quyền đã ra đời cách nay đúng 70 năm , nhưng thế giới vẫn càng ngày càng chìm sâu vào những vi phạm nhân quyền trầm trọng . Nhà cầm quyền Việt Nam là một trong những thể chế  đi hàng đầu về các hành động vi phạm nhân quyền , từ việc vi phạm công ước quốc tế qua việc tổ chức mạng lưới tình báo  Liên Âu bắt cóc người trên nước Đức đến việc bóp chết quyền tự do ngôn luận của  dân chúng qua luật An Ninh Mạng cũng như việc  đàn áp, bắt bớ,  kết án nặng nề những người dân tranh đấu cách ôn hòa cho tự do dân chủ, nhân quyền. Do đó, nhân ngày kỷ niệm 70 năm bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chúng ta phải lên tiếng cảnh báo với thế giới hầu tạo áp lực chính trị và kinh tế buộc  nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm 2018  sẽ được Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức tổ chức tại Berlin vào ngày thứ bảy 08.12.2015  với chương trình như sau: 1.-Từ 13:00giờ-15:00giờ : biểu tình trước Brandenburger Tor –Berlin     Pariser Platz , 10117 Berlin   2.- Từ 16:00giờ đến 17:00giờ : thánh lễ liên tôn cầu nguyện cho Quê Hương       tại  nhà thờ St. Aloysius  Kirche ,   Schwyzerstr. 1  - 13349 Berlin   3.- Từ 18:30giờ đến 20:30giờ  :hội thảo tại hội trường nhà thờ với quan khách Đức Việt   4.- Từ 20:30giờ đến 23:00giờ : văn nghệ  với chủ đề Tự Do Nhân Quyền cho Việt Nam   Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn  trân trọng thỉnh cầu quý Đoàn Thể , quý Tổ Chức người Việt tỵ nạn Cộng Sản và thân hữu đến tham dự đông đảo . Xin  hãy liên lạc với chúng tôi trước để ban tổ chức lo liệu cơm tối và chỗ ngủ cho tươm tất . Điện thoại liên lạc : -Ông Nguyễn Văn Rị , số điện thoại 0176-57880762 -Ông Hoàng Kim Thiên,   số điện thoại 0163-6743097   Trân trọng kính chào   TM Ban Chấp Hành  Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
......

Cuộc đấu tranh này

Một câu hỏi mà người viết thường được hỏi và cũng thường được nghe tranh luận là “Việt Nam có nhiều trăm tù nhân lương tâm bị CS bỏ tù với những bản ác khắc nghiệt nhưng tại sao nỗ lực của người Việt, trong cũng như ngoài nước, chỉ tập trung vận động cho một vài người?” Câu hỏi đúng về mặt tình cảm nhưng có lẽ nên phân tích sâu thêm về lý luận. Cuộc đấu tranh nào cũng thế, có những người tranh đấu, có phong trào tranh đấu nhưng trên hết phải có biểu tượng của cuộc đấu tranh. Việt Nam có một phong trào dân chủ chưa? Định nghĩa một cách tổng quát, phong trào là tập hợp của những người cùng chia sẻ một niềm tin, một ước muốn, một mục tiêu nhất định nối kết nhau bằng tình cảm và sự tin cậy. Đặc điểm để hình thành một phong trào xã hội là các thành viên tham gia sở hữu những nhận thức căn bản về những bất công xã hội họ đang chứng kiến, có khả năng hành động tập thể, có không gian thông tin, có cơ hội bày tỏ quan điểm. Bốn mươi ba năm trước, Việt Nam chìm sâu trong bóng tối của chủ nghĩa CS. Không có không gian và thời gian như dừng lại. Nhưng ngày nay điều kiện thế giới và cuộc cách mạng tin học đã ít nhiều làm thay đổi nhận thức nhiều người Việt. Tuy chưa đủ lớn mạnh như tại các nước độc tài CS trước 1991 hay độc tài không CS như Miến Điện, Ai Cập nhưng qua định nghĩa rộng đó, Việt Nam đã có phong trào dân chủ. Biểu tượng của phong trào thường là một hay một số người có những hoạt động nổi bật, gây được tiếng vang quốc tế, được nhiều người biết đến và thu phục được cảm tình của các thành viên trong phong trào. Nelson Mandela không phải là người sáng lập nên tổ chức Nghị Hội Toàn Quốc Nam Phi (African National Congress) và chỉ là một trong tám người bị kết án chung thân trong phiên xử ngày 12 tháng Sáu năm 1964. Chuyến bay đêm ra nhà tù trên đảo Robben Island có bảy tù nhân chứ không phải một mình Nelson Mandela. Tuy nhiên, thế giới gần như không biết gì nhiều về Walter Sisulu, Govan Mbeki và năm người khác mà chỉ biết Nelson Mandela. Lý do, Nelson Mandela là biểu tượng đấu tranh của phong trào chống kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi. Tương tự, thế giới nỗ lực vận động cho bà Aung San Suu Kyi và gần như bỏ qua số phận của nhiều ngàn tù chính trị bị giam giữ tại nhà tù Insein Prison ở Rangoon suốt từ năm 1962 khi tướng Ne Win đảo chánh chính phủ dân chủ và thiết lập bộ máy độc tài quân phiệt. Trong 15 năm, ngoại trừ một thời gian ngắn bị giam trong một căn nhà nhỏ nằm trong khu vực nhà tù Insein, bà Aung San Suu Kyi sống trong một biệt thự, có khu vườn rộng, không phải lao động khổ sai, không đói khát, an nhàn đọc sách. Lý do thế giới tập trung ủng hộ bà vì bà là biểu tượng cho cuộc đấu tranh chống độc tài quân phiệt Miến Điện. Nelson Mandela và Aung San Suu Kyi là tù nhân, nhưng quan trọng hơn là tù nhân biểu tượng của cuộc đấu tranh. Ủng hộ Nelson Mandela và Aung San Suu Kyi là một cách ủng hộ cho phong trào dân chủ tại Nam Phi và Miến Điện. Phong trào dân chủ Việt Nam thiếu những biểu tượng đấu tranh có nhiều tiện nghi, tầm mức và lâu dài như Nelson Mandela hay Aung San Suu Kyi. Nhưng nếu chưa có chẳng lẽ ngồi chờ một lãnh tụ anh minh xuất hiện dẫn dắt phong trào hay sao. Không. Thay vào đó, trong mỗi giai đoạn, phong trào dân chủ có một hay hai biểu tượng tính theo thời gian họ có những hoạt động nổi bật và bị CSVN kết án. Nguyễn Đan Quế (1978, 1990), Hà Sĩ Phu (1996), Lê Chí Quang (2002), Phạm Hồng Sơn (2003), Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân (2007), Nguyễn Văn Hải (2008), Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (2010), Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức (2010), Cù Huy Hà Vũ (2010), Tạ Phong Tần (2012), Lê Quốc Quân (2012), Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha (2013), Nguyễn Văn Đài (2015), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (2016). Đó là chưa nhắc đến các vị lãnh đạo tôn giáo và một số khá đông cá nhân và đoàn thể khác. TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn Báo chí và dư luận thế giới, cả người Việt ở hải ngoại, khó có thể biết hết và dành những quan tâm đúng mức cho một danh sách dài những tù nhân lương tâm đang bị CS bỏ tù tại Việt Nam, do đó, biểu tượng đấu tranh là cần thiết. Vai trò của một biểu tượng không chỉ đúng cho trường hợp Việt Nam mà là một nguyên tắc cách mạng đã chứng minh tại hầu hết các cuộc cách mạng dân chủ trên thế giới. Những người được xem là biểu tượng của một giai đoạn đấu tranh dân chủ tại Việt Nam trước hết là vì lòng can đảm. Họ được vinh danh, ca ngợi cũng chỉ vì họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho tương lai tự do dân chủ của đất nước. Mọi ca ngợi hay vinh danh dành cho họ đều chỉ giới hạn trong không gian và thời gian họ hoạt động và bị tù. Nếu họ được tự do, cám ơn họ đã đi một chặng đường cùng với phong trào dân chủ nói riêng và đất nước nói chung, sau đó nên để họ bình yên với chọn lựa của mình. Phần đông trong số họ chẳng phải là Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi, Václav Havel hay Andrei Sakharov. Họ đứng lên chỉ vì bất bình trước một xã hội bất công và chấp nhận tù đày. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào họ và cũng đừng đặt họ vào những vị trí mà họ chưa thể đứng vững để rồi thất vọng, chán chường, trách móc và quay sang hằn học. Ngay từ thời Lenin, ba phương pháp chính trị học đã được các chế độ CS dùng để vô hiệu hóa một đối tượng: cô lập hóa, trung lập hóa và thỏa hiệp. Trong tuyển tập Mao Trạch Đông, họ Mao từng nói nhiệm vụ của đảng CS không chỉ thắng kẻ thù nhưng quan trọng hơn là phân hóa kẻ thù. “Phân hóa kẻ thù” trong trường hợp đang bàn là làm cho mọi người chung quanh ghét bỏ, khinh bỉ và xa lánh một đối tượng. Gắn cái nhãn “dân chủ cuội” hay “đấu tranh để được ra nước ngoài” là cách dễ nhất để cô lập một đối tượng. Với suy nghĩ nặng cảm tính của nhiều người Việt, không cần phải lập lại ba lần như trong chuyện “Tăng Sâm giết người” mà chỉ chụp mũ một lần cũng đủ làm mọi người xa lánh đối tượng mà chế độ CS cần cô lập. Rất buồn, cho tới nay đảng CSVN chứng tỏ rất thành công với chiến thuật rất căn bản, quen thuộc nhưng hữu hiệu này. Đừng tự nguyện thực thi chính sách phân hóa kẻ thù giùm cho đảng CS. Đừng để lòng yêu nước bị CS khai thác như CS đã từng làm khi đẩy nhiều triệu tuổi trẻ miền Bắc vào lò lửa chiến tranh và dụ dỗ nhiều tuổi trẻ miền Nam trở thành những tay sai cho đảng lũng đoạn xã hội miền Nam trước năm 1975. Còn những kẻ cơ hội thì sao? Vâng, những kẻ cơ hội bao giờ cũng có, ở đâu cũng có, lãnh vực nào cũng có. Trong phong trào dân chủ Việt Nam còn non trẻ, phân tán, lỏng lẻo và phải đương đầu với khó khăn từ mọi phía cũng vậy, khó có thể tránh khỏi những người núp dưới chiếc dù lý tưởng tự do dân chủ để kiếm sống hay trục lợi bằng việc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác. Tuy nhiên, không nên từ vài kẻ cơ hội để suy ra hay đánh mất niềm tin vào cả một phong trào. Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam Trong danh sách người viết kể ở phần trên, có ai biết Lê Chí Quang, người một thời đã đánh thức bao nhiêu triệu người với bài viết “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” bây giờ đang ở đâu, làm gì và còn có mặt hay không trên hành trình tranh đấu hôm nay? Chắc không nhiều người còn nhớ. Nhưng điều đó không quan trọng. Trên chặng đường tranh đấu gian nan, có những người đứng chờ ở mỗi sân ga để bước lên cùng đi với đất nước. Cũng ngay tại sân ga đó lại có người bước xuống theo chọn lựa riêng của mình. Họ mệt mỏi, họ chán nản, họ hết năng lực, họ thỏa hiệp hay có thể vì bất cứ lý do nào. Dù chọn lựa của họ là gì đi nữa vẫn cám ơn những cống hiến của họ và có họ hay không con tàu vẫn tiếp tục băng trên đường lịch sử mang theo những hành khách mới. Hành khách mới hôm nay là Lê Đình Lượng 20 năm tù, Đào Quang Thực 14 năm tù, Hoàng Đức Bình 14 năm tù, Nguyễn Trung Trực 12 năm tù, Nguyễn Đình Thành 7 năm tù, Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Phan Trung 8 năm tù. Ngoài ra, một danh sách trên 200 tù nhân khác trong đó có những tên tuổi quen thuộc như Trần Anh Kim 14 năm tù, Trần Thị Nga 9 năm tù, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù, Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù, Trương Minh Đức 12 năm tù, Nguyễn Bắc Truyển 9 năm tù, Phạm Văn Trội 7 năm tù. Tất cả hiện đang sống trong địa ngục trần gian ở Việt Nam. Hãy làm quen và cùng đi với họ trong cuộc đấu tranh này./.
......

TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC TRẢ TỰ DO CHO MẸ NẤM

Trưa thứ Tư, ngày 17.10.2018 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Taipei và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 khuya cùng ngày. Trước đó, Ngày 11.07.2018 nhân viên của Toà Đại sứ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cho thành viên của MLBVN là nhà cầm quyền CSVN đã đồng ý trả tự do cho blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cũng đồng ý để cả nhà sang định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền không cho biết ngày nào Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra khỏi nhà tù. Trong khi chờ đợi nhà cầm quyền thông báo ngày đi chính thức của gia đình, MLBVN đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ bảo lãnh cho Mẹ Nấm và gia đình với Sở Di trú Hoa Kỳ. Ngày 23.08.2018 bà Tuyết Lan cùng 2 cháu Nấm và Gấu đi Sài Gòn để làm thủ tục Visa nhập cảnh Hoa Kỳ. Ngày 28.08.2018 gia đình nhận được Visa để nhập cảnh Hoa Kỳ và Visa sẽ hết hạn vào ngày 26.09.2018. Tuy nhiên, đến ngày 20/09/2018 nhân viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu lý cớ là do thiếu nhân sự vì những người phụ trách hồ sơ của Mẹ Nấm phải đi sang Úc tham dự Hội nghị cho nên vẫn chưa có thể xác định ngày trả tự do cho Mẹ Nấm. Do đó ngày 20.09.208 gia đình của Mẹ Nấm phải đi gia hạn Visa lần 2 với và ngày hết hạn sẽ là 19.10.2018. Sau đó, Hoa Kỳ thông báo cho VN là ngày trả tự do cho Mẹ Nấm trễ nhất là ngày 26.09.2018. Vào lúc 16h02 chiều ngày 28.09.2018 nhà cầm quyền CSVN thông báo sẽ thả Mẹ Nấm vào ngày 03.10.2018, và dự kiến ngày rời Việt Nam sẽ là 03.10.2018 hoặc 04.10.2018 và đây là "sự đồng ý sau cùng đã được phê chuẩn". Mạng lưới Blogger VN chuẩn bị lấy vé cho Mẹ Nấm và gia đình. Chỉ 1 giờ sau, lúc 17h04 BNG Việt Nam lại cho biết là có vấn đề trong đối thoại nội bộ và họ không thể xác định ngày nào sẽ trả tự do cho Mẹ Nấm. Vào lúc 17h59 ngày 11.10.2018, MLBVN nhận được tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết chính thức Mẹ Nấm sẽ được trả tự do vào ngày 17.10.2018, tức chỉ 2 ngày trước khi visa lần 2 của gia đình hết hạn. 6:30 sáng, 17.10.2018, 2 xe mang biển số 80 của Bộ Công an và 1 xe 16 chỗ ngồi của trại giam đã chở Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời trại giam để tống xuất Mẹ Nấm ra khỏi Việt Nam. Vì vé chuyến bay sẽ cất cảnh lúc 12 giờ trưa nên xe CA cố ý dừng lại ở trạm Cầu Giẽ Ninh Bình, nghỉ 40 phút để khi đến sân bay Nội Bài là gần sát giờ bay. CA đã hộ tống Mẹ Nấm vào cổng sau dành riêng cho nhân viên. Tại đây Công an chỉ cho phép Mẹ Nấm gặp nhân viên Đại sứ Quán Hoa Kỳ trong vòng 5'. Sau đó Mẹ Nấm đã lên máy bay cùng nhân viên của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Sau 2 năm 7 ngày, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp lại 2 con trên máy bay. Tự do đã đến với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau 2 năm 7 ngày. Một giai đoạn mới trong cuộc đời của người phụ nữ tranh đấu cho quyền làm người, cho toàn vẹn lãnh thổ, cho an toàn môi trường sẽ nối tiếp. Không còn được ở quê hương của mình nhưng ở xứ người. Như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã luôn nói, không ai và không hoàn cảnh nào có thể làm Quỳnh đánh mất khát vọng và ngọn lửa đấu tranh của Quỳnh. Fb Dương Đại Triều Lâm
......

