Cái gọi là ngày "nhà giáo" 20.11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được đảng cho tổ chức rầm rộ hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam, được đảng csvn coi là ngày “QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO”.

Theo lịch sử ghi nhận vào “tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Năm 1949 tại hội nghị ở Warschau thủ đô Ba Lan, Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục xây dựng cho ra đời một bản Hiến chương các nhà giáo. Vào thời gian này Ba Lan chưa là nước theo khối XHCN.

Từ ngày 26 đến 30/08/1957, tại Warschau thủ đô Ba Lan - lúc đó là một nước đã theo chủ nghĩa cộng sản, tổ chức hội nghị các nhà giáo lần thứ 2 cho các nước trong khối XHCN tham dự. Sau lần hội nghị này, các nước XHCN quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày “Hiến chương các nhà giáo”- nó không mang ý nghĩa ngày quốc tế nhà giáo của các nước trong cộng đồng thế giới, như cộng sản VN thường tuyên truyền bấy lâu nay. Đó chỉ là ngày nhà giáo của các nước trong khối XHCN.

Các nước tự do trên thế giới không có ngày nhà giáo này, người viết được biết, VNCH ngày xưa cũng không có ngày nhà giáo. Vì chế độ VNCH luôn có 365 ngày để tôn vinh ngành giáo dục cũng như những người tham gia trong công tác giáo dục, một chuyên ngành về việc cung cấp hiền tài cho quốc gia, nên các lãnh đạo VNCH có những quốc sách tôn trọng và bảo vệ các thầy cô như, lương hướng đũ để có sinh hoạt tốt trong xã hội thời bấy giờ, nên các cô thầy giáo không có chuyện bắt học sinh học bổ túc để kiếm thêm tiền sinh hoạt cho gia đình như trong môi trường giáo dục ngày nay.

Việc dạy thêm ngoài trách nhiệm chính thức tại trường để có thêm thu nhập cho cá nhân, việc làm này sẽ gây xao lãng trách nhiệm chính thức được nhà trường giao phó - làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của học sinh. Thầy cô trong mái trường XHCN được các em học sinh xem như là một người buôn bán chữ nghĩa hơn là một người bạn thân thiết gần gủi thân thương nhất trong việc mở mang kiến thức. Từ đó tình nghĩa thầy cô với học sinh, vấn đề tôn sư, trọng đạo sẽ bị đào thải ra khỏi mái trường xhcn.

Trước 1975 ở miền nam, học sinh được miển phí tất cả khi đến trường, người học sinh không cần phải chi một đồng nào khi đến trường, nên người học sinh chỉ biết cố gắng học để đền đáp công ơn nuôi nấng của cha mẹ. Thầy cô và học trò sống trong một môi trường đầy nghĩa tình trong truyền thống Việt đạo. Thầy cô hết lòng khai sáng và nâng cao tri thức cho trò, nên trò hết sức quí trọng và tôn sư. Đó là khác biệt về sự chăm sóc tốt cho từng thành viên phục vụ trong ngành giáo dục của chính thể VNCH, mà phe thắng cuộc thường hay phỉ báng là "ngụy".

Theo lời nhân chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh về nền giáo dục VNCH, ông từng là cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt trước 1975, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

“Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc […] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…”

Ở Việt Nam ngày nay, đám đầu lĩnh Ba Đình theo đuôi các nước trong khối XHCN đã cho lấy ngày 20/11/1958 làm ngày lễ hội nhà giáo và được tổ chức lần đầu tiên trên toàn miền Bắc. Đến ngày 20/11/1982 là ngày lễ kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam được đảng cho tổ chức lần đầu trên hai miền nam bắc. Mổi một năm đám lãnh đạo Ba Đình dành một ngày để làm lể hội chúc tụng các thầy cô giáo, một cách giả tạo, thực chất để che đậy một căn bệnh ung thư trầm kha từ nhiều thập niên qua trong ngành giáo dục mà không có thuốc điều trị.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, một cái quái thai của ngành giáo dục XHCN ngày nay, khi một người lãnh đạo đầu ngành lại là một người nói ngọng và từng bị một giáo sư Pháp gốc Việt tố là đạo văn, thì không thể là một lãnh đạo tốt cho ngành giáo dục đào tạo. Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43193993,

Các nữ sinh viên trong thời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ được phép bán dâm 4 lần, mới bị đuổi học. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thật là một quái vật của ngành giáo dục, một tên vô đạo thiếu đức, thiếu khả năng lại được đảng csVN chọn đứng đầu ngành của một môi trường đạo đức và cũng là nơi cung cấp nhân tài cho đất nước.

