Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30.04.2022 tại Berlin

Lên tiếng tố cáo tội ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam và phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của đế quốc Nga-Putin, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ người dân Ukraine, Liên Hội NVTN tại CHLB Đức đã tổ chức.     Nguyễn Đức lược ghi ngày 02.05.2022   Trong tinh thần tưởng niệm ngày 30.04 đen tối cả nước dưới gông cùm cộng sản, cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức trưa 30 tháng Tư, 2022 đã tổ chức cuộc biểu tình tại Bá Linh gồm 2 phần: trước sứ quán Việt cộng ở khu Treptow từ 13 giờ và ở cổng thành Brandenburg từ 14:30 giờ. Đặc biệt trong cuộc biểu tình lần này chúng ta kết hợp với Liên minh Ukrainer nêu cao tinh thần liên đới với người dân Ukraine chiến đấu chống quân xâm lược Nga.   Đã 47 năm dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, Việt Nam vẫn là một nước với một chế độ độc tài độc đảng. Trước sự xâm lấn gây hấn của Trung cộng thì cúi đầu khuất phục, nhưng luôn sẵn sàng đàn áp bắt bớ những người lên án hành vi xâm lược của Tàu cộng hay những người lên tiếng đòi hỏi tự do dân chủ, bảo vệ môi trường trước sự tàn phá cây xanh, thải độc của các nhà máy sản xuất thép, giấy ra sông biển.   Lời phát biểu của bà bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch của Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức trước sứ quán Việt cộng đã tố cáo hành vi hèn với giặc Tàu, ác với dân của chế độ cộng sản luôn trấn áp, bắt bớ, bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, cho quyền con người. Chế độ độc tài còn hèn hạ đe dọa, gây áp lực cho người thân, gia đình của các tù nhân lương tâm. Điều này cũng đã được luật sư Nguyễn Văn Đài, Hội Anh Em Dân Chủ lên tiếng tố cáo với dư luận. Luật sư Nguyễn văn Đài cũng đã nhắc nhở chúng ta đừng quên số phận của trên 300 tù nhân lương tâm VN vẫn còn bị giam giữ trong lao tù cộng sản.   Trong cuộc biểu tình mít tinh ở cổng thành Brandenburg, ngoài sự tham dự của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức còn có sự tham dự của người Ukraine. Bày tỏ tình liên đới với Ukraine trong phần khai mạc quốc ca của Ukraine đã được cất lên bên cạnh quốc ca Đức và Việt Nam.   Bên cạnh rừng cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Đức như mọi năm, lần này cờ xanh vàng của Ukraine cũng cùng tung bay phất phới.   Sau phần chào cờ mặc niệm mở đầu chương trình, tham dự viên được ban tổ chức mời thắp nến cầu nguyện cho đất nước sớm thoát khỏi ách độc tài cộng sản, cầu nguyện cho những người vượt biên không may, không đến được bến bờ tự do và cầu nguyện cho hòa bình.   Phần phát biểu lên án sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, cũng như hành vi gây ra chiến tranh chết chóc, tàn phá đất nước Ukraine của chính quyền Nga cũng đã được bà Fleischer, thuộc Tổ Chức Thiên Chúa chống bạo hành ACAT. Ông Uwe Stefen, cộng đồng các chủng tộc bị áp bức; ông Michel Leh, Tổ Chức Quốc Tế Nhân Quyền lên án. Ban tổ chức cũng nhận được thư phản hồi của ông Martin Patzel, tiểu ban nhân quyền quốc hội và bà Renat Künast, dân biểu quốc hội Đức. Cô Lý Tiểu Bình đã đọc hai lá thư này.   Đại diện cho Phật giáo, cư sĩ Trí lực đã phát biểu nhắc lại biến cố Mậu thân 1968 khi cộng sản VN tàn sát đồng bào chúng ta không khác gì chính quyền cộng sản của Nga đã tàn sát người dân Ukraine. Đại diện của Công giáo, ông Lê Phú Cường đã bắt bài "Kinh hòa bình" cho tất cả làm đậm nét cuộc cầu nguyện cho dân tộc Ukraine.   Đặc biệt có 2 diễn giả trẻ, em Minh Vũ nêu lên quan điểm của mình về ngày 30.04 và một thiếu nữ rất trẻ nhận thức được vai trò của giới trẻ trong giai đoạn phức tạp hiện nay của thế giới.   Buổi biểu tình đã kết thúc lúc 15:30 với phần diễn hành quanh quảng trường Paris trước cổng Brandenburg. Sau đó mọi người qua tham dự biểu tình cùng với người Ukraine trước tòa nhà quốc hội Đức để ủng hộ cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, cũng như lên án sự xâm lăng gây chiến của Nga ở Ukraine. Trước đại sứ quán CSVN tại Berlin Tại quảng trường Bandenburger Tor - Berlin Trước trụ sở Quốc hội Liên Bang Đức (Bundestag) – Berlin: Photo: Hoàng Kim Thiên Trích đoạn Video từ FB. Ls Nguyễn Văn Đài:   Xem thêm Video - https://www.facebook.com/1466118653/videos/pcb.10228102836103935/699885137993383   Nguyễn Đức lược ghi ngày 02.05.2022
......

Thư mời tham dự buổi thảo luận bàn tròn, Việt Nam 47 năm qua

Việt Tân THƯ MỜI   Kính chào quý Cô, Chú, Bác, Anh, Chị và các Bạn,    47 năm sau biến cố 30/4/1975, Việt Nam và thế giới đã có nhiều thay đổi, nhưng ước mơ được sống trong tự do, dân chủ, nhân phẩm và thái hòa của người Việt vẫn chưa thành tựu. Tuy ý thức dân chủ đã trải rộng khắp nước cùng với sự phát triển vững chãi của phong trào dân chủ bất kể những ngăn cấm triệt để của nhà cầm quyền Hà Nội, nhưng phải nói là trong 4 năm qua phong trào đã bị đàn áp khốc liệt với những bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt động dân chủ. Trong bối cảnh khó khăn không chỉ của riêng phong trào dân chủ tại Việt Nam, mà song song còn có cả những bước lùi của nền dân chủ trên thế giới, thì đột nhiên có những biến chuyển thời cuộc bơm vào một luồng sinh khí mới, cho chúng ta được quyền lạc quan về một tương lai dân chủ cho dân tộc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Những biến chuyển đó là gì? Ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao? Thuận lợi như thế nào? Dân tộc chúng ta có thể khai dụng hoàn cảnh mới ra sao để đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa và canh tân Việt Nam?   Đó là những điều mà người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh dân tộc đều muốn tìm hiểu và chia sẻ cùng nhau.   Kính mời quý vị tham dự buổi thảo luận bàn tròn thân mật với chủ đề: “47 năm sau, những yếu tố thuận lợi nào hiện nay cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam và bảo vệ đất nước từ nguy cơ xâm lược của Trung Quốc?” Tham luận viên: Dược sĩ Tân Châu, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chuyên gia tâm lý, xã hội và thần học Trần Vinh. Điều hợp viên: Tiến sĩ Trần Diệu Chân và Chuyên viên tư vấn điều trị nha khoa Lệ Quân. Mọi trao đổi đều được đón nhận trong tinh thần cởi mở, xây dựng và tương kính.   Kính mời quý vị cùng tham dự livestream trên trang facebook.com/viettan vào Chủ Nhật, ngày 1 tháng 5, 2022 Lúc 7:00 giờ sáng California 10:00 giờ sáng Washington, D.C. 16:00 giờ Paris 21:00 giờ Việt Nam   Mong được quý vị tiếp tay mời thêm thân quyến và bằng hữu có lòng tham dự để chúng ta có dịp thắt chặt thêm tình thân giữa những người Việt cùng quan tâm tới tương lai của đất nước và vận mệnh của dân tộc. Kính chúc quý vị cùng thân quyến luôn được an vui, mạnh khỏe.   Trân trọng, Nguyễn Hạnh   Thay mặt Diễn Đàn Thân Hữu Việt Tân Fb Việt Tân  
......

Cựu tù lương tâm VN bị cảnh sát Thái bắt và đối diện nguy cơ trục xuất

Ảnh: Từ phải qua: ông Chu Mạnh Sơn, bà Nguyễn Thị Luyến và ông Nguyễn Văn Thêm khi mới bị bắt RFA Một người bất đồng chính kiến từng bị chính quyền Việt Nam xử 30 tháng tù giam với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" vừa mới bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và đối diện nguy cơ trục xuất khi đang xin tị nạn chính trị tại Thái Lan. Hôm 8 tháng 4, cảnh sát Thái Lan bắt một nhóm năm người Việt tị nạn trong đó có ông Chu Mạnh Sơn.  Ông Sơn cho biết gia đình ông có quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc và đang trong quá trình làm hồ sơ đi định cư tại Canada.  Ông cùng những người tị nạn khác tới trụ sở của lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan hôm 8/4, với mục đích xin giấy lý lịch tư pháp, thể theo yêu cầu của cơ quan di trú Canada như thủ tục cuối cùng trước khi đi định cư, và bị bắt giữ tại đây.  Ông kể lại sự việc với phóng viên RFA qua điện thoại từ trung tâm giam giữ người nhập cư IDC của Bangkok như sau: “Khi mà tôi và gia đình anh chị Thêm-Luyến vào văn phòng cảnh sát bên tư pháp của cảnh sát hoàng gia để xin giấy xác nhận tư pháp, thì họ hỏi tôi giấy tờ, sau đó tôi đưa thẻ UN nhưng sau đó họ yêu cầu đưa hộ chiếu thì tôi không có. Còn gia đình anh chị Thêm-Luyến thì đã từ lâu không còn hộ chiếu.  Sau đó thì họ yêu cầu chúng tôi ngồi lại và gọi cảnh sát bên di trú đến, sau đó thì cả tôi và gia đình anh chị Thêm-Luyến, và hai đứa còn một đứa 16 tuổi, một đứa năm tháng tuổi, tổng cộng là năm người bị đưa về IDC. Hiện giờ thì tôi đang bị nhốt tại nhà tạm giữ của IDC.” Thái Lan là nơi nhiều người Việt Nam chọn tới xin tị nạn để tránh sự đàn áp ở quê nhà vì các lý do như tôn giáo và chính trị, tuy nhiên nước này chưa ký Công ước 1951 của Liên Hiệp Quốc liên quan đến tình trạng người tị nạn .  Những người này thường không có giấy tờ hợp pháp, phải đối diện với việc bị bắt bởi cảnh sát di trú vì bị coi là người cư trú bất hợp pháp.  Ông Chu Mạnh Sơn cho biết, sau khi bị bắt một ngày thì cảnh sát Thái Lan đã đưa họ ra tòa với kết quả những người này bị buộc tội cư trú bất hợp pháp và nhận bản án trục xuất.  “Sáng ngày mùng 9 thì cảnh sát họ đưa chúng tôi ra toà, sau đó toà tuyên phạt mỗi người 10.000 baht, riêng tôi thì phải nộp thêm một ngàn nữa do nhập cảnh bất hợp pháp, vì tội vượt biên vào đây. Sau khi nộp tiền thì họ nói rằng sẽ đưa chúng tôi về IDC sau đó sẽ có lệnh trục xuất.” Bản thân ông Chu Mạnh Sơn là một cựu tù nhân lương tâm, ông bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” và chịu án 30 tháng tù giam hồi năm 2012, trong một vụ án được biết đến dưới tên “14 thanh niên Công giáo và Tin Lành”.  Ông này cho biết bản thân và gia đình vượt biên giới tới Thái Lan lánh nạn vào năm 2017 vì sự truy quét của công an Việt Nam. Trả lời câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu ông bị trục xuất về nước, ông Sơn nói:  “Đối với trường hợp của tôi, trước đây là một người bất đồng chính kiến hoạt động chính trị, đang bị cảnh sát ở Việt Nam truy tìm. Nếu như bị trục xuất về Việt Nam thì sẽ phải đối mặt với án tù rất là cao.” Cùng bắt với ông Chu Mạnh Sơn là gia đình của ông Nguyễn Văn Thêm, cũng là những người tị nạn gồm: vợ là bà Nguyễn Thị Luyến, hai người con là bé Philip Nguyễn Nhật Nam (khoảng năm tháng tuổi), và Nguyễn Tiến Đạt 17 tuổi. Đài Á châu Tự do đang liên hệ với phía cơ quan chức trách của Thái Lan để xác minh thông tin về lệnh trục xuất đối với những người này.  Phóng viên cũng đã liên hệ với Bộ phận Bảo vệ người tị nạn của văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn tại Thái Lan để xác minh về vụ bắt giữ và tình trạng của năm người Việt tị nạn, nhưng người đại diện của bộ phận này từ chối cung cấp thông tin vì lý do “bảo mật”.   
......

Thông cáo Lễ Tưởng Niệm 47 năm Quốc Hận 30.4 tại Berlin

Thông Cáo V/v Lễ Tưởng Niệm 47 năm Quốc Hận tại Berlin Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng tại CHLB Đức và Âu Châu, Kính thưa quý vị thân hào nhân sỹ, Sau hai năm dịch bệnh hoành hành khiến các sinh hoạt thường niên của Liên Hội bị gián đoạn, bây giờ, ngay giữa lòng Âu Châu, lại đang xảy ra một cuộc chiến tranh xâm lăng khốc liệt xuất phát từ tham vọng bá quyền của Tổng Thống Nga Wladimir Putin tấn công vào quốc gia Ukraine với hiểm họa chiến tranh leo thang thành thế chiến lần thứ ba. Trong khi đó nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thừa cơ nước đục thả câu ra tay đàn áp dân chúng, tùy tiện kết án tù nặng nề các nhà báo độc lập, các Blogger, các nhân sĩ bày tỏ chính kiến ôn hòa và lập mưu phá hoại các hoạt động tôn giáo, ám hại người tu hành. Để lên tiếng tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam và tỏ lòng ủng hộ dân chúng Ukraine phản đối hành vi sát nhân của Putin, Liên Hội NVTN tại CHLB Đức sẽ trân trọng tổ chức: Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận lần thứ 47 vào ngày Thứ Bảy, 30.04.2022 tại Berlin Bao gồm: Biểu tình trước Sứ Quán CSVN và tại Brandenburger Tor Chương trình : •             Từ 13:00giờ đến 13:30giờ: Biểu tình trước Sứ Quán Cộng Sản Việt Nam Elsenstr.3 -12435 Berlin-Treptow •             Từ 14:30giờ đến 15:30giờ: Biểu tình và tuần hành tại Brandenburger Tor Pariser Platz , 10117 Berlin Chúng tôi thành khẩn kêu gọi sự tham dự đông đảo của quý vị. Sự thành công của cuộc biểu tình là một đóng góp  tinh thần  lớn lao vào công cuộc đấu tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền cho hai  dân tộc Việt Nam và Ukraine. Berlin, ngày 22.03.2022 TM Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V Hoàng Thị Mỹ Lâm     Điện thoại liên lạc BTC : Ông Nguyễn văn Rị ,  Handy 0157 33495440 Ông Hoàng Kim Thiên ,  Handy 0163-6743097  
......

Cộng đồng người Việt tại Anh quốc gây quỹ yểm trợ dân chủ quốc nội

London ngày 20/03/2022   Lần đầu tiên sau 2 năm đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới, đông đảo thành viên hội Thân Hữu Việt Tân Anh quốc đã có mặt tại nhà hàng Miền Tây Kingsland Road để tham dự đại hội thường niên của Hội thân hữu Việt Tân Anh quốc và bữa cơm gây quỹ yểm trợ dân chủ quốc nội.   Sau nghi thức khai mạc chào cờ, mặc niệm, là lời phát biểu khai mạc của ông Sơn Trần, Trưởng ban tổ chức. Tiếp theo là ông Ngọc Thanh, đại diện Việt Tân đã lên ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người, trong khoảng thời gian khó khăn này, đã không ngại bỏ thời gian và công sức để đến tham dự, góp sức tạo thành một buổi lễ đầy trang trọng và ấm cúng.   Sau đó, ông Nguyễn Phong, Chủ tịch Hội thân hữu Việt Tân Anh quốc, đã chia sẻ về các sinh hoạt và hoạt động mà Hội THVT đã làm được trong thời gian vừa qua. Ông Phong đã tường trình và trình chiếu những hình ảnh mà Hội THVT Anh quốc đã làm từ năm 2019 đến khi đại dịch Covid xảy ra:   Ngày 14/04/2019 chính thức Giới thiệu và ra mắt về Hội THVT Anh quốc. Sau đó hội đã tổ chúc nhiều cuộc biểu tình trong năm 2019 như: biểu tình 44 năm cho tháng 4 đen tối, biểu tình phản đối Trung quốc chiếm bãi Tư Chính của VN, biểu tình nhân ngày Quốc tế nhân quyền, biểu tình hướng về Đồng Tâm.   Ngày 18/08/2019 hội THVT UK lần đầu tham gia tổ chức Lễ tưởng niệm anh hùng Đông Tiến với sự góp mặt của kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo; Ngoài ra, Hội THVT còn tổ chức buổi tưởng niệm 39 nạn nhân đã bỏ mạng trên con đường vượt biên sang Anh quốc   Ngày 16/02/2020, Hội đã lần đầu tổ chức thành công buổi cơm yểm trợ quốc nội.   Sau khi đại dịch xảy ra đầu năm 2020, Anh quốc liên tục chìm vào các đợt phong tỏa và giãn cách xã hội, mọi người bị nghiêm cấm tụ tập, Hội THVT Anh quốc đã nhanh chóng thăm hỏi và thay đổi cách thức liên lạc với các thành viên thân hữu sang hình thức gặp mặt online trong các chương trình như: chiến dịch “Thắp sáng niềm tin” – cánh thiệp cho TNLT, trao đổi, thăm hỏi với gia đình TNLT, buổi sinh hoạt online nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tìm hiểu về cuộc sống công nhân VN, sinh hoạt online thảo luận về tình hình chống dịch của VN và thế giới, chương trình online để phản đối luật Hải cảnh của Trung quốc. Ngoài ra, Hội THVT Anh quốc đã tổ chức chương trình hỗ trợ thực phẩm tại UK cho những thân hữu bị Covid và phải cách ly tại nhà.   Đồng hành cùng Đảng VT, trong thời gian qua Hội THVT đã chung tay đóng góp quỹ yểm trợ quốc nội.   Sau phần chia sẻ của Chủ tịch Hội THVT, ông Sơn Trần thay mặt ban Tổ chức phổ biến bàn Điều lệ mới của Hội THVT và tiến hành bầu chọn Ban Chấp hành Hội THVT cho nhiệm kỳ mới với 5 thành viên và tân Chủ tịch Hội là Bà Kim Lê.   Kết thúc chương trình Đại hội thường niên của Hội THVT, mọi người vui vẻ góp vui bằng các tiết mục ca hát, giao lưu, và thưởng thức các món ăn ngon của nhà hàng. Các thành viên mới tham dự cũng đã hòa nhập và chia sẻ, tâm tình cùng các thành viên thân hữu lâu năm.   Sau bữa ăn thân mật và ấm cúng, mọi người cùng chụp hình với các biểu ngữ để phản đối bản án của Chính quyền VN đối Ông Châu Văn Khảm, ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Phạm Đoan Trang và các TNLT khác.   Đại diện Hội THVT cũng đã thông báo rằng toàn bộ số tiền đóng góp của buổi cơm này sẽ được chuyển về quốc nội để ủng hộ gia đình những TNLT và những người dân đang gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid./.   Tường trình từ London bởi Anh Nguyễn, Thảo Trương.  
......

Lắng nghe người Việt tị nạn từ Ukraine kể

Manh Hung Le - "Dọc đường tắc xe kinh khủng. Các biển chỉ đường dân U xóa hết cho tụi Nga lạc đường, thay vào đó là những lời chửi rủa quân Nga: chúng mày cút đi, kéo nhau đến nước chúng tao để làm gì?..." - "Thành phố, địa phương nào cũng xây dựng các chốt phòng ngự, đợi quân Nga tới". - "Chiều xe ngược lại toàn là xe quân sự, chở đồ tiếp tế từ Ba Lan sang, rất nhiều xe chở vũ khí nữa. Tụi em được nhắc không nên quay phim chụp ảnh, đưa lên mạng, quân Nga xem được không có lợi cho Ukraine. Một số bà con ta vẫn làm thế, theo thói quen vô ý thức" - "Tụi em lo lắng cho những người thân còn ở lại, những người đang trên đường tới Ba Lan. Những người đàn ông trong gia đình phải ở lại chiến đấu". - "Tài sản, nhà cửa, công việc kinh doanh bỗng chốc trở nên mong manh, chỉ vơ vội ít đồ để sơ tán cứu người gấp". - "Cả người U lẫn chúng em đều căm phẫn Putin. Là phụ nữ, nhưng giá có thể cầm súng để đánh lại quân Nga, tụi em cũng sẵn sàng". - "Tụi em không thể hiểu nổi tại sao lại có những người Việt ủng hộ Putin như vậy được. Có phải phần lớn họ là con ông cháu cha, ngày trước đi học ở LX về?". - "Tụi em bất bình với lá phiếu trắng của VN tại Đại hội đồng LHQ". - "Báo chí ở VN đưa tin không sát với thực tế những gì tụi em trực tiếp trải qua ở Ukraine. Đọc rất bức xúc". - "Những đời tổng thống U trước đây và bộ máy lãnh đạo tham nhũng kinh khủng. Với tổng thống hiện nay, dân U hi vọng sẽ tốt hơn, đưa U về gần với trật tự, nề nếp như các nước EU". - "Tụi em có nhiều người U thân quen ở phía Đông Ukraine. Xưa kia họ cũng ủng hộ Nga, thờ ơ với thời cuộc. Vậy mà kỳ bầu cử vừa rồi họ bảo phải bầu cho ông Selenskyj, bởi chỉ có vậy mới giữ được Ukraine". - "Tinh thần bảo vệ tổ quốc của người U cao ngùn ngụt, ai ai cũng muốn cầm súng chống lại quân Nga. Tụi em lo Putin sẽ phá nát U mất. Đau và uất ức lắm..." - "Hết chiến tranh tụi em phải về U chứ, còn bao nhiêu thứ ở đấy. Các cháu nhỏ, thanh niên thì giá ở lại đây được thì tốt, được học hành đàng hoàng, có tương lai tốt hơn". (Mình lắng nghe và ghi lại những điều trên đây từ các nhóm tị nạn khác nhau, thành phần, lứa tuổi, công việc khác nhau. Họ không biết mình là ai, chỉ biết mình là người làm việc thiện nguyện)./. # "U": cách gọi tắt Ukraine của người Việt bên đó.  
......

Nataliya Zhynkina, Đại Biện Lâm Thời Ukraine tại VN trả lời câu hỏi của người Việt quan tâm đến Nga-Putin xâm lăng Ukraine

Đoàn Bảo Châu (FB Chau Doan) Đây là toàn bộ cuộc phỏng vấn các bạn nhé. Một lần nữa xin được bày tỏ lòng khâm phục trước lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, sự tận tuỵ trong công việc của Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam. Bạn ấy dành mấy tiếng ban đêm để trả lời những câu hỏi này. Chúng tôi, những người Việt Nam yêu chuộng hoà bình, luôn ủng hộ các bạn. 1. Đỗ Mạnh Hà: “Bạn có thấy buồn và thất vọng khi nhiều người Việt Nam nhầm bản chất của cuộc chiến này và ủng hộ Putin không?” Nataliya Zhynkina: Thỉnh thoảng, tôi đọc những gì được đăng trên các phương tiện truyền thông Nga, và tôi thấy Moscow đã dành bao nhiêu công sức cho bộ máy tuyên truyền của mình. Bóp méo sự thật, viết lại lịch sử, nói dối trắng trợn, bưng bít sự thật – đó là những phương pháp hàng đầu được sử dụng bởi truyền thông do chính phủ Nga kiểm soát. Tôi biết điều tương tự cũng có ở Việt Nam. Những hãng thông tấn như Sputnik hay RT, và một số phương tiện truyền thông Việt Nam lấy thông tin từ RIA-Novosti hay Interfax của Nga, cho đến giờ họ vẫn tung tin rằng Nga chỉ ‘tổ chức một cuộc hành quân đặc biệt nhằm vào các đối tượng quân sự cụ thể’ trong khi cả thế giới đã xem những bức ảnh và video quân đội Nga ném bom vào các khu dân cư ở các thành phố lớn nhỏ của Ukraine. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi một số người ở Việt Nam không hiểu sâu sắc về những gì đang diễn ra ở Ukraine nếu họ chỉ dựa vào tin tức do Nga cung cấp. Bạn biết đấy, kể từ ngày hôm qua, theo quyết định của Quốc hội Nga, một người có thể phải ngồi tù tới 15 năm nếu chia sẻ thông tin về những gì quân đội Nga đang tiến hành ở Ukraine. Làm thế nào bạn có thể biết sự thật nếu bạn chỉ đọc các phương tiện truyền thông Nga? May mắn thay, các phương tiện truyền thông thế giới không bị vô hiệu hóa với bất kỳ hình thức kiểm duyệt nào và những người muốn tìm hiểu những gì đang diễn ra, có thể dễ dàng tìm thấy thông tin. Vì vậy, tôi không buồn khi một số người Việt Nam nhầm bản chất cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine, tôi hiểu cách họ bị người Nga đánh lừa. Ngoài ra, mỗi ngày chúng tôi nhận được hàng trăm tin nhắn ủng hộ Ukraine và lên án hành động xâm lược của Nga. Điều đáng buồn và thất vọng là một số người Việt Nam góp phần tạo ra tin giả và phổ biến tin giả, giống như về những gì tôi bị cho là đã nói, mà gần đây tôi đã bác bỏ trên Facebook của mình. (phát biểu về Trung Quốc và Việt Nam mà tôi đã đưa ảnh lên). 2. Nhà văn Hoàng Hưng: “Một số người giải thích rằng Putin tấn công Ukraine bằng cách ngăn Ukraine gia nhập NATO, vì khi Ukraine gia nhập NATO, NATO có thể đưa tên lửa đến sát biên giới Nga.” Nataliya Zhynkina: NATO là một liên minh phòng thủ, có mục đích bảo vệ các quốc gia thành viên. Tên lửa của NATO được đặt ở các nước thành viên, đấy không phải là tên lửa tấn công. Hệ thống đó được thiết kế để bảo vệ các thành viên châu Âu của Liên minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo từ bên ngoài khu vực Euro-Đại Tây Dương. Ví dụ, hệ thống Aegis Ashore, đặt tại Romania, hoàn toàn mang tính chất phòng thủ. Tên lửa đánh chặn không có đầu đạn trong thành phần của chúng, vì vậy chúng không thể được sử dụng cho mục đích tấn công. Những tên lửa như vậy không thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất mà chỉ có thể tấn công các mục tiêu trên không để phá những tên lửa sắp tấn công các mục tiêu ở các nước châu Âu. Ngoài ra, hệ thống không được trang bị phần mềm, thiết bị và cơ sở hạ tầng để phóng tên lửa tấn công. Nói đưa tên lửa đến gần biên giới Nga nếu Ukraine gia nhập NATO là không có logic nào cả: Thứ nhất, Nga đã có biên giới với 5 thành viên NATO, thứ hai, mặc dù Ukraine tuyên bố mong muốn trở thành thành viên NATO sau khi Nga xâm lược Crimea và các phần của Donbass, các thủ tục gia nhập thực tế thậm chí không có trong chương trình nghị sự của NATO trong suốt 8 năm kể từ năm 2014. Là thành viên NATO, hoặc không phải là thành viên NATO – sẽ không thể ngăn Nga tấn công Ukraine, chúng tôi đã thấy rõ điều đó vào năm 2014. Tuy nhiên, trở thành thành viên NATO sẽ có nghĩa là một nền an ninh chung cho Ukraine, đó là lý do tại sao Nga càng đe dọa thì chúng tôi càng muốn trở thành một phần của liên minh quốc phòng NATO. Bạn có nhận thấy rằng Phần Lan và Thụy Điển, 2 nước trung lập nhưng cũng đã bắt đầu nói về việc họ gia nhập NATO? Nga sử dụng nhiều cách biện minh khác nhau cho cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2022, tất cả chúng đều được tạo ra bởi trí tưởng tượng bệnh hoạn và không có cái nào phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và nhiều hiệp ước quốc tế khác mà Nga đã ký kết. 3. Trần Trung Kiên: “Ai cũng biết Nga có sức mạnh quân sự hơn Ukraine. Tại sao bạn lại chọn chiến đấu thay vì nghiêng về phía Nga để có hòa bình tạm thời?” Nataliya Zhynkina: Ukraine đã rất ngây thơ khi từ bỏ vũ khí hạt nhân vào năm 1994 dưới sự cam kết bảo đảm an ninh của Nga. Năm 2014, chúng tôi vẫn còn ngây thơ khi quân đội Nga tiến vào Crimea và quân đội Ukraine chưa sẵn sàng bắn vào những người mà chúng tôi coi là người dân của một quốc gia thân thiện. Nhưng trong suốt 8 năm sau đó, chúng ta đã thấy những câu chuyện kể ở Nga về Ukraine: “một đất nước không tồn tại, một quốc gia thất bại,” v.v… và thậm chí “hãy giải quyết vấn đề Ukraine” – giống như cách Hitler “giải quyết vấn đề người Do Thái.” Và chúng tôi không còn ngây thơ nữa: Chúng tôi hiểu rõ ràng mục tiêu của Nga là gì – Đấy là chấm dứt sự tồn tại của Ukraine. Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng nếu chúng ta cố gắng tạo hòa bình tạm thời ngay bây giờ, chúng ta sẽ có được những điều kiện tốt hơn so với khi chúng ta chiến đấu. Từ bỏ cuộc chiến có nghĩa là trở thành một quốc gia nô lệ của Nga, nhưng người Ukraine là những người tự do và độc lập. Và bây giờ, khi chúng ta chiến đấu cho đất nước của mình, cái giá phải trả là tự do của chúng ta rất cao và nó sẽ được trân trọng bởi nhiều thế hệ tương lai, những người sẽ tự hào về những người bảo vệ, và về những người đã hy sinh mạng sống của mình trong cuộc chiến này. Ai ở Nga sẽ tự hào về những người lính của họ hiện đang ném bom các thành phố Ukraine, giết chết người Ukraine, tước bỏ nhà cửa của hơn 700.000 người? Nước Nga sẽ mãi là nỗi xấu hổ. Bạn nghĩ rằng Nga có sức mạnh quân sự hơn Ukraine? Tôi không phải là một chuyên gia quân sự, nhưng chỉ cần nhìn vào bản đồ nước Nga so với Ukraine và nhìn vào sự thật: Người Ukraine đã chiến đấu được 8 ngày rồi, chưa thành phố lớn nào bị quân đội Nga chiếm được; trong 8 ngày này Nga thiệt hại ước tính khoảng 9000 quân, trong khi trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất 1994-1996 Nga chỉ mất 5042 lính, trong cuộc chiến Chechnya lần thứ hai năm 1999-2000 – chỉ có 7425 người. Tại sao Nga lại chịu tổn thất nặng nề như vậy và không tiến hành các kế hoạch xâm lược của nó nếu nó có sức mạnh quân sự hơn chúng tôi? 4. Phúc Nguyễn: “Bạn nghĩ sao khi chính phủ Việt Nam không lên tiếng phản đối cuộc chiến này?” Nataliya Zhynkina: Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối chiến tranh. Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của UNGA [Đại Hội Đồng LHQ, BBT] về cuộc chiến chống Ukraine của Nga, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Ukraine biết ơn mọi tiếng nói lên án việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. 5. Khoảng 10 người hỏi: Nếu chúng tôi muốn chiến đấu để bảo vệ Ukraine, liệu có được không và chúng tôi phải làm gì? Nataliya Zhynkina: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng công dân của bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sát cánh cùng người Ukraine chiến đấu chống lại bọn tội phạm chiến tranh Nga. Tuy nhiên, nếu công dân Việt Nam muốn chiến đấu để bảo vệ Ukraine, họ cần phải kiểm tra luật pháp quốc gia của mình xem họ có thể tình nguyện tham gia Quân đoàn Quốc tế Bảo vệ Lãnh thổ Ukraine hay không. 6: Nhiều người hỏi muốn gửi tiền ủng hộ Ukraine thì làm thế nào, có tài khoản để gửi không? Nataliya Zhynkina: Tôi nghĩ rằng cách dễ nhất hiện nay để gửi các khoản đóng góp từ Việt Nam là thông qua tài khoản vãng lai được mở cho Bộ Chính sách Xã hội Ukraine vì mục đích nhân đạo. Bạn có thể dễ dàng sử dụng thẻ ngân hàng của mình ở đó: 7. Đoàn Bảo Châu: “Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, bạn nghĩ gì về điều đó?” Nataliya Zhynkina: Tôi sẽ trích dẫn Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba để trả lời câu hỏi này. Ông nói rằng quyết định đặt vũ khí hạt nhân của ông Putin trong tình trạng báo động cao là một mối đe dọa trực tiếp đối với Ukraine. Và nó sẽ là một thảm họa cho thế giới, nhưng nó sẽ không làm người dân Ukraine gục ngã. Tôi nghĩ rằng mối đe dọa này là rất thực tế. Mỗi đêm tôi đi ngủ đều lo sợ khi thức dậy khi biết tin về những quả bom hạt nhân của Nga đã ném xuống thành phố nào đó của Ukraine. Đoàn Bảo Châu: Tôi biết rất nhiều người Việt Nam ủng hộ Nga, họ công kích tôi trên trang FB của tôi. Bạn có vấn đề tương tự không? Nataliya Zhynkina: Nói về trang Facebook của mình, tôi mới bắt đầu trải qua những cuộc tấn công như thế này chỉ 2 ngày trước – hàng trăm bình luận căm thù, trích dẫn những câu chuyện bịa đặt của người Nga, phát tán video giả mạo, v.v. Khi tôi kiểm tra những trang của những người bình luận hung hăng nhất, tôi phát hiện ra những tài khoản trống rỗng, hầu hết chúng mới được tạo ra. Đó là một dấu hiệu rõ ràng của một nhà máy troll. Tôi nghĩ điều đó là tốt, Nga càng chi nhiều tiền cho những kẻ lừa đảo thì họ càng ít phải chi cho quân đội của mình đang chiến đấu ở Ukraine. Cùng với các lệnh trừng phạt từ khắp nơi trên thế giới, đó là một phương pháp nữa để làm suy yếu nhà nước xâm lược. Đoàn Bảo Châu: Bạn cảm thấy gì khi VN bỏ phiếu trắng? Nataliya Zhynkina: Thành thật mà nói, tôi cảm thấy thất vọng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã bỏ phiếu ủng hộ, thậm chí cả những quốc gia từng bỏ phiếu chống tại LHQ về các vấn đề liên quan đến sự xâm lược của Nga đối với Ukraine. Một số nước ASEAN hoàn toàn thay đổi lập trường theo hướng có lợi. Tuy nhiên, giống như Việt Nam, Ukraine tôn trọng các quyền và lựa chọn có chủ quyền của mọi quốc gia. Tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ tham gia các nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các nhu cầu nhân đạo của người dân Ukraine. Và chúng tôi vô cùng biết ơn những đóng góp nhân đạo mà người dân Việt Nam đang thực hiện để giúp đỡ người dân Ukraine hiện nay. Có một câu tục ngữ rất hay để miêu tả sự ủng hộ mà chúng tôi nhận được ở Việt Nam: “Cây khoẻ bởi gốc, người khoẻ bởi bạn tốt.” Và chúng tôi cũng rất mạnh mẽ khi có Việt Nam sát cánh cùng chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn những câu hỏi của các bạn! Nguồn: FB Chau Doan
......