Đức quốc: Hội thảo về hiện tình đất nước và viễn cảnh công cuộc dân chủ hóa VN

Frankfurt - Đức quốc, 13.10. 2018.   Dù là trung tuần tháng 10 và trời đã vào thu nhưng thời tiết Frankfurt am Main, Đức quốc, Trung tâm tài chính của Âu Châu hôm nay rất ấm áp như cố gắng níu kéo cái nắng ấm còn sót lại của mùa hè, như ông Lý Thái Hùng, TBT Đảng Việt Tân nói đùa là mang cái nắng ấm từ California đến nhân chuyến công tác của ông sang Âu Châu lần này.   Vào lúc 15 giờ tại hội trường của nhà thờ Tin Lành trên đường Am Tiergarten 50, Frankfurt am Main, buổi nói chuyện về „Hiện Tình Đất Nước và Viễn Cảnh Công Cuộc Dân Chủ Hóa VN“ của ông Lý Thái Hùng với đồng bào và thân hữu của cơ sở Đảng Việt Tân tại vùng này được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm.   Sau đó ông Ngô Văn Minh, đại diện BTC đã ngỏ lời chào mừng quan khách cũng như nêu lên ý nghĩa và mục đích buổi hội thảo chính trị này. Trong phần phát biểu của mình, ông Minh đã đặt câu hỏi, trước tình hình đàn áp khốc liệt phong trào dân chủ VN vừa qua, cụ thể từ đầu năm 2018 đến nay, CSVN đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, xã hội, môi sinh..., và kết án 33 người với tổng cộng mức án 225,5 năm tù và 56 năm quản chế, cộng với việc chế độ CSVN sẽ rập khuôn như Trung cộng kiểm soát người dân qua cái gọi là Luật An Ninh Mạng... thì rồi đây phong trào dân chủ của VN sẽ chịu ảnh hưởng ra sao... để dẫn nhập cho đề tài chính của buổi nói chuyện.   Tiếp đến là phần trình bày của ông Lý Thái Hùng. Trong gần 1 tiếng đồng hồ, ông Hùng đã cho cử tọa thấy một bức tranh tổng thể của tình hình VN về nhiều khía cạnh khác nhau từ việc chế độ CSVN ngày càng gia tăng đàn áp phong trào dân chủ nặng nề, nhưng cũng không ngăn chận được sự lan toả của sự phản kháng của quần chúng đến nhiều nơi và trên nhiều lãnh vực từ môi trường, đất đai, an ninh lãnh thổ... Tình hình đấu đá nội bộ csvn mà cái gọi là „nhất thể hóa“ là kết quả là ông Nguyễn phú Trọng và phe nhóm giành được sau khi ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước chết vì bị „virus lạ“; Tình hình kinh tế VN không phát triển và việc nhà nước CSVN cận kiệt ngân sách, thu không đủ chi mặc dù đầu tư FDI có gia tăng và đang muốn tiếp tục bóc lột dân chúng qua việc tăng giá nhiên liệu và âm mưu sắp tới gọi là thu thuế bảo vệ môi trường; Tình hình xã hội bất ổn với vấn nạn ô nhiêm môi trường với 3 ngòi nổ đó là Formosa, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân và nhà máy giấy Lee Man ở Hậu Giang. Tình hình cuộc chiến tranh thương mại cũng như tình hình biển Đông với sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sẽ ảnh hưởng đến VN như thế nào....Ông kết luận, tất cả các yếu tố trên là những cơ hội cho người Việt Nam trong việc thay đổi đất nước trong tương lai gần sắp tới.   Sau phần trình bày của ông Lý Thái Hùng, hội trường đã có những câu hỏi, trao đổi, góp ý với diễn giả một cách sôi nổi về những vấn đề liên quan đến việc làm sao cho những cuộc xuống đường của bà con trong nước được liên tục và kéo dài; Làm sao để bà con có thể đối phó với Luật An Ninh Mạng của CSVN; Vấn đề hán hóa tại VN ngày càng gia tốc; Về Hiệp định Tư do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA); Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Độ bị đưa về Thái Bình và tình hình Giáo hội PGVNTN; Viễn cảnh sự xung đột ở biển Đông giữa Mỹ và Trung quốc sẽ ảnh hưởng ra sao đối với VN;...Nhiều câu hỏi được ông Lý Thái Hùng trả lời một cách thỏa đáng.   Hiện diện trong buổi sinh hoạt chính trị này còn có Ls. Nguyễn Văn Đài. Ls. Đài đã tường trình về chuyến công tác vừa qua của ông tại quốc hội EU khi EU có buổi điều trần về Hiệp Định EVFTA. Trong dịp này ông cũng đề nghị và kêu gọi bà con gởi thư đến các dân biểu quốc hội EU để kêu gọi họ không thông qua hiệp định cho tới khi nào nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền. Được biết vào tháng 3 năm 2019 quốc hội Âu Châu sẽ nhóm họp và sẽ bỏ phiếu về Hiệp định EVFTA này.   Buổi hội thảo chấm dứt vào lúc 18 giờ cùng ngày sau khi BTC tặng quà bày tỏ sự cảm ơn đến Mục sư Bửu Ái, vị quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành tại đây và cũng là người đã cho sử dụng hội trường./.  
......

Đức quốc: Hội thảo về hiện tình đất nước và viễn cảnh công cuộc dân chủ hóa VN

Frankfurt - Đức quốc, 13.10. 2018. Dù là trung tuần tháng 10 và trời đã vào thu nhưng thời tiết Frankfurt am Main, Đức quốc, Trung tâm tài chính của Âu Châu hôm nay rất ấm áp như cố gắng níu kéo cái nắng ấm còn sót lại của mùa hè, như ông Lý Thái Hùng, TBT Đảng Việt Tân nói đùa là mang cái nắng ấm từ California đến nhân chuyến công tác của ông sang Âu Châu lần này. Vào lúc 15 giờ tại hội trường của nhà thờ Tin Lành trên đường Am Tiergarten 50, Frankfurt am Main, buổi nói chuyện về „Hiện Tình Đất Nước và Viễn Cảnh Công Cuộc Dân Chủ Hóa VN“ của ông Lý Thái Hùng với đồng bào và thân hữu của cơ sở Đảng Việt Tân tại vùng này được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm. Sau đó ông Ngô Văn Minh, đại diện BTC đã ngỏ lời chào mừng quan khách cũng như nêu lên ý nghĩa và mục đích buổi hội thảo chính trị này. Trong phần phát biểu của mình, ông Minh đã đặt câu hỏi, trước tình hình đàn áp khốc liệt phong trào dân chủ VN vừa qua, cụ thể từ đầu năm 2018 đến nay, CSVN đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, xã hội, môi sinh..., và kết án 33 người với tổng cộng mức án 225,5 năm tù và 56 năm quản chế, cộng với việc chế độ CSVN sẽ rập khuôn như Trung cộng kiểm soát người dân qua cái gọi là Luật An Ninh Mạng... thì rồi đây phong trào dân chủ của VN sẽ chịu ảnh hưởng ra sao... để dẫn nhập cho đề tài chính của buổi nói chuyện. Tiếp đến là phần trình bày của ông Lý Thái Hùng. Trong gần 1 tiếng đồng hồ, ông Hùng đã cho cử tọa thấy một bức tranh tổng thể của tình hình VN về nhiều khía cạnh khác nhau từ việc chế độ CSVN ngày càng gia tăng đàn áp phong trào dân chủ nặng nề, nhưng cũng không ngăn chận được sự lan toả của sự phản kháng của quần chúng đến nhiều nơi và trên nhiều lãnh vực từ môi trường, đất đai, an ninh lãnh thổ... Tình hình đấu đá nội bộ csvn mà cái gọi là „nhất thể hóa“ là kết quả là ông Nguyễn phú Trọng và phe nhóm giành được sau khi ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước chết vì bị „virus lạ“; Tình hình kinh tế VN không phát triển và việc nhà nước CSVN cận kiệt ngân sách, thu không đủ chi mặc dù đầu tư FDI có gia tăng và đang muốn tiếp tục bóc lột dân chúng qua việc tăng giá nhiên liệu và âm mưu sắp tới gọi là thu thuế bảo vệ môi trường; Tình hình xã hội bất ổn với vấn nạn ô nhiêm môi trường với 3 ngòi nổ đó là Formosa, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân và nhà máy giấy Lee Man ở Hậu Giang. Tình hình cuộc chiến tranh thương mại cũng như tình hình biển Đông với sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sẽ ảnh hưởng đến VN như thế nào....Ông kết luận, tất cả các yếu tố trên là những cơ hội cho người Việt Nam trong việc thay đổi đất nước trong tương lai gần sắp tới. Sau phần trình bày của ông Lý Thái Hùng, hội trường đã có những câu hỏi, trao đổi, góp ý với diễn giả một cách sôi nổi về những vấn đề liên quan đến việc làm sao cho những cuộc xuống đường của bà con trong nước được liên tục và kéo dài; Làm sao để bà con có thể đối phó với Luật An Ninh Mạng của CSVN; Vấn đề hán hóa tại VN ngày càng gia tốc; Về Hiệp định Tư do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA); Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Độ bị đưa về Thái Bình và tình hình Giáo hội PGVNTN; Viễn cảnh sự xung đột ở biển Đông giữa Mỹ và Trung quốc sẽ ảnh hưởng ra sao đối với VN;...Nhiều câu hỏi được ông Lý Thái Hùng trả lời một cách thỏa đáng. Hiện diện trong buổi sinh hoạt chính trị này còn có Ls. Nguyễn Văn Đài. Ls. Đài đã tường trình về chuyến công tác vừa qua của ông tại quốc hội EU khi EU có buổi điều trần về Hiệp Định EVFTA. Trong dịp này ông cũng đề nghị và kêu gọi bà con gởi thư đến các dân biểu quốc hội EU để kêu gọi họ không thông qua hiệp định cho tới khi nào nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền. Được biết vào tháng 3 năm 2019 quốc hội Âu Châu sẽ nhóm họp và sẽ bỏ phiếu về Hiệp định EVFTA này. Buổi hội thảo chấm dứt vào lúc 18 giờ cùng ngày, sau khi BTC tặng quà bày tỏ sư cảm ơn đến Mục sư Bửu Ái, vị quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành tại đây và cũng là người đã cho sử dụng hội trường./.
......

EVFTA: Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi

Chiều ngày 10/10/2018, tai Brussels –Thủ đô Vương quốc Bỉ, Ủy ban chuyên trách thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu đã tổ chức cuộc điều trần công khai về Hiệp đinh thương mại tự do EU – Việt Nam Buổi điều trần mang tên  “Các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam  – Lợi ích và giá trị “ Cách đây gần 3 năm vào đầu tháng 12/2015 Việt Nam và EU đã hoàn tất đàm phán hiệp định EVFTA. Tuy nhiên hiệp định chưa được hai bên ký kết chính thức và thông qua để đi vào thực thi. Mối quan tâm của EU đến 3 vấn đề gồm nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường được xem là các rào cản chính. Đai diện nhà cầm quyền CSVN tại cuộc điều trấn là ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng bộ Công thương. Ông Khánh phát biểu 3 vấn đề , trong vấn đề thứ ba được đề cập đến là nhân quyền ông  Khánh nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam “đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền”. Ông Khánh khẳng định nhân quyền “nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn” của minh Sau bài phát biểu của đại diện giới cầm quyền CSVN, là phiên thảo luận với tiến sĩ Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”, và các đại diện của Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, và tổ chức vận động hành lang BUSINESS Europe. Tham dư buổi điều trần này có TS. Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu rõ  trong vài năm gần đây, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã “xấu đi”. Ông cho rằng EVFTA với đòi hỏi Việt Nam phải phê chuẩn nốt 3 công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ giúp cải thiện nhân quyền. Sau cuộc điểu trần, từ Brussels – thủ đô Vương quốc Bỉ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Đã khẳng định Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi EVFTA.
......

Tòa án CSVN tuyên án ông Lưu Văn Vịnh và 4 thành viên “ Liên minh dân tộc Việt Nam” 57 năm tù

Hôm nay ngày 5/10/2018, tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 thành viên của tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam" về cái gọi là tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1 điều 79 bộ luật hình sự cũ. Các nhà hoạt động bị đưa ra xét xử gồm các ông Lưu Văn Vịnh (SN 1967), Nguyễn Quốc Hoàn (SN 1977), Nguyễn Văn Đức Độ (SN 1975), Phan Trung (SN 1976), Từ Công Nghĩa (SN 1993). Theo cáo trạng họ bị truy tố vì đã có “hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp thực hiện các hành vi thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh dân tộc Việt Nam" với mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Trong vụ án này, ông Lưu Văn Vịnh bị coi là đóng vai trò chủ mưu cầm đầu  tổ chức mọi hoạt động để thành lập tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam"; đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động cho tổ chức, vận động lôi kéo người vào tổ chức. Tại phiên tòa cũng như quá trình điều tra, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn không thừa nhận sai phạm. Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Lưu Văn Vịnh mức án 15 năm tù, ông Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, ông Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, ông Từ Công Nghĩa 10 năm tù và ông Phan Trung 8 năm tù. Cả 5 nhà hoạt động còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú sau khi mãn hạn tù.
......

Cùng Ân Xá Quốc Tế vận động tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức và các TNLT

30.09.2018, Neustadt-Weinstraße, Đức Quốc - Nhân dịp Tuần Lễ Đa Văn Hóa tại Cộng Hòa Liên Bang Đức các anh chị em đảng Việt Tân và các thân hữu Đức cũng như Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp cho ngày lễ hội tại thành phố Neustadt-Weinstraße trong các tiết mục chương trình như CẦU NGUYỆN LIÊN TÔN cho HÒA BÌNH và NHÂN QUYỀN, BIỂU DIỄN MÔN DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, THÔNG TIN và cùng ÂN XÁ QUỐC TẾ vận động cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC & các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, và các quầy thực phẩm… Ông tỉnh trưởng Ingo Röthlingshöfer Các chức sắc tôn giáo cầu nguyện cho TNLT VN Tiết mục khai mạc ngày lễ hội tại quảng trường Marktplatz là phần cầu nguyện liên tôn. Các vị mục sư quản hạt Armin Jung, linh mục Stefan Werdelis và các vị đại diện Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo đã đọc lời nguyện bằng ngôn ngữ của mình rồi dịch sang Đức ngữ. Đặc biệt các vị đã nhắc nhở và nêu lên tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cũng như đã đọc lời nguyện dành riêng cho các Tù Nhân Lương Tâm tại đây. Để tỏ tình liên đới quý chức sắc và ông tỉnh trưởng Ingo Röthlingshöfer (là người suốt từ mấy năm nay lên tiếng cho Nhân Quyền tại Việt Nam, www.thongtinducquoc.de/node/2515) đã chụp hình chung với bức ảnh Tù Nhân Lương Tâm.   Sau phần nhạc của NEW BRASS BIGBAND là tiết mục BIỂU DIỄN MÔN THIỀN DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã mời quý khách cùng tập chung để cảm nhận được bầu không khí hòa đồng (nhân dịp chuẩn bị mừng 70 năm Ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại Paris, 10.12.1948) khi mọi người cùng làm chung những động tác vận hành âm dương và tập trung tinh thần vào Hơi Thở là Dưỡng Khí / Thần Khí bao trùm trái đất, nối kết mọi sắc dân thành đại gia đình nhân loại.     Quảng trường Marktplatz thuộc khu phố cổ có tòa đô thị cũng như nhà thờ Stiftskirche của Công Giáo và Tin Lành cùng dùng cho công việc thờ phượng và văn hóa. Vì cùng thời điểm dịp lễ TẠ Ơn cuối mùa gặt hái nho làm rượu nên rất đông du khách tụ tập về đây. Nhờ thế, mà các quầy ăn của nhiều sắc dân (như Thổ, Pháp, Ý, Afghanistan, Ấn Độ, Senegal, Nepal, Việt Nam v.v.) và các quầy thông tin được hưởng ứng rất đông đảo. Đặc biệt lần này tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI) mang cả xe bus hai tầng đến để vận động cho NHÂN QUYỀN. Nhờ có mối tương giao hợp tác tốt nên các anh chị em đảng Việt Tân và các thân hữu Đức Việt đã cùng vận động chung với AI cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC & các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM.   Suốt trong ngày lễ hội từ 09:00 đến 18:30 giờ tại quầy thông tin Việt Nam với biểu ngữ DANKE DEUTSCHLAND! (CẢM ƠN ĐỨC QUỐC!) và nhiều tấm bảng thông tin về tình hình nhân quyền, môi sinh đã có đông quan khách chiếu cố và bầy tỏ quan tâm, đặc biệt là dữ kiện Cộng Sản Việt Nam rập khuôn Trung Cộng ban hành đạo luật An Ninh Mạng để đàn áp người dân, cũng như dự luật Đặc Khu bán nước cho Tàu. Đa số người bản xứ đều rõ chính sách của China hiện nay là đưa các nước vào bẫy nợ để thao túng về chính trị và kinh tế. Riêng ở Đức người dân rất bất bình vê hành động xâm phạm lãnh thổ và bắt cóc người của nhà cầm quyền Việt Cộng vào tháng 7 năm 2017. Sự kiện này ảnh hưởng nặng nề lên dự án Hiệp Ước Thương Mại Việt-Nam-Âu-Châu.     TRẦN THANH NGA
......

