Dongfang 13-2 CEPB có tái diễn Hải Dương 981?

Phạm Chí Dũng - VOA| Vì sao Trung Quốc vừa tung ra động thái sẽ đưa giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai là Dongfang 13-2 CEPB vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông vào ngày 10/4/2019 trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sắp công du Hoa Kỳ - chuyến đi có thể diễn ra vào mùa hè năm 2019? Cú khiêu khích mới Thông tin về Dongfang 13-2 CEPB được phát bởi Tân Hoa Xã ngày 7/4/2019 - địa chỉ đã tung tin về cuộc xâm lấn Biển Đông của giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2017. Giàn nổi Dongfang 13-2 CEPB nặng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ôtô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá. Còn lưu vực Yinggehai, nơi dự kiến sẽ đặt giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc, nằm ở phía tây bắc Biển Đông, giữa Đảo Hải Nam và bờ biển phía Bắc của Việt Nam. Liệu sự kiện Dongfang 13-2 CEPB năm 2019 có tái diễn vụ Hải Dương 981 năm 2014? ‘Đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ (!?) Tháng 5 năm 2014, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lần đầu tiên tấn công vào Biển Đông, chen lấn vào vùng hải phận của Việt Nam và như một cú tát tai nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị ở Hà Nội, nhất là với những quan chức Việt vẫn còn mộng mị ngủ ngày mà đã biến thành cơn mê sảng bi kịch trong thói đu dây quốc tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, đã xuất hiện những kế hoạch khai thác dầu khí ở giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với những đối tác nước ngoài là Repsol (Tây Ban Nha) tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở vùng biển Đông Nam, với Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga tại mỏ Lan Đỏ, cũng như bắt đầu có kế hoạch thăm dò khai thác với tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ tại mỏ Cá Voi Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi. Từ năm 2014, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật cho giàn khoan vào biển Đông để khủng bố tâm lý rệu rã của chính thể bị cộng đồng lên án là ‘hèn với giặc, ác với dân’. Biến cố Hải Dương 981 đã kéo dài suốt vài tháng và gây ra một cơn chấn động lớn trong nội bộ đảng CSVN. Nhưng trong lúc toàn bộ đảng này không hề dám có một phản ứng ra mặt nào mà chỉ im thin thít, còn quốc hội cũng không phát ra nổi một nghị quyết về Biển Đông mà chỉ nói như vẹt về từ ngữ ‘tàu lạ’, hàng chục ngàn người dân Việt Nam đã rùng rùng phẫn nộ xuống đường biểu tình để phản kháng cú khiêu khích của Trung Quốc thông qua Hải Dương 981. Khi đó, một lần nữa châm ngôn ‘hèn với giặc, ác với dân’ đã ứng nghiệm: làn sóng biểu tình này đã bị chính quyền và công an Việt Nam đàn áp thô bạo và dã man. Nhưng cũng chính vào lúc đó, Bắc Kinh đã sai lầm cơ bản khi biếu không cho người Việt món quà Hải Dương 981, khiến dân tộc có nguy cơ vô cảm chính trị này trở nên đồng thuận hơn, cùng lúc phần lớn thế giới trở nên đối lập rõ ràng với Trung Quốc. Chỉ sau khi Hà Nội và Bắc Kinh đạt được một ‘thỏa thuận ngầm’ nào đó, Hải Dương 981 mới rút đi. Nhưng trong toàn bộ thời gian nổ ra biến cố này, tất cả các quốc gia có ‘quan hệ đối tác chiến lược’ với Việt Nam, kể cả Nga, đều không một lời hoặc có một hành động nào hỗ trợ cho chính thể mà từ năm 2001 đã ‘quơ quào đối tác chiến lược’. Bỉ bôi nhất là thủ phạm gây ra vụ Hải Dương 981 lại là Trung Quốc - được giới chóp bu Việt Nam xem là ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’. Thể diện của chính thể Việt Nam đã thêm một lần lao dốc khi có tin về việc Nguyễn Phú Trọng, khi đó còn là tổng bí thư chứ chưa phải ‘tổng tịch’, đã gọi điện đến hai chục lần cho Tập Cận Bình để điều đình vụ Hải Dương 981 nhưng họ Tập không thèm nghe máy. Đến năm 2015, giàn khoan Hải Dương 981 lại hiện hình một lần nữa. Ngày 6/5/2015, website của Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải thông báo về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông. Hoạt động này là đáng được chú ý, dù khi đó Hải Dương 981 vẫn nằm ngoài vùng lãnh hải Việt Nam. Một tuần sau thông báo trên của Cục Hải sự Trung Quốc, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bất ngờ thông báo "Chúng tôi sẽ tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức cấp cao nhất". Đến tháng 7 năm 2015, Trọng chính thức đi Mỹ - chuyến công du đầu tiên cua ông ta đến xứ Cờ Hoa mà đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón đặc cách như một nguyên thủ quốc gia tại Phòng Bầu Dục. Điều đáng nói là hình ảnh tái xuất mang tính khủng bố của Hải Dương 981 xảy ra dù Nguyễn Phú Trọng đã chấp nhận ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’, khi tới Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2015. Trọng có ‘đi Trung Quốc trước’? Logic của những dự kiện lịch sử cận đại trong quan hệ Trung - Việt cho thấy chẳng cần hoài nghi rằng sự xuất hiện của Hải Dương 981 trước đây và Dongfang 13-2 CEPB vào năm 2019 là những động tác dằn mặt đối với giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong thế đu dây dễ lộn cổ giữa Trung Quốc và Mỹ. Chiến thuật ép và lấn từng bước của Trung Quốc là quá dễ nhìn ra: trước chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm 2019, tùy thuộc vào thái độ của Trọng với Tập ra sao mà Dongfang 13-2 CEPB sẽ nằm yên ở vùng chồng lấn biển hoặc lao thẳng vào hải phận Việt Nam theo đúng cái cách của Hải Dương 981 vào năm 2014. Một lần nữa kể từ năm 2015, giới quan sát chính trị và dư luận còn chút quan tâm đến tình cảnh mắm muối giữa Việt Nam và Trung Quốc lại chờ đợi lời giải cho phương trình ‘Trọng có gặp Tập trước khi gặp Trump?”. Khác khá nhiều với bối cảnh năm 2015, những gì đang diễn ra trong năm 2019 này bộc lộ thế ‘giãn Trung’ với gia tốc nhanh hơn và cũng có vẻ ‘can đảm’ hơn của Trọng và đảng CSVN. ‘Can đảm bám Mỹ’ nhằm khai thác dầu khí trong vùng chủ quyền của mình, không còn nghi ngờ gì nữa, là sách lược tìm đến sự hỗ trợ của quân đội Mỹ như một đối trọng duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông, để khi đó Việt Nam sẽ có thể yên tâm tiến hành khai thác các lô dầu khí trong tâm thế ‘chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng’, mà không đến nỗi phải mắt trước mắt sau trước đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc quét qua hầu hết các lô dầu khí này. Trong nguy cơ ‘mất ăn dầu khí’ như thế, đang xuất hiện những dấu hiệu và cả tiền đề cho ‘đối tác chiến lược Việt - Mỹ’ trong tương lai không quá xa. Cũng khác với bối cảnh năm 2015, một chuyến đi ‘Trung Quốc trước’ của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới, nếu xảy ra, sẽ mang lại cho ông ta những thất lợi lớn về chính trị và cả rủi ro sinh mạng khó lường, nhất là khi Trọng đã chỉ đạo hệ thống tuyên giáo và báo chí Việt Nam ‘tố cáo giặc Trung Quốc xâm lược’ vào ngày 17 tháng Hai năm 2019 như một cách kỷ niệm ngày Chiến tranh biên giới phía Bắc./.
......

EU có quá vồ vập khi Hà Nội lại ‘hứa cuội’?

Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu Bernd Lange và Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Phạm Chí Dũng – VOA|   Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân vừa tiến hành một chuyến công du Tây Âu để vận động cho EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam). Những quan chức của EU (Liên minh châu Âu) như Bruno Angelet và Bernd Lange bắt đầu hé lộ ‘có thể sẽ ký và phê chuẩn EVFTA vào mùa hè này’. Nhưng ngay vào lúc này, không khí đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một ‘cải thiện nhân quyền’ nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế…   Quan điểm Bruno Angelet?   Một trong những quan chức châu Âu vẫn thường biểu thị sự nôn nóng về EVFTA được ký kết phê chuẩn càng sớm càng tốt, nhưng phát ngôn và hành động của ông lại không mấy quan tâm đến các điều kiện về cải thiện nhân quyền, là ông Bruno Angelet - Trưởng Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.   Sau vụ EVFTA bị Hội đồng châu Âu hoãn vô thời hạn vào tháng 2 năm 2019 và trong bầu không khí toàn bộ giới chóp bu Việt Nam im như thóc, Bruno Angelet đột nhiên xuất hiện trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài BBC Việt ngữ (https://www.bbc.com/vietnamese/business-47609066) với những dự báo đáng chú ý: “Vào cuối tháng 5/2019, chúng tôi sẽ liên lạc với Hội đồng châu Âu. Hy vọng là vào cuối tháng 5/2019 hoặc đầu tháng 6/2019, Hội đồng châu Âu sẽ đưa ra quyết định đồng ý cho bà, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmström, đến Hà Nội để ký các hiệp định.   Sau đó, trong thời gian từ tháng 5 tới tháng 7/2019, bà Malmström sẽ đến Hà Nội để ký kết. Tiếp đến là đến sự phê chuẩn. Trước mắt hai bên phải ký kết các hiệp định đã, sau đó chúng tôi sẽ đệ trình các hiệp định đã ký kết cho Nghị viện châu Âu thông qua.   Từ 23-26/5/2019 sẽ có bầu cử Nghị viện châu Âu. Một Nghị viện mới sẽ được bầu ra và họ sẽ xem xét các hiệp định đó. Hy vọng là sau mùa hè hoặc đầu tháng 10/2019, Nghị viện mới sẽ thông qua các hiệp định. Theo tôi đoán thì Nghị viện mới sẽ xem xét các hiệp định ngay nhưng họ cũng cần thêm ít nhất một tháng trước khi phê chuẩn”.   Cũng trong cuộc phỏng vấn này, dù nhận được câu hỏi “EU có cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền với Việt Nam. Một số tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam muốn EU xem xét vấn đề nhân quyền song song với EVFTA. Hai chủ đề này có gắn kết với nhau hay không?”, nhưng Bruno Angelet đã không trả lời trực tiếp vào vấn đề nhân quyền mà chỉ nói một cách chung chung - một biểu hiện mà cho dù được xem là người nói tiếng Việt khá sõi và am hiểu cả phong tục tập quán văn hóa của người Việt, Bruno Angelet vẫn có thể làm giảm đi giá trị của con người ông khi tìm cách né tránh một chủ đề mà ông biết chắc việc nói ra một cách thẳng thắn hay dù chỉ một nửa sự thật trần trụi sẽ khiến cho mối quan hệ giữa ông và giới quan chức cao cấp ở Hà Nội trở nên bất lợi và mất đi ‘hòa khí’. Trong thực tế và theo nhiều nhà hoạt động nhân quyền, chẳng cần ngạc nhiên về cách trả lời như trên của Bruno Angelet, bởi thái độ đó lại logic với thói quen của Bruno khi ông rất ít khi gặp gỡ và chia sẻ với giới đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam.   Đó là một thực tế đáng buồn nếu đối chiếu với các tiêu chuẩn dân chủ và nhân quyền của những quốc gia đi đầu trong khối EU. EVFTA đang tiếp cận Việt Nam, song trên tất cả là tương lai tung bay của ngọn cờ nhân quyền trong hiệp định này, nhưng dường như Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Hà Nội vẫn chẳng có một bước tiến đáng chú ý nào về những điều kiện nhân quyền cho Việt Nam mà Nghị viện châu Âu đang ra công đòi hỏi.   Dự báo chủ quan hay Hà Nội lại ‘hứa cuội’?   Ngay sau cuộc đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào tháng 3 năm 2019, một quan chức có trách nhiệm của EU là ông Umberto Gambini đã khẳng định” EVFTA phải chờ nghị viện mới của châu Âu – sẽ tổ chức bầu lại vào tháng 5 năm 2019.   Khẳng định trên của Umberto Gambini khiến Việt Nam phải nhận thêm một cú sốc điếng người nữa và là dấu chấm hết cho hy vọng của Thủ tướng Phúc, Bộ Chính trị và chính thể độc đảng chỉ muốn ‘ăn sẵn’ khi ‘mong EU linh hoạt ký kết và phê chuẩn EVFTA trong quý 1 năm 2019’.   Tháng Ba năm 2019 - thời điểm mà trước đó được dự kiến Nghị viện châu Âu sẽ họp xét thông qua hay không EVFTA - đã trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng tăm hơi nào về cuộc họp đó. Đến lúc này, hầu như chắc chắn cuộc họp đó sẽ không thể diễn ra, bởi Nghị viện châu Âu còn đang bận tối mặt mũi cho cuộc bầu cử nghị viện mới vào tháng 5 năm 2019 và cơn khủng hoảng Brexit chưa có lối ra.   Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - một cơ quan tham mưu rất quan trọng về các hiệp định thương mại quốc tế và có vai trò quan trong không kém Hội đồng châu Âu - là Bernd Lange, tuy được xem là ôn hòa, vào tháng Giêng năm 2019 đã phải phản ứng cứng rắn hiếm thấy: “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc Hội Châu Âu thông qua hết”, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp Châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam. Tình trạng vi phạm nhân quyền bất chấp trên chính là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp mà đã khiến vào ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu), Nghị viện châu Âu đã bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.   Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…   Chưa bao giờ diễn ra mối đồng cảm và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng như hiện nay giữa các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều nhà nước ở châu Âu. Hiểu một cách đơn giản, nếu chính thể Việt Nam không chịu thỏa mãn những điều kiện nhân quyền chính yếu của Nghị viện châu Âu, sẽ chẳng có EVFTA nào hết.   Ứng với bối cảnh trên, người đọc có thể tự hỏi là dựa vào cơ sở nào để ông Bruno Angelet nêu ra những dự báo cụ thể về mốc thời gian cho tiến trình ký kết, phê chuẩn và thông qua EVFTA? Đó là đánh giá và dự báo riêng của Bruno Angelet hay nhân danh EU? Thông thường, những dự báo trên của Bruno Angelet xuất phát từ hai khả năng: hoặc đó chỉ là dự báo chủ quan của Bruno Angelet bởi tâm trạng sốt ruột thường trực của ông về tiến độ EVFTA, hoặc Hà Nội đã tiếp tục hứa hẹn (hay hứa cuội) về ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ với EU mà đã khiến Bruno Angelet trở nên lạc quan đến thế.   EU có quá vồ vập?   Mười ngày sau dự báo đáng ngạc nhiên của Bruno Angelet về tiến trình EVFTA trên BBC Việt ngữ, đã xuất hiện một dấu hiệu cho thấy dự báo này không hẳn mang tính chủ quan mà đã được tương tác với phía Việt Nam. Những ngày cuối tháng 3 năm 2019, Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội Việt Nam - có một chuyến ‘thăm Pháp và Bỉ’ và gặp những nhân vật quan trọng là Chủ tịch Hạ viện Pháp Richard Ferrand và Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, Chủ tịch Hạ viện Bỉ Siegfried Bracke…   Nhưng cuộc gặp mang tính tín hiệu rõ nhất về EVFTA là giữa Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Lange. Thông tin ban đầu mà Bernd Lange cho biết là EVFTA có thể sẽ được ký kết và phê chuẩn vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm 2019.   Vậy là đến lúc này, ý đồ ẩn giấu của chính thể Việt Nam đang dần lộ ra: sau khi EVFTA bị Hội đồng châu Âu hoãn vô thời hạn cùng tương lai cực kỳ bế tắc, Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu Bộ Chính trị của ông ta đã phải tìm ra lối thoát. Một lần nữa, trong rất nhiều lần, Hà Nội lại hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’, dù đã chẳng có bất kỳ lần nào trước đó lời cam kết này được biến thành hành động, thậm chí giới công an trị Việt Nam còn hành động ngược lại khi gia tăng bắt bớ giới bất đồng chính kiến trong giai đoạn gần nhất từ giữa năm 2016 đến nay. Ngay vào lúc này, không khí đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một ‘cải thiện nhân quyền’ nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế.   Chuyến đi châu Âu của Nguyễn Thị Kim Ngân chính là nhằm phát đi những cam kết mà rất có thể vẫn chỉ là lối hứa cuội về nhân quyền. Quan điểm ‘vào trước, bắt sau’ của Hà Nội là rất nhất quán kể từ thời WTO: vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã tạm ngưng bắt bớ giới hoạt động dân chủ nhân quyền để đổi lấy điều kiện được Mỹ chấp nhận cho tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới và còn được nhấc khỏi CPC (Danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo) của Mỹ. Nhưng khi đã ung dung trong trong WTO và hưởng lợi lớn từ nhiều ưu đãi của tổ chức này, Việt Nam lại bắt trở lại, và bắt ồ ạt, hung hãn và đầy sắc máu đối với nhiều người hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến.   Tương lai thời hậu ký và phê chuẩn EVFTA cũng rất có thể sẽ là bản sao của thời hậu WTO. Bruno Angelet và cả Bernd Lange nữa liệu có quá vồ vập với những lời hứa hẹn/của Hà Nội? Bài học gần gũi nhất về thái độ dễ dãi phải trả giá là Đức. Ngày 25/3/2019, TAZ - một nhật báo thuộc loại lớn nhất ở Đức - đã đăng bài “Đức đã quá vội trở lại tình trạng quan hệ bình thường”.   Một trong những nguyên nhân chính yếu khiến Việt Nam không chịu ‘trả nguyên trạng Trịnh Xuân Thanh’ cho Đức là do Berlin đã quá vồ vập và vội vã trong việc bày tỏ ý định bình thường hóa quan hệ Đức - Việt, dù chỉ nhận được những lời hứa không mất tiền mua của những quan chức mập ú và bóng nhẫy đến từ Hà Nội./.
......

Trung Quốc - CON Rồng rơi rụng... và tan xác theo Mật truyền Tây Tạng... vào 2019..

Trung Quốc: hành chánh và tranh chấp lãnh thổ (trái), 6 quân khu quân sự (phải) Nguyễn Đúc Tuấn Hiện nay nhiều người, nhất là giới truyền thông Tây phương, cho rằng, Tập cận Bình là người đầy quyền lực, nào là Chủ tịch nước, Chủ tịch đảng, Chủ tịch Quân Ủy hội, Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia và cả chục chức chủ tịch các tiểu ban khác. Tuy nhiên, có người nói không phải thế. Họ Tập chỉ còn là một con đại bàng gãy đôi cánh, nhất là sau cuộc họp Bắc Đới Hà, vào mùa hè năm 2018. Ông đã cố tình tránh mặt cuộc họp này, đi công du ở một vài nước châu Phi. Đến khi trở về, thì tình hình hoàn toàn bất lợi cho ông. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề trên một cách kỹ lưỡng hơn. Theo một số người, nhất là người Tàu, thì đảng cộng sản Tàu hiện nay chia làm hai Phe: Phe Thái tử đảng đại diện bởi Tập Cận Bình, Phe Trường đảng, đại diện bởi Lý Khắc Cường, đứng đằng sau là Hồ Cẩm Đào. Người khác nói có 3 phe: 2 phe cầm đầu bởi 2 cựu Chủ tịch đảng là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào và một phe cầm đầu bởi đương kim Chủ tịch. Ba phe này, bằng mặt chứ không bằng lòng. Bề ngoài thì ăn nói hớn hở, tươi cười, nhưng bên trong thì sẵn sàng lợi dụng sơ hở để loại trừ người của phe phái khác. 1– Phe Thái tử đảng: Hai sử gia, bà Jung Chang của đại học York và ông Jon Halliday của đại học Luân Đôn, chuyên gia về lịch sử cận đại của Tàu, trong quyển Mao, nhà xuất bản Gallimard (2005) cho rằng, đảng Cộng sản Tàu là do một nhân viên của Đệ Tam quốc tế Cộng sản, mang tên Grigori Voitinski thành lập năm 1920, và một nhân viên khác gốc người Hòa Lan đồng chủ trì Đại hội đầu tiên của đảng này vào năm 1921 ở Thượng Hải. Cũng theo hai sử gia trên, đảng này đã tàn sát 75 triệu dân dưới thời Mao Trạch Đông (1949 – 1976), tương đương với ¼ dân số Tàu lúc bấy giờ. Cũng đảng này đã dùng xe tăng cán chết sinh viên học sinh, tàn sát hàng ngàn người thời Đặng Tiểu Bình (1978 – 1989). Đảng này đang được cầm đầu bởi Tập Cận Bình, một thái tử đảng, con của ông Tập Trọng Huân, Phó Thủ tướng, đặc trách về ý thức hệ thời Mao. Đảng này hiện có khoảng 80 triệu đảng viên. Có thể nói sau khi Liên Xô sụp đổ, đây là đảng có nhiều ảnh hưởng nhất trên trường quốc tế hiện nay. 2– Phe Trường đảng: Đó là trường Huấn luyện Đảng viên Cao cấp của Trung ương đảng, được Mao thành lập và làm hiệu trưởng từ năm 1934 ở Diên An. Ngoài Mao, trường này đã cung cấp cho đảng 2 người Tổng bí thư, đó là Hồ Diệu Bang và Hồ Cẩm Đào và một đương kim thủ tướng là ông Lý Khắc Cường. Trường này cũng hãnh diện là đã đào tạo được vào khoảng 80 triệu học viên. Có nhiều người cho rằng sự tranh chấp hiện nay là giữa 2 phe trường đảng và phe thái tử đảng. Nhưng không chỉ như thế, mà còn có một phe thứ 3, phe Giang Trạch Dân. 3– Phe Giang Trạch Dân: Phe này qui tụ những thương gia, kỹ nghệ gia, phần đông ở Thượng Hải, vì trước khi lên chức Tổng Bí thư, họ Giang đã làm Tỉnh trưởng tỉnh Thượng Hải. Vì liên quan đến tham những hối lộ, cũng như liên quan đến vụ diệt chủng, giết hại Pháp Luân công, buôn bán nội tạng của những nạn nhân, phe này có rất nhiều đồng phạm. Vì Giang Trạch Dân không những làm Tổng Bí thư 10 năm, mà 10 năm sau đó hoàn toàn khống chế Hồ Cẩm Đào, đến nỗi ông này, mặc dầu là Tổng Bí thư, nhưng phải than lên là “Chỉ thị của tôi không ra khỏi Tử Cấm Thành!”, vì bị người của họ Giang ngăn chặn. Chính vì vậy mà họ Giang có rất nhiều tay em ở trong Trung ương đảng và những cán bộ ở các cấp hành chánh. Họ Giang đang chơi trò “ngư ông thủ lợi”, vì hai phe Thái tử và Trường đảng, không phe nào có đa số tuyệt đối trong Trung ương đảng. Phe Giang ngả về phe nào thì phe đó thắng. I) Diễn tiến sự việc từ ngày Tập cận Bình lên ngôi tới nay. Vào năm 2011, lúc họ Tập đang sửa soạn lên ngôi, thì xảy ra vụ Bạc Hy Lai, tỉnh trưởng Trùng Khánh. Họ Bạc được Giang Trạch Dân sửa soạn để thay thế họ Tập, nếu những vụ ám sát thành công. Nhưng không dè, nhiều lần ám sát họ Tập mà thất bại. Theo như báo chí và những người am hiểu tình hình Tàu lúc bấy giờ, thì có đến cả chục vụ ám sát hụt. Thêm vào đó, lại xảy ra vụ giết người của vợ Bạc Hy Lai, vì tham nhũng, hối lộ, chia chác không đều với một người Anh. Vợ họ Bạc đã giết ông này, và đã bắt tay em của Bạc hy Lai, ông Vương Lập Quân, đặc trách về công an tỉnh Trùng Khánh, tìm cách thủ tiêu xác. Ông Vương đã không thi hành và đã trốn vào tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Trùng khánh. Sự việc nổ ra lớn. Liên quan cả đến một âm mưu đảo chánh. Lúc đó Hồ cẩm Đao đang tại chức. Họ Hồ đã ngả về phe họ Tập, tìm cách tiêu diệt họ Giang, nên đã cho người từ Trung ương đảng mang xe xuống giải cứu Vương Lập Quân, đang bị họ Giang và họ Bạc tìm cách đuổi giết. Chính vì vậy mà Tập Cận Bình được lên ngôi một cách suôn sẻ. Từ năm 2012, Tập Cận Bình bắt đầu chính sách “Đả hổ đập ruồi” chống tham nhũng hối lộ. Nhưng trên thực tế là chỉ nhằm vào tay chân của họ Giang và những người không theo mình. Phải công nhận rằng trong nhiệm kỳ đầu, Tập cận Bình đã mang lại những kết quả trong chiến dịch “Đả hổ, đập rưồi”, đã bắt bỏ tù phần lớn những tay em thân cận của Giang, từ Chu Vĩnh Khang, nhân vật hét ra lửa, nắm giữ nội vụ, công an, cảnh sát và cả pháp luật, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, cả 2 đều là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tất nhiên có cả Bạc Hy Lai, người mà họ Giang định đưa vào Bộ Chính trị và có thể thay thế họ Tập, nếu những cuộc ám sát thành công. Tuy nhiên, sau đó Tập Cận Bình đi hơi quá lố, không những định bỏ tù Giang, mà còn nhằm đánh vào cả Hồ Cẩm Đào, người ủng hộ mình lúc đầu, qua việc đánh vào tay em họ Hồ, Lệnh Kế Hoạch, đổng lý văn phòng của ông này. Uy tín của họ Tập lên rất cao, trong kỳ Đại hội đảng lần thứ 19 vào năm 2017 và vào kỳ Họp Lưỡng viện năm 2018, đi đến chỗ họ Tập đã phá vỡ một số luật lệ bất thành văn, được lập lên từ thời Đặng Tiểu Bình, như việc bãi bỏ hạn chế Tổng Bí thư ra tranh cử lần thứ 3, tư tưởng của họ Tập được đưa vào hiến pháp. Người viết tư tưởng này không ai hơn là Vương Hổ Ninh, một trí thức gió chiều nào theo chiều đó, giáo sư đại học Thượng Hải, đã từng viết tư tưởng cho Giang Trạch Dân, thuyết hợp tác 4 giai cấp trong đảng cộng sản, không những chỉ có công nông theo Mác và Mao, nay có cả trí thức và thương gia, kỹ nghệ gia; tiếp theo là họ Vương viết tư tưởng cho Hồ Cẩm Đào, “Tính chất khoa học và hành xử khoa học trong đảng cộng sản”. Nay họ Vương viết “Giấc mơ Trung quốc, Một Vành đai, Một Con đường” cho Tập Cận Bình. Cũng không may cho họ Tập là đúng vào lúc này, Donald Trump lên làm tổng thống Hoa Kỳ, khởi xướng chiến tranh thương mại với Tàu, bắt đầu bằng cách tố cáo cán cân mậu dịch quá ngả về phía Tàu, như năm 2017, Tàu nhập cảng từ Mỹ chỉ có 130 tỷ $, trong khi đó Mỹ nhập cảng từ Tàu là 505 tỷ $, thất thu là 375 tỷ. Rồi đến việc đánh thuế vào một số hàng Trung cộng, cùng việc tố cáo chính sách sao chép trái phép, không tuân thủ luật lệ quốc tế, ép những hãng xưởng ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật khoa học cho những hãng quốc doanh của Tàu. Những hành động trên làm cho những hãng xưởng nước ngoài rút khỏi Tàu mau lẹ hơn, cộng thêm những yếu điểm của các cơ cấu tài chánh, thị trường lẫn nợ công, làm cho kinh tế Tàu chao đảo. Lợi dụng cuộc họp mặt tại Bắc Đới Hà vào mùa hè 2018, mà Tập cố tình tránh mặt bằng cách đi công du một vài nước Phi châu, hai cựu Tổng bí thư và một số Ủy viên Trung ương đảng, tố cáo Tập Cận Bình là đã đi theo một đường lối chính trị phiêu lưu cả về quốc nội lẫn hải ngoại: về quốc nội thì không nghĩ đến tình trạng kinh tế bắt đầu sa sút, dùng tiền tiêu vào những dự án không tưởng trong chương trình “Một vành đai, Một con đường”, chẳng khác nào như Liên Xô trước kia đã đầu tư vào Sibérie, không mang lại lợi nhuận. Về ngoại giao thì làm mất lòng phần lớn những nước chung quanh, nhất là lại tỏ vẻ thách thức Hoa Kỳ. Họp Bắc Đới Hà, một vùng biển ở phía bắc Bắc Kinh, luôn diễn ra những cuộc họp từ thời Mao, trải qua Đặng, kéo dài cho tới Giang và Hồ Cẩm Đào. Đây là dịp các ông lớn tân cũng như cựu, vừa đi nghỉ hè, vừa gặp nhau để bàn và đồng thuận về những chính sách tương lai cho xứ Tàu . Nhưng lần này Tập Cận Bình cố tránh mặt, đi thăm một vài nước Phi châu, nghĩ rằng để tay em của mình ở nhà giải quyết mọi vấn đề. Không dè sự việc xảy ra không tốt đẹp như ông nghĩ. Các ông lớn, cựu và tân, tiêu biểu là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm đào, Hồ Xuân Hoa v.v… đã họp lại và tố cáo Tập Cận Bình đã rời xa chính sách của Đặng Tiểu Bình với 16 chữ vàng “Cẩn thận quan sát. Giữ vững trận địa. Ẩn mình chờ thời. Quyết không đi đầu”, mà lại đi theo một chính sách mạo hiểm, quốc nội cũng như quốc ngoại, đang đưa nước Tàu tới gần bờ vực thẳm. Người bắn phát súng đầu tiên, đó là tay em của Giang Trạch Dân, rồi những người khác hùa theo. Họ Giang đã lợi dụng tình thế tấn công họ Tập, cho tay em viết những bài báo ngầm tố cáo họ Tập, đăng ngay trên tờ Nhân dân Nhật báo ngay sau vụ Bắc Đới Hà sau mùa hè 2018. Trong khi đó Hồ Cẩm Đào, lợi dụng tình thế, ngư ông thủ lợi. II) Tập cận bình, con đại bàng gãy cánh hay những chỉ dấu chứng tỏ họ Tập không còn quyền thế như trước, sau cuộc nghỉ hè ở Bắc Đới Hà vào mùa hè năm 2018. Thực vậy, theo những nhà theo dõi chính trị nội bộ Tàu, thì từ mùa hè năm 2018, sự xuất hiện của họ Tập càng ngày càng ít trên truyền hình và báo chí Trung Cộng. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, vào tháng 1 năm 2018 đã nhắc đi nhắc lại kế hoặch “Một vành đai, một con đường” của họ Tập, tính ra là 20 lần trong một tháng. Nhưng cũng vào tháng 1 năm 2019, chỉ nói tới 7 lần. Trong kỳ họp Lưỡng Viện, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc mới đây, vào đầu tháng 3/2019, ông Lý Khắc Cường, đương kim Thủ tướng, đọc bài tường trình chính trị trước Quốc hội, lần này không nhắc tới kế hoạch “Made in China 2025 “, trái hẳn với những lần trước từ 3 năm nay. Mặc dù uy tín và thế lực của Tập Cận Bình bị giảm nhưng họ Giang và họ Hồ vẫn giữ họ Tập tại chức. Cũng theo những nhà quan sát, thì ai cũng biết, trong 3 phe, họ Tập, họ Hồ và họ Giang, không có phe nào có đa số trong Trung Ương đảng, cơ quan quyền lực tối cao, không những của đảng, mà của toàn thể cơ cấu chính trị của Tàu, vì theo truyền thống, từ thời Lénine, cho rằng đảng là cơ quan quyền lực cao nhất của những nước cộng sản, trên chính quyền, trên quốc hội và trên bất cứ một cơ quan chính trị nào. Chính vì không có đa số ủng hộ mình, nên cũng từ cuộc họp Bắc Đới Hà 2018, họ Tập không dám triệu tập Hội nghị Trung ương đảng, theo nguyên tắc là một năm ít nhất là 2 lần, vào tháng 4 và tháng 11. Ngoài ra còn rất nhiều những chỉ dấu chứng tỏ họ Tập đã yếu thế. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao họ Giang và họ Hồ, theo nguyên tắc, hai phe hợp lại, có thể triệu tập một cuộc họp Trung ương đảng, và hất họ Tập khỏi địa vị hiện nay, việc mà trước kia đảng đã làm nhiều lần vào thời Mao và thời Đặng. Để trả lời câu hỏi này, phải tìm ra nhiều nguyên nhân và giả thuyết: Họ Giang và họ Hồ cũng biết là nước Tàu hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, hất cẳng họ Tập chỉ là việc đổ dầu thêm vào lửa, hậu quả rất khó lường, và người làm chuyện này chỉ mang tội với dân Tàu và lịch sử Tàu. Hai ông Giang và Hồ đều là những nhà chính trị lão luyện, đầy kinh nghiệm đấm đá, họ biết rằng để họ Tập ngồi tại vị, thì có thể còn giật dây ở đằng sau; nay với một Bộ Chính trị và một Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới, họ khó kiểm soát người và sự việc. III) Trong ba họ, họ nào có ưu thế hiện nay? Một cách rất tương đối, thì trong 3 nhà, nhà họ Hồ có vẻ ưu thế hơn, vì ông có tay em là đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường. Đấy là chưa nói đến việc nhân vật thứ 4 trong Ban thường Vụ Bộ Chính trị Uông Dương, Chủ Tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Tàu, tương đương với Mặt trận Tổ quốc của cộng sản Việt Nam, mà nhiều nhà quan sát cho rằng là ông này là người của phe họ Hồ. Tuy nhiên trong một chế độ độc tài, bằng mặt chứ không bằng lòng, lại thêm truyền thống quân chủ phong kiến cực quyền, ngoài miệng thì hô to “Hoàng thượng vạn tuế”, nhưng sau lưng thì chỉ chờ cơ hội lật đổ hoàng thượng. Có thể có rất nhiều biến cố quan trọng sẽ xảy ra cho nước Tàu trong một tương lai gần. IV) Nước Tàu sẽ đi về đâu? Nước Tàu sẽ theo vết xe đổ của Liên Xô, vì những mộng tưởng quá lớn, vì những tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản, sẽ nổ tung ra từng mảnh, ít nhất là 5 mảnh: Mãn, Hán, Hồi, Tạng, Duy Ngô Nhĩ? Hay sẽ theo Nhật bản, vì thách thức địa vị độc tôn của Hoa kỳ, bị lâm vào khủng hoảng năm 1997 và từ đó đi vào suy trầm kinh tế cho tới nay? Tất cả những điều đó chỉ là những sự tiên đoán, không có gì chắc chắn, vì còn nhiều yếu tố bất ngờ chưa xuất hiện, hay đã xuất hiện rồi mà chúng ta chưa biết, vì sự hiểu biết của chúng ta cũng rất có giới hạn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn. Đó là nước Tàu không thể tìm lại sự tăng trưởng cách đây 30 năm, với 2 con số. Và từ đó, những mộng tưởng của Tập Cận Bình “Giấc mơ Trung Quốc, Made in China 2025 – Một vành đai, một con đường, Sát nhập Đài Loan vào lục địa”, tất cả những thứ này hoặc bị quên lãng, hay nếu thực hiện thì chỉ thực hiện một phần, vì không còn quá nhiều tiền như trước kia. Chính vì vậy mà Tập Cận Bình được ví như một con đại bàng gãy cánh, theo như một nhà bình luận, không thể bay cao và bay xa nữa, mặc dù có thể ông vẫn còn tại chức, ít nhất là cho hết nhiệm kỳ 2. CON Rồng Trung Quốc sẽ rơi rụng... và tan xác theo Mật truyền Tây Tạng... vào 2019... Nước Tàu sẽ theo vết xe đổ của Liên Xô, vì những mộng tưởng quá lớn, vì những tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản, vì mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo…và bị Liên Quân Quốc Tế bao vây chia cắt...sẽ nổ tung ra từng mảnh, ít nhất là 5 mảnh: Mãn, Hán, Hồi, Tạng, Duy Ngô Nhĩ?  
......

TỰ CHUI VÀO BẪY

Ảnh minh hoạ: Đinh Tấn Lực Đỗ Ngà Một đại ca giang hồ chuyên nghề cho vay nặng lãi, hắn lục tìm các anh nhà nghèo, có nhà cửa là tài sản duy nhất và thích đua đòi khoe khoang. Hắn gạ cho vay một cách dễ dãi. Ai thích mua ô tô, hắn cho vay. Ai thích SH sang chảnh hắn cho vay để mua con SH vi vu cùng bạn cùng bè. Ai muốn gì hắn cũng cho vay, miễn sao giá trị gói vay ấy thấp sơn rất xa giá trị căn nhà mà con nợ đang ở. Thế rồi những đồng tiền đi vay để mua sắm ấy trở thành gánh nặng mà con nợ không cách nào trả nổi. Những chiếc ô tô hay SH không sinh ra đồng lợi nào, nhưng khi túng thiếu bán đi, giá trị chỉ còn phân nửa. Lãi suất vay nóng quá cao, đến kỳ hạn không trả nổi, thế là thằng chủ nợ dẫn đàn em mặt mày bậm trợn đến siết nợ. Hắn buộc chủ nhà phải kí giấy bán nhà cho hắn. Nhờ thế, hắn thu được rất nhiều bất động sản về cho mình. Thủ đoạn cho những thằng nghèo chơi sang vay tiền tiêu xài để bị rơi vào thế không còn khả năng trả nợ rồi ép con nợ ký bán nhà cửa đất đai với giá rẻ mạt. Người ta gọi đó là bẫy nợ ! Như vậy chúng ta có biết tại sao Trung Cộng luôn chơi với những nước độc tài nghèo đói, thích phá phách và hay tiêu sang không? Vì Trung Cộng cũng tựa như tên giang hồ cho vay nặng lãi kia, nó đi lùng sục những nước độc tài nghèo đói thích vay tiêu hoang phí để cho bọn này vay. Mục đích là ép những nước đó ký nhượng địa 99 năm, để nhà cầm quyền Bắc Kinh thiết lập những căn cứ kinh tế lẫn quân sự bủa khắp thế giới này. Thực ra sáng kiến “1 vành đai, 1 con đường” của Tập Cận Bình là một dự án chính trị ẩn dưới dạng dự án cơ sở kinh tế. Mục đích là Trung Cộng muốn chiếm cứ các vị trí đường biển và đường bộ từ Á xuyên Âu để hình thành nên gọng kìm nhằm giữ lấy một thị trường rộng lớn. Sau đó họ sẽ tiến tới thiết lập các căn cứ quân sự trên các vùng bị chiếm cứ ấy để từ đó hình thành nên vòi bạch tuộc kiểm soát một phần thế giới nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ. Đó là cả một dự án lớn, Trung Cộng thực hiện nó bằng cách dụ dỗ, gài bẫy, ép nhượng và sau đó là chiếm giữ. Sri Lanka là một bài học, chính nước này đã dính bẫy nợ và bị buộc phải nhượng cảng Hambantota cho Trung cộng khai thác trong 99 năm. Khi bị sập bẫy, Sri Lanka mới bừng tỉnh nhưng đã muộn, cảng đã thuộc về Trung cộng. Biết chắc một thời gian sau, Trung cộng sẽ thiết lập cơ sở quân sự nên Thủ tướng Sri Lanka đã yêu cầu bộ tư lệnh hải quân phía nam Sri Lanka dời về gần sát cảng biển Hambantota, nằm dọc con đường giao thương hàng hải đông – tây đóng quân. Để làm gì ? Để Hải Quân Sri Lanka đóng vai trò như là con mắt giám sát động tĩnh của Trung Cộng, nhằm ngăn cản mưu đồ biến cảng này thành căn cứ quân sự của Trung Cộng. Tại sao phải khổ vậy? Để sập bẫy rồi giờ phải ngồi canh thằng Tàu nó giở trò gì trên đất của mình? Dự án đường cao tốc Bắc Nam có giá trị khoảng 13,6 tỷ đô la, và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam có giá trị khoảng 58,7 tỷ đô la. Tổng giá trị 2 đại dự án này là 72,3 tỷ đô la. Những dự án này không thể dùng tiền Việt để chi trả mà phải dùng ngoại tệ. Năm 2016, Việt Nam đã nợ nước ngoài là 210% GDP, tương đương với 431 tỷ đô la. Có thể năm 2019 này số nợ đã cao hơn. Như ta biết, hầu hết nguồn vốn ODA giải ngân trong những năm gần đây là do những hợp đồng vay từ trước năm 2014 vì nguồn vay mới giờ đã cạn. Tại sao những nước thường cho vay ODA giờ họ siết lại? Đơn giản, vì những nước có nền chính trị minh bạch họ không muốn cho chúa chổm vay thêm nữa. Nó nợ ngập đầu rồi ! Như vậy, với tổng tiền đầu tư lên đến trên 72 tỷ đô, Việt Nam đã vay ai? Không phải Trung Cộng thì không ai có thể vào đây cho vay số tiền khổng lồ này được. Khi đó nợ Việt Nam phình lên đến một con số khổng lồ thì lấy tiền đâu trả cho Trung Cộng đây? Nếu lâm vào khoản nợ này thì không phải chỉ nhượng Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc thôi, mà lúc đó nếu Trung Cộng đòi nhượng thêm 10 khu nữa thì VN cũng phải kí. Mới 1 cảng biển mà Sri Lanka đã ăn không ngon ngủ không yên thì cả chục khu như vậy, hải quân Việt Nam có đủ dũng khí đóng quân gần đó để canh me quân Tàu không? Hay lại trốn biệt để đi cướp đất với dân? Khi dự án đường cao tốc Bắc Nam được chuẩn bị mời thầu thì bộ ông bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải GTVT Nguyễn Văn Thể nói gần nói xa để trấn an nhân dân rằng, “Trung Quốc trúng thầu sẽ không sao, vì họ có năng lực”. Vâng! Ở đây cho dù nhà thầu Trung Quốc có trúng thầu bằng năng lực tốt đi nữa, thì khi nhà thầu Trung Quốc nhận gói thầu này thì điều đó cũng đồng nghĩa rằng, gói vay khổng lồ đó chính là của Trung Quốc. Và chỉ cần như thế là sụp bẫy nợ Trung Cộng, hậu quả sau đó sẽ là nhượng địa rất nhiều cho Trung Cộng. Vì với số tiền khổng lồ đó, cộng thêm nợ cũ, Việt Nam trả sao nổi? #TrungQuốc, #ĐườngcaotốcBắcNam, #nợcông  
......

Mai sau còn lại gì?