Liên Hội NVTN tại CHLB Đức kêu gọi gây quỹ cứu trợ nạn nhân chiến tranh tại Ukraine

Berlin , ngày 1 tháng 3 năm 2022 Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần Tôn Giáo, Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng tại CHLB Đức và Âu Châu, Kính thưa quý vị thân hào nhân sỹ, Từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đất nước Ukraine ngập tràn trong khói lửa chiến tranh do tham vọng bá quyền của Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Sự xâm lăng lãnh thổ đầy bạo lực bất chấp các quy ước quốc tế của Putin đã bị toàn thế giới lên án. Tổng Thống Ukraine Wolodymyr Selenskij đang chiến đấu dũng cảm cùng quân đội và nhân dân Ukraine chống lại đoàn quân xâm lăng. Trong thảm cảnh chiến tranh này hiện tại ở Ukraine có bảy triệu rưỡi trẻ em đang bị đe dọa mạng sống và có trên nửa triệu người đang trên đường tản cư trong mùa đông buốt giá. Trước nỗi thống khổ của cả một dân tộc bị ức hiếp vô pháp, chúng ta, vốn là những nạn nhân của bạo quyền Cộng Sản Việt Nam, phải có những hành động trợ giúp nhanh chóng và thiết thực đến các nạn nhân chiến tranh tại Ukraine. Với lá thư này Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức kêu gọi gây quỹ cứu trợ nạn nhân chiến tranh tại Ukraine. Số tiền quyên góp sẽ được chuyển toàn bộ đến DEUTSCHE CARITAS. Xin quý vị ủng hộ tài chánh gửi vào: Konto:  NGUYỄN VĂN RỊ , VOLKSBANK, MÖNCHENGLADBACH eG IBAN DE03 3106 0517 2208 4110 15 BIC: GENODED1MRB Spenden Hilfe für die Menschen in der Ukraine  Chúng tôi sẽ kết thúc chương trình gây quỹ đợt 1 vào ngày 15.3.2022 để kịp thời chuyển tiền sớm đến tay người cần được giúp đỡ Xin trân trọng cám ơn quý vị . Cầu xin Thượng Đế phù hộ Ukraine và thế giới chúng ta Möge Gott die Ukraine und unsere Welt segnen ! Kính thư Hoàng Thị Mỹ Lâm Thay mặt Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V Ausschneiden
......

Press release of the Association of Vietnamese Refugees in the Federal Republic of Germany

Press Release Berlin, February 24 2022 The Association of Vietnamese refugees of Federal Republic of Germany condemns Putin for aggressively invaded Ukraine on the morning of February 24, 2022, ignoring other peaceful options presented to him by the World Leaders, especially the UN Security Council, USA, EU, and NATO. The Association of Vietnamese refugees of the Federal Republic of Germany stands in solidarity with Ukraine and her people, supporting President Zelenskyy in the fight for freedom, the sovereignty of Ukraine. Putin is NOT Russia. It is time for the world to support a moral and peaceful voice of the Russian People. Humanity is our existential common cause. Freedom and Democracy will prevail. May God Bless Ukraine and our World Chairwoman Dr. med. Hoang Thi My Lam ----------------- Pressemitteilung Berlin 24. Februar 2022 Der Bundesverband der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland verurteilt Putin, da er am  24. Februar 2022 aggressiv in die Ukraine eingedrungen ist und alle friedliche Alternativmöglichkeiten von den führenden Politikern der Welt, insbesondere dem UN-Sicherheitsrat, den USA, der EU und der NATO  ignoriert hat. Der Bundesverband der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland steht solidarisch mit der Ukraine und ihrem Volk ; darüber hinaus unterstützt der Bundesverband Präsident Selenskyj im Kampf für die Freiheit, die Souveränität der Ukraine. Putin ist NICHT Russland. Die Welt sollte moralische und friedliche Stimme des russischen Volkes unterstützt. Die Achtung des menschlichen Lebens ist unser Daseinsgrund Freiheit und Demokratie werden sich durchsetzen. Möge Gott die Ukraine und unsere Welt segnen! Vorsitzende Dr. med. Hoang Thi My Lam ------------------------------------------------------------------------------------ Thông Cáo Báo Chí Berlin, ngày 24 tháng 2 năm 2022 Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức lên án Putin vì đã gây ra chiến tranh xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 và cố tình bỏ qua những đề nghị hòa bình của các nhà lãnh đạo chính trị thế giới , đặc biệt là của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc,của Hoa Kỳ, của Liên Minh Âu Châu, của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức chủ trương liên kết với dân tộc Ukraine và ủng hộ Tổng Thống Selenskyj trong cuộc chiến bảo vệ tự do và chủ quyền cho Ukraine. Putin KHÔNG phải là nước Nga. Đã đến lúc thế giới phải ủng hộ tiếng nói đạo đức và hòa bình của dân tộc Nga. Tôn trọng sự sống là lẽ sinh tồn của nhân loại. Tự do và dân chủ sẽ chiến thắng. Cầu xin Thượng Đế phù hộ cho Ukraine và thế giới chúng ta!   Chủ Tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V. Dr. med. Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Thủ phủ người Việt ở Kharkiv: Vẫn ‘chạy chợ’, lo và ủng hộ chính phủ, quân đội Ukraine

Trung tâm thương mại Barabashova (Chợ Barabashova) ở Kharkiv, miền đông Ukraine, nơi tập trung rất nhiều người Việt Nam buôn bán, kinh doanh tại đây. Ảnh: Vũ Chân. Khánh An-VOA Cuộc sống của cộng đồng người Việt ở khu vực miền Đông Ukraine có vẻ như chẳng mấy thay đổi trong những ngày này, khi tin tức trên mặt báo cứ nóng lên từng giờ theo từng động thái của Putin và “quân Nga”, ít nhất là tại Kharkiv – nơi vẫn được mệnh danh là “thủ phủ của người Việt” ở Ukraine. Vẫn chạy chợ như thường “Tình hình cũng căng thẳng đấy nhưng chưa đến mức phải chạy đi mua đồ, tích trữ đồ”, ông Vũ Chân, một người Ukraine gốc Việt đã sống quá 40 năm ở nơi chỉ cách biên giới Nga có 40 cây số, nói với VOA. “Người dân Ukraine ở đây họ rất bình tĩnh, rất bình tâm. Trường học vẫn học bình thường. Con nhà tôi đây vẫn đi học mẫu giáo. Nhà băng, cửa hàng vẫn làm việc. Tất cả chợ búa vẫn bình thường. Người Việt Nam ta ở đây vẫn đi làm việc bình thường, không có gì xáo trộn cả”. Việc Nga triển khai quân vào khu vực Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine sau khi công nhận hai vùng này độc lập vào ngày 21/2, được cho là làm tăng cao nguy cơ khủng hoảng mà phương Tây lo ngại có thể làm nổ ra một cuộc chiến tranh lớn. Nhưng với ông Vũ Chân và những người trong cộng đồng Việt Nam ở Kharkiv, ngoài việc theo dõi và cập nhật tin tức cho bà con trên trang “Tương trợ người Việt Ukraina”, thì cuộc sống hằng ngày vẫn diễn ra bình thường vì “chiến tranh cũng chưa xảy ra”, còn sự hiện diện của quân Nga ở khu vực miền đông này thì “trước đây đã có và giờ vẫn thế”, ông nói. Khu vực miền đông Ukraine, trong đó có Kharkiv, được đánh giá là một trong những vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc khủng hoảng. Người Việt tại đây chủ yếu sinh sống bằng nghề kinh doanh buôn bán trong chợ. Mặc dù thông tin truyền thông Ukraine và quốc tế tới tấp đưa tin về một cuộc chiến tiềm tàng, nhưng ảnh hưởng của nó trên cuộc sống thường ngày của người Việt ở Kharkiv là “không đáng kể”, theo lời ông Vũ Chân, vì thực ra, cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng nặng nề trong suốt 8 năm qua rồi, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. “Sau khi có các chuyến máy bay từ Ukriane về Việt Nam, một số gia đình cũng đã bồng bế con cái về rồi. Nhưng chỉ một ít thôi, không nhiều. Còn lại mọi người vẫn ở lại làm việc, sinh sống bình thường, không sao cả. Chiến tranh thì tất nhiên nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bà con. Trước hết là lĩnh vực kinh doanh của bà con là chợ bị ảnh hưởng ngay. Hàng bán rất khó. Đời sống kinh tế là vấn đề lớn nhất đối với bà con. Rất rất khó khăn! Tám năm chiến tranh rồi. Chợ búa ở đây nó tiêu điều, hoang tàn bởi vì sức mua xuống. Rồi đến khi nghe tin chiến tranh thì chợ búa càng xuống nữa. Giá bất động sản cũng xuống. Các thứ nói chung ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống”. … và vẫn lo Từ số lượng hơn 7.000 người Việt sinh sống ở Kharkiv trước đây, giờ ông Vũ Chân cho biết “thủ phủ” chỉ còn độ hơn 1.000 người Việt cư trú. So với Kharkiv là còn tương đối bình yên, thì “khổ nhất vẫn là người dân, trong đó có cả người Việt Nam, ở hai khu vực của Donbass chiến tuyến”, ông Vũ Chân nói. “Ở thành phố Donetsk là tôi thấy khổ nhất. Đời sống ở đấy rất kém. Thỉnh thoảng pháo lại bắn, thỉnh thoảng lại đùng đoàng…” Trong lúc Phương Tây đang tìm cách ngăn một cuộc xâm chiếm toàn diện của Nga đối với Ukraine bằng cách trừng phạt Moscow vì đã ra lệnh đưa quân tới hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine mà Nga vừa công nhận là độc lập, thì trên trang thông tin mà ông Vũ Chân làm quản trị, bà con người Việt thỉnh thoảng lại cập nhật tin tức nơi mình ở. “8 tỉnh đông nam là lo bác ạ, cháu đang giáp tuyến, cô bán hàng nhà cháu sáng gọi bắn cả đêm ko ngừng, cứ cố thủ xem sao”, tài khoản Cuong Donetsk cho biết. “Em chuẩn bị rời anh ah”, tài khoản Loc Nguyen nhắn, sau khi ông gửi lên một dòng tin nhắn nhủ bà con “Nên xác định trước: Nếu chiến tranh lan đến thì nhà mình sẽ sơ tán đến đâu”, và hãy “Cứ bình tĩnh đi chợ bình thường”. “Lo lắm! Chẳng hạn như tôi nói thỉnh thoảng lại nghe tin đặt bom, đặt mìn ở các nhà mẫu giáo, trường học. Thế là lại đảo lộn hết cuộc sống lên”, ông nói với VOA. “Còn ở thủ đô Kyiv, người ta còn lo chuẩn bị các hầm tránh bom, rồi tổ chức các uỷ ban sơ tán. Người ta định ra các tiêu chí nào là trong trường hợp bị tấn công thì người dân phải đi tránh bom và sơ tán như thế nào. Xe cộ như thế nào để đưa người đi sơ tán… Nói chung, những cái đấy nó ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người”. ‘Ai cũng biết hết cả’ Trong một bài phát biểu dài trên truyền hình sau khi công nhận độc lập ở Donetsk và Luhansk, khu vực do những phe ly khai thân Nga nắm giữ, Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả Ukraine là một phần không thể tách rời trong lịch sử nước Nga. Ông nói miền Đông Ukraine là vùng đất cổ của Nga và ông tin tưởng rằng người dân Nga sẽ ủng hộ quyết định của ông. Còn tại Ukraine, trong cộng đồng người Việt vốn có không ít người yêu mến và thần tượng nước Nga, thì đa số đều “hiểu vấn đề”, vẫn theo lời ông Vũ Chân. “Tám năm chiến tranh. Biết hết ai đánh ai rồi. Dân U (Ukraine) họ cực kỳ hiền lành. Năm 1994 đến vũ khí hạt nhân còn bị người ta lấy mất. Thành ra bây giờ để cho nó đánh thế này thì đại đa số bà con Việt Nam ở đây ủng hộ chính phủ U, ủng hộ quân đội U. Mục đích là để cho họ ngăn chặn chiến tranh để mình có cuộc sống bình thường, nhưng họ ít tham gia vào những bình luận chính trị lắm. Chủ yếu là vì cuộc sống của người ta mà người ta ủng hộ chính quyền, quân đội ở đây”. Ông cho biết trong số người Việt ở Ukraine, cũng có một số rất ít người không ủng hộ chính phủ Ukraine, nhưng cũng không hẳn ủng hộ Nga. “Chủ yếu là họ bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền. Tuyên truyền của đài của Nga ở đây, rồi đài Sputnik ở Hà Nội. Nó cứ loa suốt ngày khiến người ta không nhận ra vấn đề, nên cũng có một số người không ủng hộ Nga hoàn toàn đâu nhưng họ không ủng hộ Ukraine, không ủng hộ chính phủ Kyiv. Tình hình là bà con cũng chia thành hai phe, nhưng phe U là chủ yếu, phe không ủng hộ U thì ít thôi, không nhiều”. Đến ngày 23/2, nhiều nước phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, Đức, Anh… đều loan báo những hình thức trừng phạt tài chính mới đối với Nga để ngăn chặn hành động thôn tính thêm nữa dù Moscow vẫn khăng khăng là không có ý định xâm chiếm Ukraine. Còn với người Việt ở miền đông Ukraine, họ hy vọng các phía “chỉ lên gân doạ nhau” và “mấy hôm nữa lại lạnh thôi”, bình an lại trở về trên quê hương thứ hai của họ…  
......

Báo Đức viết về nạn người Việt đe dọa, tấn công người Đức gốc Việt

Thanh Bình Hôm 17.02.2022, trên tờ Sächsische Zeitung (Báo Sachsen) https://www.saechsische.de/freital/vietnam-freital-binh-le-kritiker-mobbing-sachsen-5628364-plus.html có đăng bài về tệ nạn những người Việt sống tại Đức nhưng lại thờ chính quyền của đcsvn tại VN đe dọa, tấn công những người đồng hương và tấn công cả NGƯỜI ĐỨC GỐC VIỆT như tôi, chỉ vì tôi lên tiếng chống tham nhũng tàn phá Đất nước; chống TQ xâm lược và đòi bảo vệ Công lý, Nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Chúng vu khống tôi là “PHẢN ĐỘNG CHỐNG NHÀ NƯỚC” và kêu gọi nhau “ghè gẫy hai hàm răng” hay “vả vỡ mồm” tôi. Rất may tôi lại được báo chí quan tâm và cơ quan cảnh sát điều tra chống tội phạm Đức đưa vào diện được bảo vệ cá nhân. Tôi tạm dịch nhanh và chụp bài báo trên đưa lên để bạn đọc cùng lên tiếng giáo dục và mở mắt cho lũ TỘI PHẠM người Việt đang cư ngụ nhờ nước Đức Tự Do mà lại chống phá và vi phạm Pháp Luật Đức nghiêm trọng này. Cám ơn Nhà Báo Marina Mai đã quan tâm tới những chuyện gây rối trong Cộng đồng Người VN sống Tại Đức vừa qua và lên tiếng để bảo vệ cho những người phản biện chế độ KHÔNG TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN và BẤT CÔNG tại VN như tôi. Thanh Bình 17.02.2022 BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI PHẢN BIỆN CHẾ ĐỘ? Bài của Nhà Báo Marina Mai Bình bày tỏ sự đoàn kết với những người chỉ trích chính trị Việt Nam trên Internet. Giờ đây, chính cô ấy trở thành mục tiêu của sự đe dọa và các cuộc tấn công khiếp hãi. Khi Bình Lê đi từ Freital đến Berlin, cô ấy rất cẩn thận. Cô ấy chỉ thông báo chuyến đi của mình cho những người bạn thân nhất của cô ấy. Cô ấy đi tàu chứ không đi bằng ô tô và không ở nhà bạn bè mà ở trong khách sạn. Bởi vì nếu chiếc xe của cô ấy được nhìn thấy gần căn hộ của một trong những người bạn của cô ấy tại Berlin, nó có thể gây nguy hiểm cho chính Bình Lê hoặc những người chủ nhà bạn của cô ấy. Người (phụ nữ) Việt này đã nhập quốc tịch Đức từ lâu, luôn lo sợ bị những người thân cận với chính phủ Việt Nam tấn công về thể xác. Trước khi Bình Lê nghỉ hưu, cô là một nữ Doanh nhân thành đạt ở Freital. Cô có một nhà hàng và một số cửa hàng khác nữa và cũng là người đứng đầu một Hội phi lợi nhuận “Vietnamesische Freunde e.V.”. Kể từ khi nghỉ hưu, cô dành sự yêu thích của mình với nghề báo. Trên trang Facebook được nhiều người truy cập bằng tiếng Việt, cô đề cập đến vấn đề chính trị ở Việt Nam. Ở đó, cô ấy chỉ trích, ví dụ, sự tham nhũng ở Việt Nam, bày tỏ chính kiến của cô ấy về sự ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc, cũng như việc thực hiện những án tử hình (oan sai) ở Việt Nam, cô ấy ủng hộ cho Quyền Con Người tại Việt Nam. Vào cuối năm ngoái, Binh Le đã biết về nạn phỉ báng trên internet mà ba người phụ nữ đồng hương của cô ấy ở Berlin là nạn nhân, trong đó có bạn gái của cô ấy, một người Dresdener lâu năm mới chuyển đến Berlin không lâu: Có kẻ nào đó gần như hàng ngày bôi nhọ hình ảnh những người phụ nữ này và gửi cho tất cả những người quen trong Facebook của họ trên khắp thế giới. Những người phụ nữ đã bị mô tả biến dạng là có hàm răng không giống ai, với mái tóc như của phù thủy, hàm dưới chìa ra như của con khỉ đột và cái đầu được cắm trên một bộ xương. Thêm nữa, những bài viết này được viết bằng Tiếng Việt cũng như hình minh họa đã làm tổn thương cá nhân những người phụ nữ này rất lớn. Các hành vi bạo lực đối với những phụ nữ này đã được kêu gọi, ví dụ như: đánh gẫy răng. Cảnh sát Berlin đang vào cuộc điều tra những lời đe dọa và lăng mạ đó. Binh Le thể hiện tình đoàn kết của cô ấy trên trang Facebook của mình với các nạn nhân bị bắt nạt, mà một trong số họ đã phải nhập viện vì bị ảnh hưởng thần kinh do bị sỉ nhục. Cũng vì thế bắt đầu những lời phỉ báng chống lại cô ấy và nó vượt quá những gì mà những phụ nữ sống tại Berlin đã trải qua. Một bức ảnh vệ tinh về ngôi nhà của cô ấy đã được đăng tải trên mạng cùng với những lời lăng mạ và đe dọa (hành hung). Từ đó cô ấy luôn lo sợ. Trong trường hợp của Binh Le, những lời đe dọa có yếu tố chính trị vì những lời chỉ trích nổi tiếng của cô đối với nền chính trị Việt Nam: Cô bị cáo buộc là (phản động) thành viên của Việt Tân. Bình Lê bác bỏ điều đó. Việt Tân là một tổ chức lưu vong bị VN coi là một nhóm khủng bố, nhưng theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc thì đây là một “tổ chức ôn hòa hoạt động vì cải cách dân chủ.” Song ai bị nghi ngờ là thành viên Việt Tân cũng có thể gặp nguy hiểm ngay tại Đức, nơi mà những mật vụ Việt Nam hoạt động rất mạnh. Vào tháng 11, một tuyên truyền viên cho chính phủ sống tại Việt Nam đã đăng một video lên mạng xúc phạm Binh Le là (phản động) thành viên của Việt Tân. Người phụ nữ Sachsen có lý do để tin rằng video này do người Việt Nam sống ở Berlin đặt làm và trả tiền. Ông Mako Laske của trụ sở cảnh sát tại Dresden xác thực có 2 cuộc điều tra về việc bị đe dọa và phỉ báng đối với Binh Le. “Theo tình hình điều tra hiện nay, không thể loại trừ động cơ chính trị. Đó là lý do tại sao an ninh tiểu bang đã tiếp nhận cuộc điều tra.” Nó đang được kiểm tra xem sở cảnh sát thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Bang Sachsen yêu cầu đánh giá về mối đe dọa, điều này sẽ dẫn đến việc Binh Le nhận được sự bảo vệ cá nhân. Việc người Đức gốc Việt bị chính đồng bào thân cận với chính quyền Hà Nội đe dọa, tấn công là không có gì mới. Kể từ năm 2017, cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từng trốn sang Đức đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc từ Berlin đưa về Hà Nội, nơi ông bị giam giữ cho đến nay, nên các cơ quan an ninh nhà nước Đức đã theo dõi kỹ hơn. Tại Berlin, hai nhà báo Việt Nam đã được bảo vệ cá nhân từ năm 2018, ở Hessen một người đàn ông nữa cũng được bảo vệ từ năm 2021./.  
......

Hát Cho Đồng Bào Tôi

Kính mời quý đồng hương hưởng ứng, hỗ trợ, vận động và tham dự buổi văn nghệ với chủ đề Dạ Khúc Cho Tình Nhân sẽ được tổ chức Online qua đường link: tntmedialive.com vào ngày Chủ Nhật,13.02.2022 sắp tới. Buổi văn nghệ nhằm gây quỹ giúp đỡ cho đồng bào khốn khổ bị bỏ quên tại quê nhà trong giai đoạn đại dịch hoành hành trong tinh thần “Dân giúp Dân”.   HÁT CHO ĐỒNG BÀO TÔI - DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN   Từ 2 năm nay cả thế giới đang đắm chìm trong cơn đại dịch Covid. Tại những nước tự do người dân không lâm vào tình trạng bi đát như tại xứ sở độc tài CSVN. Ngoài việc cấu kết với gian thương nâng giá test kít lên mấy chục lần giá mua vào, chế độ không hề quan tâm đến đời sống người dân. Các gói hỗ trợ dân vì ảnh hưởng Covid người dân ngóng mỏi cổ mà chẳng thấy đâu. Người dân tự chế diễu bằng câu nói „nhà nước hỗ trợ, lên tivi mà lãnh“.   Tình hình hiện nay không có gì thay đổi. Dịch bệnh vẫn còn đó. Người dân vẫn bị nhà cầm quyền bỏ rơi. Người dân dưới đáy xã hội, vùng nông thôn xa xôi đang đối diện với cái đói do hậu quả của dịch bệnh kéo dài chưa biết đến bao giờ dứt. Người Việt có chút khả năng tài chánh nên thực hiện một số hành động cụ thể vì nghĩa đồng bào, lá lành đùm lá rách.   Trong chiều hướng đó, chương trình Văn Nghệ gây quỹ Online HÁT CHO ĐỒNG BÀO TÔI được thực hiện trực tiếp trên Hệ Thống Truyền Thanh Tiếng Nước Tôi - TNT MediaLive.com: https://www.youtube.com/watch?v=BvXkpXvZusQ với chủ đề:   DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN ngày Chủ Nhật 13/02/22 Lúc 9:00 pm Paris - 12:00 trưa Cali Nhằm hỗ trợ cho những đồng bào cùng khổ bị bỏ quên tại quê nhà.   Với sự góp mặt của các ca sĩ : Anh Chi, Vũ Anh Thư, Lyly Doan, Nhật Hồng, Đình Đại, Tố Lan, Thụy Uyển, Cao Thình và Ban Hợp Ca Trùng Dương – Paris và đặc biệt có sự đóng góp của một khách mời từ phương xa   MC: Thùy An - Phạm Minh Hoàng   Ban tổ chức kính mời các bạn tham dự, vừa giải trí vừa làm việc nghĩa.  
......