Cùng Ân Xá Quốc Tế vận động tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức và các TNLT

30.09.2018, Neustadt-Weinstraße, Đức Quốc Nhân dịp Tuần Lễ Đa Văn Hóa tại Cộng Hòa Liên Bang Đức các anh chị em đảng Việt Tân và các thân hữu Đức cũng như Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp cho ngày lễ hội tại thành phố Neustadt-Weinstraße trong các tiết mục chương trình như CẦU NGUYỆN LIÊN TÔN cho HÒA BÌNH và NHÂN QUYỀN, BIỂU DIỄN MÔN DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, THÔNG TIN và cùng ÂN XÁ QUỐC TẾ vận động cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC & các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, và các quầy thực phẩm… Tiết mục khai mạc ngày lễ hội tại quảng trường Marktplatz là phần cầu nguyện liên tôn. Các vị mục sư quản hạt Armin Jung, linh mục Stefan Werdelis và các vị đại diện Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo đã đọc lời nguyện bằng ngôn ngữ của mình rồi dịch sang Đức ngữ. Đặc biệt các vị đã nhắc nhở và nêu lên tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cũng như đã đọc lời nguyện dành riêng cho các Tù Nhân Lương Tâm tại đây. Để tỏ tình liên đới quý chức sắc và ông tỉnh trưởng Ingo Röthlingshöfer (là người suốt từ mấy năm nay lên tiếng cho Nhân Quyền tại Việt Nam, www.thongtinducquoc.de/node/2515) đã chụp hình chung với bức ảnh Tù Nhân Lương Tâm. Sau phần nhạc của NEW BRASS BIGBAND là tiết mục BIỂU DIỄN MÔN THIỀN DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã mời quý khách cùng tập chung để cảm nhận được bầu không khí hòa đồng (nhân dịp chuẩn bị mừng 70 năm Ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại Paris, 10.12.1948) khi mọi người cùng làm chung những động tác vận hành âm dương và tập trung tinh thần vào Hơi Thở là Dưỡng Khí / Thần Khí bao trùm trái đất, nối kết mọi sắc dân thành đại gia đình nhân loại. . Các chức sắc tôn giáo cầu nguyện cho TNLT VN Ông tỉnh trưởng Ingo Röthlingshöfer Quảng trường Marktplatz thuộc khu phố cổ có tòa đô thị cũng như nhà thờ Stiftskirche của Công Giáo và Tin Lành cùng dùng cho công việc thờ phượng và văn hóa. Vì cùng thời điểm dịp lễ TẠ Ơn cuối mùa gặt hái nho làm rượu nên rất đông du khách tụ tập về đây. Nhờ thế, mà các quầy ăn của nhiều sắc dân (như Thổ, Pháp, Ý, Afghanistan, Ấn Độ, Senegal, Nepal, Việt Nam v.v.) và các quầy thông tin được hưởng ứng rất đông đảo. Đặc biệt lần này tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI) mang cả xe bus hai tầng đến để vận động cho NHÂN QUYỀN. Nhờ có mối tương giao hợp tác tốt nên các anh chị em đảng Việt Tân và các thân hữu Đức Việt đã cùng vận động chung với AI cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC & các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM. Suốt trong ngày lễ hội từ 09:00 đến 18:30 giờ tại quầy thông tin Việt Nam với biểu ngữ DANKE DEUTSCHLAND! (CẢM ƠN ĐỨC QUỐC!) và nhiều tấm bảng thông tin về tình hình nhân quyền, môi sinh đã có đông quan khách chiếu cố và bầy tỏ quan tâm, đặc biệt là dữ kiện Cộng Sản Việt Nam rập khuôn Trung Cộng ban hành đạo luật An Ninh Mạng để đàn áp người dân, cũng như dự luật Đặc Khu bán nước cho Tàu. Đa số người bản xứ đều rõ chính sách của China hiện nay là đưa các nước vào bẫy nợ để thao túng về chính trị và kinh tế. Riêng ở Đức người dân rất bất bình vê hành động xâm phạm lãnh thổ và bắt cóc người của nhà cầm quyền Việt Cộng vào tháng 7 năm 2017. Sự kiện này ảnh hưởng nặng nề lên dự án Hiệp Ước Thương Mại Việt-Nam-Âu-Châu./.  
......

Người Việt Bắc Đức đồng hành cùng quốc nội chống luật an ninh mạng, dự luật đặc khu

Hamburg (Bắc Đức): Hơn cả tuần nay trời Hamburg bỗng dưng trở lạnh với những cơn mưa nhẹ. Nhưng chiều nay, 29.09.2018 chỉ có những cơn gió nhẹ thổi căng những lá cờ vàng. Buổi mít tinh biểu tình đồng hành với đồng bào quốc nội của người Việt tại Hamburg và các vùng phụ cận diễn ra từ 14 giờ đến 16 giờ trước nhà ga chính của Hamburg. Ngoài sự có mặt của đồng bào Việt Nam ở Hamburg và các vùng phụ cận, còn có bà con đến từ Berlin và Münster. Sau phần nghi thức khai mạc, Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch của Liên Hội Người Việt Ty Nạn tại CHLB Đức trình bày việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức hội đoàn của người Việt ở hải ngoại cùng đồng loạt tổ chức biểu tình, mít tinh ở nhiều nơi trên thế giới để đồng hành, hiệp thông cùng đồng bào quốc nội tố cáo sự chà đạp nhân quyền, bóp nghẹt tự do tư tưởng, ngôn luận qua việc thông qua luật an ninh mạng và sẽ áp dụng đầu năm 2019. Cũng như chính quyền CSVN muốn hợp thức hóa việc bán nước, dâng biển cho Tàu cộng qua cái dự luật đặc khu kinh tế gặp sự phải đối mãnh liệt của người dân nên quốc hội CSVN đã dời lại việc biểu quyết, nhưng khốn nạn là chính quyền các địa phương Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã và vẫn tiếp tục xây dựng các cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc thành lập xây dựng các đặc khu. Buổi mít tinh được trình bày phần lớn bằng tiếng Đức cho người bản xứ, cũng như tiếng Anh và Pháp ngữ cho du khách hiểu được tình trạng vi phạm nhân quyền, tự do dân chủ bị chà đạp ở Việt Nam. Truyền đơn cũng được bà con phân phát và giải thích đến những khách qua đường. Mặc dù trời hơi lạnh nhưng cuộc mít tinh rất khí thế vì các bài hát đấu tranh như Trả lại cho dân, Xuống đường, Dậy mà đi, Việt Nam quẹ hương ngạo nghễ, … cũng như những khẩu hiệu Nhân quyền cho Việt Nam, Dân chủ cho Việt Nam, Tự do tôn giáo, báo chí cho Việt Nam, đả đảo chính quyền cộng sản tại Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Đức. Buổi mít tinh kết thúc vào lúc 16 giờ cùng ngày sau khi bà con đồng ca nhạc phẩm Việt Nam Việt Nam. Trần Văn ghi lại Photo: Nguyễn Phan  
......

Người Việt bắc Đức đồng hành cùng quốc nội chống luật an ninh mạng, dự luật đặc khu

Hamburg (Bắc Đức): Hơn cả tuần nay trời Hamburg bỗng dưng trở lạnh với những cơn mưa nhẹ. Nhưng chiều nay, 29.09.2018 chỉ có những cơn gió nhẹ thổi căng những lá cờ vàng. Buổi mít tinh biểu tình đồng hành với đồng bào quốc nội của người Việt tại Hamburg và các vùng phụ cận diễn ra từ 14 giờ đến 16 giờ trước nhà ga chính của Hamburg. Ngoài sự có mặt của đồng bào Việt Nam ở Hamburg và các vùng phụ cận, còn có bà con đến từ Berlin và Münster. Sau phần nghi thức khai mạc, bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch của Liên Hội Người Việt Ty Nạn tại CHLB Đức trình bày việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức hội đoàn của người Việt ở hải ngoại cùng đồng loạt tổ chức biểu tình, mít tinh ở nhiều nơi trên thế giới để đồng hành, hiệp thông cùng đồng bào quốc nội tố cáo sự chà đạp nhân quyền, bóp nghẹt tự do tư tưởng, ngôn luận qua việc thông qua luật an ninh mạng và sẽ áp dụng đầu năm 2019. Cũng như chính quyền CSVN muốn hợp thức hóa việc bán nước, dâng biển cho Tàu cộng qua cái dự luật đặc khu kinh tế gặp sự phải đối mãnh liệt của người dân nên quốc hội CSVN đã dời lại việc biểu quyết, nhưng khốn nạn là chính quyền các địa phương Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã và vẫn tiếp tục xây dựng các cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc thành lập xây dựng các đặc khu. Buổi mít tinh được trình bày phần lớn bằng tiếng Đức cho người bản xứ, cũng như tiếng Anh và Pháp ngữ cho du khách hiểu được tình trạng vi phạm nhân quyền, tự do dân chủ bị chà đạp ở Việt Nam. Truyền đơn cũng được bà con phân phát và giải thích đến những khách qua đường. Mặc dù trời hơi lạnh nhưng cuộc mít tinh rất khí thế vì các bài hát đấu tranh như Trả lại cho dân, Xuống đường, Dậy mà đi, Việt Nam quẹ hương ngạo nghễ, ... cũng như những khẩu hiệu Nhân quyền cho Việt Nam, Dân chủ cho Việt Nam, Tự do tôn giáo, báo chí cho Việt Nam, đả đảo chính quyền cộng sản tại Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Đức. Buổi mít tinh kết thúc vào lúc 16 giờ cùng ngày sau khi bà con đồng ca nhạc phẩm Việt Nam Việt Nam. Photo: Nguyễn Phan  
......

London: Buổi ra mắt Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo

Ban Điều Hành hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo (The Brotherhood Catholic Youth Association) nhiệm kỳ I. London (Anh quốc) – Hôm Chủ Nhật 23/9/2018, nhiều thanh niên trong cộng đồng mới tại Anh Quốc đã tề tựu về Luân Đôn để thành lập Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo tại UK (Brotherhood Catholic Youth Association / UK), theo đề nghị của 4 sáng lập viên (Founder) là 4 bạn trẻ An Tran, Nhu Le, Ha Dinh & Thanh Nguyen và hơn 20 thành viên sáng lập (Founding member). Buổi meeting khởi sự lúc 3 giờ chiều tại nhà hàng Việt Nam Tây Đô tại trung tâm thành phố London. Các thành viên sáng lập đã đồng thuận tín nhiệm 4 sáng lập viên nói trên vào Ban Điều Hành chính thức, nhiệm kỳ 1, và phân chia trách nhiệm như sau: Hội trưởng: anh AN TRAN Phó hội trưởng: cô NHU LE Thư ký: cô HA DINH Thủ quỹ: anh THANH TRAN Ngoài ra Ban Chấp Hành đã mời một người Anh gốc Việt am tường về hội đoàn & cộng đồng tại UK làm tư vấn độc lập (independent adviser) cho Hội, nhưng không là tư cách Hội Viên. Ngoài ra, tham dự viên buổi meeting đã được nghe anh Hội Trưởng An Tran trình bày về mục đích và tôn chỉ của Hội như sau: • Kết hợp và bồi dưỡng sự thông cảm giữa những người Công giáo Việt Nam trẻ tuổi từ các cộng đồng đa dạng ở Anh. • Thúc đẩy các sinh hoạt động giải trí, ái hữu, hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ chung giữa các thành viên. • Thiết lập các hoạt động và đấu tranh phi bạo lực để thúc đẩy quyền con người, dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam. • Tham gia các hoạt động và đấu tranh phi bạo lực của các tổ chức có cùng mục tiêu tương tự như Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo. Theo Ban Điều Hành thì mục tiêu trọng yếu của Hội là: Sống theo tinh thần Vị Tha, Bác Ái và Công Lý để cố gắng mang lại cho Quê Hương VN được đẹp hơn, nhân bản hơn, bình an & hạnh phúc hơn, đó là con đường dấn thân đấu tranh trong ôn hoà, mạnh mẽ lên tiếng để Cộng Đồng Quốc Tế biết được những bất công, sự bắt bớ phi pháp, đàn áp bằng bạo lực một cách dã man của CSVN và yêu cầu CSVN ngay lập tức trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, trả lại những quyền cơ bản cho người dân VN.   Anh Hội trưởng An Tran đang trình bày về tôn chỉ và mục đích của Hội trước cử tọa tham dự. Tiếp theo là phần trình bày của cô Phó hội trưởng Nhu Le nói về các sinh hoạt trẻ vui chơi lành mạnh của những bạn bè thanh niên Công Giáo tại VQ Anh, những sinh hoạt tương thân tương ái, ái hữu và tương tế của người Công Giáo trẻ. Những sinh hoạt nầy cũng bao gồm luôn cả các sinh hoạt đấu tranh cho “quyền con người / nhân quyền / dân chủ và tự do” của đồng bào VN, của tù nhân lương tâm (TNLT) và của vô số nạn nhân của CSVN trong nước. Sau đó, cô Thư ký Ha Dinh trình bày về phần phát triển hội viên và điều kiện gia nhập Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo. Cô Ha Dinh cho phái viên chúng tôi biết e-mail dinhdao203@gmail.com là địa chỉ e-mail cho các bạn Thanh Niên Công Giáo nào muốn xin gia nhập Hội và muốn được cấp thẻ hội viên thì xin liên lạc với e-mail nầy.  
......

Đức Quốc: Người Việt tiếp tục đồng hành với quốc nội tố cáo giặc cộng bán nước cho Tàu

Frankfurt, 02.9.2018 Hưởng ứng lời kêu gọi của đồng bào quốc nội, đông đảo người Việt từ nhiều thành phố thuộc Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng như Pháp Quốc và Thụy Sĩ đã tụ tập về thành phố Frankfurt am Main, trung tâm tài chánh của Âu Châu, để biểu tình cực lực phản đối chế độ Cộng Sản Việt Nam đã thông qua luật An Ninh Mạng cũng như đang bàn thảo Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế bán nước cho Trung cộng. Chương trình bắt đầu vào lúc 12:30 giờ trước Tổng Lãnh Sự Quán (TLSQ) Việt Cộng. Người ta nhận thấy nhân viên của TLSQ vội vàng tắt đèn, đóng cổng và đóng cửa khi nhìn thấy người đồng hương kéo về tranh đấu lên tiếng bảo vệ đất nước.  Sau nghi thức khai mạc với quốc ca Đức, Việt và phút mặc niệm, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn (LHNVTN) tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ) gửi lời chào và cảm ơn đến toàn thể tham dự viên đã hưởng ứng lời kêu gọi của quốc nội liên tục xuống đường đồng hành từ mấy tháng qua. BS cũng kêu gọi đồng bào tiếp tục kiên trì trong những tháng tới cho đến khi Cộng Sản Việt Nam phải hủy bỏ đạo luật bóp cổ người dân cũng như dự luật dâng đất cho Trung cộng.  Kế đến ông KS Nguyễn Thế Bảo, Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nürnberg đã trình bầy hùng hồn bằng Đức Ngữ những trăn trở và phẫn uất của mình trước tình hình đất nước đang bị đảng Cộng Sản Việt Nam giao cho Tàu Cộng. Ông nhất quyết đòi phế bỏ chế độ độc tài đảng trị này để cứu nguy dân tộc. Ông cũng lên án chính sách bành trướng, đàn áp và bóc lột của đảng Cộng Sản Trung Quốc tại một số quốc gia trên thế giới như Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết vừa đi công tác ở Vương Quốc Bỉ về, tuy mệt mỏi nhưng cũng đến để cùng với đồng bào lên tiếng góp gió thành bão quét sạch đi cái Quốc Nạn, cái Quốc Khánh 2.9 bịp bợm của Việt Cộng đã cướp đi quyền Độc Lập của Dân Tộc. Một số phát biểu trước cuộc biểu tình: Ks. Nguyễn Thế Bảo, Ls. Nguyễn Văn Đài, ông Nguyễn Văn Rị Bs. Huỳnh Quốc Bảo, cô An Phan, anh Hồ Minh Vũ. Từ trong nước linh mục Phan Văn Lợi, thuộc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, đã gửi lời phát biểu qua internet được Ban Tổ Chức (BTC) cho phát thanh với nội dung chính như sau:                                                                                                               - Cái gọi là ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ là sự lừa gạt lịch sử của cộng sản, vì ngay từ hôm 11 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại đã ra Tuyên ngôn độc lập từ Kinh thành Huế, khẳng định Việt Nam không còn chịu sự đô hộ của Pháp nữa. - Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, lãnh đạo đảng Cộng sản lúc ấy, hứa hẹn độc lập, tự do, hạnh phúc cho Đồng bào, trong thực tế đã mở cửa cho bao tai họa đổ xuống trên Quê hương và Dân tộc chúng ta từ tháng 9 năm 1945 đến bây giờ. - Việt cộng và Tàu cộng là kẻ thù của Dân tộc, đồng lòng hành động xóa sổ chế độ bất nhân, bất tài, đảng trị, toàn trị trên Quê hương. Vì đó chính là nguồn tai họa làm cho Đất nước mất độc lập, Nhân dân mất tự do và hạnh phúc... (nghe nguyên văn tại link bên dưới) Đặc biệt trong lần biểu tình này có rất đông thành phần trẻ tham dự và lên tiếng thông tin bằng Đức và Anh ngữ trước công luận về tình trạng đảng Cộng Sản Việt Nam làm đầy tớ cho đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp chính người dân của mình. Các bạn trẻ gồm có BS Quốc Bảo, Bảo Vi, An Phan và Minh Vũ…   -----------------------                                                                                                                                          Bắt đầu từ 13:30 giờ là phần tuần hành vài cây số vào tới quảng trường Công Lý tại Römerberg trước tòa đô thị. Trên con đường tới nơi mit-tinh những tiếng hô vang dội của đoàn người biểu tình qua các khu phố đã tạo được chú ý đặc biệt của người bộ hành:                                                                                                                   „Nieder mit der kommunistischen Partei Vietnams!“ (Đả đảo đảng Cộng Sản Việt Nam!),                                                                                                                               „Nieder mit der KP Vietnams! Feige zum Feind, brutal zum Volk!“ (Đả đảo CSVN hèn với giặc, ác với dân!),                                                                 „Weg mit dem Netzsicherheitsgesetz“ (Vứt bỏ luật An Ninh Mạng),                                                                                 „Weg mit dem Gesetzentwurf 99-Jahre-Landverpachtung an China“ (Dẹp bỏ dự luật Đặc Khu!),                       „China! Raus aus Vietnam!“ (Tàu Cộng cút khỏi Việt Nam!)… ----------------------- Từ 14 giờ 30 đến 16 giờ 30 gần 300 đồng bào đã có mặt tại quảng trường Công Lý trước tòa thị sảnh, nơi rất đông du khách qua lại. Tại đây những người trẻ Việt Nam thay phiên nhau liên tục trình bầy bằng Đức và Anh ngữ về tình trạng Hòa Bình và Kinh tế Thế Giới bị đe dọa bởi Cộng Sản Việt Nam vâng lời Trung Cộng ban hành đạo luật An Ninh Mạng cũng như đang bàn thảo dự luật Đặc Khu nộp đất cho Tàu. Xen kẽ các lời phát biểu là những bài hát đấu tranh tập thể hùng hồn của Trúc Hồ và lời hô vang trời đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam. Cùng với đông đảo khách bộ hành đứng lại lắng nghe và trao đổi, bầu không khí  của quảng trường Công Lý trở nên rất phấn khởi và quyết tâm, nhất là khi ông Nguyễn Văn Rị (phó chủ tịch LHNVTN) điều động đoàn người biểu tình đi thành hình tròn trên quảng trường Công Lý như là một cử chỉ liên đới chặt chẽ LÊN ĐƯỜNG VỚI ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI.  Thay mặt BTC, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, điều hợp viên buổi biểu tình ngỏ lời cảm ơn đến chính phủ và người dân Đức đã ủng hộ những đòi hỏi về Nhân Quyền và Dân Chủ Hóa Việt Nam. Mọi người đã cùng hô to nhiều lần:“DANKE DEUTSCHLAND !!!“ (Cảm ơn Đức Quốc !!!). Được biết hôm nay cùng lúc trong tòa đô chánh cũng có buổi gặp gỡ và đối thoại giữa các tôn giáo nên đoàn người biểu tình cũng đã hiệp tâm cùng các tôn giáo cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới bằng ca khúc KINH HÒA BÌNH. Tham dự buổi biểu tình tuần hành hôm nay ngoài BTC là Liên Hội NVTN tại CHLB Đức còn có các hội đoàn, tổ chức, truyền thông, báo chí như: Hội NVTN tại Berlin, Bremen, Hamburg, Essen, Krefeld, Mönchengladbach, Köln, Wiesbaden, Mannheim, Nürnberg, Hội Phụ Nữ Văn Hóa Tự Do, đảng Dân Tộc, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, đảng Việt Tân, các thông tín viên của Đài Radio Hải Ngoại, Cali today, Thông Tin Đức Quốc và Chân Trời Mới...và một số đồng bào từ Thụy Sĩ, các thành phố Paris, Tutlingen, Osnabrück, Oberhausen, Dorsten, Koblenz, Münster, München, Saarland, Usingen, Bad Schönborn, Nettetal, Dortmund, Recklinghausen, Freiburg in Breisgau, Altenkirchen... Ban Tổ Chức cho biết, có nhận được những bài phát biểu của đồng bào quốc nội qua internet nhân dịp biểu tình tại Frankfurt. Xin được chia xẻ tới quý độc giả. Xin bấm vào đây để nghe: Bài của linh mục Phan Văn Lợi Bài của cô Bùi Thị Thảo Bài của một người dân trong nước Lê Thùy Minh Photo: Minh Thông & Văn Minh
......