Song Chi – RFA Tuổi trẻ thế giới và vấn đề môi trường Greta Thunberg, nhà hoạt động trẻ người Thụy Điển, một tiếng nói nổi bật trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm nay. Nếu chiến thắng, cô sẽ trở thành người trẻ tuổi nhất đoạt giải này, 16 tuổi, trẻ hơn cả Malala Yousafzai, người Pakistan 17 tuổi khi nhận giải vào năm 2014. Thunberg bắt đầu đình công và không đến trường vào mỗi thứ Sáu mùa hè năm 2018, và thay vào đó đã biểu tình trước Quốc hội Thụy Điển để yêu cầu các biện pháp hiệu quả hơn chống lại biến đổi khí hậu. Sau bài phát biểu tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Ba Lan và tại diễn đàn Davos, cô đã trở thành tấm gương cho nhiều người trẻ trên toàn thế giới, những người từ đó đã thúc đẩy các sáng kiến tương tự. Nhưng còn trẻ hơn nữa, là Victor, người Pháp, đã huy động được hàng ngàn người xuống đường vào ngày 9.3 ở Metz (Pháp) để bảo vệ môi trường, cũng như đã viết thư gởi Tổng thống Pháp và các thị trưởng, yêu cầu coi bảo vệ môi trường là ưu tiên (“Marche pour la biodiversité à Metz : Victor savoure son succès”, Daily Motion) Được truyền cảm hứng từ Greta Thunberg, rất nhiều cuộc biểu tình với sự tham gia của giới trẻ, học sinh đã diễn ra ở hàng trăm thành phố khác nhau trên thế giới, từ châu Âu, châu Á, Mỹ, Úc, Canada…nhằm kêu gọi chính phủ nước mình và các tổ chức khác nhau trên thế giới hãy có những biện pháp mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn để cứu vãn trái đất, và để nâng cao nhận thức của con người về môi trường. Những phong trào này có tên gọi Friday for future, Youth for Climate, Youth Strike 4 Climate. Tôi đã từng bắt gặp ít nhất một lần vào ngày thứ Sáu 15.3, hàng ngàn người trẻ đang tập trung trước cửa Tòa Thị Chính ở Leeds, nước Anh, nơi tôi đang sống, để tham gia cuộc tuần hành về biến đổi khí hậu này. Và tất nhiên không có giới trẻ VN. Giới trẻ VN từng nhiều lần đổ xuống đường hàng ngàn người, nhưng là để cổ vũ cho đội tuyển bóng đá nước nhà trong một trận đấu ở khu vực hoặc châu lục, hoặc để đón chào thần tượng của mình là các ca sĩ nhạc Hàn Quốc K-Pop. Tôi không trách giới trẻ VN. Sống trong một quốc gia lạc hậu, đi ngược dòng chảy của nhận loại và luôn luôn đứng bên lề của hầu hết mọi hoạt động dân chủ, tích cực, tiến bộ, nhân văn của thế giới, các em chẳng được dạy phải quan tâm đến môi trường sống, cũng như không được dạy vô số điều khác. Nhận thức là cả một quá trình. Mặt khác, sống trong một xã hội thế nào thì con người sẽ bị ảnh hưởng như thế. Bản thân tôi cũng chỉ ý thức về môi trường từ khi ra sống ở nước ngoài. Ở các nước tiến bộ, từ chính phủ cho đến người dân đều có ý thức quan tâm bảo vệ môi trường. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi vấn đề biến đổi khí hậu đã thực sự gây ra những thiên tai, bất ổn cho nhân loại. Ý thức về môi trường-bắt đầu từ những việc nhỏ… Ý thức quan tâm bảo vệ môi trường được nhắc nhở hàng ngày, bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như rác. Ở các nước tiến bộ người dân rất có ý thức không xả rác ở ngoài đường, nơi công cộng. Một đứa trẻ khi thấy một cái rác ngoài đường cũng tự động cúi xuống lượm đem vứt vào thùng rác. Mọi nơi mọi chỗ đều có thùng rác công cộng. Ở VN người ta chỉ giữ sạch đẹp ngôi nhà của mình, còn con ngõ chung, con đường chung, cho tới công viên… thì hết sức thoải mái. Không hiếm những cảnh người lớn thản nhiên vứt rác xuống đường, ngay trước mặt con em mình, cha mẹ hành xử như vậy thì làm sao dạy được con? Cứ mỗi lần sau một dịp lễ hội, ngày Tết tại một khu vực nào đó bao nilon, giấy gói kẹo, rác các loại… vứt bừa bãi khắp nơi, hoa thì bị bẻ, ngắt… Ở các nước rác thải hàng ngày thường được chia làm nhiều loại, bỏ vào những loại bao bì, thùng rác khác nhau: nào rác hữu cơ và vô cơ, rác có thể tái chế, không thể tái chế v.v… Các nước Bắc Âu như Na Uy họ xử lý rất tốt vấn đề rác thải. Rác sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình thường có 3 loại bao bì và ba loại thùng rác: rác thực phẩm, rác giấy các loại, rác linh tinh các loại, riêng chai lọ, kính…lại phải để riêng. Như vậy dễ cho nhân viên đổ rác khỏi phải mất thì giờ phân loại. Sợ người dân lười không mua các loại bao rác khác nhau, nhà nước cấp các loại bao rác miễn phí từng cuộn, để ở các siêu thị, khi đi mua hàng, người dân chỉ việc lấy đem về dùng. Riêng bao nilon, các chai nước ngọt, lon nước ngọt…là những thứ có thể tái chế, để khuyến khích người dân trả lại chai, lon, nhà nước có chính sách cứ đổi vỏ chai thì được trả lại tiền. Có những người siêng để dành hàng đống chai, lon, mỗi lần đem đến siêu thị bỏ vào máy đổi, cũng được kha khá tiền lẻ. Dân không nhà, đi ăn xin thường chịu khó nhặt lon, chai từ vô số các thùng rác công cộng để đem đổi lấy tiền. Để hạn chế người dân sử dụng bao nilon vốn là thứ rất lâu bị tiêu hủy, ở các nước, khi đi siêu thị, đi mua bất cứ thứ hàng gì bạn phải trả tiền nếu muốn lấy bao. Làm như vậy người dân sẽ có thói quen tiết kiệm dùng lại bao hoặc mua các loại túi xách để không phải xài bao. Trong khi ở VN rác không hề được phân loại, rất khổ cho nhân viên ngành vệ sinh. Ngay rác thải y tế với bông băng, kim tiêm, tiềm ẩn bao nhiêu mầm bệnh tật…việc quản lý, xử lý cũng đang đặt ra rất nhiều vấn đề về sự ô nhiễm môi trường. Người VN dùng bao nilon vô cùng thoải mái, bao nilon luôn luôn là thứ đi kèm với món hàng mua, không phải trả tiền, mà bao nilon ở VN thường là tái chế, nhiều khi bọc thức ăn không biết có vệ sinh, an toàn hay không. Người Việt lại ăn nhậu, uống bia nhiều, lon chai sử dụng số lượng lớn nhưng chắc chả có mấy cá nhân nghĩ đến chuyện đem đổi trả lại lon. Không chỉ bao nhựa, chai nhựa, lon thiếc…mà cả áo quần cũ cũng là những thứ tái chế được. Chính phủ Na Uy khuyến khích người dân đem đồ cũ tặng cho những cửa hàng bán đồ cũ để người thu nhập thấp có thể mua dùng, hoặc tặng để tái chế… …cho tới những chuyện lớn Bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt như vậy cho tới chuyện lớn hơn. Thiên nhiên, môi trường sống ở VN đang bị hủy hoại, tàn phá hàng ngày hàng giờ với mức độ khủng khiếp, nhưng từ đa số người dân cho tới chính nhà cầm quyền, chả ai quan tâm. Ngược lại, nhà cầm quyền còn là thủ phạm góp tay đắc lực nhất. Khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, từ rừng sâu đến biển cả, từ Nam ra Bắc đều có thể chứng kiến mức độ phá hoại này. Những thành phố lớn thì ngày càng ô nhiễm vì khói bụi, xăng xe, rác thải sinh hoạt…, có được con đường đẹp rợp bóng cây xanh nào là chặt trụi để xây cất, có được khoảng thở như công viên, quảng trường, hồ…nào là lấn chiếm, san lấp, khiến mức độ ngột, ô nhiễm càng tăng. Rừng bị tàn phá bừa bãi, những nhà máy công nghiệp xả khói đen mù lên bầu trời, xả thẳng chất độc hại ra sông, biển… Thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây nên chỉ là một vụ nổi bật trong vô vàn sự phá hoại, hay nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Bình Thuận gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, rồi nhà máy khai thác bauxite ở Tây Nguyên: “Nguy cơ ô nhiễm ở hai dự án bô xít Tây Nguyên” VNExpress, “Bauxite Tây Nguyên: Bộ TN-MT cảnh báo nhiều nguy cơ về sự cố môi trường”, Dân Trí…Như chúng ta biết, từ khi dự án này còn nằm trên giấy nhiều tầng lớp trí thức, nhân sĩ, các nhà chuyên môn đã lên tiếng can ngăn, cảnh báo nhà cầm quyền không nên thực hiện dự án nhưng họ vẫn làm, bất chấp dư luận. Và rất nhiều trong những dự án, công trình, nhà máy gây ô nhiễm hay phá hoại môi trường là của Trung Cộng. Người ta thản nhiên xây cất nhà cửa, biệt phủ, khu resort…trên rừng phòng hộ: “Sóc Sơn cấp 229 sổ đỏ ‘xẻ thịt’ hàng chục ha rừng phòng hộ”, Zing.vn, “Tan nát rừng phòng hộ Sóc Sơn”, Thanh Niên, “’Mẹ rừng’ phòng hộ Sóc Sơn đang từng ngày chảy máu!” An ninh Tiền tệ, Thanh Hóa: “Xóa sổ 2.000 ha rừng phòng hộ”, Người Lao Động… Người ta “băm” cả núi, đồi: “’Băm nát’ núi để xây biệt thự ở Khánh Hòa”, VNExpress, “Đất đồi ở Vân Phong bị san lấp trước thông tin thành đặc khu”, VNExpress v.v… Sự phá hoại không sao kể xiết. Hậu quả là bão lũ càng năm càng dữ dội, sông ngòi, biển, đất đai bị ô nhiễm, cá và các sinh vật biển chết, cây cối bị nhiễm độc, sức khỏe của con người ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người Việt Nam nhiều khi không ý thức được rằng mình may mắn như thế nào so với nhiều quốc gia khác (ví dụ như các nước Bắc Âu một năm có đến 4,5 tháng tuyết phủ trắng xóa, lạnh cóng), khi được sống trên một đất nước với khí hậu nhiệt đới có thể trồng trọt quanh năm, sinh thực vật phong phú, đất đai đồng bằng nhiều đủ khai thác nông nghiệp, lại có biển…Chả thế mà ông cha ta từng nói “đất nước ta rừng vàng biển bạc”. Nhưng chỉ sau mấy chục năm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản VN, tài nguyên của đất nước đã bị khai thác cạn kiệt, rừng, biển, môi trường sống đều bị tàn phá. Ở đây không phải là sự ngu dốt, thiếu hiểu biết. Mà là sự tham lam, vô trách nhiệm đến tận cùng của những người lãnh đạo đảng và nhà nước VN bao nhiêu năm qua, từ trung ương đến địa phương. Với lối tư duy chỉ biết có tiền, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, không nghĩ gì đến tương lai, tài sản ông bà để lại có bao nhiêu xài, phá cho bằng hết. Các thế hệ sau liệu còn được gì? songchi’s blog  
......

Việt Nam được gì sau chuyến thăm của Bộ trưởng kinh tế Đức?

Ảnh: Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier - Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc Thường Sơn - VNTB   (VNTB) - Hình như chẳng được gì cả.   Sau cuộc gặp giữa thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier vào chiều ngày 25 tháng 3 năm 2019 tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, Bộ trưởng Altmaier đã không hề đả động gì đến tương lai phục hồi Quan hệ đối tác chiến lược Đức- Việt, phục hồi các chương trình viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cũng không hứa hẹn một từ ngữ nào về ‘sẽ hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy nhanh tiến độ EVFTA’. Thái độ im lặng đầy chủ ý có qua có lại ấy đã một lần nữa mang đến nỗi thất vọng ngập ngụa cho Nguyễn Xuân Phúc nói riêng và Bộ Chính trị của ông ta nói chung.   Trước cuộc gặp trên, hệ thống tuyên giáo và báo chí nhà nước đã mở một đợt tuyên truyền khấp khởi hy vọng về ‘làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược Việt - Đức’, hay chân thật hơn thì hé môi về ‘phục hồi quan hệ đối tác chiến lược Việt - Đức’, đồng thời ra sức cổ vũ cho tín hiệu bật đèn xanh của Bộ trưởng Đức Peter Altmaier về ‘Đức thúc đẩy sớm ký kết và phê chuẩn EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam).   Nhưng việc chính quyền Việt Nam và dàn dồng ca báo đảng gần như im bặt sau cuộc gặp Nguyễn Xuân Phúc - Peter Altmaier đã cho thấy những hứa hẹn (nếu có) của Phạm Bình Minh khi sang Đức về ‘sẽ trả Trịnh Xuân Thanh’ vẫn chỉ là một thủ thuật ‘hứa cuội’ nhằm câu giờ - mục tiêu khiến cho người Đức mệt mỏi mà phải ‘buông’ vấn đề Trịnh Xuân Thanh và phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Thêm một lần nữa Phạm Bình Minh bị mất mặt với Đức, sau khi Bộ Ngoại giao của ông ta đã ‘hứa cuội’ nhiều lần suốt từ những tháng cuối năm 2017 cho đến nay.   Việc Bộ trưởng Altmaier đề cập một cách thẳng thừng đến vấn đề Trịnh Xuân Thanh với Thủ tướng Phúc cũng cho thấy phía Đức vẫn kiên định và quyết liệt bảo lưu quan điểm đòi hỏi những kẻ bị tố cáo gây ra vụ bắt cóc Thanh phải tôn trọng tinh thần nhà nước pháp quyền của Đức, chứ không phải Đức tìm cách ‘bảo kê’; cho một quan chức đầy rẫy tì vết tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh.   Trang Thoibao.de cho biết Bastian Hartig - phóng viên của đài Deutsche Welle tháp tùng phái đoàn Bộ trưởng Altmaier - đã viết trên Twitter: “Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier nói, Chính phủ Đức hy vọng rằng các sự cố đã làm xấu đi mối quan hệ sẽ không lặp lại, đó là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”.   Ngoài ra trong một bài tường thuật, phóng viên David Zajonz của đài phát thanh Đức MDR đưa tin, ngoài vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Altmaier còn đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trích dịch bài tường thuật (từ phút thứ 1:43):   “Tham nhũng cũng là một đề tài lớn. Vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ giữa hai nước không phải là kinh tế, mà là vụ bắt cóc ngoạn mục Trịnh Xuân Thanh trên nước Đức bởi mật vụ Việt Nam ở giữa đường phố Berlin. Trịnh Xuân Thanh ngồi tù ở Việt Nam gần 2 năm nay. Hậu quả là một thời kỳ băng giá trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung là xấu”.   Trước chuyến đi Việt Nam của Bộ trưởng Altmaier, các Nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức thuộc Đảng Xanh đã yêu cầu Bộ trưởng Altmaier nỗ lực cho nhân quyền. Tại Việt Nam ông Altmaier đã đề cập đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nói về một giai đoạn khó khăn trong quan hệ giữa hai nước. “Dĩ nhiên tôi cũng đã nói chuyện về những vấn đề giữa hai nước. Nhân quyền đóng một vai trò quyết định trong chính sách của nước Đức, bất kể là nhân quyền ở nước nào. Tôi đã nêu rõ điều đó với đối tác hội đàm“, Bộ trưởng Altmaier nói”…   Thêm một lần nữa người Đức bị ‘lừa’ bởi những lời ngon ngọt nhưng chẳng có gì bảo chứng, và đã cử Bộ trưởng Altmaier đến Việt Nam, với kết quả không phải để bàn luận về ‘quan hệ hợp tác song phương’ mà chỉ thuần túy là người truyền đạt thông điệp của phía Đức mà chẳng nhận được phản hồi đáng tích cực nào từ phía Nguyễn Phú Trọng - nhân vật được xem là ‘tác giả’ vụ Trịnh Xuân Thanh.     Và đó cũng là luật nhân quả khi giới chóp bu Việt Nam đã chẳng nhận được món quà nào từ chuyến làm việc của Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier.
......

Dính nợ Trung Quốc, phải gán cả sân bay cho người Tàu

Sân bay quốc tế Zambia. Hiện nay, Trung Quốc đang cung cấp các giao dịch hấp dẫn cho châu Phi, cả trong giao dịch tiền mặt và giao dịch thương mại đã lỗi thời hoặc khá hạn chế. Chúng đều có vẻ rất có triển vọng nhưng thực ra thì rất nguy hiểm. Đáng nói, Chính phủ Zambia đã ký hợp đồng với người Trung Quốc khi không suy nghĩ gì và cố tình che đậy nhiều chi tiết nhưng tất cả mọi việc chỉ khiến sự hợp tác này biến thành chủ nghĩa thực dân thời hiện đại.   Theo đó, Trung Quốc hiện đang đề xuất tiếp quản sân bay quốc tế Kenneth Kaunda nếu Chính phủ Zambia không trả được khoản nợ nước ngoài khổng lồ đúng hạn.   Vấn đề ở đây là liệu nền kinh tế Zambia có còn đủ sức để trả khoản nợ đó hay không. Đây chính là chiến lược điển hình Trung Quốc.   Hơn nữa, đó không phải là điều duy nhất Zambian phải chịu từ Trung Quốc. Người Trung Quốc đang sở hữu 60% cổ phần của tập đoàn truyền hình quốc gia Zambia, điều đó có nghĩa là, người Trung Quốc có quyền quyết định những gì được hay không được công chiếu trên các kênh truyền hình quốc gia.   Bên cạnh đó, quốc gia ở Tây Phi, Ghana cũng đang nối bước Zambia vì các nhà lãnh đạo của nước này đã bắt đầu ký kết hợp đồng với Trung Quốc.   Cụ thể, Công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc, STARTIME đang dần có được vị trí trong các tổ chức lớn, các công ty khai thác lớn nhất của Ghana cũng sẽ sớm bị thâu tóm bởi một công ty Trung Quốc và nhiều công ty khác.   Một số tờ báo đặt câu hỏi rằng: “Bây giờ, nếu đây không phải là chế độ nô lệ thời hiện đại, thì còn có thể là gì?”. Nô lệ châu Phi thế kỷ 21 không bao giờ bị xiềng xích, họ đang mắc nợ do sự thiếu hiểu biết hoặc lợi ích ích kỷ của các nhà lãnh đạo. Thật thảm hại!  
......

Hội Nghị Vietnam Cyber Dialogue 3: Đối phó với Luật An Ninh Mạng

Việt Tân Vào ngày 31/3/2019 sắp tới đây, một lần nữa sự kiện Vietnam Cyber Dialogue (VCD, https://internetfreedomfestival.org/vietnam-cyber-dialogue) sẽ quy tụ nhiều thành phần quốc tế và Việt Nam gồm các chuyên gia an ninh mạng, đại diện bộ ngoại giao, XHDS và các phóng viên để thảo luận thách đố và giải pháp để nâng cao quyền tự do internet tại Việt Nam. Sự kiện được tổ chức cùng với Hội Nghị Tự Do Internet (Internet Freedom Festival – IFF) toàn cầu được diễn ra hàng năm tại thành phố Valencia, Tây Ban Nha trong tuần lễ 1-5 tháng Tư, 2019. Đặc biệt, sau 3 tháng Luật An Ninh Mạng đã được thi thành, VCD lần này sẽ tập trung tìm giải pháp đối phó từ nhiều khía cạnh như: luật pháp, áp lực quốc tế, công ty internet và giải pháp kỹ thuật. Ngoài ra, những vấn đề như lan truyền mã độc để theo dõi người dân, dư luận viên, kiểm duyệt websites, bắt bớ cư dân mạng chỉ vì biểu đạt online tiếp tục là những mối đe dọa lớn cho nền tự do internet tại Việt Nam. VCD được diễn ra hàng năm từ năm 2017 do Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Article 19 và Việt Tân đồng tổ chức. Mang hình thức bàn tròn và diễn ra nguyên ngày trong Hội Nghị IFF, VCD đặt Việt Nam ở hàng ưu tiên của Hội Nghị IFF và gia tăng sự hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác cổ vũ cho tự do internet tại Việt Nam. Qua VCD đã có những hợp tác như đo lường mức độ kiểm duyệt mạng; hỗ trợ kỹ thuật cho giới hoạt động qua No Firewall Helpdesk; và chuyển dịch công cụ an toàn mạng và vượt tường lửa. Năm nay Hội Nghị IFF kỷ niệm 5 năm và tiếp tục là một trong những hội nghị Internet lớn nhất thế giới, có khả năng quy tụ hơn 1.000 chuyên gia, chức trách từ nhiều quốc gia, ký giả, XHDS, các nhà tài trợ từ hơn 100 quốc gia. Trong hơn 15 năm qua mạng internet là tố chất quan trọng phá vỡ bưng bít thông tin tại Việt Nam. Với 60 triệu người dùng mạng, cộng với sự sáng tạo của giới trẻ và XHDS, internet đã giúp thúc đẩy không gian biểu đạt chính kiến và hoạt động cho XHDS. Trong bối cảnh này, quyền tự do internet là một trong những lãnh vực hoạt động ưu tiên của Việt Tân.  
......

CÂU CHUYỆN CỦA ĐÀI - TỪ LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN ĐẾN TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm| Bài phát biểu của Luật Sư Nguyễn Văn Đài trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ 2019. Kính thưa Ban Tổ Chức, thưa các vị đại biểu,   Cảm ơn quí vị đã cho tôi cơ hội nói về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam qua câu chuyện của tôi. Tôi tới Đông Berlin của CHDC cuối năm 1989, tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của bức tường Berlin cùng với chế độ cộng sản ở Đông Đức và các nước Đông Âu. Đồng thời niềm tin của tôi vào chủ nghĩa cộng sản cũng sụp đổ khi tôi bừng tỉnh và hiễu rõ bản chất xấu xa của nó.   Cuối năm 1990, lúc đó tôi 20 tuổi, tôi quyết định trở về Việt Nam với niềm tin và hy vọng sẽ đóng góp vào cuộc cách mạng dân chủ để thay đổi đất nước Việt Nam của tôi.   Tôi tốt nghiệp Đại học Luật năm 1995, tôi trở thành Cơ đốc nhân và luật sư nhân quyền từ năm 2000, tôi bảo vệ những người theo đạo Tin lành thuộc sắc tộc thiểu số H’Mong và các Mục sư cùng các giáo hội Tin lành chưa được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công nhận. Tôi tốt nghiệp Đại học Luật năm 1995, tôi trở thành Cơ đốc nhân và luật sư nhân quyền từ năm 2000, tôi bảo vệ những người theo đạo Tin lành thuộc sắc tộc thiểu số H’Mong và các Mục sư cùng các giáo hội Tin lành chưa được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công nhận. Năm 2006, tôi thành lập và tham gia hoạt động Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam, Công Đoàn độc lập. Tôi thường viết bài đăng trên BBC tiếng Việt để cổ suý cho việc xây dựng chế độ dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Tôi mở các lớp học để chia sẻ với sinh viên về các quyền tự do chính trị và quyền tự do báo chí. Ngày 6 tháng 3 năm 2007, khi một đồng nghiệp của tôi đang giảng cho sinh viên tại văn phòng của tôi thì an ninh ập vào và bắt chúng tôi. Khi xét xử, Tòa án cộng sản lập luận rằng Việt Nam theo chế độ độc đảng Cộng Sản, khi anh nói về đa đảng tức tuyên truyền chống Nhà nước. Nói về quyền tự do báo chí tức là chống lại sự độc quyền báo chí của nhà nước và đó là tuyên truyền chống nhà nước. Kết quả là tôi bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Trong thời gian hơn 10 tháng bị tạm giam tại Trại tạm giam số 1 công an thành phố Hà Nội. Hàng ngày trại giam cung cấp cho chúng tôi đồ ăn chỉ với rau bẩn, họ không rửa rau trước khi nấu, nhiều hôm rau còn có những con đỉa và con sên bám vào đó, chúng tôi phải rửa lại rau bằng nước bẩn trước khi ăn. Một tuần chúng tôi được khoảng 100g thịt. Chúng tôi không được cung cấp nước sạch theo qui định, chúng tôi phải dùng tất, khăn mặt lọc 5 lần nước sinh hoạt bẩn để làm nước uống. Không được đọc báo, xem tivi,.. Sau khi ra tù tháng 3 năm 2011, tôi tiếp tục các hoạt động bảo vệ nhân quyền. Tháng 4 năm 2013, tôi và các nhà hoạt động nhân quyền khác thành lập Hội AEDC là một tổ chức XHDS hoạt động cổ suý và bảo vệ các quyền con người, đấu tranh nhằm xây dựng chế độ dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Tôi tiếp tục mở các lớp học về XHDS và nhân quyền cho sinh viên và các giáo dân Công giáo. Ngày 8 tháng 5 năm 2014, trong khi tôi đang trò chuyện với một nhóm sinh viên tại một quán cafe thì tôi bị 5 an ninh mặc thường phục tấn công, họ đánh tôi vỡ da đầu và phải khâu 4 mũi. Tháng 1 và 3 năm 2015, an ninh tấn công phá nhà của tôi 3 lần. Trong thời gian sau khi tôi hết quản chế ngày 6 tháng 3 năm 2015 tới ngày 16 tháng 3 năm 2015, tôi không được cấp hộ chiếu. Tháng nào an ninh cũng canh giữ không cho tôi ra khỏi nhà từ 3 tới 4 ngày. Ngày 6 tháng 12 năm 2015, tôi và 3 cộng sự sau khi kết thúc lớp học về nhân quyền cho 70 giáo dân Công giáo. Trên xe taxi để trở về Hà Nội thì bị 20 an ninh chặn xe và tấn công bạo lực gây thương tích, họ cướp hết tài sản, áo ấm, giầy, tiền, điện thoại và giấy tờ tuỳ thân, họ ném tôi ra bờ biển trong buổi tối giá lạnh. Chín ngày sau đó, ngày 16 tháng 12 năm 2015, trên đường tôi tới gặp Phái đoàn EU trước buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam, tôi bị cơ quan an ninh bắt giam. Và sau hơn hai năm tạm giam, ngày 6 tháng 4 năm 2018, họ mới đưa tôi và 5 cộng sự khác ra xét xử với cáo buộc rằng mong muốn của chúng tôi trong việc xây dựng chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam là tiến tới nhằm lật đổ chính quyền. Tôi bị kết án 15 năm và 5 năm quản chế. Trong thời gian bị tạm giam, sau 11 tháng, tôi mới được gặp vợ tôi lần đầu, lần tiếp theo là 3,5 tháng, lần tiếp theo là 4 tháng, lần tiếp theo là sau 9 tháng. 26 tháng sau khi bị bắt tôi mới được gặp luật sư lần đầu trong vòng 1 tiếng với sự giám sát của an ninh. Suốt 2 năm rưỡi, tôi không có một giây nào được ra dưới ánh nắng mặt trời theo đúng nghĩa. Bị giam chung với 1 người nữa trong buồng giam 6,5m2. Cũng trong thời gian đó, tôi phải ăn cơm sống 20 ngày, thức ăn thỉnh thoảng bị thiu hoặc họ cho xà phòng vào canh, cho những mùi khó chịu vào nước uống, cấp thuốc vào nửa đêm, thường xuyên ngừng không cho nghe radio và đọc báo, thỉnh thoảng cắt điện nước. Trại tạm giam nuôi những con gà trống có tiếng gáy to, cứ bắt đầu khoảng 2 giờ sáng là chúng cất tiếng gáy tới 6 giờ sáng làm nhiều người bị tạm giam mất ngủ,... Tóm lại là công an trại giam nghĩ ra mọi cách để gây khó khăn, cố ý làm cho tôi tức giận và khủng hoảng tinh thần. Mặc dù trải qua biết bao sự đàn áp, tù đày, nhưng với niềm tin nơi Thiên Chúa, tin và con đường chính nghĩa, lẽ phải mà mình đang bước đi. Tôi đã vượt qua được tất cả. Ngay sau khi tôi bị bắt, chính phủ các nước, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã lên án nhà cầm quyền CSVN và yêu cầu trả tự do cho tôi. Uỷ Ban Chống Bắt và Giam Giữ Tuỳ Tiện của LHQ cũng ra phán quyết cáo buộc nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền và yêu cầu trả tự do và bồi thường cho tôi. Trước áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế như chính phủ CHLB Đức, EU, Hoa Kỳ và rất nhiều quốc gia khác cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, nhà cầm quyền CSVN chấp nhận trả tự do cho tôi với điều kiện phải rời bỏ quê hương của mình đi tị nạn chính trị tại CHLB Đức vào ngày 7 tháng 6 năm 2018. Từ sau khi tới nước Đức, tôi vẫn cùng với các tổ chức và cộng đồng người Việt tiếp tục đấu tranh bảo vệ các quyền con người và thúc đẩy tiến trình dân chủ cho Việt Nam. Tôi xin cảm ơn quí vị đã lắng nghe câu chuyện của tôi. Luật sư Nguyễn Văn Đài Geneva Thụy Sỹ 26/3/2019  
......

Cựu quan chức Philippines kiện Tập Cận Bình ra Toà án Hình sự Quốc tế ICC

Phạm Minh Trung -  Luật Khoa tạp chí Hôm thứ Năm, ngày 21/3/2019, hai cựu quan chức cao cấp của chính phủ Philippines đã đệ đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về tội ác chống lại loài người do gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng ở Biển Đông, trang Rappler đưa tin. Trong đơn kiện gửi tới Văn phòng Công tố viên của ICC, cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario và bà Conchita Carpio Morales, nguyên lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của Philippines, thay mặt cho hàng trăm ngàn ngư dân và người dân nước này, cáo buộc ông Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao Trung Quốc đã phạm tội “gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng, gần như tàn phá vĩnh viễn môi trường biển trên khắp các quốc gia.” Họ nói rằng thiệt hại về môi trường xảy ra khi ông Tập Cận Bình và các quan chức khác thực hiện “kế hoạch mang tính hệ thống của Trung Quốc nhằm chiếm lấy Biển Đông”. Ông Del Rosario, bà Morales và các ngư dân viết trong đơn kiện: “Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức khác đã có những hành vi vi phạm luật quốc tế khi gây ra tổn hại nghiêm trọng cho (a) nhóm những người quốc tịch Philippines, những người phụ thuộc vào việc đánh bắt cá để kiếm sống, và (b) cho các thế hệ cư dân ven biển hiện tại và tương lai của các quốc gia ở Biển Đông, bao gồm cả những người mang quốc tịch Philippines, bằng cách đẩy nhanh sự sụp đổ nghề cá và do đó dẫn tới tình trạng thiếu lương thực ở một số quốc gia”. “Mặc dù được công bố rộng rãi, những hành động vô nhân đạo và tàn bạo này của các quan chức Trung Quốc ở Biển Đông và trong lãnh thổ Philippines vẫn chưa bị trừng phạt, và chính xác chỉ ICC mới có thể bắt họ chịu trách nhiệm với người Philippines và cộng đồng quốc tế. Chỉ ICC mới khiến Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp”. Manila sở hữu quyền đối với một phần của các vùng biển này, được gọi là Biển Tây Philippines. Tháng 7/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) ở Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ việc Trung Quốc đòi hỏi “quyền lịch sử” trên những tài nguyên tại các vùng biển nằm trong bản đồ “đường chín đoạn” ở Biển Đông mà Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố ngày 15/8/1951. Trong phán quyết của mình, PCA kết luận, “mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các ‘đảo’ ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng “độc quyền kiểm soát” các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.” Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia và Đài Loan là những nước có các yêu sách chồng chéo ở Biển Đông. Hai cựu quan chức cao cấp Philippines gửi lá đơn nói trên cho Tòa án Hình sự Quốc tế từ ngày 15/3, tức chỉ hai ngày trước khi Manila chính thức rút khỏi hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế hôm 17/3/2019. ICC là tòa án hình sự quốc tế thường trực, độc lập đầu tiên của cộng đồng quốc tế. Tòa án có thẩm quyền điều tra và xét xử các cá nhân chịu trách nhiệm về các tội ác nghiêm trọng nhất như: tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội xâm lược. Năm 2016, ICC ra tuyên bố mới, cho biết tòa án này sẽ bắt đầu thụ lý và xét xử cả những tội phạm liên quan đến hành vi hủy hoại môi trường, khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên và chiếm đoạt đất đai phi pháp. ICC nhấn mạnh hành động hủy hoại môi trường và chiếm đoạt đất đai có thể dẫn tới việc khởi tố các vụ án về tội ác chống lại loài người. Hiện số quốc gia thành viên của Quy chế Rome là 123, trong đó không có Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Singapore, và Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp không là thành viên của ICC, một quốc gia cũng có thể phải chịu ảnh hưởng của việc thực hiện thẩm quyền của tòa án. Trường hợp phổ biến là nếu công dân của nước đó phạm tội trên lãnh thổ của quốc gia là thành viên của ICC thì hành vi này thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án. Một trường hợp nữa là hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ một nước không phải thành viên của ICC, nhưng lại do công dân của một nước thành viên tiến hành, thì ICC vẫn có thẩm quyền xét xử công dân đó. Thông qua các diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhiều quốc gia đã thúc giục Việt Nam gia nhập Quy chế Rome nhưng Việt Nam chưa có phản ứng đáng kể nào.    
......

Thủ tướng Anh quốc yêu cầu hoãn Brexit đến cuối tháng 6

Bruxelles (Vương quốc bỉ) - Thủ Tướng Anh Quốc Theresa May yêu cầu EU cho trì hoãn việc Anh ra khỏi EU đến cuối Tháng 6 , theo như ý muốn quốc hội Anh quốc. Thủ Tướng May tuyên bố tại cơ quan Lập Pháp “Ở địa vị Thủ Tướng, tôi không sẵn sàng dời Brexit đến sau Tháng 6 – nay tôi làm văn thư gửi chủ tịch Donald Tuck, chủ tịch của HĐ Liên Âu, thông báo sự tìm kiếm gia hạn đến ngày 30-6”. Bà cho biết: sẽ yêu cầu Hạ Viện biểu quyết thỏa thuận Brexit 1 lần nữa, nhưng không nói khi nào. Vào lúc 17:13 chiều ngày 20.3.2019, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trả lời tại Brussels rằng việc gia hạn ngắn cho Brexit sau 29/03 'là có thể được' nhưng nêu điều kiện Hạ viện Anh phải thông qua thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May. Chủ tịch Ủy Hội EU Jean-Claude Junker nói “Hội nghị thượng đỉnh không chắc đưa tới được đồng thuận mà không gây trì hoãn Brexit – sẽ họp tuần tới”. Theo lời ông, Thủ Tướng May không cần có thỏa thuận của Hạ Viện, nhưng phải mang theo sự chấp thuận thỏa ước đã thương lượng với các ý kiến rõ rệt về thời điểm. Ông Juncker xác nhận EU đã làm nhiều việc để thích ứng với Anh quốc, nhưng không tái đàm phán, có những bảo đảm bổ túc với những gì đã chấp thuận. Bản tin của CNN hôm Thứ Tư, 20.3.2019 cho biết rằng các ngân hàng và nhiều công ty tài chánh đang chuyển nhiều tài sản và việc làm của họ ra khỏi Anh Quốc trong lúc quốc gia này đang chao đảo về Brexit. Các công ty phục vụ tài chánh tại Anh Quốc đã công bố các kế hoạch đem 1.300 tỉ đô la vào Liên Âu, theo công ty tư vấn EY cho biết. Đó là tăng so với phỏng đoán 1.100 tỉ đô la. Số việc làm sẽ được dời đi ra ngoài Anh Quốc trong thời gian sắp tới là khoảng 7.000, theo EY cho biết. Công ty này phỏng đoán điều đó sẽ làm cho Anh Quốc thiệt hại ít nhất 794 triệu đô la trong tiền thu thuế.  
......

Cô gái 16 tuổi vận động mọi người bỏ học để biểu tình chống biến đổi khí hậu được đề cử giải Nobel hòa bình

Cô Greta Thunberg (16 tuổi) người Thụy Điển  khuyến khích học sinh, sinh viên lên tiếng đòi hành động nhanh chóng để chống biến đổi khí hậu, là linh hồn của những phong trào lan rộng khắp Thụy Điển và châu Âu. Đây sẽ là một tuần lễ đáng nhớ và bận bịu đối với Greta Thunberg. Tiếp đó, vào thứ 6, một cuộc biểu tình do Greta phát động sẽ diễn ra trên toàn thế giới, khi hàng chục nghìn người trẻ tuổi sẽ đổ xuống đường tuần hành ở 112 nước nhằm kêu gọi hành động chống lại sự biến đổi khí hậu. Thunberg viết trên Twitter rằng cuộc biểu tình vì khí hậu này sẽ diễn ra ở hơn 1700 địa điểm trên toàn cầu. Cô đã vận động và khuyến khích học sinh bỏ một buổi học để tham gia biểu tình, đòi hỏi phải có những hành động rốt ráo hơn về vấn đề biến đổi khí hậu, một phong trào đã lan rộng ra ngoài biên giới Thụy Điển đến nhiều quốc gia Châu Âu khác. Phong trào tổng thể mà Greta phát động có tên là "Thứ Sáu vì Tương lai" (Fridays For Future), bắt đầu vào tháng 8 năm ngoái khi Thunberg ngồi trước tòa nhà Quốc hội Thụy Điển mỗi ngày trong 3 tuần liền để phản đối sự thiếu hụt những biện pháp và hành động nhằm chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu. "Chúng ta đang đối mặt với một thảm họa mà rất nhiều người phải gánh chịu nhưng rất ít người lên tiếng", Thunberg phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 1 vừa qua. "Giải quyết khủng hoảng khí hậu chính là thử thách lớn nhất và phức tạp nhất mà con người từng phải đối mặt". Khoảng 30.000 người diễu hành ở Sydney hôm 15/3 kêu gọi chống biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP. Theo những người tổ chức thì chỉ tính riêng tại Mỹ, khoảng 100.000 người trẻ được cho là sẽ tham gia và ít nhất 400 cuộc biểu tình riêng rẽ diễn ra ở 50 bang. Những cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu trên hành tinh của chúng ta vẫn tiếp tục gióng lên. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ NASA cho biết 5 năm vừa qua chính là 5 năm nóng nhất kể từ khi có dữ liệu ghi lại bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Và lượng khí CO2 trong khí quyển – loại khí được cho là chịu trách nhiệm chính làm trái đất nóng lên – đã tăng lên đến mức báo động, chưa từng thấy trong hàng ngàn năm, và chắc chắn là trong hàng triệu năm trước đây. Ngoài ra, như Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo vào tháng 10 năm ngoái, cần phải có "những sự thay đổi nhanh chóng, có ảnh hưởng lớn và chưa từng thấy trong mọi khía cạnh của xã hội" để chống lại những tác động nguy hại nhất của tình trạng nóng lên toàn cầu". Mục tiêu được đặt ra là giữ mức độ nóng lên ở mức 1,5 độ C (2,7 độ F) cao hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp, và điều này gần như là không thể trừ khi những động thái khẩn thiết và cấp bách được thực hiện. Về giải Nobel Hòa bình, Thunberg viết trên Twitter rằng cô rất "vinh dự và biết ơn vì được đề cử cho giải thưởng này". Các đề cử cho Giải Nobel Hòa bình năm nay được thực hiện bởi 3 nhà lập pháp người Na Uy và giải sẽ được trao và cuối năm. Theo Hãng tin AP ngày 14-3, Thunberg được ba nhà làm luật Na Uy đề cử giải Nobel hòa bình, coi đây là một tiếng nói nổi bật trong phong trào chống biến đổi khí hậu. Chính trị gia Freddy Andre Oevstegaard và hai thành viên của Đảng Xã hội cánh tả Na Uy cho rằng "phong trào lớn mạnh do khởi xướng có đóng góp rất quan trọng cho hòa bình". Bất cứ chính trị gia của nước nào cũng có quyền đề cử người xứng đáng đoạt giải Nobel hòa bình. Theo ông Oevstegaard, các mối đe dọa quanh vấn đề khí hậu là một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh và xung đột trên thế giới. "Chúng tôi đề cử Greta Thunberg, vì nếu chúng ta không làm gì để giảm biến đổi khí hậu sẽ gây ra chiến tranh, xung đột và người tị nạn" - ông Oevstegaard nói. Sáu tháng trước, cô nữ sinh Thunberg cắm trại bên ngoài tòa nhà Quốc hội Thụy Điển với tấm bảng viết tay "Đình công lớp học vì khí hậu". Kể từ đó, cô bé xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, tạo nên tiếng nói của những người trẻ "vỡ mộng" vì người lớn chậm chạp trong việc chống biến đổi khí hậu. Greta Thunberg dẫn đầu một cuộc biểu tình ở Pháp hồi tháng 2-2019 - Ảnh: REUTERS Ủy ban Nobel Na Uy không bình luận công khai nào về các đề cử. Giải Nobel năm 2019 nhận được 304 đề cử, bao gồm 219 cá nhân và 85 tổ chức. Giải thưởng thường được công bố vào ngày 10-12 hằng năm. Năm 2014, nhà hoạt động trẻ Malala Yousafzai của Pakistan trở thành người trẻ tuổi nhất từng đoạt giải này ở tuổi 17.  
......

Viết nhân Ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet 12 tháng 3

Ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet (World Day Against Cyber Censorship) được Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Ân Xá Quốc Tế (Amnesty Intarnational) khởi xướng vào ngày 12/3/2008. Kể từ đó hàng năm thế giới chính thức công nhận vào ngày 12/3/2009 trong bối cảnh mạng Internet bị kiểm soát gắt gao tại một số quốc gia và nhiều blogger, nhà báo, phóng viên bị cầm tù vì đã biểu lộ ý kiến của mình về tự do, dân chủ, nhân quyền trên Internet. Kiểm duyệt Internet là điều mà trong thực tế tại các quốc gia trên thế giới ít nhiều tiến hành vì nhiều lý do. Nó không chỉ riêng ở các quốc gia độc tài, mà cả ở những quốc gia dân chủ. Tuy nhiên tại những quốc gia dân chủ, việc kiểm soát mạng Internet có mục tiêu ngăn chặn việc kích động bạo lực, kỳ thị, phát tán hình ảnh khiêu dâm, khủng bố. Trong khi những quốc gia độc tài, chú trọng việc kiểm soát nhằm ngăn chặn, phong tỏa và thậm chí còn hình sự hóa những thông tin bất lợi cho nhà nước và nhất là những phản biện của các nhà đối kháng. Để thực hiện Kiểm duyệt Internet, nhà cầm quyền CSVN đã cho thành lập một lực lượng hùng hậu với số nhân viên lên đến 10.000 người có tên là Lực lượng 47(công an Internet) để sàng lọc những nội dung bị xem là “phản động”, gây nguy hại cho chế độ và đàn áp những ai dám mạnh dạn lên tiếng cổ võ cho tự do, dân chủ. Vào tháng 7 năm 2006, Tổ Chức RSF đã phát động chiến dịch bình chọn trên mạng về “Kẻ thù của Internet”, liệt kê một số quốc gia từ chủ trương kiểm soát, theo dõi, hạn chế, ngăn cấm sự truy cập Internet đến bắt bớ, giam cầm, kết án những nhà báo, nhà đấu tranh và những người thường dân đang dùng Internet bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà vì mục tiêu tự do, dân chủ, nhân quyền, công lý và hoà bình… Kết quả có 13 quốc gia bị xem là “kẻ thù của Internet”, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Việt Nam mới bắt đầu trở thành kẻ thù Internet từ năm 2006 mà kể từ khi gia nhập vào làng internet vào năm 1997 chế độ CSVN đã là kẻ thù của Internet. Theo RSF, danh sách các quốc gia được mệnh danh “kẻ thù của Internet” từ đó đến nay có nhiều thay đổi. Có những nước trước đây có tên trong danh sách nhưng nay được lấy ra khỏi như Ai Cập, Tunesia, Myanmar,… Nhưng riêng Việt Nam là một trong số nước vẫn bám trụ trong danh sách này. Và để nâng cấp kiểm soát an ninh mạng, vào tháng 6 năm 2018, CSVN còn tu sửa Luật An ninh mạng (ANM) của Trung cộng để đem về áp dụng cho Việt Nam. Các thiết bị kỹ thuật và hạ tầng an ninh mạng của Việt Nam được Trung cộng thiết kế giúp, sĩ quan an ninh mạng CSVN cũng được Trung cộng đào tạo. Luật ANM được Quốc hội CSVN thông qua vào sáng ngày 12 tháng 6 năm 2018 với hơn 86% đại biểu đồng ý và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Phần lớn nội dung của Luật An ninh mạng đều rập khuôn theo Trung Cộng. Nó nhằm bảo vệ chế độ, chứ không nhằm bảo vệ người dân. Những điều ghi ra trong luật này hoàn toàn đi ngược lại những quy định chung của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nó trực tiếp bịt miệng, ngăn chặn các ý kiến chống đối của người dân. Luật ANM trao cho Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông quyền ngăn chặn, xoá bỏ các thông tin được cho là “tuyên tuyền chống nhà nước” và quyền yêu cầu các nhà mạng ngưng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cho người có các bài viết đó. Buộc người xử dụng Internet cung cấp thông tin cá nhân thực; buộc người xử dụng Internet phải làm theo hướng dẫn về an ninh mạng cũng như để nhà cầm quyền tiến hành các biện pháp an ninh; buộc các hãng Internet nước ngoài đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam. Cùng thời điểm tháng 6 năm 2018, nhà cầm quyền CSVN còn muốn thông qua dự thảo Luật Đặc khu kinh tế, với âm mưu cho Trung cộng thuê 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đến 99 năm, khiến hàng ngàn người dân tại một số tỉnh thành như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Thuận, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… xuống đường biểu tình phản đối hết sức mạnh mẽ Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng. Theo một thống kê mới đây cho biết số lượng người sử dung Internet tại Việt Nam vào năm 2018 đã đạt khoảng 64 triệu người. Riêng chỉ ở mạng xã hội Facebook, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng cao nhất với 55 triệu người dùng vào tháng 7/2018 và Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia có tỉ lệ người dùng Internet cao nhất. Và theo dự báo đến trước năm 2020, số lượng người dùng mạng Internet Việt Nam sẽ khoảng 76 triệu người, đạt mốc 80% dân số tính đến thời điểm năm 2018. Vì vậy những cố gắng kiểm soát, ngăn cản, hạn chế của nhà cầm quyền độc tài CSVN đối với Internet chẳng những sẽ không thành công mà còn làm cho sự đối kháng từ những “cư dân mạng” trở nên mãnh liệt hơn. “Cư dân mạng” đã và sẽ sáng tạo cách thức làm thế nào để chống đỡ hữu hiệu việc ngăn chặn, cấm đoán, phong tỏa Internet, và sẵn sàng hướng dẫn người khác cùng vượt qua được hàng rào kiểm soát. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc bộ phận Châu Á của Human Rights Watch ở Bangkok từng cho biết: “Chính phủ [các nước độc tài] đang dành ra khá nhiều nguồn lực và thời gian để ngăn chặn các trang web và tôi nghĩ rằng đó là một phản ứng hoảng loạn. Họ có một số cách ngăn chặn tạm thời, nhưng về lâu dài, sẽ không có hiệu quả, bởi vì người ta vẫn sẽ tìm cách này hay cách khác để có được những tin tức mà họ muốn nghe, muốn biết. Một khi người dân đã được tiếp xúc với Internet và nhận ra rằng sức mạnh thông tin miễn phí hiển hiện ngay trước mắt, thì đó là một cảm giác đặc biệt về sức mạnh trong tay mình.” Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg trong một thông báo đầy bất ngờ vào ngày 7/3/2019 đã tuyên bố: “Chúng tôi không xây dựng trung tâm dữ liệu ở những quốc gia có truyền thống vi phạm nhân quyền như quyền riêng tư và quyền tự do biểu đạt.“ Mark Zuckerberg khẳng định “chúng tôi sẵn sàng đánh đổi” các thị trường này để “giữ vững nguyên tắc” tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, bất kể “dịch vụ của chúng tôi sẽ bị chặn ở một số nước hoặc chúng tôi sẽ không thể tiếp cận được một số nước khác trong thời gian trước mắt”. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Facebook có thể có máy chủ đóng vai trò là bộ nhớ đệm ở Việt Nam để lưu dữ liệu không nhạy cảm của người dùng. Đây là kỹ thuật nhằm tăng tốc độ xử lý dữ liệu của Facebook. Theo VTC, vào thời điểm tháng 12/2017, Facebook đã có khoảng 300 máy chủ đặt tại Việt Nam để “quản lý thông tin”. Dẫn lời một chuyên gia công nghệ, VTC cho biết đây là loại máy chủ “hầu như quốc gia nào cũng có”, nhằm quản lý mọi thao tác hàng ngày của người sử dụng như lịch sử truy cập. Loại máy chủ quan trọng hơn là “máy chủ quản lý dữ liệu cá nhân” thì chỉ có một vài quốc gia trên thế giới có và không có ở Việt Nam. Đây là loại máy chủ có tính bảo mật rất cao. Trong phiên điều trần tại Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ ngày 5/9/2018, bà Sheryl Sandberg, Phó Chủ tịch Facebook, /khẳng định “chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe dọa nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị.” Internet đã làm thay đổi tư duy con người và bộ mặt thế giới. Nó đã được nhân loại mặc nhiên công nhận như một phương tiện để con người thực hiện quyền tự do ngôn luận mà Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã minh định là một quyền cơ bản của con người và được lặp lại trong Ðiều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Ngày hôm nay Internet đối với hầu hết nhân loại là một phần không thể thiếu. Vì vậy tự do Internet là một Quyền mà nhân loại cần bảo vệ. Nhân Ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet 12 tháng 3 hàng năm, chúng ta hãy cùng tham gia lên tiếng với thế giới. Những việc làm cụ thể rất đa dạng và có thể rất đơn giản, như gởi cho người chung quanh địa chỉ những nơi hướng dẫn cách vượt tường lửa, cách xóa dấu chân khi lướt mạng; cùng nhau đăng một hình tượng chung về Tự Do Internet (hình ảnh một con chuột máy tính được giải thoát khỏi móc khóa); đăng tại trang mạng, trang blog của mình một câu về quyền tự do thông tin của con người, v.v… Cần lắm từng bàn tay của chúng ta góp phần đẩy tới./. Lý Sơn – Web Việt Tân  
......