Thương nhau cho lắm để rồi hại nhau

Nguyễn Doãn Đôn Sau khi nước Đức thống nhất, số người từ Việt Nam sang xin tị nạn ngày một đông. Những người này đại đa số là do điều kiện kinh tế mà phải ra đi. Chứ không phải là tị nạn Chính trị nên nước Đức không cấp giấy lưu trú hợp pháp.   „Cái khó ló cái khôn“. Người Việt tuy không có những cái tài lớn lao, sáng láng; Nhưng mưu mô, thủ đoạn, dùng chiến thuật „du kích“, tìm ra cách „đánh“ liều lĩnh, táo bạo, để miễn sao tự giải phóng cá nhân mình để có nguồn lợi tối ưu, còn ai chết chóc, thương đau ra sao không cần quan tâm, thì họ vào loại siêu nhất nhì Thế giới.   Trước đây còn dễ, thì để có giấy tờ được ở lại hợp pháp, họ mua hộ chiếu của người về với giá rất đắt. Sau đó họ thay ảnh mình vào và đổi tên của họ trùng với tên trong hộ chiếu; Có trường hợp qua đường dây hối lộ nhà chức trách để làm giấy tờ. Ngoài ra còn rất nhiều thủ đoạn manh nha khác. Trong đó phải nói đến dịch vụ kết hôn với người có giấy tờ đề „ăn theo“. Biến không thành có, biến khó thành dễ là được phổ biến rất nhiều. Trong những vụ hôn nhân này phần nhiều là những vụ giả tạo. Nhiều vụ thành công một cách ngoạn mục, làm cho nhà chức trách có mắt mà như mù. Mãi sau này mới biết. (Và cũng chính vì thế mà bây giờ tôi mới viết ra bài này, vì viết sớm hơn nhiều người sẽ trách).   Nhiều người mặc dù trả giá rất đắt cho việc lo giấy tờ, nhưng sau này được gặp may. Họ lại cần cù, chăm chỉ, thông minh, biết sở trường, sở đoản của mình, không ngừng học hỏi lớp đàn anh đi trước, nên họ rất thành đạt. Thậm chí thành công hơn cả lớp đàn anh đã thành „cộng mốc“ từ lâu ở bên này. Vì họ tránh được rất nhiều "thuế ngu".   Có cặp vợ chồng ở đây đã lâu, giấy tờ đầy đủ, nhưng vì tham tiền nên giả vờ bỏ nhau, họ làm hôn thú với người tị nạn để kiếm tiền. Rất tiếc nhiều vụ từ dạng giả lại biến thành dạng thật. Tiền không kiếm được mà gia đình tan nát. Chồng tự nhiên có vợ mới trẻ măng một cách hợp pháp.   Vơ có khi đen đủi lại vớ phải ông chồng nghiện ngập đã già lại mắc bệnh dở hơi, nên không dại gì mà chuyển thành thật được.   Nên đành đi yêu người nước ngoài, tiếng Đức ít vốn, văn hóa bất đồng nên không phải gia đình nào cũng êm ấm cả.   Lại có bà chị ruột thương em, vất vả ở quê nghèo, nên tìm cách „cẩu“ sang bên này bằng mọi giá. Khi em sang thì bàn với chồng để em trú ngụ tạm nhà mình. Khổ nỗi trong lúc chưa kịp cho em đi nhập trại, chưa tìm ra phương cách gì giúp cụ thể được; Thì chồng mình nhanh chân hơn đã tìm ra „cách giúp" trước mình rồi.   Chả là bà chị thì bận rộn một mình bán hàng dưới quán, ở nhà cô em gái tí táu với chồng mình lúc nào không hay. „Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng ra“, nhưng giẻ bọc tinh vi và nhiều lớp quá nên vài tháng mới biết. Khổ nỗi khi bắt được quả tang „cái kim“ của chồng đang ái ân với em ruột lại chính trên cái giường ở trong phòng ngủ mà bao nhiêu năm nay hai vợ chồng đã thêu nguồn hạnh phúc. Biết được để tránh thì quá muộn, chỉ còn lại một sự đau lòng, xấu hổ và nhục nhã.   Gia đình của chị bỗng chốc trở lên điêu đứng, hạnh phúc tan hoang; „làm ơn nên tội“. Điên lên vì chồng và em nên chị đành đuổi em ra khỏi nhà, cô em đành phải đi kẹp bồ với ông khác. Hóa ra lại cũng là ông mà quen biết với chồng mình, rồi nó lại làm cho gia đình của ông bạn đang bán hoa xấu số kia thêm một phi vụ nữa.   Hai gia đình ở Berlin này đang yên ấm, có vợ, có chồng hẳn hoi bỗng trở lên bất hạnh chỉ vì một người phụ nữ quê mùa từ nơi nghèo khổ sang đây. Ai mà ngờ như vậy?   Ở Việt Nam thì người ta chịu khó hiền lành, sang đây lại biến thành hổ, thành rắn được thả trong rừng. Thật không biết đâu mà lần. Một anh bạn nói với tôi là: Người Việt mình sống khổ thì còn „ngoan“, vì họ quen suốt bốn nghìn năm rồi, chứ cho họ sướng là „dở hơi“ ngay. Không biết có đúng không?   Lại còn chuyện :„Mía ngon đánh cả cụm“. Mặc dù ở xứ lạnh như Đức này không ai nhìn thấy cây mia đâu cả, nhưng hiện tượng các anh, các chú người Việt cố ý đánh cả khóm để thưởng thức một mình cho komplett thì theo con số thống kê cũng đáng „nể“. Tỷ số cho thấy còn cao hơn ở trong nước. Đó là chưa kể những quả „hạ cánh an toàn“ kín đáo, không ai biết. Vợ vẫn cười tươi như hoa mỗi sớm mai về.   Đó là trường hợp gần đây có một chị ở quận Marzahn - Berlin cho em gái sang cùng làm cửa hàng ăn với gia đình mình ở trong chợ giao hàng. Ông chồng giúp đỡ cô em nhanh chóng quá, mấy tháng đã „béo“ lên, bụng vượt qua mặt, rồi cuối cùng là sinh hạ ra một cậu con trai kháu khỉnh.   Nhà đang làm ăn khá giả chỉ thiếu mỗi „thằng chống gậy“. Mải làm ăn không đi cầu tự mà Trời lại tự nhiên ban cho một điều không tưởng ngay trong vòng máu mủ và ruột thịt nhà mình. Thế mới "tuyệt cú mèo".   Thế nên ông chồng ân hận thì ít mà vui lại nhiều hơn. Những cơn ghen của hai chị em ruột càng trở nên gay gắt, họ chửi bới nhau tàn tã, may mà không xảy ra án mạng. Cuối cùng ông chồng cậy quyền là chủ quán, để yên thân nên không cho vợ làm cùng nữa. Bà chị không sống nổi với chồng đành phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận ra đi. Cô em cưới chồng của mình và chiếm quán ăn luôn. Giấy tờ nghiêm chỉnh và trở thành bà Hoàng.   Từ một người „khố rách áo ôm“, cô em đen gầy ngày nào mới sang, nay da dẻ trắng phau, đi giầy cao gót. Quần áo mốt bó sát người, chỗ kín chỗ hở; Vòng nào ra vòng đó. Cánh đàn ông vào nhậu no say rồi mà thằng nào cũng vẫn thèm nhỏ dãi.   Nàng được ông anh rể hóa thân thành chồng chỉ trong gang tấc mà có tất cả. Lúc nào cũng được chiều chuộng mua kem bôi và son phấn đắt tiền làm cho Nhan sắc càng thêm hấp dẫn. Cô ta có giọng nói ngọt ngào tựa như mía lùi. Khi ra tiếp bàn nhiều khách cứ hếch mũi lên nghe và ngắm, nên có khi thức ăn trong miệng mà không biết mình đang nhai gì. Thậm chí cũng không thèm hiểu nội dung cô ta nói gì nữa, cứ gật đầu lia lịa, thích thú và cười toe toét với đôi mắt khát khao.   Vì vậy quán của họ càng trở lên đông khách, mặc dù chất lượng món ăn có khi kém hơn ngày mà bà chị cả còn ở đây. Mới hay đấng mày râu chúng ta, trừ khi ngồi bên cạnh vợ và „được“ nàng „quan tâm“ nhìn thẳng vào mặt, theo dõi, thì may ra còn biết ăn bằng miệng; Chứ không thì phần lớn anh em chúng ta nhường chức năng ăn này cho mắt.   Một vụ khổ hơn nữa là cũng ngay tại Berlin này có bậc cha chú lại ươm củ khoai lang của mình vào ngay mảnh đất mới tươi của cả cháu gái ruột vợ mình. Âu cũng là do bà vợ thương cháu quá, mà bảo lãnh nó sang để biết một Thiên đường, nhưng cháu tham quá, cháu lại muốn biết hai. Chú cháu tí táu, tí mẻ thế nào mà chả cần ai dạy lại biết đường ăn ngủ yêu đương được với nhau, để cô mải làm nuôi hai chú cháu lại đếch biết gì. Đến lúc cháu cho ra sản phẩm cô mới bàng hoàng. Cái khó là không biết xưng hô thế nào cho đặng? Chú thì tóc bạc bơ phờ, mà cháu đun xe đẩy con đi bên cạnh thì trẻ như Nữ sinh mới học hết cấp III.   Những trường hợp như vậy, không biết là họ sẽ ăn nói sao đây với những người họ hàng ở quê nhà. Trời thì cao vời vợi mà cái Đức của con người thật là thấp hèn và bé nhỏ như thế này sao?   Còn những trường hợp „ nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà“ thì nhiều vô kể, Tiền giấu trong nhà gói ghém cẩn thận to như viên gạch, cho cháu ruột đến ở nhờ, nó tìm thấy ,cuỗm mất, tiếc quá rồi hóa điên. Nó gửi về quê mua đất, làm nhà to vật vưỡng rồi bỏ đi nhập trại mà không sao chứng minh được. Biết kiện ai? Giết nó à?   Nhiều người có học cũng bị mắc chuyện này. Có chú dẫn các cháu đi khám bệnh và làm phiên dịch, lúc đầu mục đích chỉ là để kiếm thêm chút tiền về khoe với vợ cho oai. Nhưng sau cũng vấp vào, cuối cùng không biết là do cháu lừa chú hay là chú lừa cháu nữa. „cháu mất chân giò, chú thò chai rượu“. Rượu cháu không biết uống. Nhà chú thì yên tĩnh, cô lại đi làm xa, tối đêm mới về. Hai chú cháu nhìn nhau lòng xốn xang, bồi hồi và xao xuyến, rồi cháu lim dim nhắm mắt chiều chú.   Trên chiếc ghế sa lông vừa nằm, vừa ngồi ấy, chú rót rượu nho mời ép cháu rồi xích lại gần, tiện tay vỗ vào mông tròn phúng phính của cháu, cháu nằm ệp xuống giả vờ chống cự qua loa một cách yếu ớt như một con chiên. Đôi „chân giò“ ngon lại tươi hồng và thơm tho phơi lên lộng lẫy, làm cho chú như lạc vào Thiên đường mơ mộng, rồi „Chai rượu“ ái ân của chú nhét vào lòng cháu lúc nào không hay.   Hai chú cháu hả hê, rên lên vì sung sướng. Từ đó cháu không còn mất tiền thuê phiên dịch mà chú được sài phở tươi ngon không mất tiền. Sản phẩm trao đổi đi lại như mắc cửi và càng trờ nên vui vẻ và diệu kì. Hơn nữa lại „của nhà làm ra“. Cuối cùng ngày qua tháng lại cũng ra sản phẩm. Đó là một „thằng cu“ hay „con đĩ“ gì đó.   Những quả ăn vụng không chùi được miệng ấy rất tai hại cho chú vì chú bảo phá thai, nhưng cháu đâu có thích, vì nhờ yếu tố có con này mà cháu có cớ ở lại hợp pháp với chú hay với ai đó sau này. Còn nhiều chuyện ly kì và hấp dẫn khác nữa nhưng không tránh khỏi u buồn.   Trong những năm qua cũng chính do nguồn tị nạn đáng thương và có những trường hợp đáng ghét ấy gây ra mà không biết bao nhiêu cảnh „chan tương, đổ mẻ“ vào mặt nhau giữa người Việt với nhau, gây nên những thảm họa khôn lường, nhiều vụ phải đổi giá bằng án mạng và biến thành tù khổ sai cho cả cuộc đời ở trên nước Đức tươi đẹp này.   Mới hay có lòng thương người, có tiền và có điều kiện mà muốn giúp được người để không bị phản tác dụng, nhiều khi lại đẩy mình vào thế hồi hộp, khó xử và bất hạnh đến không ngờ. Viết bài này, Đối tượng mà tôi thương nhất vẫn là dành cho chị em phụ nữ chúng ta. Tôi không dám dạy khôn các bạn, nhưng có những câu chuyện mà tôi hư cấu lên viết ra đây là dựa trên cái cốt có thật mà tôi từng nghe và tiếp xúc được.   Nhân dịp "Mùa Xuân đã về trên cành lá: Tiếng chim kêu ngọt quá" chỉ biết chúc và cầu mong cho gia đình của các bạn bình an và thường xuyên không quên đề cao vai trò cảnh giác. „Biển trời bao la đẹp như gấm hoa“ mà để „nước non lại không một nhà“ thì không thể „vang tiếng cười chung“ được đâu.   Đây là Bài viết hoàn toàn vô tư, không nhằm chi trích một cá nhân ai. Không nhằm tố cáo tội lỗi. Bởi trong đó có thể còn là một phần của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta. Nhiều khi số phận đun đẩy chúng ta phải chịu sự đắng cay như vậy. Có điều mình đọc được, nghe được để phòng tránh chút nào mà thôi.   Bởi số phận của mỗi chúng ta đã được an bài. Và trên đời này cũng không ai mười phân vẹn mười. Tùy theo trường hợp, mà thay vì chúng ta ác cảm, căm ghét họ, thì hãy yêu thương họ. Bởi chúng ta là những con người.   Cái đáng trách vẫn là nền tảng giáo dục nuôi dưỡng và đào tạo tại Việt Nam. Chúng ta mong một ngày nào đó con người Việt trở nên sáng láng, không còn là kẻ sống vong bản ngay chính trên Quê hương của mình như bây giờ./.   Nguyễn Doãn Đôn  
......

Lá thư ngày Tết Nhâm Dần của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Kính gởi: Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng-già nhị bộ; cùng Bốn Chúng Đệ tử. Trong sát-na nhiệm mầu của tâm tịnh tín, khoảnh khắc khép lại quá khứ đen tối bi thương, hướng đến không gian biến mãn tâm từ vô lượng, bằng chút thiện căn công đức đã được gieo trồng trong quá khứ, kính dâng lên Đấng Chí Tôn Vô Năng Thắng, hồi hướng công đức này đến pháp giới chúng sinh đồng miễn trừ bệnh khổ. Kính thưa Chư Hiền, cùng Bốn Chúng đệ tử. Thời gian đến, thời gian đi. Thời gian nấu chín sinh vật. Thời gian hối thúc sinh loại. Thời gian thức tỉnh con người. Thời gian, một năm qua, trôi nhanh theo âm thanh cuồng nộ của những đợt sóng kinh hoàng từ bóng ma đại dịch, vang vọng tiếng kêu thống thiết từ những đoàn người xuôi ngược đào vong trên chính trên quê hương của mình. Trong cảnh tượng ấy, trong cảnh giới hàn băng địa ngục giữa cõi nhân sinh ấy, nơi mà tình người, được lịch sử nhầm lẫn trao tay cho thế lực cuồng vọng tham lam, đã đóng băng thành mặt nước đại dương rập rình hiểm họa. Thế nhưng, trong thế giới địa ngục trần gian ấy, vẫn còn những tấm lòng nhân ái, giữ cho đốm lửa thiện căn từ giác tính uyên nguyên vẫn còn lấp lánh trong lịch sử tồn sinh của dân tộc. Chúng đệ tử Phật góp nhặt công đức thiện hành và tùy hỷ thiện tâm của những tấm lòng nhân ái tương thân tương trợ trong cảnh khốn cùng bức bách, để kết thành một đóa hoa mai tỏa sáng sắc hương tâm từ vô lượng, dâng lên cúng dường đức Từ Tôn Vô Năng Thắng, trang nghiêm ngày Hội Long Hoa, cho một thế giới an lành tịnh lạc trong chu kỳ thành trụ hoại không vô tận của vô biên thế giới. Chúng đệ tử Phật, trong ngày hội truyền thống, cùng chung niềm vui chung của dân tộc, cùng cất đi gánh nặng khổ nhục đày đọa hình hài và tâm trí của một năm tai dịch hoành hành; một năm vinh quang ảo tưởng cho những tham tàn vô đạo phi nhân. Chúng đệ tử cùng chung sức góp nhặt chút công đức, từ thiện căn đã được gieo trồng trên mảnh đất cùng khốn này, để vun bồi thiện tâm lớn mạnh dựng lại những gì đã sụp đổ, để nối lại đức từ nhân ái của một thời độc lập và tự chủ – hào hùng nhưng khiêm tốn, ngoan cường nhưng bao dung – đã bị đứt đoạn bởi những thế hệ thừa kế tự tôn vinh, được kích động bởi tham vọng lịch sử, được trang nghiêm bằng ý thức khoa trương kiêu ngạo. Bốn nghìn năm lịch sử dựng nước. Hai nghìn năm Đạo Pháp hưng suy theo vận nước thăng trầm vinh nhục. Một nghìn năm Thăng Long đứng vững trước mọi phong ba của thời đại. Năm mươi năm hòa bình thống nhất, dù với ước vọng đấu tranh xây dựng một xã hội công bằng văn minh, xóa đi quá khứ người bóc lột người; nhưng bóng ma quá khứ ấy bỗng chốc biến thể, thay đổi hình hài, tự thăng hoa và tiến bước theo hướng đi dọn sẵn của một thứ tồn tại vô hình đang thách thức đỉnh cao trí tuệ của nhân loại văn minh. Những giá trị nhân sinh cần được định nghĩa lại: Phẩm giá con người? Văn minh tiến bộ? Trong nỗi kinh hoàng dưới những hình thái bức hiếp, bóc lột kiểu mới, vẫn thấp thoáng những bàn tay nhân ái đã và đang nâng đỡ những thân hình bạc nhược, tâm tư suy sụp, vì đói khát và đợi chờ; đã và đang xoa dịu những trái tim nhức nhối trong cô đơn, tuyệt vọng trước nẻo đường phân ly sống chết; đã và đang dìu dắt những trẻ thơ mất cha, mất mẹ, mất cả mọi nguồn yêu thương thân thiết, bị vất bỏ giữa chợ đời hiểm ác, mà không biết vì đâu. Thiện căn từng được ươm mầm trong chuỗi dài lịch sử rồi cũng đến lúc nẩy chồi, chen chúc để vươn lên dưới ánh sáng uyên nguyên của mặt trời tuệ giác trong cánh đồng đang trổ đầy hoa trái độc. Một trang lịch sử đau thương, khổ nhục, cần được khép lại. Tâm từ cần được khơi nguồn để mỗi người con thân yêu của đất nước tự tâm cảm nghiệm ân đức bao dung và tha thứ của Cha Ông một thời đã làm nên lịch sử, định hướng đi cho dân tộc trụ vững giữa những tham vọng điên cuồng thống trị thế giới, những cơn lốc tranh chấp ý thức hệ phân chia quyền lực, những tiến bộ đảo điên trong lịch sử văn minh tiến hóa của loài người. Hãy khép lại hận thù quá khứ, được gieo rắc từ những áp bức, bóc lột, bất công. Nghiệp ác, bất thiện đã được tạo tác, và được tích lũy trong kho tàng tâm thức, thành di sản mà chủ nhân của nó cũng chính là người thừa tự. Không phải vì được quên hay được nhớ mà nghiệp ác bất thiện sẽ mất hay còn. Kẻ gây ác cảm thấy có vị ngọt trong hành vi ác; cho đến khi quả ác chín muồi, vị ngọt biến chất thành độc tố thiêu đốt thân tâm của nó. Các vị Tổ Thiền của chúng ta thường nói “thời tiết nhân duyên mà thôi vậy”. Những biến đổi xã hội, cũng đồng như sự thay đổi biến chuyển trong cơ thể sinh vật, trong thủ uẩn của chúng sanh, không chuyển biến nhất thời để cho quả. Khi nhân duyên hội đủ, đến thời cho quả chín, một thế hệ mới, từ lòng đất, qua vô số kiếp hành Bồ-đề nguyện, đột nhiên xuất hiện, ngăn chặn những dòng nước lũ độc hại đang làm ô nhiễm thế gian, phá sập và dẹp bỏ những gì đã mục nát, rỗng ruột. Trong lịch sử của các dân tộc cũng vậy. Một chế độ mới được dựng lên, hứa hẹn một thời đại công bình chính trực, không tham tàn bóc lột, không bức hiếp bạo hành; nhưng rồi, chính cái thế lực tự xưng cứu tinh dân tộc tự nó biến thể thành tập đoàn hung ác bạo ngược không kém gì thế lực mà nó thay thế. Trong lịch sử tiến hóa của các cộng đồng dân tộc dưới gầm trời này, có lẽ khó tìm thấy một dân tộc nào an ổn đứng ngoài quy luật tiến hóa ấy. Vậy thì, có gì mà phải thất vọng hay tuyệt vọng? Hãy làm những gì, bằng trí tuệ sáng suốt phân biệt thiện ác, những gì tăng ích an lạc trong đời này và nhiều đời sau, cho ta và những người khác. Thế nhưng, trí tuệ sáng suốt không phải là giá trị được ban tặng bởi ai đó bên ngoài ta hay trên ta, mà đó là công phu tu dưỡng không phải một sớm một chiều. Mọi tôn giáo, các Thánh triết Đông Tây, đều nói nhiều đến tình yêu, nhưng không đâu tìm thấy lời dạy cụ thể, thiết thực, làm thế nào để phát triển tình yêu rộng lớn. Tình yêu, tuy là phẩm tính hiện thực của con người đấy, nhưng nếu không được tu tập, bồi dưỡng, thì cũng không khác gì ngọn lửa không được rót thêm nhiên liệu, độ sáng trước như thế và sau vẫn như thế, rồi tàn lụi dần. Đức Phật không chỉ nói suông tình yêu; Ngài cũng nói, hãy ngồi xuống, an tịnh thân hành, thực hành thuận tự quá trình tu tập bốn vô lượng tâm. Cái gì là tập quán của thân, và cái gì là huân tập của tâm; công năng sai biệt trong chuỗi tương tục của hai thứ này không tồn tại với thời và thế như nhau. Tâm từ, tâm bi vô lượng, không chỉ là nguồn an lạc cho mỗi cá nhân tu tập. Đó là nguồn suối đại hành tâm, bằng tâm nguyện Bồ-đề, nguyện thêm vui bớt khổ cho chúng sinh, dẫu biết rằng hư không vô biên, chúng sinh giới vô tận, nghiệp và phiền não của chúng sinh cũng không cùng tận. Đại hành tâm, với thệ nguyện bao la hoằng vĩ, nhưng lại bắt đầu từ việc nhỏ: chia nửa manh áo cho người đang lạnh, chia nửa nắm cơm cho người đang đói. Phật dạy, bố thí là pháp hành cho người tại gia lăn lóc trong đường đời đầy bụi bám, từ đó mà thứ tự tùy thuận, lần lượt tăng trưởng trí tuệ, cho đến viên mãn Đại Bồ-đề. Bố thí là khởi đầu của Bồ-đề hành, Bồ-tát đạo. Bằng bố thí mà trang nghiêm cõi Phật. Bằng bố thí mà dẫn đạo chúng sanh thuần thục trong Thánh đạo. Bố thí, trong ý nghĩa kinh tế, là hoạt động tái phân phối thu nhập, để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giảm bớt áp lực bất công xã hội. Bố thí trong quan hệ tương tác như lý bình đẳng giữa người cho, vật cho và người nhận, tất yếu dẫn đến sự tăng trưởng của giới, và đó là sự thăng hoa phẩm giá con người, nền tảng của đạo đức xã hội, thiết lập định chế công bình chính trực bảo đảm an ninh trật tự cho những cộng đồng đa dạng trong một xã hội đa nguyên; bao dung, điều hòa những mâu thuẫn giữa các nguồn tư duy triết học, tín ngưỡng tôn giáo dị biệt. Chính trong quan hệ tương tác giữa người cho, vật cho và người nhận mà quy luật tồn tại được quán sát, được chiêm nghiệm. Không phải như nhà kinh tế học ngồi trước các bảng thống kê, trước những con số của bài toán xác suất, mà bằng sự rung cảm, đồng cảm trước cảnh đời khốn khổ, bất lực, không đủ sức tự mình đứng dậy để tự mưu sinh; và bằng quyết trạch trí thấy biết đâu là nhân tập khởi của những bất công xã hội. Bố thí là nền tảng cho an ninh và trật tự xã hội. An ninh và trật tự xã hội được duy trì bền vững bằng đạo đức và bao dung, tức bằng giới và nhẫn. Viên mãn thí, giới, nhẫn hợp thành điều kiện tất yếu để phát triển trí tuệ, ngọn đuốc soi đường và định hướng cho văn minh tiến bộ của nhân loại. Vậy cho nên, khi chứng kiến một người cùng khổ đang chia nửa manh áo rách, nửa phần cơm hẩm cho người cùng khổ hơn mình, Thánh nhân thấy biết rõ thiên giới hay nhân giới đang được định hướng. Và chính nơi đây, trong cái cảnh những kẻ tham tàn tự khoác áo bào nhân nghĩa không chút do dự rút tỉa xương tủy của đồng bào ruột thịt đang thất cơ thất sở lăn lóc trên các vỉa hè đường phố, trong cảnh tượng khiến tê tái quặn thắt tim người của những ai còn chút lương tri, vẫn không hề thiếu vắng những bàn tay sung mãn tình người để cho và nhận, hiển hiện ánh sáng đức từ đã và sẽ soi đường và định hướng cho lịch sử tồn vong của dân tộc. Chúng đệ tử Phật, đã cùng chung cộng nghiệp với dân tộc này, trong đất nước này, trong khoảnh khắc thời thiết nhân duyên đã chung đúc thành truyền thống thiêng liêng của dân tộc này, nguyện cùng đại khối dân tộc đồng hành trong ánh sáng của đức từ nhân ái, bao dung và tha thứ, dọn đường cho các thế hệ tiếp nối thăng tiến trong phẩm giá cao quý của con người. Xin hãy khép lại quá khứ hận thù, nghi kỵ! Xin hãy mở rộng tâm tình bao dung nhân ái! Cầu nguyện tất cả con dân trong đại khối dân tộc, một năm mới, ngày đêm thường an lành; tất cả mọi thời đều an lành. Cầu nguyện đất nước thanh bình, nhân dân an lạc."  Thị ngạn am – Vô trụ xứ.  Âl. 28–12–Tân sửu. Khâm thừa Di chúc, Bỉnh pháp Tỳ-kheo Thiện thệ tử Thích Tuệ Sỹ https://thuvienhoasen.org/a37224/la-thu-ngay-tet-nham-dan-thich-tue-sy  
......

Những thuyền nhân tị nạn muộn màng

Nam Lộc Vâng, họ là những thuyển nhân tị nạn muộn màng, nhưng không tuyệt vọng, bởi vì vẫn có những tấm lòng nhân ái trên cuộc đời này. Gia đình của bà Trần Thị Lụa gồm 7 người, vượt biển bằng thuyền 2 lần, đã vừa đặt chân đến bến bờ tự do, và được tổ chức VOICE Canada bảo trợ. Phi cơ chở bà cùng chồng là ông Nguyễn Long và 3 người con, 2 người cháu, đã đáp xuống phi trường quốc tế Toronto vào lúc 10 giờ tối, ngày Thứ Năm, 20 tháng Giêng, 2022, trong cơn gió lạnh thấu xương, nhưng được ôm ấp bởi những vòng tay yêu thương của người đồng hương tại quốc gia “đất lạnh, tình nồng” này. Suốt từ nhiều năm qua, ngoài LHQ, thì chỉ có VOICE Canada là tổ chức đã đứng ra bảo trợ người tị nạn Việt Nam qua nhiều chương trình khác nhau, từ nhân đạo cho đến bảo lãnh tư nhân v..v.., mặc dù họ đã bị những kẻ thân Cộng vu cáo, bịa đặt và đánh phá qua nhiều hình thức, kể cả dùng đến các phương tiện thông tin của Cộng Sản Việt Nam hầu lũng đoạn kế hoạch bảo trợ đồng bào tị nạn VN hiện đang sống vất vưởng tại Thái Lan và Indonesia, mà trong số đó có rất nhiều nhà đối kháng đang bị lùng bắt ở trong nước đã phải trốn ra hải ngoại, cùng với các tù nhân lương tâm và những người tị nạn bị đàn áp về lý do tôn giáo và chính trị. Tuy nhiên, mọi thủ đoạn của họ đều bị thất bại, chính phủ Canada hoàn toàn tin tưởng vào chính nghĩa cùng công việc làm trong sáng, bất vụ lợi của VOICE Canada và các thành viên. Đặc biệt là niềm tin của những nhà bảo trợ đầy lòng từ tâm và bác ái, đã không bị suy chuyển hay lung lạc trước các tin tức thất thiệt do một vài cá nhân phát tán bừa bãi trên một số diễn đàn xã hội. Cuộc hành trình tìm tự do của gia đình bà Trần Thị Lụa đã kéo dài suốt 7 năm trời trong gian khổ và nhục nhằn. Khởi đi từ tháng 3, 2015, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, chiếc tầu của gia đình bà Lụa trên đường đến Úc đã bị chặn lại trong vùng biển Timor. Vì sự thay đổi về chính sách của nước Úc đối với người vượt biển cho nên tất cả những người trên chiếc tàu đó đã bị thanh lọc và bị trả về Việt Nam cùng số phận với một số thuyền nhân khác đã đến Úc trước họ, trong đó có hai gia đình của bà Trần Thị Thanh Loan, và Nguyễn Thị Phúc. Để trấn an các thuyền nhân bị hồi hương, bộ trưởng di trú Úc tuyên bố: “Nhà cầm quyền Việt Nam đã đồng ý và cam kết với chính phủ Úc là sẽ không bắt giữ hoặc giam cầm những người bị trả về. Đồng thời hứa hẹn là sẽ không truy tố một ai, mà ngược lại, còn tạo công ăn, việc làm, đưa con em của quý vị trở lại trường học v..v…”. Nhưng đến cuối tháng 8, 2015 thì Tòa Án Nhân Dân thị xã La Gi (Bình Thuận) tuyên phạt bà Trần Thị Thanh Loan và một thuyền nhân khác là bà Nguyễn Thị Liên mỗi người 3 năm tù. Các ông Hồ Trung Lợi (chồng bà Loan) và Nguyễn Văn Hải mỗi người 2 năm tù, các bị cáo phải nộp phạt 844 triệu đồng để sung vào công quỹ”. Tháng 9, 2016, sau khi hết hạn tự do tạm để nuôi con nhỏ trong lúc chồng ở tù, bà Trần Thị Lụa đã bị Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bình Thuận tuyên phạt 30 tháng tù giam vì tội tổ chức vượt biên! Trước sự kiện này, thiếu tướng Andrew Bottrell, chỉ huy trưởng lực lượng biên phòng Úc đã lên tiếng tố cáo chính quyền Hà Nội đã nói dối với chính phủ Úc. Xúc động trước hình ảnh 4 mẹ con bà Trần Thị Thanh Loan đứng trước tòa án thị xã La Gi, một nữ ký giả người Úc (cũng là giáo sư đại học), bà Shira Sebban đã cùng với bác sĩ Nguyễn Ngọc Nhi, một thiện nguyện viên ở Úc Châu, lập quỹ “Gofundme” trên mạng, để quyên góp hầu cấp dưỡng cho 4 đứa con của bà Loan để các cháu được đi học cho đến khi vợ chồng bà mãn án. Quỹ này đã kết thúc sau khi đạt được mục tiêu $15.000 Úc kim. Lo sợ trước viễn ảnh phải trở lại lao tù, bị tra tấn, hành hạ, ngày 31 tháng Giêng, năm 2017, tức mùng 2 Tết Âm Lịch, cả ba gia đình, Trần Thị Lụa, Trần Thị Thanh Loan, và Nguyễn Thị Phúc, đã quyết định rủ nhau vượt biển một lần nữa với dự tính tái nhập cảnh vào nước Úc. Sau 11 ngày hải hành, tàu của họ bị hư máy và bị cảnh sát Indonesia bắt giữ vào ngày 10 tháng 2 năm 2017 tại bờ biển Java.   Ngày 22 tháng 2 năm 2017, thể theo lời yêu cầu của bác sĩ Nguyễn Ngọc Nhi, cô Grace Bùi, một người Mỹ gốc Việt sống ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington, nhưng đã tình nguyện sang Thái Lan tranh đấu và giúp đỡ người tị nạn VN từ nhiều năm qua và cũng là đại diện dự án hỗ trợ người Thượng tại Thái Lan. Cô Grace Bùi đã bay sang Jakarta để giúp các thuyển nhân thiết lập hồ sơ xin tỵ nạn. Ngày 20 và 21 tháng 3, 2017, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã phỏng vấn cả ba gia đình và xác nhận họ là “người đi tìm quy chế tị nạn”. Ngày 23 tháng 5 năm 2018, tất cả 18 người của gia đình bà Trần Thị Lụa, Trần Thị Thanh Loan, và Trần Thị Phúc được UNHCR công nhận và cấp thẻ tị nạn. Một tuần sau đó, ngày 31, tháng 5, nữ ký giả Shira Sebban, cùng cô Grace Bùi và cô Hòa Ái (phóng viên đài Á Châu Tự Do / RFA) đã bay qua Indonesia để thăm viếng, giúp đỡ và an ủi họ. Ngày 5 tháng 6, 2018, cô Grace Bùi trở lại Jakarta một lần nữa để can thiệp với UNHCR về các trường hợp của ông Trần Trung Lợi và Trần Văn Yên, sau cùng Cao Ủy Tị Nạn LHQ cũng đã đồng ý cấp quy chế cho hai thuyền nhân này, nâng số xin tị nạn lên 20 người. Cả 3 gia đình đã được chuyển đến tạm trú trong cao ốc Paramount Tildomiroto, thành phố Tangerang, tỉnh Banten, Nam Dương. Lần thứ tư, cô Grace Bùi sang Indonesia là ngày 14 tháng 11, 2019 khi gia đình bà Trần Thị Lụa được nhân viên di trú tòa đại sứ Canada phỏng vấn.  Trong thời gian này tại Úc Châu, ông Phạm Văn, trưởng nhóm, cùng các thành viên của Ủy Ban Bảo Trợ Người Việt Tị Nạn Queensland, phối hợp với BS Bùi Trọng Cường, chủ tịch BCH/Cộng đồng NVTD Queensland, tổ chức quyên góp tài chánh để bảo lãnh cả 3 gia đình sang Úc định cư. Tuy nhiên, một lần nữa, chính phủ Úc đã từ chối đơn xin tị nạn của những thuyền nhân nói trên. Nhận được tin không vui này, bà Shira Sebban, tìm cách liên lạc và thông báo với Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải về những trở ngại trong việc bảo lãnh 3 gia đình sang Úc. TNS Hải đã sốt sắng, yêu cầu tổ chức VOICE Canada vận động và tiến hành thủ tục xin định cư họ qua chương trình bảo trợ tư nhân. Ngay sau khi VOICE Canada đồng ý bảo lãnh toàn bộ 20 thành viên của 3 gia đình này, cộng đồng người Việt tự do Úc châu đã chuyển ngân khoản $31,000 Úc kim (tương đương $22,330 Mỹ kim) đã quyên góp được cho VOICE Canada để đóng góp một phần nào chi phí đòi hỏi. Qua sự cộng tác giữa VOICE Canada, VOICE Australia , Ủy Ban Bảo Trợ Người Việt Tị Nạn Queensland cùng với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, đã nói lên tinh thần đoàn kết và tình người viễn xứ, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng tốt đẹp và lớn mạnh. Đại diên VOICE Canada, ông Đỗ Kỳ Anh phát biểu: “Trong những ngày sắp tới, VOICE Canada cùng các thiện nguyện viên sẽ hết lòng trợ giúp đồng bào tỵ nạn hội nhập vào cuộc sống mới để họ sớm tự lực cánh sinh và sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội”.  Cần nhấn mạnh ở đây là, với ý chí tự lập của hầu hết đồng bào tị nạn VN được tổ chức VOICE bảo lãnh từ nhiều năm qua, chính yếu tố nói trên đã khiến cho chính phủ Canada dành nhiều thiện cảm và tiếp tục mở rộng vòng tay đón nhận người VN đến định cư tại quốc gia này. Điển hình là tất cả 4 thành viên trong tuổi lao động của gia đình bà Trần Thị Phúc, từ Indonesia đến Toronto vào tháng 12, 2021, đều đã có công ăn, việc làm chỉ sau chưa đầy một tháng định cư tại Canada. Mọi người đều tin tưởng rằng, chẳng bao lâu nữa, chính họ sẽ trở thành những người bảo trợ cho các đồng hương khác đang mòn mỏi đợi chờ nơi mảnh đất tạm dung ở Thái Lan. Bởi vì trên cuộc đời này vẫn có những tấm lòng nhân ái và quan tâm đến những người tị nạn muộn màng./. Nam Lộc  
......