Đức Quốc: Người Việt tiếp tục đồng hành với quốc nội tố cáo giặc cộng bán nước cho Tàu

Frankfurt, 02.9.2018 Hưởng ứng lời kêu gọi của đồng bào quốc nội, đông đảo người Việt từ nhiều thành phố thuộc Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng như Pháp Quốc và Thụy Sĩ đã tụ tập về thành phố Frankfurt am Main, trung tâm tài chánh của Âu Châu, để biểu tình cực lực phản đối chế độ Cộng Sản Việt Nam đã thông qua luật An Ninh Mạng cũng như đang bàn thảo Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế bán nước cho Trung cộng. Chương trình bắt đầu vào lúc 12:30 giờ trước Tổng Lãnh Sự Quán (TLSQ) Việt Cộng. Người ta nhận thấy nhân viên của TLSQ vội vàng tắt đèn, đóng cổng và đóng cửa khi nhìn thấy người đồng hương kéo về tranh đấu lên tiếng bảo vệ đất nước.  Sau nghi thức khai mạc với quốc ca Đức, Việt và phút mặc niệm, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn (LHNVTN) tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ) gửi lời chào và cảm ơn đến toàn thể tham dự viên đã hưởng ứng lời kêu gọi của quốc nội liên tục xuống đường đồng hành từ mấy tháng qua. BS cũng kêu gọi đồng bào tiếp tục kiên trì trong những tháng tới cho đến khi Cộng Sản Việt Nam phải hủy bỏ đạo luật bóp cổ người dân cũng như dự luật dâng đất cho Trung cộng.  Kế đến ông KS Nguyễn Thế Bảo, Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nürnberg đã trình bầy hùng hồn bằng Đức Ngữ những trăn trở và phẫn uất của mình trước tình hình đất nước đang bị đảng Cộng Sản Việt Nam giao cho Tàu Cộng. Ông nhất quyết đòi phế bỏ chế độ độc tài đảng trị này để cứu nguy dân tộc. Ông cũng lên án chính sách bành trướng, đàn áp và bóc lột của đảng Cộng Sản Trung Quốc tại một số quốc gia trên thế giới như Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết vừa đi công tác ở Vương Quốc Bỉ về, tuy mệt mỏi nhưng cũng đến để cùng với đồng bào lên tiếng góp gió thành bão quét sạch đi cái Quốc Nạn, cái Quốc Khánh 2.9 bịp bợm của Việt Cộng đã cướp đi quyền Độc Lập của Dân Tộc. Một số phát biểu trước cuộc biểu tình: Ks. Nguyễn Thế Bảo, Ls. Nguyễn Văn Đài, ông Nguyễn Văn Rị Bs. Huỳnh Quốc Bảo, cô An Phan, anh Hồ Minh Vũ Từ trong nước linh mục Phan Văn Lợi, thuộc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, đã gửi lời phát biểu qua internet được Ban Tổ Chức (BTC) cho phát thanh với nội dung chính như sau:                                                                                                               - Cái gọi là ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ là sự lừa gạt lịch sử của cộng sản, vì ngay từ hôm 11 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại đã ra Tuyên ngôn độc lập từ Kinh thành Huế, khẳng định Việt Nam không còn chịu sự đô hộ của Pháp nữa. - Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, lãnh đạo đảng Cộng sản lúc ấy, hứa hẹn độc lập, tự do, hạnh phúc cho Đồng bào, trong thực tế đã mở cửa cho bao tai họa đổ xuống trên Quê hương và Dân tộc chúng ta từ tháng 9 năm 1945 đến bây giờ. - Việt cộng và Tàu cộng là kẻ thù của Dân tộc, đồng lòng hành động xóa sổ chế độ bất nhân, bất tài, đảng trị, toàn trị trên Quê hương. Vì đó chính là nguồn tai họa làm cho Đất nước mất độc lập, Nhân dân mất tự do và hạnh phúc... (nghe nguyên văn tại link bên dưới) Đặc biệt trong lần biểu tình này có rất đông thành phần trẻ tham dự và lên tiếng thông tin bằng Đức và Anh ngữ trước công luận về tình trạng đảng Cộng Sản Việt Nam làm đầy tớ cho đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp chính người dân của mình. Các bạn trẻ gồm có BS Quốc Bảo, Bảo Vi, An Phan và Minh Vũ…   -----------------------                                                                                                                                          Bắt đầu từ 13:30 giờ là phần tuần hành vài cây số vào tới quảng trường Công Lý tại Römerberg trước tòa đô thị. Trên con đường tới nơi mit-tinh những tiếng hô vang dội của đoàn người biểu tình qua các khu phố đã tạo được chú ý đặc biệt của người bộ hành:                                                                                                                   „Nieder mit der kommunistischen Partei Vietnams!“ (Đả đảo đảng Cộng Sản Việt Nam!),                                                                                                                               „Nieder mit der KP Vietnams! Feige zum Feind, brutal zum Volk!“ (Đả đảo CSVN hèn với giặc, ác với dân!),                                                                 „Weg mit dem Netzsicherheitsgesetz“ (Vứt bỏ luật An Ninh Mạng),                                                                                 „Weg mit dem Gesetzentwurf 99-Jahre-Landverpachtung an China“ (Dẹp bỏ dự luật Đặc Khu!),                       „China! Raus aus Vietnam!“ (Tàu Cộng cút khỏi Việt Nam!)… ----------------------- Từ 14 giờ 30 đến 16 giờ 30 gần 300 đồng bào đã có mặt tại quảng trường Công Lý trước tòa thị sảnh, nơi rất đông du khách qua lại. Tại đây những người trẻ Việt Nam thay phiên nhau liên tục trình bầy bằng Đức và Anh ngữ về tình trạng Hòa Bình và Kinh tế Thế Giới bị đe dọa bởi Cộng Sản Việt Nam vâng lời Trung Cộng ban hành đạo luật An Ninh Mạng cũng như đang bàn thảo dự luật Đặc Khu nộp đất cho Tàu. Xen kẽ các lời phát biểu là những bài hát đấu tranh tập thể hùng hồn của Trúc Hồ và lời hô vang trời đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam. Cùng với đông đảo khách bộ hành đứng lại lắng nghe và trao đổi, bầu không khí  của quảng trường Công Lý trở nên rất phấn khởi và quyết tâm, nhất là khi ông Nguyễn Văn Rị (phó chủ tịch LHNVTN) điều động đoàn người biểu tình đi thành hình tròn trên quảng trường Công Lý như là một cử chỉ liên đới chặt chẽ LÊN ĐƯỜNG VỚI ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI.  Thay mặt BTC, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, điều hợp viên buổi biểu tình ngỏ lời cảm ơn đến chính phủ và người dân Đức đã ủng hộ những đòi hỏi về Nhân Quyền và Dân Chủ Hóa Việt Nam. Mọi người đã cùng hô to nhiều lần:“DANKE DEUTSCHLAND !!!“ (Cảm ơn Đức Quốc !!!). Được biết hôm nay cùng lúc trong tòa đô chánh cũng có buổi gặp gỡ và đối thoại giữa các tôn giáo nên đoàn người biểu tình cũng đã hiệp tâm cùng các tôn giáo cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới bằng ca khúc KINH HÒA BÌNH. Em Bảo Vi đang phát biểu Tham dự buổi biểu tình tuần hành hôm nay ngoài BTC là Liên Hội NVTN tại CHLB Đức còn có các hội đoàn, tổ chức, truyền thông, báo chí như: Hội NVTN tại Berlin, Bremen, Hamburg, Essen, Krefeld, Mönchengladbach, Köln, Wiesbaden, Mannheim, Nürnberg, Hội Phụ Nữ Văn Hóa Tự Do, đảng Dân Tộc, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, đảng Việt Tân, các thông tín viên của Đài Radio Hải Ngoại, Cali today, Thông Tin Đức Quốc và Chân Trời Mới...và một số đồng bào từ Thụy Sĩ, các thành phố Paris, Tutlingen, Osnabrück, Oberhausen, Dorsten, Koblenz, Münster, München, Saarland, Usingen, Bad Schönborn, Nettetal, Dortmund, Recklinghausen, Freiburg in Breisgau, Altenkirchen... Ban Tổ Chức cho biết, có nhận được những bài phát biểu của đồng bào quốc nội qua internet nhân dịp biểu tình tại Frankfurt. Xin được chia xẻ tới quý độc giả. Xin bấm vào đây để nghe: Bài của linh mục Phan Văn LợiBài của cô Bùi Thị ThảoBài của một người dân trong nước Lê Thùy Minh Photo: Minh Thông & Văn Minh
......

TCBC: Đảng Việt Tân bác bỏ những cáo buộc dối trá của nhà cầm quyền CSVN

Thông Cáo Báo Chí Đảng Việt Tân bác bỏ những cáo buộc dối trá của nhà cầm quyền CSVN Đảng Việt Tân là một tổ chức tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và công bằng xã hội bằng phương thức ôn hòa. Thành viên của đảng Việt Tân tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các vị dân cử để cổ võ dân chủ, tôn trọng nhân quyền và phát huy xã hội dân sự tại Việt Nam. Mới đây Bộ Công An CSVN lại một lần nữa tìm cách hù dọa người dân để họ tránh xa các tổ chức dân chủ bằng cách dàn dựng việc bắt giữ một người đàn ông có tên là Lê Quốc Bình, ở Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định vào sáng ngày 29 tháng 8, và cáo buộc người này tham gia đảng Việt Tân ở Campuchia, vượt biên về nước mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại. Đây là chuyện bịa đặt trắng trợn. Cách đây 11 năm, Bộ công an cũng đã dàn dựng một khẩu súng với 13 viên đạn trong hành lý của hai vợ chồng Việt Kiều tại Mỹ là ông bà Lê Văn Phan và Nguyễn Thị Thịnh khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 23 tháng 11 năm 2007. Sau 13 ngày giam giữ và ép cung, báo Công An Nhân Dân vào ngày 6 tháng 12 loan tải rằng ông bà Lê Văn Phan nhận tội chuyển vũ khí cho Đảng Việt Tân từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Cả hai ông bà Lê Văn Phan không liên hệ gì đến Việt Tân nên khi màn kịch không còn ăn khách, CSVN đã phải âm thầm thả hai người này về lại Hoa Kỳ. Đảng Cộng Sản Việt Nam mới đích thực là tổ chức sử dụng thủ đoạn bạo lực để khủng bố, đàn áp người dân, và tìm cách tiêu diệt đối kháng. Hàng ngàn nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và blogger đã bị hành hung và đàn áp vì cổ xúy cho các quyền tự do con người. Dù có cố dàn dựng những cáo buộc dối trá cách mấy đi nữa, nhà cầm quyền CSVN cũng không thể xóa được các tội ác vi phạm nhân quyền trầm trọng trước công luận thế giới. Ngày 30 tháng 8 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951   Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ –Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước http://viettan.org/tcbc-dang-viet-tan-bac-bo-nhung-cao-buoc-doi-tra-cua-...
......

Dân biểu Quốc hội Đức Frank Schwabe muốn vào trại giam thăm Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Trước những thông tin không an toàn của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tại trại giam số 5 Thanh Hóa trong thời gian qua, Dân biểu Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức ông Frank Schwabe cho biết là ông đang chờ sự chấp thuận của phía Việt Nam để vào thăm bà Quỳnh… Đó là thông tin do bà Nguyễn Tuyết Lan thân mẫu của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người hiện đang thi hành án tại trại giam số 5 Công an tỉnh Thanh Hóa với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật hình sự 1999 chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB). Bà Tuyết Lan cho biết vào ngày 22/8/2018, bà có ra Hà Nội gặp gỡ vị Dân biểu của nước Cộng hòa Liên bang Đức ông Frank Schwabe và Phó Đại sứ nước Đức ông Wolfgang Manig. Theo bà Tuyết Lan, tại cuộc gặp gỡ này ông Frank Schwabe là người bảo trợ cho Blogger Như Quỳnh có nói là đã gửi yêu cầu với phía Việt Nam để vào trại giam thăm gặp, hỏi han tình hình của Blogger Như Quỳnh nhưng đến nay phía Việt Nam vẫn chưa có trả lời. “Ông dân biểu Frank Schwabe là người đỡ đầu cho Quỳnh, có nói với tôi là sẽ vào thăm Quỳnh và đề nghị phía chính quyền Việt Nam để ổng vào thăm Quỳnh nhưng lời đề nghị này phía Việt Nam chưa trả lời.” Ông Frank Schwabe còn hỏi bà Tuyết Lan cần ông giúp đỡ gì thêm cho Blogger Như Quỳnh. Bà Tuyết Lan nói: “Ổng có hỏi tôi là ổng sẽ làm gì để giúp đỡ cho Quỳnh thì tôi nói là chỉ mong rằng Quỳnh không bị ngược đãi trong tù, không bị đe dọa, không bị đòi đánh, không bị đòi giết …” Thời gian qua, báo đài tự do và truyền thông mạng lên tiếng khá nhiều về tình hình tuyệt thực nhiều ngày liền vì bị bạc đãi trong trại giam của Blogger Như Quỳnh. Bà Tuyết Lan cho VNTB biết là sau cuộc gặp với nhân viên Đại sứ Hoa Kỳ tại trại giam, Blogger Như Quỳnh đã ăn uống bình thường trở lại. “Ăn uống lại rồi. Sau ngày 2/8/2018, tức là sau khi bên Tùy viên của Đại sứ Hoa Kỳ vào thăm Quỳnh, có khuyên Quỳnh thì Quỳnh ăn uống lại. Ngày 2/8 tôi đi thăm Quỳnh thì thấy Quỳnh ốm và xanh xao, giảm 4kg. Tôi đợi hết tháng này rồi tôi mới đi thăm lại”. Liên quan đến Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn có thêm sự kiện, trong tháng 6 & 7 vừa qua bộ phim tài liệu “Mẹ vắng nhà” kể về cuộc sống gia đình của Blogger này sau khi bị cầm tù với bản án 10 năm tù giam, được Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài tại Bangkok (Thái Lan) trình chiếu đã gây tiếng vang lớn, đánh động dư luận quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam. Trước tình hình này, vào tháng 7 dự kiến bộ phim này sẽ trình chiếu lần hai nhưng Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài cho biết đã bị nhà nước Việt Nam áp lực giới chức Thái Lan ngăn cản. Bà Tuyết Lan và dư luận có biết bộ phim tài liệu “Mẹ vắng nhà” sau đó được trình chiếu nhiều nơi trên thế giới thu hút sự quan tâm đông đảo của người Việt trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, cho đến hiện tại chính quyền tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa làm việc gì với gia đình Blogger Như Quỳnh liên quan về bộ phim tài liệu này. Bà Tuyết Lan nói bản thân bà cũng chưa được xem bộ phim này: “Cho tới giờ vẫn chưa thấy họ nói gì. Tôi nghĩ có lẽ lúc đầu họ áp lực bên Thái Lan, họ tưởng có gì ghê gớm nhưng giờ chắc họ cũng đã biết là chẳng có gì. Phim đó giống như phim diễn tả cuộc sống của tôi với mấy đứa cháu hằng ngày chứ không có gì hết. Chắc bây giờ họ cũng chẳng nói gì.” Ngày 30/11/2017, Tòa án cấp cao Đà Nẵng mở phiên xét xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm là 10 năm tù giam đối với Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Thông qua tài khoản Facebook như: Mẹ Nấm, Mẹ Nấm Gấu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…vào năm 2014, Blogger Như Quỳnh thu thập thông tin trên các báo chí về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với công an, làm ra tập tài liệu Stop police killing civilians. Năm 2015, Blogger Như Quỳnh cùng với 162 cá nhân, 27 tổ chức cùng đứng tên khởi xướng, kêu gọi mọi người tham gia Chiến dịch tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền 2015. Ngày 10/10/2016, Blogger Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa bắt tạm giam và khởi tố với cáo buộc theo Điều 88 Bộ luật hình sự “Tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam”. Ngày 29/06/2017, Tòa án tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên án 10 năm tù giam dành cho Blogger Mẹ Nấm./.
......