Hai nữ tù chính trị Việt Nam được CPJ nêu danh nhân dịp 8/3

RFA Tổ chức Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists – CPJ) cho biết tổ chức này ghi nhận hiện có 32 nữ nhà báo đang bị cầm tù trên thế giới, trong đó có 26 người đưa tin tức liên quan đến lãnh vực chính trị tại quốc gia của họ. Trong báo cáo phổ biến nhân ngày Phụ nữ Quốc tế, 08/03/19, CPJ xếp Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đứng đầu trong danh sách giam giữ đến 14 nữ nhà báo trong tổng số 68 nhà báo bị buộc tội chống chính quyền. Trung Quốc xếp thứ nhì với 6 trong 7 nữ nhà báo bị tuyên án tù với tội danh “chống nhà nước”. Việt Nam đứng thứ 4 với hai nhà báo được nêu tên, bao gồm Trần Thị Nga và Huỳnh Thục Vy bị tuyên án tù do những công việc đăng tải thông tin về vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Bà Trần Thị Nga bị bắt giữ vào hạ tuần tháng 1 năm 2017 và bị tuyên án 9 năm tù giam. Hiện tại, bà Nga đang bị giam giữ ở trại tù Gia Trung, tỉnh Gia Lai. Vào tối ngày 8 tháng 3, thân nhân của bà Trần Thị Nga, ông Lương Dân Lý cho biết về tình hình của bà Nga: “Nga bị áp lực là bị giam riêng. Tuy không bị cùm chân tay, không bị nhốt trong tối nhưng bị ở phòng riêng, không được tiếp xúc chuyện trò với ai cả. Tôi nghĩ thì cũng giống như một hình thức biệt giam. Nga bảo rất bị áp lực về chuyện này vì giống như mình bị đày ra ngoài hoang đảo. Sức khỏe thì Nga mới bị thoái hóa đốt sống lưng nên cũng bị đau nhức. Vì bị giam riêng nên lúc trước họ không cho chữa bệnh gì đâu. Nhưng vừa rồi, Nga gọi điện về bảo là đột xuất cách đây khoảng độ 1 tuần thì họ cho đi khám bệnh. Thấy hơi lạ!” Blogger Huỳnh Thục Vy, thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập-Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, vào ngày 30/11/18 bị tòa án tại Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk tuyên án 2 năm 9 tháng tù giam với cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” theo điều 276 Bộ Luật Hình Sự và bản án sẽ có hiệu lực khi con của cô tròn 3 tuổi. Nhân ngày Phụ nữ Quốc tế, cô Huỳnh Thục Vy chia sẻ với RFA: “Mình không phân biệt đàn ông hay phụ nữ trong cuộc đấu tranh này. Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam thì ai có chút sức lực nào thì góp sức bấy nhiêu đó thôi. Mình thấy điều này là bình thường. Ai đã lên tiếng chống lại chính quyền thì chính quyền ghét và bỏ tù thì cũng là điều bình thường luôn. Nếu họ không ghét, họ không bỏ tù thì chính quyền đó không phải là độc tài. Và nếu đó không phải là chính quyền độc tài thì mình cũng không phải đấu tranh cho nhân quyền gì cả.” Vào ngày 7 tháng 3, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) cũng ra thông cáo báo chí nêu trường hợp những nữ tù chính trị đang bị giam giữ trên khắp thế giới. Trường hợp của bà Trần Thị Nga của Việt Nam được nêu ra. Ngoài ra, trường hợp nữ tù chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn được nêu trong thông cáo báo chí về nhóm bị ngược đãi. Nguồn: RFA
......

HRW: EU hãy gây sức ép với Việt Nam về hồ sơ nhân quyền

Human Rights Watch Đàn áp có tính hệ thống gia tăng ngay trước kỳ đối thoại (Brussels) - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Liên minh châu Âu (EU) cần gây sức ép với chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, trước khi diễn ra Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ tám dự kiến sẽ tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Ba năm 2019 tại Brussels. Trong một tờ trình gửi tới EU, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng EU cần gây sức ép để Việt Nam ngay lập tức phóng thích các tù nhân và những người bị tạm giam vì lý do chính trị; chấm dứt đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và đi lại; cho phép tự do thông tin; ngừng can thiệp vào các công việc tôn giáo và có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn nạn công an bạo hành. “Trong hai năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường trấn áp các nhà hoạt động muốn vận động cho các quyền chính trị và dân sự cơ bản, và trừng phạt họ bằng các bản án tù nặng nề,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “EU cần nhắc Việt Nam rằng mình đang trông đợi các bước cải thiện nhân quyền có ý nghĩa để có thể đẩy mạnh các mối quan hệ song phương về kinh tế và chính trị.”    Các quan hệ song phương giữa EU và Việt Nam được điều chỉnh căn cứ trên Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác Toàn diện 2012, trong đó nêu rõ rằng “tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền” là một “thành tố thiết yếu” của hiệp định. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Chung của EU, cho phép giảm thuế nhập khẩu từ các nước đã thông qua và tuân thủ các công ước quốc tế cơ bản về nhân quyền và lao động. Trong tháng Mười năm 2018, Ủy ban châu Âu tuyên bố chấp thuận Hiệp định Tự do Thương Mại EU-Việt Nam, hiện đang chờ sự phê chuẩn của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu để bắt đầu có hiệu lực. Bất chấp việc các điều khoản quy định về nhân quyền trong đó còn yếu, nhưng bản hiệp định này có ràng buộc chặt chẽ với Hiệp định Khung về Đối tác và Hợp tác Toàn diện và có thể bị đình chỉ nếu Việt Nam không thực hiện được các nghĩa vụ về nhân quyền. Hồi tháng Chín năm 2018, 32 nghị viên của Nghị viện Châu Âu đã ký thư ngỏnêu các quan ngại nghiêm trọng về tình trạng đàn áp nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam và kêu gọi chính quyền nước này cải thiện hồ sơ nhân quyền trước khi hiệp định tự do thương mại được đưa ra bỏ phiếu. Những mối quan ngại đó cũng được nêu ra với thứ trưởng thương mại Việt Nam vào tháng Mười, trong một cuộc tranh luận ở Nghị viện Châu Âu, và một lần nữa vào tháng Mười một trong bản nghị quyết khẩn cấp. Vào tháng Hai, EU ra tuyên bố hoãn bỏ phiếu về hiệp định thương mại. Trong năm 2018, chính quyền Việt Nam đã kết án và bỏ tù ít nhất là 42 blogger và nhà hoạt động nhân quyền theo nhiều điều luật hà khắc, gần gấp ba tổng số các bản án trong năm 2017, trong đó có Lê Đình Lượng (20 năm tù), Lưu Văn Vịnh (15 năm tù), Hoàng Đức Bình (14 năm tù), Nguyễn Quốc Hoàn (13 năm tù), Nguyễn Văn Túc (13 năm tù), Nguyễn Trung Trực (12 năm tù), Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù), Trương Minh Đức (12 năm tù), Vương Văn Thả (12 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (11 năm tù), Nguyễn Văn Đức Độ (11 năm tù), Từ Công Nghĩa (10 năm tù) và Trần Thị Xuân (9 năm tù). Nhà cầm quyền áp dụng một cách có hệ thống các điều khoản hà khắc trong bộ luật hình sự Việt Nam để trấn áp những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam cho phép chính quyền giam, giữ những người bị tình nghi phạm “các tội về an ninh quốc gia” tại cơ quan công an mà không được tiếp xúc với luật sư trong thời hạn tùy ý chính quyền. Nguyễn Danh Dũng, một blogger, đã bị bắt buộc biến mất sau khi anh bị bắt hồi tháng Mười hai năm 2016. Cựu tù nhân chính trị, blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất chạy trốn sang Băng Cốc để xin tị nạn vào giữa tháng Giêng năm 2019 đã biến mất một cách kỳ bí ở Thái Lan vào ngày 26 tháng Giêng và cho đến nay vẫn chưa liên lạc được. Việc ông đột ngột biến mất gợi đến vụ một cựu quan chức ngành dầu khí xin tị nạn, Trịnh Xuân Thanh, bị các nhân viên công quyền của Việt Nam bắt cóc ở Đức và cưỡng ép đưa về Việt Nam hồi tháng Bảy năm 2017. Những người lạ mặt hành hung các nhà hoạt động và blogger nhân quyền mà không bị truy cứu. Tháng Tám, các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tín và Nguyễn Cao Đăng Đại bị đánh đập dã man sau khi công an bố ráp một buổi biểu diễn ca nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng Chín, những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công và đánh gẫy tay một cựu tù nhân chính trị, ông Trương Văn Kim, ở tỉnh Lâm Đồng. Chính quyền Việt Nam cũng gia tăng đàn áp trên mạng. Tháng Giêng, một bộ luật an ninh mạng có quá nhiều vấn đề bắt đầu có hiệu lực. Theo quy định của bộ luật mới này, các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung mà nhà cầm quyền không thích trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu của công an. Các công ty internet cũng buộc phải lưu trữ dữ liệu trong nước, xác thực thông tin người sử dụng, và cung cấp thông tin về người sử dụng theo yêu cầu của nhân viên an ninh nhà nước mà không cần có lệnh của tòa án, tất các các quy định đó đe dọa quyền riêng tư và có thể tạo điều kiện cho việc đàn áp mạnh hơn nữa các hành vi bất đồng chính kiến hoặc vận động trên mạng. “Đối thoại nhân quyền là một công cụ quan trọng để EU thể hiện với Việt Nam về mức độ nghiêm túc của mình với trách nhiệm thúc đẩy nhân quyền, nhưng đó không phải là cơ hội một lần duy nhất rồi xong” ông Robertson nói. “Nhân quyền cần là một phần hữu cơ của mọi cuộc trao đổi và thương lượng giữa EU và các quốc gia thành viên của EU với Việt Nam.”  Nguồn: Human Rights Watch
......

Mấu chốt đưa đến sự thất bại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội

Lý Thái Hùng Trong bài phân tích đăng trên tờ New York Time hôm 2/3/2019, ký giả David E. Sanger và Edward Wong đã cho rằng chỉ dấu bất thành của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội vừa qua đã xảy ra ngay trong buổi ăn tối đầu tiên hôm 27 tháng 2 giữa ông Donald Trump và lãnh tụ Kim Chính Ân. Ông Trump đã đề nghị giải pháp toàn diện, mà nhiều đời Tổng thống Hoa Kỳ trước đó theo đuổi suốt ¼ thế kỷ qua, nhưng đã không thành công. Đó là, Hoa Kỳ sẽ bỏ cấm vận hoàn toàn, đổi lấy việc Bắc Triều Tiên phải chấp nhận bãi bỏ toàn diện vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo đều cho rằng đề nghị này chắc chắn sẽ không được Kim Chính Ân chấp nhận, và hội nghị thượng đỉnh coi như bế tắc. Nhưng ông Trump thì hy vọng có thể “thuyết phục” đối tượng nhờ cá tính mạnh mẽ và khả năng thương lượng của mình, và chủ quan nghĩ rằng họ Kim sẽ chấp nhận do những “thiện cảm” đặc biệt giữa hai người. Chỉ vài tháng trước, ông Trump đã từng tuyên bố về Kim: “Chúng tôi yêu nhau.” Ngược lại phía họ Kim cũng đã tính toán sai. Kim Chính Ân và các phụ tá nghĩ rằng ông Trump sẽ chấp nhận một đề nghị khiêm tốn hơn. Đó là, Bắc Triều Tiên sẽ tháo gỡ khu sản xuất hạt nhân Yongbyon, thay vào đó Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ 5 lệnh cấm vận nặng nề bắt đầu từ tháng 3/2016 và đã bóp nghẹt kinh tế Bắc Hàn trong thời gian qua. Ông Trump đã được báo cáo trước đó rằng khu sản xuất hạt nhân Yongbyon, mà Kim sẵn sàng phá hủy, không còn được Bắc Triều Tiên sử dụng nữa; tất cả vũ khí hạt nhân đều đã được di dời và cất dấu dưới những đường hầm kiên cố mà CIA đã phát hiện. Các phụ tá của ông Trump cho rằng việc tháo gỡ lệnh cấm vận – dù một phần đi chăng nữa cũng chỉ giúp cho Bắc Triều Tiên phục hồi nền kinh tế và tiếp tục sản xuất vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Ngoại trưởng Ri Yong-ho của Bắc Triều Tiên tiếp tục ngụy biện trong cuộc họp báo lúc nửa đêm 28 tháng 2, rằng họ Kim chỉ muốn Hoa Kỳ bãi bỏ 5 lệnh cấm vận chứ không đòi bỏ toàn bộ cấm vận như ông Trump cáo buộc, còn việc bãi bỏ toàn diện vũ khí hạt nhân thì phải có một tiến trình thảo luận lâu dài. Đây là thủ thuật đàm phán theo kiểu câu giờ của hầu hết các chế độ cộng sản. Ngoài vấn đề bãi bỏ vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên mong muốn có một Hiệp định hòa bình mang tính pháp lý trên bán đảo Triều Tiên, thay thế Hiệp định đình chiến ký kết vào năm 1953. Đây cũng là thủ đoạn của Bắc Triều Tiên nhằm đòi hỏi sự triệt thoái quân đội Hoa kỳ tại Nam Hàn vì một khi có Hiệp định hòa bình ra đời, thì Hoa Kỳ không còn lý cớ gì để tiếp tục duy trì hơn 28 ngàn quân tại đây. Đây là mục tiêu lâu dài nhằm loại các ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi bán đảo Triều Tiên của họ Kim. Nhưng ông Donald Trump và nhóm phụ trách đàm phán của Hoa Kỳ chỉ đồng ý một hiệp định kết thúc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên mà thôi. Theo dự trù, Hiệp định này sẽ được ký ở Hà Nội vào ngày 28 tháng 2, nhưng vì hai phía không đồng ý về điều khoản bãi bỏ vũ khí hạt nhân nên tất cả đã xếp lại. Từ cuộc họp thượng đỉnh Singapore hồi tháng 6/2018 cho đến thượng đỉnh tại Hà Nội vừa qua, lãnh tụ Kim Chính Ân chỉ quan tâm duy nhất là làm sao tháo gỡ nhanh chóng 5 trong số 11 lệnh cấm vận nhắm vào lãnh vực xuất khẩu, bao gồm khoáng sản, kim loại, than, nông nghiệp và hải sản, kể cả những viện trợ nhân đạo. Theo ký giả David E. Sanger và Edward Wong, hai nhóm đàm phán Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã có những buổi làm việc tại Hà Nội rất căng. Ngay cả khi họ Kim lên tàu cho chuyến hành trình hai ngày tới Việt Nam và ông Trump cất cánh trên Air Force One, hai phía vẫn bế tắc, chưa tìm ra một giải pháp chung. Cuối cùng thả nổi để cho ông Trump và họ Kim quyết định trong cuộc thảo luận tay đôi. Không biết là ông Trump đã có lúc nào bị lay động về giải pháp nửa vời của họ Kim hay không, nhất là trong tình huống các tác hại chính trị do cuộc điều trần chống lại ông của cựu luật sư thân tín Michael Cohen trước Quốc hội ngày 27/2/2019 đang bủa vây ông, thì một chút kết quả nào từ hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ giúp xoay sự chú ý của dư luận một cách tích cực hơn cho ông Trump. Nhưng Ngoại trưởng Mike Pompeo, cũng là cựu giám đốc CIA, đã chống đối mạnh mẽ đề nghị của họ Kim và cố vấn cho ông Trump rằng, nếu Tổng thống chấp nhận dỡ cấm vận chỉ để đổi lấy Yongbyon thôi thì dư luận sẽ cho là ông đã bị lừa bởi một lãnh tụ trẻ nổi tiếng cất giấu chương trình hạt nhân của hắn trong các đường hầm khắp nước. Một giới chức cao cấp của bộ Ngoại giao Mỹ lý luận rằng dỡ bỏ cấm vận sẽ chỉ giúp họ Kim tiếp tục phát triển và tinh luyện uranium thêm cho vũ khí nguyên tử mà thôi. Mỹ đã theo dõi và khám phá nhiều cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên hiện vẫn đang hoạt động, ngoài trung tâm Yongbyon cũ kỹ mà Kim Chính Ân đề nghị phá hủy. Tổng thống Trump cho biết Bắc Triều Tiên đã “rất ngạc nhiên khi thấy chúng tôi biết.” Và nước Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm khi ông Trump bỏ hội nghị ra về. Cuối cùng, ông Trump đã bay trở lại Washington mà không có gì – không có thỏa thuận nào về tuyên bố hòa bình, cũng không có thỏa thuận ngưng phát triển hạt nhân, có nghĩa là kho vũ khí Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục mở rộng trong khi hai bên tranh cãi. Chỉ có những lời hứa sẽ tiếp tục đàm phán dù không có thời điểm ấn định, và tiếp tục giữ những lời hứa từ thượng đỉnh năm ngoái tại Singapore là Bắc Triều Tiên sẽ ngưng thử nghiệm vũ khí, trong khi Mỹ ngưng các cuộc tập trận lớn với Nam Hàn và một số đồng minh Úc, Anh, Pháp… Hai ký giả nói trên đã phỏng vấn nửa tá giới chức tham dự để đi đến kết luận là cả hai phía đều đánh giá lầm về nhau. Ông Trump bước vào ngôi vị tổng thống, coi thường “Gã Hỏa Tiễn Nhỏ,” và nghĩ là những lời lẽ cứng rắn cùng việc cấm vận sẽ khiến họ Kim phải nhượng bộ; nhưng khi tình hình tiếp tục căng thẳng, ông Trump bất chợt đổi thế đánh, dẹp qua các cố vấn và sử dụng ngoại giao cá nhân, hết lời ca tụng Kim Chính Ân, và họ đã gởi cho nhau những “lá thư tình tuyệt đẹp (beautiful love letters),” theo mô tả của ông Trump. Sự thay đổi này cũng đã giúp thế giới, nhất là vùng Á châu, tạm im tiếng thử nghiệm hỏa tiễn kinh hoàng từ Bắc Triều Tiên trong hơn một năm qua. Nhưng sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vừa qua, hy vọng mong manh cho một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân càng trở nên mong manh hơn. Tổng thống Trump chắc cũng nhận ra rằng thực tế không dễ dàng như ông nghĩ, liên hệ cá nhân tuy quan trọng trong thương thảo nhưng không phải là yếu tố duy nhất, đặc biệt là khi đàm phán với những đầu lãnh bệnh hoạn, chuyên quyền và độc ác như Kim Chính Ân. https://viettan.org/mau-chot-dua-den-su-that-bai-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-o-ha-noi/
......

Những đúng và sai của Trump về Bắc Hàn

BBT New York Times / Mai Hưng dịch Cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà Nội đã phát lộ những mối hiểm nguy trong cách tiếp cận cá nhân của ông Trump đối với hoạt động ngoại giao. Không có một sự tô hồng nào dành cho thất bại của cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai của Tổng thống Trump với nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un. Mặc dù có những lời giới thiệu có cánh – ông Trump tự sướng về những thông điệp tình yêu mà họ trao đổi, mối quan hệ “tuyệt đẹp” mà họ chia sẻ và những ước đoán về một thành công lớn – Lễ ký kết Thỏa thuận chung của Nhà Trắng đã bị hủy ngang, và cuộc họp báo đã lên kế hoạch với ông Kim đã diễn ra như một buổi độc tấu của riêng ông Trump. “Thỉnh thoảng bạn cũng phải đi bộ, dạo chơi tí chứ”, ông Trump đã nói như vậy với các phóng viên tại Hà Nội khi cuộc đàm phán kéo dài hai ngày mà mục đích của nó là kiềm chế chương trình hạt nhân của Bắc Hàn đã kết thúc. Đó là một phản ứng kiềm chế, hợp lý từ một tổng thống dường như đang vội vã cho bất kỳ một thỏa thuận nào mà sẽ mang lại cho ông ít nhất như là một biểu hiện chiến thắng trong chính sách đối ngoại. Có lẽ ông Trump đã rút ra được một điều gì đó kể từ cuộc gặp lần thứ nhất vào tháng 6 năm ngoái tại Singapore, khi ông tuyên bố Bắc Hàn đã không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa, rằng giờ đây thế giới đã biết rằng chương trình hạt nhân của Bắc Hàn vẫn còn tồn tại. Kết quả tại Hà Nội, Việt Nam, đã chứng minh rằng những mối nguy hiểm của nền ngoại giao cá nhân với các nhà lãnh đạo độc đoán vốn đã trở thành lời lẽ thường dùng và cách hành xử thường thấy của ông Trump. Từ những tuyên bố về sự vô tội của Vladimir Putin trong việc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ hồi 2016 cho tới vụ Hoàng tử Mohammed bin Salman mà ông Trump phủ nhận cáo buộc rằng ông Hoàng tử này đã sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, ông Trump đã cho thấy rằng ông ta tin vào các nhà độc tài, chuyên chế hơn là tin vào chính quyền của mình. Sự xuất hiện của ông đối với những kẻ độc tài như ông Kim tiếp tục làm xói mòn nền tảng đạo đức mà các thế hệ đã ủng hộ chính sách ngoại giao của Mỹ, và quan niệm về vai trò của nước Mỹ trên thế giới. Lần này thì ông Trump nói rằng ông Kim không hề biết gì về tình trạng của Otto Warmbier, một sinh viên đại học người Mỹ đã chết vì tổn thương não sau khi được thả ra khỏi nhà tù Bắc Hàn vào năm 2017, “và tôi tin vào những lời của ông ta (Kim Jong Un)”. Trong khi các cuộc thảo luận trực tiếp như vậy có thể có kết quả – hãy xem Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev tại Reykjavik – thất bại ở Hà Nội một lần nữa chứng minh rằng chính quyền Trump không sẵn lòng hoặc không thể chuẩn bị một cách đầy đủ cho các cuộc gặp gỡ cấp cao. Điều gì đã làm cho cuộc gặp thất bại, cho đến giờ, vẫn chưa có gì là chắc chắn. Nếu lời giải thích của phía Mỹ là chính xác – rằng Bắc Hàn muốn tất cả các biện pháp trừng phạt kinh tế phải được dỡ bỏ để đổi lấy việc tháo dỡ tổ hợp hạt nhân tại Yongbyon – thì ông Trump đã thực hiện một nước đi đúng đắn khi đột ngột chấm dứt cuộc gặp. Ri Yong-ho, Ngoại trưởng Bắc Hàn, đã có một cuộc họp báo hiếm hoi, cho biết rằng chính quyền Bắc Hàn đã đưa ra một đề xuất “thực tế” về việc dỡ bỏ từng phần các lệnh trừng phạt. Nhưng khi người Mỹ “khăng khăng rằng chúng tôi phải tiến thêm một bước nữa, ngoài việc phá hủy các cơ sở hạt nhân tại Yongbyon”, ông nói, “rõ ràng là Hoa Kỳ đã không sẵn sàng chấp nhận đề xuất của chúng tôi”. Cơ sở Yongbyon, vốn được sử dụng để chế tạo nhiên liệu hạt nhân và nhiều hoạt động khác, là trung tâm của chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, bao gồm từ 10 đến 20 đầu đạn hạt nhân đã được lắp ráp, các nguyên vật liệu phân hạch để dùng cho tới 60 đầu đạn sẽ được lắp ráp và các tên lửa để mang các đầu đạn này tới các mục tiêu. Trong một tuyên bố hồi tháng 9 năm 2018 với phía Hàn Quốc, ông Kim cho biết rằng ông ta sẵn sàng dỡ bỏ vĩnh viễn khu phức hợp này nếu Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp tương ứng tuy nhiên các biện pháp tương ứng này là gì thì không rõ. Trước các cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà Nội, đã có báo cáo cho biết rằng chính quyền Trump có thể đồng ý về một sự tương tác kinh tế nhiều hơn giữa Bắc Hàn và Hàn Quốc, một tuyên bố thừa nhận việc chấm dứt chiến sự với Bắc Hàn, mở rộng những cuộc trao đổi trực tiếp và mở một văn phòng liên lạc tại các thủ đô. Nhưng ông Trump đã đầu tư rất nhiều vào việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn, đòn bẩy lớn nhất của ông và ngoài thỏa thuận với ông Kim về việc tháo dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyon, người Mỹ còn muốn một bản tuyên bố đầy đủ về các cơ sở hạt nhân, các vật liệu và vũ khí được cất giấu một cách kín đáo nhất của Bắc Hàn; tháo dỡ kho dự trữ hạt nhân của mình và các cơ sở hạt nhân khác nằm rải rác trên khắp đất nước; và việc ngừng (nhưng phải kiểm chứng được) sản xuất các tên lửa đạn đạo. Chính quyền Trump vẫn một mực đòi hỏi Bắc Hàn phải từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của mình, mặc dù cộng đồng tình báo Mỹ đã nói rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Ngay cả khi công cuộc phi hạt nhân hóa hoàn toàn là chưa thể xác định được, thì việc thuyết phục Bắc Hàn hạn chế mạnh mẽ chương trình của họ vẫn là rất quan trọng đối với sự ổn định của châu Á. Nhưng điều đó có thể đạt được một cách tốt nhất thông qua quá trình từng bước mà cả hai bên đều đồng ý thực hiện các hành động tương ứng. Vậy nhưng tình hình hiện nay là như thế nào? Đó là một dấu hiệu tốt khi chúng ta thấy Tổng thống Trump đã thảo luận về kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh với một giọng điệu bình tĩnh và có cân nhắc. Ngoại trưởng Mike Pompeo, người đứng đầu các nỗ lực đàm phán, đã nói về việc tạo ra một “tiến bộ thực sự”, mà không xác định rõ tiến bộ ấy là gì, và bày tỏ hy vọng rằng cả hai bên “sẽ lại gặp lại nhau trong những ngày và tuần tới và tiếp tục tìm hiểu cái mà được gọi là vấn đề phức tạp”. Điều đó cho thấy sự sẵn sàng về phía Mỹ, ít nhất cũng là như vậy, để tiếp tục đàm phán ở cấp độ làm việc, đó là cách duy nhất để đạt được thỏa thuận về các vấn đề phức tạp. Để có cơ hội, Bắc Hàn phải đồng thuận và tiếp tục việc đình hoãn mà phía Bắc Hàn tự cam kết với thế giới (mà tới nay đã kéo dài hơn 400 ngày) đối với các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Ông Trump cho biết ông Kim đã lên kế hoạch để làm điều đó. Ngay cả khi Kim làm điều đó, tình hình vẫn không ổn định, vì Bắc Hàn vẫn tiếp tục sản xuất nhiên liệu hạt nhân và tên lửa. Giờ đây, cho dù ông Trump và ông Kim có thân thiện đến mức nào đi chăng nữa, thì cửa sổ ngoại giao vẫn không bao giờ để ngỏ mãi mãi. Nguyên bản Anh ngữ: What Trump Got Wrong, and Right, on North Korea Nguồn: Việt Nam Thời Báo  
......

Ai thắng ai thua sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn

Trần Trung Đạo Tổng thống Trump cám ơn Tập Cận Bình “giúp đỡ” trong việc dẫn đến phiên họp giữa ông và Kim Jong-un. Lời cám ơn của Tổng thống Trump lần nữa xác định vai trò quan trọng của Tập trong việc giải quyết xung đột nguyên tử Bắc Hàn không chỉ trong các cuộc họp thượng đỉnh đã qua mà cả những lần tới nếu có. Người thắng trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn vừa qua là Tập Cận Bình. Những điều Tập muốn đều đạt được. Tập muốn hai điểm (1) lắng dịu, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và (2) giữ nguyên các tình trạng đang có (status quo) để từ đó y xây dựng thêm các tình trạng đang có khác. Khái niệm “status quo” viết theo tiếng Latin chỉ tình trạng của các điều kiện thực tế đang là trước khi có sự thay đổi. Như người viết đã trình bày trong bài “Tập Cận Bình Chủ Trương Độc Chiếm Biển Đông”, các “status quo” rất quan trọng trong bang giao quốc tế, nhất là tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông hiện nay. Trong đàm phán các bên thường có khuynh hướng chấp nhận một “status quo” và đôi khi còn được xem đó như là một giới hạn mà nếu bị vượt qua sẽ tạo nên nhiều bất trắc. Hitler phá vỡ “status quo” ở Đông Âu khi tấn công Ba Lan. Hậu quả, chiến tranh Châu Âu bùng nổ và nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Các giới cai trị Trung Cộng từ Mao đến nay đều tích cực xây dựng các “status quo” chỉ khác nhau về phương pháp. Khác với các giới cai trị tiền nhiệm như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình chủ trương bành trướng thô bạo, nhanh chóng và quy mô. Tập chi ra một kinh phí khổng lồ để quân sự hóa các vùng chiếm được trên Biển Đông. Nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi tại sao Trung Cộng phải chi hơn 11 tỉ Mỹ Kim để quân sự hóa vùng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) khi đảo này cách đất liền Trung Cộng tới 750 dặm và chỉ cách bờ biển Việt Nam 175 dặm? Câu trả lời là ngoài tham vọng tài nguyên, Tập còn chuẩn bị cho các cuộc tranh chấp trên bàn hội nghị có thể xảy ra trong tương lai. Xây dựng “status quo” tại vùng Đá Chữ Thập là một hình thức đóng cột mốc tại điểm ngoài cùng của biên giới. Tập Cận Bình cần ổn định và qua thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn vừa qua cả Mỹ và Bắc Hàn đều nhận thấy việc tiếp tục đàm phán là phương án thích hợp để giải quyết xung đột nguyên tử Mỹ-Bắc Hàn. Hai điều ổn định và giữ nguyên tình trạng đang có này có giá trị chiến lược đối với Tập và ảnh hưởng đến hầu hết các chương trình của Tập trong ba mươi năm tới về đối nội cũng như đối ngoại, nhất là kế hoạch lớn Một Vành Đai Một Con Đường (Belt and Road Initiative). Kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường về mặt cấu trúc được xây dựng trên tương quan giữa các quân cờ trong bàn cờ Domino. Một sự thay đổi, gián đoạn nào trong cán cân chính trị và quân sự tại Á Châu cũng làm gãy đổ toàn bộ chiến lược của Tập. Một số nhà phân tích cho rằng Kim Jong-un có lợi nhất khi được Tổng thống Trump, đại diện cho quốc gia có quyền lực nhất thế giới, thừa nhận. Nếu điều đó đúng cũng chỉ là lợi nhỏ vì thừa nhận hay không thì ba đời họ Kim cũng đã và đang cai trị Bắc Hàn một cách hà khắc và tuyệt đối. Trong chính trị, ngồi đối diện với đối phương trên bàn đàm phán không có nghĩa là công nhận tính chính danh của đối phương mà chỉ thừa nhận vị trí quyền lực của đối phương vào thời điểm đó. Tương tự, việc CSVN tự khen như là “Trung Tâm Hòa Giải Xung Đột Quốc Tế” cũng chỉ là trò cười. Quan điểm chính trị của Tổng thống Trump là thực tế chính trị, và do đó, ông chọn Việt Nam vì CSVN là đồng chí CS của Kim, là đàn em của Tập và vẫn còn giữ một vị trí tế nhị về địa lý chính trị trong khu vực chứ chẳng phải vì tính chính danh của đảng CSVN. Mọi đàm phán đều có tính tương nhượng ngay cả nơi đàm phán. Nếu nhân dân Việt Nam lật đổ được đảng Cộng Sản sáng nay, có lẽ nội trong ngày hay trễ nhất là ngày mai Mỹ sẽ lên tiếng hoan hô và công nhận như đã làm với Rumania, Lybia, Ai Cập trước đây hay với Venezuela mới đây. Những người thua trong thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn là nhân dân Bắc Hàn. Không ai kỳ vọng thay đổi rộng lớn sẽ đến ngay trong cuộc đời của 25 triệu dân Bắc Hàn và con cháu họ, tuy nhiên, nếu có một chút ánh sáng từ phương tây rọi vào qua kẽ hở của hội nhập dù còn giới hạn cũng giúp cho họ thở một không khí mà 70 năm qua họ chưa được thở. Không. Họ sẽ phải tiếp tục sống trong bóng tối của cuộc đời nô lệ mà chủ nô là một kẻ chưa bao giờ biết thế nào là giá trị của miếng cơm, manh áo. Những năm 1990, khi có khoảng hai đến ba triệu người Bắc Hàn chết đói, Kim Jong-un sống như một hoàng tử ở Thụy Sĩ. Chung quanh y là hồ bơi, sân bóng rổ, xe hơi đặc chế để cậu bé mới tuổi lên mười có thể tập lái. Đời sống hàng ngày của Kim Jong-un là phim ảnh Hollywood, trượt tuyết ở Alps và bơi lội ở French Riviera. Fujimoto, người đầu bếp của Kim Jong-il kể lại Kim Jong-un không thích học và chưa bao giờ bị ép buộc phải học. Theo điều tra của bà Jung H. Pak, từng là nhân viên cao cấp của CIA và Văn phòng Giám Đốc An Ninh Tình Báo Quốc Gia, các bạn học của Kim Jong-un trong thời gian ở Thụy Sĩ cho biết “Thầy cô của Kim Jong-un thấy y học hành kém một cách đáng xấu hổ nhưng rồi y lại tiếp tục lên lớp. Họ cố ý để cho y yên.” Nhưng đứa bé ít học, nóng tính đó đã được cha là Kim Jong-il chọn kế vị. Năm Kim Jong-un 11 tuổi, y ăn mặc như một ông tướng và được ca tụng như một thiên tài có khả năng siêu nhiên. Việc Kim Jong-un lái chiếc xe đặc chế khi còn nhỏ đã được bộ máy tuyên truyền Bắc Hàn thêu dệt trở thành một huyền thoại “Kim nguyên soái biết lái xe hơi khi tuổi mới lên ba”. Hôm nay tại Bắc Hàn, hàng trăm ngàn tù nhân vẫn còn chịu đựng những cảnh tra tấn, đày đọa vô cùng thảm khốc. Nhiều câu chuyện do các an ninh trại tù cũng như tù nhân trốn thoát được kể lại vượt qua sự tưởng tượng của con người. Xin đơn cử hai trường hợp, một từ cựu an ninh và một từ cựu tù nhân. Lim Hye-jin, một cựu nữ an ninh trại tù tại Bắc Hàn vượt thoát, kể lại chuyện một gia đình bảy người đã bị xử bắn công khai vì hai anh em trong gia đình này trốn trại. Không may hai anh em bị bắt lại và sau khi bị tra tấn bằng những cực hình, cả hai bị chặt đầu trước mắt các tù nhân khác. Cũng theo lời kể của Lim Hye-jin, tại các trại tù Bắc Hàn nam an ninh của trại có quyền hiếp dâm nữ tù mà không bị kỷ luật. Nếu chẳng may một nữ tù mang thai, người đó buộc phải phá thai bất kể thai được bao nhiêu tháng. Có trường hợp thai nhi đã tới kỳ được sanh, em bé này bị đánh chết hay đốt cháy khi còn sống. Nữ tù nhân Ji Hyeon kể chính cô đã phải phá thai không thuốc thang. Cô Ji Hyeon chứng kiến cảnh một nữ tù nhân có thai tám tháng và sau một ngày dài làm việc nặng chị sinh con. Chị vui mừng ôm con vào lòng. An ninh tù bắt được và ra lịnh người mẹ trẻ đó phải nhận chìm em bé sơ sinh xuống nước cho đến chết. Bàn tay của kẻ mà Nguyễn Phú Trọng ân cần, quyến luyến nắm chặt tưởng như không thể rời là bàn tay đã nhuộm máu của bao nhiêu người dân vô tội. Tội ác của ba đời họ Kim nước sông Yalu không rửa sạch. Hơn 25 triệu người dân vô tội không may mắn bị sinh ra trên phía bắc bán đảo Triều Tiên sẽ phải tiếp tục cuộc đời nô lệ. Họ là những người thua và sẽ tiếp tục là những người thua cho đến ngày nào dòng họ Kim hay chế độ CS độc tài tuyệt đối không còn cai trị Bắc Hàn. Trần Trung Đạo    
......

NGHỆ THUẬT RỜI BỎ BÀN ĐÀM PHÁN

Minh Pham Những nét tương đồng giữa Tổng thống Trump và Reagan! Hôm qua, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên Air Force One về nước thì Bắc Hàn mới tổ chức họp báo tại khách sạn Melia (Hà Nội) lúc hơn 12h khuya! Có rất ít ký giả quốc tế và Việt Nam tham dự vì sự kiện diễn ra quá đột ngột. Buổi họp báo lại không nói tiếng Anh, không phiên dịch qua tiếng Việt. Mặc khán phòng trống vắng, Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho vẫn bắt đầu buổi họp báo. Ông Ri giải thích nguyên nhân khiến hai bên không thể đạt được thỏa thuận: “Chúng tôi đã đưa ra các đề xuất có tính thực tiễn tại cuộc gặp lần này. Nếu Mỹ dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận nhắm vào nền kinh tế Bắc Hàn nói chung và cuộc sống của người dân Bắc Hàn nói riêng, chúng tôi sẽ dỡ bỏ hoàn toàn cơ sở sản xuất hạt nhân tại Yongbyon." Bắc Hàn muốn Mỹ dỡ bỏ 5/11 lệnh cấm vận áp đặt lên nước này, tuy nhiên phía Mỹ dứt khoát yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn các cơ sở hạt nhân trên toàn quốc, như đề nghị của Trump ở hội nghị thượng đỉnh lần đầu ở Singapore. "Chính vì yêu cầu này mà thỏa thuận đã không thể đạt được", ông Ri nói thêm. “Trong suốt cuộc gặp thượng đỉnh này, chúng tôi đã nhấn mạnh ý định của mình về một cam kết dừng dài hạn các cuộc thử hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa để giúp Mỹ hạ thấp các quan ngại. Nếu hai bên có thể hợp tác trong suốt quá trình xây dựng lòng tin này, nó sẽ giúp thúc đẩy việc phi hạt nhân hóa ở tốc độ nhanh hơn." Khi những người cộng sản "cam kết" bằng miệng và kêu gọi "xây dựng lòng tin" trên giấy thì dĩ nhiên ai cũng phải dè chừng. Đó là chưa kể, ngay chính trong phòng họp, "lòng tin" đó đã ít nhiều bị xói mòn sau bài kiểm tra của ông Trump, khi ông bất ngờ đề cập tên một cơ sở hạt nhân gần Yongbyon, do tình báo Mỹ phát hiện mà Bắc Hàn không công bố, cũng cần phải bị dỡ bỏ. Cả phái đoàn Bắc Hàn tá hỏa, ngạc nhiên nhìn nhau vì điều này nằm ngoài dự tính ban đầu. Sau phút chần chừ thì ông Kim không đồng ý, chỉ chấp nhận phá bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon để đổi lấy việc dỡ bỏ 5/11 lệnh cấm vận của Mỹ. Ông Trump bất bình, lập tức đứng dậy bỏ đi đầy dứt khoát. Không chỉ gây mất lòng tin qua việc không thành khẩn khai báo các cơ sở hạt nhân, phía Bắc Hàn còn leo thang mặc cả đầy phi lý. Với ông Trump, như thế là đủ để kết thúc đàm phán. Nguyên tắc đàm phán mà ông Trump đang áp dụng với Kim Jong Un khá tương đồng với cách mà Tổng thống Reagan đã vận dụng trong các cuộc đàm phán giải giáp hạt nhân với Gorbachev, dựa trên một câu tục ngữ Nga đơn giản: “Doveryai, no proveryai”, có nghĩa là: “tin tưởng, nhưng phải xác minh”. Vâng, lời hứa của lãnh đạo Liên Xô là vô nghĩa nếu không qua xác minh, điều này cũng đúng trong trường hợp của Bắc Hàn. Kim Jong Un, cùng với cha và ông nội cai trị Bắc Hàn trước đó, có một kỷ lục dài về những lần thất hứa. Ông Trump cũng thừa biết điều đó từ sự nghiệp kinh doanh từng trải của mình, rằng nếu không có thỏa thuận ràng buộc, không có hình phạt rõ ràng đối với vi phạm và phương pháp xác minh, lời hứa của lãnh đạo Bắc Hàn là vô giá trị. Ông Trump cũng đang theo đuổi một cách khôn ngoan chính sách của Tổng thống Reagan về: “Hòa bình thông qua sức mạnh" - cả về năng lực quân sự và tiềm lực kinh tế. Ông biết rằng các biện pháp trừng phạt cứng rắn đã có hiệu quả để tạo áp lực lên một nền kinh tế Bắc Hàn mong manh và dễ vỡ, điều này tạo cho ông một vị thế mạnh mẽ tại bàn đàm phán. Trong thực tế, con dấu của tổng thống Mỹ có hình một con đại bàng ở chính giữa, một chân kẹp chặt nhành ô liu tượng trưng cho hòa bình, và chân còn lại kẹp chặt những mũi tên tượng trưng cho chiến tranh. Tổng thống Reagan trong những năm 1980 và Tổng thống Trump hiện tại đang chìa ra nhành ô liu hòa bình trước tiên, với hi vọng rằng sẽ không cần đụng tới mũi tên chiến tranh. Tuy nhiên, cả hai ông đều không hề e ngại trong việc làm cho các đối tác của họ nhận thức được rằng nước Mỹ có khả năng, và ý chí, để tự vệ nếu bị khiêu khích. Tại hội nghị thượng đỉnh Reykjavick (Iceland) về giải trừ hạt nhân, Tổng thống Reagan đã bỏ ra khỏi bàn đàm phán vì Gorbachev muốn Mỹ chấm dứt Sáng kiến ​​phòng thủ chiến lược (SDI) - chương trình phòng thủ hỏa tiễn được ví như “Chiến tranh giữa các vì sao”. Giữ quan điểm SDI là bất khả thương lượng, Reagan đã từ chối thảo luận thêm, đứng dậy và bước ra ngoài. Truyền thông lúc đó coi hội nghị như là một thất bại vì không có thỏa thuận nào được ký kết, tuy nhiên lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Reagan đã giúp dời các cuộc đàm phán về phía trước để rồi nó lại tiếp tục một thời gian ngắn sau đó. Hiệp ước về các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) rốt cuộc đã được Reagan và Gorbachev ký vào năm 1987, giải trừ toàn bộ lớp vũ khí hạt nhân. Tổng thống Reagan đã cam kết đặt lợi ích của Mỹ lên hàng đầu, và ông chọn thà là không thỏa thuận hơn là chấp nhận một thỏa thuận tồi tệ làm suy yếu nước Mỹ. Với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trước tiên" (America First), Tổng thống Trump rõ ràng đang làm những điều tương tự. Tổng thống Reagan hiểu tầm quan trọng và hiệu quả của những cuộc hội kiến trực tiếp và tin rằng không có gì là không thể giải quyết nếu hai nhà lãnh đạo chịu ngồi xuống bàn đàm phán để thảo luận về những bất đồng, cũng như mục tiêu chung giữa họ. Tổng thống Trump cam kết sẽ có một cuộc đối thoại trực tiếp lần nữa với Kim Jong Un, đây sẽ là một cột mốc ngoại giao có tầm quan trọng toàn cầu. Lịch sử đang đánh giá Ronald Reagan là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ, trong khi Donald Trump vẫn đang viết nên những kỷ lục trong nhiệm kỳ tổng thống của mình mà lịch sử cuối cùng sẽ phán xét ông. Bằng cách tham khảo sự thành công về ngoại giao và thương lượng của Tổng thống Reagan để dõi theo, Tổng thống Trump cũng đã khôn ngoan lựa chọn một nhà lãnh đạo xuất sắc để cạnh tranh.    
......