Hội Anh Em Dân Chủ phản đối nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa truy bắt nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng

Ngày 3 tháng 1 năm 2022, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa cùng với Cơ quan CS điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án của tỉnh Thanh Hóa đã ký chung một lá thư kêu gọi ông Nguyễn Văn Tráng, sinh năm 1991, là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ra đầu thú.   Ông Nguyễn Văn Tráng, quê quán tại xã Thanh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.   Vì là thành viên tích cực của Hội AEDC và có các hoạt động quảng bá và bảo vệ các quyền con người mà ông Nguyễn Văn Tráng đã bị các cơ quan an ninh của nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam sách nhiễu và truy đuổi trong nhiều năm.   Từ cuối tháng 7 năm 2017, cơ quan an ninh Việt Nam đã tiến hành bắt giữ hàng loạt các thành viên của Hội AEDC vì các hoạt động nhân quyền. Họ bị cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.   Ông Nguyễn Văn Tráng đã không thể sinh sống trên quê hương của mình, nên đã tới Thái Lan để xin tị nạn chính trị tại Cao ủy LHQ về tị nạn. Ông Tráng đã được Cao ủy LHQ cấp qui chế tị nạn và chờ đợi đi định cư ở nước thứ ba.   Hội AEDC khẳng định việc nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam đã chụp mũ và vu khống cho ông Nguyễn Văn Tráng và các thành viên Hội AEDC có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền là phi lý và bất công. Vì Hội AEDC có đường lối và cương lĩnh là đấu tranh ôn hòa và bất bạo động, trong khi lật đổ chính quyền là hành vi bạo động.   Hội AEDC khẳng định các cơ quan của tỉnh Thanh Hóa cùng ký tên vào lá thư kêu gọi ông Nguyễn Văn Tráng ra đầu thú là không có giá trị. Và việc các cơ quan của tỉnh Thanh Hóa mang thư này tới gia đình của ông Tráng là một hành vi khủng bố tinh thần với người thân của ông Nguyễn Văn Tráng.   Hội AEDC cực lực lên án và tố cáo hành động phi nhân tính này của nhà cầm quyền độc tài CSVN với Nhân dân VN ở trong và ngoài nước và cộng đồng quốc tế.   Hội AEDC yêu cầu nhà cầm quyền độc tài CSVN trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho toàn bộ các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị tại Việt Nam.   Ngày 26 tháng 1 năm 2022   CHỦ TỊCH HỘI ANH EM DÂN CHỦ Luật sư Nguyễn Văn Đài  
......

Đức quốc: Hội NVTNCS Nürnberg & phụ cận gây quỹ "Dân Cứu Dân"

Nürnberg, Đức Quốc Vào ngày 23.01.2022, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại thành phố Nürnberg và vùng phụ cận đã tổ chức một buổi họp thường kỳ nhân dịp đầu năm 2022 qua mạng Internet. Tuy buổi họp được diễn ra qua mạng Internet vì tình hình đại dịch vẫn còn hoành hành nhưng cũng không kém phần sôi nổi và vui nhôn. Sau phần nghi thức khai mạc do ông Nguyễn Thế Bảo điều hợp và lời chào mừng của ông Bùi Văn Tân, luật sư Nguyễn Văn Đài đã trình bày về bộ luật Magnitsky và công tác vận động của luật sư tại Brüssel, Vương Quốc Bỉ, cũng như lên tiếng tố cáo tướng công an Tô Lâm và thẩm phán Nguyễn Hòa Bình vi phạm tội ác chống lại nhân bản. Kế đến ông Nguyễn Thế Bảo giới thiệu chiến dịch "Dân Cứu Dân – Bất Chấp Bạo Quyền!" vận động gây quỹ để nâng đỡ bà con trong nước đang khốn khổ vì hậu quả của chính sách chống đại dịch Covid-19 quá yếu kém, phản khoa học, phi nhân bản của nhà nước Cộng Sản VN.   Trong phần mừng năm mới, nâng ly chúc nhau sức khỏe và thành đạt các hội viên không quên những đồng bào đang khốn khổ tại quê nhà nên đã quyên góp một số tiền lên đến 950 Euro để gởi về chia xẻ phần nào những nỗi đau của dân mình./.
......

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Theo thông tin của trang Facebook Làng Mai,  Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa qua đời tại chùa Từ Hiếu, Huế vào lúc 12 giờ sáng ngày 22.01.2022, thọ 95 tuổi. Làng Mai là một cộng đồng do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập với mục đích làm nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo. Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tục danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11.10.1926, là một nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam[13]. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Thiền sư Thích Nhất Hạnh rời Việt Nam vào năm 1966. Ông đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết và giảng dạy Phật Giáo tại các đại học danh tiếng ở Mỹ như Princeton, Viện Đại học Cornell. Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách trong đó có nhiều cuốn viết bằng tiếng Anh.   Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam ông đã từng kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình, cũng như dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị cấm về Việt Nam và phải ở lại Pháp cho đến năm 2005 ông mới được lần đầu trở về quê hương. Đây là giai đoạn Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần phải theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC). Chính quyền Hà Nội vào lúc đó cũng đang muốn đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và phải có những nhượng bộ nhất định trong vấn đề nhân quyền bao gồm tôn giáo theo yêu cầu của các nước phương Tây. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được Chính phủ Hà Nội cho phép xây dựng một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai ở tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng. Vào năm 2006, Hoa Kỳ bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách CPC. Sau đó, Thiền sư còn về lại Việt Nam vào các năm 2007 và 2008. Tuy nhiên vào năm 2008, nhà cầm quyền CSVN ra công văn trục xuất khoảng 400 tu sinh Làng Mai khỏi tu viện Bát Nhã. Từ khoảng giữa năm 2009 đến cuối năm 2009, các tu sinh Làng Mai ở tu viện Bát Nhã liên tục bị những nhóm người lạ mặt đến tấn công. Đến cuối năm 2009, khoảng gần 200 tu sĩ Làng Mai cư ngụ tại chùa Phước Huệ bị yêu cầu phải rời khỏi chùa này chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12. Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào lúc đó đã phải nộp đơn lên Tổng thống Pháp Sarkozy xin cho 400 tu sĩ Làng Mai ở Bát Nhã được tị nạn ở Pháp. Năm 2014, Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị tai biến mạch máu não và không nói được. Năm 2017, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại Việt Nam và sau đó xin cư ngụ tại Tổ đình Từ Hiếu ở Huế, là nơi ông xuất gia năm 1942./.  
......

Séc: Người Việt biểu tình trước ĐSQ Việt Nam phản đối bỏ tù các nhà hoạt động

RFA Hôm 19 tháng 12, một nhóm người Việt ở Cộng hòa Séc tập trung biểu tình trước cổng Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Praha nhằm phản ứng lại những phiên tòa xét xử các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam trong những ngày trước đó.  Cuộc biểu tình do nhóm Văn Lang, một tổ chức xã hội dân sự ở Séc đứng ra khởi xướng. Hôm 20/12, ông Hoàng Quốc Hùng - người tham gia biểu tình chia sẻ với phóng viên Đài Á Châu Tự Do: “Sau những cuộc xét xử của phía chính quyền Hà Nội với các nhà hoạt động ở Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 12. Nhiều người không nghĩ là các bản án lại hà khắc như vậy, người thấp nhất là 6 năm tù là chị Nguyễn Thị Tâm và sau đấy là toàn những người nhận 9 năm với 10 năm cả.  Đấy là những bản án hà khắc và thực sự ra là nó đi ngược lại với các giá trị nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết với cả các nước. Thế cho nên bản thân tôi cũng như là Nhóm Văn Lang thấy là cần phải có những việc làm để phản đối.” Khoảng 10 người biểu tình mang theo băng rôn cỡ lớn gồm hình ảnh của các nhà hoạt động như: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Cấn Thị Thêu, Phạm Chí Dũng và Trịnh Bá Phương. Ngoài ra, biểu ngữ "Nhân quyền cho Việt Nam" bằng ba thứ tiếng gồm tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Séc cũng được căng ra trước cơ quan ngoại giao của Hà Nội.  Cộng hòa Séc từng là một quốc gia Cộng Sản giống như Việt Nam cho đến khi cuộc Cách mạng Nhung xảy ra vào năm 1989, kể từ đó nước này chuyển đổi sang thể chế dân chủ và duy trì cho đến ngày nay.  Chính việc sinh sống ở quốc gia thuộc khu vực Đông Âu đã thôi thúc ông Hùng quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, ông nói thêm: “Cộng hòa Séc từng là một nước Cộng Sản trong khối Xã hội Chủ nghĩa, và trước kia họ cũng có những sự mất nhân quyền như vậy, nhiều người ngay như ông cố Tổng thống Václav Havel cũng đã bị tù vì một cái tội tương tự như Đoan Trang và những nhà hoạt động khác bị, tức là chống phá chính quyền.  Sau khi Cách mạng Nhung xảy ra thì đất nước Séc đã thay đổi rất nhiều, và một cái giá trị, tức là người ta được quyền bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hoà, cho dù là phản đối hay biểu tình, hay ủng hộ thì tất cả những quyền đấy phải được đảm bảo. Và đó mới là động cơ để xã hội phát triển, và chính nhờ đó nước Séc họ phát triển được mạnh như ngày hôm nay.  Chính vì chứng kiến các nước Đông Âu trong đó có Cộng hoà Séc họ phát triển mạnh khi chế độ Cộng Sản không còn, thì tôi cũng mong muốn là Việt Nam được phát triển và được như các nước trên thế giới.” Như chúng tôi thông tin, chỉ trong ba ngày từ 14 đến 16/12/2021, Tòa án Việt Nam đã tuyên tổng cộng 35 năm tù giam đối với bốn nhà báo, nhà hoạt động đất đai như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Bá Phương và Đỗ Nam Trung.  Hàng loạt các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế làm việc trong lĩnh vực xuất bản, nhân quyền cùng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho những nhà hoạt động ôn hòa này./.  
......

Hòa Thượng Thích Như Điển được trao tặng Huân chương Quốc gia Hạng nhất của CHLB Đức

Vào lúc 13giờ 30 ngày 08.12.2021, tại sảnh đường Tòa Thị Sảnh mới của thành phố Hannover, ông Belit Onay, thị trưởng thành phố , thay mặt Tổng Thống CHLB Đức Steinmeiner trao Huân Chương Quốc gia Hạng nhất của CHLB Đức cho Hoà Thượng Thích Như Điển, Phương trượng Chùa Viên Giác tại Hannover-CHLB Đức. Trong một bản tin được đăng tải trên tờ “Hannoversche Allgemeinzeitung“ với nhan đề Eine neue Blume im Spirituelle Garten (Một bông hoa mới trong khu vườn tâm linh), Tác giả Simon Benne đã viết: Là một người tỵ nạn, Ngài đã đến và đã làm cho thành phố Hannover trở thành một Trung Tâm Phật Giáo – nay Hoà Thượng Thích Như Điển nhận Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất. Huân chương này được xem là một sự vinh danh dành cho những hiệp sĩ của một xã hội dân sự – và Hoà Thượng đã nhận nó với một nụ cười điềm đạm. Thay vì với niềm tự hào của bản thân, Ngài đã nhắc đến sự hội nhập thành công và những thành quả của những người Việt Nam đôi phần là „Thuyền Nhân“ đã đến nước Đức trong thập niên 70. „Vinh dự này sẽ không trao cho tôi, khi không có họ“, Hoà Thượng Thích Như Điển đã phát biểu trong lúc ông Belit Onay, Thị Trưởng thành phố trao tận tay Ngài Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất. Trong bộ pháp phục màu vàng, vị 72 tuổi đã nhận „Huân Chương Hạng Nhất của Cộng Hoà Liên Bang Đức“ trong sảnh đường của Toà Thị Sảnh mới. Như vậy, Tổng Thống Đức đã vinh danh mọi nỗ lực đóng góp của Ngài qua nhiều thập niên trong lãnh vực xã hội và tôn giáo. „Nhân vật then chốt“ của Phật Giáo Bản thân Ngài đã từng là một người tỵ nạn đến nước Đức: Hoà Thượng Thích Như Điển, thọ tỳ kheo năm 1964 tại Việt Nam, đã học Khoa Học Giáo Dục tại Nhật Bản từ 1972 đến 1977. Sau đó Ngài đến Đức bằng hộ chiếu du lịch – và đã làm đơn xin tỵ nạn. Người Cộng Sản Bắc Việt đã thống lĩnh quê hương của Ngài. Theo lời ông Onay, tại Hannover Ngài đã trở thành một „Nhân Vật Then Chốt“ của Phật Giáo tại Đức. Năm 1978, Ngài đã thành lập Niệm Phật Đường „Viên Giác“ (Vollkommene Erleuchtung) tại đường Kestnerstraße 37. Sau đó một Tu Viện cũng đã được xây dựng tại Mittelfeld dưới sự lãnh đạo tinh thần của Ngài. Một ngôi Tu Viện Phật Giáo lớn nhất tại Đức đã được khánh thành năm 1991. Cho đến hôm nay, vị Hòa Thượng Phương Trượng 72 tuổi cư ngụ tại đó, cùng với khoảng mười chư Tăng và vài chư Ni. Không hề biết mõi mệt, Ngài đã đóng góp cho các cuộc đàm thoại của các tôn giáo, viết sách, thuyết giảng và đã làm cho thành phố Hannover trở thành một Trung Tâm Phật Giáo. Hiện giờ, có khoảng 250.000 người có niềm tin với Phật Giáo sinh sống tại Cộng Hoà Liên Bang Đức. Ngoài số người đổi đạo, thì người Việt chiếm nhiều nhất. Hoà Thượng Thích Như Điển là vị lãnh đạo tinh thần và vẫn luôn là điểm tựa văn hoá và tâm linh của họ. Vị 72 tuổi nói: „Vì lẽ, Tự Do có rất nhiều ý nghĩa đối với chúng tôi, nên chúng tôi đành phải lìa bỏ quê hương yêu dấu của mình“. „May mắn thay, chúng tôi đã tìm được nơi đây, nước Đức, một chỗ dung thân.“ Phong thái tôn giáo ở xứ này ví như một khu vườn hoa, các tín ngưỡng khác nhau trong đó ví như những loài hoa dị biệt góp phần cho vẽ đẹp của khu vườn, Hoà Thượng Thích Như Điển giải thích trong Toà Thị Sảnh. Bản thân Ngài, không như những người khác, cũng đã góp công gieo trồng chút ít cội nguồn Phật Giáo tại đây. Tuy nhiên, bản thân Ngài chưa hề biểu lộ điều này. Thay vào đó, Ngài nói trong Toà Thị Sảnh rằng: „Để biểu hiện lòng tri ân của mình, chúng tôi đã mang đến quý Ngài một bông hoa mới từ châu Á để làm tươi đẹp cho ngôi vườn tôn giáo tại đây“. Và Ngài đã khiêm tốn mĩm cười./. Một số hình ảnh buổi lễ trao tặng Huân Chương tại sảnh đường Tòa Thị Sảnh mới của thành phố Hannover:  
......

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021 được trao cho Linh Mục Đặng Hữu Nam

Đảng Việt Tân|   Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2021 – với chủ đề “Nghĩa Đồng Bào Trong Mùa Đại Dịch” – được trao cho Linh Mục Đặng Hữu Nam. Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng Sản kết án 20 năm tù trong tháng Mười, 2018. Mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho dân sinh, nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Buổi trao Giải Thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng Mười Hai, 2021 tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau đây là phần tóm lược về quá trình hoạt động của Linh Mục Đặng Hữu Nam: Linh Mục Đặng Hữu Nam quê ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và được thụ phong linh mục vào năm 2008. Giữa đại dịch Covid-19 bùng nổ, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã khởi động “bếp ăn cho người nghèo,” “rau 0 đồng” để hỗ trợ nhu yếu phẩm và tiếp tế cho những vùng bị cách ly. Hàng ngàn người bất kể tôn giáo đã được chia sẻ khó khăn qua những sáng kiến đó. Cả chục tấn rau muống được vận chuyển từ miền Trung vào tới miền Nam tiếp tế cho dân nghèo, vừa giải cứu người bán vừa cứu trợ cho người cần. Những nỗ lực từ thiện giữa đại dịch không chỉ dừng lại ở chiều kích cá nhân mà xung quanh Linh Mục Nam còn nhiều người cộng tác và nhân rộng những mô hình từ thiện phù hợp với hoàn cảnh từng vùng đã làm ấm lòng biết bao người dân. Khi những cơn lũ ập về do các nhà máy xả lũ vô tội vạ, Linh Mục Nam đã tham gia vào công tác cứu trợ khẩn cấp cũng như hỗ trợ tái thiết cuộc sống hậu lũ qua các chương trình “chăn ấm mùa đông,” “gà 0 đồng” và cấp giống cây trồng cho vùng lũ. Khi thảm họa môi trường biển do công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh gây ra vào tháng Tư năm 2016 khiến hàng trăm ngàn gia đình ngư dân tại miền Trung mất nguồn sinh sống, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã cùng người dân biểu tình phản đối để đòi quyền lợi cho dân. Vào ngày 26 tháng Chín, 2016, ông đã dẫn đầu một phái đoàn hơn 600 người đến tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khởi tố công ty Formosa và yêu cầu đền bù thiệt hại cho người dân. Vì những hành động can đảm mà Linh Mục Nam từ lâu đã trở thành cái gai trong mắt của nhà cầm quyền CSVN. Nhà cầm quyền đã mở một loạt chiến dịch bôi nhọ ông. Công an giả dạng côn đồ đã nhiều lần đánh đập, bắt cóc và hăm dọa ông. Tuy thế, những thủ đoạn này đã không làm lung lay ý chí của ông. Từ tháng Sáu, 2020 Linh Mục Đặng Hữu Nam phải về nhà hưu dưỡng để gọi là “tạm nghỉ mục vụ.” Ông vẫn tiếp tục hướng về những người khốn khó, mở chương trình “xe lăn 0 đồng” cung cấp gần 200 xe lăn cho những người bị tàn tật để họ có thể đi lại dễ dàng hơn. Bên cạnh những cống hiến bền bỉ và nhân ái giúp đỡ cuộc sống hàng ngày của đồng bào địa phương, Linh Mục Đặng Hữu Nam còn miệt mài tranh đấu cho quyền con người và nền dân chủ pháp quyền, cho công bằng xã hội và quyền tự do tôn giáo. Linh Mục Đặng Hữu Nam chính là hiện thân của tinh thần dấn thân phục vụ mà Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng xiển dương. Chúng tôi xin chúc mừng Linh Mục Đặng Hữu Nam. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi, Nhà hoạt động Libby Liu, Nhà báo Nancy Bùi, Giáo sư Allen Weiner, Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2021. Ngày 9 tháng 12 năm 2021 Đảng Việt Tân Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 https://viettan.org/giai-thuong-nhan-quyen-le-dinh-luong-2021-duoc-trao-cho-linh-muc-dang-huu-nam/  
......

Thánh Lễ cầu nguyện cho cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm lần thứ 58

Hoà Lan - Westerhoven Vào lúc 13g00 ngày 31 tháng 10 năm 2021 tại Thánh Ðường Sint Servatiuskerk ở thành phố Westerhoven đồng hương Việt Nam tại Hoà Lan và một số đồng hương đến từ Ðức Quốc đã cùng tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn và tưởng niệm cố tồng thống Ngô Ðình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Ðình Nhu đã bị giết hại vào ngày 2/11/1963 trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963. Trong phần cầu nguyện cho các đẳng linh hồn, Linh Mục Phero Nguyễn Ðức Minh, chánh xứ tại Westerhoven đã cùng đồng tế với các linh mục Giuse Lê Văn Thắng, Gioan Nguyễn VănThông và linh muc Tuyên Uý Phero Nguyễn Văn Sơn đến từ Hoa Kỳ. Sau nghi thức thánh lễ Công Giáo, ông Lưu Phát Tấn, người điều khiển chương trình nghi lễ đã mời mọi người cùng hướng về di ảnh cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm được rước đến bàn thờ và tiến hành nghi thức chào quốc kỳ, tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc và đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm Tự Do. Tiếp theo đó mọi người cùng tiến đến bàn thờ và đặt những ngọn nến nhỏ trước di ảnh của cố tổng thống Ngô Ðình Diệm. Những ngọn nến với ánh sáng lung linh hoà nhập với tiếng hát của ca đoàn công giáo đã tạo nên một không khí thật trang nghiêm và đầm ấm. Một số vị trong các sắc phục của người quân nhân và cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà và đại diện phái đoàn Cộng Ðồng đến từ Mönchengladbach Ðức Quốc đã được ban tổ chức mời lên dâng hương trước di ảnh cố tổng thống Ngô Ðình Diệm. Linh mục Phero Nguyễn Ðức Minh, trưởng ban tổ chức nghi lễ đã nêu lên ý nghĩa của lễ tưởng niệm, đã được thực hiện tại Hoà-Lan nhiều năm nay, nói lên lòng biết ơn của người dân Việt Nam đối với cố tổng thống Ngô Ðình Diệm, một vị lãnh đạo suốt đời vì dân vì nước. Sau đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Lê đại diện Ban Chấp Hành Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan đọc lại tiểu sử cố tổng thống Ngô Ðình Diệm, cả đời phục vụ tổ quốc. Dưới thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, gần 1 triệu đồng bào di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 đã được tận tình giúp đỡ, đời sống người dân miền Nam Việt Nam lúc đó thật sung túc, no ấm và yên bình. Ông Nguyễn Văn Rị, là thành viên của Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Ðức Quốc cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ của ông đối với cố tổng thống Ngô Ðình Diệm. Trong dịp này, ông Lưu Phát Tấn cũng giới thiệu ông Nguyễn Văn Rị là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, người đã 5 lần nhận huân chương cao quý của Ðức Giáo Hoàng và của chính phủ Ðức do các hoạt động phục vụ tôn giáo và xã hội của ông. Chương trình được tiếp nối với phần văn nghệ do các ca sĩ tại Hoà-Lan phụ trách. Sau phần văn nghệ, mọi người cùng dự tiệc trà do ban tổ chức khoản đãi. Buổi lễ chấm dứt lúc 18g00 cùng ngày./. Thế Truyền tường thuật  
......

Cựu Đệ Nhất Phu Nhân VNCH Nguyễn Thị Mai Anh qua đời, thượng thọ 91 tuổi

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh đến phi trường Heathrow ở thủ đô London, vào ngày 11 Tháng Tư, 1973, trong chuyến công du đến Anh Quốc. (Hình: Evening Standard / Hulton Archive / Getty Images) Khôi Nguyên/Người Việt| Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu đệ nhất phu nhân VNCH, vừa qua đời vào sáng Thứ Sáu, 15 Tháng Mười, tại nhà riêng ở Đông Bắc San Diego County, Nam California, hưởng thượng thọ 91 tuổi. Bà Nguyễn Thị Mai Anh   Ông Hoàng Đức Nhã, cựu tổng trưởng Thông Tin Dân Vận Chiêu Hồi VNCH và là em họ của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, xác nhận tin này với Nhật báo Người Việt. Theo lời ông Hoàng Đức Nhã, cựu Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Mai Anh (thường được gọi là “Madame Nguyễn Văn Thiệu”), sinh năm 1930 (Canh Ngọ) tại Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (ngày nay) và bà qua đời tại nhà của người con trai lớn. Theo Wikipedia, ông bà Nguyễn Văn Thiệu có ba người con, hai trai một gái: Nguyễn Quang Lộc, Nguyễn Thiệu Long và Nguyễn Thị Tuấn Anh. Bà Nguyễn Thị Mai Anh là đệ nhất phu nhân miền Nam Việt Nam từ năm 1967 đến 1975, trong thời gian ông Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Vẫn theo trang Wikipedia, bà Nguyễn Thị Mai Anh theo đạo Công Giáo và ông Nguyễn Văn Thiệu theo đạo Phật. Hai ông bà chính thức kết hôn vào năm 1951 và sau đó vào năm 1958, ông Thiệu được rửa tội theo đạo Công Giáo. Trong suốt những năm là đệ nhất phu nhân của miền Nam Việt Nam, bà Mai Anh được cho là “hoàn toàn không can dự vào chính trường, mà đi nhiều vào các hoạt động xã hội.” Theo lời ông Hoàng Đức Nhã nói với Người Việt, “Bà Thiệu là một phụ nữ gương mẫu của miền Nam, lúc nào cũng kề cận và ủng hộ chồng, đồng thời nuôi các con thành tài, không bao giờ tham gia vào chính trị.” Vẫn theo ông Hoàng Đức Nhã, “Điều đáng trân trọng nhất là bà tham gia rất nhiều công tác xã hội, trong đó đáng nhớ là bà chủ xướng việc xây dựng Bệnh Viện Vì Dân để phục vụ người dân tại Sài Gòn vào năm 1971 đồng thời chăm lo cho Trường Quốc Gia Nghĩa Tử nhằm nuôi dưỡng con cái của các tử sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hoà.” Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1923 tại Phan Rang, Ninh Thuận và mất ngày 29 Tháng Chín, 2001, tại Boston, Massachusetts. Như vậy, bà Nguyễn Thị Mai Anh mất sau chồng đúng 20 năm. [kn] Khôi Nguyên/Người Việt https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/cuu-de-nhat-phu-nhan-vnch-nguyen-thi-mai-anh-qua-doi-tho-91-tuoi/ **** Bệnh Viện Vì Dân Hội chợ Đồng Tâm để kêu gọi quỹ xây dựng bệnh viện.   Ngay ở Thủ Đô Saigon, thấu hiểu nhiều hoàn cảnh khó khăn của người nghèo mỗi khi thăm khám tại nhà thương với nỗi lo tiền bạc chữa bệnh.   Một người phụ nữ với uy tín của mình, đã chọn khu đất trước năm 1954 là một đồn phòng thủ, ở góc ngã Tư bảy Hiền (Cách mạng tháng 8 - LTK) rộng 3 mẫu, được dọn dẹp để xây bệnh viện cho Dân nghèo.   Nghĩ trong đầu và nói là làm, Năm 1970 nhiều buổi gây quỹ như Hội chợ Đồng Tâm được phát động thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia cũng như các cơ quan từ thiện trong nước và ngoài nước, các cơ quan quốc tế chung tay quyên góp, diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.   Lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào ngày 17 Tháng 8 năm 1970. Chỉ hơn một năm, ngày 4 Tháng 9 năm 1971, Bệnh viện được khánh thành với 400 giường bệnh, gồm các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm và Quang tuyến X…   Bệnh viện này là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện. Các hội đoàn thiện nguyện các tôn giáo được lập ra để hỗ trợ dọn dẹp, hay nấu ăn cho bệnh nhân trong bệnh viện một cách miễn phí, bệnh viện ấy tên là Vì Dân Bà Nguyễn Thị Mai Anh & Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu   Người phụ nữ ấy tên là Nguyễn Thị Mai Anh- Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong một gia đình Công giáo ở Mỹ Tho có mười anh chị em.   Sau biến cố năm 75, Bệnh viện Vì Dân đã bị xoá tên, được đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất, giờ đại đa số bệnh viện đó đều thăm khám cho cán bộ nhà nước là chính. Người Dân vào sẽ chi khoản tiền rất lớn để được khám chữa bệnh, mà chưa chắc sẽ uống thuốc thật có khi là thuốc giả cũng nên. Người giàu còn uống thuốc giả thì người nghèo làm sao có cửa vào đó?   Từng là bệnh viện của người nghèo, giờ đây, mỗi khi ai đi ngang qua đoạn đường Lý Thường Kiệt vào hoàng hôn buông xuống sẽ thấy cảnh người nghèo vô gia cư, thậm chí người bịnh, họ sống lay lắt, vật vờ ngay tại nơi trước năm 1975 họ hoàn toàn vào thăm khám không tốn đồng nào. Hôm nay trái tim bà Mai Anh đã ngừng đập, nhưng dấu ấn và di sản một bệnh viện Vì Dân của Bà sẽ sống mãi theo thời gian cùng cái tên Saigon.   Có thể tuy thời thế đã thay đổi, nhưng đó cũng là lăng kính để cho lịch sử mai sau soi rọi vào để thấy giữa nền chính trị Việt Nam Cộng Hoà luôn tồn tại những điều nhân bản, làm cho ta day dứt, tiếc nuối khi nghĩ về nó.   Cũng là một bệnh viện nhưng dưới thời tự do thì Vì Dân, vì Dân thật sự. Còn dưới thời thiên đường XHCN thì vì.. cán bộ vào đây sẽ thăm khám chữa bệnh miễn phí. Vì cán bộ đúng nghĩa là khi thuốc ung thư giả nó sẵn sàng bán cho người bệnh uống với giá trên trời.   Sau gần nửa thế kỷ cai trị của một chế độ luôn mồm gọi là "Vì dân, Do dân" nhưng cả nước không hề có một bệnh viện nào tương tự: miễn phí dành cho người nghèo! Xã hội chủ nghĩa hiện thân cho sự bệnh hoạn và đau khổ tận cùng.   Fb Phạm Minh Vũ
......

Khẩn thiết cầu xin ‘mỗi gia đình, một thương phế binh’

Kính thưa quý vị,  Trong cơn đại dịch Covid-19, cộng với vi khuẩn “Delta variant” đang hoành hành tại Việt Nam liên tục từ nửa năm qua, khiến cho những người lành lặn cơ thể còn phải chịu đựng và đối phó với bao nỗi khó khăn, thiếu thốn, huống chi đến những người tàn tật, bị mất tay, cụt chân hay mù cả đôi mắt. Nhất là thành phần Thương Phế Binh VNCH, những cựu quân nhân bất hạnh đã trở thành phế nhân trong cuộc chiến bảo vệ tự do, dân chủ cùng sinh mạng của bao người dân ở miền Nam VN trước Tháng Tư, 1975. Khi đại dịch ụp xuống quê nhà, lệnh “ai ở đâu, ở đó” do nhà cầm quyền ban ra đã khiến cho TPB không còn cơ hội để sống, để lê la đi bán từng tấm vé số mưu sinh hoặc đi xin ăn ở các lề đường.   Cho đến nay, nhiều TPB đã và đang chết đói!   Chúng tôi đã vận động và được ân nhân, ông bà Nguyễn Võ Long, người sáng lập “Phong Trào Việt Hưng” đáp ứng và đang đích thân gởi tiền về quê nhà giúp cho khoảng hơn 2000 TPB/VNCH. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà VN đang mở cửa hoạt động trở lại.   Tuy nhiên con số 2000 TPB/VNCH chỉ là một phần rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại, và với danh sách là hơn 17 ngàn TPB mà cựu trung tá Hạnh Nhơn đã thành lập khi bà còn sống. Chính vì thế mà sau khi biết được các đồng đội trong số may mắn 2000 người nhận được tiền trợ giúp, thì nhiều TPB đã viết thư sang cầu cứu. Vì thế chúng tôi xin mạo muội tái phát động chương trình “MỖI GIA ĐÌNH, MỘT THƯƠNG PHẾ BINH”, để khẩn thiết cầu xin quý vị đồng hương ở khắp nơi trên thế giới. Những người may mắn có hoàn cảnh, xin quý vị nhín ra một chút đỉnh để gởi về giúp đỡ các TPB/VNCH trong giai đoạn sinh tử hiện nay.   VIỆC LÀM RẤT GIẢN DỊ:   Chúng tôi sẽ cung cấp Tên, Tuổi, Địa Chỉ, Điện Thoại cùng Số Quân và Đơn Vị của một hay nhiều TPB mà quý vị muốn giúp đỡ. Quý vị gởi trực tiếp về cho họ qua các dịch vụ gởi tiền. Chúng tôi chỉ xin đề nghị $100 dollars cho một TPB (+$2 dollars lệ phí chuyển tiền). Các cơ sở chuyển ngân sẽ phải cung cấp giấy hồi báo với chữ ký của người nhận cho quý vị. Và dĩ nhiên chúng ta cũng có thể điện thoại để liên lạc hỏi thăm cho chính xác nếu muốn.   Nếu quý vị hảo tâm, muốn tham gia và giúp đỡ TPB/VNCH đang thiếu thốn và chờ mong, xin email về cho chúng tôi tại địa chỉ: namlocnguyen@yahoo.com / XIN ĐỪNG GỞI TIỀN CHO CHÚNG TÔI!   Mùa Lễ Tạ Ơn sắp đến, hãy giúp đỡ TPB/VNCH trong giai đoạn cấp thiết này để tri ân những người đã hy sinh cho quê hương đất nước và cho chúng ta được sống.   Xin ơn trên phù hộ cho toàn thể quý vị.   Nam Lộc October, 2021  
......