Biểu tình ngày 24.08.2018 chống cuộc triển lãm “No War No Vietnam” tại Berlin

Ngay trong tiền sảnh của phòng triển lãm có hai tấm hình lớn đập vào mắt người xem. Bên trái là hình bốn người lính VNCH đang dựng lá cờ vẽ chữ Cola , hình phải là một cô gái Việt ngồi ăn phở tay trái cầm một chai Cola và cô ta đang ngửa cổ để tu chai Cola này. Hai hình này đủ nói lên tư tưởng bôi bác người lính VNCH và người phụ nữ miền nam Việt Nam của kẻ làm nghệ thuật núp bóng “ thể hiện sự tương quan giữa các tác phẩm nghệ thuật phản chiến của thập kỷ 1960…với nghệ thuật đương đại từ VN “như trong trang quảng cáo cho cuộc triển lãm “No War No Vietnam” đã quảng bá. “No War No Vietnam” theo cách diễn nghĩa của chính ban tổ chức triển lãm là: “Liệu chúng ta có chú ý đến Việt Nam hồi 1968 nếu không có cuộc chiến tranh diễn ra ở đó” hay nói nôm na là không có chiến tranh thì không ai biết đến Việt Nam. Cái tiêu đề này hoàn toàn không thể hiện được ý nguyện hòa bình của dân tộc Việt Nam. Nói chung cuộc triển lãm chỉ là một hình thức đội lốt nghệ thuật để tạo cơ hội khơi lại trong đống tro tàn chiến tranh Việt Nam những hình ảnh tuyên truyền có lợi cho Cộng Sản, hầu tận dụng triệt để tinh thần phản chiến và thành kiến ghét Mỹ của một số người Đức nhằm đạt mục đích tiếp tục bóp méo công cuộc tự vệ của người dân miền Nam Việt Nam trước chủ mưu chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Việt Nam và Quốc Tế. Chiến tranh Việt Nam không diễn ra trước ống kính của các nhà báo như các hình ảnh đã được đăng trên báo chí Âu Mỹ. Đó là một cuộc chiến tranh du kích với trọn vẹn ý nghĩa của nó do CS miền Bắc chủ trương. Trận chiến này âm ỷ dai dẳng và mức độ công phá  giết người của chiến tranh du kích còn tàn độc hơn cả bom đạn ngoài chiến trường . Mặt trận này bao gồm sự chiếm đoạt lãnh thổ và con người trên từng tấc đất. Tuy sự chiếm đoạt lãnh thổ chỉ trong giới hạn thời gian trong một buổi hay một vài giờ, nhưng sự gieo rắc tâm lý cho dân trên vùng đất đó bằng mọi chiêu sách từ sự lừa lọc lấy cảm tình mẹ chiến sĩ đến hăm dọa tinh thần gieo rắc kinh hãi cho dân chúng kể cả việc hành hình những người không theo chúng rồi đem xác treo lên cây, lên cọc rào…Người miền Nam VN có thể lấy lại dễ dàng các vùng đất bị Việt Cộng chiếm đóng nhưng sự nhiễm nọc độc tư tưởng của người dân trong vùng đã bị chiếm đóng rất khó lấy lại bình thường. Những người dân này sẽ là nơi ẩn náu và trở thành cánh tay dài của Việt Cộng sau này. Thế rồi từng tấc đất miền Nam bị mất đi đau đớn mà không báo chí quốc tế nào biết đến và tổng số thường dân miền Nam bị tàn sát trong chiến tranh Việt Nam nhiều hơn và thảm thương hơn trên giấy mực đã ghi. Thêm vào, mặt trận du kích thâm nhập lũng đoạn cả vào chính quyền miền Nam và kích hoạt các phong trào phản chiến trên thế giới với chiêu sách “Chống Mỹ Cứu Nước“ để lấp liếm chủ trương xâm lăng của mình. Đó là những thủ thuật gian xảo từ trong làng quê đến môi trường quốc tế đưa Cộng Sản đến sự chiếm đoạt thành công toàn miền Nam Việt Nam. Thảm họa Mỹ Lai là một thí dụ tiêu biểu cho chiến tranh du kích của CS Bắc Việt. Cán binh du kích đã dàn dựng thành công từ việc truyền nọc độc Cộng Sản cho  dân trong vùng để núp trong dân và sử dụng dân theo âm mưu của họ đến việc khiêu khích để cho lính Mỹ phản ứng mất bình tĩnh trước ống kính của các phóng viên Mỹ đi theo trong đoàn hành quân. Hậu quả là những hình ảnh và những thước phim tuyên truyền được lập đi lập lại từ nửa thế kỷ nay mà không ai để tâm xem xét về sự thật tàn độc của CS Bắc Việt sau những hình ảnh đó. Người Việt tỵ nạn Cộng Sản không chống lại nghệ thuật nhưng nếu nghệ thuật bị lợi dụng để nhai lại những chiêu bài tuyên truyền cũ rích của CS trong chiến tranh VN thì không ai có thể im lặng trước sự khiêu khích của các thế lực thiên cộng. Cuộc biểu tình của người Việt tỵ nạn Cộng Sản gồm các anh chị em có tâm huyết ở Berlin và Hamburg đã được diễn ra từ 18:30 giờ đến 19:30 giờ ngay trước lối ra vào buổi khai mạc triển lãm vào ngày 24.08.2018. Với tiền đề đối lập là “No War No Communism in Vietnam” (không Cộng Sản thì không có chiến tranh Việt Nam) chúng tôi đã dùng loa để giải thích nguyên nhân của sự chống đối lại cuộc triển lãm và đã kiên nhẫn phát truyền đơn và tin tức về cuộc thảm sát Mậu Thân Huế đến tận tay từng người Đức đến xem triển lãm. Bên lề cuộc biểu tình là những đối thoại giữa người biểu tình và khách Đức xem triển lãm về sự khác biệt quan điểm khi nhìn lại Chiến Tranh Việt Nam: đó chiến tranh xâm lược của CS Bắc Việt hay là chỉ đơn thuần là chiến tranh chống Mỹ như ban tổ chức triển lãm đã công bố. Đa số phản ứng phía người Đức là ôn hòa và sẵn sàng tiếp nhận ý kiến khác chiều. Riêng về phía ban tổ chức triển lãm thì Đỗ Tường Linh với sự hỗ trợ của Veronika Radulovic đã bước ra lên tiếng ồn ào chống lại lá cờ Vàng của người biểu tình với lý do Việt Nam chỉ có một lá cờ đỏ mà thôi. Một số anh chị em trong đoàn biểu tình đã phản ứng quyết liệt khiến cho viên Cảnh Sát Đức phải can thiệp giữ trật tự lại. Trước buổi khai mạc triển lãm “No War No Vietnam” Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức đã gửi thư đến ban tổ chức triển lãm và các cơ quan liên hệ để phản đối âm mưu dùng nghệ thuật để dấy lại phong trào tuyên truyền cho chiến tranh Việt Nam và đề nghị đối thoại trực tiếp. Sau cuộc biểu tình này người Việt tỵ nạn Cộng Sản sẽ tiếp tục tổ chức quầy thông tin trước cửa phòng triển lãm để kiên trì giải thích và đối thoại với khách xem triển lãm. Berlin ngày 27.08.2018 BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Biểu tình ngày 24.08.2018 chống cuộc triển lãm “No War No Vietnam” tại Berlin

Ngay trong tiền sảnh của phòng triển lãm có hai tấm hình lớn đập vào mắt người xem. Bên trái là hình bốn người lính VNCH đang dựng lá cờ vẽ chữ Cola , hình phải là một cô gái Việt ngồi ăn phở tay trái cầm một chai Cola và cô ta đang ngửa cổ để tu chai Cola này. Hai hình này đủ nói lên tư tưởng bôi bác người lính VNCH và người phụ nữ miền nam Việt Nam của kẻ làm nghệ thuật núp bóng “ thể hiện sự tương quan giữa các tác phẩm nghệ thuật phản chiến của thập kỷ 1960…với nghệ thuật đương đại từ VN “như trong trang quảng cáo cho cuộc triển lãm “No War No Vietnam” đã quảng bá. “No War No Vietnam” theo cách diễn nghĩa của chính ban tổ chức triển lãm là: “Liệu chúng ta có chú ý đến Việt Nam hồi 1968 nếu không có cuộc chiến tranh diễn ra ở đó” hay nói nôm na là không có chiến tranh thì không ai biết đến Việt Nam. Cái tiêu đề này hoàn toàn không thể hiện được ý nguyện hòa bình của dân tộc Việt Nam. Nói chung cuộc triển lãm chỉ là một hình thức đội lốt nghệ thuật để tạo cơ hội khơi lại trong đống tro tàn chiến tranh Việt Nam những hình ảnh tuyên truyền có lợi cho Cộng Sản, hầu tận dụng triệt để tinh thần phản chiến và thành kiến ghét Mỹ của một số người Đức nhằm đạt mục đích tiếp tục bóp méo công cuộc tự vệ của người dân miền Nam Việt Nam trước chủ mưu chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Việt Nam và Quốc Tế. Chiến tranh Việt Nam không diễn ra trước ống kính của các nhà báo như các hình ảnh đã được đăng trên báo chí Âu Mỹ. Đó là một cuộc chiến tranh du kích với trọn vẹn ý nghĩa của nó do CS miền Bắc chủ trương. Trận chiến này âm ỷ dai dẳng và mức độ công phá  giết người của chiến tranh du kích còn tàn độc hơn cả bom đạn ngoài chiến trường . Mặt trận này bao gồm sự chiếm đoạt lãnh thổ và con người trên từng tấc đất. Tuy sự chiếm đoạt lãnh thổ chỉ trong giới hạn thời gian trong một buổi hay một vài giờ, nhưng sự gieo rắc tâm lý cho dân trên vùng đất đó bằng mọi chiêu sách từ sự lừa lọc lấy cảm tình mẹ chiến sĩ đến hăm dọa tinh thần gieo rắc kinh hãi cho dân chúng kể cả việc hành hình những người không theo chúng rồi đem xác treo lên cây, lên cọc rào…Người miền Nam VN có thể lấy lại dễ dàng các vùng đất bị Việt Cộng chiếm đóng nhưng sự nhiễm nọc độc tư tưởng của người dân trong vùng đã bị chiếm đóng rất khó lấy lại bình thường. Những người dân này sẽ là nơi ẩn náu và trở thành cánh tay dài của Việt Cộng sau này. Thế rồi từng tấc đất miền Nam bị mất đi đau đớn mà không báo chí quốc tế nào biết đến và tổng số thường dân miền Nam bị tàn sát trong chiến tranh Việt Nam nhiều hơn và thảm thương hơn trên giấy mực đã ghi. Thêm vào, mặt trận du kích thâm nhập lũng đoạn cả vào chính quyền miền Nam và kích hoạt các phong trào phản chiến trên thế giới với chiêu sách “Chống Mỹ Cứu Nước“ để lấp liếm chủ trương xâm lăng của mình. Đó là những thủ thuật gian xảo từ trong làng quê đến môi trường quốc tế đưa Cộng Sản đến sự chiếm đoạt thành công toàn miền Nam Việt Nam. Thảm họa Mỹ Lai là một thí dụ tiêu biểu cho chiến tranh du kích của CS Bắc Việt. Cán binh du kích đã dàn dựng thành công từ việc truyền nọc độc Cộng Sản cho  dân trong vùng để núp trong dân và sử dụng dân theo âm mưu của họ đến việc khiêu khích để cho lính Mỹ phản ứng mất bình tĩnh trước ống kính của các phóng viên Mỹ đi theo trong đoàn hành quân. Hậu quả là những hình ảnh và những thước phim tuyên truyền được lập đi lập lại từ nửa thế kỷ nay mà không ai để tâm xem xét về sự thật tàn độc của CS Bắc Việt sau những hình ảnh đó. Người Việt tỵ nạn Cộng Sản không chống lại nghệ thuật nhưng nếu nghệ thuật bị lợi dụng để nhai lại những chiêu bài tuyên truyền cũ rích của CS trong chiến tranh VN thì không ai có thể im lặng trước sự khiêu khích của các thế lực thiên cộng. Cuộc biểu tình của người Việt tỵ nạn Cộng Sản gồm các anh chị em có tâm huyết ở Berlin và Hamburg đã được diễn ra từ 18:30 giờ đến 19:30 giờ ngay trước lối ra vào buổi khai mạc triển lãm vào ngày 24.08.2018. Với tiền đề đối lập là “No War No Communism in Vietnam” (không Cộng Sản thì không có chiến tranh Việt Nam) chúng tôi đã dùng loa để giải thích nguyên nhân của sự chống đối lại cuộc triển lãm và đã kiên nhẫn phát truyền đơn và tin tức về cuộc thảm sát Mậu Thân Huế đến tận tay từng người Đức đến xem triển lãm. Bên lề cuộc biểu tình là những đối thoại giữa người biểu tình và khách Đức xem triển lãm về sự khác biệt quan điểm khi nhìn lại Chiến Tranh Việt Nam: đó chiến tranh xâm lược của CS Bắc Việt hay là chỉ đơn thuần là chiến tranh chống Mỹ như ban tổ chức triển lãm đã công bố. Đa số phản ứng phía người Đức là ôn hòa và sẵn sàng tiếp nhận ý kiến khác chiều. Riêng về phía ban tổ chức triển lãm thì Đỗ Tường Linh với sự hỗ trợ của Veronika Radulovic đã bước ra lên tiếng ồn ào chống lại lá cờ Vàng của người biểu tình với lý do Việt Nam chỉ có một lá cờ đỏ mà thôi. Một số anh chị em trong đoàn biểu tình đã phản ứng quyết liệt khiến cho viên Cảnh Sát Đức phải can thiệp giữ trật tự lại. Trước buổi khai mạc triển lãm “No War No Vietnam” Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức đã gửi thư đến ban tổ chức triển lãm và các cơ quan liên hệ để phản đối âm mưu dùng nghệ thuật để dấy lại phong trào tuyên truyền cho chiến tranh Việt Nam và đề nghị đối thoại trực tiếp. Sau cuộc biểu tình này người Việt tỵ nạn Cộng Sản sẽ tiếp tục tổ chức quầy thông tin trước cửa phòng triển lãm để kiên trì giải thích và đối thoại với khách xem triển lãm. Berlin ngày 27.08.2018 BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Thông Cáo Tổng Biểu Tình tại Frankfurt a.M.- Đức Quốc ngày 02 tháng 09 năm 2018

Thông Cáo Tổng Biểu Tình tại Frankfurt a.M. - Đức Quốc  ngày 02 tháng 09 năm 2018 Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo tại Đức Quốc và Âu Châu, Kính thưa quý Hội Đoàn , Tổ Chức và Tập Thể Chống Cộng tại Đức Quốc  và toàn Âu Châu, Kính thưa quý thân hào nhân sĩ, Trước manh tâm bán nước dâng ba trọng điểm Vân Đồn Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho Tàu Cộng qua dự luật Đặc Khu và trước âm mưu bịt miệng dân chúng  qua luật An Ninh Mạng người dân Việt đã biểu tình tự phát  phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kể từ ngày 10.06.2018 . Từ đó đến nay  Cộng Sản Việt Nam đã ra tay đàn áp dã man , giam cầm và kết án nặng nề những người biểu tình bất bạo động .   Sau cuộc hai cuộc Biểu Tình đồng hành với Quốc Nội tại Frankfurt và Berlin vào ngày 10.06.2018 và ngày 07.07.2018  Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức sẽ  tổ chức : Tổng Biểu Tình tại Frankfurt am Main , đồng hành với dân tộc  lần thứ ba vào ngày Chủ Nhật 02.09.2018 từ 12:30giờ đến 16:00 giờ Với chương trình chi tiết như sau : -Từ 12:30giờ đến 13:30 giờ : biểu tình trước tòa Lãnh Sự Cộng Sản Việt Nam ,    Kennedy-Allee 46  60596 Frankfurt am Main -Từ 13:30 giờ đến 14:30 giờ : đoàn biểu tình tuần hành đến Rathausplatz Römerberg  -Từ 14:30 giờ đến 16:00 giờ : biểu tình tại Quảng Trường trước Tòa Thị Sảnh thành phố    Rathausplatz Römerberg  60311 Frankfurt am Main. Chúng tôi xin trân trọng kính mời quý vị tham gia đông đảo vào cuộc Tổng Biểu Tình để cực lực lên án nhà cầm quyền csvn về việc bán nước hại dân , đàn áp dân chúng biểu tình và đòi họ phải  trả tự do lập tức cho  những nhà đấu tranh bất bạo động cho dân chủ nhân quyền. Điện thoại liên lạc : *** Ông Nguyễn văn Rị ,  Handy 0176-57880762 *** Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, Handy 0157-74320039 Berlin , ngày 17.08.2018 TM Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Đại ca và đại sứ

