Chủ tịch quốc hội Síp từ chức, chinh phủ hủy bỏ chương trình “Hộ Chiếu Vàng”

Người Đà Lạt Xưa|

Chủ tịch Quốc hội Síp, ông Demetris Syllouris, đã từ chức vào thứ Năm (15/10) sau khi ông bị cáo buộc liên can đến hộ chiếu vàng cho một nhà đầu tư tội phạm đang bỏ trốn.

Ông Syllouris cho rằng ông vô tội về bất kỳ hành vi sai trái nào nhưng cho biết ông đã quyết định từ chức vì lợi ích của nhà nước, sau khi các cáo buộc tham nhũng do Al Jazeera phát đi làm hoen ố hình ảnh của Síp với tư cách là một thành viên Liên minh châu Âu.

Hôm thứ Ba, chính phủ Síp tuyên bố sẽ hủy bỏ kế hoạch "hộ chiếu vàng" kể từ tháng tới vì những cáo buộc lạm dụng do Al Jazeera phanh phui.

Kế hoạch này đã thu vào 7 tỷ euro (8,25 tỷ USD), cuối cùng sẽ kết thúc vào ngày 1 tháng 11 năm 2020.

Al Jazeera, cơ quan truyền thông trụ sở tại Qatar, đã phát sóng một chương trình dài một giờ cho thấy các phóng viên của họ giả vờ đại diện cho một doanh nhân Trung Quốc muốn có hộ chiếu Síp mặc dù đang có tiền án ở đại lục.

Nhà lập pháp Christakis Giovanis, người bị quay lén trong báo cáo của Al Jazeera, đã từ chức quốc hội và các vị trí mà ông nắm giữ trong đảng AKEL (đảng đối lập hiện nay ở Síp). Hôm nay, đến lượt Chủ tịch Quốc hội Demetris Syllouris từ chức.

Hàng trăm người đã biểu tình ở thủ đô Nicosia hôm thứ Tư (14/10), phản đối hành vi tham nhũng của các quan chức Sip liên quan đến "hộ chiếu vàng".

Tuần trước, chính phủ Síp cho biết họ đã thu hồi bảy hộ chiếu vì "đại diện sai" của các nhà đầu tư trong đơn đăng ký của họ, và hiện đang kiểm tra lại trường hợp của tất cả khoảng 4.000 người đã đăng ký thành công hộ chiếu theo chương trình này.

Các quan chức Việt Nam có vợ con tuồn tiền sang Síp. Phim tập nhiều bộ, chưa hết đâu.

Chính phủ SÍP ra lệnh cấm quảng cáo “hộ chiếu vàng“, phạt nặng kẻ vi phạm

 Tất cả các hình thức quảng cáo chương trình mua Quốc tịch Síp (Cyprus) theo diện Đầu tư, còn được gọi là chương trình "Hộ chiếu vàng", đã bị cấm bởi chính phủ Síp. Người vi phạm có thể bị phạt đến 350.000€ (khoảng 410.000 USD tùy theo hối xuất trong ngày) và các công ty dịch vụ vi phạm sẽ bị rút giấy phép cung cấp dịch vụ của họ.

Trong một văn bản tuyên bố hôm thứ Sáu (16/10), Bộ Nội vụ Síp cho biết luật mới sẽ cấm các nhà cung cấp dịch vụ và cộng sự của họ quảng bá và quảng cáo quyền công dân hoặc hộ chiếu Síp dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm trên internet, mạng xã hội hoặc các sự kiện.

Cảnh báo đưa ra sau khi một số công ty dịch vụ đăng quảng cáo kêu gọi "khách hàng" chạy đua để nộp hồ sơ trước ngày hết hạn, tức là 12 giờ trưa thứ Sáu, ngày 30 tháng 10. Các đơn đăng ký sẽ chỉ được nhận nếu chứa tất cả các thông tin cần thiết và các tài liệu hỗ trợ cần thiết.

Chương trình "Hộ chiếu vàng" của Síp cung cấp con đường nhanh nhất để có được hộ chiếu Châu Âu thông qua đầu tư vào bất động sản. Nó nhanh chóng và có sẵn cho các nhà đầu tư có đủ vốn để đầu tư. Không có chương trình thị thực châu Âu nào khác đảm bảo kết quả như vậy khi cung cấp hộ chiếu thứ hai của EU chỉ trong vòng hai đến ba tháng.

Mặc dù chương trình quy định người nộp đơn cần có một lý lịch tư pháp trong sạch, tuy nhiên nó đã bị lạm dụng để giúp các tội phạm rửa tiền, hối lộ và tham nhũng trên thế giới, kể cả Việt Nam và Campuchia, có thể mua quốc tịch Síp.

Người phát ngôn của chính phủ Síp, ông Kyriakos Koushos, cho biết Nội các đã chấp nhận đề nghị của các cơ quan nội vụ và tài chính về việc hủy bỏ hoàn toàn chương trình “Hộ chiếu vàng” kể từ ngày 1 tháng 11, mặc dù nó đã thu vào hơn 7 tỷ € (8,25 tỷ USD).

Chính sách đầu tư quốc tịch và thị thực lao động của Síp đã thu hút nhiều người Việt Nam trong thập kỷ vừa qua.

Thống kê cho thấy con số người nói tiếng Việt ở Síp đã gia tăng từ 6.979 người vào năm 2011, đến hơn 12.000 người vào năm 2018. Họ sinh hoạt trải rộng trên các thành phố lớn, đông nhất là ở Limassol nơi hội chợ Tết đã được treo cờ đỏ và có sự tham gia của các quan chức Việt Nam.

Muốn mua quốc tịch Síp theo diện VIP của đại biểu Phạm Phú Quốc, gia đình 4 người, vợ chồng và hai con đến 28 tuổi, sẽ đòi hỏi 2,0 triệu € đầu tư vào bất động sản, cộng với hai khoản tiền đóng góp không hoàn trả, gồm có 75.000€ cho quỹ Nghiên cứu và Phát triển của Chính phủ và 75.000€ cho Tổ chức Phát triển Đất đai. Tổng cộng, kể cả phí dịch vụ và luật sư, có thể lên đến tương đương 2,6 triệu USD, tức là khoảng 61 tỷ đồng Việt.

Tuy nhiên, không phải người Việt ở Síp đều giàu có như hai ông Phạm Phú Quốc và Phạm Nhật Vũ - một kẻ đã bị xử 3 năm tù vì tội đưa hối lộ.

Người có ít tiền có thể chọn lựa đi Síp theo diện "thường trú" (permanent residency), được phép sống và sinh hoạt ở Síp nhưng không có quốc tịch, chỉ cần số tiền đầu tư 300.000€ (khoảng 350.000 USD) cho gia đình gồm có vợ chồng và con cái đến 25 tuổi.
Giữa thiên tai lũ lụt miền Trung, ước gì những tổ chức cứu hộ có được số ngoại tệ của vợ con các quan đã tuồn sang đảo Síp./.