Hội Bác Ái Vinh Sơn mừng Lễ bổn mạng Vincent de Paul

Hôm Chúa Nhật, 26.09.2021, như thường lệ hàng năm Hội Bác Ái Vinh Sơn tụ về ngôi thánh đường giáo xứ Heilige Geist thuộc thành phố Mönchengladbach để mừng lễ Bổn mạng Vincent de Paul. Mặc dù đang trong mùa dịch bệnh nhưng buổi lễ năm nay cũng quy tụ hơn 60 bà con tham dự. Và tất cả tham dự viên đều đã được chủng ngừa đầy đủ. Mọi người đều vui mừng hớn hở vì lâu ngày cách ly nay mới được họp mặt cùng nhau. Tuy nhiên cũng có ít nhiều nỗi buồn khi nhìn về quê hương, nơi có những người thân thương cũng như nhiều nơi trên thế giới này đang bị tang thương đói nghèo và dịch bệnh. Những ngọn nến lung linh được thắp lên như từng tấm lòng của những bà con hội viên và cảm tình viên có mặt cùng hòa với tâm tình của Linh mục linh hướng khả kính của hội là cha Fernand Nguyễn Hữu Công, là một Linh hướng luôn đầy tâm huyết và nhiệt thành hướng dẫn Hội trong bao nhiêu năm qua, kể từ khi cha cố Giuse Nguyễn Văn Tịnh nghỉ hưu trở về bên Hoa Kỳ cho tới bây giờ. Bài giảng trong thánh lễ hôm nay, cho mọi người hiểu rõ và đã cảm nhận được từng hơi thở và nhịp sống của cha đã truyền qua mỗi tham dự viên là "kính Chúa và yêu người". Chúng ta phải tán tụng, cảm tạ, cầu xin Chúa và chia sẻ những gì ta có với tha nhân…đây cũng chính là tinh thần Bác Ái và tôn chỉ của hội mang danh "Bác Ái Vinh Sơn".   Linh mục Fernand Linh hướng là 1 linh mục có biệt tài thu hút mọi người khi giảng thuyết, đặc biệt là về "Lòng Chúa xót thương". Cha chia sẻ trong mùa dịch cúm tàu thời gian qua cha đã phải ngồi xe lăn hơn 4 tháng. Đau yếu đến độ từ giường bệnh tới nhà vệ sinh chưa đầy 3m, nhưng cha đã phải bò như một em bé 9 tháng tuổi. Nhưng nhờ vào chuỗi "Lòng Chúa Thương Xót" mà cha đã chiến thắng cơn bệnh nên hôm nay mới có mặt ở đây để được chia sẻ với mọi người.   Trong thánh lễ này, mọi người cũng mở rộng tấm lòng bác ái góp được 1.500 Euro để gởi về cho các Soeur dòng Nô Tỳ Chúa Giêsu ở Sàigòn và Tu Hội dòng MTG Thủ Đức để nhờ qua tay các Sr cứu trợ những gia đình khó khăn, các em khuyết tật, ung thư ở Việt Nam, như một chén cơm, tấm bánh tiếp sức cho bà con mình trong mùa dịch cúm tàu đang hoàng hành để nói lên tinh thần tương trợ của Hội. Chúng con đặc biệt cám ơn cha linh hướng Fernand cùng phái đoàn Bỉ Quốc. Những người đã lặn lội hơn 100 km đường dài tới hiệp dâng thánh lễ với chúng con. Ông bà Nguyễn Văn Rị (bên trái), cha Fernand Nguyễn Hữu Công (giữa) và hai thân hữu trong phái đoàn đến từ Bỉ quốc   Trước khi chấm dứt buổi lễ, ông Hội trưởng Vicentê Nguyễn Văn Rị đã ngỏ lời cám ơn đến mọi người và đặc biệt cám ơn cha linh hướng Fernand cùng phái đoàn Bỉ Quốc, những người đã lặn lội hơn 100 km đường dài tới hiệp dâng thánh lễ.   Thánh lễ được khép lại với 1 gói quà nhỏ kính biếu đến cha và hẹn nhau vào thánh lễ thứ bảy 18.12.2021./.  
......

Sự thật về "nước mắm" Việt Hương

Đoản Kiếm Vì nhiều lý do, tui chưa bao giờ ăn nước mắm Việt Hương! Hôm nay tình cờ, nghe được câu chuyện một số bạn cãi vã về nước mắm Việt Hương... tôi đi tìm hiểu thì có vài điểm tôi muốn nói ở đây: Thứ nhất, để trả lời câu hỏi nước mắm Việt Hương 3 cua, mắm Hòn Phan Thiết và nước mắm Phú Quốc có phải hàng Việt Nam hay không, tôi dùng các tiêu chí sau: Chỉ cần một trong các tiêu chí là đủ để các bạn có thể gọi nó là hàng Việt Nam: - Sản xuất tại Việt Nam? Hoặc - Nguyên liệu Việt Nam? Hoặc - Nhân công Việt Nam? Hoặc - Công ty của người Việt Nam? Hoặc - Lợi tức thuộc về người Việt Nam? Câu trả lời của tôi: - Không - Không - Không - Không - Không Như vậy các loại nước mắm của hãng Việt Hương hoàn toàn không phải hàng Việt Nam! Thứ hai, các loại nước mắm của hãng Việt Hương có phải là nước mắm không? Trước hết, nếu định nghĩa nước mắm là fish sauce, thì nguồn gốc là từ cá và muối. Hàng trăm năm nay, nước mắm Việt nguyên chất chưa bao giờ pha lẫn bất cứ loại đạm nào ngoài cá. Khi pha chế, người Việt gọi là nước chấm hoặc là nước mắm đã pha. Không ai gọi mắm pha là mắm nhĩ cả !!! Trên bao bì của các loại nước mắm của hãng Việt Hương, không để thành phần là anchovy fish như những loại nước mắm Việt mà là anchovy extract! Anchovy fish là cá cơm, anchovy extract là trích xuất từ cá cơm! Trong thành phần nước mắm Việt, tất cả là cá cơm và muối. Trong khi đó, thành phần của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không có nhiều cá cơm mà chỉ có một phần nhỏ trích xuất làm mùi... Màu nước mắm của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không đẹp như màu cánh gián của nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết, còn nó là màu gì thì phải có phân tích hoá học mới biết... Bên cạnh đó, thành phần "nước mắm"của các loại nước mắm của hãng Việt Hương còn có Fructose and Hydrolysed Vegetable Protein !!!! Nghĩa là nó có một hàm lượng đạm đáng kể từ thực vật, mà cụ thể là lúa mì! (Xin xem hình) Như vậy, thành phần "nước mắm"của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không phải là mắm nhĩ mà là một loại nước chấm được pha chế theo kiểu gì chỉ có nhà sản xuất biết! Mà họ pha chế ở đâu có trời biết! Trên bao bì không có địa điểm nhà máy, chỉ có made in China mà tạm cho là làm tại Hồng Kông như trên nhãn cũ thì cũng không ai biết nó ở đâu... Nước mắm Việt Nam truyền thống chỉ có cá và muối, không có thành phần đạm lúa mì như thế này đâu! Và như vậy các loại nước mắm của hãng Việt Hương không đúng chất lượng như của hàng Việt Nam! Thứ ba, về tên gọi, tại sao những sản phẩm không liên quan gì đến Việt Nam lại lấy thương hiệu nổi tiếng của người Việt!!! Nước mắm Hòn Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc là những loại nước mắm mà nhắc đến cái tên, những người Việt thế hệ tôi đều nghe rít trong kẻ răng, ngọt tận chót lưỡi... Lựa chọn ăn nước mắm gì là tuỳ ở từng người. Tôi không có ý định kêu gọi các bạn ăn mắm nào và không ăn mắm nào! Tôi chỉ muốn có một cái nhìn đúng đắn về một dòng sản phẩm đã đánh cướp những thương hiệu Việt nổi tiếng và đánh tráo những chai nước chấm được pha chế bằng đạm thực vật và hương cá để bán cho đồng bào Việt như là nước mắm Việt! Nếu nước mắm Việt Hương đổi tên thành nước mắm Trung Hương hay Hồng Hương, nước mắm Phan Thiết thành nước mắm Thượng Hải, nước mắm Phú Quốc thành nước mắm Tứ Xuyên... tôi đã không phải viết bài này! Đây là một sự trục lợi trên sự ngộ nhận của người tiêu dùng! Và chúng ta hãy cùng là những người tiêu dùng có hiểu biết.., Đoản Kiếm  
......

Berlin: Biểu tình cho quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam trước trụ sở của Facebook

Tường An - RFA Trước những động thái xoá tài khoản Facebook hoặc chặn các bài viết hay YouTube có nội dung đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng nhiều, cùng với Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, nhà báo Lê Trung Khoa tại Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trước trụ sở của Facebook tại Berlin để lên tiếng về những hành động sai trái của FB cũng như Google và cổ vũ cho quyền tự do biểu đạt.   Vào ngày 21 tháng 9, tại thủ đô Bá Linh (Berlin) - Đức, trước trung tâm thương mại Sony, nơi đặt văn phòng của Facebook (FB) đã diễn ra một cuộc biểu tình để phản đối việc FB xoá những bài hoặc đóng tài khoản của một số người Việt trong và ngoài Việt Nam sử dụng mạng xã hội này để chuyển tải thông tin, đặc biệt những đề tài liên quan đến Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam. Nhà báo tự do Lê Trung Khoa, Giám đốc trang thoibao.de, sống tại Bá Linh, Đức quốc, người tổ chức cuộc biểu tình, cho biết từ đâu ông có ý tưởng này: “Trang thoibao.de hàng ngày sản xuất rất nhiều tin tức về tình hình Việt Nam, tình hình trên thế giới. Chúng tôi truyền tải những thông tin đó trên YouTube, trên Facebook và các nền tảng xã hội khác nhau. Đặc biệt trên FB, sức lan toả của nó rất là lớn, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam dùng những biện pháp kỹ thuật, những sức ép để bắt FB phải khoá những bài báo của chúng tôi tại Việt Nam. Điều này đem lại những thiệt hại cho người xem, người ta không biết, không truy cập được những thông tin sự thật và đối với chúng tôi thì thông tin cũng bị kém lan toả hơn. Chính vì vậy chúng tôi cùng với Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kết hợp để tổ chức một cuộc biểu tình tại Berlin, ngay trước trụ sở của FB để đưa tiếng nói của những người viết và đặc biệt là đưa đến cho công luận Đức và quốc tế biết về việc nhà cầm quyền Việt Nam đang thúc ép, ép buộc FB phải làm những việc không hợp pháp đối với phía Đức để có thể khoá những bài viết của chúng tôi ở phía Việt Nam” Để cuộc biểu tình gây được tiếng vang quốc tế, nhà báo Lê Trung Khoa đã mời Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cùng hợp tác. Ông Christian Mihr, Giám đốc điều hành Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới tại Đức, cho biết lý do ông nhận lời tham gia biểu tình : “Hôm nay chúng tôi đứng ở đây, ngay trước trụ sở của Facebook tại Berlin, vì Facebook đã hứa rằng họ ủng hộ tự do báo chí trên toàn thế giới, nhưng đối với Việt Nam thì điều này đã không được bảo đảm. Chính phủ cộng sản độc tài tại Việt Nam đã lạm dụng Facebook để khóa những bài viết mang tính chỉ trích, hành động đó là không thể chấp nhận. Hoạt động báo chí độc lập trên Facebook hoặc YouTube cần phải được đảm bảo, hôm nay chúng tôi có mặt ở đây để nhắc nhở Facebook điều họ cần phải làm, họ không được che giấu điều đó. Họ cũng không phải chỉ coi trọng mỗi luật pháp của Nhà nước Việt Nam và cũng không vin vào cái cớ chỉ là một công ty tư nhân. Facebook là một công ty hoạt động trên toàn cầu nên họ cần tôn trọng nhân quyền. Tự do báo chí, tự do biểu đạt cũng là những quyền căn bản của con người trên toàn thế giới nên Facebook cần đảm bảo cho điều đó . Chính vì vậy, chúng tôi có mặt ở đây để phản đối Facebook những điều họ đã vi phạm và nhắc nhở họ cần phải lưu ý điều này”. Christian Mihr, Giám đốc điều hành Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới tại Đức và nhà báo Lê Trung Khoa tại cuộc biểu tình hôm 21/9/2021 ở Berlin, Đức Chỉ số Tự do báo chí năm 2020 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp Việt Nam vào thứ 175 trên 180 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2021, tổ chức Freedom House cũng xếp tự do báo chí Việt Nam ở thang điểm 0/4. Freedom House cũng tố cáo việc Luật an ninh mạng tại Việt Nam năm 2019 bao gồm một số điều khoản hạn chế quyền truy cập vào thông tin chưa được kiểm duyệt của Nhà nước Việt Nam. Cũng theo Freedom House, Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu các công ty như Facebook và Google lưu trữ thông tin về người sử dụng, đồng thời cho phép Việt Nam chặn quyền truy cập vào những nội dung có thể được coi là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia. Dưới áp lực của Hà Nội, Facebook đã đồng ý tăng cường xóa những nội dung bị cho là bất hợp pháp tại Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đe dọa sẽ chặn mạng xã hội này nếu họ không hạn chế thêm nội dung được cho là nguy hiểm với chế độ. Trang thoibao.de của nhà báo Lê Trung Khoa hỗ trợ việc báo cáo cho những người viết bị FB xoá hay đóng tài khoản. Ông cho biết, ông đã có danh sách hàng trăm người sử dụng FB mà đa số là những FB có hàng chục ngàn người theo dõi, nhà báo Lê Trung Khoa nói: “Vô vàn… Số lượng Facebooker mà bị khoá thì có hàng ngàn. Rất là nhiều người Việt Nam ở nước ngoài và ngay cả trong Việt Nam cũng bị rất nhiều là luôn luôn bị khoá, đóng và bị báo cáo dưới những hình thức ồ ạt. Thật ra, phía sau lưng đó có thể là đội ngũ dư luận viên của đảng Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách đánh lừa «trí thông minh nhân tạo» của FB để khoá và xoá những bài viết của người sử dụng FB. Chính vì vậy mà chúng tôi phải đấu tranh cho việc này”. Cuộc biểu tình kéo dài từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa, thu hút được nhiều cơ quan truyền thông lớn như DPA, Reuters.v.v… Tham gia cuộc biểu tình cũng có luật sư Nguyễn văn Đài, hiện đang định cư tại Đức. Ông cũng cho biết, ông cũng là nạn nhân của việc chặn bài viết cũng như những YouTube của ông : “Tôi biết chắc chắn 100% là những nhà hoạt động Xã hội dân sự hay những người sử dụng mạng xã hội FB để bày tỏ những quan điểm khác biệt thôi chứ chưa nói là đối lập, thì cũng đã bị đóng FB rồi. Tôi theo dõi tất cả những người hoạt động ở Việt Nam thì 100% ….không phải là 99% nữa mà là 100%. Bản thân tôi thì trong vòng 8 tháng của năm 2021 tôi bị đóng bốn lần/ tháng. Như vậy là mất bốn tháng rồi. Những video của tôi chủ yếu và về Nhân quyền Việt Nam cũng như nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về Tự do, Dân chủ. Nhưng mà hầu như tháng nào tôi cũng bị chặn từ 15 đến 20, 30 video hoặc là các bài viết.  Anh Lê Trung Khoa, anh Bùi Thanh Hiếu cũng vậy, thường xuyên bị ngăn chặn bài viết hay đóng FB. Chúng tôi là người hoạt động ở nước Đức, chúng tôi tuân thủ luật pháp của nước Đức cũng như là luật pháp quốc tế, chúng tôi không dính dáng gì đến luật pháp Việt Nam cả. Cho nên chúng tôi tổ chức biểu tình trước trụ sở FB với mục đích thứ nhất là lên án những sự vi phạm Nhân quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam, thứ hai là kêu gọi Chính phủ Đức cũng như các tổ chức quốc tế cùng đồng hành với chúng tôi trong việc tố cáo tội ác của họ. Còn điểm thứ ba là chúng tôi khích lệ, kêu gọi công ty FB, Google không nên chịu áp lực của chính quyền CSVN mà họ cần phải giải thích cho phía Việt Nam biết rằng tất cả những gì họ làm là tuân thủ luật pháp Quốc tế”. Những bằng chứng cụ thể về việc FB dưới sức ép của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngăn chặn quyền tự do biểu đạt của những người trong vả cả ngoài Việt Nam là những tin nhắn của FB đến người sử dụng được nhà báo Lê Trung Khoa in ra, phóng lớn và dán chung quanh địa điểm biểu tình để mọi người có thể nhìn thấy : “Hàng trăm bằng chứng khác nhau được chúng tôi phóng to lên, gắn vào trên những cái cột rất là lớn ngay tại trung tâm Sony Center, trước cửa Facebook để họ nhìn thấy dễ dàng, bằng những tiếng Đức, bằng những dòng chữ tiếng Anh và cả tiếng Việt do FB gửi cho chúng tôi, gửi cho luật sư Nguyễn văn Đài, gửi cho blogger Người Buôn Gió và nhiều người khác nữa, yêu cầu FB phải đóng những status này của chúng tôi tại Việt Nam, thì đấy là những bằng chứng rất là rõ ràng.” Một số hình ảnh buổi biểu tình ngày 21.09.2021 tại Berlin Cuộc biểu tình được bắt đầu với phần phát biểu của đại diện Phóng viên Không Biên Giới tại Đức, ông Christian Mihr. Ngoài ra, còn có sự tham gia của những người từng bị FB xoá bài tại Việt Nam cũng như một số chính trị gia tại Đức. Đặc biệt một vở kịch được diễn lại với ba nhân vật chính là Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an với trang phục công an, một nhân vật đại diện cho Facebook và một nhân vật nữa đại diện cho giới sử dụng Fabebook. Màn kịch diễn lại cuộc trao đổi thú vị giữa bên đàn áp tự do ngôn luận và người bị đàn áp, nhà báo Lê Trung Khoa cho biết thêm : “Chúng tôi tổ chức cuộc biểu tình dưới hình thức rất mới là chúng tôi đóng một vỡ kịch là bộ công an và cộng sản Việt Nam đã áp đặt FB và YouTube như thế nào để khoá và xoá những bài của chúng tôi. Và thế giới, qua đây cũng biết được bộ mặt thật của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam như thế nào khi họ đàn áp tự do báo chí, tự do biểu đạt tại Việt Nam. Đặc biệt cũng sẽ có những chính trị gia của Đức, những tổ chức quốc tế khác cũng đến tham dự và họ chứng kiến và họ sẽ có những lời phát biểu về vấn đề này.” Vở kịch tại buổi biểu tình hôm 21/9/2021 ở Berlin. Sau nhiều lần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên FB, nhà báo Lê Trung Khoa cho biết, vấn đề hầu như không được giải quyết rốt ráo, vì thế ông nghĩ rằng phải tổ chức một cuộc biểu tình : “Tại trụ sở FB ở Berlin, tôi có nhiều lần đến làm việc, nhưng cách giải quyết vấn đề của họ rất chậm chạp và đặc biệt là có thể họ né tránh về phía Việt Nam cho nên họ không tích cực hợp tác với các bloggers, các người viết trong và ngoài nước để giải toả chuyện bài viết của họ luôn luôn bị chính quyền Việt Nam yêu cầu xoá hoặc làm cho ít truy cập.” Luật sư Nguyễn văn Đài cũng nói rằng, những báo cáo của ông không hề được phản hồi của FB : “Có những giai đoạn FB có những cơ chế để phản hồi lại họ. Thế nhưng mà những phản hồi đó hầu như không kết quả, Google thì cũng vậy thôi, họ cũng có cơ chế phản hồi. Nhưng tôi chưa bao giờ nhận được bất kỳ một hồi đáp từ hai công ty này. Rất là bất công cho những người sử dụng dịch vụ của họ." Sau khi không có sự hợp tác từ văn phòng FB tại Bá Linh, nhà báo Lê Trung Khoa đã phải lên tiếng với các tổ chức quốc tế để đánh động về vấn đề của ông cũng như nhiều FB khác, việc này đã đem đến những kết quả nhất định : “Nhiều năm qua, chúng tôi cũng liên tục có những trao đổi với tổ chức Phóng viên Không Biên giới, với FB và những tổ chức khác để họ tác động lên các công ty lớn như Google để họ có sự nhìn nhận đúng hơn và có thái độ rõ ràng hơn trước sức ép của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khi mà họ bắt buộc phải xoá status của chúng tôi tại Việt Nam. Thì việc đó cũng có tác dụng rất nhiều, trong thời gian vừa qua, cụ thể là sau khi làm việc xong thì chúng tôi thấy khoảng 1-2 năm vừa qua tài khoản của tôi và những người mà tôi đã làm việc với FB không bị khoá nữa. Tức là FB biết chúng tôi đã lên tiếng mà sự lên tiếng đó không chỉ chỉ có chúng tôi biết mà quốc tế biết, Quốc hội Đức cũng biết, Nghị viện Âu châu cũng biết và họ cũng đã trực tiếp gửi thư và họ trao đổi với FB để yêu cầu FB tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân sống tại Đức và Châu Âu, đó là những người viết và rất nhiều cộng tác viên của chúng tôi.” Sau nhiều nổ lực vận động, và đặc biệt, qua cuộc biểu tình này, nhà báo Lê Trung Khoa hy vọng : “Sau cuộc biểu tình này thì tôi nghĩ rằng, chắc chắn FB sẽ phải có những phản ứng, một thái độ cụ thể, rõ ràng và đúng hướng hơn đối với những người viết như chúng tôi. Bởi vì thông qua những bài báo, những bài viết của những bloggers và của những người khác đã làm phong phú hơn cho mạng xã hội của FB, qua đó họ thu được rất là nhiều tiền. Nhưng, họ cũng phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do biết đạt của mọi công dân sống tại Đức cũng như Châu Âu, kể cả tại Việt Nam. Và chắc chắn là FB phải trả lời trước công luận, trước truyền thông, báo chí quốc tế. Và hy vọng rằng FB cũng sẽ có thái độ tích cực và hợp tác hơn đối với những người viết trong và ngoài Việt Nam.” Riêng luật sư Nguyễn văn Đài thì không hy vọng nhiều ở ngắn hạn. Ông nghĩ rằng cần có sự đấu tranh bền bỉ, lâu dài thì mới đưa đến kết quả : “Thực sự là tôi hoàn toàn không hy vọng gì cả vì chúng ta đã biết rồi, doanh thu từ quảng cáo của FB và Google tại Việt Nam rất là lớn, khoảng từ 300 đến 500 triệu USD/năm. Cho nên để giữ được thị trường ở Việt Nam thì họ phải chấp hành yêu sách của nhà cầm quyền Việt Nam. Cho nên chúng tôi tổ chức cuộc biểu tình này cũng chỉ là để cho nước Đức cũng như Châu Âu thấy rõ là những người đang sử dụng hai dịch vụ này đều bị vi phạm quyền tự do ngôn luận theo điều 19 của công ước quốc tế. Nhưng mà chúng tôi cũng hy vọng các tổ chức quốc tế cùng với những nhà dân biểu của Đức, của Châu Âu quan tâm và lên tiếng về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta hy vọng vào một tiến trình dài, ngắn hạn thì tôi không  tin là sẽ có sự thay đổi.” Về dài hạn, nhà báo Lê Trung Khoa cho biết sẽ không dừng lại ở Bá Linh mà sẽ có những cuộc biểu tình được tổ chức thêm ở một số nước khác tại Âu Châu. Trong khi chờ đợi sự lan toả của các cuộc biểu tình ở hải ngoại, Luật sư Nguyễn văn Đài kêu gọi những người trong nước : “Nếu như tất cả mọi người Việt Nam, mỗi người viết một tin nhắn hay viết thư khích lệ Facebook hay Google là hãy can đảm lên, hãy dũng cảm để không chấp nhận những yêu sách phi lý, bất công cũng như vi phạm luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền CSVN thì tôi tin rằng tiếng nói của chính người dân trong nước sẽ có giá trị rất nhiều. Tôi mong tất cả mọi người cùng lên tiếng."  
......

Thuyền nhân VN được 2 lần nhận Huân chương cao quý “Bundesversientskreuz” của chính phủ CHLB Đức.

Vào lúc 12 giờ  ngày 25.08.2021 tại toà thị chính Thành phố Mönchengladbach thuộc Tiểu bang Nordrhein-Westfalen (NRW) miền Tây nước Đức, một trong 16 tiểu bang đông dân cư nhất của Đức với gần 18 triệu dân, ông Nguyễn Văn Rị đã nhận Huân Chương cao quý “Bundesversientskreuz”. Ông Fellix Heinrichs Thị trưởng thành phố Đại diện Tổng Thống Đức và Thủ hiến tiểu bang NRW, trao Huân Chương và vinh danh công trạng, thành tích về lãnh vực văn hóa, xã hội, từ thiện, đặc biệt trong lĩnh vực nhà thờ cho ông Vincent Nguyễn văn Rị, một cư dân Đức gốc Việt của Thành Phố Moenchengladbach (MG). Là một Thuyền nhân tị nạn cs được tàu Cap Anamur cứu vớt trên biển Đông. Ông và gia đình được định cư tại Thành Phố Mönchengladbach - Đức vào năm 1981. Ông Rị rất tích cực tại nơi sinh sống của mình với tư cách là thành viên của giáo xứ Công giáo“Heilig Geist” ở Mönchengladbach-Geistenbeck, nơi ông tổ chức các dịch vụ nhà thờ khu vực, lễ tết cộng đồng, dạy kèm học sinh học tiếng Việt cũng tổ chức các buổi hội thảo chính trị cho các thành viên người Việt Nam xung quanh. Ông cũng quyên góp tại các chợ trời và các lễ hội của giáo xứ, tiền quyên góp được thông qua các tổ chức viện trợ (Hilfsorganisationen / Aid organizations) như “Misereor” hoặc “Cap Anamur – Deutsche Not-Ärzte e. V. “, phần lớn dành cho các dự án viện trợ ở nước ngoài, bao gồm các nạn nhân chiến tranh ở Iraq và Syria. Từ năm 1993 đến năm 2011, ông là Phó Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Đức. Từ năm 2012, ông là Thành viênc Ban hấp hành Liên hội Người Việt tị nạn tại Cộng Hoà Liên bang Đức. Lần này là lần thứ năm ông được nhận giải thưởng trong vòng 16 năm. Trước đây vào: - Ngày 27.09.2005, ông được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban tặng Huân Chương và bằng Hiệp Sĩ „Pro Ecclesia et Pontifice“. - Ngày 12.05.2010, nhận huân chương “Verdienst orden Bundes Republik Deutschland”  và bằng tưởng lục của Tổng Thống Cộng Hoà Liên Bang Đức Dr. Horst Köhler và thư chúc mừng của bà thủ tướng Liên bang Dr. Angela Merkel. - Ngày 7.11.2013, Thủ hiến tiểu bang Nordrhein-Westfalen tặng huân chương “Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen” . - Ngày 3.11.2016, được trao tặng huân chương Cây kim vàng và bằng tưởng lục của thành phố Mönchengladbach. Và hôm nay 25.08.2021 Huân chương cao qúy Bundesverdienstkreuz am Bande của Tổng Thống CHLB. Đức Frank-Walter Steinmeier ấn ký./.   Tham khảo từ các nguồn: https://www.presse-service.de/public/Single.aspx?iid=1080006 https://www.presse-service.de/data.aspx/medien/233657P.jpg https://www.radio901.de/artikel/moenchengladbacher-bekommt-bundesverdienstkreuz-1049579.html https://lokalklick.eu/2021/08/26/bundesverdienstkreuz-am-bande-an-van-ri-nguyen/ https://www.meine-woche.de/staedte/moenchengladbach/meine-heimat/bundesverdienstkreuz-am-bande-an-moenchengladbacher-van-ri-nguyen_aid-62408073 https://www.presse-service.de/public/Single.aspx?iid=1080006 https://www.presse-service.de/data.aspx/medien/233657P.jpg https://www.radio901.de/artikel/moenchengladbacher-bekommt-bundesverdienstkreuz-1049579.html https://rp-online.de/nrw/staedte/moenchengladbach/moenchengladbach-van-ri-nguyen-erhaelt-das-bundesverdienstkreuz_aid-62374463  
......