Cách đây vài năm, có bữa, André Menras Hồ Cương Quyết (người thực hiện bộ phim Hoàng Sa Việt Nam Nỗi Đau Mất Mát) đến gõ cửa Đại Sứ Quán Việt Nam – ở Czech – để giới thiệu tác phẩm độc đáo này. Sau đó, ông than phiền: “Chính tôi đã thấy tòa đại sứ trống trơn… Một cô gái Séc đón tôi từ cửa vào. Cô nàng hoàn toàn bối rối lúng túng khi có nhiệm vụ truyền đạt lại cho tôi cái thông điệp siêu thực rằng: ‘Đại sứ không có ở đây, và trong tòa đại sứ không có viên chức người Việt Nam nào cả’…” Tuần rồi, tôi lại nghe có đôi lời phàn nàn tương tự về tình trạng “nhà không vườn trống” tại ĐSQVN – ở Slovakia: “Chúng tôi liên lạc với đại sứ quán Việt Nam để có được những bình luận về những thông tin mới nhất liên quan đến vụ bắt cóc ông Thanh. Mặc dù đã gọi lại rất nhiều lần trong tuần qua, vẫn không ai trả lời.” Mà “bây giờ” được như thế cũng là quí hoá lắm rồi. Chứ cách đây chưa lâu, ai mà sớ rớ chạm đến ĐSQVN ở Berlin (về bất cứ chuyện gì) đều dám bị “xin tí huyết” hay “cắt cổ” như chơi! Sát thủ ở đâu ra mà sẵn vậy, và kinh thế? Bạn bè của ông đại sứ chứ đâu – theo như thông tin của cơ quan truyền thông Taz, đọc được vào hôm 1 tháng 4 năm 2018 vừa qua: “Sơn N. L. tức ‘Sơn điền’ là một người đã gieo rắc nhiều nỗi kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Nam tại Đức. Gần đây nhất, ngay 5 hôm trước khi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh diễn ra ở Berlin, ông Sơn đã nhiều lần nhắn tin đe dọa sẽ cho một nhà báo Đức ‘ăn tiết canh ngan’ – một từ lóng trong giới giang hồ ám chỉ sẽ ‘cắt cổ’ người này. “Với quá khứ bất hảo của mình từ những năm 90, trong thời gian liên tục xảy ra các vụ bắn giết và chôn sống người Việt vì tranh giành địa bàn buôn bán, bảo kê thuốc lá, Sơn N. L. chính là em ruột của ‘Trung điền’ – trùm băng nhóm bảo kê buôn lậu của người Việt tại Dessau, đã bị nhóm Mafia khác bắn chết tại Wolfen, một thành phố nhỏ gần Dessau miền Đông nước Đức. “Được biết, Sơn N. L. (‘Sơn điền’) cũng là một tay ghiền chơi đánh gôn, thường lên Berlin đi chơi môn thể thao này, nhiều nhân chứng đã gặp Đại Sứ Đoàn Xuân Hưng vẫn thường chơi gôn với ông Sơn tại đây.” (Bản dịch của Lê Anh – Thoibao.de). Từ Berlin, blogger Bùi Thanh Hiếu còn cho biết thêm: “Dường như thấy việc dùng côn đồ, anh chị, xã hội đen đạt hiệu quả. Chế độ cộng sản Việt Nam định áp dụng mô hình này tại Đức, qua tay anh chị Sơn Điền với nhà báo Lê Trung Khoa… Một tay anh chị như Sơn Điền đã ra tay, chắc ai cũng phải sợ.” Với cung cách điều hành sứ quán theo “mô hình … ai cũng phải sợ” thế này thì không có gì ngạc nhiên khi thấy chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đỗ trong khuôn viên ĐSQVN “suốt 5 tiếng đồng hồ.” Nhà văn Võ Thị Hảo đã không quá lời khi kết luận rằng: “Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đang chìm trong bê bối chính trị, ngoại giao vì bị các nhà điều tra và tòa án CHLB Đức cáo buộc về sự liên quan của ĐSQ đến việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.” Mà chuyện “bê bối” đâu phải chỉ riêng ở nước Đức. Nhà báo Quốc Hưng vừa ái ngại loan tin: “Đại sứ VN tại Pháp, ông Nguyễn Thiệp có nguy cơ gặp nhiều rắc rối trong thời gian tới, vì bị nghi ngờ liên quan đến nhóm mật vụ VN trung chuyển tại ĐSQ VN ở Paris để sang Berlin tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.” Xem ra, sự nghiệp chính trị của hai nhà ngoại giao này – từ nay – coi như là chấm hết. Vì đâu nên nỗi? Câu trả lời có thể tìm được qua lời phát biểu của đồng chí T.B.T tại Hội Nghị Ngoại Giao Lần Thứ Ba Mươi, vào hôm 13 tháng 8 năm 2018 vừa qua: “Phía sau nhà ngoại giao là Đảng, đất nước và nhân dân.” Chớ nhân dân nào nào mà lại “đứng sau” cái chủ trương ngoại giao côn đồ, dao búa, mạt hạng, và khốn nạn đến vậy ? Đất nước nào mà chủ trương chính sách ngoại giao mò sò, phơi vi cá, bán sừng tê, buôn rượu lậu … của những ông/bà đảng viên (quan sứ) ở khắp năm châu? Thế mà Bộ Trưởng Phạm Bình Minh vẫn cứ hơn hớn tự đắc về “những thành tựu đối ngoại đạt được trong thời gian qua … là do chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về đối ngoại, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.” Ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, Hội Nghị Ngoại Giao Lần Thứ Ba Mươi còn có sự tham dự của ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Trần Quốc Vượng, và “nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, TP trong cả nước, các đại biểu là Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ chủ chốt các đơn vị của Bộ Ngoại giao, cán bộ làm công tác ngoại vụ tại các địa phương.” Tuy thế, không ai nghe có một lời nào về những “sự cố ngoại giao” đã được cả thế giới biết đến qua những bản tin sau: – ĐSQ Việt Nam đã sử dụng cộng đồng người Việt tại Đức và châu Âu vào các hoạt động gián điệp – Viện Công tố liên bang Đức tiếp tục điều tra người nhà các nhân viên ĐSQ Việt Nam và những người Việt đang định cư ở châu Âu đã tiếp tay bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – Slovakia trừng phạt ngoại giao Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – Đại án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Pháp vào cuộc – Cựu Đại biện lâm thời Lê Hồng Quang bỏ trốn hay… bị bắt cóc? – Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức phát lệnh truy nã Trung tướng Đường Minh Hưng – Slovakia nên trục xuất đại sứ Việt Nam nếu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được xác nhận – Slovakia: Biểu tình phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 9 Từ đầu đến cuối hội nghị, hết ông Tổng Bí Thư đến ông Bộ Trưởng Ngoại Giao rồi ông Thứ Trưởng Ngoại Giao … lần lượt lên diễn đàn để “nêu bật những thành tựu đạt được từ Hội nghị Ngoại giao 29 đến nay” với phương châm: “tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo.” Quí ông khiến tôi đỏ mặt, và nhớ đến lời của một vị quan chức ngoại giao Ba Lan nói với nhà văn Trần Đĩnh: “Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.” Chả biết đến khi nào “thế giới” mới thực hiện được giải pháp “một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương” cho Việt Nam để “mọi người nhờ thế mà được yên ổn” hơn? Trong khi chờ đợi, chỉ xin có một lời đề nghị nhỏ, rất nhỏ và cũng rất dễ thực hiện thôi: xin qúi vị lãnh đạo đất nước  (làm ơn) nổ nhỏ bớt lại chút xíu – mỏng mỏng  thôi – cho đám thường dân chúng tôi đỡ ngượng! Tưởng Năng Tiến
......

Đại ca và đại sứ

Cách đây vài năm, có bữa, André Menras Hồ Cương Quyết (người thực hiện bộ phim Hoàng Sa Việt Nam Nỗi Đau Mất Mát) đến gõ cửa Đại Sứ Quán Việt Nam – ở Czech – để giới thiệu tác phẩm độc đáo này. Sau đó, ông than phiền: “Chính tôi đã thấy tòa đại sứ trống trơn… Một cô gái Séc đón tôi từ cửa vào. Cô nàng hoàn toàn bối rối lúng túng khi có nhiệm vụ truyền đạt lại cho tôi cái thông điệp siêu thực rằng: ‘Đại sứ không có ở đây, và trong tòa đại sứ không có viên chức người Việt Nam nào cả’…” Tuần rồi, tôi lại nghe có đôi lời phàn nàn tương tự về tình trạng “nhà không vườn trống” tại ĐSQVN – ở Slovakia:   “Chúng tôi liên lạc với đại sứ quán Việt Nam để có được những bình luận về những thông tin mới nhất liên quan đến vụ bắt cóc ông Thanh. Mặc dù đã gọi lại rất nhiều lần trong tuần qua, vẫn không ai trả lời.” Mà “bây giờ” được như thế cũng là quí hoá lắm rồi. Chứ cách đây chưa lâu, ai mà sớ rớ chạm đến ĐSQVN ở Berlin (về bất cứ chuyện gì) đều dám bị “xin tí huyết” hay “cắt cổ” như chơi! Sát thủ ở đâu ra mà sẵn vậy, và kinh thế? Bạn bè của ông đại sứ chứ đâu – theo như thông tin của cơ quan truyền thông Taz, đọc được vào hôm 1 tháng 4 năm 2018 vừa qua: “Sơn N. L. tức ‘Sơn điền’ là một người đã gieo rắc nhiều nỗi kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Nam tại Đức. Gần đây nhất, ngay 5 hôm trước khi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh diễn ra ở Berlin, ông Sơn đã nhiều lần nhắn tin đe dọa sẽ cho một nhà báo Đức ‘ăn tiết canh ngan’ – một từ lóng trong giới giang hồ ám chỉ sẽ ‘cắt cổ’ người này. “Với quá khứ bất hảo của mình từ những năm 90, trong thời gian liên tục xảy ra các vụ bắn giết và chôn sống người Việt vì tranh giành địa bàn buôn bán, bảo kê thuốc lá, Sơn N. L. chính là em ruột của ‘Trung điền’ – trùm băng nhóm bảo kê buôn lậu của người Việt tại Dessau, đã bị nhóm Mafia khác bắn chết tại Wolfen, một thành phố nhỏ gần Dessau miền Đông nước Đức. “Được biết, Sơn N. L. (‘Sơn điền’) cũng là một tay ghiền chơi đánh gôn, thường lên Berlin đi chơi môn thể thao này, nhiều nhân chứng đã gặp Đại Sứ Đoàn Xuân Hưng vẫn thường chơi gôn với ông Sơn tại đây.” (Bản dịch của Lê Anh – Thoibao.de). Từ Berlin, blogger Bùi Thanh Hiếu còn cho biết thêm: “Dường như thấy việc dùng côn đồ, anh chị, xã hội đen đạt hiệu quả. Chế độ cộng sản Việt Nam định áp dụng mô hình này tại Đức, qua tay anh chị Sơn Điền với nhà báo Lê Trung Khoa… Một tay anh chị như Sơn Điền đã ra tay, chắc ai cũng phải sợ.” Với cung cách điều hành sứ quán theo “mô hình … ai cũng phải sợ” thế này thì không có gì ngạc nhiên khi thấy chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đỗ trong khuôn viên ĐSQVN “suốt 5 tiếng đồng hồ.” Nhà văn Võ Thị Hảo đã không quá lời khi kết luận rằng: “Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đang chìm trong bê bối chính trị, ngoại giao vì bị các nhà điều tra và tòa án CHLB Đức cáo buộc về sự liên quan của ĐSQ đến việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.” Mà chuyện “bê bối” đâu phải chỉ riêng ở nước Đức. Nhà báo Quốc Hưng vừa ái ngại loan tin: “Đại sứ VN tại Pháp, ông Nguyễn Thiệp có nguy cơ gặp nhiều rắc rối trong thời gian tới, vì bị nghi ngờ liên quan đến nhóm mật vụ VN trung chuyển tại ĐSQ VN ở Paris để sang Berlin tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.” Xem ra, sự nghiệp chính trị của hai nhà ngoại giao này – từ nay – coi như là chấm hết. Vì đâu nên nỗi? Câu trả lời có thể tìm được qua lời phát biểu của đồng chí T.B.T tại Hội Nghị Ngoại Giao Lần Thứ Ba Mươi, vào hôm 13 tháng 8 năm 2018 vừa qua: “Phía sau nhà ngoại giao là Đảng, đất nước và nhân dân.” Chớ nhân dân nào nào mà lại “đứng sau” cái chủ trương ngoại giao côn đồ, dao búa, mạt hạng, và khốn nạn đến vậy ? Đất nước nào mà chủ trương chính sách ngoại giao mò sò, phơi vi cá, bán sừng tê, buôn rượu lậu … của những ông/bà đảng viên (quan sứ) ở khắp năm châu? Thế mà Bộ Trưởng Phạm Bình Minh vẫn cứ hơn hớn tự đắc về “những thành tựu đối ngoại đạt được trong thời gian qua … là do chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về đối ngoại, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.” Ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, Hội Nghị Ngoại Giao Lần Thứ Ba Mươi còn có sự tham dự của ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Trần Quốc Vượng, và “nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, TP trong cả nước, các đại biểu là Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ chủ chốt các đơn vị của Bộ Ngoại giao, cán bộ làm công tác ngoại vụ tại các địa phương.” Tuy thế, không ai nghe có một lời nào về những “sự cố ngoại giao” đã được cả thế giới biết đến qua những bản tin sau: – ĐSQ Việt Nam đã sử dụng cộng đồng người Việt tại Đức và châu Âu vào các hoạt động gián điệp – Viện Công tố liên bang Đức tiếp tục điều tra người nhà các nhân viên ĐSQ Việt Nam và những người Việt đang định cư ở châu Âu đã tiếp tay bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – Slovakia trừng phạt ngoại giao Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – Đại án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Pháp vào cuộc – Cựu Đại biện lâm thời Lê Hồng Quang bỏ trốn hay… bị bắt cóc? – Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức phát lệnh truy nã Trung tướng Đường Minh Hưng – Slovakia nên trục xuất đại sứ Việt Nam nếu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được xác nhận – Slovakia: Biểu tình phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 9 Từ đầu đến cuối hội nghị, hết ông Tổng Bí Thư đến ông Bộ Trưởng Ngoại Giao rồi ông Thứ Trưởng Ngoại Giao … lần lượt lên diễn đàn để “nêu bật những thành tựu đạt được từ Hội nghị Ngoại giao 29 đến nay” với phương châm: “tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo.” Quí ông khiến tôi đỏ mặt, và nhớ đến lời của một vị quan chức ngoại giao Ba Lan nói với nhà văn Trần Đĩnh: “Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.” Chả biết đến khi nào “thế giới” mới thực hiện được giải pháp “một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương” cho Việt Nam để “mọi người nhờ thế mà được yên ổn” hơn? Trong khi chờ đợi, chỉ xin có một lời đề nghị nhỏ, rất nhỏ và cũng rất dễ thực hiện thôi: xin qúi vị lãnh đạo đất nước  (làm ơn) nổ nhỏ bớt lại chút xíu – mỏng mỏng  thôi – cho đám thường dân chúng tôi đỡ ngượng! Tưởng Năng Tiến
......

TCBC: Bản án 20 năm là sự trả thù dã man của CSVN đối với nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan   Thông Cáo Báo Chí Bản án 20 năm là sự trả thù dã man của CSVN đối với nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã kết án nhà hoạt động Lê Đình Lượng theo Điều 79 gồm 20 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên tòa vội vã tại Nghệ An hôm 16 tháng 8, 2018. Bản án đã gây sửng sốt dư luận Việt Nam và quốc tế về tính chất thô bạo, mang tính trả thù của bộ máy bạo lực CSVN đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng nói riêng và các tù nhân lương tâm trong thời gian vừa qua, sau hàng loạt bắt giữ và khủng bố những người yêu nước khác. Sự kết án nặng nề và phi lý này cùng với sự tấn công dã man của lực lượng công an trong đêm nhạc của Ca sĩ Nguyễn Tín vào tối 15 tháng 8 vừa qua ở Sài Gòn, đã cho thấy sự lo sợ của lãnh đạo CSVN trước làn sóng đấu tranh ngày một gia tăng mạnh mẽ của người dân ở trong và ngoài nước, đặc biệt là từ sau thảm họa Formosa Hà Tĩnh và Dự Luật Đặc Khu. Đảng Việt Tân cực lực phản đối nhà cầm quyền CSVN về bản án phi nhân và phi pháp đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng. Đặc biệt là sự bỉ ổi của tòa án Nghệ An đã cô lập và không cho hai nhân chứng là anh Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng tham gia phiên tòa, sau khi họ phủ nhận các lời khai trước đó, do bị công an điều tra đánh đập và ép cung. Những hoài bão và hoạt động dân quyền của ông Lê Đình Lượng sẽ được tiếp nối bởi nhiều người, trong đó có đảng Việt Tân. Chúng tôi sẽ cùng với gia đình nhà hoạt động Lê Đình Lượng mở các cuộc vận động quốc tế phơi bày sự tàn bạo của nhà cầm quyền Hà Nội đối với người dân Việt Nam. Ngày 17 tháng 8 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước  
......

