Người Nga tăng cường hoạt động phá hoại chống cuộc chiến tranh của Putin

Ảnh: Kho dầu ở thành phố Brjansk bị cháy, nghi đây là một hành động phá hoại

Nguyễn Xuân Hoà

 
Kho dầu ở thành phố Brjansk bị cháy, nghi đây là một hành động phá hoại
 
Phong trào chống thi hành nghĩa vụ quân sự đang ngày càng có nhiều người tham gia, nhà máy bị phóng hỏa, hệ thống đường sắt bị phá hủy: sự phản đối cuộc chiến của Putin ở Ukraine đang tăng lên mạnh mẽ ở nước Nga. Một nhóm các nhà hoạt động ngầm có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội đang làm cho Điện Kremlin điên đầu.
 
Thanh niên trai tráng Nga sống trong tình trạng nơm nớp lo âu. Họ sợ bị bắt lính. Đàn ông dưới 27 tuổi đều có thể bị bắt nhập ngũ. Để rồi có nguy cơ thành bia đỡ đạn trong cuộc chiến của Putin ở Ukraine. Theo quy định tân binh không bị đưa ra tiền tuyến tham gia "hoạt động đặc biệt", nhưng trên thực tế họ bị tống ra mặt trận, khi bị chết hoặc bị thương thì chính quyền hết đường chối cãi.
 
Thanh niên Nga tiết lộ trên mạng xã hội về những cách lẩn tránh nghĩa vụ quân sự, thay vì nhập ngũ họ lấy nhiều lí do để chỉ phải thi hành nghĩa vụ dân sự. Chấp nhận làm những công việc với tiền trợ cấp rất thấp trong vòng 21 tháng kể cả bị điều đi bất cứ đâu.
 
Những người lách luật thành công, kể lại trên mạng xã hội về những gì mà họ đã làm. Một nhóm các luật sư và những nhà hoạt động về nhân quyền công khai trên kênh – Telegram „Lời kêu gọi lương tri“, giới thiệu với thanh niên Nga về những vấn đề liên quan đến chống thi hành nghĩa vụ quân sự. Mục tiêu của họ, giúp bất kỳ ai, vì lý do lương tâm, không muốn nhập ngũ, hiểu được các quy định pháp lý về vấn đề này.
 
Ngay cả lính chuyên nghiệp cũng chống lệnh
 
Ở Nga, việc sử dụng từ "chiến tranh" để chỉ "hoạt động đặc biệt" của chế độ sẽ phải đối mặt với án tù. Theo Serenko, một nhà hoạt động nhân quyền thì: “Cho đến nay, mỗi năm có khoảng 1.000 tân binh đã làm „nghĩa vụ dân sự“ chiếm không đến 1% nam thanh niên nhập ngũ hàng năm, kể từ khi chiến tranh bùng nổ, số người không muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự bùng nổ, có thể lên đến 10.000 trường hợp."
 
Theo Luật cơ bản của Nga, ngay cả một "kontractnik", tức quân nhân chuyên nghiệp, có thể chấm dứt hợp đồng với quân đội vì lý do riêng của họ. Trước đây hầu như không có trường hợp nào như vậy. Năm nay đã có vài trăm trường hợp. "Quân đội gây áp lực đối với các quân nhân đòi hủy hợp đồng, bêu xấu họ với người thân và bạn bè tuy nhiên cho đến nay cuối cùng họ vẫn được phép ra đi. Người ta không rõ liệu nhà nước chấp nhận sự ra đi này bao lâu nữa khi nó đang trở thành một phong trào.
 
"Nhưng chúng tôi biết đây là một mục tiêu khó có thể đạt được. Ít nhất chúng tôi muốn phá vỡ sự phong tỏa thông tin trong xã hội Nga,” Serenko giải thích. “Chúng tôi muốn đất nước của chúng tôi biết người Ukraine đang phải chịu đựng cuộc chiến tranh này như thế nào, tình hình kinh tế của người Nga đang xấu đi như thế nào. Và chúng tôi muốn ủng hộ tất cả những ai có lập trường phản chiến và có nguy cơ bị chế độ Nga đang nhắm tới ”.
Các nhà hoạt động thuộc phong trào Nữ quyền Kháng chiến dựa vào sự hưởng ứng rộng rãi của công chúng đã trở thành gương mặt đại diện cho sự phản chiến. Họ thu hút sự chú ý của dư luận thông qua các hành động vô cùng táo bạo và đầy bất ngờ.
 
Nhân ngày 8 tháng ba, ngày Phụ nữ quốc tế, theo truyền thống là một ngày lễ ở Nga. Tại các Đài tưởng niệm „Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại“ mà Liên Xô đã tiến hành chộng lại nước Đức Hitler người Nga đã đặt hoa để tưởng nhớ nạn nhân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh do Nga phát động chống Ukraine.
 
Chị em đã phát hành tờ báo phản chiến „Phụ nữ -Prawda“ , kênh – Telegram của họ có 34.000 người đăng ký. Họ quyên tiền ủng hộ những người tị nạn Ukraine cực chẳng đã phải tá túc ở Nga để họ có thể tiếp tục tìm đến các nước châu Âu khác. Với sự hợp tác của 45 nhà tâm lý học, nhóm phản chiến giúp đỡ những người tị nạn và các nhà hoạt động nói chung.
Serenko nói, các nhà hoạt động cũng dành cho các bà mẹ chiến sỹ cất lên tiếng nói của họ. “Ngay cả khi con trai họ là tội phạm chiến tranh. Những bà mẹ này cũng là nạn nhân của bạo lực nhà nước đối với phụ nữ. Nhà nước Nga muốn phụ nữ chúng tôi sinh ra những đứa con để sau đó đưa chúng vào cỗ máy xay thịt phục vụ chiến tranh ”.
 
Trong khi các nhà hoạt động nhân quyền và nữ quyền coi trọng các hành động chống chiến tranh hợp pháp, mặc dù nhà nước Nga vẫn có thể hình sự hóa, thì những người thuộc cái gọi là „ phong trào phản kháng đường sắt“ lại không quan tâm đến luật pháp và trật tự. Một nhóm trên Telegram với 14.000 độc giả đang kêu gọi người dân ngăn chặn các tuyến đường sắt đi về hướng Ukraine và Belarus.
 
Họ đang tiến hành một cuộc phản chiến ngầm thực sự. Hệ thống điều khiển bị hủy hoại, đường ray bị phá hủy.Theo trang Web của „những kẻ phá hoại" thì việc làm của họ nhằm cứu tính mạng của mọi người ở cả hai bên chiến tuyến". Họ đã thành công, từ tháng 3 đến tháng 6 đã có 63 đoàn tầu chở hàng bị trật bánh ở Nga, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh ở trên khắp nước Nga thường xẩy ra các vụ hỏa hoạn ở các nhà máy và cả ở các trạm tuyển tân binh. Người ta không biết đích xác đây là các sự cố vô tình hay là các hoạt động phá hoại. Tuy nhiêm mọi hoạt động, sự cố này cho thấy bên cạnh sự cổ vũ, tuyên truyền mạnh mẽ cho cuộc chiến ở Ukraine do các phương tiện của nhà nước tiến hành thì một lực lượng ngầm đã và đang hình thành nhằm chống lại cuộc chiến của Putin kể cả bằng bạo lực.
***

Widerstand: Wie Russen im eigenen Land Putins Krieg sabotieren - WELT
Người Nga tăng cường hoạt động phá hoại chống cuộc chiến tranh của Putin