60 tổ chức người Việt vận động Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Harris đặt vấn đề nhân quyền với CSVN

Nhân dịp Bà Phó Tổng Thống Mỹ công du Việt Nam, các tổ chức hội đoàn, tôn giáo và cộng đồng người Việt đã có một lá thư vận động chính phủ Mỹ đặt vấn đề nhân quyền với nhà nước Cộng Sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành thì vấn đề bảo vệ người dân và tôn trọng nhân quyền là tiên quyết, các tù nhân lương tâm cần được ưu tiên chích ngừa Covid-19 và trả tự do. Lá thư với 60 tổ chức ký tên đã được gởi tới văn phòng của Phó Tổng Thống Harris và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 17 tháng 8, 2021. — Ngày 17 tháng 8, 2021 Kính gởi: Phó Tổng Thống Kamala Harris Tòa Bạch Ốc 1600 Pennsylvania Avenue NW Washington, DC 20500 Thưa Phó Tổng Thống, Chuyến đi của Bà đến Đông Nam Á rơi vào thời điểm rất quan trọng khi một số quốc gia trong vùng đang phải chiến đấu với đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu. Nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc cung cấp vắc-xin an toàn cho Việt Nam sẽ giúp tăng số lượng người được tiêm chủng và giảm sự lây lan của vi-rút. Mặc dù chúng tôi cảm kích sâu xa sự giúp đỡ này và ước mong Hoa Kỳ sẽ gia tăng số lượng vắc-xin tặng cho Việt Nam, nhưng những nỗ lực như vậy phải được bảo đảm rằng việc tiêm chủng sẽ công bằng và minh bạch. Chúng tôi cũng có những quan ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền nói chung ở Việt Nam. Trong đại dịch, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hơn 50 blogger, nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền. Vào đầu năm 2021, ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị kết án tù nặng nề. Hoa Kỳ đã biết COVID-19 có thể lây lan nhanh như thế nào, đặc biệt là trong các nhà tù. Đây là mối quan tâm nhân đạo khi nhà nước Việt Nam đang gia tăng các vụ bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền và nhốt họ vào những nơi không vệ sinh, thiếu thoáng khí. Các tổ chức người Việt| Để bảo đảm những hỗ trợ của Hoa Kỳ trong nỗ lực tiêm chủng hầu ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 một cách hiệu quả, chúng tôi xin mạnh mẽ đề nghị Bà kêu gọi thẩm quyền Việt Nam: – Bảo đảm việc phân phối vắc-xin công bằng và miễn phí. Chương trình tiêm chủng phải dựa trên các tiêu chuẩn minh bạch, ưu tiên cho các nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao, thay vì những nhóm có mối liên hệ chính trị hoặc khả năng hối lộ. –  Tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin. Thông tin sai lệch trong đại dịch nguy hại đến sức khỏe đại chúng và làm chậm quá trình phục hồi, nhưng truyền thông nhà nước Việt Nam vẫn chưa minh bạch về thực trạng nguy hiểm ở Việt Nam. Các bác sĩ và tình nguyện viên đã nỗ lực cung cấp thông tin trung thực trên mạng. Công việc của họ cần được tôn trọng và khuyến khích, thay vì là một nguyên nhân để công an tra vấn và bắt giữ. – Phóng thích các nhà báo công dân và những người bảo vệ nhân quyền đang bị cầm tù. Việc tiếp tục giam giữ tù nhân lương tâm đi ngược lại với cam kết tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền của Việt Nam. Trong đại dịch, sự an toàn của các nhà hoạt động này tiếp tục bị đe dọa. Chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân lương tâm, bao gồm: Cấn Thị Thêu, Châu Văn Khảm, MS Đinh Diêm, Đinh Thị Thu Thủy, Đỗ Nam Trung, Hồ Đức Hòa, Huỳnh Tố Nga, Lê Đình Lượng, Lê Hữu Minh Tuấn, MS Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Phạm Thành, Phan Văn Thu, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Xuân, MS Y Yích. Là người Mỹ gốc Việt, chúng tôi hoan nghênh chính sách bảo vệ nhân quyền mạnh mẽ của chính phủ Mỹ. Đây là dịp để Hoa Kỳ cùng đứng bên nhân dân Việt Nam và yêu cầu nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch. Trân trọng. Nguyễn Thanh Hà, Trưởng Ban Phối Hợp Tổ Chức Họp Mặt Dân Chủ Việt Nam Nguyễn Tường Thược, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị – New Jersey Nguyễn Quy, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị – Stockton, California Nguyễn Phi, Đại Diện Trung Tâm Trung Tâm Người Việt Atlantic County – New Jersey Trần Tuấn Kiệt, Trưởng Ban Ban Hát Cho Người Yêu Nước – Stockton, California Pháp Sư Thích Trí Viên Chùa Phật Giáo Boston Nam Nguyễn, Tổng Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thông Cali Today TS Andrew Từ, Chủ Tịch Hội Đồng Champar Việt Nam Thầy Thích Đăng Pháp Thiền Viện Chân Nguyên – California GS Tân Tara Thạch, Chủ Tịch Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Đông Dương MS Nguyễn Công Chính, Chủ Tịch Hội Đồng các Dân Tộc và Tôn Giáo Việt Nam (CPRVN) Hiệp Hội Tin Lành các Dân Tộc Việt Nam (VPEF) Đỗ Phủ, Luật Sư Do Phu & Anh Tuan, PLC Chu Bá Yến, Chủ Nhiệm Florida Việt Báo Lê Sơn, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sỹ Quan Chiến Tranh Chính Trị – Đông Bắc Hoa Kỳ Paul Hanh Nguyễn, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Hawaii Lê Phước Lâm, Chủ Nhiệm Báo Gia Đình – Florida Tuý Trịnh, Hiền Tài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Thánh Thất Cao Đài – Houston, Texas Trần Văn Hoạch, Hội Trưởng Hội Đền Hùng Linh Mục Phạm Văn Chính, Cựu Chính Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Largo, Florida Đại Đức Thích Huyền Thiện Chùa Huệ Minh – Sacramento, California Nancy Bùi, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Công Lý cho Nạn Nhân Formosa TS Thạch Thuon, Chủ Tịch Hội Đồng Khmer-Krom Việt Nam Hòa Thượng Thích Viên Pháp Tu Viện Kim Sơn – Watsonville, California Hoàng Văn Nhạn, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Lâm Lisa, Chủ Tịch Little Saigon San Diego TS Rong Nay, Tổng Giám Đốc Tổ Chức Nhân Quyền Người Thượng Việt Nam TS Y Siu Hlong, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Thượng Việt Nam Lê Bình, Chủ Biên/Tổng Giám Đốc Tập San “Nàng Thế Kỷ 21” – Northern California Sophie Dương, Giám Đốc Đài NVR Phó Quốc Uy, Hội Trưởng Hội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa – Orlando, Florida Tuấn Nguyễn, Chủ Tịch Liên Khóa Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân Phi Hành 72-74 Hải Ngoại Douglas Nguyễn H. Dũng, Hiệu Trưởng Trung Tâm Khuyến Học Phù Đổng – San Jose, California Huỳnh Lương Thiện, Chủ Biên Chương Trình Radio “Tiếng Mõ” – Northern California BS Bùi Quang Dũng, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trung Tâm Florida Trúc Hồ, Tổng Giám Đốc SBTN Nguyễn Ngôn, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam tại Massachusetts Hoàng Thế Dân Chủ Biên, “Tạp Chí Cuối Tuần SJ” Điều Hợp, Chương Trình Việt Radio Băng Tần KSJX AM1500 Hoàng Thưởng, Tổng Thư Ký Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức – Northern California Đức Ngô, Tổng Giám Đốc TNT Radio Network MS Y Hin Nie, Chủ Tịch United Montagnard Christian Church-VN Đạo Hữu Quãng Như Chùa Ưu Đàm – Marina, California Billy Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tổng Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thông Vì Dân Anne Ngọc Huỳnh, Giám Đốc Chương Trình Việt Radio on AM1500-SJ Nguyễn Sĩ Tiến, Chủ Biên Báo Việt Sống – Florida Nguyễn Văn Nhu, Hội Trưởng Hội Không Quân Trung Tâm Florida GS Dương Đại Hải Chủ Tịch, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam Hải Ngoại Giám Đốc, Peter Global Media Televisions BS Nguyễn Thể Bình, Chủ Tịch Vietnam for Progress MS Nguyễn Hoàng Hoa, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Thân Vĩnh Bảo Toàn, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại Massachusetts La Cẩm Tú, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia Đính Phạm, Hội Trưởng Hội Phụ Nữ Người Mỹ Gốc Việt Quốc-Anh Trần, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận Từ Đức Tháo, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Oregon Hiển Dương, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại New Jersey Hồ Trầm Xuân Thưởng, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại Pennsylvania Đặng Kim Trang, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam San Diego Nguyễn Tấn Lộc, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay Long Nguyễn, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hạt Los Angeles Nguyễn Em, Hội Trưởng Hội Cao Niên – Stockton, California Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Viên Việt Tân https://viettan.org/60-to-chuc-nguoi-viet-van-dong-pho-tong-thong-hoa-ky-harris-dat-van-de-nhan-quyen-voi-csvn/
......

Cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại Đức Quốc tính đến ngày 04.08.2021

Hình ảnh Bà Merkel Thủ Tướng Đức thăm ủy lạo vùng lũ lụt và tuỳên bố sẽ trợ giúp tái thiết nhanh chóng.. Berlin, ngày 04 tháng tám năm 2021 Kính thưa quý Hội Đoàn, Đảng Phái và Tổ Chức Chống Cộng tại Đức Quốc và các quốc gia lân cận, Kính thưa quý vị Thân Hào Nhân Sĩ, Kính thưa quý thân hữu, Sau khi tổng kết sơ khởi đợt 1 vào ngày 27 tháng bảy năm 2021 chúng tôi đã hân hạnh tiếp tục đón nhận sự ủng hộ nồng nhiệt của các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Đảng Phái và Cá Nhân người Việt chống Cộng tại  Đức Quốc và các Quốc Gia lân cận. Sự đóng góp hiện kim cho quỹ Aktion Deutschland Hilft tính đến ngày hôm nay đã vượt quá sự mong đợi của Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức. Tuy nhiên, vì  những lý do khách quan khiến một số chuyển ngân vẫn chưa hoàn tất nên chúng tôi quyết định sẽ tiếp tục công bố danh sách quyên góp đợi ba vào tuần tới và đồng thời sẽ chính thức kết thúc chương trình quyên góp cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại Tây Nam nước Đức hầu sớm chuyển tiền đến quỹ Aktion Deuschlad Hilft. Chúng tôi rất cảm động trước những tấm lòng tri ân chân thành  đối với nước Đức của các cá nhân và đoàn thể trong Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Đức Quốc và các Quốc Gia lân cận Trân trọng Hoàng Thị Mỹ Lâm TM BCH Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V Dưới đây là toàn bộ tổng kết sơ khỏi đợt 1 và đợt 2: Tổng kết sơ khởi đợt một ngày 27.07.2021 tiền đóng góp cho quỹ Aktion Deutschland Hilft cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại Đức Quốc:    1) Hoàng Thị Ngọc Thúy                                                                                      100 € 2) Fam. Hồ Văn Ngọc Berlin                                                                               100 € 3) ÔB Trần Văn Tích&Nguyễn Thị Thục                                                            300 € 4) Dương Thị Thanh Thủy                                                                                  10 € 5) Nguyễn Minh-Hung                                                                                         100 € 6) Hội NVTN CS Bremen (Trần Văn Các )                                                         100 € 7) Nguyễn Thị Kim Thanh                                                                                   100€ 8) Vietnam Haus Berlin e.V. (Hoàng Kim Thiên )                                            150 € 9) Trần Thị Thanh Hà                                                                                             50 € 10) David VO                                                                                                        100 € 11) Fam. Tran Le Ngo, Egelsbach                                                                      200 € 12) Phạm Văn Cương                                                                                          200 € 13) Nguyễn Thị Kim Tuyết, Münster                                                                200 € 14) Trương Thị Nga                                                                                              30 € 15) Trần Thị Nga                                                                                                   50 € 16) Lê Hữu Trí                                                                                                       50 € 17) Nguyễn Duy Sâm                                                                                           100 € 18) Đinh Công Tráng                                                                                             70 € 19) Trần Thị Thùy An, Trần Riedberg                                                                1.000 € 20) Tổ Chức Sinh Hoạt ( Phạm Công Hoàng/Trần Thị Mai-Phương)            50 € 21) Dương Thị Thanh Thủy                                                                                10 € 22) Nhóm Phật Tử Ffm và vpc ( Nguyễn Văn Phẩy)                                       50 € 23) Lâm Tuyết ( Calgary, Alberta, Canada )                                                     100 € 24) Nguyễn Thị Ho                                                                                               100 € 25) Huệ-Giang/Elmshorn                                                                                    200 € 26) Dương Thanh-Tuấn                                                                                      300 € 27) Thanh Nguyen Tien-                                                                                     200 € 28) Phạm Trương Long                                                                                       50 € 29) ÔB Nguyễn Quý Đại&Nguyễn Thị Hoa                                                      120 € 30)     LS Nguyễn Văn Đài                                                                                 100 € 31) SCHWESTERNKONGREG. V.D.LIEBE Z.HEILIG. KREUZ e.V.               100 € 32) Nguyễn Thưởng                                                                                            120 € 33) Phạm Minh Chánh                                                                                          50 € 34) Nguyễn Thị Ngọc Mai                                                                                     50 € 35) Phạm Bích Thủy                                                                                           200 € ———————— Tổng Cộng đợt 1 tính đến ngày 27.07.2021                                                           4.810 € Tổng kết đợt hai ngày 04.08.2021 tiền đóng góp cho quỹ Aktion Deutschland Hilft cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại Đức Quốc:    36) Vũ Long& Nguyễn Thị Tần (Hội Bác Ái Vinh Sơn Aachen                         100 € 37) Hội Người Việt Tỵ Nạn Nürnberg &vpc và nhóm NO EVFTA                  1.650 €  38) Ban Văn Vũ Điểm Sáng                                                                                100 €  39) ÔB Nguyễn Văn Lộc&Võ Thị Nhương                                                        200 €  40) ÔB Hồ Lưu& Phan Thị Lập                                                                           100 €  41) ÔB Nguyễn Đình Tâm, Berlin                                                                      50 €  42) Nguyễn Đình Khanh, Berlin                                                                          50 €  43) Dr. Bùi Văn Hậu( Hội Bác Ái  Vinh Sơn )                                                    1.000 €  44) Vinh Lê-Văn Xao Hoa Trần Nguyên                                                             50 €  45) Ngô Bích Trân e.K., Franken-Apotheke                                                     500 €  46) Trần, Dũng Chi                                                                                               50 €  47) Người Việt tại Essen                                                                                     200 €  48) Trần Thị Diễm Châu                                                                                       110,88 €  49) Hội NVTN tại Dortmund (Kim Vang Massmann)                                     190 €  50) Dương Hạnh Nhân                                                                                         50 €  51) Tâm Ngoc&Phan Thị Thủy                                                                            20 €  52) Hội NVTNCS Mönchengladbach                                                                 110 €  53) ÔB Nguyễn Đình Phúc                                                                                   50 €  54)Hội NVTNCS Hamburg                                                                                  200 €  55) ÔB Hồ Bửu Hiệp, Hamburg                                                                          50 €  56) Nguyễn Đức Trụ                                                                                            100 €  57)Trần Hữu Cương                                                                                             100 €  58)ÔB Nguyễn Khắc Hãn& Trần Thị Minh Châu                                                  100 €  59) ÔB Vũ Xuân Phong&Phạm Thị Bạch Tuyết                                                50 €  60) Nguyễn Khắc Tiến                                                                                           50 €  61) Đảng Việt Tân Đức Quốc                                                                              1.000 €  62) Gia đình Huỳnh Minh Tú Berlin                                                                  70 €  63) Hội  Bác Ái Vinh Sơn Mönchengladbach                                                   2.030 €** ** Hồ Quí Khanh ,MG                                        100 € Hồ Quí Đôn , MG                                              100 € Đinh Thị Tám& Minh Thảo, KR                        250 € Trần Lệ Hoàng ,KR                                           100 € Bùi Thanh Thụ, Neuss                                      100 € Bà quả phụ Nguyễn Như Cương,MG               50 € ÔB Nguyễn Thế Phong-Loan, MG                   100 € Nguyễn Thị Mai,MG                                           50 € Trần Thị Huỳnh, MG                                          50 € Hùng Tuyết Dung, MG                                      100 € Vũ Văn Thành, MG                                           100 € Ngô T. Ngọc Ánh&Đông-Hồng, MG                 100 € Nguyễn Thị Xỏa( Khoản), MG                           50 € Nguyễn Thị Gái( Rụ), MG                                 50 € Phạm Thị Chấm&Anh-Phước, MG                  50 € Phạm Văn Hải&Ánh, MG                                  50 € Vũ Thế Đức-Thúy,MG                                      50 € Nguyễn ĐứcAnh-Bé, MG                                 20 € Võ Thị Tuyết Nhung, Essen                             20 € Cao Thị Ngọc Hà, Gladbeck                             50 € Nguyễn Thanh Sơn, Schüttorf                          50 € Nguyễn Văn Rị, MG                                         200 € Đặng Hồng Hiến-Lan, MG                               50 € Nguyễn Tiến Lễ, MG                                        20 € Vũ Văn Đàm-Dung, MG                                  50 € Nguyễn Thị Mỹ Huyền, MG                              50 € Nguyễn Đức Hậu, MG                                      50 € Trương Kim Phượng, MG                                20 €      64) Hội Cao Niên München & VPC                                                                 1.000 €*** ***Cụ Nguyễn Kim Định                                                   100 € Cụ Lê Thị Phú                                                                  100 € Bà Nguyễn Thị Chương                                                  100 € BS Nguyễn Quí Cường                                                   100 € ÔB Đàm Văn Tiếu                                                            200 € Đàm Lan Chi                                                                   200 € Đàm Lan Anh                                                                 100 € Đàm Lan Phương                                                          100 €   Tổng cộng đợt hai tính đến ngày 04.08.2021 :                                  9.330,88 € ___________________________________________________________________________ Tổng Cộng cả hai đợt tính đến ngày 04.08.2021                                 14.140,88 €           
......

Việt Nam Cộng hòa và những người Việt Nam đầu tiên dự Olympics

Nguyễn Hạnh – Luật Khoa Tối nay (23.7.2021), 18 vận động viên đại diện cho Việt Nam sẽ ra mắt khán giả thế giới tại Thế vận hội Tokyo 2020. Bạn có biết vào 57 năm trước, cũng tại Nhật Bản, 16 người Việt Nam đã tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè Tokyo 1964? Tất cả họ đến từ miền Nam Việt Nam. Hai giờ chiều ngày 10/10/1964, tại sân vận động Olympic, Tokyo, quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa nền vàng ba sọc đỏ dẫn bước 16 vận động viên Việt Nam đóng bộ com-lê đen bước đi trước tiếng reo hò của hàng triệu khán giả. [1] Khi đất nước vẫn ngập trong nội chiến với miền Bắc, 16 người đó thuộc một trong những thế hệ người Việt Nam đầu tiên thi đấu thể thao ở đẳng cấp quốc tế với điều kiện tập luyện rất thiếu thốn. Bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt, người miền Nam đã tranh tài tại giải thể thao danh giá nhất hành tinh từ năm 1952 tại Thế vận hội Helsinki, Phần Lan liên tục cho đến năm 1972 tại Thế vận hội Munich tại Tây Đức. Trong suốt thời gian này, miền Bắc đã không tham gia Thế vận hội, mãi cho đến năm 1980. [2] Những vận động viên miền Nam đã làm điều đó như thế nào? Câu chuyện của họ là một phần lịch sử không thể chối cãi của nền thể thao Việt Nam. Sau năm 1975, lịch sử này đã bị chính trị làm cho mờ nhạt. Đây là lúc làm sống lại câu chuyện về những con người đầu tiên đã đưa Việt Nam ra thế giới bằng ý chí và nghị lực thể thao. Miền Nam từng tranh tài ở thế vận hội như thế nào? Tranh tài ở thế vận hội khi đó không đơn giản là đất nước ghi danh để bạn tham gia. Bạn phải là nhà vô địch hoặc có thứ hạng cao trong khu vực. Các vận động viên Việt Nam Cộng hòa, hay thời đó người ta gọi họ là các lực sĩ, cũng không phải ngoại lệ. Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 25/11/1951 và được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận. Một năm sau, Việt Nam bắt đầu thi đấu ở thế vận hội. [3] Năm 1952, miền Nam tham gia thế vận hội thể thao đầu tiên của mình tại Helsinki, Phần Lan với 8 vận động viên ở 5 bộ môn: điền kinh, boxing, đấu kiếm, đua xe đạp đường trường và bơi lội. [4] Cua-rơ Bùi Văn Hoàng (áo trắng) và cua-rơ Trương Kim Hùng trong một buổi tập tại Đà Lạt vào năm 1968. Cả hai cùng tham gia Thế vận hội Thành phố Mexico 1968. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Năm 1956, Việt Nam thi đấu bộ môn đua xe đạp lòng chảo với hai cua-rơ Lê Văn Phước (27 tuổi) và Nguyễn Văn Nhiêu (26 tuổi). [5] Thế vận hội Tokyo 1964 đánh dấu Việt Nam lần đầu tranh tài tại môn Judo với ba võ sĩ Nguyễn Văn Bình (25 tuổi), Thuc Thuan Thai (39 tuổi), và Lê Bả Thành (30 tuổi). [6] Đây cũng là lần miền Nam có số vận động viên tham gia thế vận hội đông nhất với 16 người. Võ sĩ Judo Nguyễn Văn Bình bên trái thi đấu với võ sĩ người Nga Aron Bogolubov tại Thế vận hội Tokyo 1964. Ảnh: Black Belt. Vận động viên chạy bộ Nguyễn Văn Lý đang thi đấu nội dung Marathon (42km) tại Olympic Tokyo vào chiều ngày 21/10/1964. Trước đó, anh đã thi đấu nội dung 5.000 mét. Ảnh: Olympics. Năm 1968, các xạ thủ Việt Nam lần đầu tranh tài môn bắn súng tại Thế vận hội Mexico. [7] Trung tá quân đội Vũ Văn Danh (42 tuổi) thi đấu nội dung súng ngắn bắn nhanh 25 mét, Trung tá cảnh sát Hồ Minh Thu (39 tuổi) và Dương Văn Dan (31 tuổi) thi đấu ở nội dung súng ngắn 50 mét. Thế vận hội Mexico cũng đánh dấu lần đầu tiên phụ nữ miền Nam bắt đầu thi đấu ở Olympic. Cô Hoàng Thị Hương là nữ xạ thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu ở thế vận hội. Cô học bắn súng khá muộn từ người chồng quân nhân của mình. Cô thi đấu tại thế vận hội sau cùng mà miền Nam tham gia, vào năm 1972 tại Tây Đức. Người ta gọi cô là Annie Oakley của miền Nam Việt Nam vì tài năng bắn súng làm kinh ngạc các quý ông (Annie Oakley là xạ thủ nổi tiếng tại Mỹ vào cuối thế kỷ 19). Xạ thủ Hoàng Thị Hương: Phụ nữ cũng bắn súng giỏi Vào tháng 8/1972, xạ thủ Hoàng Thị Hương còn cách ngày thi đấu tại Tây Đức chưa đầy hai tháng. Cô dành bốn tiếng mỗi ngày tập luyện tại trường bắn. Đó là thời điểm hãng tin AP thực hiện một bài viết về cô. Nên có nhiều phụ nữ tham gia môn bắn súng hơn nữa, cô Hương nêu ý kiến trong bài báo, “vì đây là bộ môn mà phụ nữ có thể tranh tài ngang hàng (về các nội dung thi đấu) với cánh đàn ông”. [8] Tại trường bắn, người ta thấy cô tập luyện với khẩu súng lục do chính tay cô gọt dũa báng súng sao cho thật vừa vặn với lòng bàn tay. Cô mang theo các con của mình khi tập luyện. Chính những đứa con, chứ không phải thế vận hội, mới là lý do ban đầu đưa cô đến với môn bắn súng. Xạ thủ Hoàng Thị Hương cùng chồng, Trung tá quân đội Vũ Văn Danh, tập luyện chuẩn bị cho Olympics 1972. Ảnh: AP. Xạ thủ Hoàng Thị Hương có sáu đứa con. Cô học bắn súng vào năm 1965 từ người chồng quân nhân cũng là xạ thủ thế vận hội – Trung tá quân đội Vũ Văn Danh – khi gia đình sống tại một đồn lính trong vùng chiến sự tại Huế. Trong bối cảnh như vậy, Trung tá Danh đã dạy vợ bắn súng để đề phòng quân Việt Cộng. Kỹ năng bắn súng của cô lần đầu hữu dụng vào năm 1968 trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Cô bảo vệ sáu đứa con của mình với khẩu súng đã lên sẵn đạn. Xạ thủ Hoàng Thị Hương cùng chồng và các con tại trường bắn ở Sài Gon vào ngày 13/8/1972. Cậu bé Dương đứng ngoài cùng được bắt đầu được mẹ mình dạy bắn súng. Ảnh: AP/Koichiro Morita. Năm 1969, cô tham gia một cuộc thi bắn súng với 45 nam quân nhân cốt để giải khuây, nhưng cuối cùng đã hạ hết các tay súng và giành huy chương vàng. Kể từ đó, cô đại diện miền Nam Việt Nam tại các cuộc thi bắn súng quốc tế và giành huy chương vàng Đông Nam Á vào năm 1971. Xạ thủ Hoàng Thị Hương và Hồ Minh Thu tại Lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Munich năm 1972 cũng là thế vận hội sau cùng mà Việt Nam Cộng hòa tham dự. Ảnh: Youtube. Tháng 10/1972, cô thi đấu nội dung súng ngắn 50 mét, xếp hạng 56/59 xạ thủ. [9] Xạ thủ Hoàng Thị Hương không phải là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại thế vận hội. Có một vận động viên khác đã ghi tên mình vào lịch sử đó. Kình ngư Nguyễn Minh Tâm: Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia thế vận hội Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại thế vận hội là kình ngư Nguyễn Minh Tâm. [10] Cô thi đấu lần đầu ở bộ môn bơi lội vào năm 18 tuổi tại Thế vận hội Mexico năm 1968. Ngoài cô ra, còn có kình ngư Nguyễn Thị Mỹ Liên, nhưng chỉ có Tâm được công nhận là phụ nữ đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa tham gia thế vận hội. Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa với hai vận động viên bơi lội nữ tại Lễ khai mạc Thế vận hội Mexico năm 1968. Ảnh: The Asahi Shimbun. Hai kình ngư đại diện cho Việt Nam tại Thế vận hội Mexico 1968 là Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Mỹ Liên. Ảnh: IOC. Kình ngư Nguyễn Minh Tâm sinh ngày 26/8/1950. Cô sinh ra trong một gia đình giàu có tại Sài Gòn. [11] Cô là thành viên của câu lạc bộ thể thao sang trọng dành cho giới nhà giàu Sài Gòn có tên là Cercle Sportif, nơi có hồ bơi đẹp nhất thành phố. (Nơi này bị chính quyền tịch thu sau năm 1975, hiện là Cung Văn hóa Lao động TP. HCM.) [12] Tại Thế vận hội Mexico 1968, Nguyễn Minh Tâm thi đấu ở hai nội dung bơi tự do 100 mét và 200 mét. Ở nội dung thứ nhất, cô xếp hạng 53/61 vận động viên với thời gian 1 phút 09. [13] Ở nội dung thứ nhì, cô không được công nhận thành tích cùng với 7 vận động viên khác. [14] Nguyễn Minh Tâm không tham gia thế vận hội sau cùng của miền Nam vào năm 1972 tại Tây Đức. Năm đó, phái đoàn thể thao miền Nam Việt Nam chỉ tham gia môn bắn súng với hai xạ thủ. Trong sáu thế vận hội mà miền Nam tham gia, có sáu vận động viên thi đấu liên tục hai kỳ là Lê Văn Phước (đua xe đạp đường trường), Trần Văn Xuân (đấu kiếm), Phan Huu Dong (bơi lội), Hồ Minh Thu (bắn súng), và Nguyễn Văn Lý (điền Kinh). Đoàn thể thao miền Nam không giành được huy chương nào trong sáu kỳ tham gia thế vận hội. Tranh tài tại châu Á, miền Nam Việt Nam có một số gương mặt nổi bật như Hồ Minh Thu giành huy chương đồng bộ môn bắn súng vào năm 1970 tại Bangkok; [15] Trần Gia Thu giành huy chương đồng môn đua xe đạp đường trường năm 1966 tại Bangkok; [16] Ngô Thành Liêm và Trần Văn Nên giành huy chương đồng môn đua xe đạp đường trường vào năm 1958 tại Tokyo. [17] [18] Miền Nam gặp không ít khó khăn khi tham gia các thế vận hội hay các giải đấu lớn. Vấn đề không nằm ở tài năng của các vận động viên mà ở khía cạnh tài chính. Thể thao miền Nam thi đấu trong khó khăn Nếu trở về thời kỳ đó, bạn có thể sẽ thấy khó chịu khi đất nước đang ngập trong đau khổ của chiến tranh, chết chóc, mà lại có người cứ tập luyện thể thao để thi đấu quốc tế – một việc rất tốn kém. Đối với một đất nước không có truyền thống thể thao, việc các vận động viên miền Nam đạt đến tiêu chuẩn thi đấu tại thế vận hội đã là một nỗ lực đáng được ghi nhận. Báo chí quốc tế đã ghi nhận họ tập luyện trong một điều kiện thiếu thốn nhưng không bao giờ từ bỏ hy vọng. Một bộ tem lấy chủ đề thể dục – thể thao vào giai đoạn 1965 – 1966, thời Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: hipstamps.com. Tháng 8/1960, các quan chức Ủy ban Olympic Quốc gia miền Nam thông báo phải cắt số vận động viên sẽ tham gia Olympic tại Rome, Italy từ 5 người xuống còn 3 người vì lý do tài chính. [19] Tháng 4/1969, Hiệp hội Quần vợt Việt Nam thông báo hủy tham gia giải quần vợt Davis Cup tại Tokyo diễn ra vào cuối tháng cũng vì lý do về tài chính. [20] Ngoài ra, tay vợt ngôi sao của đội có tên Lưu Hoàng Đức lúc đó đã mất tích ở Hồng Kông. Năm 1968, 11 vận động viên miền Nam lên đường thi đấu tại Thế vận hội Rome, Italy nhưng chính phủ chỉ tài trợ vé máy bay, các chi phí khác vận động viên phải tự túc. Trước Thế vận hội Rome, Russ Whitman, huấn luyện viên cho  các vận động viên, nói với báo chí rằng họ hầu như không có chỗ tập luyện, các sân vận động của thành phố đã trở thành các khu tị nạn vì cuộc tấn công Mậu Thân. [21] Khu vực Chợ lớn bị đánh bom nặng nề vào tháng 6/1968. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Để thi đấu chuyên nghiệp, vận động viên cần giữ nhịp độ tập luyện liên tục. Tuy nhiên, việc đó là quá sức trong tình trạng chiến tranh tại miền Nam. Russ lấy ví dụ rằng dân chúng từng bị yêu cầu ở nhà ít nhất trong 40 ngày khi xảy ra cuộc tấn công Mậu Thân. Không ai có thể giữ được thân hình tối ưu để thi đấu trong điều kiện như vậy. “Ngay lúc này chúng tôi không có thời gian và tiền bạc cho thể thao”, Trung tá Vũ Văn Danh nói vào năm 1972, “khi hòa bình đến chúng tôi sẽ chơi tốt hơn nữa”. [22] Tuy nhiên, hòa bình vào tháng 4/1975 đã vượt xa những gì Trung tá Danh có thể hình dung. . Việt Nam tại thế vận hội sau 1975 Trong khi miền Nam tham dự sáu kỳ thế vận hội liên tục và Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tham gia từ năm 1952, chính quyền miền Bắc Việt Nam đã không tham gia. [23] [24] Năm 1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định thành lập Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam. [25] Mãi đến năm 1980 thì ủy ban này mới được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam đã bỏ lỡ Thế vận hội Montreal vào năm 1976 tại Canada. Năm 1980, các vận động Việt Nam trở lại thi đấu tại Thế vận hội tại Liên Xô với 22 vận động viên. Việt Nam tiếp tục bỏ lỡ một kỳ Olympics nữa vào năm 1984 sau khi Liên Xô tẩy chay Thế vận hội mùa hè Los Angeles, Mỹ. [26] Không chỉ có Việt Nam, các nước cộng sản như Bulgaria, Đông Đức, Mông Cổ và Tiệp Khắc và Lào cũng tuyên bố không tham gia. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tham gia. [27] Đến nay, Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam vẫn không ghi rõ trong phần giới thiệu trên websites rằng Việt Nam Cộng hòa đã đại diện cho Việt Nam thi đấu tại các thế vận hội từ năm 1952. [28] Việt Nam giành được huy chương thế vận hội đầu tiên vào năm 2000. Người mang về huy chương bạc năm đó là võ sĩ Taekwondo nữ Trần Hiếu Ngân. [29]./.  
......

Thư kêu gọi cứu trợ lũ lụt thiên tai tại vùng Tây Nam và Nam nước Đức

Berlin, ngày 18 tháng bảy năm 2021    Kính thưa quý Hội Đoàn, Đoàn Thể, Đảng Phái và Tổ Chức chống Cộng tại Đức Quốc và các quốc gia lân cận,   Kính thưa quý vị Thân Hào Nhân Sĩ,  Kính thưa quý thân hữu,    Trận lũ lụt lịch sử từ ngày 15.7.2021 tại hai tiểu bang Nordrhein-Westfalen và Rheinland-Pfalz, đặc biệt là vụ sạt lở đất trên bình diện lớn tại vùng Erftstadt-Blessem nằm phía tây nam của thành phố Köln, đã khiến hàng trăm người bị chết và mất tích. Ngoài ra, những thiệt hại về vật chất cũng không kém phần nghiêm trọng như nhà cửa xe cộ bị cuốn trôi hoặc phá hủy, hạ tầng cơ sở bị tàn phá… Hiện tại thảm họa lũ lụt đang lan đến tiểu bang Bayern miền nam nước Đức.  Trước tình hình thiên tai nặng nề đổ ập lên nước Đức người Việt tỵ nạn chúng ta càng cần phải tỏ lòng quan tâm gấp bội. Do đó chúng tôi tha thiết kêu gọi lòng hảo tâm của quý thân hữu bỏ chút tài vật góp quỹ cứu trợ người bị nạn tại nước Đức.  Tuy nước Đức giàu có, nhưng chúng tôi thiết nghĩ một chút nghĩa cử lòng thành của người Việt tỵ nạn để tỏ lòng tri ân đất nước đã cưu mang chúng ta là rất cần thiết trong lúc này.   Mọi đóng góp xin chuyển vào trương mục:       NGUYỄN VĂN RỊ       Volksbank       Mönchengladbach eG       IBAN DE03 3106 0517 2208 4110 15    Thời hạn chót để chuyển tiền góp quỹ là ngày 31.07.2021  Danh sách người hảo tâm và số tiền quyên góp sẽ được công bố chính thức trên trang Web của Liên Hội www.lienhoinvtn.de .   Tổng số tiền quyên góp sẽ được long trọng trao đến cơ quan Aktion Deutschland Hilft  vào đầu tháng Tám năm 2021. Nội dung và hình ảnh buổi trao tặng cũng sẽ được phổ biến trên trang Web của Liên Hội.    Đại diện Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức chúng tôi xin chân thành cảm tạ những tấm lòng vàng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn.  Kính thư   Hoàng Thị Mỹ Lâm  TM Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức e.V.
......