Donald Trump không hiểu Kim Jong-un

Ngô Nhân Dụng -  Người Việt Tại sao “hội nghị thượng đỉnh” Trump-Kim đã chấm dứt không kèn không trống? Lý do vì Tổng thống Donald Trump, và đa số người Mỹ, giả thiết rằng Kim Jong-un, và các tay độc tài ở Á Đông khác, cũng suy nghĩ giống như mình. Tất nhiên ông tổng thống Mỹ biết cậu Kim hoàn toàn khác mình. Kim thuộc loại “cùng hung cực ác!” Mới chấp chánh hai năm, Kim dám bắt giam ông dượng, người được cha ủy thác phò đưa mình lúc lên ngôi, rồi ra lệnh bắn bằng súng phòng không! Kim hành hạ một viên tướng bị tình nghi mưu phản bằng phương pháp “khuyển quyết,” cho chó cắn chết. Không một người Mỹ nào có thể hành động như Kim, trừ những tay điên rồ. Mà Trump biết Kim là một người rất tỉnh táo, không điên. Độc ác nhưng biết tính toán lợi hại; biết mua chuộc và phỉnh nịnh khi cần. Kim Jong-un không cần nghĩ ra một kế hoạch giết người để củng cố ngai vàng. Trước khi chết, người cha, Kim Jong-il, có thể đã dặn dò cậu con phải lần lượt giết ai rồi tới ai. Các hoàng đế Trung Hoa ngày xưa thường để lại những di chiếu, cho con một danh sách những người cần phải hạ thủ, vừa trừ hậu hoạn, vừa làm cho cả đám cận thần của cha mình khiếp đảm. Nhưng Kim Jong-un đã thi hành kế sách đó một cách hoàn hảo; đến nỗi ông Donald Trump phải khen “Tay này giỏi!” Biết chắc chắn Kim thuộc một “giống người” khác mình, nhưng Trump tự tin rằng ông biết cách đối trị. Cả cuộc đời làm kinh doanh, Trump đã đối phó với bao nhiêu loại người, lúc thì hợp tác, lúc thì đối đầu hoặc sẵn sàng tiêu diệt. Các giám đốc ngân hàng, các nhà thầu xây cất, và bao nhiêu công nhân, ai cũng có thể là cộng sự, rồi bỗng thành đối nghịch, ông Trump không sợ đứa nào cả. Vậy tại sao lại nói Donald Trump đã lầm khi giả thiết Kim Jong-un suy nghĩ giống như mình? Có ba thứ trên đời được mọi người theo đuổi: Danh, Lợi và Quyền. Ông Trump, cũng như phần lớn người Mỹ tin rằng Kim Jong-un theo đuổi cả ba mục tiêu đó. Giả thiết như vậy không sai. Nhưng người Mỹ có thể đặt tỷ trọng ngang nhau cho ba mục tiêu đó. Đối với các doanh nhân, Lợi thường đứng hàng đầu, rồi tới Danh và Quyền. Trong khi đó, đối với các lãnh tụ độc tài Á Đông như Kim, Quyền là động cơ quan trọng nhất; Lợi có thể không cần nói tới. Khi tỏ ý lạc quan về kết quả lần gặp gỡ thứ nhì với Kim Jong-un, ông Donald Trump thường nhắc tới viễn tượng một nước Bắc Hàn có triển vọng phát triển nhanh chóng, sẽ thành một cường quốc kinh tế. Ông Trump muốn vẽ ra viễn tượng kinh tế Bắc Hàn sẽ theo kịp Nam Hàn. Chúng ta cũng sẵn sàng đồng ý: Cùng một chủng tộc, cùng một ngôn ngữ và lịch sử, Bắc Hàn sẽ mạnh không kém Nam Hàn; chỉ cần Kim Jong-un đồng ý xóa bỏ kho vũ khí hạch tâm, hỏa tiễn và được cởi bỏ cấm vận. Trump khuyên Kim hãy học hỏi kinh nghiệm của Trung Cộng và Việt Cộng. Nếu là một người suy nghĩ thuần lý, Kim sẽ làm theo đề nghị của Trump. Cậu Un sẽ thêm Danh, nếu kinh tế Bắc Hàn lên cao, dù chỉ bằng một phần ba Nam Hàn. Quyền hành của Kim sẽ không mất, mà còn được củng cố vì có công nâng cao mức sống của người dân và chia phần cho các thủ hạ, cho phép họ biến thành các nhà tư bản đỏ. Nước giàu, thì lãnh tụ cũng giàu hơn. Kim sẽ được tăng thêm cả ba thứ, Danh, Quyền và Lợi. Nhưng Kim Jong-un có thể suy nghĩ hoàn toàn khác. Danh đã có rồi. So với đời ông nội và đời cha, Kim Jong-un hiện nay vang danh bốn bể. Ba ngàn nhà báo quốc tế đến quay phim từng bước đi, từng nụ cười, từng cử chỉ quơ tay lên của Kim. Dân Bắc Hàn suốt ngày đêm được coi hình “Lãnh Tụ Kính Yêu” bước đi trên thảm đỏ trải trên sân ga Đồng Đăng, tới bắt tay ông tổng thống Mỹ, giữa hai hàng quốc kỳ bay phất phới. Cậu Ủn được vị tổng thống Mỹ ngợi khen hết lời, thay vì, ba năm trước, còn bị các vị tổng thống Mỹ và cả thế giới khinh khi, coi như một thằng vô lại. Nhờ số vốn Danh tăng lên như thế, Quyền cũng lên theo. Ba năm trước, ông Kim Jong-un còn có thể lo bị đảo chính. Giết bao nhiêu người, giết đến cả người anh ruột đã chấp nhận khuất phục mình, cũng vì chưa yên tâm. Nhưng bây giờ, uy danh đang lẫy lừng thế giới, địa vị cao hơn đời cha và đời ông nội, Kim không lo còn ai có tham vọng lật đổ mình nữa. Cuối cùng là Lợi. Tổng thống Trump nghĩ rằng hình ảnh kinh tế phát triển là viễn ảnh Kim khó lòng bỏ qua, không bắt lấy. Ông tặng cho Kim một món lợi, tin rằng Kim không thể nào từ chối được. Nhưng họ Kim, từ ba đời, không hề nghĩ đến món lợi đó. Họ không cần nghĩ đến. Đời ông nội Kim Nhật Thành đã để cho dân chết đói, hàng triệu người, chỉ cần vỗ béo cho quân lính, công an, mật vụ. Đời ông bố Kim Chính Nhật cũng vậy, bắt dân nhịn đói, ăn bo bo, dồn tài người quốc gia vào việc thí nghiệm hỏa tiễn và bom nguyên tử. Đối với các lãnh tụ độc tài, dân giàu hơn không có nghĩa là lãnh tụ được lợi hơn. Họ không có nhu cầu nhìn thấy trương mục ngân hàng của mình lên cao. Họ không đặt vốn đầu tư vào quỹ này, quỹ khác, hay làm chủ cổ phần của các ngân hàng, xí nghiệp. Các lãnh tụ chuyên chính muốn gì được nấy, họ là chủ nhân của cả nước. Tất cả đất đai, tài nguyên và nhân lực đều trong tay họ sử dụng. Họ Kim không có nhu cầu cất giấu tiền trong các ngân hàng ngoại quốc; vì biết rằng đã đến mức phải xài tới các món tiền đó thì đời họ cũng tàn cùng với chế độ rồi! Vì sao Hội nghị thượng đỉnh Trump – Un lần 2 thất bại Chắc Kim Jong-un, Kim Chính Ân đã học được từ đời cha, Kim Chính Nhật, rằng ở bên Tàu khi đảng Cộng Sản cho dân được làm ăn tự do hơn thì guồng máy kiểm soát phải lỏng lẻo hơn. Trong tất cả các gọng kìm dùng để trị dân, khí cụ mạnh nhất của các chế độ Cộng Sản, từ đời Stalin, là kiểm soát cái bao tử. Nới lỏng gọng kìm nào cũng có thể rủi ro. Kim Jong-un muốn Mỹ tháo bỏ cấm vận là để các xí nghiệp quốc doanh có thể kiếm thêm ngoại tệ khi bán hàng ra nước ngoài, chứ không phải để cho dân chúng được tự do làm ăn. Làm cho Bắc Hàn phát triển kinh tế bằng Nam Hàn thì được cái gì? Có bao nhiêu vị tổng thống Nam Hàn đã bị lật đổ rồi? Nhiều vị còn bị đưa ra tòa, bị vào tù nữa? Kinh khủng! Kim Jong-un làm sao ngủ ngon được? Tổng thống Trump khuyên ông Kim Jong-un hãy học hỏi kinh nghiệm của Trung Cộng và Việt Cộng: Hãy cởi trói kinh tế. Thực ra, Đặng Tiểu Bình đã cởi trói vì kinh tế nước Tàu đang đến chỗ kiệt quệ sau những chính sách phá sản của Mao Trạch Đông. Hàng chục triệu người có thể chết đói, thiên hạ có thể đại loạn như thời Giặc Hoàng Cân hay Thái Bình Thiên Quốc. Nguyễn Văn Linh cũng học phép cởi trói kinh tế của Trung Cộng sau khi dân chết đói, viện trợ của Nga và các nước Đông Âu chấm dứt. Kim Jong-un không lâm vào tình trạng đó. Sau khi Kim bắt tay Trump ở Singapore năm ngoái, Trung Cộng, Nga và các nước Phi Châu đã phá rào, không thi hành các lệnh cấm vẫn của Liên Hiệp Quốc nữa. Cứ kéo dài tình trạng hiện nay, chế độ Kim còn sống rất lâu. Kim có sợ Mỹ tấn công đánh phủ đầu để tiêu diệt kho vụ khí hạch tâm hay không? Ông John Bolton, cố vấn an ninh Tòa Bạch Ốc, đã từng kêu gọi chính phủ Mỹ “tiên hạ thủ vi cường.” Hai, ba năm trước, nêu lên ý kiến này có thể là một cách đe dọa cho Kim Jong-un phải lo lắng. Nhưng bây giờ liệu Tổng thống Trump còn hứng thú nghe theo ý kiến đó hay không, sau khi đã tự nhận mình “fell in love” và khen ngợi Kim Jong-un là người yêu dân, yêu nước? Ở Hà Nội, Tổng thống Trump khuyên Kim Jong-un hãy học hỏi kinh nghiệm cởi trói kinh tế của Trung Cộng và Việt Cộng. Nhưng Kim đã học của hai đồng chí Cộng Sản một kinh nghiệm khác: Khi đối đầu với nước Mỹ, cứ theo chiến thuật “đả đả đàm đàm!” Chính phủ Mỹ thay đổi hoài. Khi bỏ phiếu, dân Mỹ không quan tâm đến những chuyện thế giới bên ngoài. Họ lại mau quên. Cho nên, cứ giả bộ đàm phán, rồi kéo dài, kéo dài, sẽ tới lúc nước Mỹ chán mà bỏ cuộc. Hoặc vì họ thấy nhiều chuyện khác, ở Trung Đông, ở Nam Mỹ, ở Âu Châu, quan trọng hơn, cần giải quyết gấp hơn. Hoặc vì họ có một tổng thống mới; hay một quốc hội mới, với những ưu tiên mới. Người Mỹ đàm phán với Cộng Sản một hồi thì sẽ phải thuộc câu ca dao Việt Nam: “Thừa hơi mà đấm bị bông! Hễ đấm bên nọ, nó phồng bên kia!”     
......

Triều Tiên họp báo nửa đêm, lá bài thứ 3 và tính cách Trump

Nguyễn Văn Phước| Lần đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên tổ chức Họp Báo tại Melia lúc hơn 12h đêm. Các nhà báo quá bất ngờ nên chỉ có một số nhà báo quốc tế và Việt Nam túc trực ở Melia mới tham dự đc sau khi kiểm tra an ninh kỹ lưỡng. Đúng là quốc gia có những luật lệ lạ nên cái gì cũng lạ. Họp báo càng lạ... ko tiếng Anh, ko phiên dịch qua tiếng Việt. Cũng ko quan tâm có ít hay nhiều nhà báo tham dự vì cánh nhà báo tất cả đều ko kịp ứng biến. Cách của Triều Tiên luôn đi ngược với thế giới. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho bắt đầu buổi họp báo bằng việc thông báo kết quả cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, cho biết hai bên không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Ông Ri Yong-ho khẳng định: "Trong hai ngày họp Thượng đỉnh, nhà lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có các cuộc thảo luận về nhiều vấn đề với sự kiên trì, tin tưởng lẫn nhau trên cơ sở kết quả đạt được tại cuộc gặp lần thứ nhất ở Singapore". Giải thích về nguyên nhân khiến hai bên không thể đạt được thỏa thuận, ông Ri cho biết: "Chúng tôi đã đưa ra các đề xuất có tính thực tiễn tại cuộc gặp lần này. Nếu Mỹ dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận nhằm vào nền kinh tế Triều Tiên nói chung và cuộc sống của người dân Triều Tiên nói riêng, chúng tôi sẽ dỡ bỏ hoàn toàn cơ sở sản xuất hạt nhân tại Yongbyon". "Triều Tiên đang phải chịu 11 lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và chỉ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ 5 lệnh trong số này. Trong đàm phán, 2 bên đã thảo luận về việc ngừng lâu dài việc thử hạt nhân cũng như thử tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, phía Mỹ yêu cầu chúng tôi phải tiến xa hơn, loại bỏ hoàn toàn các cơ sở hạt nhân. Chính vì yêu cầu này mà thỏa thuận đã không thể đạt được", ông Ri Yong-ho cho hay. "Mặc dù việc đảm bảo an ninh là điều quan trọng nhất đối với chúng tôi khi bắt đầu các bước phi hạt nhân hóa, chúng tôi cũng hiểu rằng rất khó để Mỹ dừng hẳn các cuộc diễn tập quân sự. Đó là lý do vì sao chúng tôi đã đề xuất việc dỡ bỏ từng phần cấm vận tương ứng với hoạt động giải trừ hạt nhân", ông Ri nói. Ngoại trưởng Triều Tiên nói thêm: "Trong suốt cuộc gặp thượng đỉnh này, chúng tôi đã nhấn mạnh ý định của mình về một cam kết dừng dài hạn các cuộc thử hạt nhân và thử nghiệm tên lửa tầm xa để giúp Mỹ hạ thấp các quan ngại. Nếu hai bên có thể hợp tác trong suốt quá trình xây dựng lòng tin này, nó sẽ giúp thúc đẩy việc phi hạt nhân hóa ở tốc độ nhanh hơn". Những đề xuất này đã không hài lòng Trump khi Hoa Kỳ muốn Triều Tiên ngưng và dỡ bỏ tất cả hoạt động hạt nhân trên toàn quốc gia này mới dỡ bỏ lệnh cấm vận hoàn toàn như đề nghị của Trump ban đầu ở Singapore. Trump không đồng ý chỉ vì Kim Jong Un mặc cả sẽ dỡ bỏ nhà máy hạt nhân Yongbyon với điều kiện ông Trump phải dỡ bỏ 5 lệnh cấm vận. Cả phái đoàn Triều Tiên ngạc nhiên nhìn nhau khi Trump nhắc đến tên một cơ sở hạt nhân gần Yongbyon cần dỡ bỏ do tình báo phía Mỹ phát hiện ko được Triều Tiên công bố. Điều này nằm ngoài dự tính ban đầu của Kim, có thể cơ sở này có tầm quan trọng nên Kim đã không đồng ý. Tính cách Trump rất linh hoạt, hiểu biết, lịch sự, tôn trọng, đề cao Kim nhưng khẳng khái và trước sau như một. Với Trump là phải chân thành và không trì hoãn, kèo nài hay mặc cả. Dù cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều được chuẩn bị tốn kém nhất chưa đi đến một kết quả nào hết nhưng Việt Nam và hầu hết người dân được chứng kiến tường tận tính cách của đại diện hai quốc gia, sự khác biệt vì lợi ích cộng đồng của hai bên và hiểu rõ vấn đề mâu thuẫn vì sao Trump quyết tâm loại bỏ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Rất có thể cuộc gặp thứ 3 Trump sẽ cẩn trọng hơn rất nhiều và chỉ đồng ý khi Kim Jung Un phải cam kết dứt khoát một số điều, mà điều này dường như khó xảy ra vì hình như Kim Jung Un vẫn còn lệ thuộc Trung Quốc, không thực sự thoát Trung như từng cố thể hiện mà rất nhiều người đã tin. Có vẻ Kim muốn dựa vào Trung Quốc như tìm một yếu tố, chỗ dựa, thêm một lá bài bảo kê để mặc cả với Trump. Ngay sau khi rời Việt Nam, Kim Jung Un sẽ đi Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình. Chẳng lẽ Kim Jung Un ko hiểu rằng khi làm vậy uy tín, hình ảnh của chính mình sẽ giảm sút mà chỉ làm cho Trump cảnh giác với Kim và quyết liệt với Trung Quốc hơn hay sao ? Rất mong rằng Kim có thể tham khảo ý kiến của Tập Cận Bình nhưng cần nghĩ đến quyền lợi và tương lai người dân Triều Tiên cũng như tiến trình hoà bình hoà hợp Nam - Bắc Triều Tiên mà tất cả thành bại đang đặt vào tầm nhìn, ứng xử và hành động của Kim Jung Un. Nếu ai tinh ý sẽ nhận ra trong Kim Jung Un có hai con người, một con người rất hiểu biết, khôn ngoan từng học ở Thuỵ Sĩ về, và một con người cố hữu thừa hưởng từ người ông Kim Nhật Thành tính độc tài một thời rất độc đoán, thích quyền lực độc tôn. Trong cuộc chơi lớn có thể làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc Triều Tiên này, nếu con người trí thức, có lương tâm, vì nhân dân Triều Tiên và ý thức lưu truyền lịch sử của Kim Jung Un thức tỉnh trỗi dậy mạnh hơn thắng được con người cố hữu vốn có kia, thì cuộc gặp với Trump mới có ý nghĩa và thành công. Bất cứ nhà lãnh đạo độc tài nào thực ra cũng đều có hai con người cả. Ăn thua là bên nào mạnh hơn thôi. Câu chuyện lãng mạn, tốt đẹp màu hồng như cổ tích về mối tình Trump - Un dường như đã kéo màn kết thúc quá sớm so với kỳ vọng của cả hành tinh, trong đó có tôi và rất nhiều người Việt Nam chúng ta vì hai con người trong Kim đang giằng xé nhau. Mặc dù Trump rất cương quyết, khẳng khái nhưng luôn tỏ ra Đắc nhân tâm trong từng cử chỉ khi ứng xử và phát biểu về Kim Jung Un, để cố gắng đánh thức, khơi dậy con người thứ hai trong Kim, dù nội bộ nước Mỹ còn nhiều vấn đề mới vừa xảy ra mà Trump bay về sẽ bắt tay vào giải quyết ngay. Và con người cố hữu vốn có của Kim Jung Un, Trump cũng đã quá rõ, nhưng nếu chỉ đối xử với con người ngang ngược, thích thách thức ngạo mạn này - thì tai hoạ chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra. Rất đánh giá cao và nể Trump ở điểm này - nhưng tôi cũng biết giới hạn của sự kiên nhẫn này - tích cách không bao giờ lùi bước, quyết đoán bất chấp tất cả của Trump một khi không đè nén được rồi sẽ đến lúc trỗi dậy. Và Trump vì việc lớn cũng đang rất trầm tĩnh, lịch thiệp để đè nén tính cách vốn có của mình. Trong những ngày qua, Việt Nam là tâm điểm thu hút được cả thế giới truyền thông lại là quốc gia có lợi nhất về hình ảnh trong tất cả. Mong rằng dù tiến trình Triều Tiên còn bế tắc nhưng Việt Nam, sau khi trải nghiệm, thấu hiểu tất cả, sẽ bước qua một giai đoạn thực sự chuyển mình đổi mới.
......

Tàu cười, Mỹ khóc, Tây lo

Thủ Tướng Đức Angela Merkel chỉ ra rằng Châu Âu mới là nơi phải gánh chịu những hậu quả của các cuộc phiêu lưu của Mỹ. Trong hình, bà Angela Merkel (phải) và Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence tại Hội Nghị An Ninh Munich lần thứ 55 ở Munich, miền Nam nước Đức, vào ngày 16 Tháng Hai, 2019. (Hình: Christof Stache/AFP/Getty Images) Thường thường phiên họp thường niên về an ninh xuyên Đại Tây Dương thường được tổ chức tại Munich vốn vẫn chỉ là một cơ hội cho hai bên mặc áo thụng vái lẫn nhau mà thôi. Nhưng năm nay thì khác. Vào lúc kết thúc hội nghị, hôm Chủ Nhật, 17 Tháng Hai, người đứng ra tổ chức, ông Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại Washington, đưa ra một kết luận bi quan: “Chúng ta có một vấn đề hầu như không sao giải quyết được.” Bản chất của vấn đề có thể thấy rõ trong suốt ba ngày hội nghị. Mỹ không những đụng đầu với các đối thủ Nga và Trung Cộng mà còn với cả các đồng minh tại Châu Âu và những bộ phận của hệ thống trật tự thế giới mà chính Washington bỏ công nhiều năm để xây dựng. Quan trọng hơn nữa là sự lo sợ mà người ta có thể cảm thấy được là cái keo dán nối liền các nước phương Tây của các giá trị dân chủ đang từ từ tan rã. Người ta có thế thấy sự chia rẽ này qua những tràng pháo tay được nổ ra hay không trong những bài diễn văn của các nhân vật. Khi Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence đọc bài diển văn trong một sảnh đường đầy ắp đến 800 người tham dự bao gồm cả các vị tổng thống, thủ tướng và các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao các nước thì chỉ có một vài tiếng vỗ tay lẻ tẻ từ phía phái đoàn Mỹ tham dự mà thôi. Trong khi đó bài diễn văn của bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel thì được những tràng pháo tay giòn giã đón nhận mỗi khi bà dừng lại để lấy hơi. Vì sao lại có một sự khác biệt trong cách đón nhận hai bài diễn văn như vậy? Bài diễn văn của ông phó tổng thống Mỹ là đánh dấu mức cao điểm của một tuần du thuyết tại các thủ đô Châu Âu, đặc biệt là cuộc hội nghị tại Warsaw trong đó Washington tìm cách ép buộc các đồng minh Châu Âu đi theo mình trong việc chế ngự chế độ thần quyền tại Iran. Thế nhưng bài diễn văn ở Munich vượt xa hơn, bảo các đồng minh Châu Âu hãy “học sống với Trump” và các chính sách cứng rắn của Trump mà cho người ta thấy rõ quan điểm “America First” về hợp tác với chính quyền Trump: Mỹ đơn phương quyết định và các đồng minh chỉ có quyền đi theo, một chính sách mà theo bà Constqanze Stetzenmuller, một chuyên gia cao cấp của viện nghiên cứu Brooking Institution tại Washington gọi là chính sách “You’d better join us or else.” Trong bài diễn văn ông Pence đòi hỏi Châu Âu phải tích cực ủng hộ đường lối cứng rắn của Mỹ đối với Iran, Venezuela và nguy cơ xâm nhập không gian ảo của Trung Quốc bằng cách cấm công ty Huawei tham gia vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở điện thoại di động thế hệ thứ 5, tức 5G. Một trong những viên chức cao cấp Châu Âu có mặt gọi bài diễn văn này là “bẩn thỉu.” Bài diễn văn trả lời của bà Angela Merkel cũng rất thẳng thừng, nói rõ quan điểm của Châu Âu về chính sách độc đoán đế quốc của Mỹ, đặc biệt là những cố gắng của ông Trump nhằm cô lập Iran và chính sách bảo hộ mậu dịch của ông Trump. Bà chỉ ra rằng Châu Âu mới là nơi phải gánh chịu những hậu quả của các cuộc phiêu lưu của Mỹ kể cả việc đột ngột rút quân ra khỏi Syria và Afghanistan. Người Âu, bà thủ tướng Đức nói thêm sẽ không đi theo Mỹ trong việc hủy bỏ thỏa hiệp hạch nhân với Tehran và họ sẽ tiếp tục tìm những giải pháp đa phương cho các vấn đề tỷ như thay đổi khí hậu. Trả lời khuyến dụ của ông Trump rằng các công ty xe hơi của Đức là một nguy cơ cho an ninh Hoa Kỳ, bà chỉ ra rằng cơ sở sản xuất xe hơi lớn nhất của công ty Đức BMW là tại tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ, chứ không phải là Bavaria nơi công ty này có tổng hành dinh. Có lẽ trong hội nghị này sung sướng nhất là Trung Cộng. Trung Cộng đã gởi một phái đoàn khổng lồ sang Châu Âu tham dự, do ông Dương Khiết Trì, quốc vụ khanh đặc trách ngoại vụ, dẫn đầu để tìm cách hợp tác với Châu Âu trên phương diện canh tân và kỹ thuật cao chống lại một nước Mỹ càng ngày càng thù nghịch đối với Trung Quốc. Và quả thật, thái độ kiêu căng của chính quyền Trump đã tạo ra hậu quả tốt cho Trung Quốc. Chỉ vài ngày sau khi ông Pence đòi hỏi các nước Châu Âu phải không cho phép công ty Trung Quốc Huawei tham gia vào việc cung cấp thiết bị cho hệ thống 5G, cả Anh và Đức vốn trước đây đã ngầm ngăn chặn không cho các công ty viễn thông của mình mua thiết bị của Huawei nay đổi giọng nói rằng có thể dùng thiết bị của Huawei trong một số trường hợp. Và New Zealand vốn đã chính thức cấm không cho Huawei dự thầu cung cấp thiết bị 5G nay cũng nói rằng có thể xét lại. Nhưng sự chia rẽ càng ngày càng sâu đậm giữa Châu Âu và Mỹ cũng là một mối lo đáng kể cho những nước Châu Âu, nhất là những nước nhỏ đứng trước sự đe dọa của Nga. Cựu Tổng Thống Estonia Toomas Lives đuợc ghi lại là đã lo lắng đưa ra câu hỏi: “Những hành động của Mỹ càng ngày càng làm cho người ta lo sợ và khiến người ta phải tự hỏi ‘Chúng ta phải làm gì bây giờ? Chúng ta có thể tự đi một mình hay không?’” Câu trả lời là không; ít nhất là trong giai đoạn hiện thời. Cái dù an ninh mà Hoa Kỳ phủ cho Châu Âu quá lớn và sức hút kinh tế quá mạnh. Ngay cả những người chủ trương một Châu Âu độc lập cũng phải công nhận là không có Mỹ và sau Brexit, không có Anh, Châu Âu phải mất một thời gian dài mới có thể xây dựng được một lực lượng mạnh đủ để bảo đảm an ninh cho mình. Đúng là Tàu cười, Mỹ khóc, Tây lo./.  
......

Nếu EVFTA phải đàm phán lại?

Đó sẽ là nỗi thất vọng và hụt hẫng đến mức khó thốt nên lời của giới chóp bu Việt Nam - lần thứ hai sau cái lần đầu tiên xảy ra vào đầu năm 2017 khi Trump quyết định Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP mà trong đó Việt Nam được xem là đối tác hưởng lợi nhiều nhất (với điều kiện có sự tham gia của Mỹ).   Cũng khá tương đồng với hoàn cảnh TPP khi đã phải đàm phán lại sau khi không còn nước Mỹ, chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam đang rơi vào một giai đoạn đàm phán khác và mới về EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam).   Thật ‘đáng tiếc’ cho Nguyễn Phú Trọng và những đồng đảng của ông ta, triển vọng EVFTA phải đàm phán lại đang hiện ra khá rõ, nhưng không phải chỉ là đàm phán về những vấn đề thương mại và kỹ thuật như khi TPP chuyển sang CPTPP, mà EVFTA sắp tới sẽ phải bàn và nhấn mạnh một chủ đề mà Bộ Chính trị Việt Nam hết sức căm thù lẫn ngao ngán: nhân quyền.   Thực thế: “Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam có thể sẽ phải đàm phán trở lại. Chúng tôi cũng thúc đẩy cho việc kết thúc nhanh chóng các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam” - Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói với báo chí sau cuộc gặp với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Berlin vào ngày 20/2/2019.   Đức, với tư cách là đầu tàu kinh tế và chính trị ở châu Âu, cũng như có quyền quyết định lớn nhất trong việc có thông qua EVFTA hay không, không còn nghi ngờ gì nữa, đang quyết định lộ trình cần phải có của hiệp định này cũng những điều kiện then chốt mà chính quyền Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ. Thông điệp của Đức cũng là thông điệp của EU.   Đây là thông tin về lộ trình mới nhất cho EVFTA hiện ra sau khi hiệp định này bị Hội đồng châu Âu quyết định hoãn vô thời hạn vào tháng 2 năm 2019 và khiến cho hy vọng của giới chóp bu Việt Nam về một ‘EVFTA sắp được ký kết, phê chuẩn và thông qua’ mòn mỏi theo ngày tháng.   Theo lịch trình trước đây của EU, nếu EVFTA được Hội đồng châu Âu phê chuẩn và nhận dược sự ủng hộ của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (một cơ quan tham mưu rất quan trọng của Nghị viện châu Âu về các hiệp định thương mại), EVFTA sẽ được đưa ra Nghị viện châu Âu để xem xét bỏ phiếu thông qua vào tháng 5 năm 2019. Tuy nhiên, giớp chóp bu Việt Nam chỉ muốn ăn sẵn và ăn ngay đã bị một cú sốc thình lình khi nhân quyền - yếu tố mà trước đây chỉ là một điều kiện không ưu tiên trong EVFTA và bị chính quyền Việt Nam xem thường, đã trở nên chính yếu và tạo ra cú knock-out hoãn EVFTA ngày vào lúc Hà Nội sắp mở tiệc ăn mừng ‘thoát nạn’.   Từ trước và sau cuộc điều trần EVFTA - nhân quyền tại Brusells vào tháng 10 năm 2019, chính quyền Việt Nam đã và vẫn chưa có bất kỳ cải thiện nhân quyền nào dù chỉ mang tính tượng trưng hay mang tính đối phó. Thậm chí chính quyền này vẫn tiếp tục bắt bớ những người bất đồng chính kiến và đàn áp các cuộc biểu thị lòng yêu nước của người dân phản đối Trung Quốc.   Thông báo của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas về khả năng ‘đàm phán lại’ EVFTA cũng có nghĩa là sẽ chẳng có cuộc họp nào của Hội đồng châu Âu vào tháng 3 năm 2019 để phê chuẩn hiệp định này, và càng không có cuộc họp chuyên biệt nào của Nghị viện châu Âu vào tháng 5 năm 2019 để bỏ phiếu thông qua EVFTA.   Mà phía Việt Nam sẽ phải quay lại gần như điểm xuất phát của nó: ngồi vào bàn đàm phán với EU, nhưng trước hết là với một số nước quan trọng trong khối EU, để chỉ nói về… nhân quyền.   Trong trường hợp khả quan nhất, nghĩa là chính quyền Việt Nam chịu thỏa mãn nhanh chóng những điều kiện nhân quyền của châu Âu, mới có thể diễn ra việc ký kết EVFTA và có thể cả phê chuẩn hiệp định này trước khi diễn ra bầu cử quốc hội châu Âu. Tuy nhiên do vấn đề thời gian đã quá gấp gáp với Nghị viện châu Âu nên sẽ quá khó để nghị viện này tổ chức thông qua EVFTA, mà phải chờ nghị viện mới quyết định. Khi đó, thời điểm bỏ phiếu thông qua EVFTA (nếu có bỏ phiếu) sớm nhất cũng phải vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.
......

Không có thỏa thuận

Đó là tuyên bố dứt khoát của Tổng thống Donald Trump và cũng không có cam kết sẽ có một cuộc gặp thượng đỉnh một lần nữa trong cuộc họp báo chiều nay (28.2.219). Thất bại chăng? Không, ông Trump cho rằng đã có nhiều tiến bộ và khoảng cách 2 bên đang ngắn lại. Kim Jong Un muốn gì, Triều Tiên sẽ dỡ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân đồng thời với việc Mỹ chấm dứt lênh cấm vận. Trump nói, tôi đã chuẩn bị sẵn văn kiện, sẵn sàng để ký, tôi có thể sẽ bị phê phán vì hội nghị này không đạt được kết quả nhưng tôi thà “Làm đúng còn hơn làm nhanh”. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhưng cũng sẵn sàng bỏ đi. Nhưng bỏ đi trong tinh thần “rất nhiều ấm áp”. He he…ông già gân này đúng là một hoạt náo viên như ông ta đã cam kết trở thành khi ra tranh cử. Vấn đề là, ông Trump thuyết phục Kim rằng Triều Tiên nhờ vào vị trí địa chính trị hoàn toàn có khả năng trở thành một cường quốc kinh tế, nó không nằm ở vũ khí hạt nhân hay lệnh cấm vận (đừng mang nó ra làm điều kiện mặc cả). Ông còn nói “Chúng ta hiểu đến từng cm trên đất nước này”. Rất thật thà, khi có phóng viên hỏi về lãnh tụ 2 nước ở hai chế độ chính trị khác nhau làm sao tìm được điểm chung, Trump nói rằng về mặt cá nhân chúng tôi “thích nhau” cũng như với ông Tập Cận Bình, ông Putin, nhưng là lãnh đạo thì cũng phải hiểu chúng ta cho đi cái gì và nhận lại cái gì. Khi một phóng viên TQ hỏi liệu China có thể giúp đỡ gì trong việc thúc đẩy quá trình đẩy mạnh quan hệ Mỹ- Triều, ông Trump cười tươi : Chủ tịch Tập giúp đỡ nhiều lắm, sau khi kể một hồi chàng cow boy thả một câu “Hơn ai hết TQ không muốn có một kho vũ khí hạt nhân sát nách mình” He he…đúng tim đen, dù phụ thuộc rất nhiều vào Tàu (93% hàng nhập khẩu) nhưng người ta cũng thấy chưa bao giờ Triều Tiên quá quỵ lụy trước ông láng giềng này (ngư dân Tàu mà đánh cá trong vùng biển Bắc TT là bị bắt liền, mang tiền mà chuộc tàu với người về). Một thành công, đó là Kim đồng ý cho Mỹ đến thanh sát vũ khí hạt nhân ở “Những địa điểm mà chỉ chúng tôi biết”- Theo lời Trump. Về vấn đề nhân quyền khi ông Trump nói đến vấn đề đàn áp, các trại giam giữ, cải tạo với hàng triệu người đang bị đọa đầy thì Kim nói rằng “tôi không biết điều đó”- “Tôi nghe ông ta nói thế”- Trump. Ông Trump cũng nói chưa thể dỡ bỏ lệnh cấm vận nhưng cũng không tăng thêm các điều kiện ngặt nghèo hơn vì “người dân Bắc Hàn cũng còn phải sống”. Đúng là đàm phán kiểu Mỹ “Step by step”, không ai chơi trò này giỏi hơn người Mỹ. Nếu xét lại lịch sử, ta sẽ thấy rằng có những bước tiến lớn. Khi Triều Tiên bắt đầu làm giàu Urinaum, tổng thống Clinton đã can thiệp quyết liệt vào chuyện này, kế hoạch này của Triều Tiên đã thất bại. Nhưng đến 2 đời tổng thống là Bush và Obama, Bắc Hàn đã tiến bộ vượt bậc, đã có được tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới Mỹ, mỗi lần tên Chí Phèo này nổi cơn ăn vạ là các vị nguyên thủ lại phải xoa dịu, năn nỉ. Trump đã làm được việc mà các đời tổng thống trước không làm được. Tuyên bố sẵn sàng xóa sổ Bắc Hàn, gọi Kim là “thằng bé tên lửa” nhưng cũng sẵn sàng chìa tay. Cao thủ. Bắc Hàn được gì? Lần đầu tiên, quốc gia này, lãnh tụ này bước ra thế giới mà được quan tâm, được chú ý, được ngồi đàm phán với siêu cường số 1, điều mà cả ông nội lẫn cha của Kim Jong Un không làm được. Lần đầu tiên nhân dân Bắc Hàn nhìn thấy ánh sáng le lói cuối con đường hầm. Điều đó không đáng vui mừng và lạc quan sao? Không phải các đời Tổng thống Mỹ trước quá kém cỏi, cũng không phải Trump quá xuất sắc, mà nước Mỹ đã thay đổi, dân Mỹ đã có tư duy khác về những hệ thống chính trị quá khác mình, cách hành xử của nước Mỹ cũng khác, như Tocqueville từng viết :”Muốn thay đổi nước Mỹ là phải thay đổi cả khối nhân dân Mỹ chứ không phải thay đổi ông Tổng thống”. Trump cũng nói trong diễn văn nhậm chức “Trả lại quyền lực cho nhân dân Mỹ”./. Ps: Việt Nam học được gì nếu muốn đàm phán với Mỹ ? Mà Trump tệ thật, nước chủ nhà hết lòng như thế mà bỏ bữa ăn, không đi ăn bún chả miễn phí, kết thúc họp báo còn tuyên bố : " Bây giờ tôi phải lên máy bay trở về miền đất tươi đẹp".
......

Tự do hoạt động hàng hải ở Đông Á liệu có đủ không?

Nguyên tựa: Are Freedom of Navigation Operations in East Asia Enough? The National Interest ngày 23/02/2019   Tác giả bài báo:  James Holmes Người dịch: Lam Du - Dân Quyền (The National Interest: James Holmes là chủ tịch nhiệm khoa Chiến lược Hàng hải tại Học viện Hải quân mang tên J. C. Wylie. Các quan điểm được trình bày ở đây là của riêng tác giả.) Câu hỏi đặt ra là một câu hỏi vĩnh cửu đối với những người thi hành chiến lược hàng hải ở châu Á: liệu những hoạt động tự do hàng hải có là đủ hay không? Liệu những chuyến hải hành định kỳ qua các vùng biển nơi một quốc gia ven biển tuyên bố các quyền và đặc quyền vượt ra ngoài những gì đã được quy định bởi một hiệp ước liệu có đủ để đảm bảo tự do hàng hải hay không?   Câu trả lời: các hoạt động tự do hàng hải là cần thiết nhưng không đủ để bảo đảm cho “quyền tự do biển” (“freedom of the sea”), bởi vì đó là quyền tự do gần như vô hạn để sử dụng biển cho mục đích quân sự và thương mại, và cho hệ thống tự do thương mại và buôn bán trên biển.   Các hoạt động tự do hàng hải là cần thiết LÀ VÌ những lý do pháp lý. Như đô đốc hải quân Hoàng gia đã nghỉ hưu, ông Chris Parry, vẫn thường hay nói, các quyền tự do hàng hải là một cái gì đó giống như “quyền đường đi” (something like the “right of way”)  trong luật pháp phổ biến của nước Anh. Chúng (các quyền tự do hàng hải) vẫn còn tồn tại chừng nào mà những người đi biển vẫn còn sử dụng chúng. Quyền đường đi cho phép các công dân đặt chân lên, đi qua các tài sản, sở hữu tư nhân dọc theo những con đường nhất định mà được chứng minh rằng mọi người có thực sự hành dụng các quyền đó (to traipse across private property along certain pathways provided people actually exercise that right). Nếu không ai hành dụng, quyền đường đi sẽ mất dần theo thời gian. Quyền sở hữu lại trở về với chủ sở hữu đất đai một cách đầy đủ.   Hãy hành dụng các quyền ấy hoặc để mất chúng.   Một cách tương tự, nếu một quốc gia ven biển như Trung Quốc hay Nga khẳng định các yêu sách quá đáng đối với quyền tài phán đối với các vùng biển ngoài khơi và không ai thách thức các yêu sách đó, thì tuyên bố của họ - cho dù là những tuyên bố bất hợp pháp – cũng có cách để trở thành một tập quán quốc tế theo thời gian (and no one challenges those claims, its claims - even though unlawful - have a way of calcifying into international custom over time). Luật quốc tế là một hệ thống các luật lệ theo phong tục, tập quán cũng như nó là một hệ thống các hiệp ước và thỏa thuận được thể hiện bằng văn bản. Nếu các hạm đội hải quân và các hạm đội thương thuyền không thực hiện các quyền của họ theo luật biển một cách đầy đủ nhất, thì việc chấp hành các yêu cầu của các quốc gia ven biển đó có thể bắt đầu bị nhìn nhận giống như sự đồng ý với các yêu cầu đó (compliance with the coastal state’s demands could begin to look like consent to those demands). Sự chấp hành, chấp nhận đó (Acquiescence) có thể trở thành một phong tục thống trị và, nếu như vậy, thì tự do biển sẽ bị hạn chế, bị thu hẹp lại trong những vùng biển đang có vấn đề, đang bị tranh chấp (and if so freedom of the sea will have been abridged in the waters at issue).   Do đó, cần phải thách thức các tuyên bố, các yêu sách vượt quá các chuẩn mực luật pháp một cách không chậm trễ và thường xuyên (Hence the necessity to defy extralegal claims early and often = TỨC LÀ CẦN PHẢI THÁCH THỨC MỘT CÁCH KHÔNG CHẬM TRỄ VÀ THƯỜNG XUYÊN CÁC TUYÊN BỐ, CÁC YÊU SÁCH CỦA TRUNG CỘNG VỐN ĐÃ THỰC SỰ VƯỢT QUÁ CÁC CHUẨN MỰC LUẬT PHÁP– người dịch).   Các hoạt động hải hành tự do trên biển là không đủ CÒN VÌ các lý do quân sự và ngoại giao. Đó là các “hoạt động đến và đi” trong khi đó một thế giới rộng lớn của những người đi biển cần phải ĐƯỢC ĐI QUA những vùng biển tranh chấp và ĐƯỢC DỪNG LẠI Ở ĐÓ để đưa ra tuyên bố mà sẽ khuyếch trương tự do biển (should go to contested waters and stay in order to make a statement that resonates regarding freedom of the sea).   Hãy suy nghĩ về điều này. Một chiến hạm Mỹ đã hoàn thành điều gì khi đi ngang qua một thực thể đá ở Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) do Trung Quốc kiểm soát rồi sau đó chiến hạm Mỹ này rời đi (when it passes by a Chinese-held rock in the South China Sea)?. Năm 2016, một tòa án quốc tế đã phán quyết rằng không có một hòn đảo nào ở Trường Sa hay Hoàng Sa là có đủ điều kiện để được là một hòn đảo theo đúng nghĩa pháp lý. Chiến hạm Mỹ đã thực hiện quyền qua lại được quy định rõ trong luật biển. ĐÓ LÀ MỘT ĐIỀU RẤT TỐT.   Nhưng rất có thể có một tàu chiến Trung Quốc sẽ theo sát nó, sẽ ra lệnh cho nó phải rời đi, và có thể đã quấy rối nó trong quá trình di chuyển. Thực tế là việc các tàu Hải quân Hoa Kỳ thực hiện các chuyến tuần tra “đến và đi” đã khiến cho các trình thuật ngoại giao của Bắc Kinh trở nên đáng tin hơn (đối với số thính giả và khán giả thuộc loại con vịt = lends credence to a diplomatic narrative issuing from Beijing – người dịch). (Theo những gì mà người phát ngôn bộ ngoại giao T+ vẫn thường hay nói - người dịch) thì câu chuyện diễn ra như thế này: Người Mỹ đã xâm nhập vào lãnh hải của chúng tôi (TQ) và chúng tôi (TQ) đã xua đuổi chúng (Americans broke into our territorial waters and we chased them off ). Các phát ngôn viên của (bộ ngoại giao) Trung Quốc đã tạo tác một câu chuyện thuộc loại giả kim thuật của ngành ngoại giao (Chinese spokesmen essay a sort of diplomatic alchemy). Họ cố gắng miêu tả họ như là những người đang nhân danh tự do biển để nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực chiến sự (They try to portray demonstrating on behalf of freedom of the sea into cutting and running from an embattled zone). Nếu một lượng lớn khán giả có ảnh hưởng tin theo những trình thuật loại này của Trung Quốc, thì nó (những trình thuật loại này) sẽ trở thành hiện thực trong tâm trí của họ cho đến khi và trừ khi được gỡ bỏ.   Làm thế nào để giải ảo, để bóc trần những trình thuật thuộc loại này của Trung Quốc? Thay vì xuất hiện thoáng qua, thỉnh thoảng, những người bạn của tự do hàng hải nên (mà chính xác là CẦN PHẢI – người dịch) xuất hiện ở vùng biển tranh chấp như Biển Đông (biển Nam Trung Hoa), và họ nên ở lại. THƯỜNG XUYÊN cần phải được là khẩu hiệu của họ (Constancy should be their watchword).   May mắn thay, Washington và các thủ đô có tư duy tương tự dường như đã làm sáng tỏ một chiến lược như vậy. Ông chủ của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (của Hoa Kỳ), Đô đốc Phil Davidson, gần đây đã nói với Ủy ban Quân lực Thượng viện (Hoa Kỳ) rằng các đồng minh sẽ tham gia các hoạt động triển khai tự do hàng hải trong tương lai. Càng nhiều (tầu thuyền) mang cờ các nước, càng nhiều tầu thuyền trong những không gian, những vùng biển đang tranh chấp thì càng tốt (The more flags fly in contested expanses the better).   Đó là lý do tại sao mà những tin tức gần đây từ thủ đô các đồng minh lại ấm lòng đến thế (out of allied capitals is so heartening). Chẳng hạn, Tokyo đã điều động một trong số các “khu trục hạm trực thăng”, thực chất là các hàng không mẫu hạm hạng nhẹ, niềm tự hào của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản, đến phối hợp hoạt động với các đơn vị Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông. Bằng việc làm đó, giới lãnh đạo chính trị của Nhật Bản đã tuyên bố rằng họ sẽ không chịu áp lực của Trung Quốc ở bất cứ nơi nào xung quanh vùng lòng chảo châu Á.   Các nước châu Âu cũng đã nhập cuộc. Vào hồi mùa thu năm ngoái, London đã điều phái một tàu vận tải đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh tới khu vực này để hiện diện gần các thực thể đá (tức là các đảo nhân tạo, và không hiểu tại làm sao mà Trung + lại có thể làm được điều này nhỉ - người dịch) của Trung Quốc. Và tháng trước, một tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh đã tham gia cùng các tàu Hải quân Hoa Kỳ ở Đông Nam Á trong những hoạt động phối hợp kéo dài nhiều ngày. Vương quốc Anh thậm chí còn có ý định mở một căn cứ quân sự ở Biển Đông, đánh dấu sự  trở lại của họ đối với các tuyến đường biển nằm ở “phía đông kênh đào Suez” nhiều thập kỷ sau thời kỳ giải thuộc địa (punctuating its return to seaways “east of Suez” decades after decolonization). Một căn cứ sẽ neo giữ sự hiện diện của Anh và các đồng minh trong khu vực, trợ giúp các lực lượng hải quân đến và ở lại đó (helping naval forces go there and remain).   Các hàng không mẫu hạm của các quốc gia châu Âu cũng sẽ sớm tham gia các hoạt động hỗn hợp này. Paris đã thông báo rằng hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle, vừa mới hoàn thành công việc đại tu giữa đời của nó (fresh from its midlife overhaul), sẽ có chuyến hải hành đến Biển Đông trong năm nay. Siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên của Anh, Nữ hoàng Elizabeth, sẽ đến tiếp theo trong năm nay hoặc năm sau và một phi đoàn máy bay của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ gồm các phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 sẽ gia nhập lực lượng không quân của nó. Luân Đôn đã cho biết ý tưởng về việc xây dựng một lực lượng hàng không mẫu hạm Anh-Pháp để giúp các quốc gia châu Âu duy trì sự hiện diện liên tục và đáng nể trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Paris vẫn chưa hoàn toàn hiện diện ở đó, nói theo ngôn ngữ chính trị, nhưng thậm chí ngay cả chỉ riêng một hành động bàn thảo về việc tập hợp các nguồn lực hải quân cũng đã tạo ra được một sự tiến bộ.   Và nếu các đồng minh duy trì sự hiện diện hải quân tại hiện trường trong một thời gian dài thì sao? Bắc Kinh sẽ thấy ngày càng khó khăn để thuyết phục người khác rằng hải quân của họ đã xua đuổi những con tàu không bao giờ rời đi. Dụ ngôn về sức mạnh Trung Quốc và sự yếu kém của đồng minh sẽ không qua được bài kiểm tra tức cười này.   Để kết luận, xin chuyển sang lý thuyết chiến lược. Đô đốc J. C. Wylie (1911 - 1993) mô tả việc kiểm soát một nơi nào đó hoặc một cái gì đó là mục đích của chiến lược quân sự, và ông mô tả “người đàn ông tại hiện trường với một khẩu súng “ – một người lính – như là người trọng tài tối cao của việc kiểm soát ấy. Người lính xuất hiện tại hiện trường và ở lại đó, vượt qua sự phản kháng của khu vực ấy. Người lính ấy là hiện thân của sự kiểm soát lãnh thổ (He embodies control of dry land). Người lính ấy là người kiểm soát, Wylie nói.   Áp dụng nhanh logic của Wylie vào với các vấn đề hải quân, lực lượng hải quân tại hiện trường nào mà tự hào về hỏa lực mạnh mẽ thì đều là đối trọng hải quân đối với người lính. Nếu họ gia tăng sự hiện diện thường trực, thì các lực lượng không chỉ mang cờ Mỹ mà còn mang cờ các nước châu Á và châu Âu đều có thể kiểm định những nỗ lực của Trung Quốc nhằm áp đặt quyền kiểm soát cũng như kiểm định sự tự tin của nó. Sự xâm phạm ngày càng gia tăng của nó (TQ) đối với quyền tự do biển có thể bị chặn đứng vì những cuộc biểu dương lực lượng ở tầm mức, quy mô thế giới của những người đi biển.   Thành công trong cuộc đối thoại bằng vũ khí này phải chăng đã được ấn định trước? Khó khăn đấy. Kết quả của sự cạnh tranh chiến lược không bao giờ (đơn giản) như vậy. Nhưng một sự biểu dương sức mạnh và quyết tâm đa quốc gia, bền bỉ có thể chứng minh là đủ để hạn chế các thách thức từ Trung Quốc.                                  THE END 
......