Cứ trả lại Trịnh Xuân Thanh là hết khủng hoảng ngoại giao?

Tròn một năm sau cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt, cơn khủng hoảng thứ hai mang tên Slovakia-Việt và cả EU-Việt sẽ chuyển qua giai đoạn mới: Thời kỳ đóng băng kéo dài nhiều năm. Đã quá muộn! Nếu vào mùa Đông năm ngoái hoặc chậm lắm là mùa Hè năm nay, những kẻ bắt cóc chịu “trả lại nguyên hiện trường” theo yêu cầu của nhà đương cục Đức, tức giao lại một Trịnh Xuân Thanh mà được một bản thông báo như thể từ trong bóng tối của Bộ Công An CSVN cho rằng đã tự nguyện về nước đầu thú (để sau đó phải lãnh đến hai án tù chung thân), thì có lẽ cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt đã tạm lắng và còn tưới thêm nước mát vào những tia lửa sắp bùng cháy của khủng hoảng Slovakia-Việt. Nhưng giờ đây khi mùa Hè năm 2018 vẫn chưa trôi qua và gần hết Châu Âu đang oằn mình trong một đợt nóng kinh hoàng, chẳng có gì được xem là kết thúc khủng hoảng hay triển vọng ngoại giao-kinh tế của chính thể độc đảng ở Việt Nam với người Đức. Ngược lại, núi lửa khủng hoảng đang nóng bỏng hơn bao giờ hết. Đã quá muộn để trả lại Trịnh Xuân Thanh! Lời thú tội của Nguyễn Hải Long – một nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức – tại Tòa Thượng Thẩm Berlin vào ngày 17 Tháng Bảy, 2018, rốt cuộc lần đầu tiên mang tính chứng cứ không thể bác bỏ về không chỉ vai trò của những con tốt Nguyễn Hải Long, Đào Quốc Oai, Lê Anh Tú và một quan chức thừa hành bậc trung là Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh (Bộ Công An) Đường Minh Hưng, mà còn là cơ sở quá rõ để lần đầu tiên tòa án Đức tự tin công bố tên họ những “tác giả” có chức vụ cao hơn thế nhiều nằm trong Bộ Chính Trị đảng CSVN móc xích với phi vụ bắt cóc hệt như phim gián điệp thời Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ XX. Và dĩ nhiên, chứng cứ trên càng thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định tiếp tới của ngành tư pháp Đức để chế tài Việt Nam, kể cả việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với một số gương mặt quan chức cao cấp nào đó thuộc công an Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội trong hơn một năm qua vẫn chưa có bất kỳ một động tác xin lỗi và “cam kết không tái phạm” nào trước người Đức. Sau Tháng Bảy, 2017, khủng hoảng Đức-Việt đã bùng phát và kéo theo quá nhiều hậu quả. Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào Tháng Mười, 2017, và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức. Cho dù Nguyễn Hải Long đã bất ngờ kháng án vào cuối Tháng Bảy, 2018, một động tác bị nghi ngờ là đã có những tác động đe dọa theo kiểu biệt kích từ nhà cầm quyền Việt Nam đối với gia đình của Long ở Việt Nam và khiến phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Long có thể sẽ phải dài ra đến cuối năm 2018. Nhưng với toàn bộ lời thú tội bổ túc rất chi tiết của Nguyễn Hải Long trước Viện Công Tố, tòa án và luật sư, xem ra xác suất phản cung thành công của Long là quá thấp. Thậm chí mức án 3 năm 10 tháng tù giam mang tính khoan hồng mà Nguyễn Hải Long đã được tòa án Đức tuyên sơ thẩm, thay vì đến bảy năm rưỡi nếu “ngoan cố,” sẽ không còn giữ được trong phiên tòa phúc thẩm. Cứ “trả lại” Trịnh Xuân Thanh là xong? Vào Tháng Sáu, 2018, khi Nguyễn Hải Long còn chưa chịu nhận tội, phía Việt Nam có vẻ tưởng chừng Tòa Thượng Thẩm Berlin sẽ bị bế tắc trong vụ xử Long và sẽ không thể có kết quả đáng kể nào để tác động vào khối hành pháp Đức nhằm chế tài thêm đối với Việt Nam. Cũng vào Tháng Sáu đó, giới chóp bu Việt Nam bất ngờ trục xuất luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sang Đức như một chiến thuật “đổi nhân quyền lấy thương mại” – một cử chỉ lấy lòng, bởi vì Đức đang đóng vai trò quyết định trong việc tác động đến nghị viện Châu Âu xem xét có ký kết và sau đó thông qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA) hay không. Đồng thời, phía Việt Nam phát tín hiệu “sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức”… Quan chức Việt Nam luôn nổi tiếng là những “chuyên gia đi đêm,” đặc biệt là những phi vụ làm ăn kinh tế và trả treo “đổi nhân quyền lấy thương mại.” Sau Tháng Bảy, 2017, chiến dịch “đi đêm” – như một phương thức đàm phán ngầm về vụ Trịnh Xuân Thanh, bao gồm cả thỏa thuận không công khai cho báo chí và dư luận biết về những nội dung đã thỏa thuận, đã được giới chóp bu Việt Nam chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao của chính thể quá thiếu tính chính danh này tiến hành với người Đức, mà sau đó vài nội dung trong đó đã được báo chí Đức tiết lộ. Nhưng cứ lén lút trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức thì mọi thứ sẽ trở về như cũ? Thật quá khó để hình dung theo cách trên. Bởi lúc này đây đang khác hẳn với thời điểm cuối năm 2017. Sau khi Nguyễn Hải Long đã “khai sạch” và chắc chắn đã làm sáng tỏ nhiều hành vi của một số quan chức công an cao cấp của Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, hy vọng “kết thúc khủng hoảng Việt-Đức” trong năm 2018 và ký kết EVFTA vào cuối năm 2018 lại một lần nữa mờ mịt. Về thực chất, “thắng lợi vĩ đại” nhất từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là sự “kiến tạo” một bước ngoặt lớn trong trang sử quan hệ ngoại giao Đức-Việt và EU-Việt, làm thay đổi hẳn nhận thức của giới quan chức Đức và Liên Minh Châu Âu đối với phương châm “Việt Nam luôn làm bạn với tất cả các nước.” Khi nổ ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và ít ngày sau đó, có lẽ Bộ Công An và Bộ Ngoại Giao CSVN đã tính toán không ít kế hoạch để đối phó với Đức và với dư luận. Nhưng dù mắt trước mắt sau đến thế nào, họ vẫn quên hoặc không thể nhận thức được – như một trí não bình thường – về một nhân tố căn cơ và mang tính quyết định: Đức là một nhà nước pháp quyền, lấy pháp quyền làm giá trị hàng đầu để điều hành xã hội và đối ngoại. Tam quyền phân lập là một trong những giá trị pháp quyền ấy. Với tư cách là một thành phần độc lập trong thể chế chính trị tam quyền phân lập, tòa án Đức tách rời một cách tương đối với những quyết định của chính phủ và Bộ Ngoại Giao Đức. Giờ đây, giới chóp bu Việt Nam chỉ quen tuyên rao “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” đang phải đối mặt với Tòa Thượng Thẩm Berlin chứ không chỉ còn là Bộ Ngoại Giao Đức. Sự thật là trong con mắt nước Đức, một kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh nếu có được phía Việt Nam trả lại cho Đức cũng chẳng có ý nghĩa gì lớn. Mà trên hết, người Đức cần được chế độ vi phạm nhân quyền quá trầm trọng ở Việt Nam thật sự tôn trọng như một nhà nước pháp quyền, mà vụ Trịnh Xuân Thanh là một phép thử rất lớn. Khủng hoảng cấp nhà nước Slovakia-Việt và lan ra toàn EU Trong ít ra vài ba tháng nữa, tương lai “phục hồi quan hệ đối tác chiến lược Đức-Việt” vẫn còn khá ảo ảnh – tỷ lệ thuận với thói “mặt dày” không còn giới hạn nào của Hà Nội. Trong khi đó, dường như phía Đức vẫn lưu giữ kịch bản “cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam” trong tình huống vụ Trịnh Xuân Thanh không thể cứu vãn được. Trong thực tế và chắc chắn nằm ngoài sức tưởng tượng của những chóp bu “giàu trí tưởng bở” nhất của Việt Nam, ý đồ “chấp nhận trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội” của “đảng và nhà nước ta” đã và đang phải trả giá quá đắt và chưa biết chừng nào mới trả giá xong. Không có quan hệ đối tác chiến lược với Đức, hoặc mối quan hệ này bị tạm treo vô thời hạn, Việt Nam sẽ khó có hy vọng để tham gia EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam) vào năm 2018 hay trước năm 2020 mà do đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này thêm vài phần trăm. Hiện thời, Đức đang được xem có vai trò quyết định đối với việc Nghị Viện Châu Âu có thông qua EVFTA với Việt Nam hay không. Hậu quả từ cơn khủng hoảng Đức-Việt chưa thể kết thúc lại có thể là tiền đề mà có thể dẫn đến những bất ngờ khác và khó tưởng tượng trong tương lai, không chỉ là tương lai quan hệ giữa Đức và Việt Nam mà còn là quan hệ Việt Nam-Châu Âu. Hậu quả xảy ra với Việt Nam sẽ từ từ, dai dẳng và không kém phần đau đớn. Nhiều người dân và doanh nghiệp Việt Nam sẽ vô hình trung trở thành nạn nhân của hệ lụy trừng phạt từ phương Tây, nhưng lại chẳng dám thốt ra tên của thủ phạm đã gây ra những hậu quả ghê gớm này. Không chỉ Đức, từ Tháng Bảy đến nay, mối quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa các quốc gia như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Ý, Thụy Điển, kể cả một số nước khác ở Châu Âu với Việt Nam đã lạnh lẽo hẳn đi. Một khả năng có thể xảy đến là trong thời gian tới, những quốc gia như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Ý, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh sẽ có một số biểu cảm và hành động gần tương tự phản ứng của người Đức đối với Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh. Những biểu cảm và hành động này sẽ liên đới mật thiết với viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, cũng khiến đầu tư nước ngoài của Châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập cảng hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch Châu Âu – khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về “nhà nước bắt cóc” – sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập. Nhiều nước Tây Âu và cả Đông Âu sẽ có thể đặt Việt Nam vào một tầm ngắm mới và khởi tạo một hàng rào kiên cố nhằm ngăn chặn mật vụ Việt Nam hành xử theo “luật rừng” ở Lục Địa Già. Tháng Bảy, chỉ ba ngày sau vụ Nguyễn Hải Long nhận tội, chính phủ Cộng Hòa Czech đã quyết định tạm ngừng tiếp nhận đơn xin visa dài hạn cho mục đích lao động và kinh doanh đối với công dân Việt Nam. Trước đó một tháng, cựu Ngoại Trưởng Czech Lubomir Zaoralek đã cáo buộc “Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu” của nước ông. Điều trớ trêu là Czech lại là quốc gia được chính thể Cộng Sản ở Việt Nam xem là “nền kinh tế thân thiện nhất.” Trong khi cơn địa chấn khủng hoảng Đức-Việt còn lâu mới chấm dứt, chính thể Việt Nam lại phải đối mặt với một trận động đất với cường độ còn mạnh hơn thế nhiều. Nếu loại bài điều tra của báo chí Đức (tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung) và báo Dennik N của Slovakia ngày 3 Tháng Tám về “Robert Kaliňák đã giúp Bộ Trưởng Công An Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia” là có cơ sở mà cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Slovakia Robert Kaliňák không thể phản bác được, khủng hoảng Slovakia-Việt đang chính thức bắt đầu và còn vượt trên khủng hoảng Đức-Việt một bậc. Trong khủng hoảng Đức-Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của Tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp chính thức của Tô Lâm với bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của chính phủ Việt Nam, là tiền đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột cấp nhà nước./.
......

NHÀ BÁO LÃO THÀNH BÙI TÍN QUA ĐỜI

Nhà báo kỳ cựu Bùi Tín vừa qua đời ở Paris, Pháp, lúc 1 giờ 25 phút sáng Thứ Bảy, 11 Tháng Tám, giờ Paris, hưởng thọ 91 tuổi. Ông Bùi Tín từng mang quân hàm đại tá trong quân đội Bắc Việt, là phó ban biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ĐCSVN. Năm 1990 ông tháp tùng một phái đoàn CSVN tham dự một cuộc hội nghị do đảng cộng sản Pháp tổ chức. Vốn bất đồng và bất mãn với những chính sách tàn ác và phá hoại đất nước của ĐCSVN, nhân dịp đó ông đã xin tị nạn tại Pháp và sống tại Paris từ 28 năm nay. Từ 28 năm nay ông Bùi Tín không ngừng viết và lên án những chính sách, hành động tệ hại của ĐCSVN đối với đất nước và dân tộc VN. Song song những bài viết của nhà báo Bùi Tín cũng thường chuyên chở những giá trị cổ võ cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Ông Bùi Tín mất đi, để lại nhiều thương tiếc trong giới đồng nghiệp và những người Việt yêu chuộng tự do, công lý. Công luận cám ơn ông đã để lại nhiều bài phân tích, tham luận sâu sắc lột tả bộ mặt thật của chế độ độc tài đảng trị CSVN. Ban biên tập TTĐQ xin có lời phân ưu đến gia quyến nhà báo Bùi Tín. Cầu chúc linh hồn ông sớm về cõi vĩnh hằng. ***** Nhà báo Bùi Tín để lại ‘một tài sản hết sức quý giá’ Hoàng Long Sự ra đi của nhà báo Bùi Tín, một trong những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam nổi tiếng nhất ở hải ngoại và là blogger lâu năm của VOA, để lại nỗi buồn thương và cảm giác mất mát cho những người quen ông hoặc biết đến ông qua những bài viết sắc sảo từ hàng chục năm qua. Sau gần một tháng nhập viện trong tình trạng sức khỏe suy yếu, ông qua đời vào sáng sớm ngày 11 tháng 8 ở ngoại ô Paris, Pháp, nơi ông tị nạn chính trị kể từ năm 1990. Ông hưởng thọ 91 tuổi. Nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín qua đời ở tuổi 91 “Tôi lặng người đi và cảm thấy rất bất ngờ dù biết bác tuổi đã cao và gần đây cũng ốm yếu,” ông Nguyễn Tường Thụy, một nhà báo độc lập và nhà hoạt động dân chủ, chia sẻ với VOA từ Việt Nam. Một người lính và một nhà báo, ông Bùi Tín viết nên những chương cuộc đời mình bằng trải nghiệm và hiểu biết của người từng là quan chức cao cấp bên trong nhà nước cộng sản, và sau này bằng sự phản tỉnh được khơi gợi cảm hứng bởi lý tưởng tự do và dân chủ. “Người ta nói rằng số năm tháng mà mình sống trên cuộc đời này chắc có lẽ không quan trọng bằng những việc mà mình đã làm được khi sống trên quả đất này,” nhà báo Đinh Quang Anh Thái của báo Người Việt nói với VOA từ California. “Ông Bùi Tín đã sống một cuộc đời rất trọn vẹn.” Bùi Tín nhập ngũ năm 18 tuổi vào thời Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau đó trở thành ký giả của báo Quân đội Nhân dân Việt Nam với bút danh Thành Tín. Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông giải ngũ và tiếp tục viết báo, vươn lên đến vị trí phó tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông quyết định xin tị nạn ở Pháp trong một chuyến đi công cán sang Paris vào năm 1990. Đó là một sự kiện vẫn in sâu trong trí nhớ của ông Phạm Minh Hoàng. Nói chuyện với VOA từ Paris, vị giáo sư và nhà hoạt động nhân quyền này cho biết ông đọc thấy tin ông Bùi Tín đào thoát trên nhật báo Le Monde khi đó. “Tờ Le Monde đăng chuyện đào thoát của bác khá chi tiết và sau đó họ có đăng một mẩu tin của tờ Nhân dân phê phán chuyện bác đào thoát,” ông Hoàng kể lại. “Tờ Nhân dân chế giễu bác, ‘Thành Tín’ có nghĩa là người giữ chữ tín nhưng mà thực sự ông ấy là người ‘bội tín.’” Phản tỉnh và phản biện "Bội tín" với chủ nghĩa cộng sản, ông Bùi Tín tìm thấy niềm tin nơi lý tưởng tự do. Ông trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ chỉ trích chính quyền Việt Nam và cổ súy cho dân chủ và nhân quyền ở quê nhà qua những bài viết phản biện. Với những trải nghiệm và mối quan hệ của một người trong cuộc, ông đem đến cho độc giả hiểu biết về nội tình của nhà nước cộng sản ít người biết tới, lý giải và phân tích mọi diễn biến bằng sự nhạy bén và am tường của một nhà báo kỳ cựu. Lập luận của ông rành mạch, ngôn ngữ của ông sắc sảo có khi đanh thép xoáy sâu vào vấn đề mà ông bàn luận. Cộng tác với VOA Tiếng Việt trong tư cách một blogger thường xuyên, ông đã viết hơn 1.000 bài bình luận từ năm 2009 cho tới nay, bám sát mọi sự kiện và diễn biến trong đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa ở Việt Nam nhưng vẫn luôn để mắt đến thời sự quốc tế, nhất là Trung Quốc và Mỹ. Ông đả kích gay gắt Luật An ninh Mạng trong một bài blog đăng ngày 13 tháng 6, một ngày sau khi nó được Quốc hội Việt Nam thông qua. Ở tuổi 91, ông tôn vinh Internet là “túi khôn của nhân loại” và phê phán luật nhằm kiểm soát dữ liệu người dùng này là “phản động.” Trong một bài viết được chia sẻ hơn 3.000 lần, ông đòi chính quyền phải trả “món nợ lưu cữu” cho người dân là ban hành luật về hội họp, biểu tình. Và ông luôn dành một tình cảm trân quý đặc biệt cho những nhà hoạt động trong nước, nêu tên và ca ngợi thành tích của họ trong một bài tổng kết đăng vào cuối năm 2017. ‘Một mất mát to lớn’ “Những gì mà bác để lại là một tài sản hết sức quý giá,” ông Nguyễn Tường Thụy nói. “Tôi không dám nói rộng nhưng đối với tôi Bùi Tín là một người thầy, vừa là nhân cách vừa là nhiệt huyết.” Ông Thụy, thành viên ban biên tập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cho biết ông đã “ngưỡng mộ” tài viết lách của ông Bùi Tín từ đầu những năm 1970 khi còn là một người lính trẻ mới 20 tuổi đời. Sau khi ông Bùi Tín tị nạn ở Pháp, ông Thụy nói ông thường nghe trộm “đài địch” để theo dõi ông Bùi Tín viết gì vì những bài viết đó “mở mang chúng tôi rất nhiều vấn đề.” Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói trong một thông cáo rằng sự ra đi của ông “là một mất mát to lớn, không chỉ đối với bản thân [hội], mà rộng hơn là phong trào đấu tranh dân chủ - nhân quyền Việt Nam.” Sự mất mát đó được cảm nhận rõ bởi nhiều nhà hoạt động. Trên mạng xã hội họ loan tin về sự ra đi của ông kèm theo những thông điệp chia buồn. “CÁC CỤ RỦ NHAU ĐI CẢ .....CÒN CHÚNG TA CHỜ NGÀY RỜI KHỎI CÕI TẠM NÀY,” nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng chia sẻ trên Facebook, sau khi loan thêm tin nhạc sĩ Tô Hải qua đời không lâu sau ông Bùi Tín. “Rõ ràng sự ra đi của bác là một mất mát lớn cho những người yêu chuộng tự do,” giáo sư Phạm Minh Hoàng nói với VOA qua điện thoại. Năm ngoái ông Hoàng bị Việt Nam tước quốc tịch và trục xuất về Pháp trong điều mà ông nói là “sự trả thù” đối với hoạt động của ông nhằm cổ súy cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Xem tất cả các bài blog của nhà báo Bùi Tín ở đây. https://www.voatiengviet.com/z/1783 https://www.voatiengviet.com/a/nha-bao-bui-tin-de-lai-mot-tai-san-het-su...
......