Ngày Nhân quyền Việt Nam lần thứ 27 được tổ chức trực tuyến, 11 tháng Năm

Dân biểu Úc Chris Hayes phát biểu trong video gửi đến sự kiện Ngày Nhân quyền Việt Nam lần thứ 27, tổ chức trực tuyến tối ngày 11/5/2021. VOA Tiếng Việt Ngày Nhân quyền Việt Nam lần thứ 27 được tổ chức trực tuyến vào tối ngày 11/5/2021 với sự tham gia của đông đảo các nhà làm luật, đại diện các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, các nghị sĩ từ Canada, Úc và các hội đoàn quan tâm đến tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam. Từ Virginia, Mỹ, ông Phan Thông Hưng, đại diện ban tổ chức Ngày Nhân quyền Việt Nam, cho VOA biết về nội dung và ý nghĩa của sự kiện này: “Sự kiện này nói lên sự công nhận của Quốc hội Mỹ về Ngày Nhân quyền Việt Nam, phản ánh sự cam kết của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đối với công cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam”. “Qua đó thể hiện ý chí và quyết tâm của người Việt hải ngoại đấu tranh và yểm trợ các quyền căn bản của người dân trong nước”. Giáo sư Phan Thông Hưng hiện là Chủ tịch Hội đồng Chấp hành Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ. Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ John Cornyn phát biểu trong một video: “Là một nhà vận động lâu dài cho nhân quyền tại Việt Nam, tôi đã tiếp tục đấu tranh để chấm dứt những vi phạm nhân quyền bi thảm mà đáng tiếc vẫn còn xảy ra ở đó. Người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng các quyền tốt hơn. Trong nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua, tôi tự hào giới thiệu Đạo luật chế tài vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, và tôi mong muốn tiếp tục đấu tranh để chấm dứt sự tàn bạo này trong Quốc hội khóa tới”. Ông Piero Tozzi, Chánh văn phòng Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos của các dân biểu Cộng hòa ở Hạ viện Hoa Kỳ phát biểu: “Hôm nay là một dịp rất long trọng và là ngày chúng tôi đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam. Và trước đó chỉ vào tuần trước, Dân biểu Chris Smith cùng các dân biểu Alan Lowenthal, Zoe Lofgren, Young Kim, Michelle Steele và Lou Correa đã giới thiệu Đạo luật Nhân quyền Việt Nam H.R. 3001”. “Tôi nghĩ rằng điều quan trọng của dự luật này là nó khuyến khích chính phủ của chúng ta thực hiện toàn bộ cách tiếp cận của chính phủ khi làm việc với chính phủ Việt Nam. Chỉ nói về thương mại, chỉ nói về quân sự hay chỉ để nói về hỗ trợ nhân đạo thôi thì chưa đủ, mà nhân quyền phải được đan cài vào tất cả các cuộc thảo luận của chúng ta mà không thể bị bỏ qua một bên”. Ông Michael Orona, đại diện Bộ Ngoại Hoa Kỳ phát biểu. Ông Michael Orona, nhân viên cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người từng phụ trách các vấn đề nhân quyền Việt Nam tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội từ năm 2009-2013, phát biểu: “Chúng tôi biết rằng chỉ riêng trong năm 2021 có khoảng một chục vụ bắt giữ các cá nhân vì thực hiện quyền tự do ngôn luận. Tôi rất buồn vì tôi không có thời gian nêu tên mọi tù nhân bị giam giữ vì thực hiện quyền con người của họ”. “Nhưng tôi lo ngại sâu sắc trường hợp của ông Trần Đức Thạch và các thành viên khác của Hội Anh em Dân chủ, bị án tù chỉ vì với cáo buộc mơ hồ là ‘Lật đổ chính quyền nhân dân’ do tham gia vào tổ chức này”. “Tôi thật đau buồn khi nghĩ rằng một người đàn ông 70 tuổi đã bị kết án 12 năm tù vì ủng hộ khát vọng một cách ôn hòa để mang lại tự do và dân chủ hơn cho Việt Nam”. Ông Orona cũng nhắc đến trường hợp của Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng, nhà tranh đấu và nhà báo Phạm Đoan Trang bị bắt giam chỉ vì bày tỏ quyền tự do biểu đạt. Bà Anurima Bhargava, Chủ tịch Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì các vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Bà nói: “Chúng tôi vẫn lo ngại về cuộc đàn áp của chính quyền đối với người H’mong và truy nã các tín hữu Tin lành ở miền Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam. Chính quyền địa phương bắt giam các thành viên của cộng đồng dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương này, đánh đập, giam giữ, bỏ tù, tra tấn và buộc họ phải từ bỏ đức tin...” Từ Australia, Dân biểu Chris Hayes phát biểu: “Đáng buồn thay, tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện, trên thực tế, việc đàn áp các quyền và tự do cơ bản của con người ngày càng gia tăng”. “Những ai đủ dũng cảm để lên tiếng chống lại sự bất công đang hiện hữu thì bị xử theo những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia và trên hết là những người đã bị kết án tù đang phải đối mặt với những điều kiện rất tồi tệ trong việc giam giữ và ngược đãi của chính quyền”. “Chính phủ Việt Nam cho thấy họ không muốn tuân thủ pháp quyền, nhưng nhanh chóng bắt bỏ tù và đày ải những người chỉ đơn thuần vận động cho những quyền cơ bản nhất của con người mà tất cả chúng ta đều coi là đương nhiên như quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền thực hành một tôn giáo do mình lựa chọn, và quan trọng là quyền bình đẳng trước pháp luật.” Dân biểu Úc nêu quan ngại về trường hợp công dân của nước này, ông Châu Văn Khảm, hiện đang thụ án 12 năm tù tại Việt Nam với cáo buộc “khủng bố”. Từ California, Mỹ, ông Trí Tạ, Thị trưởng Thành phố Wesminster, nói: “Họ vẫn tiếp tục bắt bớ và cầm tù bất cứ cá nhân nào lên tiếng đòi hỏi tự do và nhân quyền. Gần đây nhất bà Cấn Thị Thêu và con trai bị kết án mỗi người 8 năm tù vì cả hai đã biểu tình chống lại việc cưỡng chiếm đất đai của dân oan”. “Họ là một trong những vô số các nhà tranh đấu nhân quyền hiện nay vẫn đang tiếp tục lên tiếng về hiện trạng nhân quyền và dân chủ đang bị vi phạm một cách trầm trọng tại Việt Nam”. “Ngày Nhân quyền Việt Nam không chỉ là ngày chúng ta lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về việc vi phạm nhân quyền, nhưng chúng ta cũng cần tiếp tục vận động chính quyền Hoa Kỳ để tạo thêm áp lực lên Việt Nam trong việc trả tự do cho các nhà tranh đấu nhân quyền”. Ngày 11/5 đánh dấu ngày bác sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế vào năm 1990 ra công bố Tuyên ngôn của Phong trào đấu tranh bất bạo động cho Nhân quyền tại Việt Nam. Từ năm 1994, ngày này được Quốc hội Mỹ công nhận là Ngày Nhân quyền Việt Nam để nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ và khuyến khích các quyền tự do căn bản của công dân tại Việt Nam được quốc tế công nhận. VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu phản ứng của họ về sự kiện Ngày nhân quyền Việt Nam lần thứ 27, tuy nhiên VOA chưa nhận được phản hồi. Bộ Ngoại Việt Nam từng phát biểu rằng quyền con người luôn được tôn trọng ở Việt Nam. Hà Nội luôn bác bỏ các cáo buộc về thiếu tự do dân chủ hay đàn áp nhân quyền, hoặc sách nhiễu giới bất đồng chính kiến, nói rằng chỉ giam giữ những người vi phạm pháp luật. https://www.voatiengviet.com/a/ky-nien-ngay-nhan-quyen-vietnam-lan-thu-27/5887627.html  
......

Dân biểu Bee Nguyễn, cuộc dấn thân vào chính trường

Bee Nguyễn, dân biểu hạ viện tiểu bang Georgia (Ảnh: Politics) Bạn đọc làm báo - Đinh Yên Thảo Năm 2015, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Bee Nguyễn đã bày tỏ ý định trở thành một chính khách nhằm đeo đuổi giấc mơ cổ súy cho nữ quyền, giáo dục và các vấn đề an sinh xã hội. Hoạt động trong lĩnh vực thiện nguyện và chính trị hàng chục năm, Bee Nguyễn đã biến lý tưởng của mình thành sự thật khi đắc cử vào Hạ Viện tiểu bang Georgia trong cuộc bầu cử đặc biệt hồi cuối năm 2017 và tiếp tục cuộc hành trình cho đến nay. Là một chính khách thuộc đảng Dân Chủ có những tiếng nói và hoạt động mạnh mẽ, Bee Nguyễn đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ nhì và tuyên thệ nhậm chức hồi đầu năm nay. Trong tuần này, cô vừa tuyên bố sẽ ra tranh cử chức Bộ Trưởng Hành Chánh nhằm "bảo đảm tất cả người dân Georgia được quyền dự phần vào nền dân chủ và để Georgia dẫn đầu về những quyền bầu cử chứ không phải việc đàn áp cử tri. Như một phần cam kết đó, văn phòng bộ trưởng sẽ ưu tiên khả năng tiếp cận, sự hiệu quả và công bằng khắp các văn phòng". Nhìn lại chặng đường của Bee Nguyễn là nhìn đến một giới trẻ gốc Việt mang xu hướng dấn thân và nhập cuộc vào chính trường, như một tín hiệu tích cực và đáng khích lệ của tương lai cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ. Tại buổi lễ vinh danh 25 cá nhân gốc Á Châu có những ảnh hưởng và hoạt động tích cực tại khu vực Atlanta do tờ báo Georgia Asian Times tổ chức hồi tháng Bảy năm 2017, Bee Nguyễn phát biểu rằng, "Như nhiều người được vinh danh hôm nay, cha mẹ tôi đã rời bỏ quê hương mình và đến Mỹ để xây dựng một đời sống tốt đẹp hơn. Là đứa con gái của những bậc cha mẹ di dân, tôi luôn cảm thấy bị buộc phải làm cha mẹ hài lòng. Họ muốn tôi trở thành luật sư, bác sĩ hay ít ra cũng là dược sĩ, kỹ sư. Nhưng tôi đã cảm thấy thôi thúc về một công việc khác và cũng cha mẹ tôi đã giúp tôi tiến bước trên con đường của riêng mình. Lớn lên, tôi đã nhìn thấy cha mẹ mình đã gặp thử thách để có tiếng nói. Âm giọng nặng của họ đã làm những người khác xem thường mà không thấy được sự bền bỉ, nghị lực hay một hành trình và sự can đảm đến lạ thường của họ. Nhìn thấy sự dè dặt của mẹ tôi với những điều đơn giản như việc cần hỏi người nhân viên bán hàng giúp cho gì đó đã luôn làm tôi đau lòng. Nghe chuyện những người khác chế giễu về phần cơm mà cha tôi mang theo cho ca làm việc 12 tiếng của ông cũng làm tôi đau lòng... Đó là lý do tại sao tôi dành sức mình để làm việc với những cộng đồng thua thiệt bởi vì mọi người cần được đối xử với sự tôn trọng và phẩm giá của họ. Tôi quyết định ra tranh cử chiếc ghế Hạ Viện tiểu bang chưa có người phụ nữ Á Châu nào tại Quốc Hội tiểu bang chúng ta. Tôi tin là chúng ta xứng đáng có một tiếng nói mạnh mẽ tại bàn nghị hội. Xin được cảm ơn tất cả những người đã trải đường trước tôi, đến người bạn đồng hành và cả gia đình tôi, những người đã chỉ tôi biết cách xoay trở, quả quyết và yêu thương người. Và những bé gái Á Châu ngoài kia, các em có thể làm bất cứ điều gì đó mình thích khi lớn lên". Có lẽ cũng quay ngược lại hành trình của Bee Nguyễn trong những ngày đầu quyết định bước vào chính trường này để hiểu hơn về sự cương nghị và lý tưởng có trong một phụ nữ gốc Việt đã theo đuổi trong các năm qua như thế nào. Dù không chọn theo con đường sự nghiệp mà phần đông những cha mẹ di dân gốc Á Châu mơ ước và mong đợi nơi con cái mình như cô thú nhận, Bee Nguyễn luôn nhắc về cha mẹ với những lời lẽ biết ơn và kính trọng, những người dạy cô hiểu về giá trị của gia đình, học vấn và cộng đồng, qua những điều cô đăng lên các trang mạng liên quan đến hoạt động của mình. Sinh ra trong một gia đình có năm chị em gái, cha mẹ của Bee Nguyễn nằm trong số những đợt thuyền nhân đầu tiên đến Mỹ vào cuối thập niên 70. Như câu chuyện của hầu hết những người tị nạn, họ phải làm việc cần mẫn và cật lực để nuôi các con nhỏ lần lượt được sinh ra sau khi đến Mỹ. Lớn lên trong một gia đình tị nạn, Bee hiểu những khó khăn và thua thiệt của những người tị nạn hay di dân cùng những nỗ lực vươn lên của họ, để nhắm đến việc giúp đỡ cho những người tị nạn sau mình. Chính những điều này đã hun đúc cô đi theo một con đường khác biệt hơn dù đã tốt nghiệp cao học và từng là một chuyên viên địa ốc. Tham gia và hoạt động với một số tổ chức thiện nguyện, từ năm 2009 Bee Nguyễn sáng lập và điều hành tổ chức phi lợi nhuận Athena's Warehouse Inc., chuyên giúp đỡ các bé gái thiếu thốn các điều kiện vật chất và tinh thần trong khu vực Atlanta. Athena's Warehouse nhắm đến việc trang bị cho các bé gái những kiến thức và hiểu biết từ cách chăm sóc bản thân, mối giao tiếp tuổi mới lớn, bạo lực gia đình cho đến những vấn đề xã hội như kỳ thị và bình đẳng, nữ quyền. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh Công Quyền (MPA), Bee có cơ hội củng cố sở học và kiến thức của mình với hơn ba năm làm việc tại Học Viện Ngân Sách và Chính Sách tiểu bang Georgia (Georgia Budget and Policy Institute), nơi sử dụng các nghiên cứu và phân tích để thúc đẩy các chính sách phục vụ đắc lực hơn cho người người dân tiểu bang . Năm 2016, Bee Nguyễn có cơ hội thử sức mình trên chính trường và xem như bước chuẩn bị cho tương lai khi trở thành Giám Đốc Ban Tranh Cử cho ứng cử viên Sam Park, một luật sư trẻ gốc Đại Hàn thuộc đảng Dân Chủ ra tranh cử vào nghị viện Georgia. Sau khi Sam bước vào nghị viên thì Bee Nguyễn trở thành Chánh Văn Phòng của Sam. Không chỉ với những hoạt động kể trên, Bee Nguyễn còn tham gia các tổ chức và chương trình huấn luyện lãnh đạo giới trẻ, hoạch định chính sách, là thành viên các tổ chức như New Leader Council, Georgia Women's Policy Institute, nằm trong ban cố vấn trẻ (Millennial Advisory Panel) của Atlanta Regional Commission và ban giám đốc của Red Clay Democrats ... Năm 2017, Bee Nguyễn quyết định ra tranh cử vào Hạ Viện Georgia đơn vị 89, thay thế chiếc ghế bỏ trống của dân biểu Stacey Abram sau khi bà ra tranh cử Thống Đốc tiểu bang. Cô đã tranh đua và qua mặt ba ứng viên đảng Dân Chủ khác, đều là luật sư để cuối cùng giành chiến thắng cuối cùng, trở thành người phụ nữ Á Châu đầu tiên và tiếng nói Á Châu thứ nhì góp mặt trên bàn nghị hội tiểu bang Georgia lúc bấy giờ. Ba năm qua, Bee Nguyễn xem mình như một thành viên phong trào Tân Miền Nam (New South), một liên minh những người Mỹ gốc thiểu số để vận động Georgia từ tiểu bang Cộng Hòa thành tiểu bang chiến trường mà đảng Dân Chủ đã giành được chiến thắng như vừa qua. Cô là tiếng nói và chính khách vận động mạnh mẽ đến cử tri gốc Á Châu trong cuộc bầu cử 2020. Bee Nguyễn thu hút sự chú ý của hệ thống truyền thông quốc gia hồi tháng 12 vừa qua khi cô kiểm chứng và cho thấy những cáo buộc của một chuyên viên dữ liệu về bầu cử gian lận là sai trái. Nó cũng đã mang lại sự nguy hiểm khi cô bị nhận những lời đe dọa kể từ sau hành động này. Không chỉ là những tặng thưởng, là những thành công mà còn là thử thách, nguy hiểm như vậy cho con đường Bee Nguyễn đã chọn lựa. Nhưng chính điều này, người ta có thể kỳ vọng rằng cô sẽ còn đi xa hơn nữa. Không ngạc nhiên khi cô trở thành người gốc Á đầu tiên tuyên bố ra tranh cử chức bộ trưởng tiểu bang, thu hút sự chú ý ở bình diện quốc gia với các bản tin xuất hiện trên nhiều cơ quan truyền thông quốc tế. Trong ngày tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai tại Quốc Hội Georgia, dân biểu Bee Nguyễn, 39 tuổi và là Phó Chủ Tịch Đảng Dân Chủ tiểu bang Georgia hiện nay đã mang chiếc áo dài truyền thống màu xanh hy vọng như một sự bày tỏ về nguồn cội của mình. Nó như một biểu tượng hy vọng về một lớp trẻ gốc Việt, như Bee Nguyễn và một số dân biểu trẻ gốc Việt khác bất kể đảng phái nào tại các tiểu bang khác, đã thật sự dấn thân và thay mặt cộng đồng nhận lãnh trách nhiệm trên đất nước Hoa Kỳ này một cách xứng đáng. Đinh Yên Thảo  
......

THÔNG BÁO V/v: Cập nhật thông tin về việc các học sinh nhục mạ cờ vàng tại Marrickville NSW

  Le Anh   Kính Thưa quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,   Sau khi gởi thư than phiền đến trường Trung Học Marrickville và Bộ Giáo Dục NSW về đoạn video của một nhóm học sinh mặc đồng phục phá hoại cờ vàng và nói lời dung tục miệt thị Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tại Úc, chúng tôi đã liên tục làm việc cùng hiệu trưởng và các nhân viên cao cấp của Bộ Giáo Dục NSW để có những biện pháp kỷ luật thích hợp cho hành động mang tính côn đồ và thách thức luật pháp của nhóm học sinh.   Tối cùng ngày, 03 tháng 5, 2021, hiệu trưởng trường Trung Học Marrickville đã viết thư trả lời và thông báo toàn bộ nhóm học sinh tham gia vào việc nhục mạ cờ vàng đã bị đình chỉ học tập ngay lập tức và đang chờ đợi các quyết định kỷ luật nghiêm khắc từ phía nhà trường. Trường học khẳng định hành động của nhóm học sinh đã đi ngược lại tinh thần hòa hợp và đoàn kết văn hóa của trường. Trường học sau đó đã đưa vụ việc qua lực lượng cảnh sát NSW điều tra và truy tố về hình sự.   Sáng nay, 04 tháng 5, 2021, chúng tôi đã có cơ hội tường trình với cảnh sát NSW về mức độ nghiêm trọng của vụ việc và yêu cầu cảnh sát phải có những quyết định thích đáng nhằm tránh sự việc tiếp diễn dẫn đến xung đột và thương tổn trong cộng đồng. Cảnh sát đã khẳng định họ sẽ xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Chính phủ Úc sẽ không chấp nhận các hành vi mang tính bạo động của bất kỳ cá nhân nào. Các cá nhân vi phạm sẻ bị xử phạt theo đúng luật pháp của Úc.   Cảnh Sát ghi nhận vụ việc đã được thông báo đến Thủ Hiến NSW, Bộ Trưởng Giáo Dục , và Cơ quan điều tra. Cảnh sát sẽ xem xét việc phạt tội hủy hoại tài sản cá nhân của nhóm học sinh. Đồng thời tiến hành điều tra xem đây là hành động của một cá nhân mang tính tự phát, hay được sự ủng hộ của một tổ chức hoặc chính quyền.   Chúng tôi đã cung cấp tất cả bằng chứng đe dọa xâm hại về thể chất, các email phá rối, chi tiết các nhóm, và các trang mạng xã hội với lời kêu gọi hành hung các thành viên của Ban Chấp Hành Cộng Đồng NSW, đặc biệt những lời kêu gọi mang tính bạo lực nhắm vào cá nhân chúng tôi Paul Huy Nguyễn và Phó Chủ Tịch Kate Hoàng. Cảnh sát khẳng định sẽ chuyển vụ việc đến cơ quan điều tra đặc biệt vì tính chất nghiêm trọng của các lời đe dọa. Nếu những lời đe dọa đến từ các cá nhân hoặc tập thể đang cư ngụ tại Úc, cảnh sát sẽ lập tức bắt giữ điều tra.   Chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo vụ việc đến các Dân Biểu trong vùng và kêu gọi sự ủng hộ từ các cấp chính quyền. Chính phủ Úc sẽ không bao dung cho các hành vi bạo lực và vi phạm luật pháp tại Úc.   CDNVTD NSW khẳng định lập trường chính trị của người Việt tị nạn cộng sản. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì trong khả năng để giành lại danh dự cho Hoàng Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và toàn thể cộng đồng người Việt Tự Do tại Úc.   Trân trọng, Paul Huy Nguyễn Chủ Tịch CDNVTD NSW  
......

Các học sinh liên quan đến vụ xé và dẫm cờ VNCH bị nhà trường đình chỉ việc học.

Việt Tân   CÁC HỌC SINH LIÊN QUAN ĐẾN VỤ XÉ VÀ DẪM CỜ VNCH BỊ NHÀ TRƯỜNG ĐÌNH CHỈ VIỆC HỌC Cộng Đồng và nhiều cá nhân viết thư phản ảnh dều nhận nhận thư trả lời từ trường Marrickville High School về vụ Học sinh của trường đã có hành vi xé cờ và ăn nói thô tục, vô văn hóa. Thông báo của trường cho biết đã đình chỉ việc học của các học sinh có liên quan.   Nhà trường khẳng định, những quan điểm trong đoạn Video Clip không thể hiện quan điểm của Trường Trung học Marrickville.   Việc thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa, sự hòa hợp và thiện chí trên tất cả các quốc gia là một phần quan trọng trong việc giảng dạy và các đặc tính củanhà trường.   Tất cả học sinh liên quan đã bị đình chỉ như một phần của quy trình kỷ luật nghiêm ngặt. Cảnh sát đã được thông báo về vụ việc.   Sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin.   Lê Ánh   Sơ lược về Trường Trung học Marrickville Trường trung học Marrickville có bề dầy lịch sữ phát triển lâu đời, càng về sau chất lượng giảng dạy – đào tạo được nâng lên và luôn duy trì ở mức cao. Trường nhận học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới, các em du học sinh quốc tế sẽ được bố trí học chung với học sinh bản địa nhằm tạo cơ hội cho các em giao lưu văn hóa học hỏi lẫn nhau, có thêm nhiều bạn mới và phát triển thêm khả năng tiếng anh của mình. Trọng tâm của trường là giúp các em phát triển học thuật cũng như kỹ năng để đạt được tiềm năng của họ. ================================= Dear community member We are aware of an incident involving international Marrickville High School students last Friday that occurred off school grounds and was filmed. The views expressed in the video in no way represent the views of Marrickville High School. The promotion of cultural understanding, harmony and goodwill across all nationalities is an important part of the teaching and ethos at the school. Police have been informed of the incident and all students involved have been suspended as part of a strict disciplinary process. Marrickville High School - Exceptional Learning Opportunities For All 1-9 Northcote Street Marrickville NSW 2204 Ph: 9569 2444 Fax: 9560 3693 ***** Phạm Minh Vũ   Hành vi “cuồng đảng” tới mức giật lá Cờ Vàng xuống đất và văng tục, hùng hổ là thế, Dương Đức Thịnh bây giờ đã bị cảnh sát bế lên đồn, và đối diện với khả năng bị truy tố hình sự là một sự việc đáng tiếc cho cậu bé mặt búng ra sữa này.   Đây là một bài học cho những ai mang trong mình bản tính rừng rú, muốn sống ở xã hội văn minh thì phải “chặt đuôi” rồi hãng qua đó sống.   Trách cậu bé này ít, trách Cha mẹ và môi trường XHCN đã tạo ra cậu ta như thế, một con người đầy tính cách mạng, lời nói phát ra sặc mùi “giai cấp” không thể phát ra từ con người tử tế. Cậu ta đã bị nhồi sọ quá khủng khiếp, cha mẹ cậu ta phải là người có truyền thống cách mạng dữ lắm mới sinh ra người như cậu ta.   Cuồng đảng, yêu đảng chi giờ khổ chưa? Bị đuổi học trục xuất về VN với bản tánh vậy không làm công an cũng làm chủ tịch này bí thư nọ.   Cờ Vàng dù gì cũng là lá cờ đại diện một chính thể tồn tại gần 30 năm, cũng từng bay trên Phủ chủ tịch bây giờ. Không yêu, thì đừng hành xử đầy tính cách mạng như thế.   Thôi, về nhà đi con, về làm cán bộ đi.   Như con Chung con sướng không? Ở Mỹ học, bố làm quan bán mấy dự án xử lý nước Sông Tô Lịch kiếm lãi, gửi cho quý tử ôm mấy hót-gơ ngon lành. *****   Nghia HP Nguyen   Chân thành góp ý với bố mẹ cậu Dương Đức Thịnh là nên cầm cờ vàng ba sọc đỏ đưa lên môi hôn, quay clip post lên mạng và nói mấy câu xin lỗi cộng đồng người Việt hải ngoại Úc châu để người ta xin police thả cậu quý tử ra và nhà trường cho phép cậu tiếp tục học!   Sáng này vào lúc 9.30am, chúng tôi đã liên lạc với Trường Trung Học Marrickville để kiểm chứng nguồn tin, nhà trường đã nhận được lá thư khiếu nại của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tiểu Bang NSW, trước việc tên Dương Đức Thịnh vốn là học sinh lớp 3PD English Intensive, tại trường Marrickville, người đã có hành vi cướp lá cờ vàng trên cột điện, sau đó đã đòi đốt và giẫm lên là cờ này, Bà Bridget là thư ký chánh của Văn Phòng đã xác nhận với chúng tôi rằng: Ban Giám Hiệu nhà trường, đã nhận được lá thư Khiếu nại của Công Đồng, và sự việc trên đã được chuyển giao lên Bộ Giáo Dục thụ lý, khi chúng tôi yêu cầu bà xác nhận: Có phải tên Dương Đức Thịnh đang học trong trường hay không, thì bà đã yêu cầu rằng: Nếu chúng tôi muốn thâu thập những nguồn tin nào thêm, thì xin hãy liên lạc với Phát Ngôn Nhân Bộ Giáo Dục Tiểu Bang.   Theo các nguồn tin mà chúng tôi ghi nhận được thì: Bà Sarah Mitchell Bộ Trường Bộ Giáo Dục tiểu bang NSW cũng đã được báo cáo về sự việc việc này vào sáng hôm nay.   Vào khoảng giữa trưa ngày 03/05/2021. Chủ Tịch Cộng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW là ông Paul Huy Nguyễn cũng đã xác nhận với chúng tôi rằng: Nhân viên cao cấp của Bộ Giáo Dục đang làm việc với ông, và cũng chính viên chức này cho ông Paul Huy biết là: Bà Bộ Trưởng Giao Dục sẽ luôn luôn sát cánh với Cộng Đồng Việt Nam trong sự việc này , viên chức cao cấp này hứa sẽ tìm hiểu thêm sự việc với Chánh Hiệu Trưởng Trung Học Marrickville, không bao lâu, Ông Hiệu Trưởng Trường Marrickville đã chính thức liên lạc với ông Paul Huy Nguyễn chủ tịch Công Động và xác nhận rằng, ông đã am tường sự việc trên, và cho đây là một hành động hình sự, vì thế ông sẽ thông báo cho phía cánh sát Marrickville thụ lý.   Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi ghi nhận được: Vào trưa nay, tên Dương Đức Thịnh đã bị 9 cảnh sát đến bắt ngay tại Trường Trung Học Marrickville và mang về đồn cảnh sát để thẩm vấn, đương sự cũng đã xác nhận, mình là người đã cướp lá cờ trên cột điện, và cũng chính là người có những từ ngữ khiếm nhã trong đoạn Video. Ngoài ra, Thịnh cũng khai hết những đồng phạm cùng với Thịnh làm điều này. Song song với sự việc trên, trưa nay Hội Đồng Thành Phố sau khi đã thu thập được vật chứng là lá cờ vàng, họ đã liên lạc với Ban Chấp Hành để xác nhận, đây là tài sản trực thuộc của Cộng Đồng, vốn dĩ bị tên Dương Đức Thịnh cướp trên cột điện và đập trên mặt đất.   Theo trình tự, một khi tang chứng và vật chứng đã được cảnh sát thu thập đầy đủ, thì việc khởi tố với tên Dương Đức Thịnh hay không, đó là việc của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tiểu Bang NSW. Cách đây vài phút Hiệu Trưởng Trường Trung Học Marrickville đã ra quyết định, cấm tên Dương Đức Thịnh và một số tên đồng phạm không được đến trường trong một thời gian nhất định, thân nhân của các tên này bên Việt Nam sẽ được nhà trường thông báo về lý do cấm không được đến trường. Trong thư, viết cho chúng tôi ông hiệu trưởng cho biết: Đây là một hành động không thể tha thứ được...  
......