Đã đến lúc Mỹ lãnh đạo một liên minh bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông?

Trong suốt hai năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lớn tiếng khinh bỉ hầu hết các hình thức của chủ nghĩa đa phương. Tuy nhiên, khi nói đến hai vấn đề hàng hải cấp bách ở Đông Á, chính quyền của ông nhận ra giá trị của bạn bè. Trước hết là vấn đề ngăn chặn việc vận chuyển nhiên liệu bất hợp pháp cho các tàu chở dầu của Triều Tiên ở biển Hoa Đông, một chiến thuật mà Bình Nhưỡng sử dụng nhằm lách các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc. Để đập tan nạn buôn lậu, Mỹ và Nhật đã tập hợp được một liên minh các quốc gia nhằm xác định và báo cáo về những con tàu tham gia vào việc chuyển dầu từ tàu này sang tàu kia một cách bất hợp pháp. Sau đó là Biển Đông, nơi Bắc Kinh tiếp tục gia tăng lực lượng quân sự và đã tăng gấp đôi các yêu sách về hàng hải trái với luật pháp quốc tế. Các lực lượng hải quân bên trong và bên ngoài khu vực đã phản ứng với hành xử hung hăng của Trung Quốc bằng cách tiến hành nhiều hoạt động hơn, trong đó có tập trận, thu thập thông tin tình báo và đi qua các vùng biển đang tranh chấp nhằm duy trì tự do đi lại trên không và trên biển, một công tác mà các quan chức Hoa Kỳ ủng hộ. Hải quân Mỹ và Nhật có thể đóng vai trò đặc biệt ở các vùng biển gần Trung Quốc. Ảnh: Michael Yon Thật không may là người ta chỉ thấy vai trò lãnh đạo của Mỹ tại một trong hai khu vực này mà thôi. Washington đã và đang là động lực phía sau những nỗ lực đa phương nhằm đập tan hành động buôn lậu của Triều Tiên nhưng trong việc phối hợp với các quốc gia có cùng chí hướng nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông thì hoạt động của Mỹ kém hiệu quả hơn hẳn. Muốn đẩy lùi những đòi hỏi xét lại của Trung Quốc thì cần phải có các nỗ lực quốc tế mà Washington đang ở vị thế lý tưởng nhất. Muốn tìm ra cách làm tốt nhất, Washington có thể lấy ngay một phần kịch bản của chính mình ở biển Hoa Đông là đủ. Liên minh thành công Tháng 10/2017, Mỹ đã bắt đầu các chuyến bay giám sát trên biển Hoa Đông nhằm theo dõi và ngăn chặn hoạt động của những con tàu bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Đầu năm 2018, chính quyền Trump đã quyết định khuếch trương những nỗ lực đó bằng cách lôi kéo thêm nhiều quốc gia tham gia theo dõi những con tàu được cho là đang chở hàng cấm. Tháng 02/2018, Asahi Shimbun, một tờ báo của Nhật, viết rằng Mỹ và Nhật đã lập kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm thành lập liên minh này. Úc, Pháp, Singapore, Hàn Quốc và Vương quốc Anh là những nước được mời tham gia. Từ tháng 05/2018, Úc, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh đã cho các máy bay giám sát trực chiến tại căn cứ không quân của quân đội Mỹ ở Kadena, Okinawa, để tiến hành những cuộc tuần tra thường xuyên trên biển Hoa Đông và biển Nhật Bản. Một tàu chiến của Anh cũng được đưa tới Nhật Bản nhằm hỗ trợ nỗ lực này. Máy bay giám sát liên tục thu thập thông tin về những con tàu bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên. Những máy bay này đã chụp được rất nhiều ảnh tàu thuyền tham gia vận chuyển dầu bất hợp pháp từ tàu này sang tàu kia và báo cáo với Liên Hiệp Quốc. Điều này giúp buộc những bên tham gia buôn lậu phải giải trình bằng cách đưa những con tàu và công ty liên quan vào danh sách đen và gây áp lực lên các quốc gia thành viên, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, để có biện pháp chế tài những người vi phạm. Tháng 9, liên minh này mở rộng thêm với việc thành lập Trung tâm Điều phối Biện pháp thực thi đặt trên tàu USS Blue Ridge. Trên con tàu này có hơn 50 nhân viên người Úc, Canada, Pháp, Nhật, New Zealand, Hàn Quốc và Vương quốc Anh. Người ta nói rằng, một trong những mục đích của trung tâm là tạo điều kiện cho việc liên lạc giữa các con tàu của liên minh với những con tàu bị nghi là buôn lậu. Tháng 11, Đô đốc Phil Davidson, tư lệnh Mỹ trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, nói rằng Washington đã dành riêng hai tàu cho việc tuần tra này và tăng số lượng các chuyến bay giám sát thêm 50%. Cho đến nay, những nỗ lực của liên minh cho kết quả không rõ ràng. Tháng 12, một quan chức quốc phòng Mỹ nói với kênh NBC rằng kể từ tháng 10/2017, những kẻ buôn lậu đã bỏ, không chuyển dầu từ tàu này sang tàu kia 30 lần vì bị các tàu tuần tra theo dõi. […] Hoạt động buôn lậu đã chuyển ra khỏi biển Hoa Đông và biển Nhật Bản để vào vùng lãnh hải lân bang, ví dụ như Trung Quốc, nhằm tránh bị phát hiện. Kết quả là việc chuyển dầu từ tàu này sang tàu kia đang gia tăng. Trong tương lai, chúng ta sẽ được chứng kiến liên minh này có hiệu quả như thế nào trong việc ngăn chặn các vụ vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên, nhưng nỗ lực đa phương đầy tham vọng đã thu được thành công không thể chối cãi trong việc gia tăng áp lực lên những kẻ vi phạm lệnh trừng phạt và gia tăng áp lực lên các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đang nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động của những kẻ vi phạm. Phản công Bắc Kinh Nếu liên minh chống buôn lậu ở biển Hoa Đông phần lớn là do Washington dàn xếp, thì sự tham gia ngày càng tăng của các bên thứ ba vào các hoạt động ở Biển Đông nhằm phản công lại Bắc Kinh đã và đang gắn bó hơn. Trong mấy năm qua, Mỹ đã lặng lẽ kêu gọi các quốc gia có cùng chí hướng tăng cường sự hiện diện của mình ở Biển Đông nhằm giúp khẳng định quyền tự do hàng hải, bất chấp các yêu sách quá mức của Trung Quốc. Nhưng, Washington vẫn chưa tìm cách xây dựng một liên minh chính thức để thực hiện các mục tiêu này, mặc cho các quốc gia khác “đơn thương độc mã” khẳng định quyền của mình. Những lời kêu gọi của Mỹ có thể góp phần thúc đẩy các quốc gia khác tăng cường hoạt động ở Biển Đông trong năm nay, nhưng quá trình quân sự hóa do Trung Quốc tiến hành trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, đặc biệt là việc triển khai các tên lửa hành trình đất đối không và tên lửa chống hạm trên các đảo này vào tháng 5 dường như có vai trò to lớn hơn nhiều. Quân sự hóa và triển khai tên lửa làm gia tăng lo ngại rằng Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát trên biển và trên không ở Biển Đông, có thể làm suy yếu các nguyên tắc pháp lý quan trọng vốn là nền tảng của trật tự hàng hải toàn cầu, ngăn chặn, không cho các đối tác ở Đông Nam Á tiếp cận các quyền và nguồn tài nguyên của họ, và cuối cùng, gây ra bất ổn định và gây xung đột tiềm tàng trong khu vực. Chính điều này đã làm cho các quốc gia khác khẳng định quyền của mình và đưa ra thông điệp rằng Mỹ không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến việc duy trì tự do hàng hải. Năm 2018, Úc đã gia tăng tần suất các cuộc tuần tra dài ngày ở Biển Đông. Ngày 28/11, Phó đô đốc Michael Noonan, đứng đầu Hải quân Hoàng gia Úc, nói với cử tọa ở Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies) rằng hải quân nước ông “thường xuyên đi qua Trường Sa và eo biển Đài Loan”. Ông còn nói rằng chính sách của Úc không phải là đi qua khu vực trong vùng 12 hải lý xung quanh những hòn đảo đang tranh chấp, như Mỹ vẫn thường xuyên làm vì tự do hoạt động hàng hải, nhưng nước này ủng hộ quyền làm như thế của các nước khác. Mỹ thực hiện quyền tự do hoạt động hàng hải trên toàn thế giới nhằm thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng hoặc khẳng định rằng mình không tuân thủ những hạn chế mà các quốc gia khác áp đặt lên các quyền tự do đi lại trên biển đã được bảo hộ trên bình diện quốc tế. Tàu chiến của Mỹ thực hiện một loạt hoạt động như thế ở Biển Đông, trong đó có những chuyến đi vào vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý của những hòn đảo do Trung Quốc chiếm giữ. Trong một số trường hợp, các hoạt động này là nhằm khẳng định rằng Mỹ không công nhận lãnh hải 12 hải lý quanh những hòn đảo nhân tạo vốn vẫn chìm xuống dưới mặt nước mỗi khi thủy triều lên; ở những nơi khác, Mỹ thách thức đòi hỏi phải thông báo trước cho Bắc Kinh thì tàu chiến nước ngoài mới có thể đi qua vùng lãnh hải này. Tháng 6, một nhóm đặc nhiệm hải quân Pháp đã cùng với máy bay trực thăng và tàu của Anh đi qua Biển Đông. Họ không đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh các đảo đang tranh chấp hoặc nhắm vào bất kỳ yêu sách cụ thể nào của Trung Quốc, nhưng, cũng tương tự như các cuộc tuần tra của Úc, sự hiện diện của họ là một thông điệp. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Florence Parly, nói tại Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) trong năm nay [2018] rằng các nhà quan sát Đức cũng có mặt trên một trong những con tàu này. Hai tháng sau, Vương quốc Anh đã tiến thêm một bước khi con tàu HMS Albion đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa nhằm thách thức yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc đối với các đường cơ sở xung quanh những hòn đảo này. Bằng cách vẽ các đường cơ sở bất chấp các nguyên tắc pháp lý quốc tế, Bắc Kinh đã tuyên bố rằng vùng biển nằm trong các đường cơ sở đó là vùng nội thủy và tàu nước ngoài không được đi vào. Chuyến đi của Albion là thách thức đòi hỏi đó và là lần đầu tiên hải quân nước khác chứ không phải Mỹ đã công khai tham gia vào hoạt động bảo vệ tự do hàng hải. Ngày 31/8, khi Albion đi qua khu vực này cũng là lúc hải quân Mỹ và lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản tham gia cuộc tập trận song phương ở Biển Đông. Sau đó, tháng 9, Nhật đã đưa một tàu ngầm cùng với ba tàu khu trục của mình tham gia cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản công khai thừa nhận tiến hành tập trận tàu ngầm ở vùng biển này. Hoạt động hải quân gia tăng thể hiện mối lo ngại đang lan rộng trước những nỗ lực của Trung Quốc nhằm viết lại các quy tắc của luật tập quán quốc tế ở Biển Đông. Không có quốc gia nào có chương trình tương đương với Chương trình Tự do Hàng hải của Mỹ, nhưng, thông qua các cuộc tập trận này, tất cả hải quân nước ngoài hoạt động ở Biển Đông đều khẳng định quyền tự do hàng hải, ngay cả khi đó không phải là mục đích duy nhất của họ. Rốt cuộc, Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động quân sự nước ngoài nào trong vùng biển mà họ đòi chủ quyền mà không thông báo trước, và các lực lượng của Trung Quốc thường cảnh báo các tàu và máy bay quân sự nước ngoài rằng phải ra khỏi “những khu vực cảnh báo về quân sự” được định nghĩa một cách tùy tiện hoặc chấm dứt “đe dọa an ninh” các cơ sở của Trung Quốc khi họ đi qua không phận quốc tế và vùng biển lân cận. Bây giờ là lúc nắm quyền lãnh đạo Việc nhiều nước sẵn sàng khẳng định các quyền ở Biển Đông là cơ hội nắm quyền lãnh đạo, nhưng nước Mỹ chưa làm. Đòi hỏi của Bắc Kinh đe dọa một loạt các quyền tự do trên biển, chứ không chỉ đe dọa quyền tự do đi lại của tàu chiến nước ngoài. Những đòi hỏi này bao gồm độc quyền của các quốc gia ven biển Đông Nam Á trong việc đánh bắt cá, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thực thi luật pháp và các quyền tài phán khác trong vùng biển của mình. Tự do hoạt động hàng hải, ngay cả khi được thực hiện bởi một liên minh các quốc gia khác nhau, là không đủ để bảo vệ luật pháp quốc tế và đẩy lùi quan điểm xét lại của Trung Quốc. Để bắt đầu làm việc này, Mỹ phải nắm vai trò lãnh đạo đa phương tương tự như họ đã làm ở biển Hoa Đông và đưa các nước cùng chí hướng như Úc, Pháp, Nhật và Vương quốc Anh tham gia các cuộc tập trận chung và các hoạt động xây dựng liên minh khác cùng với các đối tác ở Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Làm như thế là tín hiệu rõ ràng rằng các nước này, tương tự như Mỹ, quan tâm đến việc bảo vệ không chỉ tự do hàng hải của riêng mình mà còn quan tâm tới quyền của các nước cũng có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Công cuộc hợp tác như thế có thể dẫn đến việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung, đặt trụ sở tại một trong các quốc gia Đông Nam Á nhằm ngăn chặn thái độ hung hăng của Trung Quốc hoặc ngăn chặn những yêu sách mới ở Biển Đông. Về mặt ngoại giao, Mỹ nên lôi kéo những nước này và những nước khác như Canada và các đối tác châu Âu để đưa Biển Đông trở lại vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc tế. Tốt nhất là bắt đầu bằng ngôn từ mạnh mẽ về Biển Đông trong tuyên bố hàng năm của các nhà lãnh đạo G-7, mạnh mẽ hơn hẳn, chứ không chỉ đơn thuần là lo lắng về tự do hàng hải và ủng hộ các tiến trình ngoại giao được nêu trong Thông cáo của các Bộ trưởng Ngoại giao G-7 hồi tháng 04/2018. Ngôn từ cần thể hiện rõ rằng các nước G-7 cam kết duy trì mọi hoạt động hợp pháp trên biển, trong đó có việc các quốc gia Đông Nam Á thực hiện quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước mình. Nỗ lực ngoại giao quốc tế có phối hợp sẽ gia tăng nhận thức về những hành động ăn hiếp của Trung Quốc ở Biển Đông và làm suy yếu hình ảnh Bắc Kinh, cho thấy Bắc Kinh không phải là nhà lãnh đạo toàn cầu có trách nhiệm và đối tác hấp dẫn đối với các nước khác; tức là làm cho việc vi phạm thường xuyên các luật lệ phải trả giá đắt hơn. Một liên minh hiệu quả về Biển Đông sẽ là liên minh giúp bảo vệ các quyền mà các quốc gia Đông Nam Á phải được hưởng trong vùng biển của mình, đồng thời làm cho Bắc Kinh phải có những thỏa hiệp lâu dài với các lân bang hoặc trả giá đắt về ngoại giao và kinh tế. Nhưng để liên minh đó hoạt động hiệu quả thì Washington phải có những hoạt động sáng tạo và tham vọng ở Biển Đông như họ đang làm ở Biển Hoa Đông. Gregory Poling và Bonnie S. Glaser Phạm Nguyên Trường dịch Nguyên bản Anh ngữ: How the U.S. Can Step Up in the South China Sea, đăng trên tạp chí Foreign Affairs, 16/1/2019 Nguồn: Blog Phạm Nguyên Trường  
......

Hãy cho Trump một cơ hội về Bắc Hàn

Với mỗi ngày trôi qua, thế giới lại càng gần hơn với hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội, Việt Nam, điều này sẽ xác định xem liệu tám tháng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên có thành công hay không. Nếu cuộc gặp Donald Trump-Kim Jong-un đầu tiên ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái là một nỗ lực phá băng và thiết lập mối quan hệ cá nhân, thì phần tiếp theo tại Việt Nam tuần này sẽ là cơ hội cho cả hai người sử dụng mối quan hệ mới của họ để thực hiện một điều kỳ diệu: một tình trạng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn. Đó là một phiên bản lạc quan. Còn phiên bản bi quan – và phổ biến hơn nhiều của câu chuyện là hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sẽ hoàn toàn lãng phí thời gian, đầy những bức ảnh vô nghĩa, cử chỉ trống rỗng và những cuộc chuyện trò màu hồng không có chất thực tế kèm theo. Washington, DC, một thị trấn đầy ắp những con diều hâu đối với Bắc Hàn từ các tổ chức, cả tả và hữu, đều cho rằng cuộc gặp đã gần như một thất bại. Sự khôn ngoan thông thường sẽ diễn tiến như thế này: Kim Jong-un không phải là một cái gì khác hơn là một sự lặp lại có hiểu biết về công nghệ của người cha và ông nội của ông ấy. Kim Jong-un là một kẻ xảo quyệt và đầy mánh khóe và đã quyết định sử dụng sức hấp dẫn của hoạt động ngoại giao trong 12 tháng qua như một công cụ để xoa dịu các yêu cầu của Washington về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, ngay lập tức và kiểm chứng được mà không thực sự có ý định từ bỏ các khả năng đó. Trump, với mong muốn thuyết phục mọi người bằng một thành công của chính sách đối ngoại để đánh lạc hướng khỏi các vấn đề pháp lý và chính trị tại quê nhà, sẽ đảo xáo, sẽ chơi xấu khi ông ta ngồi vào bàn với nhà lãnh đạo Bắc Hàn. Và hội nghị thượng đỉnh Việt Nam, giống như hội nghị ở Singapore, tất cả sẽ chỉ là những hiện tượng quang học và sẽ không có một kết quả nào. Ngay cả đến các trợ lý an ninh quốc gia của chính Trump cũng nghi ngờ khả năng đàm phán của tổng thống. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton chưa bao giờ ủng hộ các cuộc đàm phán với Triều Tiên và thường nhìn nhận bất kỳ một sự nhượng bộ nào từ phía Hoa Kỳ đều là một sự cầu hòa giống như của Neville Chamberlain (Neville Chamberlain, 1869 – 1940, Thủ tướng Anh từ 1937 đến 1940, được biết đến với chính sách ngoại giao cầu hòa với Đức quốc xã – người dịch). Ngoại trưởng Mike Pompeo, người đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của Triều Tiên tại Bình Nhưỡng, Washington và New York trong gần một năm, lo ngại ra mặt rằng ông chủ của mình sẽ bị ông Kim qua mặt và cho trượt vỏ chuối. Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, vốn được đào tạo để trở nên hoài nghi và thận trọng đối với bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến Triều Tiên, không thấy có nhiều bằng chứng cho thấy rằng Bình Nhưỡng quan tâm đến việc xử lý vấn đề này. Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats khi ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hồi tháng trước đã nói rằng “hiện chúng tôi đánh giá rằng Bắc Hàn sẽ tìm cách duy trì các năng lực vũ khí giết người hàng loạt của mình và khó có thể từ bỏ hoàn toàn khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân vì các nhà lãnh đạo Bắc Hàn trước sau đều nhìn nhận các vũ khí hạt nhân là điều quan trọng đối với sự sống còn của chế độ.” Các quân bài đều được đảo xáo để nhằm triệt hạ đối tác, một sản phẩm phụ của hai mươi lăm năm của nền ngoại giao một lần (one-and-off diplomacy) với Bình Nhưỡng dường như không tạo ra được gì nhiều ngoài những căng thẳng “xưa như diễm” và những cảm giác tồi tệ. Một sự khôn ngoan thông thường thì tỏ ra thận trọng. Sự bi quan trường cửu vốn vẫn ám ảnh Washington không hẳn đã là sai. Rốt cuộc, đây là Bắc Hàn. Sẽ không có gì trơn tru. Sẽ là một sự thương lượng căng thẳng tại bàn và một số trận đấu ầm ĩ giữa các nhà đàm phán Hoa Kỳ và Bắc Hàn. Có khả năng cao là một số phiên đàm phán sẽ bị đình chỉ trong sức nóng của thời điểm hoặc nếu các quan điểm trở nên không thể dung hòa được. Chế độ Kim sẽ yêu cầu sự tôn trọng và có đi có lại tại mỗi bước đi của quy trình này. Nếu Washington bắt đầu ra lệnh cho Bắc Hàn hoặc yêu cầu nhượng bộ trước để chứng minh sự chân thành của họ, thì Bắc Hàn sẽ trở nên thất vọng và bắt đầu chống lại chính mình. Như nhà cựu đàm phán Hoa Kỳ và quan chức tình báo cấp cao của Bộ Ngoại giao Robert Carlin đã nhận xét “đối với Bắc Hàn, những điều kiện tiên quyết là một sự bắt nạt, dường như đưa họ vào vòng trói buộc ngay trước khi cuộc đàm phán bắt đầu”. Điều kiện tiên quyết duy nhất mà Bình Nhưỡng sẽ chấp nhận là rằng sẽ không có một điều kiện tiên quyết nào cả, chấm hết. Nhưng Tổng thống Trump và đặc phái viên của ông, Stephen Biegun, xứng đáng có được một khoảng thời gian và không gian để đàm phán với đối thủ cứng rắn nhất này của Hoa Kỳ. Những người mong đợi những nhượng bộ hạt nhân lớn từ Bắc Hàn hoặc cho toàn bộ quá trình này sẽ đi đến một kết cục thành công chỉ sau một vài cuộc họp cấp cao đều là những người đang hành hoạt trong thế giới của riêng họ hoặc đang cố tình hy vọng cho ngoại giao thất bại. Rất có thể Hà Nội là một con người đần đụt (a dud), con tàu phi hạt nhân hóa đã rời bến, và bản tuyên bố hòa bình mà mọi người đang nói đến đã bị trì hoãn để cho ngày hôm sau. Chúa Trời vẫn biết các cuộc đàm phán trước đây với chế độ Kim đã chết một cách chậm chắc và đau đớn. Tuy nhiên, bất chấp lịch sử, cũng có khả năng hội nghị thượng đỉnh sẽ tạo ra một động lực cho các cuộc thảo luận căng thẳng hơn trong tương lai. Đối với tất cả các lỗi lầm của mình, Donald Trump rất mong muốn trở thành tổng thống Hoa Kỳ, người chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên và kiến tạo một nền hòa bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi những người tiền nhiệm của ông đặt không gian giữa họ và Bắc Hàn trong các cuộc đàm phán trong quá khứ, Trump đã chọn cách đi sâu vào đó. Đích thân Tổng thống đầu tư vào quá trình này, điều này cho thấy ông Trump đã đầu tư nhiều hơn vào một kết cục (được kỳ vọng là) thành công. Sẽ có nhiều những than phiền, kêu ca, trách móc này nọ cả từ hai phía (tả và hữu) về việc liệu Trump có quá sẵn sàng để thực hiện một thỏa thuận với Kim hay không. Những người ở Washington, những người mà không thể vượt qua những trường hợp thông thường và không quen với điều gì khác ngoài những thất bại mang tính chính sách trong một phần tư thế kỷ qua, những người đó sẽ không hài lòng với bất kể những gì mà Trump có thể gặt hái được. Cách đây 18 năm,  lần đầu tiên kể từ khi cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright bay đến Bình Nhưỡng để gặp Kim Jong-il, có một cơ hội – tuy là rất mong manh – đối với Hoa Kỳ và Bắc Hàn để thiết lập một mối quan hệ được xếp vào phạm trù không thuộc loại thù địch và đối thủ. Chúng ta nên để cho chính quyền Trump một khoảng tự do để chứng minh rằng nhiều người trong số chúng ta đã sai. * Daniel DePetris là thành viên của Tổ chức Ưu tiên Quốc phòng, một tổ chức chính sách đối ngoại tập trung vào việc thúc đẩy một chiến lược tổng thể thực tế để đảm bảo an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Nguyên bản Anh ngữ: Give Trump a Chance on North Korea, tạp chí The National Interest, 22/2/201 Nguồn: Việt Nam Thời Báo  
......

Khẩn trương hay không khẩn trương?

Người dân biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm 18 Tháng Hai, 2019, tại Washington, D.C., sau khi Tổng Thống Donald Trump tuyên bố “tình trạng khẩn trương.” (Hình: Zach Gibson/Getty Images) Năm vụ án đầu tiên kiện Tổng Thống Donald Trump về lệnh “toàn quốc khẩn trương” (National Emergency) đã được phân công cho ba vị quan tòa ở California và Texas. Ba ông tòa do ba vị tổng thống khác nhau bổ nhiệm, hai ông Dân Chủ, một ông Cộng Hòa! Cả nước Mỹ đang chờ coi tấn tuồng lý thú: Coi ông tòa nào xử như cho ông Trump thắng, ông tòa nào xử cho nguyên đơn thắng! Hai vụ kiện ở California sẽ do Thẩm Phán Haywood S. Gilliam Jr. ngồi xử. Ông được cựu Tổng Thống Barack Obama (Dân Chủ) bổ nhiệm năm 2014 và làm việc tại Khu Bắc California, nổi tiếng là cấp tiến. Hai vụ kiện khác nạp tại tòa khu vực thủ đô, Washington, D.C.. Chủ tọa phiên tòa sẽ là Thẩm Phán Trevor N. McFadden, người được Tổng Thống Trump (Cộng Hòa) bổ nhiệm năm 2017. Thẩm Phán David Briones sẽ xét xử vụ kiện thứ năm, mà ông này do cựu Tổng Thống Bill Clinton (Dân Chủ) phong chức. Liệu các quan tòa có xử theo xu hướng chính trị của họ hay không? Chúng tôi tin rằng không! Trước hết, vì chức vị thẩm phán rất có danh vọng, một người làm thẩm phán liên bang thường làm suốt đời, trừ khi phạm lỗi nặng và bị “impeached” (đàn hặc). Họ phải bảo vệ thanh danh và uy tín với những người cùng nghề; một thứ không thể lấy tiền tài hay quyền bính đem đổi. Trong những vụ kiện “nặng mùi chính trị” như các vụ kiện này, người thẩm phán càng phải thận trọng, giữ mình hơn. Vì công chúng và tất cả các đồng nghiệp của họ theo dõi, phán xét! Các quan tòa đều bị đặt trước tòa án dư luận! Vậy có thể đoán các vị quan tòa kể trên sẽ xét lệnh “toàn quốc khẩn trương” của Tổng Thống Trump như thế nào? Hiện nay chưa thể nào đoán được. Bởi vì chưa biết rõ lệnh này sẽ được đem thi hành như thế nào! Chưa ai biết các cơ quan chính phủ áp dụng lệnh của ông tổng thống thì sẽ gây thiệt hại những gì, cho ai, để những người đó có thẩm quyền thưa kiện. Tòa án không thể xử án dựa trên một số lời tuyên bố chung chung. Nguyên đơn có thể kiện ông tổng thống, nói rằng nước Mỹ không hề có tình trạng khẩn trương như ông mô tả. Nhưng kiện như thế sẽ giống như kiện củ khoai. Vì các vị thẩm phán trong ngành Tư Pháp, ngang hàng với Hành Pháp và Lập Pháp, sẽ khó cho mình đóng vai trọng tài, để phán rằng Hành Pháp nói sai, không khẩn trương mà lại nói khẩn trương! Trong các án lệ trước đây, thường vị quan tòa không xét xử và thay đổi những phán đoán của Hành Pháp về các vấn đề an ninh quốc gia. Nếu bên nguyên là ngành Lập Pháp, kiện Hành Pháp lạm quyền, lấn chân mình, thì họ có thể thắng dễ dàng hơn, nếu chứng minh được chuyện đó thật sự diễn ra với lệnh “toàn quốc khẩn trương” của ông tổng thống. Khi đó, phải chứng minh những khoản chi tiêu nào ông tổng thống đã dùng mà trước đó quốc hội không hề cho phép. Hiến Pháp Mỹ cho Quốc Hội quyền ấn định các khoản thu (thuế má) và chi (ngân sách) của toàn thể chính phủ. Sau khi Quốc Hội đã chấp thuận một ngân sách rồi, nếu tổng thống thay đổi thì có thể bị tố là lạm quyền. Sau khi các quan tòa sơ thẩm xử rồi, thế nào bên bị thua cũng kháng cáo lên tòa phúc thẩm, và sau cùng phải lên tới Tối Cao Pháp Viện. Đây sẽ là màn hứng thú nhất trong cả tấn tuồng này. Hiện nay, phần lớn các vị thẩm phán Tối Cao đều có khuynh hướng bảo vệ tam quyền phân lập, đặc biệt là quyền của Quốc Hội đối với bên Hành Pháp. Nếu trước tòa án vấn đề chính được định nghĩa như một vụ “chiếm quyền chuẩn chi” của Quốc Hội thì ông Trump chắc sẽ thua. Trừ khi, luật sư của chính phủ cãi rằng Tổng Thống Trump không lạm quyền, ông chỉ thi hành đạo luật về “tình trạng khẩn trương” mà Quốc Hội Mỹ đã thông qua năm 1976. Các luật sư của chính phủ có thể nói rằng, với đạo luật này, chính Quốc Hội đã trao cho các vị tổng thống quyền du di một số ngân khoản! Các luật sư cũng sẽ phân tích những ngân khoản được đem du di, thí dụ, $600 triệu tịch thu từ các tổ chức buôn ma túy; $2,5 tỷ để ngăn ngừa ma túy trong quân đội, vân vân, sẽ đem ra để dựng hàng rào hoặc tường biên giới. Các luật sư sẽ chứng minh rằng các người đứng ra kiện (nguyên đơn) không ai bị thiệt hại trực tiếp nào khi thay đổi các món chi tiêu đó. Nghĩa là họ không có thẩm quyền nộp đơn kiện! Trước Tối Cao Pháp Viện, Tổng Thống Donald Trump sẽ vất vả nhất nếu bên nguyên tìm cách chứng minh với các quan tòa rằng chính phủ thực ra không cần tuyên bố khẩn trương, ông Trump chỉ dùng vụ đó để tiêu tiền quốc gia theo ý của mình thôi! Nhật báo Wall Street Journal đã trích dẫn một lời tuyên bố “hớ hênh” của Tổng Thống Trump khi ông tuyên bố “tình trạng khẩn trương,” ngày Thứ Sáu trước. Ông nói những câu bất lợi cho chính mình, “Tôi có thể xây bức tường trong một thời gian dài. Tôi không cần phải làm như vầy (tuyên bố khẩn trương). Nhưng tôi muốn xây bức tường nhanh chóng hơn.” Wall Street Journal, tiếng nói quan trọng trong đảng Cộng Hòa, khuyên: “Donald Trump, ông hãy gặp Robert Jackson. Ông là vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện mà lý đoán của ông trong án lệ Youngstown v. Sawyer có thể quyết định số phận ‘tình trạng khẩn trương’ của ông Trump.” Như đã trình bày trong mục này tuần trước, trong vụ kiện Youngstown trên, Tổng Thống Harry Truman bị kiện khi tính quốc hữu hóa các nhà máy thép, trong thời chiến tranh Cao Ly. Tối Cao Pháp Viện đã bác bỏ. Lý đoán của Thẩm Phán Robert Jackson nổi tiếng vì đặt ra một số quy tắc trong quan hệ Hành Pháp với Lập Pháp ở nước Mỹ. Nói rõ ràng: Quyền hạn của vị tổng thống tùy thuộc vào quyền hạn và nguyện vọng của Quốc Hội. Thẩm Phán Jackson viết: “Quyền hạn của tổng thống mạnh nhất khi hành động với sự hỗ trợ của Quốc Hội. Khi tổng thống tự quyết định lấy mà Quốc Hội không nói gì thì quyền hạn của ông ta yếu hơn. Quyền hạn đó xuống thấp nhất khi vị tổng thống hành động trái với những nguyện vọng Quốc Hội, hoặc đã nói ra, hoặc tỏ ra muốn như vậy – incompatible with the expressed or implied will of Congress.” Trong câu chuyện hiện nay, nhật báo Wall Street Journal nhận xét, Tổng Thống Trump đã nói thẳng rằng ông tuyên bố “tình trạng khẩn trương” vì Quốc Hội từ chối cấp tiền cho ông. Trong thời gian đảng Cộng Hòa còn nắm Hạ Viện, ông Paul Ryan cũng không cấp tiền cho ông Trump xây tường. Vì vậy, sau án lệ Youngstown v. Sawyer, lý lẽ của ông Trump rất yếu. Nhật báo Wall Street Journal cũng nhắc tới vụ một quan tòa liên bang năm 2014 đã bác bỏ việc Tổng Thống Obama lấy tiền trả cho các hãng bảo hiểm khi áp dụng luật Obamacare, mà không được Quốc Hội cho phép, như đã trình bày trong mục này tuần trước. Lúc đó, bà Nancy Pelosi đã từng hoan hô ông Obama hết lời. Tờ báo được coi là tiếng nói quan trọng nhất của đảng Cộng Hòa kết luận: “Đảng Dân Chủ lạm quyền không phải là cái cớ để đảng Cộng Hòa cũng làm như họ. Các nhà Lập Quốc đã vẽ ra một bản hiến pháp với các điều bảo đảm (các quyết định của quốc gia) không bị các tình tự chính trị nhất thời chi phối.” Câu hỏi cuối cùng, là các vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện hiện nay có bao nhiêu người đồng ý với Thẩm Phán Robert Jackson năm 1952? Thực ra, nếu Tòa Tối Cao bác bỏ “tình trạng khẩn trương” của Tổng Thống Donald Trump thì ông vẫn có thể xoay trở, kiếm ra được ít nhất $4 tỷ để xây tường! Đối với vị tổng thống thứ 45, 9 nút, xây bức tường không quan trọng bằng bảo vệ lòng tín nhiệm mà các cử tri cơ bản đặt vào ông. Dù mai mốt có bức tường hay không thì ông Trump vẫn giữ được cái “vốn chính trị” của mình. Với cái vốn 40% cử tri đó, ông có thể khiến cho đảng Cộng Hòa không có cách nào khác là phải ủng hộ ông. Dù kết quả trận đấu pháp lý ra sao, trận đấu năm 2020 vẫn không thay đổi. Ngô Nhân Dụng Nguồn: Người Việt  
......

Ông Phạm Bình Minh không được Đức đón tiếp chính thức?

Minh Quân (VNTB) Dù chính thể độc đảng ở Việt Nam vẫn chưa chịu trả nguyên trạng Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức, nhưng Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh vẫn có một chuyến công du quốc gia này vào hai ngày 20 và 21 tháng 2 năm 2019, mà rất có thể đó không phải là một chuyến thăm chính thức. Ngay cả báo chí nhà nước Việt Nam khi đưa tin về chuyến thăm trên cũng rất ngắn gọn và không hề dùng từ ‘thăm và làm việc chính thức’ như cái cách mà họ rất sính dùng cho những chuyến công du đối ngoại của giới chóp bu Việt Nam. Tin tức về một chuyến đi Đức của Phạm Bình Minh thực ra đã được tiết lộ cách đây vài tháng bỡi trang Thoibao.de (một trang tin của cộng đồng người Việt ở Đức) mà hẳn phải có thông tin từ phía Bộ Ngoại giao Đức. Theo Thoibao.de, việc tìm cách khôi phục toàn diện quan hệ ngoại giao Việt-Đức, kể cả quan hệ đối tác chiến lược mà bị phía Đức đình chỉ từ ngày 22/09/2017, sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong chuyến đi thăm Đức (không chính thức) này. Nhưng tất cả những sự kiện cho thấy cho tới chừng nào điều kiện của phía Đức „phục hồi nguyên trạng tức là trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức“ chưa được đáp ứng, thì quan hệ giữa hai nước Đức – Việt chưa thể bình thường hóa hoàn toàn, đặc biệt là quan hệ đối tác chiến lược chưa thể được khôi phục. Thoibao.de cũng cho biết điều bất ngờ là đây không phải là chuyến đi thăm chính thức, tất cả những tờ báo khác ở Việt Nam cũng không ghi đó là chuyến đi thăm chính thức CHLB Đức của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas, người mà bản tin trên nói rằng đã mời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh sang thăm Đức, cũng không có một cuộc gặp gỡ hay tiếp đón chính thức Phó thủ Tướng Phạm Bình Minh. Trong lịch hẹn chính thức của Bộ Ngoại giao Đức hoàn toàn không có đề cập gì đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Việt Nam vào 2 ngày 20 và 21/02/2019 sắp tới: Ảnh: Lịch hẹn chính thức của Bộ Ngoại giao Đức hoàn toàn không đề cập gì đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Việt Nam vào 2 ngày 20 và 21/02/2019. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng không có được một cuộc gặp gỡ hay hội đàm chính thức với bà Thủ tướng Đức Merkel, người đứng đầu Chính phủ CHLB Đức. Người Đức chưa hề quên lãng vụ bắt cóc Vào tháng 1 năm 2019 - tròn một năm rưỡi sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã một lần nữa đề cập đến vụ này trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini, khi bà Merkel đến thăm và tham dự cuộc họp của nguyên thủ quốc gia của 4 nước Đông Âu là Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan tại Bratislava - thủ đô Slovakia. “Thưa bà Thủ tướng! Trong năm gần đây, người ta biết rằng một doanh nhân người Việt Nam bị bắt cóc tại Berlin. Sau đó cũng có sự tham gia của cơ quan chính phủ Slovakia vào vụ bắt cóc này. Bà nhận thấy như thế nào, liệu lòng tin và sự hợp tác giữa hai nước có bị ảnh hưởng hay không và bà đánh giá cuộc điều tra của Slovakia đã tiến triển làm sáng tỏ đầy đủ chưa?” - phóng viên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), đặt câu hỏi. “Vâng, chúng tôi đã bàn thảo ngắn về vấn đề này, vì tất nhiên chúng tôi quan tâm đến việc làm sáng tỏ vụ việc. Nhưng tôi không nghi ngờ gì về việc Slovakia đang làm tất cả những điều cần thiết để làm rõ vụ bắt cóc” - Thủ tướng Đức Merkel trả lời trong cuộc họp báo sau hội đàm giữa 2 nước Đức và Slovakia vào tháng 1 năm 2019. Thông điệp tối thiểu mà bà Merkel muốn gửi đến chính quyền Việt Nam là người Đức vẫn kiên định nguyên tắc nhà nước pháp quyền và những đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng pháp luật Đức và trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức dù Thanh rất có thể là một quan chức tham nhũng, phải xin lỗi và cam kết không tái phạm, bất chấp phía Việt Nam đã tìm cách ‘câu giờ’ hoặc đánh bài lờ trong suốt một năm rưỡi qua. Một thông điệp khác của bà Merkel mà có thể ngầm được hiểu là chiến dịch phối hợp giữa các cơ quan cảnh sát và công tố của Đức và Slovakia để điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc có thể đang đến hồi kết thúc, với những bằng chứng xác thực và đủ tính thuyết phục, để nếu Bộ Chính trị Việt Nam vẫn không chịu đáp ứng những đòi hỏi của Đức và Slovakia thì rất có thể sẽ là một cuộc họp báo liên quốc gia Đức - Slovakia để công bố những bằng chứng ấy cho toàn thế giới biết. Cho tới nay, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn hầu như chưa được phía Việt Nam giải quyết với Đức, khiến cho mối quan hệ Đức - Việt vẫn đóng băng, quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam vẫn bị tạm ngừng, các chương trình viện trợ của Đức cho Việt Nam bị tạm hoãn và kéo theo rất nhiều khó khăn cho giới doanh nhân Việt Nam sang Đức làm ăn và với giới Việt kiều sinh sống tại Đức. Từ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7 năm 2017, chuyến đi Đức vào tháng 2 năm 2019 của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh là lần đầu tiên Việt Nam đi với cấp bộ trưởng. Tuy nhiên những dấu hiệu ‘chuyến đi thăm không chính thức’ trước chuyến đi này lại cho thấy một hiện tồn và tương lai vẫn còn quá u tối: Đức có thể đã chấp nhận đề nghị của Việt Nam cử bộ trưởng ngoại giao sang Berlin để tiếp tục đàm phán về vụ Trịnh Xuân Thanh, nhưng đây có lẽ chỉ là một cuộc làm việc tay đôi mà không phải chính thức, bởi người Đức chỉ muốn biết một ủy viên bộ chính trị Việt Nam có đưa ra bất kỳ chỉ dấu nào để chuyển hứa hẹn thành hành động cụ thể, chứ không phải quá nhiều cam kết và hứa hẹn trước đây của Việt Nam nhưng cho tới nay vẫn chưa có bất cứ lời hứa nào được thực hiện. Cũng có một ẩn ý khác của Nguyễn Phú Trọng khi cử Phạm Bình Minh đi Đức lần này: sau khi EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam) bị Hội đồng châu Âu hoãn phê chuẩn vô thời hạn mà nguồn cơn thực chất là Việt Nam vi phạm trầm trọng nhân quyền, Bộ Ngoại giao Việt Nam lại một lần nữa tìm cách vận động những quốc gia có ảnh hưởng lớn đến Liên minh châu Âu như Đức. Vì thế vấn đề EVFTA nhiều khả năng được Phạm bình Minh nêu ra với Đức trong chuyến đi lần này. Tuy thế: ‘nhiều lần bất tín, vạn lần không tin’. Đến giờ thì chẳng có gì bảo đảm là người Đức sẽ bị phía Việt Nam ma mị để gật đầu dễ dãi cho một EVFTA mà sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn cho một chính thể độc trị và chà đạp nhân quyền tàn bạo./.
......