Đức Giáo hoàng cúi nhận chiếc khăn hoàng kỳ

Mấy bữa nay truyền thông nhanh chóng đưa tin chóng mặt hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô choàng chiếc khăn Hoàng Kỳ trong buổi tiếp kiến hôm thứ tư tuần qua tại Đại thính đường Phaolô VI. Như thường lệ, những người hành hương từ khắp năm châu tiến về Giáo Đô Roma trong đó có gia đình ông Vicent Nguyễn Văn Rị cùng vợ, con, dâu, rể và cháu, tổng cộng là 18 người đang sinh sống tại giáo xứ Thánh Linh thuộc thành phố Mönchengladbach Đức Quốc. May mắn thay gia đình ông được Linh mục Johannes Van der Vorst chánh xứ Thánh Linh cùng đồng hành và hướng dẫn đi chung trong chuyến hành hương này. Theo như lời ông kể trong vui mừng rằng: Thật may mắn nhờ có Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải quen biết đang tu học tại Roma dẫn đi từ lúc 07h30 sáng thứ tư 01.08.2018. Đoàn hành hương đến xếp hàng thứ tự như các hội đoàn các quốc gia tham dự khác, lần lượt tiến vào Đại thính đường Phaolô VI để chào đón Đức Giáo Hoàng. Hội trường này chứa được khoảng 8.000 người. Nhờ đến khá sớm nên tìm được chỗ đứng bên hành lang lối giữa. Trước 09h00 nghe phát ngôn điều hợp buổi tiếp kiến trên lễ đài lần lượt giới thiệu từng đoàn hành hương các quốc gia qua nhiều thứ tiếng, đến phần giới thiệu bằng Đức ngữ có nhắc đến đoàn hành hương giáo xứ Thánh Linh thuộc thành phố Mönchengladbach Đức Quốc và đoàn gia đình cùng hô vang lên báo hiệu nhóm chúng tôi có đang mặt. Đúng 09h30 Đức Giáo Hoàng Phanxicô xuất hiện trên Cung thánh, Ngài tiến bước đi vào lối giữa hai bên, mọi tín hữu vui mừng hô vang Papa Phanxicô, Papa Phanxicô và háo hức chờ đón Ngài đi qua để được Ngài ban phép lành, và may mắn được bắt tay Ngài. Ngài tiến bước nhanh cùng phái đoàn Tòa Thánh và an ninh theo tháp tùng khá đông. Ngài hướng về bên phải chào mừng và ban phép lành, rồi lại sang bên trái, nhất là Ngài chú ý đến các cháu nhỏ vì nước trời là của chúng. Ngài đi đến ban phép lành cho chúng, hôn lên trán các trẻ thơ. Ngài tiến bước sang bên trái, chúng tôi vừa đúng điểm đối diện với Ngài, Ngài nhìn thấy chúng tôi tươi cười. Cháu nội Levis Khiêm 11 tuổi, tôi đưa khăn quàng cho cháu sẵn đứng bên cạnh cháu, phụ cháu để trao cho Đức Giáo Hoàng chiếc khăn quàng mầu vàng ba sọc đỏ, biểu tượng cho lá Hoàng Kỳ của dân tộc Việt Nam mà vua Thành Thái đã ban hành từ năm 1890. Bỗng nhiên Ngài đi đến chỗ chúng tôi và Ngài cúi xuống đón nhận chiếc khăn quàng vui vẻ tươi cười rồi Ngài ban phép lành cho mọi người chúng tôi, thật là vui mừng và hoan hỷ khi được Ngài đón nhận và tôi thầm tạ ơn Chúa. Nhìn lên màn ảnh lớn thấy hình ảnh Ngài với chiếc khăn Hoàng Kỳ qúa đẹp chúng tôi mừng vui hô vang cả ngôi Đại Thính Đường Phaolô VI. Ngài đi tiếp để ban phép lành và chào thăm tất cả mọi người hành hương hôm nay và tiến bước đi tiếp lên lễ đài. Ngài chủ tọa ban những thông điệp huấn đức cho đoàn hành hương ngày hôm nay tại Đại Thánh Đường Phaolô VI và kết thúc vào lúc gần 12h00 trưa sau khi Ngài ban phép lành cho đoàn hành hương và cho thế giới. Buổi triều kiến Đức Giáo Hoàng đã được nhiều đài truyền thông truyền hình phát sóng./. Trầm Hương Thơ
......

Người Việt tại Đức tiếp tục biểu tình đồng hành với quốc nội phản đối Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu

Frankfurt, Đức Quốc, 04.8.2018  Sau buổi biểu tình lớn, hòa nhịp cùng đồng bào nhiều nơi trên thế giới vào ngày 07.07.2018 trước tòa nhà Quốc Hội Liên Bang Đức tại Berlin. Hôm nay dù trời nắng nóng đỗ lửa với nhiệt độ 35 độ C trong bóng râm nhưng đông đảo đồng bào từ nhiều thành phố trên nước Đức đã kéo về trước tổng lãnh sự quán Cộng Sản Việt Nam tại Frankfurt để tiếp tục biểu tình phản đối, lên án nhà cầm quyền VC hèn với giặc Tàu và ác với dân qua hành vi dùng đạo luật An Ninh Mạng để xâm nhập vào đời sống cá nhân, kiểm soát và đàn áp người dân, và nhất là âm mưu dùng luật Đặc Khu hầu chính thức hóa việc bán nước cho Trung Cộng. Buổi biểu tình bắt đầu vào lúc 13 giờ bằng nghi thức chào cờ và phút mặc niệm do ông Nguyễn Hữu Dõng, Hội NVTN Köln, điều hợp. Sau đó là bài diễn văn của ông Võ Hùng Sơn, Hội trưởng Hội NVTN Frankfurt, đại diện Ban Tổ Chức. Ông nhấn mạnh nguy cơ mất nước như Tây Tạng nếu người Việt Nam không cùng nhau xuống đường đấu tranh tới cùng.    Xen kẽ những bài phát biểu bằng tiếng Việt là những bài ca đấu tranh và những bài thông tin bằng Đức ngữ do cô sinh viên Trần Thị Thanh trình bầy về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng và ô nhiễm môi sinh do Formosa gây ra, cũng như tình trạng thực phẩm bị Trung Cộng đầu độc, và nguy cơ cho Tàu Cộng mướn đất.                                                                                               Ông Liêu Tuấn Tú, Hội NVTN Köln, cũng miêu tả tỉ mỉ vấn nạn Cộng Sản Việt Nam mang đến cho dân tộc qua hai đạo luật nêu trên.                                                                                                                    Đặc biệt có sự tham gia và phát biểu hùng hồn của LS Nguyễn Văn Đài, Hội Anh Em Dân Chủ và ông Lê Đăng Sơn, Paris, thuộc nhóm Tinh Thần Trần Văn Bá.      Ông Võ Hùng SơnÔng Nguyễn Hữu DõngÔng Liêu Tuấn TúLs. Nguyễn Văn Đài Ông Lê Đăng Sơn                                                          Phần biểu tình trước TLS quán Việt Cộng chấm dứt lúc 14 giờ. Sau đó đồng bào đã được cảnh sát tháp tùng đi tuần hành vào phố chính đến quảng trường Goetheplatz (là đại văn hào Johann Wolfgang von Goethe). Trên đường đến địa điểm đi qua các khu thương mại đoàn người biểu tình đã tạo được sự chú tâm của đông đảo dân cư cũng như du khách qua những bài thông tin bằng Đức ngữ cũng như những khẩu hiệu hô vang trời: Nieder mit den Kommunisten in Vietnam! China raus aus Vietnam! Weg mit dem Netzsicherheitsgesetz!...                                                                   Tại quảng trường Goetheplatz, mặc dầu thời tiết bỗng nhiên thay đổi từ cực nóng chuyển sang mưa gió lớn, đại diện các tổ chức và hội đoàn như Hội Cao Niên Frankfurt, Cộng Đồng Người Việt Tự Do München, Đảng Dân Tộc, Người Việt Saarland, Tập Thể cựu Chiến Sĩ VNCH, Đảng Việt Tân… vẫn lần lượt lên tiếng bày tỏ tâm tư và lập trường của mình trước hiện tình đất nước, và cùng đồng bào hô to vang trời những khẩu hiệu đòi Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. 16 giờ 30 BTC quyết định chấm dứt buổi mít-tinh tại đây sớm hơn để di chuyển về hội trường cho đồng bào nghỉ ngơi trước khi qua phần trà đàm thân mật. Nguyễn Hiền
......

Đức điều tra về việc xây chùa tại Taucha có dính tới công an mật vụ VC

Trung tướng an ninh Phạm Dũng đội lốt Phó Thủ tướng Việt Nam, sang Đức gặp thị trưởng thành phố Taucha xin dựng chùa – Đức vào cuộc điều tra. Theo tin từ Thoibao.de, hôm 30.7.2018, trả lời câu hỏi của báo chí Đức về việc có phái đoàn của Bộ Công an Việt Nam sang dự lễ khởi công xây chùa Chân Tịnh tại Taucha (nằm gần thành phố Leipzig thuộc miền Đông nước Đức) vào tháng 10.2017. Nhiều người đã tỏ ra rất bất ngờ về thông tin „ việc xây dựng ngôi chùa này có mối quan hệ đến những cán bộ cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.“ Một nguồn tin khác cho biết thêm những vật liệu gỗ để dựng chùa đã được đưa đến đây từ mùa đông vừa qua, việc chuẩn bị nền móng đang được tiến hành. Kế hoạch xây dựng ngôi chùa đáng lẽ đã bắt đầu ngay từ khi thời tiết đỡ lạnh (khoảng tháng 3.2018). Nguyễn Khánh Toàn Vào ngày 22.10.2017, trong lễ khởi công xây dựng ngôi chùa Chân Tịnh này, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã dẫn đoàn từ Viêt Nam sang tham dự . Trong phái đoàn có Thiếu tướng Nguyễn Dĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an. Trước đó, để chuẩn bị xây dựng ngôi chùa này, một cán bộ an ninh cấp cao khác của Việt Nam, Trung tướng Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đã dùng tên giả Phan Van Dong, đóng vai Phó Thủ tướng Việt Nam tới Thành phố Taucha để gặp Thị trưởng của thành phố này khi đó là ông Holger Schirmbeck, bàn về việc xây dựng một ngôi chùa Việt. Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Công an VC Điều đặc biệt gần đây, trong phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hải Long ở Berlin về tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ mật vụ Việt Nam đột nhập lãnh thổ Đức bắt cóc ông TXT, các nhân chứng cảnh sát điều tra đã khai trước tòa „ Mạng lưới gián điệp của Bộ Công an VN tại châu Âu đã được lệnh kích hoạt để tham gia vào vụ bắt cóc TXT „ và „Cục Tình báo Cộng hòa Séc đã cung cấp cho phía điều tra Đức thông tin, ông Đ.Q.Vinh vào cuối năm 2016 đã gặp một đoàn cấp cao của Bộ Công an Việt Nam tại Praha, CH Séc. Cùng thời điểm này, mật vụ Việt Nam đang nỗ lực tìm và theo dõi Trịnh Xuân Thanh tại Đức “. Có lẽ trong thời gian tới, cơ quan điều tra Đức sẽ tiếp tục làm rõ và đưa ra các thông tin mới nhất về ngôi chùa bí ẩn này, nơi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quan chức mật vụ cấp cao từ Việt Nam. Bộ Ngoại giao Đức cũng chuẩn bị đưa ra thông tin, giải thích lý do đã trì hoãn, chưa cấp Visa nhập cảnh cho từ 10 đến 12 người Việt Nam với danh nghĩa thợ xây sang Taucha dựng chùa. Báo chí Đức cũng bắt đầu vào cuộc. Nguyễn Dĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an VC Nguồn: thoibao.de
......

Thông Cáo Báo Chí - Phản đối phiên tòa xử doanh nhân và nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan Thông Cáo Báo Chí Phản đối phiên tòa xử doanh nhân và nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng       Sau một năm giam giữ phi lý, nhà cầm quyền CSVN sẽ đưa nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng ra xử sơ thẩm với cáo buộc theo Điều 79 vào ngày 30 tháng 7 tại tòa án tỉnh Nghệ An. Ông Lê Đình Lượng là một doanh nhân thành công tại Nghệ An thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa, một người hoạt động tích cực chống bất công xã hội, tham nhũng và ô nhiễm môi trường. Ông Lê Đình Lượng đã bị công an Nghệ An bắt cóc vào chiều ngày 24 tháng 7, 2017 khi đang trên đường trở về nhà sau khi đến thăm gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai. Theo cáo trạng, nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng đã không khai bất cứ điều gì, nhưng Viện Kiểm Sát lại dựa trên nội dung điều tra của công an Nghệ An để quy chụp tội “âm mưu lật đổ” nhà nước. Nhưng quan trọng hơn, công an Nghệ An lại căn cứ trên một số chi tiết về kết bạn, likes trên Facebook và share thông tin bài vở đăng trên Facebook với nick Lỗ Ngọc, để quy kết Điều 79 đối với ông Lê Đình Lượng. Những cáo buộc nói trên cho thấy nhà cầm quyền CSVN đã bắt đầu dùng Luật An Ninh Mạng kèm với các điều khoản an ninh quốc gia để khống chế cộng đồng mạng và quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Cáo trạng còn đề cập đến khả năng Bộ Công An lấy dữ liệu người dùng nếu Facebook đặt máy chủ tại Việt Nam, dẫn đến nhiều nguy hại mà cộng đồng mạng Việt Nam sẽ phải đối diện. Nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng là nạn nhân khởi đầu của đạo luật bóp nghẹt này. Cáo trạng ghi rằng ông Lê Đình Lượng tham gia đảng Việt Tân và vì vậy vi phạm Điều 79. Ủy ban Điều tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã phán quyết rằng tham gia hội nhóm, như đảng Việt Tân là quyền căn bản phải được tôn trọng. CSVN đã vi phạm các quy định của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền về quyền tham gia các đoàn thể, đảng phái và quyền tự do ngôn luận. Đảng Việt Tân đang cùng với một liên minh các NGO quốc tế và một số tổ chức Việt Nam phát động chiến dịch #NgưngNgayĐànÁp, và mở cuộc vận động cho quyền tự do trên mạng. Những phiên xử phi lý đối với những người yêu nước chỉ làm nhanh tiến trình tan rã chế độ mà thôi. Ngày 27 tháng 7 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

Pages