Nhìn kết quả trồng người của bác và đảng cho đến năm 2020, để thấy nền giáo dục XHCN không còn là nơi để phát huy khả năng trồng người cho một xã hội tốt đẹp, chỉ còn là một nơi hổn độn giửa thiện và ác. Nơi để chạy chức chạy quyền, chạy điểm , nâng điểm cho con ông cháu cha. Nơi cung cấp bằng giả cho các tham quan, nơi để các cán bộ lãnh đạo tùy nghi điều các cô giáo thuộc cấp đi phục vụ các nơi vui chơi của các lãnh đạo, mổi khi lãnh đạo hưng phấn. Các đầu lĩnh đảng coi các cô giáo như là những món hàng trang trí cho các quan tại các cuộc vui chơi của các quan nơi bàn nhậu, nơi các quan đi Karaoke - coi thường nhân phẩm của các cô giáo. Mọi việc làm tôn sư, trọng đạo trong ngành giáo dục chỉ là những hình thức quyết nghị, trên TV hay trên truyền thông gia nô của đảng, hoàn toàn không có nội dung, chỉ là những trò bịp bợm của đảng.

Hậu quả của sự thối nát trong ngành Giáo Dục, nên các thế hệ con cháu bác hù được đào tạo dưới mái trường XHCN, đã là nổi kinh hoàng cho các nước chung quanh khu vực như Đài Loan, Nam Hàn, Thái lan, Nhật, Mã Lai, Nam Dương...Các sinh viên, thực tập sinh và người đi lao động là những tội phạm trộm cắp kinh hoàng khắp nơi. Ở Nhật số tội phạm VN mổi ngày một gia tăng, có những sinh viên ăn cắp tới 600 con lợn ở Nhật đã bị cảnh sát bắt. Nguồn: https://plo.vn/…/thuc-tap-sinh-viet-nam-trom-va-mo-heo-bi-c…

Cội nguồn ngày nhà giáo hiện nay được đảng cs tôn vinh, hoàn toàn không phát xuất từ Việt đạo và tính nhân bản truyền thống của tổ tiên VN. Ngày nhà giáo, chỉ là màn bi hài kịch chính trị, được đảng mang đi trình diển khắp nơi để che đậy một sự tụt hậu và thối nát trong ngành giáo dục hiện nay.

Cái cốt lỏi của Giáo Dục trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lễ nghĩa, đạo làm người đối với Cộng sản đã trở thành thứ xa xí phẩm. Từ 1945, Đảng Cộng sản đã ra lịnh trường học phải tháo gở tất cả các bảng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn bởi đảng cho đó là tư tưởng phong kiến lạc hậu. Sau khi chiếm được miền Nam năm 1975, cộng sản cũng bãi bỏ chuyện dạy lễ nghĩa, tinh thần tôn sư trọng đạo mà thay vào đó bằng các giáo điều «bác » và đảng. Đảng chủ trương đưa chính trị đưa "tư tưởng khống của bác" vào chương trình giáo dục.

Hậu quả là bạo lực học đường phát triển tràn lan, trò đánh trò, trò đánh thầy và thầy cô trừng phạt học sinh bằng những biện pháp dã man kỳ lạ, bắt học trò uống nước giặt giẻ lau bảng, nước bồn cầu....Nguồn: https://giaoduc.net.vn/…/vu-doa-cho-tre-uong-nuoc-bon-cau-o…. Có nơi, hiệu trưởng còn là những tên ma cô, chuyên bán dâm các nữ học sinh của trường mình. Thầy giáo gạ tình nữ sinh để tăng điểm...Trường học hôm nay là cái xã hội VN thu nhỏ trong đó mọi giá trị đạo đức đều biến mất.