Dân biểu Úc Luke Donnellan: Ông Châu Văn Khảm và Ông Nguyễn Văn Viễn phải được trả tự do

Việt Tân Thêm một tiếng nói từ chính trường Úc đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông Châu Văn Khảm và ông Nguyễn Văn Viễn. Dân Biểu Luke Donnellan là một chính trị gia thuộc Đảng Lao Động Tiểu Bang Victoria, Úc Châu, và là một gương mặt quen thuộc đối với cộng đồng người Việt tại Úc Châu nói chung. Ông luôn quan tâm về tình trạng vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN và luôn lên tiếng can thiệp khi cần. Trước đây cá nhân Ông đã từng đến Việt Nam để tìm hiểu và tự trải nghiệm về tình trạng đàn áp dân chủ, bóp nghẹt tự do phát biểu của nhà cầm quyền CSVN. Nay, một lần nữa, Ông lại lên tiếng về việc ông Châu Văn Khảm và ông Nguyễn Văn Viễn bị bắt giam phi pháp qua việc gửi thư cho Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng đòi Việt Nam phải trả tự do tức khắc cho hai nhà hoạt động nhân quyền này. Dưới đây, chúng tôi xin gửi đến quý vị bản dịch và phóng ảnh lá thư của Dân Biểu Luke Donnellan — Kính gởi: Chủ Tịch Nước Việt Nam Ông Nguyễn Phú Trọng 16 Đường Lê Hồng Phong Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Ngày 14/2/2019 Thưa Ông Nguyễn Phú Trọng V/V: MỘT ĐẢNG VIÊN ĐẢNG VIỆT TÂN TẠI ÚC CHÂU BỊ GIAM GIỮ Ở VIỆT NAM Tôi viết thư này liên quan đến ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc Đại Lợi, và là một thành viên nổi tiếng của cộng đồng người Việt tại Sydney. Tôi được biết ông Châu Văn Khảm đã bị bắt giữ vào ngày 13/1/2019 khi tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Viễn, một công dân Việt Nam và thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Đến nay, đã hơn 2 tuần lễ, ông Khảm đã hoàn toàn bị mất liên lạc và không được tiếp xúc với Lãnh Sự Quán Úc cũng như ông Nguyễn Văn Viễn. Ông Châu Văn Khảm từ lâu đã là một nhà hoạt động dân chủ, làm việc cùng với xã hội dân sự tại Việt Nam cũng như vận động nhân quyền với chính giới tại Canberra. Gần đây, vào đầu tháng Giêng, qua ngả Cao Miên, Ông trở về Việt Nam trong một chuyến đi tìm hiểu về nhân quyền. Đảng Việt Tân và gia đình ông Châu Văn Khảm có liên lạc chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao và các Dân Biểu Quốc Hội Úc, và tôi kêu gọi việc trả tự do tức khắc cho ông Châu Văn Khảm và ông Nguyễn Văn Viễn. Trân trọng, Luke A Donnellan MP Dân Biểu vùng Narre Warren North Bộ Trưởng Bộ Bảo Vệ Trẻ Em Bộ Trưởng Bộ Khiếm Tật, Cao Niên & Người Chăm Sóc. — Phóng ảnh bức thư của DB Luke Donnellan:
......

Dân Biểu Liên Bang Úc Châu Anne Aly lên tiếng đòi tự do cho ông Châu Văn Khảm

Việt Tân   “Ông Châu Văn Khảm phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” Việc nhà cầm quyền CSVN vô cớ bắt giam ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc gốc Việt, một nhà hoạt động dân chủ ôn hoà, tiếp tục dấy động sự bất bình của dư luận tại Úc Châu và cộng đồng người Việt khắp nơi. Tiếp tiếng nói của một số chính trị gia Úc, Tiến Sĩ Anne Aly, một dân biểu Quốc Hội Liên Bang Úc Châu, vừa gửi thư cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc là Thượng Nghị Sĩ Marise Payne để yêu cầu nước Úc can thiệp để bảo đảm sức khoẻ và sự an toàn của ông Khảm, và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải lập tức trả tự do vô điều kiện cho ông Khảm. Tiến Sĩ Anne Aly là nữ dân biểu Quốc Hội Liên Bang Úc Châu đầu tiên theo Đạo Hồi. Bà cũng là một chuyên gia từng làm việc trong lãnh vực chống khủng bố. Dưới đây là thư của Tiến Sĩ Anne ALy. BBT Web Việt Tân * Tiến Sĩ Anne Aly Dân Biểu Liên Bang địa hạt Cowan Kính gửi Thượng Nghị Sĩ Marise Payne Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao PO Box 6100 Senate, Parliament CANBERRA ACT 2600 VỀ VIỆC: CÔNG DÂN ÚC BỊ GIAM GIỮ TẠI VIỆT NAM Tôi viết thư để bày tỏ mối quan tâm của tôi về tình hình của ông Châu, một công dân Úc hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam. Tôi đã được một thành viên của Việt Tân thông báo rằng ông Châu − năm nay 69 tuổi − là một người đấu tranh cho dân chủ, đã bị bắt tại Sài Gòn vào ngày 13/1/2019 và các điều kiện giam giữ có thể đang ảnh hưởng đến sức khỏe của ông. Ông Châu đã bị bắt trong khi gặp một nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cáo buộc ông ta đã phạm tội và vì thế ông đã không được phép tiếp xúc với luật sư. Tôi cảm thông với những lo lắng của gia đình ông Châu về các vấn đề sức khỏe của ông trong thời gian bị giam giữ này. Chính vì thế, tôi mong bà − trong phạm vi có thể − quan tâm đến những việc như sau: − những hành động mà Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) đang thực hiện để bảo đảm việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Châu. − những hành động mà DFAT đang thực hiện để bảo đảm sức khỏe và quyền lợi cho ông Châu trong thời gian bị giam giữ. − rộng hơn, những hành động mà chính phủ Úc đang thực hiện để bảo đảm sự an toàn và sức khỏe của tất cả công dân Úc tại Việt Nam. Tôi ước mong bà dành thời gian để xem xét vấn đề này và mong chờ phản hồi của Bộ Trưởng. Trân trọng Tiến Sĩ Anne Aly Dân Biểu Liên Bang 19/2/2019 * Lá thư của Dân Biểu Anne bằng Anh ngữ: Dr Anne Aly MP Federal Member for Cowan Shop 3 168 Wanneroo Road Madeley WA 6065 PO Box 219 Kingsway WA 6065 T: (08) 9409 4517 Senator the Hon Marise Payne Minister for Foreign Affairs PO Box 6100 Senate, Parliament House CANBERRA ACT 2600 Dear Minister RE: AUSTRALIAN CITIZEN DETAINED IN VIETNAM I am writing to express my concerns about the situation of Mr Chau Van Kham, an Australian citizen who is currently detained in Vietnam. I have been advised by members of Viet Tan that Mr Chau, a 69-year-old democracy advocate, was arrested in Saigon on 13 January 2019 and that the conditions of his detention may not adequately address his health concerns. I understand that Mr Chau was arrested while meeting with a Vietnamese civil society activist, and has subsequently been denied access to legal representation due to the nature of the crimes that the Vietnamese Government alleges he has committed. I further understand that Mr Chau’s family has concerns about whether his health issues can be adequately managed during this period of detention. With this in mind, I request that you advise, to the extent possible, as to: the actions that the Department of Foreign Affairs and Trade (DFAT) is taking to secure the immediate and unconditional release of Mr Chau; the actions that DFAT is taking to ensure Mr Chau’s health and wellbeing during his detention; and more broadly, the actions that the Australian Government is taking to ensure the safety and health of all Australian citizens in Vietnam. I appreciate your taking the time to consider this matter and look forward to your response. Yours sincerely Dr Anne Aly MP Federal Member for Cowan 19 FEB ZUS
......

NGÔN NGỮ NGOẠI GIAO CỦA HOA KỲ

Tổng Thống Colombia Ivan Duque. Bong Lau Hôm thứ Ba 13/01 Tổng Thống Donald Trump cùng với Đệ Nhất Phu Nhân Melania đứng đợi trên thảm đỏ trước cổng vào Bạch Cung để chào đón Tổng Thống Colombia Ivan Duque chỉ mới 42 tuổi. Trump là nguyên thủ của một đại cường quốc đứng đợi bắt tay một vị tổng thống của một quốc gia nhược tiểu của thế giới thứ ba. Thông thường những nguyên thủ của nước nhỏ không quan trọng đối với Hoa Kỳ thì chỉ được Phó Tổng Thống đón rồi gặp Tổng Thống sau. Với các quốc gia cường quốc đồng minh gắn bó như Anh Pháp Nhật v.v. thì cuộc gặp gỡ rất long trọng. Ngoài đường chung quanh Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cờ của quốc gia ấy treo chung với cờ Mỹ bay phất phới đẹp mắt. Ban đêm có quốc yến để thiết đãi quốc khách. Tại sao ông Trump tự nhiên lại nhã nhặn và nồng nhiệt với một quốc gia mà hầu như không nghe báo chí đề cập đến trong các bản tin hàng ngày ở Mỹ như vậy. Colombia là một địa điểm chiến lược có thể giúp chính quyền Trump dứt nọc chế độ Cộng Sản Nicolás Maduro ở Venezuela. Giống Brazil bao vây ở biên giới đông nam của Venezuela. Colombia án ngữ ở tây nam. Hoa Kỳ có 6 căn cứ quân sự ở Colombia. Vùng biển phía bắc của Venezuela có căn cứ Không Quân Hoa Kỳ ở đảo Antigua. Các căn cứ quân sự Mỹ còn trải dài qua nhiều hải đảo chiến lược phía bắc như Puerto Rico, St Croix và St Thomas. Máy bay của Mỹ cất cánh từ đó bay đến Venezuela chỉ vài chục phút. Một may mắn khác cho chính quyền Trump và phong trào dân chủ ở Venezuela là vị Tổng Thống trẻ 42 tuổi của Colombia, Ivan Duque vừa mới đắc cử vào tháng 8 năm ngoái 2018 thuộc đảng Dân Chủ Trung Lập (Democratic Center) có khuynh hướng “bảo thủ” chống Cộng triệt để và sẽ hợp tác chặt chẽ với Trump về vấn đề của Venezuela. Lưu ý đảng Dân Chủ Trung Lập của Colombia rất khác với đảng Dân Chủ của Hoa Kỳ vốn có khuynh hướng thiên tả và XHCN. Một may mắn khác nữa là Brazil án ngữ ở biên giới đông nam Venezuela cũng vừa mới có một Tổng Thống cực hữu, cựu Đại úy Nhảy Dù Jair Bolsonaro mới tuyên thệ nhậm chức ngày 01 tháng 01 năm nay 2019. Jair Bolsonaro sẵn sàng giúp tiêu diệt chế độ độc tài Cộng Sản Nicolás Maduro ở Venezuela. Nhưng không may cho chính quyền Trump là đảng Dân Chủ Mỹ đang nắm quyền kiểm soát Hạ Viện Hoa Kỳ và khuynh hướng của đảng Dân Chủ là không muốn can thiệp vào nội bộ của Venezuela. Hôm thứ Tư 13/02 Trưởng ban phụ trách về chính sách Venezuela của chính quyền Trump, Elliott Abrams bị gọi ra điều trần trước Quốc Hội. Ông bị nữ Dân Biểu thiên tả Ilhan Omar hoạch họe và nói xấu cá nhân vì Elliott Abrams đã từng qua mặt Quốc Hội Hoa Kỳ tài trợ tiếp tế võ khí cho kháng chiến quân Contra chống lại chế độ Cộng Sản Sandinista ở Nicaragua, Trung Mỹ vào cuối thập niên 70. Thời gian ấy Liên Xô, Cuba tìm cách nhuộm đỏ Trung và Nam Mỹ. Lịch sử đang lặp lại. Đảng Dân Chủ Mỹ kiểm soát Hạ Viện và tìm cách ngăn cấm chính quyền thiên hữu Donald Trump can thiệp quân sự vào Venezuela. Giống đảng Dân Chủ đã cấm và truy tố bắt bỏ tù nhiều người vì họ đã lén giúp kháng chiến quân Contra ở Trung Mỹ dưới thời TT Reagan. Và cũng lại đảng Dân Chủ đã kiểm soát Hạ Viện bỏ phiếu cắt quân viện cho VNCH dưới thời TT Richard Nixon và Gerald Ford. Nhìn cảnh Tổng Thống Colombia được long trọng đón tiếp trên thảm đỏ ở Bạch Cung đã hình dung ra được một khúc quanh mới tốt đẹp sắp sửa đến cho dân tộc Venezuela. https://www.upi.com/Trump-US-Colombia-working-together-o…/…/  
......

Juan Guaidó làm lịch sử

Ngô Nhân Dụng Người Việt Ông Juan Guaidó mới nói trên đài truyền hình tại thủ đô Caracas, báo tin một số phẩm vật cứu trợ quốc tế đã tới tay người dân Venezuela. Hình ảnh cho thấy những người dân đang cầm biểu ngữ viết “Cảm ơn Cộng đồng Quốc tế” (Gracias Comunidad Internacional) ở biên giới giữa Colombia và Venezuela. Tuần trước, Tổng Thống Venezuela Nicolás Maduro ra lệnh quân đội đóng cửa cây cầu biên giới, không cho đem đồ cứu trợ vào, trong lúc hàng triệu dân chúng đang thiếu ăn. Đáp lại, ông Guaido đã kêu gọi quân đội để cho phẩm vật cứu trợ được tự do đi qua. Cuộc đấu giữa nhà độc tài Maduro và Guaidó đã bắt đầu từ ba tuần qua. Ông Maduro, cầm quyền từ năm 2013, đang chuẩn bị tiếp tục nắm quyền sau cuộc bầu cử, nhưng các đảng đối lập và nhiều quốc gia không công nhận kết quả cuộc bỏ phiếu mà họ tố cáo là gian lận trắng trợn. Ông Guaidó đã tuyên bố nhậm chức Quyền Tổng Thống Venezuela, ngày 23 Tháng Giêng, 2019, chiếu theo bản Hiến Pháp quy định rằng khi trong nước không có tổng thống thì vị chủ tịch Quốc Hội tạm nắm quyền cho đến khi tổ chức bầu cử tổng thống mới. Hàng trăm ngàn dân chúng Venezuela biểu tình ủng hộ ông Guaidó và hơn 60 quốc gia đã công nhận ông là tổng thống hợp pháp của Venezuela. Ông đã phong nhậm nội các, bổ nhiệm đại sứ, và ra lệnh cho các lực lượng an ninh. Ngày Thứ Ba, 12 Tháng Hai, dân Venezuela lại biểu tình khắp nơi ủng hộ vị tổng thống lâm thời. Đối với thế giới bên ngoài, các hành động của Juan Guaido có vẻ như một tấn kịch được sắp xếp có trình tự, trong vài tuần lễ đã biến một lãnh tụ đối lập 35 tuổi thành một vị tổng thống lâm thời. Nhưng thực tế không giản dị như vậy. Trước biến cố giống như một cuộc “đảo chính” này, Juan Guaidó mới lên làm chủ tịch Quốc Hội, vì đến lượt đảng Dân Chí (Popular Will) của ông đảm nhận chức này, theo sự dàn xếp của các đảng đối lập. Hành động của ông rất bất ngờ. Một ngày trước khi tự đứng ra tuyên thệ nhậm chức, Guaidó vẫn chưa quyết định. Đấu tranh bất bạo động nhìn từ chuyển biến Venezuela Trong thực tế, các lực lượng đối lập trong 20 năm qua chưa bao giờ có chung một đường lối thống nhất. Nhiều người muốn “đối thoại” với với chế độ độc tài mang danh “xã hội chủ nghĩa” của Hugo Chávez, và người kế vị, Nicolás Maduro. Họ đau đớn vì kinh nghiệm những thất bại. Năm 2002, một cuộc đảo chính bất thành, Chávez càng mạnh hơn. Những cuộc biểu tình năm 2014 và 2017 nhằm lật đổ Maduró cũng thất bại, 200 thanh niên thiệt mạng. Trong thời gian đó thì nền kinh tế Venezuela rớt xuống hố thẳm, nguồn lợi chính của quốc gia là dầu lửa sản xuất ngày càng ít hơn vì nạn tham nhũng, bè phái và bất lực, lạm phát lên tới 1,7 triệu phần trăm, thuốc men và thực phẩm khan hiếm khiến người dân khốn khó. Bốn lãnh tụ đối lập quan trọng nhất đã bàn việc lật đổ chế độ độc tài nhưng chưa có chương trình cụ thể. Hai người đang sống lưu vong, hai người đang bị quản thúc. Tháng Mười Hai, năm 2018, các đảng đối lập họp nhau mỗi ngày, nhưng chưa thống nhất. Một biến cố bất ngờ là ngày 4 Tháng Giêng, “Nhóm Lima” gồm 14 quốc gia Châu Mỹ La Tinh viết thư kêu gọi Maduró hãy từ chức vì bầu cử gian lận, và hãy trao quyền cho Quốc Hội. Chính phủ Canada cũng ký tên vào lá thư này. Các lãnh tụ đối lập trong nước Venezuela không ngờ có bức thư đó, họ cảm thấy thời cơ đã tới. Cuối cùng, một số người mới đồng ý phải có một vị tổng thống lâm thời, thay thế Maduró, và họ thúc đẩy Guaidó nhận đóng vai này. Họ chọn thời cơ thuận tiện nhất. Ngày 23 Tháng Giêng, hàng trăm ngàn dân chúng đi biểu tình, cũng là ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy của nhân dân Venezuela lật đổ nhà độc tài quân phiệt Marcos Pérez Jiménez vào năm 1958. Khi ông Guaidó đứng trên khán đài tuyên bố sẽ đảm nhiệm chức tổng thống lâm thời, hàng trăm ngàn người hoan nghênh vỗ tay nồng nhiệt. Nhiều lãnh tụ đối lập đứng bên ông không biết trước, lộ rõ vẻ ngạc nhiên. Có người lẳng lặng ra về, vì không biết biến cố này sẽ đưa tới đâu. Nhưng một khí thế mới đã bùng lên, thuận lòng dân, không thể nào quay ngược nữa. Không ai có thể dập tắt niềm hy vọng của hơn ba chục triệu con người! Guaidó đã biến một hành động có vẻ chiến thuật thành một biến cố có giá trị chiến lược. Ngay lập tức, nhiều quốc gia từ Châu Mỹ tới Châu Âu tuyên bố công nhận Guaidó là vị tổng thống hợp pháp. Dân Venezuela đã nhìn thấy họ có một người lãnh đạo mới, một người không những chỉ dám nói mà dám làm. Khung cảnh chính trị trong nước Venezuela đã thay đổi. Các đảng chính trị đối lập đều phấn khích, và đảng Dân Chí của ông Guaidó trở thành lực lượng tiên phong đối đầu với chế độ Maduro. Chính quyền Maduró bị đặt vào thế bị động. Mỹ và các nước Châu Âu phong tỏa kinh tế, cấm các ngân hàng không được quan hệ với công ty dầu lửa quốc doanh PDVSA, cắt đứt nguồn tài chánh của chính quyền Maduro. Nga gửi 400 lính đánh thuê qua giúp Maduro nhưng âm mưu đem vàng ra trả bị các nước khác chặn đứng vì không một công ty giao dịch vàng nào đứng ra làm công việc đó, sợ sau này bị trừng phạt. Nước mua nhiều dầu lửa của Venezuela nhất là Mỹ, đã ngưng mua. Không một ngân hàng Tây phương nào nhận chuyển tiền cho PDVSA. Đầu tuần này, Maduro đã phải thương lượng với các nhà nhập cảng dầu của Ấn Độ “trao đổi” thuốc men và các sản phẩm khác lấy dầu thô. Juan Guaidó làm lịch sử. Khi Maduro ra lệnh quân đội ngăn cấm của các cơ quan từ thiện quốc tế vào nước, lòng dân càng phẫn uất. Ông Guaidó đã thắng lớn khi đưa được những phẩm vật cứu trợ đó đến tay người dân, dù chỉ tượng trưng. Ông còn tuyên bố sẽ mở các đường chuyển hàng cứu trợ qua Brazil và các quần đảo Caribbean. Những nước lớn duy nhất đứng ra bảo vệ chế độ Maduro là Nga, Trung Cộng và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hôm qua Trung Cộng cũng bắt đầu chuyển hướng. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng công nhận rằng họ đang thảo luận chính thức với người của chính phủ Guaidó. Trong hai mươi năm qua, Trung Cộng vẫn ủng hộ chính quyền “xã hội chủ nghĩa” của Chávez và Maduró. Nhưng bây giờ các đồng chí Cộng Sản này cũng lo lắng về mấy chục tỷ tiền đầu tư vào xứ Venezuela, trong đó có $20 tỷ đô la cho Maduró vay không biết bao giờ mới trả. Trong đám người trung thành với Maduró có những tướng lãnh phải cấu kết với nhau vì tất cả đã từng làm giầu bằng tham nhũng, và lo mai này sẽ cùng bị bỏ tù hay bị treo cổ. Ông Guaidó đã tuyên bố “ân xá” cho những người phục vụ cho chế độ cũ. Hai vị tướng Không Quân đã ly khai, kêu gọi quân đội tách khỏi chính quyền. Cuộc tranh đấu của nhân dân Venezuela vẫn còn kéo dài. Nhưng cuối cùng, có thể tin rằng lòng dân sẽ thắng bạo lực. Hành động của Bắc Kinh nói chuyện với phe đối lập chứng tỏ họ đã ngửi thấy ngày tàn của chế độ Maduró sắp tới.    
......

Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào?

Nguyễn Học Tình hình tại Venezuela cuối tháng 1/2019 này đang hết sức căng thẳng. Xung đột có thể bùng nổ, giữa một bên là một tổng thống bị mất lòng dân, nhưng được quân đội và Nga, Trung Quốc ủng hộ, và bên kia là chủ tịch Quốc Hội tự phong làm tổng thống, được Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây hậu thuẫn. Vì sao chế độ Venezuela, với một đất nước giàu tài nguyên hàng đầu thế giới, lại đứng trước bờ vực sụp đổ ? Vì sao một quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới lại chìm trong lạm phát kinh hoàng, kinh tế hoàn toàn kiệt quệ, chế độ chính trị ngày càng độc đoán và bất lực, đẩy đất nước đến bờ vực rối loạn, có nguy cơ nội chiến hoặc can thiệp quân sự từ bên ngoài ? Đất nước Venezuela sở dĩ rơi vào tình trạng hiện nay một phần rất lớn là do chính sách của Trung Quốc với Caracas, từ gần 20 năm qua. Dùng dòng tín dụng lớn để khuyến khích chế độ Venezuela bám chặt lấy ảo tưởng ý thức hệ « xã hội chủ nghĩa », bám chặt lấy việc xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản như phương thức sống còn chủ yếu. Kết quả là tạo ra một tầng lớp quan chức ăn bám, tham nhũng, một bộ phận đông đảo dân chúng bị ru ngủ trong các ảo ảnh. Sau đây là phần tổng hợp thông tin từ báo chí, về vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay.   Quan hệ của Trung Quốc với « chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela » khởi đầu ra sao ? Dầu mỏ là duyên nợ của Venezuela với Trung Quốc. Trang mạng SupChina, có trụ sở tại New York, tháng 1/2019 này, có loạt bài « The Venezuela-China relationship, explained » đáng chú ý. Năm 1996, Venezuela thu được hơn một tỉ đô la nhờ bán dầu cho các nước châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là cho Nhật Bản. Dầu thô của quốc gia Nam Mỹ này bắt đầu được bán sang Nhật từ năm 1988. Ngay trước khi ông Hugo Chavez đắc cử tổng thống năm 1998, tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc (NPCC) đã tìm cách đàm phán để được chính quyền lúc đó cho phép khai thác ở Venezuela. Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Chavez đã tố cáo chính sách bán tài nguyên cho « các thế lực đế quốc ». Sau khi lên nắm quyền, chế độ Chavez tìm thấy ở Trung Quốc đồng minh ý thức hệ hiếm có. Tổng thống Chavez đã không thay đổi các hợp đồng đã ký của Trung Quốc với chính quyền tiền nhiệm, và thậm chí còn mở rộng hơn. Tháng 4/2001, ông Giang Trạch Dân - lãnh đạo Trung Quốc thời đó - đã đích thân tới Venezuela, ký kết nhiều hợp đồng, mở đầu cho quan hệ gắn bó kéo dài đã hơn 17 năm trời. Năm 2004 là một bước ngoặt lớn trong quan hệ hai nước. Bắc Kinh và Caracas ký thỏa thuận cho phép mỗi bên đầu tư tại quốc gia đối tác, mà không phải nộp thuế. Caracas cũng dành cho Bắc Kinh nhiều chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, hơn hẳn với Hoa Kỳ. Venezuela được Bắc Kinh coi là cánh cửa mở vào Nam Mỹ. Năm 2005, Trung Quốc đầu tư một tỉ đô la vào quốc gia này, hơn tất cả các nước khác trong khu vực. Vào thời điểm này, đã có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Venezuela trong đủ các lĩnh vực, từ khai thác dầu mỏ, khai thác khoáng sản, đến xây dựng đường sắt, các hạ tầng giao thông khác, viễn thông, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất dụng cụ điện tử gia dụng… Năm 2005 cũng là năm mà tổng thống Venezuela Chavez quyết định đình chỉ quan hệ hợp tác lịch sử về quân sự với Hoa Kỳ, để xích lại gần Trung Quốc hơn. Năm 2007, thành lập Quỹ chung Trung Quốc – Venezuela. Thương mại song phương tăng cường, với tổng giá trị vượt quá 4 tỉ đô la. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Caracas ngày càng mật thiết. Tuy nhiên cũng bắt đầu từ thời điểm đó, Venezuela trở thành quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất tại châu Mỹ Latinh, với khoảng 5 tỉ đô la. Phải chăng mục tiêu chính của Trung Quốc là khai thác khoáng sản, còn các đầu tư cho phát triển khác chỉ là để mỵ dân ? Thực tế cho thấy, tình trạng tài chính và kinh tế của Venezuela ngày càng tồi tệ cùng lúc với ảnh hưởng tài chính và kinh tế của Trung Quốc tại nước này càng gia tăng. Nhìn chung, Trung Quốc không bao giờ công bố số tiền cho vay với các dự án cụ thể nào, cũng như điều kiện cấp tín dụng. Tình trạng mù mờ này là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng bùng phát. Theo một số nhà quan sát, tín dụng của Trung Quốc cho Venezuela, với 60 tỉ đô la, chiếm khoảng 40% tổng tín dụng của nước này cho các nước Mỹ Latinh. Nhìn chung, Trung Quốc dành đến 90% đầu tư trực tiếp tại châu Mỹ Latinh cho các hoạt động khai thác khoáng sản, và tình hình cũng tương tự tại Venezuela. Một trong các dự án đầu tư của Trung Quốc được quảng bá rầm rộ tại Venezuela là dự án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của châu Mỹ Latinh, trị giá 7,5 tỉ đô la, do tập đoàn xây dựng đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, của Trung Quốc, China Railway Group, thực hiện. Dự án khởi sự năm 2009, đã hoàn toàn đổ bể sau đó. Năm 2015, tập đoàn Trung Quốc âm thầm rút, để lại món nợ 400 triệu đô la cho Venezuela. Cho đến gần đây, nhiều người dân vẫn tin tưởng sẽ có một ngày nào đó công ty Trung Quốc trở lại. Tình hình tương tự với dự án phát triển các ngành công nghiệp của Venezuela. Một ví dụ tiêu biểu là công ty điện tử viễn thông Orinoquia của Venezuela, ra đời năm 2010, với 35% vốn do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc đầu tư. Tuy nhiên, các dự án mà Hoa Vi hứa hẹn đã không bao giờ trở thành hiện thực. Trên thực tế, trong lúc sản xuất nội địa của Venezuela không ngóc đầu lên được, thì hàng xuất khẩu từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào nước này. Nếu như năm 1998, trước khi ông Chavez lên nắm quyền, chỉ có 0,18% hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc, thì 14 năm sau, tỉ lệ này lên đến 34,9%. Bắc Kinh cũng có một số dự án trọng điểm thành công mang tính biểu tượng với Venezuela, như phóng vệ tinh, với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Năm 2017, Caracas phóng thành công vệ tinh quan sát thứ ba lên quỹ đạo. Đây có thể là một hành động của chế độ Bắc Kinh nhằm quyến rũ chính quyền Venezuela. Tháng 9/2018, Bắc Kinh ký kết với Caracas 28 hợp đồng « hợp tác » thuộc nhiều lĩnh vực, dựa trên nguyên tắc « bình đẳng », « tôn trọng lẫn nhau », « hai bên cùng có lợi ». Đầu năm nay, bất chấp Venezuela – « đối tác » hàng đầu của Bắc Kinh tại châu lục – đang chìm sâu trong khủng hoảng, bên bờ hỗn loạn, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc tại Chilê tiếp tục có một bài phát biểu hùng hồn quảng bá cho dự án Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, coi các nước Nam Mỹ là « thành phần tự nhiên » và các đối tác không thể thiếu của dự án quốc tế khổng lồ mà Trung Quốc khởi xướng và chủ trì. Sau khi lãnh đạo Chavez qua đời năm 2013, phải chăng Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực biến Venezuela thành một chư hầu, thúc đẩy Caracas tăng cường khai thác tài nguyên để hoàn nợ ? Trong bài viết mang tựa đề « Venezuela and China : a perfert storm / Venezuela và Trung Quốc : Một sự nhiễu loạn hoàn hảo » (1), nhà nghiên cứu Matt Ferchen, chuyên về « mô hình phát triển Trung Quốc », quan hệ Bắc Kinh với các nước Mỹ Latinh nhận xét : Ngay cả sau khi đã biết Venezuela lún sâu vào khủng hoảng gần như không có lối ra, Bắc Kinh cũng không thừa nhận thất bại, từ chối tham gia vào các nỗ lực tại khu vực, nhằm giúp Venezuela tìm được lối thoát. Trung Quốc tin là các quan hệ vững chắc giữa hai chế độ cùng ý thức hệ, cùng với sự dồi dào tín dụng của các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, sẽ giúp Venezuela tiếp tục duy trì chính sách lấy bán dầu và quặng mỏ làm trụ cột của nền kinh tế, bất chấp mọi biến động thị trường và chính trị. Các hợp tác theo kiểu bán rẻ tài nguyên, đã được khởi sự dưới thời tổng thống Chavez, được tăng cường trong thời kỳ ông Maduro lên nắm quyền, trong bối cảnh mô hình « chủ nghĩa xã hội » Venezuela có dấu hiệu phá sản. Sau khi tổng thống Chavez qua đời, và trong bối cảnh các khu vực dầu mỏ dễ khai thác bắt đầu cạn kiệt, cùng lúc với giá dầu sụt giảm mạnh, tổng thống Maduro đã bí mật đàm phán với Trung Quốc và một số nước khác nhằm khai thác trên quy mô lớn nhiều loại khoáng sản quý hiếm, như vàng, coltan, boxit, kim cương, titan, nikel... tại vùng « Vòng cung mỏ Orinoco », với tổng diện tích 112.000 km² (tương đương 12% diện tích Venezuela hay một phần ba lãnh thổ Việt Nam) (2). Năm 2016, Trung Quốc ký được hợp đồng khai thác quặng coltan, rất cần cho điện thoại di động. Năm 2016 cũng là năm mà Vòng cung mỏ Orinoco chính thức được coi là một « đặc khu kinh tế », mở rộng cho các tập đoàn Trung Quốc và nhiều tập đoàn đa quốc gia khác. Đây là nơi các điều kiện kinh doanh hết sức dễ dãi, các tiêu chuẩn về lao động, môi trường gần như bị bỏ qua, chưa kể đến vấn đề môi trường sống, của rất nhiều cộng đồng sắc tộc sống lâu đời ở đây, bị đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động khai khoáng (3). Tháng 9/2018, Bắc Kinh tiếp tục bỏ thêm 5 tỉ đô la, để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn dầu mỏ Nhà nước (PDVSA). Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với chính quyền Maduro để công ty Yankuang Group khai thác vàng tại khu vực Vòng cung Orinoco nói trên. Nhiều người vốn trung thành với di sản của Bolivar - nhà cách mạng Venezuela nổi tiếng thế kỷ 19, mà tổng thống Chavez được coi là người kết tục - đã coi giai đoạn 2014 đến nay là thời kỳ mà chính quyền Venezuela đã hoàn toàn xa rời với một số tôn chỉ tốt đẹp ban đầu của cố tổng thống, để chuyển hướng sang một mô hình kinh tế « tân tự do ». Một mặt lệ thuộc nặng nề vào các thế lực bên ngoài, mặt khác quyền lực trong nước bị tập trung vào tay một số nhóm chóp bu, các cơ hội tham gia xây dựng nền dân chủ của người dân bị ngăn chặn (việc tổ chức bầu cử Quốc Hội lập hiến mang đầy tính kỳ thị là một trong các ví dụ tiêu biểu) (4). Tương lai quan hệ giữa Venezuela và Trung Quốc sẽ ra sao ? Sự thất bại của chế độ Chavez tại Venezuela có thể coi là một thất bại của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù chế độ « xã hội chủ nghĩa » hiện nay ở Venezuela có sụp đổ, Bắc Kinh chắc chắn không buông Venezuela. Một mặt để bảo vệ số tiền bạc đã đầu tư, mặt khác tiếp tục có cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản, được đánh giá là còn hết sức dồi dào, trong lúc khả năng kiểm soát của chính quyền trung ương lại hết sức hạn chế. Vẫn theo chùm bài phân tích về quan hệ Trung Quốc – Venezuela trên trang mạng SupChina, thì cho dù chế độ mang danh hiệu « xã hội chủ nghĩa » của ông Maduro đang khủng hoảng trầm trọng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không từ bỏ vùng đất màu mỡ Nam Mỹ này. Một khi đã đứng chân được tại Venezuela, thì bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc tìm mọi cách ở lại. Kể từ những năm 2015, 2016, Bắc Kinh bắt đầu tiếp xúc với đối lập Venezuela, để chuẩn bị phương án mới, đề phòng thay đổi chế độ. Về phần mình, giáo sư Isabelle Rousseau, một chuyên gia về chính trị tại châu Mỹ Latinh (Đại học Colegio de Mexico, Mêhicô) (5), cho biết Bắc Kinh cũng đang đàm phán bí mật với Nga và Mỹ về khủng hoảng Venezuela. Theo một số nhà nghiên cứu, « thất bại » tại Venezuela không cản trở Trung Quốc tiếp tục mô hình quan hệ mua chuộc giới chóp bu để thao túng, trong trường hợp có thay đổi chính trị, giống như với nhiều chế độ độc tài khác, tại Cam Bốt hay Zimbabwe. Xem bài « Venezuela. L'échec du processus bolivarien (II) » của nhà xã hội học Edgardo Lander, trang alencontre.org, ngày 1/9/2018. Nguồn: BCNN  
......

VÌ SAO KIM CHỈ GẶP TRUMP TẠI HÀ NỘI?

Fb JB Nguyễn Hữu Vinh Tại văn phòng Trung ương Đảng Lao động Triều tiên, Kim vừa bước vào phòng, viên thư ký báo cáo: - Báo cáo lãnh đạo tối cáo, ông Trump vừa thông báo về cuộc gặp sắp tới với ta sẽ diễn ra cuối tháng 2 tại Đà Nẵng, Việt Nam rồi. - Việt Nam nó nói gì chưa? - Ngay lập tức sau chưa đầy 30 phút Bộ ngoại giao họ ra thông báo hoan nghênh ạ. - Đéo gì mà nhanh thế, bọn tao gặp nhau chứ có phải chúng nó gặp đâu mà nhanh nhẩu thế, đúng là đồ... đồ... đồ người ta nói gì nhỉ? - À, người ta nói là "việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng ạ". Tức là việc của mình như dân đói dân chết thì không lo lại chạy đi lo hàng xóm đau bụng, ỉa chảy hay gặp nhau đám hỏi, kiểu đó ấy mà. - Đúng, đúng rồi. Nhưng tao nghĩ lại rồi, đéo gặp ở Đà Nẵng đâu. - Vì sao ạ, nhưng đã thống nhất hai bên rồi ạ. Lãnh đạo tối cao sợ xa quá à? - Thống nhất thì thống nhất lại, xưa nay chuyện đó với ta thì lạ gì mà ngạc nhiên. Gặp ở Đà Nẵng không an toàn bằng Hà Nội. Chúng nó khủng bố tao thì bỏ mẹ, ai lãnh đạo đất nước này đi lên XHCN nữa chứ. - Vâng ạ, em hiểu, lãnh đạo nói chuyện đi ạ, em gọi trực tiếp cho ông Trump rồi đây. - Alo, anh Trump à, khỏe không? Tết nhất vui không? - Ohh, chào anh bạn Kim tuyệt vời của tôi, tôi ăn tết lâu rồi chứ đâu hôm nay. hơn 1 tháng rồi mà. Tình hình vẫn như ta đã thống nhất nhé, không thay đổi gì nhé. - Tuyệt tuyệt cái đéo gì, hôm đó là năm mới, còn hôm nay không ăn tết nguyên đán à. Thế là quên hết truyền thống dân tộc, là không được. Nhưng thôi, kệ anh việc đó, còn việc ta gặp nhau, thay đổi địa điểm nhé, đéo gặp ở Đà Nẵng nữa đâu, gặp ở Hà Nội, thế nhé. - Ohh, sao lại Hà Nội, đã thống nhất rồi là gặp ở Đà Nẵng mà, Đà Nẵng đẹp lắm ông ơi. - Đéo, tôi không đến Đà Nẵng đâu, nguy hiểm lắm. Đẹp kệ mẹ nó. Anh không thấy tôi không mấy khi ra khỏi đất nước thiên đường của tôi à? Nể anh lắm tôi mới đi đấy, không thì cũng đéo đi đâu đấy. - Nhưng ông có thể cho tôi biết lý do vì sao không? - Ở Đà Nẵng xa xôi, nhỡ nó khủng bố thì sao? - Ohh, thì hôm trước tôi đã định chọn nơi khác, ông cứ đòi gặp ở Việt Nam, thế là thống nhất gặp ở Đà Nẵng rồi giờ còn mấy ngày lại thay đổi là sao? Tôi đã sắp kế hoạch vào đó gặp nhau xong còn đi chơi loanh quanh. Giờ ông đổi ra Hà Nội là vì sao? Ông sợ cái gì? - Thì vẫn là Việt Nam, chỉ khác là không ở Đà Nẵng mà chỉ ở Hà Nội. Thế thôi. - Thế ở Hà Nội, ông không sợ khủng bố sao? - Khủng, khủng thế đéo nào được, Hà Nội nó không khủng bố bọn khủng bố thì thôi chứ thằng đéo nào dám đến đó mà khủng bố ở đó. Anh không biết Hà Nội là trùm khủng bố à? Từ Du Kích ngày xưa, đến biệt động, đến đặc công... nó có truyền thống và là thầy của khủng bố rồi đấy ông ạ. Giờ dân nó vẫn bị khủng bố đầy ra đấy thôi. bọn đấu tranh dân chủ, bọn không chịu giao đất, bọn biểu tình yêu nước, bọn đánh quan tham cướp đất, tham nhũng, và bọn đánh BOT mấy hôm nay đều đang bị khủng bố đấy thôi. - Khiếp, thế đến đó ông không sợ nó khủng bố à? - Yên tâm đi, tôi cho nghiên cứu kỹ rồi, tôi trên răng dưới Catstut ,nó khủng tôi làm gì? Với lại có anh đi theo, bố bảo nó dám khủng anh, nếu nó chưa biết chê tiền và hạt dái nó già. Thế nhé, chỉ gặp ở Hà Nội thôi nhé, nếu không thì tôi đéo gặp nữa đâu đấy. Tổng thống Trump mở điện thoại Twitte: "Cuộc gặp với ngài Kim Jong Un sẽ diễn ra ở Hà Nội vào cuối tháng 2/2019" J.B Nguyễn Hữu Vinh (Ghi chép)
......