Tâm tình cùng nhạc sĩ Phan Văn Hưng

Phạm Phú Khải - VOA Lời giới thiệu: Nhạc sĩ Phan Văn Hưng được nhiều người biết đến qua các ca khúc, hay thương khúc, như là “Ai về xứ Việt”, “Thằng bé tát dầu”, “Trái tim tôi là bến”, “Hai mươi năm”, “Chúng đi buôn”, “Bài ca tuổi trẻ” v.v… Cho đến nay, anh đã sáng tác hơn 120 bài nhạc mà đã được phát hành qua 7 CDs nhạc. Hơn một thập niên qua, nhạc sĩ Phan Văn Hưng đã không còn sáng tác hay trình diễn. Cây đàn gắn liền giòng nhạc của anh đã được trao tặng cho Viện Bảo Tàng & Trung Tâm Sinh Hoạt Người Việt (Vietnamese Museum Australia) vào cuối năm 2019. Nhiều cơ quan truyền thông muốn phỏng vấn anh, và nhiều tổ chức muốn mời anh đi trình diễn, nhưng anh đều từ chối. Được biết anh đã chọn đời sống nội tâm trong suốt thời gian qua. Hôm nay, 18 tháng Tư năm 2021, tôi đã nhận được tin nhạc sĩ Phan Văn Hưng đã đồng ý trình diễn tại Buổi Hòa Nhạc vinh danh Cựu Chiến Binh Úc đã tham chiến trong chiến trường ở Việt Nam (The Vietnam Requiem) vào đầu tháng Sáu tới đây, tại thủ đô Canberra. Đây là một ngạc nhiên đầy thú vị, và vì thế tôi đã liên lạc để xin anh một phỏng vấn nhỏ. Rất may anh đã nhận lời. Phạm Phú Khải: Dạ xin kính chào nhạc sĩ Phan Văn Hưng. Nguyên do nào anh quyết định nhận lời tham dự buổi hòa nhạc The Vietnam Requiem do Chris Latham thực hiện? Phan Văn Hưng: Thú thực, tôi cũng không biết chắc là tại sao nữa, vì tôi đã bỏ đàn, bỏ hát từ nhiều năm qua. Cây đàn tốt của mình thì tôi đã đem tặng rồi, lâu ngày không chơi nên ngón tay mềm nhũn, không còn chai như xưa nữa. Tôi còn giữ cây đàn cũ rích thời còn là sinh viên, vứt lăn lóc trong kho, có lần đem ra chơi thử thì chịu thua, không làm sao bấm nổi vì quá đau tay. Còn giọng hát cũng coi như mất, vì cái gì cũng vậy, nếu mình không dùng thì nó rỉ sét. Nhưng khi tôi nhận được thư của ông Chris Latham mời tôi tham gia chương trình, tôi đã nhận lời ngay, có lẽ vì mình cảm thấu được tấm lòng của ông ở đằng sau. Lúc đó tôi vẫn chưa biết rõ chương trình chi tiết ra sao, phần của tôi là gì, và tôi chỉ hiểu loáng thoáng là Chris là artist-in-residence với Australian War Memorial với ý định trình tấu một nhạc phẩm có tên là Vietnam Requiem để tưởng nhớ các chiến sĩ Úc đã tử trận ở Việt Nam. Tại sao Chris lại muốn tôi trong đó, vì tôi chưa từng viết nhạc về các chiến binh Úc bao giờ? Lúc đó tôi trực nhận Chris cốt ý muốn hát về người Việt mình, và tôi phần nào mường tượng được hành trình nội tâm mà ông phải đi qua để nhận ra điều đó. Chỉ đến sau này khi gặp Chris thì tôi mới biết quả thật ông đã trải qua một sự thức tỉnh, rằng người dân Việt Nam mới là nạn nhân lớn nhất của cuộc chiến lẫn của nền hòa bình áp đặt, và một nhạc phẩm tưởng niệm cuộc chiến không thể nào đầy đủ nếu không nói tới nỗi khổ của dân Việt. Phạm Phú Khải: Giữa anh và Chris Latham chắc phải có một sự đồng cảm nào đó. Và nếu có thì đó là những điểm nào, thưa anh? Phan Văn Hưng: Vâng, những điểm này tôi đã cảm được ngay, nhưng phải nói, tôi chỉ biết rõ hơn sau khi gặp Chris. Ông kể rằng hồi nhỏ, ông trải qua một kinh nghiệm “sống đi chết lại” mà qua đó ông trực diện với cõi tâm linh, nên khi lớn lên ông luôn cảm thấy mình có nhiệm vụ hàn gắn nỗi khổ của tha nhân. Vietnam Requiem không phải là chương trình đầu tiên mà Chris thực hiện cho AWM, trước đó ông có điều khiển những buổi hòa nhạc về hai cuộc thế chiến, khi đó ông phải đối mặt với sự thật hãi hùng của người đạo Do Thái dưới bàn tay Quốc xã, một ý thức hệ ghê tởm nhưng vẫn chưa thấm gì với Cộng sản. Cuộc hành trình của tôi thì khác hẳn, tuy có cùng điểm đến. Tôi khởi sự sáng tác không phải vì cảm thấy đó là bổn phận, mà đơn giản vì nỗi thống khổ của dân mình quá lớn, không thể nén xuống được nên phải bung ra thành nhạc. Nhạc tự nó có tác dụng hàn gắn, vì một khi nỗi khổ được tuôn ra thì có sự cảm thông, và phần nào cũng có sự giải tỏa, nhất là trong tình cảnh người dân miền Nam, không những đã khổ mà lại còn bị thế giới đối xử oan ức. Chris với tôi gặp nhau ở điểm hàn gắn này đây. Chris lớn lên trong một gia đình Công giáo, nhưng khi trưởng thành ông bắt đầu thiền quán theo đạo Phật, khiến tâm ông cởi mở trong sự tìm kiếm tâm linh. Tôi thì ngược lại, xuất thân từ một gia đình đạo Phật, khi lớn lên tìm đạo đủ mọi hướng, đến khi lớn tuổi mới nhận ra rằng tất cả cũng chỉ là một. Và một lần nữa tôi lại gặp Chris. Trong tác phẩm của ông, tôi có thể nhận thấy nhiều giá trị vượt tôn giáo. Một điều nữa là về âm nhạc. Chris theo học âm nhạc cổ điển đến nơi đến chốn, nhưng bất cứ thể loại nào ông cũng đụng vào. Ông hát rất hay, trình diễn đàn vĩ cầm, soạn nhạc, đạo diễn, làm nhạc trưởng, cái gì ông cũng nhúng tay vào một cách xuất sắc. Còn tôi thì khác hẳn, chẳng bao giờ được đi học nhạc, chỉ vì vận nước mà bỗng dưng đi hát, rồi sáng tác, hòa âm, điều khiển hợp xướng, làm báo, cái gì cần làm là tôi làm. Cuối cùng thì cũng tới cùng một cái đích với Chris, nghĩa là thương yêu đủ mọi loại nhạc, trân quý đủ mọi cách diễn tả và mọi tâm hồn nghệ sĩ. Đấy, hai hành trình thật trái ngược nhưng vẫn có thể đồng cảm với nhau. Nhạc phẩm Trở về Galang, của Phan Văn Hưng - Nam Dao. Phạm Phú Khải: Được biết anh sẽ trình diễn hai bài "Em Bé và Viên Sỏi" và "Trở về Galang" trong buổi hòa nhạc này. Chris Latham đã chọn hai bài này và đề nghị anh hát, hay đây là sự lựa chọn của anh? Phan Văn Hưng: Lúc đầu, Chris đề nghị tôi hát bài “Hai mươi năm” nhưng với lời ca mới, đại khái sẽ là một bài… “năm mươi năm”! Tôi thú thật tôi không làm sao viết được lời mới như vậy. Một ca khúc không chỉ là nhạc và lời, mà nó còn chất chứa những tình cảm chân thật nhất của người viết vào đúng cái giây phút mà mình viết. Tôi không thể viết lại 30 năm sau. Chris muốn tôi hát một bài chưa bao giờ trình diễn, chưa bao giờ thâu âm. Lật mấy bản xưa ra, tôi nhận thấy một bài tôi rất ưa thích mà chưa từng hát trước công chúng bao giờ, là “Trở về Galang”. Bài này rất phù hợp với chủ đề, vì đây là câu chuyện một cựu chiến binh VNCH đem cả gia đình vượt biển đến Galang sau nhiều năm ở trại “cải tạo” và “vùng kinh tế mới”. Nơi đây, vợ của anh qua đời, chôn ngay trên đảo. Các thuyền nhân Việt Nam ở Galang có dựng lên một tấm bia sơ sài để tưởng nhớ người thân đã bỏ mạng trên đường tìm tự do, thì một ngày kia, tấm bia bị “ai đó” đục bể, để lại một lỗ hổng to tướng, nhức nhối giữa bia. Tôi thấy bài hát này nói lên sâu sắc tâm trạng người mình – đã khổ, đã chết, đã mất hết đến tột cùng mà chúng vẫn không tha. Đây là nỗi oan trái mà tôi muốn nói đến hồi nãy. Tôi liền hát bài này cho Chris nghe. Nước mắt rưng rưng, Chris chịu liền. Ông nói, “Hát bài này đi”. Phạm Phú Khải: Chris Latham có nghe và hiểu được tiếng Việt không anh, có hiểu lời bài “Trở về Galang” không anh, hay phải thông dịch? Phan Văn Hưng: Chris không hiểu tiếng Việt, nhưng ông có một trái tim nhạy cảm, chỉ nghe rung động giọng hát là cảm thấu được rồi. Hát xong rồi tôi mới dịch nghĩa cho Chris, thì ông bảo đã cảm được tất cả. Về phiên dịch thì có một chuyện buồn cười. Ông kể ông đã bỏ ra nhiều thì giờ nghe nhạc của tôi trên internet, tìm hiểu nội dung các bài hát, kiếm lời Việt rồi sử dụng Google translate sang tiếng Anh. Tôi phá lên cười, “Chết rồi, ông Google translate bài ‘Hai mươi năm’ vậy mà ông vẫn ưa được cơ à?” Phạm Phú Khải: Thế còn bài “Em Bé và Viên Sỏi”? Phan Văn Hưng: Sau khi Chris gặp gỡ nhiều vị trong cộng đồng mình, ông bảo tôi là chương trình của ông có một thiếu sót lớn, đó là thảm cảnh của phụ nữ Việt Nam trong những chuyến vượt biển, không hiểu tôi có bài hát nào về vấn đề này không? Thảm cảnh này, Nam Dao và tôi cũng đã có viết. Nhưng tôi nghĩ, bài “Em bé và viên sỏi” qua thơ của Trần Trung Đạo có lẽ thích hợp nhất với khung cảnh buổi trình diễn cũng như giàn nhạc hôm đó. Tuy bài hát không chỉ riêng nói về số phận người phụ nữ, nhưng nó vẽ lên toàn cảnh của một gia đình vượt biển với số phận của từng người, tuy khác hẳn nhau nhưng lại hẩm hiu, đáng thương chẳng khác gì nhau. Phạm Phú Khải: Anh có thể cho độc giả biết thêm chi tiết về chương trình hòa nhạc dưới sự bảo trợ của Đài Tưởng niệm Chiến tranh Úc (the Australian War Memorial) không anh? Phan Văn Hưng: Chương trình này nằm trong cái khung dài hạn của AWM tưởng niệm các cuộc chiến trong lịch sử cận đại nước Úc. Chương trình mang tên The Flowers of War, và AWM là cơ quan điều hành Tượng đài Chiến sĩ Úc châu. Với tư cách artist-in-residence, Chris Latham có cơ hội trầm mình vào hoạt động của AWM cùng các cộng đồng cựu chiến binh hầu từ đó có cảm hứng sáng tạo, và vì ông là một nhạc sĩ nên ông sáng tạo dưới hình thức nhạc phẩm. Theo chỗ tôi hiểu và tuy tôi chưa được gặp mặt các nhạc sĩ khác, buổi trình diễn này sẽ có sự tham dự của một ban nhạc giao hưởng cùng ban hợp xướng đông đảo dưới sự điều khiển của Chris. Tôi sẽ hát cả hai bài của tôi trong phần đầu, cùng với nhiều sáng tác khác như của Paul Simon, Stanley Myers, John Schumann,… Phần sau được dành hoàn toàn cho nhạc phẩm Vietnam Requiem với sự phụ hoạ của những hình ảnh cuộc chiến được chiếu lên màn ảnh. Trong đoạn Vietnamese Memorial, sẽ có ca khúc “Cõi Phúc” mà Chris đã nhờ tôi soạn lời Việt ngữ dựa theo kinh Thiên Chúa giáo, nhưng để thể hiện tinh thần hài hòa, ông cũng muốn bài hát phải có kinh cầu của Phật giáo, từ đó mới nẩy ý lồng lời niệm Nam Mô vào phần hát của toàn ban hợp xướng. Ngoài ra, tôi lại còn được biết Chris đang dự định có cả một chiếc trống đồng Đông Sơn cổ hàng ngàn năm trong giàn nhạc. Vấn đề lớn nhất đang gặp phải hình như là làm thế nào điều chỉnh nốt của trống đồng cho hợp với bản nhạc. Sẽ có hai buổi trình diễn là Thứ Bảy 5/6 và Chủ Nhật 6/6 từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều tại rạp Lleweelyn Hall, Acton, Canberra. Đây là một rạp rất đẹp với sân khấu rộng lớn dành cho các buổi hoà nhạc và trình diễn quy mô. Phạm Phú Khải: Hơn một thập niên qua, anh không còn sáng tác hay trình diễn. Nghĩa là không còn đàn, hát gì nữa. Cây đàn của anh cũng được tặng đi rồi. Từ đây đến ngày trình diễn chỉ còn 6 tuần. Anh sẽ làm gì để chuẩn bị cho buổi hòa nhạc này thưa anh? Phan Văn Hưng: À tôi có ra tiệm đàn quen thuộc thuở trước nơi tôi thường hay mua đủ thứ dụng cụ âm nhạc, thì rất may họ có một cây đàn từa tựa như cây Takamine tôi từng mua ở đó. Và họ rất dễ thương vì họ sẽ cho tôi mượn cây này đem đi Canberra. Đàn rất quan trọng, vì khi mình vừa hát vừa đàn thì cây đàn phải trở thành như một bộ phận cơ thể mình, có thế thì mình mới chú tâm hoàn toàn vào tiếng hát được. Nếu đàn bị lọc cọc thì nhất định tiếng hát cũng sẽ lọc cọc. Mấy hôm nay, tôi bắt đầu tập lại thì thấy cũng cam go lắm. Có lẽ vì lớn tuổi nên giọng mình đã thay đổi, nên tôi bảo Chris phải đổi “tông” cho tôi. Chris khó tính về chuyện tông bài hát lắm, vì đối với ông, mỗi tông có rung động tâm linh riêng đánh vào những luân xa khác nhau trên cơ thể, và do đó sẽ tác động vi tế trên người nghe. Nhưng Chris sẽ phải chấp nhận thôi, ai bảo đi mời một ông già tới hát làm gì cho khổ! Phạm Phú Khải: Anh trở lại sân khấu lần này, sẽ là một điều ngạc nhiên cho nhiều người. Sẽ có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc, mong đợi, kể cả việc mời anh phỏng vấn, trình diễn, cũng như sáng tác tiếp. Đây có nằm trong dự trù của anh không khi anh quyết định xuất hiện trở lại như thế này? Phan Văn Hưng: Thưa không, hiện tôi không có dự trù gì ngoài chuyện tham gia Vietnam Requiem sắp tới. Mỗi ngày là một ngày mới đem lại cho tôi thật nhiều niềm vui, dù có âm nhạc hay không. Tôi cũng rất ngạc nhiên là mình có vẻ như quay 180 độ như thế này, nhưng Thượng đế có những cách thật là bí ẩn. Phạm Phú Khải: Dạ xin cảm ơn anh đã dành cho cuộc tâm tình thật ý nghĩa này. Mong chúc anh và chị Nam Dao luôn an lành và vui khỏe trong cuộc sống. Phan Văn Hưng: Vâng, xin cảm ơn./.
......

Người Việt cẩn thận khi đầu tư làm ăn tại Đức!

Liên tục mấy tuần nay người viết nhức đầu vì phải tìm cách gở từng mối vấn đề của những người Việt quá cả tin vào đồng hương của mình. Họ lao vào cuộc chơi kinh doanh một cách mù quáng và phải cay đắng rút tỉa kinh nghiệm mà đúng ra họ không cần phải học. Ở Đức, đặc biệt là vùng Berlin, có một số doanh nhân người Việt thành công mở ra các chuỗi cửa hàng,  sau đó họ sẽ mở ra CTTNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn GmbH) có văn phòng quản lý hẳn hoi và hợp tác cùng một văn phòng tư vấn thuế. Muốn bành trướng thế lực nhưng vốn thì giới hạn, họ sẽ có những mô hình Franchise sặc mùi lừa đảo. Tôi lấy thí dụ sau đây là công ty T.L. GmbH để minh họa cho bài viết dễ hiểu. Do đã có thế đứng và mối quan hệ với các chủ Trung tâm thương mại (Einkauf-Center), họ dễ dàng bành trướng tiếp trong các địa thế 1A, nơi mà đẳng cấp của nó mau làm mờ mắt những con mồi muốn trở thành chủ lớn trong một sớm một chiều. Những con mồi này đa số đến từ các nước chung quanh như Tiệp Khắc, Ba-lan, Ungarn v.v…Nạn nhân phần lớn không thông hiểu ngôn ngữ Đức, một chữ phải bẻ đôi cũng không biết nhưng có sẵn tiền mặt thì càng tốt hơn nữa. T.L. GmbH sẽ gióng trống chiêu mộ những con mồi cùng hùn hạp theo tỷ lệ phần trăm, thường thì T.L. GmbH sẽ nắm đằng cán là 51% để dễ dàng thao túng trong mọi tình huống. Thỏa thuận thường là ăn lời, chia lỗ theo phần trăm hùn hạp. 1. Tiền thế chân, tiền mướn cửa hàng T.L. GmbH trước tiên sẽ đứng tên ký hợp đồng gốc với chủ Trung tâm thương mại để mướn lại một cửa hàng. Mặc dù là theo điều kiện của hợp đồng gốc, T.L. GmbH không được phép cho thuê lại cửa hàng này, nhưng họ vẫn âm thầm đưa ra một hợp đồng cho mướn lại cửa hàng. Hợp đồng này họ tự thảo và phù phép trong câu cú mà chính những người hiểu được tiếng Đức cũng bị qua mặt. Nạn nhân trước hết đi đăng ký kinh doanh (Gewerbeanmeldung). Khi thuê những cửa hàng loại cao cấp như thế thì tiền thế chân thường lên đến vài chục nghìn Euro, tạm cho tại đây là 25.000€. Các bạn lưu ý trong hợp đồng ở phần tiền thế chân (Kaution) khi có chữ „Bankbürgschaft“ (Ngân hàng bảo lãnh) thì đây là một hình thức bảo hiểm mà mình phải đóng phí hàng tháng. Khi đụng chuyện thì ngân hàng mới vào cuộc nhưng  T.L. GmbH sẽ mập mờ yêu cầu con mồi chuyển con số 25.000€ này vào trương mục ngân hàng của họ. Tiền mướn hàng tháng cửa hàng T.L. GmbH sẽ nâng cao hơn so với tiền mướn thật sự, con mồi không có quyền xem hợp đồng gốc và sẽ không biết được chuyện này. Như vậy là ngoài tiền thế chân, mỗi tháng T.L. GmbH ăn chận đều đặn tiền chênh lệch khi cho con mồi mướn lại cửa hàng.     2. Tiền thiết kế, xây cất cửa hàng Trong giai đoạn đầu, T.L. GmbH sẽ dùng đội ngũ riêng của mình thiết kế, xây cất cửa hàng mà gần như không có hóa đơn chính thức. Họ sẽ hét giá lên gấp nhiều lần, số tiền mà con mồi phải nộp liên tục theo từng giai đoạn thật ra là đủ cho chi phí xây cất nhưng trên giấy tờ (viết tay) thì họ chỉ vừa trả đúng theo tỷ lệ phần trăm hùn hạp. Đội ngũ công nhân do một số người không có giấy tờ cũng như lao động không muốn có hóa đơn sẽ giúp cho T.L. GmbH ăn chận thêm một khoản tiền. 3. Tiền doanh thu, tiền bảo hiểm y tế Khi thỏa thuận ăn chia theo tỷ lệ phần trăm và mọi kê khai về doanh thu kể cả khai thuế đều phải thông qua văn phòng quản lý của T.L.GmbH thì con mồi đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào T.L. GmbH. Mọi chuyển ngân trước hết phải vào trương mục ngân hàng của T.L. GmbH. Tất cả các con số để khai thuế T.L. GmbH nắm rõ, họ sẽ phù phép để khoản lãi doanh thu như ý của họ muốn. Một thí dụ tại đây là họ và văn phòng thuế (cánh tay phải của T.L.GmbH) sẽ vờ quên phần bảo hiểm y tế cho cá nhân của con mồi. Khi nhận được tin trả tiền bổ sung thì đã lên đến vài mươi nghìn Euro. Và với tỷ lệ 51% con mồi sẽ đều đặn hàng tháng nuôi cho T.L. GmbH to béo ra!    4. Rửa tiền cho các cửa hàng thân tín T.L. GmbH không bao giờ muốn con mồi trụ lại được lâu dài. Tốt nhất là sau 1-2 năm thì sẽ có va chạm nặng và T.L. GmbH sẽ mời con mồi đi ra cho con thiêu thân khác lao vào. Tùy vào mức độ hiểu biết của mỗi con mồi, T.L. Gmbh sẽ đẩy doanh thu hàng tháng của con mồi lên cao hơn thực tế, một dạng rửa tiền qua mặt sở tài chính. Đây là một vấn đề lớn cho con mồi, vì trách nhiệm hình sự sẽ đến tuy là chỉ kinh doanh cùng T.L. GmbH có 1-2 năm. Sau khi cắt đăng ký kinh doanh thì con mồi sẽ nhận hàng loạt yêu cầu thanh toán bổ sung lên đến vài mươi nghìn từ bảo hiểm y tế và sở tài chánh. Khi đụng chuyện thì T.L. GmbH sẽ cắt đứt mọi liên lạc với con mồi, văn phòng tư vấn thuế sẽ đứng về bên thân chủ lớn là T.L. GmbH. Tiếc cho con mồi đã bị vắt tận cùng tài chánh đang trên đường phá sản. Với vốn liếng ngôn ngữ hạn hẹp, tiền nào cho phiên dịch, tiền nào cho luật sư!? Hoặc là đi tù hay là trốn truy nã hình sự sống lây lất với quãng đời còn lại? Mong là các bạn đọc qua những cạm bẫy này và mang mọi hợp đồng làm ăn cho luật sư xem trước khi lao vào kinh doanh./. TBQ  
......

Hồ Ngọc Thắng thua kiện nhà báo Lê Trung Khoa

Thoibao.de|   Tòa án bang Berlin bác bỏ toàn bộ đơn kiện của Hồ Ngọc Thắng đối với nhà báo Lê Trung Khoa, chủ nhiệm tờ Thoibao.de. Hôm nay thứ Năm ngày 22.04.2021, vào lúc 11:30 giờ, Tòa án Bang Berlin đã ra phán quyết bác bỏ toàn bộ đơn kiện của Hồ Ngọc Thắng và yêu cầu phải chi trả toàn bộ phí tổn cho vụ kiện này, kể cả trả cho bên bị kiện là nhà báo Lê Trung Khoa. Hồ Ngọc Thắng vốn là một cựu nhân viên của Sở ngoại kiều Đức, ông ta đã bị cơ quan này cho thôi việc hồi năm 2017 ở Berlin, vì bị tình nghi là có dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù sống và hưởng lương từ một Nhà nước tự do và dân chủ của nước Đức, nhưng ông Thắng lại được biết đến với nhiều bài viết được đăng trên tờ Nhân Dân – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, với nội dung công kích nền dân chủ phương Tây, ca ngợi thể chế Cộng sản độc tài tại Việt Nam. Có lẽ vì sự nhiệt tình với thể chế độc tài ở Hà Nội, nên ông Hồ Ngọc Thắng đã được Đảng Cộng sản trao tặng nhiều giấy khen cho thành tích đó. Với phán quyết của Tòa án Berlin hôm nay, Hồ Ngọc Thắng đã thua kiện hoàn toàn, việc còn lại là ông ta phải chuẩn bị một khoản tiền khá lớn để trang trải án phí và hoàn trả cho bên bị kiện là nhà báo Lê Trung Khoa tất các tổn phí phát sinh, chẳng hạn như tiền thù lao cho luật sư, tiền dịch tài liệu v.v. Đó là chưa kể đến những tổn phí của phía bên Hồ Ngọc Thắng, đương nhiên là ông phải tự trả. Nguyên do của vụ kiện là chuỗi 3 clip video mà Thoibao.de đăng trên youtube hồi năm 2019. Hồ Ngọc Thắng cho rằng 3 clip video này nói sai sự thật về ông ta nên đã làm đơn kiện ra tòa. Các clip video này từ trước đến nay vẫn còn nguyên trên youtube, các bạn có thể vào xem: - Video1: https://www.youtube.com/watch?v=ocrzWiLeyKQ - Video 2: https://youtu.be/qaB6OcJ8t50 - Video 3: https://youtu.be/yqZXpocaBCY Lê Trung Khoa – Thoibao.de  
......

Thông Cáo về việc tổ chức Lễ Tưởng Niệm 46 Năm Quốc Hận tại CHLB Đức

Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần và Tôn Giáo tại Đức Quốc, Kính thưa  quý vị Đai Diện Hội Đoàn , Đoàn Thể , Đảng Phái và Tổ Chức chống Cộng tại Đức Quốc và các quốc gia lân cận, Kính thưa quý vị Thân Hào Nhân Sĩ, Kính thưa quý thân hữu,   trước sự đe dọa bùng phát đợt ba của đại dịch COVID-19 và với tình trạng đại đa số thành viên trong cộng đồng người Việt tỵ nạn chưa được chủng ngừa chống SARS-CoV-2,  nên Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức bắt buộc phải hủy bỏ cuộc biểu tình tại Berlin ngày 30 tháng tư năm 2021 để tuân thủ các biện pháp phòng bệnh do chính phủ sở tại đưa ra và để bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người trong cộng đồng chúng ta.   Thay vào đó, Ban Chấp Hành Liên Hội sẽ tổ chức   một buổi hội luận trực tuyến để tưởng  niệm ngày Quốc Hận lần thứ 46 vào ngày thứ sáu 30 tháng tư năm 2021 từ 15:00 giờ đến 17:00 giờ qua hệ thống gotomeeting  https://global.gotomeeting.com/join/305406181 với sự góp mặt của các chính giới Đức và quý vị lãnh đạo tôn giáo   Vì phòng hội luận chỉ có sức chứa tối đa đến 150 người nên chúng tôi thiết tha kêu gọi các quý Hội Hội Viên và quý thân hữu sớm ghi danh qua số điện thoại dưới đây để tham dự buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận trực tuyến.   Chúng tôi sẽ gửi link mời với Kennwort một ngày trước đó đến quý vị đã ghi danh. Buổi hội luận sẽ được phổ biến sau đó trên Youtube.   Điện thoại liên lạc : ông Nguyễn Văn Rị Tel. Nr. 0157 33495440 hoặc 02166 340153   Thay mặt Ban Chấp Hành Liên Hội chúng tôi xin kính chúc quý vị và thân quyến vạn sự an lành. Berlin , ngày 10.04.2021 Hoàng Thị Mỹ Lâm Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức e.V.  
......

Về bức ảnh chị Nguyễn Thúy Hạnh với lá cờ đỏ sao vàng

Ls. Nguyễn Văn Đài Trước tiên, tôi xin nói về chị Nguyễn Thúy Hạnh, chị Hạnh trước khi nghỉ hưu làm Giám đốc đối ngoại cho một tập đoàn lớn của nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Ngoài ra, chị còn kinh doanh thêm bên ngoài nên chị có thu nhập và của cải tích lũy vào tầng lớp trên trung lưu của Việt Nam. Thời gian đó, chị không biết và không quan tâm tới chính trị xã hội Việt Nam. Tết năm 2013, vợ chồng tôi gặp chị Thúy Hạnh tại nhà TNLT Phạm Văn Trội. Chị nói rất cảm động rằng chị cảm ơn những người như tôi và anh Phạm Văn Trội đã dấn thân đấu tranh. Và qua truyền thông của nhà nước độc tài CSVN nói xấu, vu khống, chụp mũ chúng tôi là phản động, chống phá nhà nước,… Lúc đó chị đã nghỉ hưu, nên chị Hạnh có nhiều thời gian và bắt đầu vào internet tìm hiểu xem phản động, chống nhà nước là làm gì,… Chị thấy những việc làm của chúng tôi được truyền thông nhà nước độc tài CSVN liệt kê ra và chị đem so sánh, đối chiếu với những bất công trong xã hội thực tại. Thì chị thấy những việc làm của chúng tôi là đúng, góp phần làm xã hội thay đổi tốt đẹp hơn. Và chị bắt đầu có cảm tình với những người đấu tranh, giúp đỡ cho họ khi gặp khó khăn. Trước đó, đầu năm 2011, Trung Quốc cho tàu xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN, chúng xua đuổi và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh. Chị cùng hàng ngàn người dân Hà Nội xuống đường biểu tình với tấm lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chị chưa có ý thức đấu tranh với chế độ độc tài CSVN và chị cũng chưa được ai giải thích cho chị hiểu về những lá cờ và ý nghĩa của nó. Giống như hang chục triệu người dân miề nBắc, từ lúc sinh ra, trong quá trình lớn lên và học hành. Chị chỉ biết tới lá cờ đỏ sao vàng của chế độ độc tài CSVN. Đương nhiên, khi đi biểu tình chị cũng như hàng ngàn người khác rất hồn nhiên và ngây thơ mang theo lá cờ đỏ, sao vàng như là một biểu tượng của lòng yêu nước. Đó là lý do có bức ảnh chị Nguyễn Thúy Hạnh cầm lá cờ đỏ đi biểu tình. Sau này khi đã hiểu, chị không bao giờ mang lá cờ đỏ sao vàng nữa, thậm chí chị còn thấy ghê tởm nó. Những kẻ sử dụng tấm hình này để vu khống, chụp mũ cho chị Thúy Hạnh với mục đích gì? Trong khi tất cả những cá nhân, tổ chức đấu tranh của người Việt ở trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế như Amnesty, chính phủ các nước như CH Séc đều đang xúc động và phẫn nộ trước việc nhà nước độc tài CSVN bắt chị Thúy Hạnh. Thì những kẻ dùng bức hình trên để chụp mũ, vu khống chị Thúy Hạnh với mục đích hạ uy tín của chị với những người còn thiếu thông tin, thiếu hiểu biết. Những kẻ vu khống, chụp mũ này là ai? - Một là tay sai của độc tài CSVN, bởi vì chúng chọn rất đúng thời điểm khi chị Thúy Hạnh đã bị bắt nên không thể giải thích cho mọi người hiểu bản chất sự việc. Đồng thời, bọn chúng tấn công rất bài bản, mang tính bầy đàn vậy nên những người thiếu thông tin hay chưa hiểu về chị Thúy Hạnh sẽ bị mắc lừa và hiểu sai về chị Thúy Hạnh. Những kẻ tay sai độc tài CSVN tấn công tất cả những cá nhân, tổ chức đấu tranh ở trong và ngoài nước khi mà chúng có cơ hội. Chúng không chừa một ai. - Hai là những kẻ đố kị, ai chúng cũng đố kị khi mà chúng thấy những người khác hơn chúng. Chúng không bao giờ làm được những điều như chị Thúy Hạnh hay những người đấu tranh khác đã làm. Vậy nên, chúng tụ tập thành bầy đàn, chờ cơ hội vu khống, chụp mũ những người đấu tranh. - Ba là những kẻ bất tài, hèn nhát. Chúng đã không làm được điều gì có lợi cho công cuộc đấu tranh xóa bỏ độc tài CSVN. Nhưng khi thấy người khác làm được và làm tốt thì chúng ấm ức và chờ cơ hội để vu khống, chụp mũ. Đặc điểm chung của những kẻ làm tay sai cho độc tài CSVN, những kẻ đố kị, những kẻ bất tài và hèn nhát là chúng cũng chửi độc tài CSVN, chúng cũng xưng danh là những người chống cộng, những kẻ sinh sống ở hải ngoại thì vẫn sử dụng cờ vàng của VNCH để che đậy bản chất thực của chúng. Đặc điểm chung thứ hai là những kẻ này cũng nhóm lại thành bầy đàn, tạo số đông để đánh hội đồng những người đấu tranh. Hậu quả mà những kẻ làm tay sai cho độc tài CSVN, những kẻ đố kị, những kẻ bất tài và hèn nhát gây ra đều giống nhau: làm lợi cho độc tài CSVN, bôi nhọ và làm mất uy tín của những người đấu tranh. Từ đó làm mất đi sự ủng hộ của người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước với những cá nhân, tổ chức đấu tranh. Việc làm của những kẻ làm tay sai cho độc tài CSVN, những kẻ đố kị, những kẻ bất tài và hèn nhát là giúp cho chế độ độc tài CSVN tồn tại lâu dài để cai trị và bóc lột đất nước và Nhân dân Việt Nam. Để ngăn chặn hậu quả của những kẻ làm tay sai cho độc tài CSVN, những kẻ đố kị, những kẻ bất tài và hèn nhát thì chúng ta phải lên tiếng vạch mặt chúng để cho những người khác không bị chúng lòe bịp./.  
......

Luật Hải Cảnh của Trung Cộng: Việt Tân tại Adelaide, Úc Châu hội thảo

Hoàng Trường tường trình Chiều ngày Chủ Nhật 5 Tháng 4, 2021, Đảng Bộ Việt Tân tại Adelaide đã tổ chức buổi hội thảo cùng đồng hương với chủ đề “Hoạt động cho Quê Hương Việt Nam năm 2021: Thử Thách và Cơ Hội”. Các cô Bảo Châu, Bích Trâm và Thu Hiền đã trình bày hai đề tài Luật Hải Cảnh của Trung Cộng và Cuộc Đấu Tranh Bất Bạo Động tại Miến Điện. Cô Bảo Châu Cô Bích Trâm Cô Thu Hiền Cô Bảo Châu trình bày nguy cơ và sự đe dọa về chủ quyền của Việt Nam trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng đã và đang tiếp diễn, đặc biệt hung hãn qua Luật Hải Cảnh mà Trung Cộng mới ban hành. Các cô Bích Trâm và Thu Hiền trình bày về lịch sử cận đại của Miến Điện, nỗi khó khăn của các phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Miến Điện, đặc biệt là diễn tiến của các cuộc biểu tình cam go chống độc tài quân phiệt trong 2 tháng qua và vẫn còn đang tiếp diễn. Tất cả để nhìn lại trách nhiệm và những gì chúng ta cần và có thể làm để góp phần trong công cuộc đấu tranh chung cho tự do dân chủ cho đất nước. Tham dự viên … phát biểu … Thuyết trình viên … … góp ý … Sau một thời gian dài bị đại dịch Covid-19 cản trở, đây là sinh hoạt mở đầu cho những sinh hoạt sắp tới của Đảng Bộ Việt Tân tại Nam Úc. Xin trân trọng cảm ơn Quý Đồng Hương đã không quản ngại giãn cách xã hội, đã nhín thời giờ ngày nghỉ lễ Phục Sinh để tới tham dự buổi sinh hoạt nói trên.
......

Pages