Ba cô nhập học đầu năm,
Một cô bị bắt hầu Sầm Đức Xương.
Mười ba đảng cũng làm luôn,
Học theo gương bác, chẳng buông em nào.

( Ca dao thời XHCN)

Để gọi là giải quyết bạo lực học đường, cộng sản tăng cường giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên bằng các chương trình học tập tư tưởng của bác. Một thứ được người viết gọi là thứ tư tưởng khống , chính bác hù đã từng xác nhận với mọi người, bác không có tư tưởng gì hết. Thật vậy nếu ai đó, lên Goodle đánh thử chữ "Hoism" coi có tìm được thứ tư tưởng này không?? Nếu không tìm được thì đừng làm lạ, vì làm gì có cái gọi là "Tư Tưởng hcm?" mà đảng đã từng ghi vào Hiến Pháp 1992 và 2013. Cũng chính vì thứ tư tưởng vô đạo với phụ nữ, một ác ma từng giết hàng vạn người trong cuộc Cải cách Ruộng Đất từ 1953 - 1956. hồ chí minh còn là một tay sai của đệ tam quốc tế cộng sản....Với cái tư tưởng của ác ma hcm đã làm cho các thầy cô trở thành những con robot bất tri bất giác của ngành giáo dục xhcn.

Dạy học là một nghề cao quý không phải chỉ là công lao dìu dắt, dạy bảo mà quan trọng hơn, người thầy chính là tấm gương sáng cho học trò noi theo, nên được cả xã hội tôn vinh, nghề dạy học là một trách nhiệm vô cùng nặng nề. Muốn trò “tôn sư” thì trước hết và trên hết, người cô thầy phải biết “trọng đạo”, đây mới chính là mối tương tác đồng điệu trong môi trường giáo dục.

Ngày xưa vị trí người thầy trong thời phong kiến được tôn kính tuyệt đối, vị trí đó chỉ đứng sau nhà Vua mà thôi (Quân, Sư, Phụ). Còn ngày nay trong thời cộng sản trị, thầy cô chỉ còn là những hình ảnh đẹp trong kho tàng truyền khẩu ca dao, tục ngữ:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.

Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên
.
Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

Trong Việt đạo người ta tìm thấy câu ”Mùng một tết cha (nội), mùng hai tết mẹ (ngoại), mùng ba tết thầy”. Đó chính là ngày tôn kính thầy cô giáo, còn được coi là ngày tri ơn Thầy Cô giáo trong truyền thống giáo dục của dân tộc ta.

Trong chế độ VN Cộng Hoà, các nhà giáo được kính trọng đứng mức và được trả lương đủ sống, họ không phải làm thêm công việc khác, mà dành hết thì giờ vào việc dạy học công việc chuyên ngành giáo dục. Ngược lại các Giáo chức trong chế độ xhcn lương không đủ sống, khiến họ phải đi làm thêm ngành nghề khác (nghề tay trái). Do đó nhiều cảnh dở khóc, dở cười về thầy cô giáo, đã xẩy ra trong xã hội cộng sản VN:

Thầy giáo lương lãnh ba đồng,
Làm sao sống nổi mà không đi thồ ,
Nhiều thầy phải đạp xích lô ,
Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh ?

Và mối nhục nhã cho cô giáo khi :

Cô giáo phải bán bia ôm,
Ôm phải học trò, ăn nói sao đây ?

Thiết nghỉ, mấy câu ca dao thời XHCN đũ để nói lên thực trạng về cái mà đảng thường mị dân về cái ngày "Nhà Giáo 20/11" - Một hình thức tuyên truyền của chế độ, bịp dân và các nhà giáo. Cũng vì thế mà ngày "Nhà Giáo" hiện nay có thể coi như là một ngày vỗ béo cho nhau trong ngành giáo dục, ngày phát huy văn hóa phong bì, ngoài ra nó không mang một ý nghĩa tốt đẹp nào hết.

Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH
Võ Thị Linh 17/11/2020.