Ông Châu Văn Khảm, người Úc, bị bắt giữ ở Việt Nam, bị điều tra về tội danh có mức án tử hình

ABC News, Erin Handley 09/02/2019 Khi ông Châu Văn Khảm đột ngột ngừng trả lời những tin nhắn trong chuyến đi đến Việt Nam vào tháng 1, sự im lặng kéo dài của ông đã dẫn đến một nỗi lo lắng ngày càng lớn. Gia đình của ông, sống tại Úc và Anh, lo sợ là ông đã bị bí mật thủ tiêu. Ông Châu, 69 tuổi, là một công dân Úc và là một doanh nhân đã nghỉ hưu, sinh sống tại Sydney. Ông đã trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền vào năm 1982. Ông từng chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và là một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền lâu năm. Tinh thần cống hiến đã khiến ông đi từ Campuchia vào lãnh thổ Việt Nam trong một chuyến đi “tìm hiểu thực tế” thiếu may mắn. “Tôi lo lắng nhất là việc ông biến mất”, con trai ông, anh Dennis Chau, 29 tuổi, nói với ABC tại Anh. “[Mẹ tôi] luôn cố gắng mạnh mẽ nhưng tôi biết bà đang suy sụp như thế nào.” Ông Châu bị bắt tại TP.HCM vào ngày 15 tháng 1 sau khi gặp một nhà hoạt động xã hội dân sự. Nay ông đang bị điều tra về các hoạt động bị cáo buộc là nhằm chống lại Chính phủ cộng sản Việt Nam – một tội danh có thể mang án tử hình trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Ông cũng đang bị từ chối không được gặp luật sư. Anh Dennis cho biết, tin tức cha anh đã bị bắt giữ, tuy khiến gia đình lo lắng nhưng đã khiến mang đến sự nhẹ nhõm vì ít nhất cha anh không bị thủ tiêu biến mất. Gia đình ông Châu nghi ngờ ông nằm trong danh sách bị theo dõi của chính phủ [Việt Nam] vì các hoạt động thúc đẩy dân chủ của ông. Đây là điều mà họ từng nói đùa, khi mà khái niệm bắt giữ là điều không thể tưởng tượng được. “Tôi chưa từng tưởng tượng điều này có thể xảy ra – tôi đã bị sốc”, Dennis nói. Trong một tuyên bố, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận rằng “Châu Văn Khảm hiện đang bị giam giữ và đang bị điều tra vì vi phạm luật pháp Việt Nam”, nhưng bà từ chối xác định ông ấy vi phạm những điều luật nào. Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) nói với ABC rằng họ đang cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho một người đàn ông Úc bị giam giữ tại Việt Nam, nhưng vì lý do bảo vệ sự riêng tư họ không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết. “Những hoạt động lật đổ Chính phủ” Nhưng một báo cáo của DFAT gởi cho gia đình sau lần duy nhất giới chức lãnh sự thăm ông Châu vào ngày 28 tháng 1, mà ABC được cho xem, cho thấy người đàn ông Úc đã về hưu, đang bị điều tra theo Điều 109 – trong đó đề cập đến các hoạt động bị cáo buộc là nhằm lật đổ Chính phủ. Nằm giữa “tội phản quốc” và tội “gián điệp” trong bộ luật hình sự của Việt Nam, Điều 109 nói rằng một người tham gia một tổ chức chống lại Chính phủ nhân dân có thể bị trừng phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Các nghi can đồng phạm phải đối mặt với các án phạt nhẹ hơn, từ 12 tháng đến 12 năm tù. Ông Châu cũng đang bị điều tra về cáo buộc vi phạm Điều 341, liên quan đến việc làm giả các tài liệu. Chính quyền Việt Nam cáo buộc ông sử dụng chứng minh nhân dân Việt Nam giả để vào nước. Do các tội danh mà ông Châu bị cáo buộc rơi vào vi phạm an ninh quốc gia, nên ông không được quyền gặp luật sư đại diện pháp lý cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất vào cuối tháng 5, với lý do “bảo vệ bí mật” của quá trình điều tra. Ông Châu bị quay video trong chuyến thăm lãnh sự, khiến người ta lo ngại rằng ông không thể nói chuyện một cách tự do với các quan chức Úc. Gia đình cũng lo lắng về các vấn đề sức khỏe của ông, bao gồm bệnh cao mỡ và viêm tuyến tiền liệt. Anh Dennis cho biết anh và gia đình đang phải đối diện với thực tế là cha của họ bị bắt giam dưới một hệ thống tư pháp rất khác xa với hệ thống tư pháp Úc. “Đây không phải là một hệ thống luật pháp mà bạn quen thuộc. Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra… [không biết ông] có bị ngược đãi trong tù không?” anh Dennis nói. “Chạy trốn chiến tranh, đối mặt với lao tù” Trong một clip trên YouTube, ông Châu đã chia sẻ kinh nghiệm sống sót sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 khi là một sinh viên 19 tuổi ở Huế, nơi hàng ngàn thường dân đã bị quân đội Việt Cộng và Bắc Việt giết chết. Nhưng đối với các con trai của mình, ông Châu chỉ đơn giản là “bố”. Đến bờ biển nước Úc năm 1982, ông Châu đã trở thành công dân vào năm sau đó. Ông gặp người sau này trở thành vợ mình, bà Trang, người đã đến Úc năm 1983. Họ kết hôn năm 1986 và có 2 người con trai, Daniel, 31 tuổi và Dennis, 29 tuổi. Gia đình sống ở tầng trên cửa tiệm giặt ủi ở Sydney, cho đến khi ông Châu mở một tiệm bánh. “Khi đến Úc, cha tôi nghĩ rằng đây là những cơ hội mà ông không có được ở Việt Nam,” Dennis nói. “Ông luôn làm việc rất nhiều, cả ngày, và khá cực nhọc.” Nhưng các ngày cuối tuần ông để dành thời gian với các con của ông – đưa chúng ra bãi biển, chơi tennis và đi bơi. Khi nghỉ hưu, ông Châu trở thành một thành viên tích cực của Việt Tân, một tổ chức bị chính phủ cộng sản Việt Nam dán nhãn “lực lượng khủng bố” và bị đặt ngoài vòng pháp luật tại Việt Nam. Gia đình ông Khảm mô tả ông là người rất quan tâm đến tự do và dân chủ. (Ảnh do gia đình ông Khảm cung cấp) Nhưng chủ tịch của Việt Tân ông Đỗ Hoàng Điềm đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng Việt Tân là khủng bố, ông nói rằng mục đích của Việt Tân là “thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam thông qua hành động dân sự bất bạo động”. Ông nói trong ba năm qua Việt Nam “thực hiện một cuộc đàn áp khắc nghiệt đối với những người bất đồng chính kiến” và ông Châu về để thu thập thông tin tại địa phương về tác động của cuộc đàn áp này. “Khi phải đối mặt với một chế độ vô luật pháp như vậy, các nhà bất đồng chính kiến ​​và các nhà hoạt động trong danh sách đen của họ không còn cách nào khác ngoài việc tìm nhiều cách khác nhau để vào Việt Nam,” ông nói. Trong một tuyên bố, Việt Tân cho biết Chính phủ Việt Nam thường sử dụng biện pháp giam giữ tùy tiện và “những cáo buộc bịa đặt” để vu khống tổ chức này. Tuyên bố nói thêm rằng ông Châu đã bị cơ quan truyền thông nhà nước “tấn công” và địa chỉ của ông đã được công bố như là “một chiến thuật để đe dọa gia đình ông”. “Ông Châu Văn Khảm chắc chắn đã phải đối mặt với tra tấn tinh thần và thậm chí bị ép phải nhận tội,” tuyên bố nói. Tổ chức Ân xá Quốc tế ước tính hiện nay đang có hơn 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam, nhiều người trong số họ bị những án tù dài sau những “phiên toà trò hề”. Việt Nam có “một kỷ lục khủng khiếp về việc nhắm mục tiêu vào những người nói những gì họ nghĩ một cách ôn hoà”, một phát ngôn viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với ABC trong một tuyên bố của họ. “Một cuộc gặp gỡ đơn giản hoặc thậm chí một bài đăng trên Facebook có thể khiến bạn phải ngồi tù nhiều năm.” Gia đình ông Khảm đã được cho biết là DFAT (Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc) đang can thiệp trường hợp của ông. (Nguồn ảnh: Facebook của ông Khảm) Các án tù được ấn định trước phiên xét xử đối với những người bị cho là “kẻ thù của nhà nước” và “tra tấn thường được sử dụng bởi các quan chức hỏi cung”. Suy nghĩ về hoạt động của cha mình, Dennis cho biết anh thường hỏi tại sao cha anh tiếp tục hoạt động cho nhân quyền và dân chủ ở một đất nước mà ông đã ra đi. Cha anh nói với anh rằng đó là vì người dân không có các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam. “Tôi nghĩ điều đó thúc đẩy cha tôi hoạt động. Ông rất, rất say mê về điều đó”, anh Dennis nói. “Ông luôn đặt người khác trước mình.” Nguồn: https://www.abc.net.au/news/2019-02-10/family-of-australian-detained-in-vietnam-speaks-out/10774824?pfmredir=sm https://viettan.org/ong-chau-van-kham-nguoi-uc-bi-bat-giu-o-viet-nam-bi-dieu-tra-ve-toi-mang-an-tu-hinh/
......

Ông Châu Văn Khảm, người Úc, bị bắt giữ ở Việt Nam, bị điều tra về tội danh có mức án tử hình

ABC News, Erin Handley   09/02/2019   Khi ông Châu Văn Khảm đột ngột ngừng trả lời những tin nhắn trong chuyến đi đến Việt Nam vào tháng 1, sự im lặng kéo dài của ông đã dẫn đến một nỗi lo lắng ngày càng lớn.   Gia đình của ông, sống tại Úc và Anh, lo sợ là ông đã bị bí mật thủ tiêu.   Ông Châu, 69 tuổi, là một công dân Úc và là một doanh nhân đã nghỉ hưu, sinh sống tại Sydney. Ông đã trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền vào năm 1982. Ông từng chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và là một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền lâu năm.   Tinh thần cống hiến đã khiến ông đi từ Campuchia vào lãnh thổ Việt Nam trong một chuyến đi "tìm hiểu thực tế" thiếu may mắn.   "Tôi lo lắng nhất là việc ông biến mất", con trai ông, anh Dennis Chau, 29 tuổi, nói với ABC tại Anh.   “[Mẹ tôi] luôn cố gắng mạnh mẽ nhưng tôi biết bà đang suy sụp như thế nào."   Ông Châu bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15 tháng 1 sau khi gặp một nhà hoạt động xã hội dân sự.   Nay ông đang bị điều tra về các hoạt động bị cáo buộc là nhằm chống lại Chính phủ cộng sản Việt Nam - một tội có thể mang án tử hình trong những trường hợp nghiêm trọng nhất.   Ông cũng đang bị từ chối không được gặp luật sư.   Anh Dennis cho biết, tin tức cha anh đã bị bắt giữ, tuy khiến gia đình lo lắng nhưng đã khiến mang đến sự nhẹ nhõm vì ít nhất cha anh không bị thủ tiêu biến mất.   Gia đình ông Châu nghi ngờ ông nằm trong danh sách bị theo dõi của chính phủ [Việt Nam] vì các hoạt động thúc đẩy dân chủ của ông.   Đây là điều mà họ từng nói đùa, khi mà khái niệm bắt giữ là điều không thể tưởng tượng được.   "Tôi chưa từng tưởng tượng điều này có thể xảy ra - tôi đã bị sốc", Dennis nói.   Trong một tuyên bố, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận rằng "Châu Văn Khảm hiện đang bị giam giữ và đang bị điều tra vì vi phạm luật pháp Việt Nam", nhưng bà từ chối xác định ông ta vi phạm những điều luật nào.   Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) nói với ABC rằng họ đang cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho một người đàn ông Úc bị giam giữ tại Việt Nam, nhưng vì lý do bảo vệ sự riêng tư họ không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết.   “Những hoạt động lật đổ Chính phủ”   Nhưng một báo cáo của DFAT gởi cho gia đình sau lần duy nhất giới chức lãnh sự thăm ông Châu vào ngày 28 tháng 1, mà ABC được cho xem, cho thấy người đàn ông Úc đã về hưu, đang bị điều tra theo Điều 109 - trong đó đề cập đến các hoạt động bị cáo buộc là nhằm lật đổ Chính phủ.   Nằm giữa "tội phản quốc" và tội "gián điệp" trong bộ luật hình sự của Việt Nam, Điều 109 nói rằng một người tham gia một tổ chức chống lại Chính phủ nhân dân có thể bị trừng phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.   Các nghi can đồng phạm phải đối mặt với các án phạt nhẹ hơn, từ 12 tháng đến 12 năm tù.   Ông Châu cũng đang bị điều tra về cáo buộc vi phạm Điều 341, liên quan đến việc làm giả các tài liệu. Chính quyền Việt Nam cáo buộc ông sử dụng chứng minh nhân dân Việt Nam giả để vào nước.   Do các tội mà ông Châu bị cáo buộc rơi vào vi phạm an ninh quốc gia, nên ông không được quyền gặp luật sư đại diện pháp lý cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất vào cuối tháng 5, với lý do "bảo vệ bí mật" của quá trình điều tra.   Ông Châu bị quay video trong chuyến thăm lãnh sự, khiến người ta lo ngại rằng ông không thể nói chuyện một cách tự do với các quan chức Úc.   Gia đình cũng lo lắng về các vấn đề sức khỏe của ông, bao gồm bệnh cao mỡ và viêm tuyến tiền liệt.   Anh Dennis cho biết anh và gia đình đang phải đối diện với thực tế là cha của họ bị bắt giam dưới một hệ thống tư pháp rất khác xa với hệ thống tư pháp Úc.   "Đây không phải là một hệ thống luật pháp mà bạn quen thuộc. Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra… [không biết ông] có bị ngược đãi trong tù không?" anh Dennis nói.   “Chạy trốn chiến tranh, đối mặt với lao tù”   Trong một clip trên YouTube, ông Châu đã chia sẻ kinh nghiệm sống sót sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 khi là một sinh viên 19 tuổi ở Huế, nơi hàng ngàn thường dân đã bị quân đội Việt Cộng và Bắc Việt giết chết.   Nhưng đối với các con trai của mình, ông Châu chỉ đơn giản là “bố”.   Đến bờ biển nước Úc năm 1982, ông Châu đã trở thành công dân vào năm sau đó. Ông gặp người sau này trở thành vợ mình, bà Trang, người đã đến Úc năm 1983.   Họ kết hôn năm 1986 và có 2 người con trai, Daniel, 31 tuổi và Dennis, 29 tuổi.   Gia đình sống ở tầng trên cửa tiệm giặt ủi ở Sydney, cho đến khi ông Châu mở một tiệm bánh.   "Khi đến Úc, cha tôi nghĩ rằng đây là những cơ hội mà ông không có được ở Việt Nam," Dennis nói.   “Ông luôn làm việc rất nhiều, cả ngày, và khá cực nhọc."   Nhưng các ngày cuối tuần ông để dành thời gian với các con của ông - đưa chúng ra bãi biển, chơi tennis và đi bơi.   Khi nghỉ hưu, ông Châu trở thành một thành viên tích cực của Việt Tân, một tổ chức bị chính phủ cộng sản Việt Nam dán nhãn "lực lượng khủng bố" và bị đặt ngoài vòng pháp luật tại Việt Nam.   Nhưng chủ tịch của Việt Tân ông Đỗ Hoàng Điềm đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng Việt Tân là khủng bố, ông nói rằng mục đích của Việt Tân là "thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam thông qua hành động dân sự bất bạo động".   Ông nói trong ba năm qua Việt Nam "thực hiện một cuộc đàn áp khắc nghiệt đối với những người bất đồng chính kiến" và ông Châu về để thu thập thông tin tại địa phương về tác động của cuộc đàn áp này.   "Khi phải đối mặt với một chế độ vô luật pháp như vậy, các nhà bất đồng chính kiến ​​và các nhà hoạt động trong danh sách đen của họ không còn cách nào khác ngoài việc tìm nhiều cách khác nhau để vào Việt Nam," ông nói.   Trong một tuyên bố, Việt Tân cho biết Chính phủ Việt Nam thường sử dụng biện pháp giam giữ tùy tiện và "những cáo buộc bịa đặt” để vu khống nhóm này. Tuyên bố nói thêm rằng ông Châu đã bị cơ quan truyền thông nhà nước “tấn công” và địa chỉ của ông đã được công bố như là "một chiến thuật để đe dọa gia đình ông".   "Ông Châu Văn Khảm chắc chắn đã phải đối mặt với tra tấn tinh thần và thậm chí bị ép phải nhận tội," tuyên bố nói.   Tổ chức Ân xá Quốc tế ước tính hiện nay đang có hơn 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam, nhiều người trong số họ bị những án tù dài sau những “phiên toà trò hề".   Việt Nam có "một kỷ lục khủng khiếp về việc nhắm mục tiêu vào những người nói những gì họ nghĩ một cách ôn hoà", một phát ngôn viên của Tổ chức Ân xá nói với ABC trong một tuyên bố của họ.   "Một cuộc gặp gỡ đơn giản hoặc thậm chí một bài đăng trên Facebook có thể khiến bạn phải ngồi tù nhiều năm."   Các án tù được ấn định trước phiên xét xử đối với những người bị cho là "kẻ thù của nhà nước" và "tra tấn thường được sử dụng bởi các quan chức hỏi cung".   Suy nghĩ về hoạt động của cha mình, Dennis cho biết anh thường hỏi tại sao cha anh tiếp tục hoạt động cho nhân quyền và dân chủ ở một đất nước mà ông đã ra đi.   Cha anh nói với anh rằng đó là vì người dân không có các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam.   "Tôi nghĩ điều đó thúc đẩy cha tôi hoạt động. Ông rất, rất say mê về điều đó", anh Dennis nói.   "Ông luôn đặt người khác trước mình."   Nguồn: https://www.abc.net.au/news/2019-02-10/family-of-australian-detained-in-vietnam-speaks-out/10774824?pfmredir=sm  
......

Mỹ-Trung-Triều-Việt

Nguyễn Việt Nam| Câu hỏi tại sao cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên lại lựa chọn Việt Nam là nơi tổ chức đã được một số chuyên gia phân tích khá kỹ càng. Theo quan điểm của Nam thì thực chất thì nó cũng chẳng phải là vì Việt Nam thân thiện hay là nới đã từng tổ chức thành công một số sự kiện như báo chí Việt Nam đưa ra. Giữa bối cảnh căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ-Trung, Biển Đông như hiện nay thì Trump chọn Việt Nam là có thông điệp muốn gửi đến Trung Quốc và đưa Việt Nam vào thế trung lập để trêu ngươi Trung Quốc. Triều Tiên và Việt Nam trước giờ được coi là hai nước phụ thuộc chính trị vào Trung cộng. Đặc biệt là Triều Tiên là con cờ được Trung cộng dùng như một tay chí phèo để nhằm chiếm ưu thế trong các phi vụ đàm phán với Mỹ và một số nước đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản. Việt Nam thì trước giờ đỡ hơn vì chính sách ngoại giao đu dây giữa hai cường quốc này nhưng thực chất vẫn bị Trung cộng điều khiển. Đặc biệt Việt Nam đang dính trực tiếp vào vấn đề Biển Đông giữa Mỹ- Trung Quốc. Trump chọn gặp Kim ở Việt Nam vừa là khẳng định với Trung cộng rằng Triều Tiên và Việt Nam không còn là của Trung cộng nữa. Triều Tiên sẽ dần như Việt Nam mà thôi. Đặc biệt Việt Nam đã chấp nhận, hoan nghênh cuộc gặp này tức là đã chấp nhận sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông và sẵn sàng đứng trung lập giữa tranh chấp Mỹ- Trung. Và chính quyền của anh Trọng cũng bị đưa vào thế khó, chỉ được ngồi xem chứ khó mà có thể nghiêng về Trung cộng trong các chính sách cạnh tranh của Mỹ- Trung Quốc trên Biển Đông. Bởi vì ông đã đứng trung lập để giải quyết vấn đề Mỹ- Triều Tiên thì vấn đề Mỹ- Trung Quốc cũng vậy trong khi đó Trung- Việt- Triều là ba thằng cộng sản với nhau. Có lẽ đây là chính sách chia để trị của bên Trump. Kiểu như chia rẽ ngoại giao để giảm bớt sức mạnh. Còn một mục đích khác Nam nghĩ có thể Trump muốn cho Kim thấy tình hình kinh tế, vị thế, sự phát triển của Việt Nam hiện nay để Kim thấy rằng nếu Kim mở cửa, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và thế giới thì sẽ được như Việt Nam hiện nay và Kim nên đi theo con đường của Việt Nam và vẫn giữ nguyên được sự thống trị của mình. Tuy nhiên ta vẫn phải nhắc lại rằng Việt Nam là một ước mơ với Triều Tiên nhưng còn thua xa rất nhiều so với thế giới. Có lẽ mục đích để Kim nhìn thấy Việt Nam là để tăng độ thành công của cuộc gặp và tiến trình phi hạt nhân hóa ở Triều Tiên cũng như từ bỏ vai trò làm chí phèo cho Tàu cộng. Cái khó cho bên anh Trọng là đã gật đầu ngồi xem và bị đưa vào thế cổ vũ cho Triều Tiên thoát Trung cộng. Tuy nhiên cuộc chơi này còn dài. Khả năng Triều Tiên có thể đi theo Việt Nam, bình thường hóa quan hệ, tự cởi trói cho mình là khá cao nhưng vấn đề Biển Đông còn nhiều rắc rối. Cuộc chơi giữa Mỹ- Trung không còn là thương mại mà là chiến lược toàn diện rồi. Việt Nam đang bị đưa vào thế kẹt giữa hai cường quốc này và có lẽ Trump muốn Việt Nam chỉ ngồi xem và gật để Trump và đồng minh hiện diện ở Biển Đông. Còn việc lựa chọn Đà Nẵng hay Hà Nội làm nơi tổ chức thì Nam cho rằng nó đơn giản chỉ vì nơi này từng tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế, nó có sự chuyên nghiệp nhất định trong công tác tổ chức, an ninh mà thôi chứ không có nhiều lý do hay thông điệp dài dòng gì mà Trump gửi gắm vào hai từ “Đà Nẵng” hay “Hà Nội ” cả./.
......

SAU VENEZUELA LÀ CUBA

Fb Bong Lau Chính quyền Donald Trump đang xem xét để kích hoạt lại đạo luật Helms-Burton Act vốn được đông lạnh từ năm 1996 qua nhiều triều đại Cộng Hoà và Dân Chủ, vì hệ thống toà án Hoa Kỳ không đủ khả năng xét xử. Đạo luật này cho phép các công dân Mỹ gốc Cuba truy tố các công ty và cá nhân đã chiếm đoạt tài sản đất đai của họ khi Cuba rơi vào tay Cộng Sản Fidel Castro năm 1960. Việt Nam coi chừng nhe. Song song với đạo luật Helms-Burton Act, chính quyền Trump có thể liệt kê Cuba trong danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố (state sponsors of terrorism). Khi đã bị Hoa Kỳ cho vào sổ đen "bảo trợ khủng bố" là tự động kích hoạt luật cấm vận kinh tế. Bất cứ quốc gia nào hay công ty nào làm ăn với Cuba sẽ bị khoanh vùng và sẽ bị trừng phạt, như trường hợp công ty Huawei của Hoa Lục lén lút bán hàng cho Iran. Giới kinh doanh đã phản ứng mạnh mẽ trước nguồn tin bất lợi này và một số đã suy nghĩ lại về việc đầu tư ở Cuba vì không an toàn khi đối đầu với luật cấm vận của Hoa Kỳ. Mọi người đã hình dung ra Cuba sẽ là mục tiêu kế tiếp của Hoa Kỳ nên đã chủ động de lui tránh đạn lạc. Chính quyền Obama bình thường hoá ngoại giao với Cuba vào tháng 12 năm 2014. Nền kinh tế hấp hối của Cuba tưởng sẽ được hồi sinh nếu không có những biến động ở Venezuela và nhứt là bị chính quyền Trump cho ướp lạnh lại mối quan hệ ngoại giao vừa mới chớm nở nồng ấm. Trump cho rằng Obama bình thường hoá với Cuba vô điều kiện, là một doanh nhân Trump muốn Cuba phải trả giá đắt, thoả mãn một số điều kiện, để làm bạn với Hoa Kỳ. Kinh tế Cuba lệ thuộc vào Venezuela rất nhiều. Trong thời gian qua kinh tế Cuba vốn đã yếu lại càng yếu hơn khi các nguồn dầu hoả của Venezuela bị Hoa Kỳ khoá cứng. Cuba phải xoay qua nhập cảng dầu của Nga và Algeria, Bắc Phi rất xa xôi và không rẻ. Các đạo luật truy tố và chính sách cấm vận sắp tới của chính quyền Trump sẽ làm Cuba thoi thóp hấp hối trở lại. Tại sao chính quyền Trump mạnh tay với Cuba. Hiên nay có khoảng 20 ngàn nhân viên quân sự và tình báo Cuba hoạt động bảo kê nhà độc tài Nicolás Maduro của Venezuela. Trùm Cộng Sản Hugo Chávez của Venezuela lúc sinh thời lại là cục cưng yêu quý của đồng chí Fidel, vì "môi hở thì răng lạnh" bằng mọi giá Cuba phải sống chết có nhau với các đồng chí Venezuela anh hùng. Mấy năm qua nhiều nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ làm việc ở thủ đô Havana, Cuba bị một loại sóng âm thanh bí mật tấn công làm chấn thương não bộ phải di tản khỏi Cuba. Nhiều người bị thương tật vĩnh viễn. Cuba chối bai bãi không biết ai đã sử dụng loại võ khí âm thanh đó trên phần đất của mình. Một yếu tố quan trọng khác đã thúc đẩy chính quyền Hoa Kỳ muốn dứt nọc Cuba là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton thuộc thành phần diều hâu muốn thanh toán hết các chế độ Cộng Sản đang thao túng vườn sau nhà của Hoa Kỳ. Quan điểm của ông được phụ hoạ bởi hai TNS cựu ứng cử viên tổng thống Cộng Hoà Mỹ gốc Cuba Ted Cruz và Marco Rubio. Họ đã được TT Trump lắng nghe và đồng ý một chính sách bung ra can thiệp nước ngoài. Không giống lời hứa khi tranh cử của Trump là co cụm rút về đóng chốt cố thủ trong nhà, ai chết mặc ai. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao chính quyền Trump mạnh tay với đám Cộng phỉ ở Trung và Nam Mỹ nhưng lại thân thiện với chế độ Việt Cộng. Cộng Sản Venezuela và Cuba là sự đe doạ trực tiếp và cấp thời vào nền an ninh của Hoa Kỳ cần phải giải quyết ngay. Hơn nữa sự nổi dậy của người dân Venezuela đã làm những người Mỹ yêu tự do không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Đối với Hoa Kỳ, chế độ Việt Cộng hiện nay chỉ là lá bài hữu ích và tạm thời. Hoa Kỳ nhắm mắt làm ngơ để Việt Cộng đu dây qua lại, miễn sao đừng cản mũi kỳ đà thì thôi. Vấn đề nan giải của Hoa Kỳ hiện nay là China và Biển Đông. Khi các nan đề này đã được giải quyết xong thì chế độ Cộng Sản ở Việt Nam sẽ không còn nhận được sự dễ dãi của Hoa Kỳ nữa. (Hình đính kèm đồng chí Nicolas Maduro bên cạnh đồng chí Tổng Thống Cộng Sản Cuba Raul Castro) https://www.reuters.com/…/investors-in-cuba-wary-of-impact-… https://abcnews.go.com/…/losing-grip-power-venezuela…/story…    
......

NHỮNG LỜI THÁNH CA TỰ DO

Fb Luân Lê Khi hàng triệu người như một dòng thác cùng đổ xuống đường, khi những tiếng hát đồng thanh vang lên, khi những cánh tay cùng nhau nắm chặt và giương cao vì tự do và dân chủ, khi tất cả trái tim và tâm trí cùng hướng về tương lai, đất nước ấy đang có mùa xuân, mặc dù sẽ có vài bông hoa bị đốn ngã hay gục xuống, nhưng mùa xuân của một dân tộc và của nhiều thế kỷ sẽ không có trên một tờ bản đồ hay các ngôn từ được bày vẽ trên giấy của những kẻ độc tài. Khi nghe những tiếng hát như những tiếng chim hót một lần để chết cho ngày mai tươi sáng, tiếng hát của hàng triệu người trở nên rất thanh khiết và đẹp đẽ, hùng tráng. Mùa xuân trong những bàn tay, mùa xuân ngự trị trong tâm hồn họ và mùa xuân trên những nẻo đường, con phố. Mùa xuân trong những nòng súng không còn chống lại nhân dân. Đất nước Venezuela tuyệt vời, khi họ biết nắm lấy thời cơ và vận mệnh của chính mình. Và khi trong tâm tưởng của họ hiện diện mãnh liệt những giá trị của tự do, họ đã hành động để quyết định cho tất cả những gì quan trọng và cao cả nhất thuộc về mình. Những cuộc cách mạng trong hoà bình, được thắp lên bằng những khát vọng về quyền được sống, quyền có tự do và quyền được tự xác quyết đến sự tồn vong hay thịnh vượng của quốc gia, dân tộc. Không ai khác, ngoài họ, đang đứng giữa mùa xuân mà những bông hoa đang rực nở do chính họ gieo trồng mà nên.
......

Shadow Report II: yêu cầu áp dụng các biện pháp chế tài đối với cán bộ CSVN trách nhiệm các vụ giết người và hành vi tra tấn tại Việt Nam

Nguyễn Ngọc Bảo Nhân dịp khóa UPR (Kiểm điểm định kỳ phổ quát) ngày 22 tháng 1 năm 2019 về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam tại Geneva, Ủy Ban COSUNAM tại Thụy Sĩ, Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức cùng 3 hội đoàn tại Hoa Kỳ – Hiệp Hội Phụ Nữ Việt Nam Hoa Kỳ tại Houston, Hội Đền Hùng tại San Diego, Đài Phát Thanh TNT tại Houston – với sự cộng tác của Việt Tân, đã đệ nạp cho Văn Phòng Thư Ký UPR, và cho bà Michele BACHELET, Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN High Commisioner for Human Rights), bản Báo cáo Không Chính Thức số 2 (Shadow Report II) về “Bạo lực cảnh sát trong hành vi giết người, tra tấn và bắt cóc đối với thường dân vô tội từ năm 2007 đến 2018 tại Việt Nam” (SHADOW REPORT II On Police Brutality In Murders, Tortures & Kidnaps Against Innocent Civilians From 2007 To 2018 In VIETNAM). Trước đó, vào tháng 5/2018, một phiên bản của Shadow Report II mang tên “Human Rights Violation Petition Report on Police Brutality Against Formosa Pollution Victims from Song Ngoc Parish Seeking Compensation And Against Human Rights Activists From 2010 to 2018 In VIETNAM“, can thiệp cho phái đoàn giáo dân Song Ngọc bị đàn áp thô bạo vào tháng 2/2017, cũng đã được gởi tới UBNQ Liên Hiệp Quốc (UN Human rights Committee) trong Khóa Lượng Duyệt về việc thực thi các quyền dân sự và chính trị (tổ chức) trong tháng 7/2018 (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR). Bản Báo cáo số 1 (phổ biến vào tháng 5 năm 2016) và số 2 là các báo cáo không chính thức của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Cosunam, để làm sáng tỏ việc nhà cầm quyền CSVN không tuân thủ Công ước chống tra tấn (Công ước chống tra tấn và các bạo hành khác hay các hành vi dã man, vô nhân đạo hay xúc phạm nhân phẩm của Liên Hiệp Quốc – Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment), mà Việt Nam là một trong những quốc gia cuối cùng trên thế giới phê chuẩn vào năm 2015 (ngày 5 tháng 2), trễ đến hơn 30 năm (Công Ước được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1984). Các Báo cáo Không Chính Thức này nhằm mục tiêu (xem trích lục tài liệu bằng tiếng Anh) – Cung cấp thông tin cho người dân Việt Nam hiểu rõ về nghĩa vụ của chính phủ Việt Nam về trách nhiệm pháp lý đối với Công Ước của Liên Hiệp  Quốc về chống tra tấn (UNCAT), trong đó Việt Nam là quốc gia thành viên từ năm 2015; – Khuyến khích các nạn nhân và các nhà hoạt động báo cáo các vi phạm Công Ước UNCAT bởi các viên chức nhà nước và các tác nhân không phải là người của nhà nước, nhưng hoạt động dưới sự chỉ đạo của các quan chức nhà nước; – Giám sát việc thực thi UNCAT của chính phủ Việt Nam và ủng hộ các chính phủ liên hệ về việc trừng phạt những người vi phạm theo luật pháp ở các quốc gia đó. Báo cáo Shadow II là một tài liệu dài 538 trang, với các chi tiết được tham khảo phong phú, từ các nguồn công khai (danh tính nạn nhân, địa điểm và ngày tháng, bối cảnh, dụng cụ tra tấn, nhân chứng, danh tính của những người chịu trách nhiệm về các hành vi bạo lực này) về những vụ giết người, tra tấn thường dân vô tội ở Việt Nam. Báo cáo này trình bày 450 trường hợp bạo hành của công an dẫn đến tử vong và thương tích nghiêm trọng cho người bị giam giữ từ năm 2007 đến 2018. Báo cáo tập trung vào các vụ bạo hành trong đồn công an nơi giam giữ, bao gồm các bạo hành trong khi bị bắt, thẩm vấn tại đồn công an và giam giữ trước khi ra tù, dẫn đến tử vong. Tài liệu không đề cập đến các lạm dụng trong tù sau khi bị kết án. Báo cáo dựa trên đánh giá của các tổ chức, hội đoàn đứng tên, về các vụ lạm dụng của cảnh sát được đăng tải trên các tờ báo tiếng Việt do nhà nước CSVN kiểm soát bao gồm các bản tin cấp quốc gia và tỉnh, cũng như các báo cáo đến từ các blogger độc lập, nhà báo-công dân và các cơ quan báo chí nước ngoài. Vào tháng 3 năm 2015, trong một cuộc họp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số nhà lập pháp và thành viên của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội CSVN đã đặt ra nghi ngờ về mức độ tin cậy của một báo cáo của Bộ Công An trong đó đưa ra số người chết trong đồn cảnh sát là 3 người – trong thời gian từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014 – trong tổng số 226 trường hợp với kết luận nguyên nhân chính gây tử vong là do bệnh và tự tử (http://www.thanhniennews.com/polencies/doubts-linger-as-vietnam-reports-causes-40112.html). Vào ngày 22 tháng 9 năm 2010, một báo cáo của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) đã ghi nhận 19 trường hợp về hành vi tàn bạo của cảnh sát dẫn đến 15 người chết trong 12 tháng. Nghiên cứu của VN-CAT (Vietnam – Coalition Against Toture), cũng dựa trên thông tin được công bố trên các phương tiện truyền thông điện tử do nhà nước kiểm soát, có tới 124 trường hợp trong giai đoạn 2010-2017. Trong đó có 8 trường hợp tra tấn và bạo hành của công an và 116 trường hợp tử vong. Số vụ tự tử được cho là chiếm 44% tổng số ca tử vong. Trong số 51 trường hợp tự tử, 43 trường hợp được báo cáo là treo cổ. 11 người chết vì không rõ nguyên nhân, 17 người bị bệnh, 20 người bị thương nặng trong khi bị cảnh sát giam giữ như chấn thương sọ não, xẹp phổi, gãy xương sọ, gãy xương hàm và thủng ruột, v.v. (VN-CAT – ‘Số vụ tra tấn Việt Nam’: http://endtorturevn.org/article.php?&L=en&M=1&type=0). Các tài liệu này bổ sung cho các tài liệu khác của Việt Tân và các tổ chức NGO về các vi phạm nhân quyền trầm trọng và liên tục, nhằm tố cáo một chiến dịch đàn áp chưa từng có trong hai năm 2017, 2018, với các bản án rất nặng nề cho các nhà hoạt động dân chủ (Ông LÊ Đình Lượng hoạt động vì quyền tự do tôn giáo, blogger 20 năm tù và quản thúc 5 năm, bà TRẦN Thị Nga, nhà hoạt động vì quyền lao động 9 năm, bà TRẦN Thị Xuân hoạt động bảo vệ môi trường, 9 năm, ĐỖ Công Đương, nhà báo công dân 9 năm, NGUYỄN Đình Thành nhà hoạt động 7 năm, NGUYỄN Văn Hóa nhà báo 7 năm, NGUYỄN Văn Oai 5 năm, PHẠM Kim Khánh blogger 5 năm, HOÀNG Đức Bình hoạt động bảo vệ môi trường 14 năm, VƯƠNG Văn Thả, nhà hoạt động cho tự do tôn giáo 12 năm, blogger ĐÀO Quang Thực 14 năm, nhà báo TRƯƠNG Minh Đức 12 năm, bà ĐỖ Thị Hồng, nhà hoạt động cho quyền tự do tôn giáo 13 năm, ĐOÀN Đình Nam hoạt động cho tự do tôn giáo 16 năm, HỒ Đức Hòa, blogger 13 năm, Mục sư NGUYỄN Trung Tôn 12 năm, NGUYỄN Trung Trực, trách nhiệm cộng đồng 12 năm, nhà báo NGUYỄN Bắc Truyển 11 năm, blogger VŨ Quang Thuận 8 năm, PHẠM Văn Trội blogger 7 năm, …). Báo cáo Shadow Report I và II với các phiên bản, nổi bật với những điểm đặc thù sau: – thu thập tài liệu về các vụ giết người trong đồn công an, nơi giam giữ trước khi xét xử, liên hệ đến thường dân vô tội. Các tài liệu không tập trung vào các trường hợp của các nhà dân chủ, bất đồng chính kiến, được biết đến bởi các tổ chức nhân quyền phi chính phủ và dư luận, nhưng chú trọng về dân thường vô tội, thường không được biết đến. – tổng hợp và phân loại thông tin và tài liệu tham khảo theo Istanbul Protocol được Liên Hiệp Quốc công nhận, với mục đích có thể nhanh chóng chuyển thành các dữ kiên pháp lý, tại một tòa án trong tương lai để xét xử những người chịu trách nhiệm về những hành vi này là lãnh đạo và cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. – nêu tên đích danh những thành phần cán bộ đảng CSVN, chịu trách nhiệm cho chính sách đàn áp và bạo lực bừa bãi đối với người dân, nhằm thông báo môt cách dứt khoát cho họ rằng họ sẽ phải trả lời vê những hành vi giết người và tra tấn này. Họ sẽ không còn có thể đứng trên hay sống ung dung ngoài vòng pháp luật được nữa. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức bởi tay sai của Bộ trưởng Bộ Công An TÔ LÂM, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và luật pháp Đức và Slovakia, được trình bày rất chi tiết, trong bản Báo Cáo. Các khuyến cáo của các tài liệu này được trích dẫn dưới đây. Báo cáo kiến nghị này nhằm yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Ủy ban Nhân quyền LHQ và UNCAT xem xét các trường hợp trên và đưa ra các hành động thích hợp đối với chế độ Cộng sản Việt Nam. Báo cáo được đệ trình lên các Tổ Chức LHQ nêu trên với các mục tiêu sau: · Giúp nâng cao nhận thức quốc tế đối với các hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống do các viên chức của CHXHCN Việt Nam thực hiện; · Yêu cầu Hội đồng tiến hành điều tra riêng và sau đó liệt kê các cá nhân có tên trong báo cáo này là những người vi phạm nhân quyền (vi phạm thô bạo) từ CHXHCN Việt Nam. Những tài liệu này giúp cho người ta thấy một cách đơn giản rằng chính sách đàn áp, giết người, hành động tra tấn, bởi bản chất dai dẳng và phổ biến của nó trong không gian và thời gian ở Việt Nam, chống lại thường dân vô tội, các thành phần dân chủ là một chính sách có chủ ý, được tổ chức và quyết định ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính sách đàn áp khốc liệt này của nhà cầm quyền Việt Nam nhằm dập tắt mọi toan tính đối kháng bằng cách đàn áp khủng bố mà không có sự phân biệt đối xử và vi phạm tất cả các Công ước quốc tế mà nhà cầm quyền Việt Nam đã ký kết. Những bản án cực kỳ nặng nề (20 năm, 16, 14, 11 năm, …) dành cho những người dân chủ đã dám bày tỏ một cách ôn hòa về các vấn đề môi trường, tham nhũng, tự do tôn giáo, … tại Việt Nam. Hàng trăm thường dân vô tội đã chết do bị tra tấn và bạo hành bởi lực lượng Công An, theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Công An, tướng Tô Lâm. Theo định nghĩa chính xác của “Rogue State”, chính quyền CS Việt Nam quả là xứng đáng với danh xưng “Nhà Nước Côn Đồ”. Trong bối cảnh này, các tổ chức và hội đoàn đứng tên các Shadow Report, yêu cầu những người chịu trách nhiệm về những hành vi giết người, hành vi tra tấn này phải được công nhận là chịu trách nhiệm trước tòa án trong tương lai hoặc bị trừng phạt trong ngắn hạn qua lợi ích thiết yếu của họ (đóng băng tài sản bất chính kiểu mafia, tịch thu tài sản thụ đắc bất hợp pháp qua việc chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc tham nhũng lớn, từ chối thị thực nhập cảnh) theo quy định của các lệnh trừng phạt trong khuôn khổ của đạo luật Global Magnitsky toàn cầu, được thông qua bởi Hoa Kỳ, Canada, Estonia, Vương quốc Anh (một phần)). Tài ìệu Shadow Report II đã dược chuyển đến Bộ Ngoại Giao Đức (25/1/19) và Bộ Ngoại Giao Hòa Lan (16/1/19) trong các buổi tiếp kiến về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Danh sách các nhà chức trách Việt Nam được coi là chịu trách nhiệm cho các hành vi giết người và tra tấn được trình bày trong Shadow Report II. Các chi tiết về tiểu sử của họ có thể được tìm thấy trong bản Báo cáo: – Lãnh đạo CSVN tỉnh Vĩnh Long (TRẦN Văn Rón, NGUYỄN Văn Quang, TRƯƠNG Văn Sáu), Giám đốc CA Vĩnh Long LÊ Văn Út, Đại tá NGUYỄN Văn Hiếu, Đại tá PHẠM Ngọc Tính. – Lãnh đạo CSVN tỉnh Kiên Giang (NGUYỄN Thanh Nghị, PHẠM Vũ Hồng, bà ĐẶNG Tuyết Mai, HUỲNH Đông Bắc), Giám đốc CA Kiên Giang Bà BÙI Tuyết Minh. – Lãnh đạo CSVN tỉnh Nghệ An (NGUYỄN Đắc Vinh, NGUYỄN Xuân Đường, NGUYỄN Xuân Sơn), Giám đốc CA NGUYỄN Hữu Cầu. – Lãnh đạo CSVN tỉnh Bình Thuận (NGUYỄN Thu Sơn, NGUYỄN Mạnh Hưng, NGUYỄN Ngọc Hải,), Giám đốc CA NGUYỄN Văn Thân. – Lãnh đạo CSVN tỉnh Bình Định (NGUYỄN Thành Tùng, HỒ Quốc Dũng,), Giám đốc CA NGUYỄN Bá Nhiên, Đại tá LÊ Đức Minh, Trung tá VÕ Quý Tuấn, NGUYỄN An Ninh. – Lãnh đạo CSVN tỉnh Long An (PHẠM Văn Ranh, TRẦN Văn Cần), Giám đốc CA PHAN Chí Thanh. – Lãnh đạo CSVN tỉnh Đăk Nông (LÊ Diễn, NGUYỄN Bốn), Giám đốc CA NGUYỄN Ngọc Chương. – Lãnh đạo CSVN thủ đô Hà Nội (HOÀNG Trung Hải, PHẠM Quang Nghị, NGUYỄN Thế Thảo), Giám đốc CA NGUYỄN Đức Nhanh, NGUYỄN Đức Chung, ĐOÀN Duy Khương. – Lãnh đạo CSVN NGUYỄN Phú Trọng, NÔNG Đức Mạnh, NGUYỄN Sinh Hùng, NGUYỄN Tấn Dũng, NGUYỄN Xuân Phúc, TRẦN Đại Quang (đã chết), tướng TÔ Lâm, Lực lượng Công an LÊ Quý Vương, ĐẶNG Văn Hiếu, BÙI Quang Bến, TRẦN Việt Tân, BÙI Văn Thành, BÙI Văn Nam, NGUYỄN Văn Thanh, PHẠM Dũng, TRẦN Trung Lương. – Vụ án bắt cóc TRỊNH Xuân Thanh: Tướng TÔ Lâm, Tướng PHẠM Dũng, NGUYỄN Khánh Toàn, LÊ Mạnh Cường, ĐƯỜNG Minh Hưng, ĐOÀN Xuân Hưng (Đại sứ tại Đức), NGUYỄN Đức Thoa (Bí Thư Thứ Nhất Đại sứ quán tại Đức), DƯƠNG Trọng Minh (Đại sứ tại Slovakia)./. https://viettan.org/shadow-report-ii-yeu-cau-ap-dung-cac-bien-phap-che-tai-doi-voi-can-bo-csvn-trach-nhiem-cac-vu-giet-nguoi-va-hanh-vi-tra-tan-tai-viet-nam/ Phái đoàn người Việt Nam đấu tranh cho Nhân Quyền gặp gỡ Bộ Ngoại giao Đức Vận động chính giới Hòa Lan cho Nhân quyền Việt Nam  
......

AI LÀ NHÂN VẬT CHÍNH ĐỨNG SAU GIÚP SỨC CHO JUAN GUAIDO?.

