Phạm Minh Chính lá bài của TQ ?

Phạm Minh Chính (trái) - Lưu Vân Sơn (phải)

 
Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc vào tháng 12-2016 khi Chính vừa mới nhận nhiệm vụ là Trưởng ban tổ chức trung ương. Người tiếp chính là Lưu Vân Sơn.
 
Từ năm 2011 đến năm 2015, Chính là bí thư Quảng Ninh. Khi mới lên nắm quyền Bí thư tỉnh, 2012 Chính là tác giả của Đặc khu kinh tế, mới lên ngồi chưa yên ghế bí thư Chính đã bắt tay vào xây dựng Đề án đặc khu kinh tế của Vân Đồn, và trực tiếp trình bày với Bộ Chính trị, và được chấp thuận. Chính cố gắng tổ chức nhiều hội thảo để trình làng mô hình kinh tế ở Trung quốc thành công và mong muốn nó được thực hiện áp dụng ở Việt Nam.
 
Giáo sư, Tiến sỹ Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế, Trường Đại học Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc là thầy hướng dẫn Chính cách xây dựng mô hình đặc khu kinh tế.
 
Năm 2018, dự luật đặc khu hay còn gọi là luật bán nước được trình ra Quốc hội để thông qua, Chính là một trong tác giả đã đóng góp nhiều ý kiến cho dự luật sớm ra đời, và chính Chính đã đồng ý cho dự luật bán nước được thông qua.
Vì dự luật đó đã gây cho xã hội VN một xáo trộn rất lớn, hàng trăm người dân vô tội phải vào tù vì phản đối dự luật mà do chính đứng đàu sau vẽ ra.
 
Về đề án xây dựng đặc khu, Chính muốn miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập mới trong thời gian 15 năm đối với doanh nghiệp công nghệ cao và 20 năm đối với lĩnh vực dịch vụ. Người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại đây sẽ được giảm tới 70% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 15 năm. Đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm và doanh nghiệp dịch vụ còn có thể lên đến 120 năm chứ không phải là 99 năm.
 
Một lo ngại nữa là quy định thời hạn cho thuê đất kéo dài lên đến 120 năm, hoàn toàn có thể biến chủ thuê đất trở thành “lãnh chúa” trong địa hạt của mình. Cần phải nhớ rằng với tiềm lực tài chính lớn, các tập đoàn đa quốc gia nhất là có yếu tố Trung cộng thường được hỗ trợ bởi chính phủ – có đủ khả năng tích góp một lượng lớn đất đai ở đặc khu, đủ để họ tạo ra “quyền lãnh thổ’’. Mà trung cộng đã từng làm được.
 
Câu chuyện đã diễn ra ở các nước châu Phi và chuỗi đảo dọc “con đường tơ lụa trên biển” như Sri Lanka và Maldives, khi các công ty Trung Quốc thu mua/thuê lại một lượng lớn đất đai. Đọc dự thảo Luật trình Quốc hội, tôi chưa thấy quy định nào có thể ngăn ngừa được rủi ro này. Chúng ta mở đặc khu với tâm thế cởi mở, tự do, hướng ra thế giới, nhưng rõ ràng cũng cần phòng ngừa những bất trắc có thể xẩy ra. Cùng thời điểm Quốc hội đang thảo luận về ba đặc khu, cách Vân Đồn chưa đầy 200 hải lý, Trung Quốc cũng đang nỗ lực biến đảo Hải Nam trở thành “đặc khu kinh tế”.
 
Có thể nói, việc làm của Phạm Minh Chính qua việc nghiên cứu cho ra đời Đề án Đặc khu và luật đặc khu chính là hành động của một kẻ phản quốc.
 
Phải chăng vì yếu tố đứng sau Phạm Minh Chính là TQ cho nên bằng quyền lực của mình, Chính đã sa thải Tướng Trương Giang Long khi vị tướng này tiết lộ chi tiết là TQ cài cắm hàng trăm này trăm khác vào TW đảng?
 
Hình như quan chức lãnh đạo VN nào cũng không nợ máu với dân thì cũng làm tay sai cho giặc, Chính là một hình mẫu như thế.
 
Và nghe nói rằng, Chính được cơ cấu vào vị trí thủ tướng chính phủ sắp tới?
 
Một kẻ có yếu tố TQ hậu thuẫn, quyết tâm bằng mọi giá để cho ra luật bán nước, đòi giao đất cho giặc mà lại nắm quyền Thủ tướng. Vậy thì thật nguy…!