Fb Đặng Trường   Đó là người phụ nữ vừa được BBC chọn vào danh sách 100 phụ nữ truyền cảm hứng cho thế giới. MARIA CORINA MACHADO : NGƯỜI PHỤ NỮ TUYỆT VỜI CỦA VENEZUELA. Video Bà Maria Corina Machado đang kêu gọi  trong đoàn biểu tình.. https://www.facebook.com/100026278130335/videos/238703730348896/?t=15 Dân Venezuela muốn thay đổi chế độ độc tài Maduro https://www.facebook.com/chantroimoimedia/videos/2465313063541756/?t=13 Bên trái đoàn  biểu tình ủng hộ nhà độc tài Maduro - Bên phải đoàng biểu tình ủng hộ Tổng Thống lâm thời Venezuela Machado sinh ngày 07/10/1967(52t) ở một gia đình giàu có tại Venezuela. Bố của Bà là một doanh nhân nghành thép, mẹ Bà là một nhà tâm lý học. Từ nhỏ bà đã được bố mẹ cho đi học tập ở Mỹ nhưng bà lại học đại học ở quê nhà, bà có bằng kỹ sư cộng nghiệp và thạc sĩ kinh tế. Trước khi đi vào con đường tranh đấu cho dân chủ, tự do ở Venezuela thì bà đang làm việc cho một công ty ở Mỹ. Khi bà nhận ra CNXH mà Hugo Chavez mang về cho Venezuela sẽ làm cho đất nước sụp đổ, bà đã từ bỏ các lợi ích cá nhân để dấn thân vào con đường tranh đấu đầy chông gai và nguy hiểm. Trong những năm đầu khi CNXH mới du nhập vào Venezuela nó vẫn đang hoạt động rất tốt, các chương trình truyền hình ngày đêm lăng xê cho nó và TT Hugo Chavez ,khiến người dân coi ông ta như thần thánh vì vậy tự dung lại có một cô gái trẻ tuổi đứng lên chỉ trích và phê phán ông ta khiến dư luận chế giễu bà họ gọi bà là kẻ phản quốc. Đài truyền hình quốc gia thì thường xuyên lấy hình ảnh của bà ra làm trò hề khiến người dân càng coi thường bà hơn. Trong những lần hiếm hoi được đối thoại với Chavez bà chưa kịp phát biểu xong thì đã bị người dân la ó, phản đối. tất cả những điều đó kể cả những trò bẩn thỉu mà cảnh sát của chính quyền Chavez thường xuyên gây ra cho bà không làm cho người phụ nữ này ngục ngã, trái lại nó càng làm cho bà quyết tâm hơn và một kế hoạch tỷ mỷ đã được vạch ra. CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN TỨC LÀ TIỀN ĐÂU. Làm gì mà chả phải cần tiền nhưng lấy tiền ở đâu ra thì ít có ai trả lời cho bạn được, đặc biệt trong hoàn cảnh của bà thì càng khó hơn vì gần như cả đất nước đều coi thường bà . Bà lập ra 2 quỹ từ thiện một quỹ chuyên giúp đỡ các trẻ em nghèo đói, mồ côi và những người lao động ghèo khổ và một quỹ khác chuyên giúp đỡ cho những người đấu tranh vì tự do dân chủ. Bà tìm kiếm nguồn tiền chủ yếu từ những người dân Venezuela chạy khỏi đất nước vì chế độ cộng sản vàcác tổ chức nước ngoài . Trong những năm tháng đầu tiên thành lập quỹ. Bà di chuyển như con thoi, buổi sáng bà đang vận động ở Mỹ tối người ta lại thấy bà ở Mexico và 1 vài ngày sau bà lại có mặt ở Tây Ban Nha .Xong việc bà lại di chuyển đến những nước có đông người Venezuela sinh sống. Thuyết phục được họ cũng không phải là điều dễ dàng, còn những lần về nước đuêù bị chính quyền Chavez gây khó khăn, điều đó khiến bà gầy rộc và đen nhẻm. Cùng với việc bà thường xuyên ở bên những người dân nghèo khổ, rất có thể đó là niềm cảm hứng khiến Marudo sau này thường gọi bà và những người đối lập là những kẻ đói rách và gầy nhoằng. Theo năm tháng, CNXH bắt đầu bộc lộ những bất công khủng khiếp, kinh tế đi xuống, tham nhũng thì mất kiểm soát người dân bắt đầu nhận ra những điều bà nói là sự thật và xã hội ngày càng nhiều những kẻ đói rách, gầy nhoằng và họ bắt đầu đứng về phía bà nhiều hơn. CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC BẦU CỬ ĐỂ CÓ CHÂN TRONG QUỐC HỘI VỚI VÔ VÀN TRÒ BẨN THỈU MÀ CHAVEZ TUNG RA. Khi nhiều người dân trong nước bắt đầu ủng hộ bà thì chính quyền Chavez ngày càng đàn áp bà dã man. Tống bà vào tù là giải pháp đầu tiên . Bà bị cáo buộc phản quốc, là con rối của Mỹ và phải đối mặt với bản án lên đến 18 năm tù. Phiên tóa nhiều lần bị hoãn do sự can thiệp rất mạnh mẽ từ tổ chức theo dõi nhân quyền . Cuối cùng nó đã bị đình chỉ vào tháng 02 năm 2006. * Cuộc chạy đua vào ghế quốc hội năm 2010 với nghị lực phi thường. Các đối thủ thân Chavez được truyền thông quốc gia lăng xê liên tục, còn bà thì phải vất vả đi dến từng địa điểm để vận động người dân. Di chuyển cũng rất khó khăn vì bị cảnh sát làm khó. Theo luật các ứng cử viên đều phải được ít nhất một lần lên sóng truyền hình phát biểu với dân chúng. Khi bà đang phát biểu thì sóng truyền hình đột ngột cắt ngang thay vào đó là hình ảnh của Chavez đang nói chuyệ với đám đông người ủng hộ. Họ đang tung hô Chavez và chế nhạo bà. Bất chấp khó khăn cùng những trò bẩn thỉu của đối thủ. Bà đã trúng cử vào quốc hội với số phiếu bầu cao nhất cả nước. đó là một chiến thắng tuyệt vời cho người đàn bà dũng cảm. BỊ SỈ NHỤC VÀ BỊ ĐÁNH ĐẬP LIÊN TỤC. Không thể tống bà vào tù thì chính quyền và những người ủng hộ CNXH thường xuyên sỉ nhục và đánh đập bà. Những điều đó là nhiều vô kể ,nhưng phải kể đến vào năm 2011 trong lần kỷ niệm 200 năm ngày quốc khánh Venezuela, có ít nhất khoảng 50 người ủng hộ chính quyền đã lém đá và chai lọ thủy tinh về phía bà . Phải rất vất vả những người ủng hộ bà mới mang bà ra khỏi đám đông hỗn loạn với thân mình bê bết máu. Một lần đáng kể nữa, vào năm 2013 trong kỳ họp quốc hội đang phát song trực tiếp trên truyền hình . những nghị sĩ ủng hộ Maduro bất ngờ lao vào đánh các nghị sĩ đối lập và bà là mục tiêu chủ yếu của họ. Bà bị quật xuống sàn nhà và bị đánh đấm túi bụi. Camera truyền hình đã được quay nguocj lên trần nhà nhưng ở một góc quay khác người ta vẫn ghi lại một phần của cuộc ẩu đả. Ngay ngày hôm sau Marudo lên truyền hình đổi lỗi cho bà, cáo buộc bà mang bạo lực đến cho quốc hội. Sau nhiều lần muốn loại bà ra khỏi quốc hội và ngăn cản bà làm chủ tịch thì vào năm 2014 chính quyền Maduro đã thành công trong việc đó. Bà bị cáo buộc tham nhũng và nhiều cáo buộc vô lý khác. Bà bị mất ghế ở quốc hội và bị cấm tranh cử. BẤT KỲ CUỘC PHẢN ĐỐI NÀO HAY ÂM MƯU GÌ CHÍNH QUYỀN ĐỀU ĐỔ CHO BÀ CẦM ĐẦU. Maria corina Machado là người ảnh hưởng nhất ở Venezuela lúc này. Bà là niềm cảm hứng chính cho những con người đấu tranh nơi đây. Bất kỳ cuộc biểu tình nào hay các tướng lĩnh quân đội âm mưu đảo chính thì chính quyền Maduro đều nghi cho bà đứng đằng sau ( bạn có thể seach google, báo chí việt cũng đăng khá nhiều) nhưng các cáo buộc đều vô căn cứ, các tướng lĩnh bị bắt cũng o khai nhận bà . KẾ HOẠCH ĐIÊN RỒ VÀ KẺ LIỀU NHẤT ĐÃ XUẤT HIỆN ?. Lopez ( người đấu tranh cùng Maria hiện đang ở trong tù) là người rìu rắt Juan Guaido khi anh bắt đầu vào con đường đấu tranh cho dân chủ. Maria cũng nhìn ra tài năng của Juan và rất có thể bà đã nhận ra ở Juan rất nhiều thứ người khác không có và nó đáp ứng được những kế hoạch điên rồ nhất. Từ khi Juan Guaido có chân trong quốc hội rồi chức chủ tịch quốc hội bà đã ủng hộ anh rất nhiều. Quốc hội bị Maduro tuocs nhieuf quyền lực nay lại có một tên nhãi danh làm chủ tịch khiến Maduro cười thầm. Trước khi Juan Guaido đúng ra nhận mình làm tổng thống lâm thời hợp pháp duy nhất của Venezuela thì bà Machado đã nhiều lần làm cuộc vận động cả trền truyền hình và mạnh xã hội nói rằng Juan Guaido mới là TT hợp pháp và vào ngày 23 tháng 01 năm 2019 Juan Guaido đã tuyên bố điều này trên cả nước và được sử ủng hộ đông đảo của người dân và nhều quốc gia trên thế giới. ngày 23/01 cũng là ngày cách đây 61 năm chế độ độc tài của Marcos bị lật đổ và bây giờ rất có thể nó là ngày bắt đầu tàn của chế độ độc tài Maduro. Dù thành công hay thất bại thì những gì Maria Corina Machado làm được đến lúc này cũng đáng để cho chúng ta học tập. Các bạn có thể tìm kiếm các thông tin này trên Wikipedia bằng tiếng Tây Ban Nha và các tài liệu khác. 1. Video Machado bị người dân la ó khi đối thoại với Chavez. 2. Video Machodo bị đánh ở quốc hội. 3. ảnh Machado trong vong tay của những người ung hộ. Đặng Trường.  
......

Việt Nam: Hà Nội gian dối về hồ sơ nhân quyền với Liên hiệp Quốc

Hàng loạt vi phạm bị bỏ qua trong đợt kiểm định ở Geneva (Geneva) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam đã đệ trình một hình ảnh rất sai thực tế về hồ sơ nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 22 tháng Giêng năm 2019.  Lời tuyên bố của chính quyền Việt Nam về việc đã thực thi được 175 trong số 182 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận từ đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) năm 2014 rất xa thực tế. Nhà nước độc đảng Việt Nam hạn chế ngặt nghèo các quyền dân sự và chính trị cơ bản, và đã gia tăng đàn áp mạnh tay đối với các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, trong Tờ trình Hội đồng Nhân quyền vào tháng Bảy năm 2018 trước đợt UPR của Việt Nam, đã liệt kê chi tiết những cam kết bất thành về cải thiện hồ sơ nhân quyền vì không được chính quyền Việt Nam thực hiện. “Các nhà lãnh đạo Việt Nam lẽ ra có thể vận dụng phiên kiểm định của Liên hiệp Quốc để thực thi các cải cách về nhân quyền thực sự, nhưng họ lại lún sâu hơn qua việc chối bỏ hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việt Nam cần nhận thấy rằng, khi chỉ có Trung Quốc là quốc gia duy nhất chúc mừng mình về ‘tiến bộ nhân quyền’ thì hiển nhiên là mình đã phạm quá nhiều sai lầm.” Tại đợt kiểm định UPR này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu rằng Việt Nam đảm bảo cho mọi người “quyền bình đẳng trước pháp luật” và được tiếp cận luật sư biện hộ. Nhưng theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, trên thực tế, hệ thống tư pháp là một công cụ đàn áp của chính quyền, quyền tiếp xúc với luật sư và quyền được xét xử công bằng bị hạn chế. Các luật sư bào chữa không có đủ thời gian để chuẩn bị cho các phiên xử có động cơ chính trị và trình bày ý kiến trước tòa. Hầu hết các phiên xử về tội danh an ninh quốc gia chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, một số vụ thậm chí chỉ vẻn vẹn trong hai tiếng đồng hồ. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi nhận việc bắt giữ tùy tiện đối với ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger trong hai năm 2017 và 2018, với vụ gần đây nhất, bắt Nguyễn Văn Viễn, một nhà hoạt động dân chủ, diễn ra chỉ chín ngày trước phiên UPR. Năm 2017, các tòa án đã xử và kết tội ít nhất 15 nhà hoạt động và blogger theo các cáo buộc an ninh quốc gia ngụy tạo, và con số này tăng gần gấp ba lần, lên 42 người, trong năm 2018. Nhiều bản án bị áp ở mức hơn 10 năm tù giam. Theo luật Việt Nam, nhà cầm quyền có thể từ chối không cho bất cứ ai bị bắt về các tội danh an ninh quốc gia tiếp xúc với luật sư bào chữa vô thời hạn. Ví dụ như, ông Lê Đình Lượng, một nhà hoạt động môi trường, bị bắt vào tháng Bảy năm 2017 và cáo buộc về tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.” Ông bị cấm không được tiếp xúc với luật sư cho tới tận tháng Bảy năm 2018, và một tháng sau đó bị kết án 20 năm tù qua một phiên xử không công bằng. Trong một vụ khác, Nguyễn Danh Dũng, một blogger, đã bị mất tích sau khi bị bắt giữ vào tháng Mười hai năm 2016, dù Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã thưởng 150 triệu đồng (tương đương khoảng sáu ngàn rưởi đô la Mỹ) cho ban chuyên án bắt giữ ông, theo tin tức từ báo chí nhà nước. Tại phiên kiểm định UPR này, Việt Nam tuyên bố rằng đã tôn trọng và tạo điều kiện thực thi quyền tự do tôn giáo. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng, trên thực tế, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị hạn chế ngặt nghèo ở Việt Nam. Các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê duyệt, như các dòng Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo và Phật giáo Hòa Hảo độc lập bị theo dõi, sách nhiễu, đe dọa và đàn áp thô bạo. Các thành viên của những nhóm tôn giáo nói trên có nguy cơ bị hành hung dưới bàn tay công an hoặc côn đồ được cho là có liên hệ với chính quyền, bị bắt giữ tùy tiện và bỏ tù. Nhà cầm quyền gọi các nhóm tôn giáo độc lập, như các nhóm Tin Lành Đề Ga của người Thượng ở vùng Tây Nguyên là “tà đạo,” ép buộc thành viên của các nhóm này phải từ bỏ tín ngưỡng, họ còn bị đấu tố trước công chúng, câu lưu và tra tấn. Tại phiên UPR này, về lĩnh vực tự do báo chí, Việt Nam phát biểu rằng đã có gần 900 cơ quan báo chí, 60 nhà xuất bản và một đài phát thanh phủ sóng gần như khắp cả nước. Tuy nhiên, họ không nói gì tới việc các cơ quan báo chí truyền thông nói trên không hề độc lập và phải phục vụ như công cụ tuyên truyền của chính quyền hay Đảng Cộng sản. Chính quyền Việt Nam phát biểu rằng “Việt Nam đã trở thành 1 nước có tốc độ phát triển Internet cao nhất thế giới,” với hơn nửa dân số sử dụng Internet và khoảng 58 triệu tài khoản Facebook, nhưng lại lờ đi thực tế rằng theo luật an ninh mạng mới có hiệu lực, hàng chục triệu người sử dụng internet ở Việt Nam sẽ không có quyền bảo mật riêng tư và có thể bị bắt giữ tùy tiện vì đăng tải thông tin bị chính quyền cho là đe dọa tới an ninh quốc gia. Tương tự, chính quyền nhấn mạnh rằng ở Việt Nam có “hơn 68.000 đoàn thể và tổ chức” như một bằng chứng rằng người dân được hưởng quyền tự do lập hội, nhưng không ghi chú rằng các đoàn thể và tổ chức nói trên đều do nhà nước hay đảng kiểm soát. Chính quyền thường xuyên đàn áp các tổ chức độc lập, chẳng hạn như Hội Anh em Dân chủ và Liên minh Dân tộc Tự quyết Việt Nam. Nhiều nhà lãnh đạo của các tổ chức đó đã bị bắt giữ tùy tiện, khiến việc hoạt động trở nên khó khăn hoặc bất khả thi. “Các nhà lãnh đạo Việt Nam thường viện cớ an ninh quốc gia để cố biện minh cho chính sách đàn áp các quyền dân sự và chính trị cơ bản,” ông Robertson nói. “Nhưng hệ thống luật pháp và thực thi pháp luật hà khắc của đất nước này không nhằm bảo vệ an ninh quốc gia mà để bảo vệ sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản.” Nguồn: Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền  
......

Venezuela. Tin cập nhật 31/01/2019

Hàng chục ngàn người hôm qua đã xuống đường ở Caracas, thủ đô Venezuela, đòi Maduro từ chức, theo lời kêu gọi của lãnh tụ đối lập Juan GUAIDO. Cuộc biểu tình kéo dài trên 2 giờ, với khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, trong tiếng còi, tiếng xoong chảo inh ỏi, đã diễn ra tương đối ôn hòa trong không khí sôi sục ở Venezuela. Trong những cuộc xuống đường gần đây, đã có ít nhất 40 người thiệt mạng, 850 người bị bắt.   LUẬT ÂN XÁ Juan Guaido muốn tìm mọi cách tránh một cuộc nội chiến đẫm máu, không ngớt kêu gọi quân đội đứng về phe nhân nhân, đã cho biểu quyết một đạo luật ân xá cho tất cả quân nhân, công chức từ bỏ hàng ngũ độc tài. Tới giờ này, các tướng lãnh, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, vẫn trung thành với Maduro, nhưng cấp dưới, đã có nhiều đơn vị đào ngũ. Guaido nói với New York Times sự ủng hộ của quân đội là yếu tố quyết định, và cho hay đã có nhiều cuộc họp mật với một số viên chức cao cấp có trách nhiệm về an ninh. Hoa Kỳ đã chính thức nhìn nhận Tổng thống Juan Guaido. Trong một message gởi Guaido, Donald Trump viết: ‘’cuộc tranh đấu cho tự do bắt đầu ‘’. Hoa Kỳ đã trao tài sản của Venezuela trên nước Mỹ cho Guaido, đã phong tỏa các ngân khoản của các hãng dầu lửa Venezuela. Bộ trưởng tài chánh Mỹ Steven Snuchim tuyên bố không úp mở: mục đích của Hoa Kỳ là bóp nghẹt kinh tế để buộc Maduro phải ra đi. Người ta đã đưa ra nhiều kịch bản để giải quyết vấn đề Venezuela, nhưng giải pháp duy nhất Hoa Kỳ chấp nhận là sự từ bỏ chính quyền của Nicolas Maduro. Cố vấn an ninh của Trump, John Bolton, tuyên bố Mỹ sẽ không loại bỏ bất cứ biện pháp nào (kể cả quân sự), nếu có đàn áp ở Venezuela. Tuy vậy, khó tưởng tượng việc Mỹ gởi quân đội tham chiến, trừ khi có đàn áp đẫm máu, trong khi Trump đã rút quân khỏi Afghanistan và Syrie. Trên phương diện ngoại giao, Chủ nhật hay đầu tuần tới, các nước Âu Châu sẽ nhìn nhận Juan Guaido. Cho tới nay, Liên hiệp Âu Châu vẫn không nhìn nhận Nicolas Maduro vì lý do bầu cử gian lận, trong khi tất cả đại diện của các nước Âu Châu đã tham dự lễ nhậm chức chủ tịch quốc hội của Guaido. Tuần qua Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Portugal, Bỉ, Hoà Lan đã ra tối hậu thư đòi Maduro, trong thời hạn 8 ngày, phải chấp nhận bầu cử, nếu không, sẽ nhìn nhận Guaido. Hy Lạp, nước Âu Châu duy nhất (với chính phủ cực tả) còn ủng hộ Maduro, cũng đòi bầu cử lại.   TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN   Hôm qua, Maduro bác bỏ yêu sách của Âu Châu, từ chối tổ chức bầu cử Tổng Thống, chỉ chấp nhận tổ chức bầu cử lại quốc hội, là nơi … Guaido nắm đa số. Nicolas Maduro hiện ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, với thái độ lúc nóng, lúc lạnh. Một mặt Maduro tỏ ra cứng rắn, bằng cách ra lệnh cấm Guaido rời lãnh thổ, và phong tỏa ngân khoản cá nhân của Guaido ở ngân hàng, một mặt tuyên bố sẵn sàng thảo luận với đối lập, là chuyện trước đây không hề có. Một mặt Maduro đả kích Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ Venezuela, mặt khác nói sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhưng than phiền là Trump không trả lời. Ở Nam Mỹ, ngoài Bolivie, Nicaragua và Cuba, hầu hết các quốc gia đều đứng về phe Guaido. GUAIDO hiện đang dồn mọi nỗ lực vào việc thuyết phục quân đội và việc tổ chức cuộc xuống đường lớn, được coi là quyết định, ngày thứ Bẩy tới. Guaido có ba ưu thế 1. Được đa số dân ủng hộ . 2. Được tất cả các lực lượng đối lập, tới nay cực kỳ chia rẽ, chấp nhận 3 . Được các nước Tây Phương hỗ trợ ( rất hiếm, việc Âu Châu và Hoa kỳ đồng thuận trên chính sách ngoại giao )   1000 TỈ DOLLARS   Các tướng lãnh, tới giờ này, vẫn đứng sau Maduro, vì họ sẽ mất hết, nếu chế độ sụp đổ. Tuy vậy, tin Reuters cho hay một nhóm ‘’mercenaires‘’ (lính đánh thuê) của Nga, khoảng 400 lính thiện chiến, mệnh danh là nhóm Wagner, đã được gởi tới Caracas, để bảo vệ an ninh cho Maduro. Nhật báo Le Monde xác nhận tin này,qua một nhân chứng đáng tin cậy. Điều đó có nghĩa là Maduro không còn hoàn toàn tin tưởng ở các tướng lãnh. Một dân biểu nói 80% dân ủng hộ Guaido. Điều đó có nghĩa là vẫn còn một thiểu số đứng sau Maduro. Đó là những người được chế độ ưu đãi, những người coi Maduro là kế vị của thần tượng Chavez,và những dân nghèo vẫn nhận được trợ cấp lương thực. Trước đây, ngồi trên một biển dầu lửa, Chavez dùng tiền vung vít để củng cố quyền lực. Nhưng Venezuela không có kỹ nghệ, không sản xuất gì, không có chính sách kinh tế gì, ngoài việc bán dầu. Khi dầu lưả mất giá, Venezuela lao đầu xuống vực thẳm. Từ 2004, chính quyền ''xã hội chủ nghĩa'' đã phung phí trên 1000 tỉ dollars tiền bán dầu lửa, trong đó có 300 tỉ dollars các nhà lãnh đạo, tướng lãnh gởi các ngân hàng ngoại quốc. Để củng cố quyền lực, Maduro tiếp tục chính sách kiểm soát dạ dầy để kiểm soát dân. Nhưng mặc dù phải vay nợ, chính phủ dần dần không đủ khả năng cung cấp lương thực, thuốc men nữa. Ngay cả những người nghèo nhất, trước đây nhận được lương thực đều đặn, ngày nay chỉ được cấp một số lương thực tối thiểu 45 ngày một lần. Sự hoang mang đã bắt đầu gặm nhấm những người trung thành nhất với chế độ.   MỘT QUỐC GIA PHÁ SẢN   Nhật báo Pháp Le Monde (29/01), đã phỏng vấn một số dân cư ở Venezuela. Vài thí dụ: Juan Carlos, một thợ điện, trước đây ủng hộ Chavez: ‘’Cuba kiểm soát hết ở Venezuela, kể cả quân đội . Nga và Tàu nắm hết tài nguyên quốc gia. Có người nói đối lập bị Mỹ dựt dây. Thà bị giật dây bởi Hoa kỳ, còn hơn bởi Cuba.’’ Một bà hàng xóm của Juan Carlos: ‘’Các chính trị gia đều thối nát. Maduro, ngoài thối nát, còn bất tài ‘’. Alexandro: ‘’Xứ này kể như tiêu tùng, phá sản, tan tành, bơ vơ. Chỉ còn trông vào Guaido, nhưng nếu thắng, sẽ phải trầy vẩy nhiều năm mới xây dựng lại được‘’. Alexandro, trước đây là ký giả, nay kiếm ăn bằng nghề bán thuốc lá lẻ dưới gầm cầu, nói tiếp: ‘’Vấn đề, không phải là Maduro. Vấn đề là chủ nghĩa Cộng Sản. Làm ơn cho tôi biết tên một nước, một nước duy nhất, nơi Cộng Sản đã thành công...’’  
......

TIN MỚI VỀ: MỸ CHẶN HẾT ĐƯỜNG THỞ CỦA CẦM QUYỀN MADURO.

Fb Minh Ho TT Trump vừa ra lệnh Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ngăn chặn các tài sản và thu nhập ở nước ngoài của cầm quyền Maduro Venezuela, bao gồm nguồn dầu hỏa từ công ty dầu khí Citgo có trụ sở tại Houston. Citgo là một công ty con của công ty dầu mỏ khổng lồ PDVSA của Venezuela và là nguồn doanh thu chính của chính phủ . Mặt khác, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã liên hệ với Ngân Hàng Anh Quốc yêu cầu ngăn chặn 1,2 tỷ đô la bằng vàng được ký thác tại ngân khố của ngân hàng trung ương Anh Quốc - Đây là 15 % nguồn dự trữ ngoại tệ của Venezuela - được lưu trữ trong kho của Ngân hàng Anh. Liên minh châu Âu đưa kiến nghị yêu cầu Maduro phải tổ chức bầu cử tự do - một số thành viên Âu Châu đã cho biết sẽ công nhận Guaido nếu Maduro không chịu công bố cuộc bầu cử mới trong 8 ngày. Maduro trả lời mỉa mai "kiến nghị Liên Minh Âu Châu như một trò đùa của trẻ con." "Nếu Maduro tiếp tục nắm quyền, nhân dân Venezuela có thể phải chịu một thảm họa", ông Francisco Rodriguez, nhà kinh tế trưởng của Torino Capital có trụ sở tại New York cho biết. Maduro hiện không còn đủ tiền chi trả cho quân đội và công an nên đã chuyển 500.000 thùng dầu mỗi ngày sang các thị trường Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan... Tuy nhiên Maduro rất khó nhận được tiền bán dầu vì các giao dịch tài chính quốc tế phải thông qua các ngân hàng Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Ông Russ Dallen, đối tác quản lý của công ty môi giới cho biết, chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng vọt vì các cảng của Venezuela không được trang bị đầy đủ cho các tàu để vận chuyển dầu đến các thị trường xa xôi như vậy. Cầm quyền Maduro hiện nay phụ thuộc gần như hoàn toàn vào xuất khẩu dầu mỏ để lấy tiền mua ít lương thực, trả lương quân đội và công an cũng như nhập khẩu linh kiện sửa chữa. 65 tỷ đô la trái phiếu đang lưu hành của công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA của Venezuela, gần như không có khoản nào được trả cho người mua trái phiếu phần lớn là Nga và Trung Quốc. Giá dầu buộc phải tăng 25% trong tình hình hiện tại gây thêm khó khăn cho cầm quyền Maduro. Hoa Kỳ ra lệnh trao quyền kiểm soát Citgo cho những người được Guaido lựa chọn - làm như vậy khiến Maduro gần như không còn tiền chi trả cho các khoản vay hãng Rosneft của Nga. Mỹ hiện giữ quyền kiểm soát 49,9% công ty dầu mỏ Citgo của Venezuela tại Texas. "Maduro hiện phải phải đối mặt với một tình huống cực kỳ phức tạp," Ông Dallen nói. "Nhưng việc mất tiền mặt nhanh chóng từ Citgo và thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nghiền nát sản lượng dầu và dòng tiền đang bị lạm phát của nước này, đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ chết đói hơn và nhiều người chạy trốn khỏi đất nước." Sản xuất dầu là huyết mạch của chính phủ Maduro - đã bị sụp đổ trong nháy mắt. NTT — with Lisa Jones.  
......

LÃNH ĐẠO ĐỐI LẬP VENEZUELA: KHÔNG BAO GIỜ NGĂN ĐƯỢC MÙA XUÂN ĐẾN

Fb Trần Đình Thu Cái tựa như trên của báo Tuổi Trẻ hôm nay tuyệt vời lắm. Thay mặt cho gần 25 ngàn người đang follow tôi cùng những người khác đọc tôi mà chưa follow, tôi gửi lời cám ơn đến quý báo Tuổi Trẻ đã dùng cái tựa ấy. Tình hình Venezuela ngày càng “mùa xuân” hơn, hay nói cách khác ngày nào cũng thấy có một chút xuân về trên mảnh đất rất đau thương của một dân tộc khốn khổ nhất quả đất – dân tộc Venezuela. Cho tới lúc này chưa có kết quả từ cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhưng những thông tin khác thì rất phấn khởi. Trước hết là đại tá tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Venezuela ở Washinton, dĩ nhiên là người đang thuộc phe Maduro, tuyên bố ủng hộ cho tổng thống lâm thời Guaido. Tuyên bố này cho thấy thực chất các sĩ quan quân đội cao cấp đều đã chán ghét chế độ Maduro nhưng do họ đang trong vòng kềm tỏa của Maduro nên chưa có thể biểu lộ chính kiến của mình. Riêng vị sĩ quan này do đang ở Mỹ nên có thể nói lên ý nguyện mình. Điều này cũng có nghĩa nếu có một cuộc binh biến thì quân đội Venezuela chưa chắc đã trung thành với Maduro, mặc dầu bên ngoài họ nói là trung thành. Đó là về nội bộ Venezuela. Còn với Mỹ, nước bảo trợ dân chủ lớn nhất quả địa cầu, thì song song với việc kêu gọi quốc tế ủng hộ ông Guaido, Mỹ đang cố gắng giải quyết vấn đề tài chính cho chính phủ lâm thời nước này. Có thực mới vực được đạo - điều ấy khỏi bàn cãi. Hiện Venezuela có nhiều vàng gửi ở các nhà băng nước ngoài và Mỹ đang nhắm đến nguồn đó. Ở Anh có khoảng 8 tỷ USD và Mỹ đang nhắm khoản 1,2 tỷ USD tại đây cho chính phủ ông Goaido. Một mặt tìm kiếm nguồn tài chính cho chính phủ lâm thời nhưng mặt khác Mỹ cũng tìm mọi cách ngắt nguồn sống của chính phủ độc tài Venezuela. Phát biểu tại Liên Hợp Quốc trong hôm nay, ông Pompeo ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các nước ngắt nguồn tài chính với Maduro và cho biết thêm Mỹ đang đẩy mạnh các biện pháp kiểu này. Có thể Mỹ sẽ tịch thu các tài sản của nước này tại Mỹ để chuyển cho phe đối lập. Một động thái khác về phe Maduro là có vẻ đang rất xuống nước. Hôm qua ông ta kêu gọi ông Goaido đàm phán nhưng ông Goaido đang trong cơn rất chảnh nên trả lời là không đàm phán, thì hôm nay ông ta lại nói rằng ngoại giao đoàn Mỹ có thể ở lại Venezuela chứ không cần phải rời đi. Như vậy là một tín hiệu muốn xuống thang hoặc thậm chí là muốn đầu hàng. Riêng ông Goaido, trong khí thế tràn đầy hân hoan, ông vừa xuất hiện trên đường phố thủ đô Caracas của Venezuela để nói chuyện với đồng bào ông và ông ví von “Có một câu nói, bạn có thể ngắt một bông hoa nhưng không thể ngăn nó nở lại khi mùa xuân đến”. Ôi câu nói của ông Goaido! Chân lý là đây hỡi nhân dân những quốc gia bị đàn áp trên toàn thế giới!
......

NGOẠI TRƯỞNG MỸ NÓI RÕ KINH TẾ VENEZUELA SỤP ĐỔ LÀ DO “THỬ NGHIỆM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”

Fb Trần Đình Thu Phát biểu trong phiên họp tại Liên Hợp Quốc vừa qua để kêu gọi các nước ủng hộ phe đối lập Venezuela, ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói rõ, kinh tế nước này bị suy sụp là do “thử nghiệm xã hội chủ nghĩa”. Khi nói như vậy, ông Pompeo một lần nữa muốn nhắc lại quan điểm “chống xã hội chủ nghĩa” của tổng thống Trump mà ông từng phát biểu trước Liên Hợp Quốc vào hồi năm ngoái. Cũng có nghĩa nhấn mạnh rằng chính phủ Mỹ dưới thời tổng thống Trump đặt ra nhiệm vụ chống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới mà họ đang triển khai và từ đó chống Trung quốc, chống Venezuela hay hòa giải với Bắc Hàn cũng đều nằm trong nhiệm vụ đó. Trên thế giới hiện có 6 nước đang thử nghiệm xã hội chủ nghĩa (Marx-Lenin) là Trung quốc, Bắc Hàn, Cu Ba, Venezuela, Lào và Việt Nam nhưng 3 nước “ưu tiên một” của Mỹ là Trung quốc, Bắc Hàn và Venezuela. Vì sao Mỹ ưu tiên giải quyết 3 hồ sơ này? Đối với Trung quốc, sau khi Liên Xô tan rã, Trung quốc tiếp quản vai trò thủ lĩnh của khối XNCN nên số phận của Trung quốc sẽ quyết định số phận các nước trong khối. Trung quốc còn XHCN thì các nước thành viên còn mà Trung quốc hết XHCN thì các nước thành viên hết XHCN theo. Ngoài ra do nước này có dân số quá lớn nên mọi cuộc khủng hoảng đều đem đến hậu quả nghiêm trọng với thế giới. Vì vậy đây là ưu tiên một của Mỹ. Và thật ra chỉ cần giải quyết xong đối tượng Trung quốc là các đối tượng khác tự triệt tiêu nhưng do 2 nước còn lại có những điểm khá đặc biệt nên phải giải quyết luôn. Với Bắc Hàn thì có lý do là nước này có vũ khí hạt nhân và lại là nước luôn cặp kè với Trung quốc. Còn Venezuela thì đang khủng hoảng nhân đạo quá nặng nề và lại ở quá gần Mỹ. Do đó 3 nước này cần phải giải quyết hồ sơ càng sớm càng tốt. Những nước còn lại không có gì đặc biệt nên Mỹ sẽ để tự triệt tiêu sau khi Trung quốc tan vỡ. Mỹ triển khai cùng lúc 3 hồ sơ là khá vất vả tuy nhiên có cái lợi là hồ sơ này thúc đẩy hồ sơ kia. Vả lại cả 3 hồ sơ đều cần giải quyết sớm như nhau. Hồ sơ Trung quốc và Bắc Hàn có thể chậm nhưng Venezuela có thể rất sớm. Trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ông Pompeo nói: "Bây giờ là lúc để mọi quốc gia chọn một bên. Hoặc là quý vị đứng về phía lực lượng tự do, hoặc quý vị liên minh với Maduro và tình trạng hỗn loạn của ông ta". Ông Pompeo kêu gọi: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an ủng hộ quá trình chuyển đổi dân chủ của Venezuela và vai trò của Tổng thống lâm thời Guaido." Lời kêu gọi của ông Pompeo có thuyết phục hội đồng không chúng ta hãy chờ xem nhưng tôi cho rằng nếu bị Nga ngăn cản thì Mỹ sẽ giải quyết theo cách riêng của Mỹ chứ Mỹ không bao giờ chịu bó tay. Hay nói như ngôn ngữ quảng cáo là Mỹ sẽ “Nói theo cách của Mỹ” và cách nói đó buộc Nga phải im tiếng.  
......

BẢN TUYÊN BỐ CỦA CAO ỦY ĐẠI DIỆN LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VỀ TÌNH TRẠNG VENEZUELA

Những cuộc biểu tình lớn của người dân diễn ra trong những ngày qua đã gặp phải sự đàn áp một cách bừa bãi bởi nhà cầm quyền, dẫn đến cái chết tàn nhẫn cho một số người và nhiều người khác đã bị thương và bị bắt giữ. Liên minh Châu Âu kiên quyết lên án những hành động này và bày tỏ sự chia buồn sâu xa đến với gia đình của những người đã bị thiệt mạng. Liên minh Châu Âu lặp lại rằng cuộc bầu cử Tổng thống tháng 5 năm vừa qua tại Venezuela đã không có được tự do công bằng, không đáng tin cậy, thiếu chính danh dân chủ. Đất nước Venezuela cần khẩn cấp một chính phủ thật sự đại diện cho ý nguyện của người dân Venezuelan. Liên minh châu Âu lặp lại sự ủng hộ hoàn toàn cho Quốc Hội (National Assembly), một cơ chế dân chủ hợp pháp của Venezuela, và quyền lực của cơ chế này cần phải được vãn hồi và tôn trọng, kể cả những đặc quyền và sự an toàn cho các dân biểu. Chúng tôi tái khẳng định sự tin tưởng sâu xa rằng một giải pháp hòa bình và dân chủ kèm theo đó sẽ là giải pháp duy nhất để thoát khỏi tình trạng bế tắc chính trị và khủng hoảng xã hội trầm trọng mà nó đã gây ra. Liên minh châu Âu mạnh mẽ kêu gọi khẩn cấp tổ chức một cuộc bầu cử Tổng thống một cách tự do, rõ ràng và có tín nhiệm theo đúng tiêu chuẩn dân chủ quốc tế và tuân thủ Hiến pháp của Venezuela. Sự vắng mặt của một tuyên bố về việc tổ chức cuộc bầu cử mới với sự bảo đảm cần thiết trong vài ngày tới đây, Liên minh Châu Âu sẽ có hành động, kể cả việc công nhận quyền lãnh đạo quốc gia chiếu theo Điều 233 của Hiến Pháp Venezuela. Liên minh Châu Âu đứng chung với người dân Venezuelan trong giờ phút trọng đại này, và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến, trong cuộc họp các Ngoại trưởng trong thứ Năm tuần tới. Liên minh châu Âu sẵn sàng hành động hỗ trợ một tiến trình tham gia ngay lập tức, kể cả qua sự thành lập một Nhóm Liên Lạc Quốc Tế. Những liên lạc và phối hợp với các thành viên khu vực và quốc tế hiện đang diễn ra, và sẽ gia tăng cường độ trong những giờ sắp đến. Tổng Thư Ký Hội Đồng Phòng báo chí Rue de la Loi 175 - B-1048 BRUSSELS Tel.: +32 (0)2 281 6319 CHÚ THÍCH: ĐIỀU 233 CỦA HIẾN PHÁP VENEZUELA ĐÃ QUI ĐỊNH THẾ NÀO? Điều 233 của Hiến Pháp Venezuela quy định trường hợp không có Tổng thống được bầu lên một cách hợp lệ, thì một cuộc bầu cử mới sẽ phải được tổ chức trong vòng 30 ngày. Trong thời gian, Tổng thống mới được bầu và nhiệm chức, thì Chủ tịch Quốc hội (hiện nay là anh Juan Guaidó) sẽ là người nắm quyền Tổng thống của Cộng Hòa Venezuela. Artículo 233. "Cuando se produzca la falta absoluta del Presidente electo o Presidenta electa antes de tomar posesión, se procederá a una nueva elección universal, directa y secreto dentro de los treinta días consecutivos siguientes. Mientras se elige y toma posesión el nuevo Presidente o Presidenta, se encargará de la Presidencia de la República el Presidente o Presidenta de la Asamblea Nacional." Theo Hiến Pháp hiện hành của Venezuela, Tân Tổng thống Juan Guaidó, trong chức vụ Chủ tịch Quốc Hội, đã là người nắm quyền Tổng thống chiếu theo điều 233. Điều này hoàn toàn hợp hiến. January 27, 2019 Selena Zen
......

Venezuela: Thiếu tiền thừa tổng thống

Tú Anh -FRI| Một chế độ xã hội chủ nghĩa phá sản, lạm phát dự báo 10.000.000% trong năm 2019, hơn 2,5 triệu dân tìm đường tị nạn, đối lập gia tăng sức ép chống tổng thống Maduro sau khi chủ tịch Quốc Hội 35 tuổi, Juan Guaido tự phong “Tổng thống đương nhiệm”. Nguy cơ nội chiến tại Venezuela là chủ đề chính trên các trang báo Pháp ngày 25/01/2019. Venezuela: Hai tổng thống cho một nước hỗn loạn Dân chúng nổi dậy chống chế độ độc tài, nguy cơ nội chiến tăng cao, Juan Guaido, nhà đối lập muốn nhanh chóng sang trang chế độ Chavez… báo chí Pháp từ tả đến hữu không ngạc nhiên trước những biến động tại Venezuela. Trên trang nhất, Le Monde thông báo ngắn gọn Venezuela : « Đối lập đảo chính » kèm theo các tiểu tựa « Chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido, 35 tuổi, tự tuyên thệ làm tổng thống Venezuela ». Nicolas Maduro tái đắc cử hồi tháng 5/2018 trong một cuộc bầu cử bị phần lớn cộng đồng quốc tế xem là không chính danh. Juan Guaido lập tức được Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước châu Mỹ Latinh công nhận, trừ Cuba và Mêhicô. Cũng trên trang nhất, Le Figaro đăng bức ảnh dân chúng chống chế độ tràn ngập đường phố với hàng tựa : « Nhân dân nổi dậy ». Libération chơi chữ « Lạm phát tổng thống tại Venezuela » và cho biết thêm : sau cuộc biểu dương lực lượng của đối lập, chính quyền Nicolas Maduro cảm thấy bị đe dọa. Trong các bài phân tích, Le Monde khẳng định « Washington ủng hộ hành động của Juan Guaido ». Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực lên chính quyền Nicolas Maduro. Câu hỏi đặt ra là tại sao từ hai năm nay, Mỹ tiến hành chính sách cứng rắn ? Thứ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela đã gây ra khủng hoảng nhân đạo, tạo ra một làn sóng di dân 2,5 triệu người. Thứ hai, là vấn đề thời cơ, bởi vì kể từ năm 2018, một loạt bầu cử ở châu Mỹ Latinh đã đưa các đảng chính trị có xu hướng bất lợi cho Venezuela lên cầm quyền. Báo Le Figaro thì nhắc lại là ngay từ đầu nhiệm kỳ, tổng thống Donald Trump đã « tính chuyện thay đổi chế độ ở Caracas ». Tuy chủ nhân Nhà Trắng có xu hướng thích chơi với những lãnh đạo độc tài nhưng ông rất ghét cộng sản. Ông nhanh chóng công nhận Juan Guaido có thể làm nhiều người bất ngờ nhưng thực tế Mỹ đã tính chuyện này từ lâu. Trong cuộc thảo luận đánh giá tình hình tại Nhà Trắng tối thứ Ba 22/01, tất cả những người hiện diện từ phó tổng thống Mike Pence cho đến cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và bốn đại biểu dân cử ở Florida đều thống nhất phương án hành động trong trường hợp « Maduro không từ chức hay sử dụng vũ lực đàn áp ». Chính danh ? Juan Guaido đảo chính nhưng liệu Nicolas Maduro có chính danh hay không ? Câu trả lời của Le Figaro và Liberation rất dứt khoát : Đối với nhật báo thiên hữu, một chế độ dùng súng bắn vào dân để tồn tại không phải là một chế độ dân chủ. Do vậy không thể xem chuyện « tái đắc cử » của tổng thống Nicolas Maduro hồi năm 2018 là « chính danh ». Đã vậy, 20 năm của chế độ Chavez, do trung tá Hugo Chavez dựng lên, đã phá hoại hầu hết các định chế quốc gia. Maduro cấm các chính trị gia đối lập tranh cử, giải thể Quốc Hội lập pháp do dân bầu lên vì nghị viện này nằm trong tay đối lập. Ông đàn áp người dân biểu tình chống đời sống đắt đỏ, đòi lương thực và nhân quyền. Cuộc cách mạng « xã hội chủ nghĩa » đã làm cho quốc gia có trữ lượng dầu khí số một thế giới phải phá sản. Từ 2,5 đến 3,5 triệu dân phải bỏ nước ra đi. Venezuela giờ đây có nguy cơ trở thành một điểm nóng trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng theo Le Figaro, nhân danh gì mà người ta có quyền đàn áp một dân tộc bày tỏ khát vọng và can đảm đứng lên tự giải phóng khỏi một chế độ hung bạo. Do vậy, cũng theo Le Figaro, các nền dân chủ ở châu Âu ủng hộ đối lập Venezuela và thúc giục chính quyền Maduro thương lượng. Cùng nhận định, nhật báo thiên tả Libération không xem hành động « tự xưng tổng thống của chủ tịch Quốc Hội lập pháp » định chế duy nhất còn độc lập ở Venezuela, là phương án lý tưởng nhất để mang lại dân chủ. Nhưng với một chế độ « mị dân quá đáng » của tổng thống Maduro, nắm quyền mà xem đối lập khác chính kiến là kẻ thù phải tiêu diệt thì giải pháp duy nhất để ra khỏi bế tắc là trả tiếng nói lại cho dân chúng, tức là tổ chức bầu cử tự do, như Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi. Chủ nghĩa xã hội của những kẻ bất tài Les Echos giải thích vì sao chế độ của trung tá Hugo Chavez sẽ cáo chung cùng với người kế nhiệm Nicolas Maduro: Ván cờ đã đến hồi kết, Nicolas Maduro không ngồi được bao lâu nữa trên đầu một quốc gia bị phá sản. Venezuela mà một bài học thực tế: không thể phân phát tài sản mà bản thân mình không làm ra. Lên thay Hugo Chavez qua đời vào năm 2013, Nicolas Maduro nghĩ rằng cần phải dựa vào quân đội để tồn tại. Thế là giới sĩ quan được cung ứng mọi đặc quyền đặc lợi, cho lãnh đạo các công ty xí nghiệp thực phẩm, dầu hỏa và quặng mỏ… Nhưng bây giờ thì tình thế đã đổi thay. Kinh tế lạm phát 10.000.000%. Nicolas Maduro vô kế khả thi, tiếp tục vơ vét những đô la cuối cùng cung ứng cho quân đội, phát súng cho đám dân quân tham ô với hy vọng sẽ cứu được chế độ qua biện pháp đàn áp. Nhưng một quân đội như thế có thể là tường thành bảo vệ chế độ được chăng ? Les Echos trở lại hình ảnh tổng thống Maduro và quân đội Venezuela hốt hoảng và làm trò cười cho cả thế giới vào ngày 04/08/2018. Chủ tọa một cuộc diễn binh, tổng thống Maduro đang vinh danh thành tích chế độ thì từ trên không trung một chiếc « drone » bay đến va vào một bức tường và phát ra tiếng nổ nhỏ. Thế là trên khán đài, tổng thống xanh mặt, mồm há hốc hoảng loạn, sợ hãi. Trong khi đó thì trung đoàn vừa đi đến khán đài danh dự cũng vội vàng thi nhau chạy trốn một cách thảm hại. Vụ việc này, theo Les Echos, làm nhớ đến cuốn phim hài giải trí của vua hề Charlot, Le Dictateur (Nhà Độc Tài), mô tả tâm trạng yếu hèn của Hitler khi mất hết quân binh. Đó cũng là trường hợp của tổng thống Maduro khi mà lực lượng võ trang không đủ can đảm bảo vệ lãnh tụ./.
......

Pages